intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Chẩn đoán kỹ thuật ô tô (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng 9+) - Trường CĐ Kiên Giang

Chia sẻ: Cuchoami2510 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:167

19
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

(NB) Giáo trình Chẩn đoán kỹ thuật ô tô với mục tiêu giúp các bạn có thể trình bày được khái niệm và phân loại được các dạng hư hỏng trên ôtô; Nêu hiện tượng và giải thích được nguyên nhân các hư hỏng thường gặp trong ô tô; Phân tích được những hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng trong hệ thống; Xác định được hư hỏng thông thường của từng bộ phận trong hệ thống.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Chẩn đoán kỹ thuật ô tô (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng 9+) - Trường CĐ Kiên Giang

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG TRƯỜNG CAO ĐẲNG KIÊN GIANG -------------- GIÁO TRÌNH (Lưu hành nội bộ) Mô đun: CHẨN ĐOÁN KỸ THUẬT Ô TÔ NGHỀ: CÔNG NGHỆ Ô TÔ TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG 9+ Ban hành kèm theo Quyết định số: 202/QĐ-CĐKG ngày 15 tháng 11 năm 2021 của Trường Cao đẳng Kiên Giang Kiên Giang, năm 2021
  2. i TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình/Tài liệu giảng dạy nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. LỜI GIỚI THIỆU Ngày nay với sự mở cửa và hội nhập vào nền kinh tế thế giới kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của các nghành công nghiệp. Trong đó công nghiệp sửa chữa và lắp ráp ôtô là một nghành phát triển rất mạnh ở Việt Nam. Ôtô là một loại hàng hoá hết sức đặc biệt, tất cả những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại nhất được ứng dụng vào công nghệ sản xuất ôtô một cách nhanh nhất. Vì vậy việc tìm kiếm tài liệu và thiết bị giảng dạy cho ngành ôtô vẫn là một vấn đề cần nhiều quan tâm. Nội dung của giáo trình “ Chẩn đoán kỹ thuật ô tô ” là thiết kế bài học thực hành trên mô hình và thiết bị hỗ trợ chẩn đoán nhằm giúp học sinh – sinh viên trực tiếp thực hiện thao tác trực quan, nhằm kiểm tra từng hệ thống để phán đoán, xử lý hư hỏng và tiếp thu bài học dễ dàng hơn. Trong quá trình biên soạn vẫn còn nhiều thiếu xót, rất mong nhận được những ý kiến quý báu của các đồng nghiệp để hoàn chỉnh hơn. Kiên Giang, ngày …. tháng …. năm 2021 Tham gia biên soạn gồm: 1. CHỦ BIÊN : NGUYỄN BÁ LONG
  3. ii MỤC LỤC TRANG TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN ................................................................................. i LỜI GIỚI THIỆU ................................................................................................ i GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MÔ ĐUN: CHẨN ĐOÁN KỸ THUẬT Ô TÔ........... 1 BÀI 1 TỔNG QUAN VỀ CHẨN ĐOÁN KỸ HUẬT Ô TÔ ............................... 2 1. Khái niệm chung về hư hỏng .......................................................................... 2 2. Khái niệm chẩn đoán kỹ thuật ôtô................................................................... 2 3. Khái niệm về thông số chẩn đoán ................................................................... 3 4. Dụng cụ và cách sử dụng ................................................................................ 3 4.1. Đồng hồ vạn năng (Cách sử dụng xem phụ lục 1) ........................................ 4 4.2. Máy chẩn đoán ............................................................................................ 5 BÀI 2 KIỂM TRA CHẨN ĐOÁN CÁC CẢM BIẾN TRÊN ĐỘNG CƠ PHUN XĂNG ................................................................................................................ 7 1. CẢM BIẾN VỊ TRÍ CÁNH BƯỚM GA ........................................................ 7 1.1. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN: .................................................................. 7 1.1.1. KIỂU TIẾP ĐIỂM: ................................................................................... 7 1.1.2. KIỀU TUYẾN TÍNH: .............................................................................. 8 1.1.3. KIỂU PHẦN TỬ HALL: ........................................................................ 13 2. BỘ ĐO GIÓ VAN TRƯỢT .......................................................................... 14 2.1. YÊU CẦU: ................................................................................................ 14 2.2. PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA: .................................................................. 14 2.2.1. BỘ ĐO GIÓ VAN TRƯỢT KIỂU ĐIỆN ÁP TĂNG:............................. 14 2.2.2. BỘ ĐO GIÓ VAN TRƯỢT KIỂU ĐIỆN ÁP GIẢM: ............................. 20 3. BỘ ĐO GIÓ DÂY NHIỆT. .......................................................................... 24 3.1. YÊU CẦU: ................................................................................................ 24 3.2. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BỘ ĐO GIÓ DÂY NHIỆT: ............................. 25 3.3. PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA: .................................................................. 25 3.3.1. KIỂM TRA ĐIỆN ÁP NGUỒN CUNG CẤP CHO BỘ ĐO GIÓ: .......... 