intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Chọn và thả cá giống - MĐ02: Nuôi cá lồng bè nước ngọt (cá chép, cá trắm cỏ)

Chia sẻ: Minh Minh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:67

258
lượt xem
67
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Chọn và thả cá giống - MĐ02: Nuôi cá lồng bè nước ngọt (cá chép, cá trắm cỏ) dạy cho người học những hiểu biết về chuẩn bị điều kiện thả giống, chọn cá giống, vận chuyển và thả cá giống. Nội dung giảng dạy được phân bổ trong thời gian 72 giờ gồm 4 bài.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Chọn và thả cá giống - MĐ02: Nuôi cá lồng bè nước ngọt (cá chép, cá trắm cỏ)

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN CHỌN VÀ THẢ CÁ GIỐNG MÃ SỐ: MĐ 02 NGHỀ: NUÔI CÁ LỒNG BÈ NƯỚC NGỌT (CÁ CHÉP, CÁ TRẮM CỎ) Trình độ: Sơ cấp nghề
  2. 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 02
  3. 2 LỜI GIỚI THIỆU Cá chép và cá trắm cỏ là hai đối tượng nuôi truyền thống của nghề nuôi cá nước ngọt ở Việt Nam. Tuy nhiên, thời gian qua bệnh đã gây thiệt hại lớn cho nghề nuôi cá chép và cá trắm cỏ trong lồng bè. Vì vậy, vấn đề kỹ thuật nuôi, quản lý môi trường, quản lý dịch bệnh là cần thiết và cấp bách, đòi hỏi người nuôi cá có những hiểu biết về chuẩn bị lồng bè nuôi, chọn và thả cá giống, chăm sóc cá, quản lý môi trường, quản lý dịch bệnh và lồng bè nuôi cá để nâng cao năng suất nuôi và phát triển bền vững nghề nuôi cá chép, cá trắm cỏ trong lồng trên các hệ thống sông, suối, hồ chứa. Xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình dạy nghề “Nuôi cá lồng bè nước ngọt (cá chép, cá trắm cỏ)” được dựa trên cơ sở phân tích nghề. Phần kỹ thuật nghề được kết cấu theo các mô đun. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở dạy nghề trong quá trình thực hiện, việc xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình đào tạo nghề “Nuôi cá lồng bè nước ngọt (cá chép, cá trắm cỏ)” là cấp thiết hiện nay nhằm giúp cho người làm nghề nuôi cá chép, cá trắm cỏ trong lồng bè và bà con lao động nông thôn giảm bớt rủi ro, hướng tới hoạt động nuôi cá chép, cá trắm cỏ trong lồng bè phát triển bền vững. Chương trình, giáo trình dạy nghề “Nuôi cá lồng bè nước ngọt (cá chép, cá trắm cỏ)” trình độ sơ cấp nghề do trường Cao đẳng Thủy sản chủ trì xây dựng và biên soạn theo hướng dẫn tại Thông tư số 31/2010/TT-BLĐTBXH ngày 08/10/2010 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Chương trình dạy nghề “Nuôi cá lồng bè nước ngọt (cá chép, cá trắm cỏ)” được tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề. Nghề “Nuôi cá lồng bè nước ngọt (cá chép, cá trắm cỏ)” gồm 06 mô đun cụ thể như sau: 1) Mô đun 01. Chuẩn bị lồng bè nuôi cá 2) Mô đun 02. Chọn và thả cá giống 3) Mô đun 03. Chăm sóc cá nuôi 4) Mô đun 04. Quản lý môi trường và lồng bè nuôi cá 5) Mô đun 05. Phòng, trị bệnh cá nuôi 6) Mô đun 06. Thu hoạch và tiêu thụ cá Giáo trình mô đun “Chọn và thả cá giống” là một mô đun chuyên môn, được biên soạn theo chương trình đã được phê duyệt. Mô đun có thể dạy độc lập hoặc cùng một số mô đun khác cho các khóa tập huấn hoặc dạy nghề dưới 3 tháng. Mô đun này được dạy đầu tiên trong chương trình dạy nghề nuôi cá lồng bè nước ngọt. Mô đun “Chọn và thả cá giống” dạy cho người học những hiểu biết về chuẩn bị điều kiện thả giống, chọn cá giống, vận chuyển và thả cá giống. Nội dung giảng dạy được phân bổ trong thời gian 72 giờ gồm 4 bài:
