intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Chẩn đoán kỹ thuật ô tô (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng ): Phần 2 - Trường CĐ Kiên Giang

Chia sẻ: Cuchoami2510 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:61

33
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

(NB) Giáo trình Chẩn đoán kỹ thuật ô tô với mục tiêu giúp các bạn có thể kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa các chi tiết, các bộ phận đúng quy trình và đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật. Thực hiện kiểm tra, sữa chữa và bảo dưỡng những hư hỏng của các bộ phận thuộc hệ thống điện, các chi tiết trong động cơ và gầm ô tô. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 2 giáo trình sau đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Chẩn đoán kỹ thuật ô tô (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng ): Phần 2 - Trường CĐ Kiên Giang

  1. 100 BÀI 4 KIỂM TRA CHẨN ĐOÁN PAN HỆ THỐNG PHUN DẦU ĐIỆN TỬ Giới thiệu: Bài học giúp cho người học tìm hiểu về khái niệm về PAN ôtô; Xác định hiện tượng, nguyên nhân các PAN thường gặp của động cơ phun dầu; Sửa chữa các PAN động cơ phun dầu đúng qui trình, đúng phương pháp và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật. Mục tiêu của bài - Trình bày được khái niệm về PAN ôtô - Xác định được hiện tượng, nguyên nhân các PAN thường gặp của động cơ phun dầu điện tử - Sửa chữa các PAN động cơ phun dầu điện tử đúng qui trình, đúng phương pháp và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật - Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên. Nội dung bài: 1. Sơ đồ mạch nguồn ECU  Kiểu 1: Hình 4.1. Sơ đồ mạch cấp nguồn kiểu 1
  2. 101  Kiểu 2 Hình 4.2. Sơ đồ mạch cấp nguồn kiểu 2 2. Cấu tạo và nguyên điều khiển * Cấu tạo - Ắc quy. - Cầu chì 15A, cầu chì 7.5A. - ECU. - Công tắc. - Rơle chính. 2.1. ECU và EDU động cơ. 2.1.1. ECU (Electronic Control Unit) hộp điều khiển động cơ.
  3. 102 Hình 4.3: ECU điều khiển động cơ ECU động cơ điều khiển hệ thống phun nhiên liệu và toàn bộ động cơ. ECU động cơ nhận các tín hiệu từ các cảm biến bao gồm: cảm biến bàn đạp ga, cảm biến tốc độ động cơ …để điều khiển hoạt động của động cơ. Sau đó, ECU sẽ tính toán một lượng nhiên liệu phù hợp với điều kiện vận hành của động cơ, chuyển thông tin này đến các cơ cấu chấp hành như các vòi phun và điều khiển các cơ cấu chấp hành để động cơ luôn vận hành tốt nhất. 2.1.2. EDU (Electronic Driving Unit) hộp điều khiển kim phun. Hình 4.4. Hộp điều khiển kim phun EDU được lắp đặt giữa ECU và kim phun. EDU là thiết bị chuyển điện áp một chiều của ắc qui thành điện áp một chiều cao áp khoảng 150V (bộ chuyển đổi DC/DC) để giúp dẫn động các kim phun vì tín hiệu điện áp của ắc qui không đủ để vận hành kim phun. Trong ECU còn có mạch điều khiển vòi phun. Mạch này nhận tín hiệu phun IJT #1 - #4 từ ECU và ngay sau đó mạch thực hiện nối mass cho các vòi phun theo tín hiệu phun nhận được. Mạch còn tạo ra xung xác nhận vòi phun có phun hay không báo về cho ECU dưới dạng tín hiệu IJF.
  4. 103 2.2. Nguyên lý điều khiển - Khi công tắc máy ON có dòng từ ắc quy đến chân IG-SW cung cấp cho ECU, ECU cung cấp dòng qua cuộn dây của rơ le, làm đóng tiếp điểm trong rơ le. Lúc này điện áp từ ắc quy được cung cấp cho ECU qua chân +B và +B 1. 3. Kiểm tra và sửa chữa mạch nguồn ECU 3.1. Kiểm tra rơle chính : (Rơle chính dạng thường mở.) * Quy Trình Kiểm tra Nội dung Dụng công Hình ảnh minh họa cụ, thiết Yêu cầu kỹ thuật việc bị Tháo rơle Không làm gãy rài 1 chính ra của giắc khỏi xe. Cực 3 và cực 4 phải Đo điện Đồng là không thông mạch 2 trở cực 3 hồ (R= ), đo điện trở và cực 4 VOM cực 1 và cực 2 R= 60 ÷ 90 . Cấp Đồng nguồn Cực 1 và cực 2, đo hồ 3 12V vào điện trở cực 3 và cực VOM, cực 1 và 4, R= 0. dây cực 2 3.2. KIỂM TRA ĐIỆN ÁP NGUỒN CUNG CẤP CHO ECU: Đo điện áp các cực +B, +B1 và BATT với cực E1 (cực mát của ECU).