25 3.3.2. Quy trình kiểm tra mạch điện nguồn cung cấp cho bộ đo gió.................. 26 3.3.3. KIỂM TRA TÍN HIỆU VG: ................................................................... 27 3.3.4. TIÊU CHUẨN ĐIỆN ÁP VG CỦA MỘT SỐ XE TOYOTA: ................ 28 4. BỘ ĐO GIÓ KARMAN. .............................................................................. 29 4.1. YÊU CẦU: ................................................................................................ 29 4.2. PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA: .................................................................. 29 4.2.1. BỘ ĐO GIÓ KARMAN KIỂU QUANG: ............................................... 29 4.2.2. KIỂM TRA BỘ ĐO GIÓ KARMAN KIỂU SIÊU ÂM: ......................... 33 4.2.3. MỘT SỐ THÔNG SỐ CỦA BỘ ĐO GIÓ LOẠI KARMAN: ................ 35 5. CẢM BIẾN CHÂN KHÔNG ....................................................................... 37 5.1. YÊU CẦU: ................................................................................................ 37
  4. iii 5.2. PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA: .................................................................. 37 5.2.1. GIỚI THIỆU CẢM BIẾN CHÂN KHÔNG: .......................................... 37 5.2.2. KIỂM TRA ĐIỆN ÁP NGUỒN CUNG CẤP CHO CẢM BIẾN: ........... 37 5.2.3. KIỂM TRA ĐIỆN ÁP TÍN HIỆU PIM: .................................................. 39 5.2.4. ĐIỆN ÁP TIÊU CHUẨN (ĐO GIỮA CHÂN PIM – E2): ...................... 42 6. CẢM BIẾN NHIỆT ĐỘ NƯỚC LÀM MÁT................................................ 43 6.1. YÊU CẦU: ................................................................................................ 43 6.2. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN: ................................................................ 43 6.2.1. KIỂM TRA CẢM BIẾN:........................................................................ 44 7. CẢM BIẾN NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ NẠP ............................................... 47 7.1. YÊU CẦU: ................................................................................................ 47 7.2. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN: ................................................................ 47 7.2.1. KIỂM TRA CẢM BIẾN:........................................................................ 47 7.2.2. THÔNG SỐ KỸ THUẬT: ...................................................................... 50 8. PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA TÍN HIỆU G VÀ NE .................................... 51 8.1. CẢM BIẾN ĐIỆN TỪ: .............................................................................. 51 8.2. CẢM BIẾN QUANG: ............................................................................... 52 8.3. CẢM BIẾN HALL: ................................................................................... 54 BÀI 3 KIỂM TRA CHẨN ĐOÁN PAN HỆ THỐNG PHUN XĂNG ĐIỆN TỬ ......................................................................................................................... 59 1. Phương pháp kiểm tra điện nguồn cung cấp cho ecu, mạch cấp nguồn 5v và mạch nối mass của ecu ..................................................................................... 59 1.1. YÊU CẦU: ................................................................................................ 59 1.2. PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA ................................................................... 59 1.2.1. Kiểm tra rơle chính EFI: (Rơle chính EFI dạng thường mở.) .................. 59 1.2.2. Kiểm tra điện áp nguồn cung cấp cho ecu ............................................... 60 2. PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA ĐIỆN ÁP NGUỒN 5V CUNG CẤP CHO CÁC CẢM BIẾN VÀ TÍN HIỆU ..................................................................... 63 3. PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA MẠCH NỐI MASS ...................................... 63 4. PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU .......................... 64 4.1. CẤU TRÚC TỔNG QUÁT : ..................................................................... 64 4.2. BƠM NHIÊN LIỆU: ................................................................................. 64 4.3. BƠM PHUN: ............................................................................................. 64 4.4. BỘ DẬP DAO ĐỘNG: ............................................................................. 65 4.5. BỘ ĐIỀU ÁP: ........................................................................................... 65 4.6. KIỂM TRA ÁP SUẤT BƠM NHIÊN LIỆU: ............................................. 66 4.7. KIM PHUN: .............................................................................................. 70 4.7.1. Kiểm tra lưu lượng phun: ....................................................................... 70 4.7.2. Kiểm tra sự rò rỉ: .................................................................................... 73 4.8. KIM PHUN KHỞI ĐỘNG LẠNH – CÔNG TẮC NHIỆT THỜI GIAN: .. 73