  4. 3 Bài 1. Chuẩn bị điều kiện thả giống Bài 2. Chọn cá giống Bài 3. Vận chuyển cá giống Bài 4. Thả cá giống Trong quá trình biên soạn, chúng tôi có sử dụng, tham khảo nhiều tư liệu, hình ảnh của các tác giả trong và ngoài nước, cập nhật những tiến bộ khoa học kỹ thuật, sự góp ý của các chuyên gia, đồng nghiệp, đặc biệt là những vấn đề về Chọn và thả cá giống thực tế tại các địa phương Yên Bái, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Hà Nội… Chúng tôi xin chân thành cảm ơn. Nhóm biên soạn xin được cảm ơn Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, lãnh đạo và giảng viên trường Cao đẳng Thủy sản, các chuyên gia và các nhà quản lý tại địa phương đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu và tạo điều kiện thuận lợi để chúng tôi hoàn thành cuốn giáo trình này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng không thể tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của đọc giả để giáo trình được hoàn thiện hơn. Tham gia biên soạn: 1. Chủ biên: Th.S Ngô Thế Anh 2. Th.S Nguyễn Thanh Hoa 3. Th.S Ngô Chí Phương 4. KS Nguyễn Tuấn Duy
  5. 4 L ĐỀ MỤC TRANG TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN: ................................................................................... 1 LỜI GIỚI THIỆU .................................................................................................... 2 MỤC LỤC ............................................................................................................... 4 C C THU T NG CHUYÊN M N, CH VI T T T ....................................... 5 M ĐUN: CHỌN VÀ THẢ C GIỐNG ............................................................... 6 Bài 1. Chuẩn bị điều kiện thả giống ........................................................................ 7 1. Xác định thời gian thả giống.......................................................................... 7 2. Xác định mật độ và số lượng con giống ........................................................ 9 3. Chọn cơ sở cung cấp cá giống ..................................................................... 10 4. Đặt mua cá giống ......................................................................................... 12 Bài 2. Chọn cá giống ............................................................................................. 14 1. Tìm hiểu một số vấn đề về cá giống ............................................................ 14 2. Tiêu chuẩn giống ......................................................................................... 15 3. Các bước thực hiện kiểm tra cá giống ......................................................... 19 Bài 3. Vận chuyển cá giống .................................................................................. 26 1. Chọn hình thức vận chuyển ......................................................................... 26 2. Phương tiện vận chuyển............................................................................... 28 3. Đóng bao ...................................................................................................... 30 4. Thực hiện vận chuyển .................................................................................. 37 Bài 4. Thả cá giống ............................................................................................... 39 1. Kiểm tra các yếu tố môi trường ................................................................... 39 2. Xử lý cá giống trước khi thả ........................................................................ 48 3. Thả cá giống vào lồng bè ............................................................................. 49 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY M ĐUN .............................................................. 