  5. 104 Hình 4.5. Kiểm tra nguồn 4. Bơm thấp áp 4.1. Nhiệm vụ .- Nhiệm vụ của bơm thấp áp là cấp nhiên liệu với một áp suất xấp xỉ 3 bar cho bơm bánh răng mỗi khi động cơ bắt đầu khởi động. Điều này cho phép động cơ hoạt động ở mọi nhiệt độ của nhiên liệu. 4.2. Phân loại: - Bơm con lăn - Bơm bánh răng: + Bánh răng ăn khớp ngoài ngoài + Bánh răng ăn khớp trong 4.3. Cấu tạo và nguyên lý làm việc bơm thấp áp a) Bơm con lăn Roto bơm Đường nhiên liệu vào bơm Đường nhiên liệu tơi bơm bánh răng Đĩa con lăn Con lăn Đường nhiên liệu vào bơm Đường nhiên liệu tơi bơm bánh răng Khoang nhiên liệu thấp áp Hình 4.5. Cấu tạo bơm con lăn. Bơm con lăn được dẫn động bằng điện được gắn bên trong thùng nhiên liệu. Khi bật khoá điện ECU sẽ điều khiển cho bơm hoạt động đẩy nhiên liệu cung cấp cho bơm áp cao hoạt động để xả e ban đầu trong hệ thống. Khi động
  6. 105 cơ làm việc ECU sẽ điều khiển cho bơm áp thấp kiểu con lăn trong thùng nhiên liệu ngừng hoạt động. Nhiên liệu lúc này được bơm bánh răng hút trực tiếp từ thùng nhiên liệu cung cấp cho bơm áp cao hoạt động b) Bơm bánh răng. Bánh răng chủ động Thân bơm Đường nhiên liệu thấp áp Đường tới bơm cao áp. Hình 4.6. Cấu tạo bơm bánh răng. Đây là một loại bơm cơ khí được dẫn động trực tiếp từ trục cam hút nhiên liệu từ thùng chứa qua bầu lọc nhiên liệu cung cấp cho bơm áp cao hoạt động với áp suất từ 2 – 7 bar. - Ưu điểm của bơm bánh răng cơ khí. + Kém nhạy cảm với cặn bẩn. + Làm việc với độ tin cậy cao. + Tuổi thọ cao. + Làm việc không gây ra rung động. + Công suất của bơm 40 lít/giờ ở số vòng quay 300 vòng/phút hoặc 120 lít/giờ ở số vòng quay 2500 vòng/phút. 4.4. Kiểm tra và sửa chữa bơm thấp áp a) Kiểm tra bơm điện. - Chuẩn bị các dụng cụ sau. + Đồng hồ kiểm tra áp suất thấp. + Các đầu nối và các đường ống nối mền. - Các bước thực hiện. 1. Tháo đường ống nhiên liệu từ bầu lọc và nối với đồng hồ đo áp suất thấp vào hệ thống của động cơ như hình vẽ.
  7. 106 Hình 4.7. Sơ đồ kiểm tra bơm áp thấp kiểu con lăn. 2. Khởi động động động cơ và cho động cơ hoạt động ở chế độ không tải khoảng 5 giây, sau đó tắt động cơ. 3. Đọc áp suất nhiên liệu trên đồng hồ đo. 4. So sánh kết quả đọc được với bảng thông số sau. Bơm điện loại đẩy Trường hợp Áp suất nhiên liệu (bar) Hiện tượng hư hỏng. 1 1,5 – 3 Hệ thống hoạt động bình thường 2 4–6 Lọc nhiên liệu hoặc đường dẫn nhiên liệu bị tắc 3 0 – 1,5 Bơm bị hỏng hoặc nhiên liệu bị rò rỉ trên đường ống. b) Kiểm tra bơm bánh răng. - Chuẩn bị các dụng cụ sau. + Đồng hồ kiểm tra áp suất chân không. + Các đầu nối và các đường ống nối mền. - Các bước thực hiện tương tự như kiểm tra đối với bơm điện.