  5. iv 5. MẠCH ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN BƠM NHIÊN LIỆU ....................................... 75 5.1. ĐIỀU KHIỂN ON/OFF MỘT TỐC ĐỘ BẰNG ECU: .............................. 76 5.2. KHI ĐIỀU KHIỂN ON/OFF MỘT TỐC ĐỘ BẰNG CÔNG TẮC BƠM: . 78 5.3. ĐIỀU KHIỂN ON/OFF MỘT TỐC ĐỘ BẰNG ECU (ÔTÔ ĐỜI MỚI): .. 78 5.4. ĐIỀU KHIỂN BƠM QUAY HAI TỐC ĐỘ BẰNG RƠ LE VÀ ĐIỆN TRỞ: ......................................................................................................................... 79 5.5. KIỂU BƠM QUAY BA TỐC ĐỘ BẰNG ECU BƠM NHIÊN LIỆU: ....... 80 6. MẠCH ĐIỆN ĐIỀU KHIỂN KIM PHUN .................................................... 81 6.1. ĐẤU SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN KIM PHUN THEO CÁC BƯỚC SAU: ........ 82 6.2. KIỂM TRA ĐIỆN TRỞ KIM PHUN: ........................................................ 82 6.3. PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA KIỂM TRA ĐIỆN TRỞ KIM PHUN ......... 87 6.3.1. YÊU CẦU: ............................................................................................. 87 6.3.2. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN: ............................................................. 87 6.3.3. GIÁ TRỊ TIÊU CHUẨN CỦA MỘT SỐ XE: ........................................ 88 7. PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA TÍN HIỆU PHUN BẰNG LED VÀ BẰNG MÁY ĐO XUNG ............................................................................................. 88 7.1. KIỂM TRA TÍN HIỆU PHUN BẰNG LED: ............................................. 88 7.2. KIỂM TRA TÍN HIỆU PHUN BẰNG MÁY ĐO XUNG .......................... 89 8. PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA THỜI GIAN PHUN...................................... 90 9. PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA CÁC KIỂU PHUN. ...................................... 91 9.1. ĐỘNG CƠ SỬ DỤNG KIỂU PHUN HÀNG LOẠT: ............................... 92 9.2. ĐỘNG CƠ SỬ DỤNG KIỂU PHUN THEO NHÓM: ............................... 92 9.3. ĐỘNG CƠ SỬ DỤNG KIỂU PHUN ĐỘC LẬP: ...................................... 94 10. Hệ thống đánh lửa lập trình có bộ chia điện. ............................................... 94 11. Hệ thống đánh lửa lập trình không có bộ chia điện. .................................... 95 11.1. Ưu điểm của hệ thống đánh lửa trực tiếp ................................................. 95 11.2. Phân loại, cấu tạo và hoạt động của hệ thống đánh lửa trực tiếp ............... 95 12. Chẩn đoán tình trạng kỹ thuật của IC.......................................................... 98 BÀI 4 KIỂM TRA CHẨN ĐOÁN PAN HỆ THỐNG PHUN DẦU ĐIỆN TỬ ....................................................................................................................... 100 1. Sơ đồ mạch nguồn ECU ............................................................................. 100 2. Cấu tạo và nguyên điều khiển ..................................................................... 101 2.1. ECU và EDU động cơ. ............................................................................ 101 2.1.1. ECU (Electronic Control Unit) hộp điều khiển động cơ. ....................... 101 2.1.2. EDU (Electronic Driving Unit) hộp điều khiển kim phun. .................... 102 2.2. Nguyên lý điều khiển............................................................................... 103 3. Kiểm tra và sửa chữa mạch nguồn ECU ..................................................... 103 3.1. Kiểm tra rơle chính : (Rơle chính dạng thường mở.) .............................. 103 3.2. KIỂM TRA ĐIỆN ÁP NGUỒN CUNG CẤP CHO ECU: ....................... 103 4. Bơm thấp áp ............................................................................................... 104 4.1. Nhiệm vụ ................................................................................................. 104 4.2. Phân loại: ................................................................................................ 104
  6. v 4.3. Cấu tạo và nguyên lý làm việc bơm thấp áp............................................. 104 4.4. Kiểm tra và sửa chữa bơm thấp áp ........................................................... 105 5. Bơm cao áp ................................................................................................ 107 5.1. Công dung: .............................................................................................. 107 5.2. Phân loại.................................................................................................. 107 5.3. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động bơm cao áp............................................ 108 5.3.1. Cấu tạo ................................................................................................. 108 5.3.2. Nguyên lý hoạt động bơm cao áp ......................................................... 109 6. Van điều khiển hút (SCV). ......................................................................... 112 6.1. Hoạt động hút và bơm (van SCV mở ít)................................................... 113 6.2. Hoạt động hút và bơm (Van SCV mở nhiều)............................................ 113 7. Điều khiển áp suất nhiên liệu:..................................................................... 