53 I. Vị trí, tính chất của mô đun: .......................................................................... 53 II. Mục tiêu: ....................................................................................................... 53 III. Nội dung chính của mô đun: ....................................................................... 53 IV Hướng dẫn thực hiện bài tập thực hành…………………………………...55 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập ............................................................ 59 VI. Tài liệu cần tham khảo ................................................................................ 62
  6. 5 THU T NG HUYÊN N H I TT T - %: Tỷ lệ phần trăm - ‰: Tỷ lệ phần ngàn - ppm: Tỷ lệ phần triệu, 1ppm = 1g/m3 hoặc 1ml/m3 - DO: hàm lượng ô xy hòa tan
  7. 6 ĐUN: HỌN À THẢ GIỐNG Mã mô đun: MĐ02 Giới thiệu mô đun: Mô đun “Chọn và thả cá giống” là mô đun chuyên môn thuộc chương trình nghề Nuôi cá lồng bè nước ngọt (cá chép, cá trắm cỏ). Mô đun này có thời gian học là 72 giờ trong đó lý thuyết 12 giờ, thực hành 56 giờ và kiểm tra hết mô đun 4 giờ. Mô đun mang tính tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành. Trong từng nội dung bài đều có các bài tập, các bài thực hành để học viên áp dụng vào trong thực tế xản xuất. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: - Chuẩn bị điều kiện thả giống - Chọn cá giống - Vận chuyển cá giống - Thả cá giống Để hoàn thành mô đun này, người học phải đảm bảo một số yêu cầu sau: - Học lý thuyết trên lớp và ngoài thực địa; - Thực hành kỹ năng cơ bản: tất cả các bài tập thực hành được thực hiện ở lồng nuôi cá của các hộ gia đình… tại địa phương mở lớp. Trong quá trình thực hiện mô đun: giáo viên (chuyên gia) kiểm tra, đánh giá mức độ thành thạo các thao tác của người học. Kết thúc mô đun: giáo viên kiểm tra mức độ hiểu biết kiến thức và khả năng thực hiện các kỹ năng của người học. Trong quá trình giảng dạy thực hiện kiểm tra đánh giá theo Quyết định số 14 / 2007 /QĐ-BLĐTBXH ngày 24 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội -“Quy chế thi kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy”
  8. 7 Bài 01. Chuẩn bị điều kiện thả giống Mã bài: MĐ02- 01 Mục tiêu: - Xác định được thời gian, mật độ và số lượng con giống thả nuôi; - Chọn được cơ sở cung cấp giống tốt và đặt mua giống. A. Nội dung: 1. Xác định thời gian thả giống 1.1. Tìm hiểu điều kiện thời tiết vùng nuôi Tìm hiểu điều kiện thời tiết vùng nuôi cá chép, cá trắm cỏ là một nhiệm vụ bắt buộc và quan trọng. Hiểu rõ điều kiện thời tiết vùng nuôi nhằm mục đích sau: + Chọn được mùa vụ nuôi phù hợp cho sự phát triển + Tránh được thời tiết xấu khi thả giống; a. Chế độ nhiệt Nhiệt độ trung bình tại Việt Nam dao động từ 21 oC đến 27oC và tăng dần từ Bắc vào Nam. Mùa hè, nhiệt độ trung bình trên cả nước là 25 oC (Hà Nội 23oC, Huế 25 oC, thành phố Hồ Chí Minh 26 oC). Mùa đông ở miền Bắc, nhiệt độ xuống thấp nhất vào tháng 12 và tháng 1 hàng năm. Ở Việt Nam có những điều kiện thuận lợi cho nuôi cá lồng bè. Tuy nhiên ở miền Bắc có mùa đông lạnh, trong điều kiện thời tiết này cá phát triển chậm. Mỗi vùng sinh thái có những đặc trưng riêng. Vì vậy, hiểu rõ đặc điểm chế độ nhiệt của các vùng nuôi là vấn đề rất cần thiết và có ý nghĩa sâu sắc trong việc chọn thời gian thả giống. Sự sinh trưởng và phát triển của cá phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ môi trường. Nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển và sinh trưởng của cá chép và trắm cỏ là từ 20- 32oC. - Phương pháp xác định chế độ nhiệt của vùng nuôi: Bước 1: Chuẩn bị: + Nhân lực;