  8. 107 Hình 4.8. Sơ đồ kiểm tra bơm thấp áp kiểu bánh răng Bảng thông số so sánh của bơm bánh răng. Bơm bánh răng loại hút Trường hợp Áp suất nhiên liệu (cmHg) Hiện tượng hư hỏng. 1 8 – 19 Hệ thống hoạt động bình thường 2 20 – 60 Lọc nhiên liệu hoặc đường dẫn nhiên liệu bị tắc 3 0–2 Bơm bị hỏng hoặc không khí lọt vào hệ thống. 5. Bơm cao áp 5.1. Công dung: - Cung cấp nhiên liệu áp suất cao đến ống phân phối. Dẫn động bởi trục khuỷu. 5.2. Phân loại Gồm có 3 loại chính như sau: * Hãng Bosch: - Thế hệ thứ nhất: Áp suất phun gần bằng 1350 Bar (CP1). - Thế hệ thứ hai: Áp suất phun gần bằng 1600 Bar (CP2).
  9. 108 - Thế hệ thứ ba: Áp suất phun gần bằng 2000 Bar (CP3). * Denso: - Thế hệ thứ nhất: Áp suất phun gần bằng 1450 Bar (ECD-U2P, HP2). - Thế hệ thứ hai: Áp suất phun gần bằng 1800 Bar (HP3, HP4). * Delphi: Áp suất phun gần bằng 2000 Bar. Bosch CP1 Bosch CP2 Bosch CP3 Denso HP2 Denso HP3 Denso HP4 Delphi Hình 4.9. Các loại bơm 5.3. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động bơm cao áp 5.3.1. Cấu tạo
  10. 109 Hình 4.10. Hình cắt của bơm cao áp loại 3 piston (Bosch CP3) Hình 4.11. Cấu tạo bơm cao áp loại 3 piston (Bosch CP3) 5.3.2. Nguyên lý hoạt động bơm cao áp Bơm cao áp loại 2 piston.
  11. 110 (1) Van nạp (4) Vòng cam (5) Cam lệch tâm (2) Piston A (3) Piston B (6) Van cao áp Piston A: Kết thúc nén Piston B: Kết thúc nạp Piston A: Bắt đầu nạp Piston B: Bắt đầu nén Piston A: Bắt đầu nén Piston B: Bắt đầu nạp Piston A: Kết thúc nạp Piston B: Kết thúc nén
  12. 111 Hình 4.12. Nguyên lý làm việc của bơm cao áp loại 2 piston Nhiên liệu được lấy ra từ thùng chứa đến bơm cao áp bằng cách sử dụng bơm tiếp vận (bơm truyền) nằm trong bơm cao áp hoặc ở thùng nhiên liệu. Khi trục bơm quay, cam lệch tâm cũng quay theo làm cho vòng cam quay với một trục lệch. Khi vòng cam quay nó lần lượt đội piston đi lên trong khi đẩy piston kia đi xuống. Khi piston bơm không được cam đội, nó bị lò xo ép xuống, nhiên liệu được hút vào trong bơm. Khi piston được cam đội đi lên, nó sẽ ép nhiên liệu đẩy đến ống phân phối. Khi động cơ quay, hai piston cung cấp áp suất cao đến đường ống phân phối. Khi ECU điều khiển van SCV dòng nhiên liệu vào trong buồng của hai piston nó sẽ điều khiển lượng và áp suất nhiên liệu cung cấp đến đuờng ống nhiên liệu. Bơm cao áp được xem như là trái tim của hệ thống nhiên liệu Common Rail. Bộ ổn định áp suất ống nhiên liệu và cảm biến nhiệt độ nhiên liệu là các bộ phận trong tổ hợp thành bơm cao áp.  Bơm áp cao 3 piston 6 1. Đường dầu cao áp. 5 2. Đường dầu hồi. 4 7 3. Bơm bánh 8 răng. 3 4. Đường dầu 9 cung cấp. 2 5. Van an toàn. 1 6. Van điện từ. 7. Cam lệch tâm. Hình 4.13. Nguyên lý hoạt động của bơm áp cao loại 3 piston hướng 8. piston kính. bơm. Nhiên liệu từ bơm thấp áp được chuyển tới van điều khiển nạp. 1ECU 9. Van chiềusẽ điều khiển van đóng mở để cung cấp lượng nhiên liệu cho bơm áp cao làm việc. ECU nhận tín hiệu từ cảm biến áp suất nhiên liệu trên ống Rail để điều chỉnh lượng nhiên liệu cung cấp cho bơm áp cao. Khi áp suất nhiên liệu trên ống Rail cao ECU sẽ gửi tín hiệu cho van điều khiển nạp để đóng bớt lại, khi áp suất nhiên liệu thấp ECU sẽ gửi tín hiệu đến van điều khiển nạp để mở rộng cửa nạp tăng lượng nhiên liệu cung cấp cho bơm áp cao. Quá trình hoạt động của bơm cứ