113 8. Ống phân phối (ống Rail). .......................................................................... 114 9. Van giới hạn áp suất ống phân phối. ........................................................... 115 10. Van xả áp suất ống phân phối. .................................................................. 117 11. Ống cao áp. .............................................................................................. 118 12. Van hạn chế dòng chảy. ............................................................................ 119 12.1. Ở chế độ hoạt động bình thường: ........................................................... 120 12.2. Ở chế độ hoạt động bất thường với lượng nhiên liệu bị rò rỉ lớn: ........... 120 12.3. Ở chế độ hoạt động bất thường với lượng nhiên liệu bị rò rỉ nhỏ: .......... 120 13. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của kim phun nhiên liệu ........................... 121 13.1. Cấu tạo: ................................................................................................. 121 13.2. Nguyên lý hoạt động ............................................................................. 122 13.3. Kiểm tra và sửa chữa mạch điện điều khiển kim phun nhiên liệu (P0200). ....................................................................................................................... 126 BÀI 5 KIỂM TRA CHẨN ĐOÁN PAN HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG ............ 130 1. Sơ đồ mạch điện – Nguyên lý làm việc ...................................................... 130 1.1. . Sơ đồ mạch đèn pha – cos loại dương chờ ............................................. 130 1.2. * Nguyên lý: ............................................................................................ 130 1.3. Sơ đồ mạch đèn pha – cos loại âm chờ .................................................... 131 1.3.1. Sơ đồ .................................................................................................... 131 1.3.2. Nguyên lý: ............................................................................................ 131 2. Thực hành kiểm tra và sửa chữa ................................................................. 131 2.1. Vị trí của hệ thống đèn Pha - Cos trong hộp relay - cầu chì ..................... 131 2.2. Các hư hỏng thường gặp .......................................................................... 132 2.3. Xác định hư hỏng và kiểm tra sửa chữa ................................................... 132 BÀI 6 KIỂM TRA CHẨN ĐOÁN PAN HỆ THỐNG TÍN HIỆU .................. 134 1. Cấu tạo và vị trí của hệ thống báo rẽ - báo nguy trên ô tô ........................... 134 2. Sơ đồ mạch điện ......................................................................................... 135 2.1. Sơ đồ hệ thống báo rẻ - báo nguy tích hợp (Công tắc Hazard) ................. 135 2.2. Sơ đồ hệ thống báo rẻ - báo nguy sử dụng công tắc rời (3 relay) ............. 136 2.3. Sơ đồ hệ thống báo rẻ - báo nguy sử dụng relay chóp TOYOTA ............. 137 3. Thực hành kiểm tra và sửa chữa ................................................................. 137
  7. vi 3.1. Vị trí của hệ thống tín hiệu trong hộp relay – cầu chì............................... 137 3.2. Các hư hỏng thường gặp .......................................................................... 138 3.3. Quy trình xác định hư hỏng và kiểm tra sửa chữa .................................... 140 BÀI 7 KIỂM TRA CHẨN ĐOÁN PAN CÁC HỆ THỐNG PHỤ .................. 141 1. Hệ thống gạt mưa rửa kính thường ............................................................. 141 1.1. Cấu tạo và vị trí của hệ thống gạt mưa rửa kính trên ô tô ......................... 141 1.2. Sơ đồ mạch điện ...................................................................................... 142 1.3. Nguyên lý làm việc.................................................................................. 143 1.3.1. Nguyên lý hoạt động khi công tắc gạt nước ở vị trí LOW/MIST .......... 143 1.3.2. Nguyên lý hoạt động khi công tắc gạt nước ở vị trí HIGH .................... 143 1.3.3. Nguyên lý hoạt động khi tắt công tắc gạt nước OFF ............................. 144 1.3.4. Nguyên lý hoạt động khi bật công tắc gạt nước đến vị trí “INT” .......... 144 1.3.5. Nguyên lý hoạt động khi bật công tắc rửa kính ON .............................. 145 1.4. Thực hành kiểm tra và sửa chữa .............................................................. 145 1.4.1. Vị trí của hệ thống gạt mưa rửa kính trong hộp relay – cầu chì ............. 145 1.4.2. Các hư hỏng thường gặp ....................................................................... 146 1.4.3. Quy trình xác định hư hỏng và kiểm tra sửa chữa ................................. 147 2. Cấu tạo hệ thống nâng hạ cửa kính ............................................................. 147 2.1. Hệ thống cửa sổ điện gồm có các bộ phận sau đây: ................................. 147 2.1.1. Mạch điện đấu dây................................................................................ 148 2.1.2. Nguyên lý làm việc ............................................................................... 149 2.1.3. Thực hành kiểm tra và sửa chữa ........................................................... 