  9. 8 + Địa chỉ thu thập tài liệu: Phòng nông nghiệp, trung tâm dự báo khí tượng thủy văn của vùng, thông tin dự báo thời tiết trên truyền hình, đài, báo. Bước 2: Tiến hành thu thập thông tin về chế độ nhiệt của vùng nuôi + Bảng thống kê nhiệt độ hàng tháng, năm; + Biểu đồ biến đổi nhiệt độ hàng tháng, năm. Bước 3: Kết luận nhiệt độ vùng nuôi Thông qua tìm hiểu các thông tin nhiệt độ để đưa ra kết luận nhiệt độ trung bình của vùng nuôi từ đó đưa ra quyết định lựa chọn thời vụ nuôi. Trong thực tế, nhiệt độ để thích hợp cho cá sinh trưởng và phát triển dao động từ 20- 30oC. b. Chế độ gió mùa Trong nuôi cá lồng bè, chế độ gió mùa ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cá. Việc xác định và hiểu rõ chế độ vùng nuôi, giúp người nuôi chọn được mùa vụ nuôi thích hợp. Việt Nam có thể được chia ra làm hai đới khí hậu lớn: Miền Bắc là khí hậu nhiệt đới gió mùa, với 4 mùa rõ rệt (xuân-hạ-thu-đông), chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc (từ lục địa châu tới) từ tháng 8 đến tháng 5 năm sau. Miền Nam (từ đèo Hải Vân trở vào) do ít chịu ảnh hưởng của gió mùa nên khí hậu nhiệt đới khá điều hòa, nóng quanh năm và chia thành hai mùa rõ rệt (mùa khô và mùa mưa). - Phương pháp xác định chế độ gió mùa của vùng nuôi cụ thể: Bước 1: Chuẩn bị: + Nhân lực + Địa chỉ thu thập tài liệu: Phòng nông nghiệp, trung tâm dự báo khí tượng thủy văn của vùng, thông tin dự báo thời tiết trên truyền hình, đài, báo. Bước 2: Tiến hành thu thập thông tin về chế độ gió mùa của vùng nuôi + Thời gian xuất hiện gió mùa; + Thời gian hết gió mùa. Bước 3: Kết luận chế độ gió mùa vùng nuôi. Qua những thông tin thu thập được về chế độ gió mùa để đưa ra kết luận lựa chọn thời điểm thả giống cho phù hợp.
  10. 9 1.2. Xác định mùa vụ có giống Ở Việt Nam, cả ba miền đều đã sản xuất được giống cá chép và cá trắm cỏ, tuy nhiên do có sự khác nhau về khí hậu nên thời vụ có giống ở các miền có sự khác nhau. Phương pháp xác định mùa vụ có giống. Bước 1: Chuẩn bị thu thập thông tin về mùa vụ có giống. + Nhân lực + Xác định địa điểm thu thập thông tin: Cơ quan quản lý nhà nước của địa phương có sản xuất giống; các cơ sở sản xuất giống, các hộ nuôi. Bước 2: Thu thập thông tin về mùa vụ có giống Tiến hành thu thập thông tin số liệu về sản xuất giống: + Mùa vụ có giống + Chất lượng giống + Số lượng giống. Bước 3: Kết luận mùa vụ có giống Thông qua những số liệu thu thập được từ đó đưa ra kết luận về mùa vụ có giống và lựa chọn mùa vụ thả giống phù hợp. - Ở miền Bắc nước ta mùa vụ nuôi cá thích hợp nhất là từ tháng 3 đến tháng 10 (dương lịch). Mùa đông ở miền Bắc thường kéo dài 3 - 4 tháng, nhiệt độ xuống thấp (có năm xuống dưới 10oC), ảnh hưởng nhiều đến sự sinh trưởng, phát triển của cá. - Ở miền Nam, điều kiện nhiệt độ thích hợp có thể nuôi cá quanh năm. Hiện nay, việc sản xuất con giống cơ bản chủ động đáp ứng nhu cầu con giống nên việc thả nuôi gần như quanh năm và chủ động hoàn toàn. 2. Xác định mật độ và số lượng con giống Cá giống thả nuôi trong lồng bè, nên chọn cá giống cỡ lớn để rút ngắn thời gian nuôi, giảm rủi ro do biến động đột ngột, khó kiểm soát và xử lý của môi trường nước sông, hồ. - Số lượng con giống có thể được tính theo công thức dựa theo theo thể tích lồng, bè Số lượng con giống = Mật độ thả x Thể tích lồng bè