  13. 112 diễn ra liên tục như vậy trong suốt quá trình hoạt động của động cơ. Với loại bơm 3 piston hướng kính này trong một vòng quay của trục cam dẫn động cả 3 piston đều hoạt động nhiên liệu có áp suất cao được bơm tạo ra chuyển tới ống Rail của hệ thống. Loại bơm này có thể tạo ra áp suất cực đại là 1350 bar. 6. Van điều khiển hút (SCV). - Van SCV nằm ở mặt sau của bơm cao áp. - Điều khiển lưu lượng nhiên liệu vào bơm cao áp. - Van SCV được ECU điều khiển đóng mở liên tục. - Van SCV hoạt động với tần số khoảng 180Hz. Van SCV Hình 4.14: Van SCV Có nhiều cách gọi van điều khiển hút tùy thuộc vào từng hãng: - Denso : SCV ( Suction control vale ). - Bosch : PCV ( Pressure control vale ). - Delphi : IMV ( Inlet Metering Vale ) Nhiên liệu được bơm tiếp vận hút từ thùng chứa sẽ đi qua SCV và van một chiều (van nạp), nhiên liệu được nén bởi piston bơm và được bơm qua van cao áp rồi đến ống phân phối. SCV hoạt động dưới sự điều khiển theo chu kỳ xung của ECU. Bằng cách thay đổi tỷ lệ ON/OFF của xung sẽ làm cho lượng dầu nạp vào khoang bơm áp cao thay đổi, từ đó dẫn tới thay đổi áp suất nhiên liệu trong ống phân phối.
  14. 113 Thời gian van SCV mở dài Thời gian van SCV mở ngắn Hình 4.15. Hoạt động của van SCV 6.1. Hoạt động hút và bơm (van SCV mở ít) Nếu dòng đến SCV trong một thời gian ngắn. Cường độ trung bình của dòng điện chạy đến cuộn dây giảm, lực lò xo sẽ hút van kim vào, SCV mở hẹp đi. Do đó lượng nhiên liệu hút giảm. 6.2. Hoạt động hút và bơm (Van SCV mở nhiều) Nếu dòng đến SCV trong một thời gian dài. Vì cường độ trung bình của dòng điện chạy đến cuộn dây tăng, van kim sẽ mở ra ngoài, SCV mở rộng hơn. Do đó lượng nhiên liệu hút tăng. Piston sẽ tạo ra chân không về phía cửa hút cho đến khi các bọt khí biến mất 7. Điều khiển áp suất nhiên liệu:
  15. 114 Hình 4.16. Sơ đồ điều khiển áp suất nhiên liệu Áp suất nhiên liệu sau khi đi ra khỏi bơm cao áp tỉ lệ thuận với lượng nhiên liệu được đi vào trong bơm. Khi nhiên liệu được nạp vào bơm cao áp nhiều thì áp suất nhiên liệu do bơm cao áp tạo ra sẽ cao và ngược lại. Lượng nhiên liệu được nạp vào trong bơm cao áp phụ thuộc vào thời gian mở của van SCV, mà thời gian mở của van phụ thuộc vào độ dài tín hiệu ON từ ECU gởi đến. Khi tín hiệu ON từ ECU gởi đến được giữ trong thời gian lâu thì van sẽ mở lâu và nhiên liệu sẽ được nạp nhiều vào trong bơm và ngược lại. 8. Ống phân phối (ống Rail). Hình 4.17. Cấu tạo ống phân phối.