150 BÀI 8 KHẢO NGHIỆM VÀ ĐIỀU CHỈNH HỆ THỐNG PHANH TRÊN BÀN THỬ ............................................................................................................... 151 1. Khái quát về thiết bị kiểm tra phanh ........................................................... 151 2. Hạng mục, phương pháp kiểm tra và tiêu chuẩn quy định .......................... 152 2.1. Đồng hồ áp suất, bộ chỉ thị áp suất .......................................................... 152 2.2. Dẫn động phanh ...................................................................................... 152 2.3. Bơm chân không, máy nén khí, các van và bình chứa môi chất ............... 153 2.4. Sự làm việc và hiệu quả phanh chính ....................................................... 154 2.5. Sự làm việc và hiệu quả của hệ thống phanh đỗ....................................... 156 2.6. Sự hoạt động của các trang thiết bị phanh khác ....................................... 156 BÀI 9 KHẢO NGHIỆM VÀ ĐIỀU CHỈNH HỆ THỐNG LÁI TRÊN THIẾT BỊ CÂN CHỈNH GÓC LÁI 3D ........................................................................... 157 1. Giới thiệu về thiết bị cân chỉnh: .................................................................. 157 1.1. Quy trình cân chỉnh: ................................................................................ 157
  8. 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MÔ ĐUN: CHẨN ĐOÁN KỸ THUẬT Ô TÔ (Kèm theo Thông tư số:03/2017/TT-BLĐTBXH ngày 01/03/2017của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) Tên mô đun: CHẨN ĐOÁN KỸ THUẬT Ô TÔ Mã mô đun: MĐ 27 Thời gian thực hiện mô đun: 120 giờ; (Lý thuyết: 30 giờ; Thực hành: 82 giờ; kiểm tra; 8 giờ) I. Vị trí, tính chất của mô đun: - Vị trí: Mô đun được bố trí dạy sau các môn học/ mô đun sau: MH 12, MH 13, MĐ 14, MĐ 15, MĐ 16, MĐ 17, MĐ 18, MĐ 19, MĐ 20, MĐ 21. - Tính chất: + Là mô đun chuyên môn nghề bắt buộc. Mục tiêu mô đun: * Về kiến thức: + Trình bày được khái niệm và phân loại được các dạng hư hỏng trên ôtô + Nêu hiện tượng và giải thích được nguyên nhân các hư hỏng thường gặp trong ô tô + Phân tích được những hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng trong hệ thống. + Xác định được hư hỏng thông thường của từng bộ phận trong hệ thống + Nắm rõ các quy trình chẩn đoán của các thiết bị khảo nghiệm. * Về kỹ năng:  Kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa các chi tiết, các bộ phận đúng quy trình và đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật.  Thực hiện kiểm tra, sữa chữa và bảo dưỡng những hư hỏng của các bộ phận thuộc hệ thống điện, các chi tiết trong động cơ và gầm ô tô.  Thực hiện được quy trình kiểm tra chẩn đoán trên thiết bị khảo nghiệm. * Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Tuân thủ các quy trình kiểm tra sửa chữa đảm bảo an toàn cho người và trang thiết bị; + Bố trí vị trí làm việc khoa học, đảm bảo an toàn về điện, cháy nổ và vệ sinh công nghiệp. Nội dung Mô đun:
  9. 2 BÀI 1 TỔNG QUAN VỀ CHẨN ĐOÁN KỸ HUẬT Ô TÔ Giới thiệu: Bài học giúp cho người học tìm hiểu về khái niệm chung, khái quát, khái niệm, dụng cụ và thiết bị chẩn đoán. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này người học có khả năng: - Trình bày được khái quát chung về hư hỏng, Khái niệm về chẩn đoán. - Trình bày được khái niệm về thông số chẩn đoán. - Sử dụng được các dụng cụ và thiết bị đúng yêu cầu kỹ huật. 1. Khái niệm chung về hư hỏng Khái niệm về triệu chứng hư hỏng của xe. Triệu chứng hư hỏng của xe là những biểu hiện của hư hỏng được phát ra bên ngoài mà ta có thể nhận biết được. Ví dụ về triệu chứng như chảy dầu ở hộp số, đèn check sáng,... 2. Khái niệm chẩn đoán kỹ thuật ôtô Chẩn đoán kỹ thuật ô tô là một loại hình tác động kỹ thuật vào quá trình khai thác sử dụng ôtô nhằm đảm bảo cho ôtô hoạt động có độ tin cậy, an toàn hiệu quả cao bằng cách phát hiện và dự báo kịp thời các hư hỏng và tình trạng kỹ thuật hiện tại mà không cần phải tháo rời ôtô hay tổng thành máy của ôtô. - Hệ thống chẩn đoán là hệ thống tổ chức được tạo nên bởi công cụ chẩn đoán và đối tượng chẩn đoán với mục đích xác định tình trạng kỹ thuật của đối tượng chẩn đoán.Qua việc xác định trạng thái kỹ thuật có thể đánh giá chất lượng hiện trạng, những sự cố đã xảy ra và khả năng sử dụng trong tựơng lai. - Công cụ chẩn đoán là tập hợp các trang bị kỹ thuật, phương pháp và trình tự để tiến hành đo đạc, phân tích và đánh giá tình trạng kỹ thuật. - Đối tượng chẩn đoán là đối tượng áp dụng chẩn đoán kỹ thuật. Đối tượng chẩn đoán có thể là một cơ cấu , tập hợp các cơ cấu, hay toan bộ hệ thống phức hợp. - Tình trạng kỹ thuật của đối tượng là tập hợp các đặc tính bên trong tại một thời điểm, tình trạng kỹ thuật biểu thị khả năng thực hiện chức năng yêu cầu của đối tượng trong điều kiện sử dụng xác định. - Kết cấu được đánh giá bằng các thông số kết cấu và tại một thời điểm nhất định được gọi là thông số trạng thái kỹ thuật của kết cấu. Các thông số kết cấu biểu thị bằng các đại lượng vật lý, có thể xác định được giá trị của chúng như: kích thước (độ dài, diện tích, thể tích); cơ (lực, áp suất, tần số, biên độ); nhiệt (độ, ca lo).... các thông số này tồn tại cả khi ô tô hoạt động hay ôtô không hoạt động.