  16. 115 Cụm chi tiết và chức năng của các cụm chi tiết: Cụm chi tiết Chức năng Chứa nhiên liệu được nén từ bơm cao áp và Ống phân phối đưa đến các vòi phun của xy lanh. Mở một van để xả áp suất nếu áp suất Bộ hạn chế áp suất trong ống cao bất thường. Cảm biến áp suất nhiên liệu Kiểm tra áp suất nhiên liệu trong ống. Van xả áp suất Điều khiển áp suất nhiên liệu trong ống. Áp suất cao trong ống phân phối được tạo ra bởi bơm cao áp. Ống phân phối chứa nhiên liệu áp suất cao (tối đa 200 MPa) do bơm cấp đến đồng thời sự dao động của áp suất do bơm cao áp tạo ra do giảm chấn bởi thể tích của ống. Ống phân phối này dùng chung cho tất cả các xy lanh do đó tên nó là “ đường ống chung” còn gọi là common rail. Ngay cả khi một lượng nhiên liệu bị mất đi khi phun, ống vẫn duy trì áp suất thực tế bên trong vẫn không đổi. Điều này đảm bảo áp suất phun của kim phun không đổi ngay từ khi kim mở. Để thích hợp với các điều kiện lắp đặt khác nhau trên động cơ, ống phải được thiết kế với nhiều kiểu để phù hợp với bộ hạn chế dòng chảy và dự phòng chỗ để gắn cảm biến, van điều khiển áp suất, van hạn chế áp suất. Thể tích bên trong ống thường xuyên được điền đầy bằng nhiên liệu có áp suất cao. Khả năng nén của nhiên liệu dưới áp suất cao được tận dụng để tạo hiệu quả tích trữ. Khi nhiên liệu rời khỏi ống để phun ra thì áp suất thực tế trong bộ tích trữ nhiên liệu áp suất cao vẫn được duy trì không đổi. Sự thay đổi áp suất là do bơm cao áp thay đổi lượng nhiên liệu cung cấp để bù vào lượng nhiên liệu vừa phun. Ngay cả khi kim phun lấy nhiên liệu từ ống phân phối để phun thì áp suất nhiên liệu trong ống vẫn không đổi. Điều này thực hiện được nhờ vào áp suất nhiên liệu được đo bởi cảm biến áp suất trên ống phân phối và được duy trì bởi van điều khiển áp suất SCV nhằm giới hạn áp suất trong ống tối đa là 200 MPa. 9. Van giới hạn áp suất ống phân phối.
  17. 116 Hình 4.17. Cấu tạo van giới hạn áp suất. Bộ giới hạn áp suất được lắp ở một đầu của ống phân phối có tác dụng tự động xả nhiên liệu có áp suất cao về thùng chứa khi áp suất nhiên liệu trong ống phân phối tăng cao vượt giới hạn cho phép. Van giới hạn áp suất đóng khi áp suất giảm xuống khoảng 50MPa. Mở hoàn toàn khi áp suất trong đường ống khoảng 200MPa. Nhiên liệu có áp suất cao được thoát ra thông qua van và đi vào đường hồi dầu về trở lại bình chứa. Khi van mở nhiên liệu sẽ rời khỏi ống, áp suất trong ống giảm xuống. Hình 4.18. Đặc tính của van giới hạn áp suất. Nhờ vậy áp suất nhiên liệu trong ống phân phối được giới hạn ở một mức ổn định, tránh được sự hỏng hóc của một số bộ phận do áp suất nhiên liệu quá cao gây ra. Một đầu của van kim chịu tác dụng của nhiên liệu có áp suất cao, đầu còn lại chịu lực ép của lò xo. Hai lực này tác động vào van kim ngược chiều nhau.