  10. 3 3. Khái niệm về thông số chẩn đoán Các thông số kết cấu nằm trong các cụm, tổng thành, nếu tháo rời có thể đo đạc xác định. Nhưng khi không tháo rời, việc xác định phải thông qua các thông số biểu hiện kết cấu.Thông số biểu hiện kết cấu là các thông số biểu thị các quá trình lý hoá, phản ánh tình trạng kỹ thuật bên trong của đối tượng khảo sát. Các thông số này con người hay thiết bị có thể nhận biết được và chỉ xuất hiện khi đối tượng khảo sát hoạt động hay ngay sau khi vừa hoạt động. Các thông số biểu hiện kết cấu đặc trưng cho đối tượng khảo sát có thể đo được trên ôtô. - Kiến thức cơ bản về khắc phục hư hỏng Các bước: - Kiểm tra xem có điện áp ở các cực không. - Kiểm tra nguồn điện có tốt không. - Kiểm tra xem tiếp mát có tốt không. - Kiểm tra xem các thiết bị điện trong mạch có hoạt động bình thường không. - Kiểm tra việc nối mạch có đúng không 4. Dụng cụ và cách sử dụng Các nguyên tắc cơ bản khi sử dụng dụng cụ và thiết bị: - Tìm hiểu chức năng của dụng cụ và thiết bị - Hãy tìm hiểu chức năng và cách sử dụng đúng từng dụng cụ và thiết bị. Nếu sử dụng cho mục đích khác với thiết kế, dụng cụ hay thiết bị có thể bị hỏng, và chi tiết có thể bị hư hỏng hay chất lượng công việc có thể bị ảnh hưởng - Tìm hiểu cách sử dụng đúng các thiết bị - Mỗi một dụng cụ và thiết bị đều có quy trình thao tác định trước. Chắn chắn phải áp dụng đúng dụng cụ cho từng công việc, tác dụng đúng lực cho dụng cụ và sử dụng tư thế làm việc thích hợp - Lựa chọn chính xác - Có nhiều dụng cụ để tháo bulông, tuỳ theo kích thước, vị trí và các tiêu chí khác. Hãy luôn chọn dụng cụ vừa khít với hình dáng của chi tiết và vị trí mà ở đó công việc được tiến hành. - Hãy cố gắng giữ ngăn nắp - Dụng cụ và các thiết bị đo phải được đặt ở những vị trí sao cho chúng có thể dễ dàng với tới khi cần, cũng như được đặt đúng vị trí ban đầu của chúng sau khi sử dụng. - Quản lý và bảo quản dụng cụ nghiêm ngặt - Dụng cụ phải được làm sạch bảo quản ngay sau khi sử dụng và bôi dầu
  11. 4 nếu cần thiết. Mọi công việc sửa chữa cần thiết phải thực hiện ngay, sao cho dụng cụ luôn ở trong tình trạng hoàn hảo Hình 1.1. Bút điện test light dùng kiểm tra nguồn điện Hình 2.1. Đồng hồ kìm đa năng Hình 1.3. Phương pháp sử dụng đèn test light để kiểm tra nguồn điện 4.1. Đồng hồ vạn năng (Cách sử dụng xem phụ lục 1)
  12. 5 Hình 1.4. Đồng hồ vạn năng 4.2. Máy chẩn đoán Máy chẩn đoán là gì? Máy chẩn đoán cũng có các tên khác như Dụng cụ chẩn đoán cầm tay hoặc Bộ dụng cụ chẩn đoán OBD-II. Các DTC được lưu trong ECU có thể hiển thị trên máy chẩn đoán bằng cách nối trực tiếp với ECU. Hơn nữa, máy chẩn đoán có thể xoá các DTC khỏi bộ nhớ của ECU. Ngoài ra máy chẩn đoán còn có các chức năng khác như hiển thị các dữ liệu thông tin bằng cách liên lạc với ECU qua các cảm biến khác nhau, hoặc dùng như một Vôn kế hoặc máy do hiện sóng. Có nhiều loại máy chẩn đoán của các hãng khác nhau như loại bàn phím, loại màn hình cảm ứng và loại kết hợp nút bấm với màn hình cảm ứng. Cấu tạo cơ bản của một máy chẩn đoán gồm 2 phần là phần cứng và phần mềm. Trong máy chẩn đoán được cài đặt phần mềm và có chứa dữ liệu về các mã lỗi của xe, khi sử dụng máy quét mã lỗi thông tin về mã lỗi sẽ được hiển thị. Máy sẽ được nâng cấp và update với những version mới để quét mã lỗi của dòng xe mới t•ơng ứng. Hình 1.5. ảnh một số máy chẩn đoán
  13. 6 Hình 1.6. Kết nối Máy chẩn đoán với giắc DLC trên xe
  14. 7 BÀI 2 KIỂM TRA CHẨN ĐOÁN CÁC CẢM BIẾN TRÊN ĐỘNG CƠ PHUN XĂNG Giới thiệu: Bài học giúp cho người học tìm hiểu về hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp sửa chữa các cảm biến trên động cơ phun xăng; Sửa chữa các hư hỏng thường gặp của hệ thống các cảm biến đúng qui trình, và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật Mục tiêu: Sau khi học xong sinh viên có khả năng - Trình bày được hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp sửa chữa các cảm biến trên động cơ phun xăng - Thực hiện sửa chữa các hư hỏng thường gặp của hệ thống các cảm biến đúng qui trình, và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật - Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên. NỘI DUNG 1. CẢM BIẾN VỊ TRÍ CÁNH BƯỚM GA 1.1. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN: Cảm biến vị trí cánh bướm ga được bố trí trên thân bướm ga và được điều khiển bởi trục của bướm ga. Nó chuyển góc mở của cánh bướm ga thành tín hiệu điện áp gởi về ECU. Cảm biến vị trí cánh bướm ga có những chức năng sau:  Điều chỉnh tỉ lệ hỗn hợp theo tải động cơ: Ở tốc độ cầm chừng đòi hỏi hổn hợp hơi giàu. Khi tải lớn phải làm giàu hổn hợp để công suất động cơ phát ra là tối đa ( = 0.85 ÷ 0.95) và khi động cơ hoạt động ở chế độ tải trung bình thì phải đảm bảo động cơ chạy tiết kiệm với (=1).  Cắt nhiên liệu khi giảm tốc: Khi giảm tốc ECU sẽ căn cứ vào số vòng quay động cơ và cảm biến vị trí bướm ga (IDL) để cắt nhiên liệu, nhằm tiết kiệm nhiên liệu và chống ô nhiễm môi trường. Tốc độ cắt nhiên liệu phụ thuộc vào nhiệt độ nước làm mass, khi nhiệt độ động cơ càng thấp thì tốc độ cắt nhiên liệu càng cao.  Làm giàu hỗn hợp khi tăng tốc: Khi ấn ga đột ngột từ vị trí cầm chừng, ECU sẽ tăng lượng nhiên liệu cung cấp để làm giàu hổn hợp để động cơ tăng tốc nhanh chóng. 1.1.1. KIỂU TIẾP ĐIỂM: Đây là kiểu điều khiển ON-OFF. Khi trục bướm ga xoay sẽ làm cho cam trong cảm biến xoay theo, tiếp điểm di chuyển dọc theo rảnh để xác định vị trí tải động cơ và gởi tín hiệu về ECU. Kiểu tiếp điểm có nhiều kiểu: hai tiếp điểm, ba tiếp điểm và nhiều tiếp điểm. Thông dụng nhất là kiểu có hai tiếp điểm, nó có 3 cực:  IDL: Xác định vị trí cầm chừng.
  15. 8  PSW: Xác định vị trí tải lớn.  E2: Mass của cảm biến. Hình 2.1: Mạch điện điều khiển và cảm biến vị trí cảm biến vị trí cánh bướm ga loại tiếp điểm a) Kiểm tra điện áp: Dùng đồng hồ đo VOM để kiểm tra điện áp cực IDL và cực PSW khi động cơ dừng và công tắc máy bật “ON” theo các điều kiện trong bảng sau: Cực đo IDL PSW Bướm ga Bướm ga đóng …V …V Bướm ga mở nhẹ …V …V Bướm ga mở hoàn toàn …V …V Bảng 2.1: Giá trị điện áp chân IDL và PSW vị trí cánh bướm ga ở các vị trí b) Kiểm tra sự hoạt động của động cơ:  Cho động cơ chạy với tốc độ khoảng 2000 vòng/ phút.  Nối cực IDL ra mass.  Hãy cho biết hiện tượng xảy ra là gì? Nguyên nhân? 1.1.2. KIỀU TUYẾN TÍNH: a) Kiểu 1: Có tiếp điểm cầm chừng.  Sơ đồ cực của cảm biến:
  16. 9 Hình 2.2: Cảm biến vị trí cánh bướm ga loại tuyến tính Cho cảm biến vị trí bướm ga: Hãy trình bày phương pháp xác định các cực cảm biến bằng phương pháp đo điện trở, và xác định các cực cảm biến bằng phương pháp đo điện áp trên động cơ?  Kiểm tra điện trở: Dùng đồng hồ VOM đo điện trở giữa các cực với các điều kiện theo bảng dưới đây: Cực đo Điều kiện Điện trở (k) Vc– E2 …… Bướm ga đóng …… VTA – E2 Bướm ga mở hoàn toàn …… Mở khoảng 0,3 mm …… IDL – E2 Mở khoảng 0,3 ÷ 0,9 …… mm Bảng 2.2: Giá trị điện trở cảm biến vị trí cánh bướm ga ở các điều kiện  Kiểm tra điện áp: Dùng đồng hồ VOM đo điện áp giữa các cực với các điều kiện theo bảng dưới đây: Cực đo Điều kiện Điện áp (V) VC – E2 Công tắc máy “ON” …… Bướm ga đóng …… VTA – E2 Bướm ga mở hoàn toàn …… Mở khoảng 0,3 mm …… IDL – E2 Mở khoảng 0,3 ÷ 0,9 ……
  17. 10 mm Bảng 2.3: Giá trị điện áp cảm biến vị trí cánh bướm ga ở các điều kiện  Thông số kỹ thuật: Động cơ Cực đo Điều kiện Thông số 4,25 ÷ 8,25 VC – E2 - k Bướm ga đóng 0,3 ÷ 6,3 k VTA – E2 Bướm ga mở hoàn toàn 3,5 ÷ 10,3 k 2VZ - FE Mở khoảng 0,3 mm 2,3 k IDL – E2 Mở khoảng 0,7 mm Không liên tục Bướm ga đóng 0,1 ÷ 1,0 V VTA – E2 Bướm ga mở hoàn toàn 4÷5V VC – E2 - 4,0 ÷ 8,5 k Bướm ga đóng 0,2 ÷ 6,0 k VTA –E2 Bướm ga mở hoàn toàn 3,3 ÷ 10,0 k 4A - FE Mở khoảng 0,4 mm 2,3 k IDL – E2 Mở khoảng 0,9 mm Không liên tục Bướm ga đóng 0,1 ÷ 1,0 V VTA – E2 Bướm ga mở hoàn toàn 4÷5V Bảng 2.4. Thông số kỹ thuật của một số dòng xe b) Kiểu 2: Không có tiếp điểm cầm chừng. Để đơn giản nhà chế tạo bỏ cực IDL ở cảm biến vị trí cánh bướm ga và sử dụng tín hiệu VTA để xác định vị trí cầm chừng và các vị trí khác khi bướm ga mở.  Sơ đồ cực của cảm biến: Hình 2.3. cảm biến vị trí bướm ga và sơ đồ cực