  18. 117 Hình 4.19 Mô tả hoạt động của van giới hạn áp suất Bình thường khi áp suất nhiên liệu trong ống phân phối ở mức cho phép thì áp lực nhiên liệu tác dụng vào một đầu của van kim không đủ lực để thắng lực đẩy của lò xo, van bị lò xo ép sang trái đóng đường thông giữa ống phân phối chứa nhiên liệu có áp suất cao với đai ốc xả nhiên liệu về thùng chứa. Khi nhiên liệu trong ống phân phối tăng cao vượt quá giới hạn áp suất cho phép thì áp lực của nhiên liệu có áp suất cao tác dụng lên van thắng được lực đẩy của lò xo, đẩy van dịch chuyển sang phải mở, đường thông giữa buồng có áp suất cao và đai ốc xả dầu về, nhiên liệu trong ống phân phối được xả về thùng chứa. Do đó áp suất nhiên liệu được giảm xuống tới mức cho phép. Lúc áp suất nhiên liệu đã giảm xuống thấp, qua mức giới hạn thì áp lực của nhiên liệu tác dụng lên van trở nên yếu hơn lực tác dụng của lò xo. Vì vậy thân van bị lò xo đẩy sang trái đóng đường thông giữa ống phân phối và đường nhiên liệu hồi về thùng chứa. 10. Van xả áp suất ống phân phối. Hình 4.20 Van xả áp suất Khi áp suất nhiên liệu của ống phân phối trở nên cao hơn áp suất phun mong muốn thì van xả áp suất nhận được một tín hiệu từ ECU
  19. 118 động cơ để mở van và hồi nhiên liệu ngược về bình nhiên liệu để cho áp suất nhiên liệu có thể trở lại áp suất phun mong muốn. Van xả áp suất giữ cho áp suất nạp nhiên liệu (áp suất xả) thấp hơn một mức nhất định. Nếu tốc độ bơm tăng và áp suất bơm cao hơn mức van điều khiển cho phép, van sẽ sử dụng lực lò xo để mở và đưa nhiên liệu về phía hút. Van xả áp suất giữ cho nhiên liệu trong ống phân phối có áp suất thích hợp theo tải của động cơ và duy trì ở mức độ ổn định. Nếu áp suất trong ống quá cao thì van xả áp suất trong ống sẽ mở ra và một phần nhiên liệu sẽ trở về bình chứa thông qua đường ống dầu hồi về. Nếu áp suất trong ống quá thấp thì van xả áp suất sẽ đóng lại và ngăn khu vực áp suất cao với khu vực áp suất thấp. Khi van xả áp suất chưa được cung cấp điện, áp suất cao ở ống hay tại đầu ra của bơm cao áp được đặt lên van xả áp suất một áp suất cao. Khi chưa có lực điện từ, lực của nhiên liệu áp suất cao tác dụng lên lò xo làm cho van mở và duy trì độ mở tùy thuộc vào lượng nhiên liệu phân phối. Khi van xả áp suất được cấp điện: Nếu áp suất trong mạch áp suất cao tăng lên, lực điện từ sẽ được tạo ra để cộng thêm vào lực của lò xo. Khi đó van sẽ đóng lại và được giữ ở trạng thái đóng cho đến khi lực do áp suất dầu ở một phía cân bằng với lực của lò xo và lực điện từ ở phía còn lại. Sau đó, van sẽ ở trạng thái mở và duy trì một áp suất không đổi. Khi bơm thay đổi lượng nhiên liệu phân phối hay lượng nhiên liệu bị mất đi trong mạch áp suất cao thì được bù lại bằng cách điều chỉnh van đến một độ mở khác. Lực điện từ tỉ lệ với dòng điện cung cấp trung bình được điều chỉnh bằng cách thay đổi độ rộng xung. Tần số xung điện khoảng 1 Khz sẽ đủ để ngăn chuyển động ngoài ý muốn của lõi thép và sự thay đổi áp suất trong ống. 11. Ống cao áp. Những đường ống nhiên liệu này mang nhiên liệu áp suất cao. Do đó, chúng phải thường xuyên chịu áp suất cực đại của hệ thống và trong suốt quá trình ngưng phun. Vì vậy, chúng được chế tạo từ thép ống. Thông thường, chúng có độ dày ngoài khoảng 6 mm và đường kính trong khoảng 2.4 mm. Các đường ống nằm giữa ống phân phối và kim phun phải có chiều dài như nhau. Sự khác biệt chiều dài giữa ống phân phối và các kim phun được bù bằng cách uốn cong ở các đường ống nối.
  20. 119 Hình 4.21Ống cao áp 12. Van hạn chế dòng chảy. Nhiệm vụ của bộ hạn chế dòng chảy là ngăn cho kim không phun liên tục. Ví dụ trong trường hợp kim phun không đóng lại được. Để thực hiện điều này, khi lượng nhiên liệu rời khỏi ống vượt quá mức đã được định sẵn thì van giới hạn dòng chảy sẽ đóng đường dầu nối với kim phun lại. 1. Mạch dầu đến ống 2. Vòng đệm 3. Piston 4. Lò xo 5. Thân 6. Mạch dầu đến kim 7. Mặt côn 8. Van tiết lưu Hình 4.21: Van giới hạn dòng chảy Van giới hạn dòng chảy bao gồm một buồng bằng kim loại với ren phía trong để bắt với ống (có áp suất cao) và ren ngoài để bắt với đường dầu đến kim phun. Van có một đường dẫn dầu tại mỗi đầu để nối với ống và với đường dầu đến kim. Có một piston bên trong van hạn chế dòng chảy và được đẩy bằng một lò xo theo hướng bộ tích trữ nhiên liệu. Piston này làm kín với thành của buồng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2