  18. 11 Cho cảm biến vị trí bướm ga: Hãy trình bày phương pháp xác định các cực cảm biến bằng phương pháp đo điện trở, và xác định các cực cảm biến bằng phương pháp đo điện áp trên động cơ?  Kiểm tra điện trở: Dùng đồng hồ VOM đo điện trở giữa các cực với các điều kiện theo bảng dưới đây: Cực đo Điều kiện Điện trở (k) VC – E2 - …… Bướm ga đóng …… VTA – E2 Bướm ga mở hoàn toàn …… Bảng 2.5: Giá trị điện trở cực cảm biến vị trí cánh bướm ga ở các điều kiện  Kiểm tra điện áp: Dùng đồng hồ VOM đo điện áp giữa các cực với các điều kiện theo bảng dưới đây: Cực đo Điều kiện Điện áp (V) VC – E2 Công tắc máy on …… Bướm ga đóng …… VTA – E2 Bướm ga mở hoàn toàn …… Bảng 2.6: Giá trị điện áp cảm biến vị trí cánh bướm ga ở các điều kiện  Thông số kỹ thuật: Động Cực đo Điều kiện Thông số cơ VTA – Bướm ga đóng 0.5 ÷ 5.7 k E2 Bướm ga mở hoàn toàn 2.0 ÷ 10.2 k 5S – FE Vc – E2 Công tắc “ON” 2.5 ÷5.9 k (97 – VC – E2 - 4.5 ÷ 5.5 V 03) Công Bướm ga đóng 0.3 ÷ 1.0 V VTA – tắc E2 Bướm ga mở hoàn toàn 3.2 ÷ 4.9 V “ON” VTA – Bướm ga đóng 0.2÷ 6.3 k E2 Bướm ga mở hoàn toàn 2.0÷ 10.2 k 1MZ – FE - 2.5 ÷ 5.9 k VC- E2 (97 – - 4.5 ÷5.5 V 03) Công Bướm ga đóng 0.3 ÷ 1.0 V VTA – tắc E2 Bướm ga mở hoàn toàn 3.2 ÷ 4.9 V “ON”
  19. 12 VTA – Bướm ga đóng 0.2 ÷ 5.7 k E2 Bướm ga mở hoàn toàn 2.0 ÷ 10.2 k 1FZ – - 2.5 ÷ 5.9 k FE (98- VC –E2 Công tắc “ON” 4.5 ÷ 5.5 V 03) Công Bướm ga đóng 0.3 ÷ 1.0 V VTA – tắc E2 Bướm ga mở hoàn toàn 3.2 ÷ 4.9 V “ON” Bảng 2.7. Thông số kỹ thuật của một số dòng động cơ c) Kiểu 3: Hai cảm biến vị trí bướm ga. Ở các động cơ có sử dụng cảm biến bàn đạp ga để tăng độ tin cậy của cảm biến vị trí bướm ga, người ta sử dụng hai cảm biến vị trí bướm ga. Hai cảm biến này có đặc tính khác nhau, mục đích là để ECU nhận biết được sự làm việc bất thường của cảm biến bướm ga trong quá trình làm việc bằng cách so sánh hai đường đặc tính này.  Sơ đồ cực của cảm biến: Hình 2.4 sơ đồ cực cảm biến vị trí cánh bướm ga  Kiểm tra: Dùng đồng hồ đo VOM để đo điện áp và kiểm tra các hư hỏng theo bảng sau: Điện áp và % trăm vị trí bàn đạp ga Không đạp ga Đạp ga Vùng hỏng VTA VTA2 VTA VTA2 0% 0V 0% 0V Hở mạch Vc 0% 2.0 ÷ 2.9 0% 4.6 ÷ 5.1 V VTA hở mạch
  20. 13 V hoặc chạm mass VTA2 hở mạch 8 ÷ 20% 0V 64 ÷ 96% 0V hoặc chạm mass 100% 5V 100% 5V E2 hở mạch Bảng 2.8. Giá trị so sánh để xác định hư hỏng 1.1.3. KIỂU PHẦN TỬ HALL: Kiểu phần tử Hall có đặc điểm là độ tin cậy rất cao. Điện áp ra từ Hall phụ thuộc vào mật độ và chiều từ trường xuyên qua nó. Khi mật độ từ thông qua Hall càng cao thì điện áp phát ra sẽ càng lớn. a) Sơ đồ mạch điện cảm biến vị trí bướm ga kiểu phần tử HALL: Hình 2.5. Sơ đồ cảm biến vị trí cánh bướm ga loại Hall b) Kiểm tra điện áp: Bước 1: Tháo giắc gim điện đến cảm biến vị trí bướm ga. Bước 2: Xoay công tắc máy đến vị trí “ON”. Bước 3: Kiểm tra điện áp theo bảng sau: Cực đo VC VTA1 VTA2
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0