  11. 10 Ví dụ : Tính số lượng con giống thả vào lồng bè có thể tích 50m3, mật độ cá thả là 20 con/m3. Lượng cá thả = 20 con/m3 x 50m3 =1.000 con 3. Chọn cơ sở cung cấp cá giống 3.1. Yêu cầu đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh cá giống Nhằm quy định quản lý về điều kiện sản xuất kinh doanh, chất lượng, khảo nghiệm, kiểm định giống thủy sản và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan. Ngày 22 tháng 5 năm 2013, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư Số: 26/2013/TT-BNNPTNT về quản lý giống thủy sản. Nội dung của Thông tư nêu rõ điều kiện sản xuất kinh doanh giống thủy sản như sau: Tổ chức, cá nhân thực hiện cho sinh sản giống thủy sản phải đáp ứng đầy đủ các quy định sau: i) Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư về giống thủy sản hoặc Quyết định quy định chức năng nhiệm vụ về nghiên cứu, sản xuất giống thủy sản áp dụng đối với đơn vị sự nghiệp công lập; ii) Địa điểm xây dựng phải theo quy hoạch của địa phương hoặc có văn bản cho phép của cơ quan có thẩm quyền; iii) Có ít nhất một nhân viên kỹ thuật có trình độ từ trung cấp nuôi trồng thủy sản trở lên hoặc có giấy chứng nhận/chứng chỉ được đào tạo về nuôi trồng thuỷ sản do cơ quan có chức năng cấp; iv) Có nơi cách ly theo dõi sức khỏe giống thuỷ sản mới nhập về. Cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật phù hợp với từng loài thủy sản và từng phẩm cấp giống đáp ứng theo QCVN 02-15:2009/BNNPTNT ban hành kèm theo Thông tư số 82/2009/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm trong sản xuất thủy sản; v) Có bảng hiệu, địa chỉ rõ ràng; vi) Phải công bố tiêu chuẩn chất lượng giống thủy sản và đảm bảo chất lượng giống thủy sản đã công bố; thực hiện ghi nhãn giống thủy sản khi lưu thông theo quy định;
  12. 11 vii) Thực hiện ghi chép hồ sơ theo dõi quá trình sản xuất kinh doanh giống thủy sản, nội dung ghi chép theo quy định và lưu giữ hồ sơ tối thiểu là ba năm. 3.2. Tìm hiểu thông tin về các cơ sở sản xuất, kinh doanh cá giống Trước khi mua cá giống, người nuôi cần tìm hiểu một số thông tin về cơ sở sản xuất, kinh doanh cá giống. Nguồn cung cấp thông tin dựa trên tivi, báo, đài, internet, quảng cáo, người nuôi cá, người quen giới thiệu... Nội dung một số vấn đề cần tìm hiểu: + Có giấy phép hoạt động của cơ sở + Cá giống chất lượng + Giá cả hợp lý + Thuận tiện giao thông + Các dịch vụ khác
  13. 12 Hình 2.1.1. Cơ sở cung cấp cá giống 4. Đặt mua cá giống 4.1. Thỏa thuận các yêu cầu về cung cấp cá giống Khi đặt mua cá giống, nên thỏa thuận với cơ sở cung cấp giống về một số nội dung sau: - Số lượng, chất lượng cá giống - Thời gian và địa điểm tiến hành giao nhận cá giống - Phương thức và thời gian thanh toán tiền 4.2. Viết hợp đồng mua, bán cá giống Hợp đồng là văn bản ghi lại nội dung thỏa thuận giữa 2 bên, làm cơ sở giải quyết khi có vấn đề vi phạm về các điều khoản đã thỏa thuận. Vì vậy, hợp đồng cần được viết rõ rang, 2 bên đọc kỹ trước khi ký tên. Có thể tham khảo mẫu hợp đồng sau đây:
  14. 13 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi: Cơ sở sản xuất kinh doanh giống thủy sản phải đáp ứng những điều kiện nào? Anh (chị) hãy nêu một số cơ sở cá giống mình biết? 2. Bài tập thực hành 2.1. Bài tập thực hành 2.1.1: Tham quan cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cá chép và trắm cỏ tại cơ sở nghiên cứu và địa phương 2.2. Bài tập thực hành 2.1.2: Xác định thời gian thả giống C. Ghi nhớ: - Mùa vụ thả giống phụ thuộc vào điều kiện thời tiết từng vùng miền, và mùa vụ có cá giống. - Khi chọn mùa vụ thả giống cần tính toán đến mùa vụ thu hoạch cá. - Chọn cơ sở cá giống có uy tín và hợp đồng đặt mua cá giống
  15. 14 Bài 02. Chọn cá giống Mã bài: MĐ02- 02 Mục tiêu: - Trình bày được một số yêu cầu về chất lượng cá giống; - Chọn được cá giống có chất lượng tốt, khỏe mạnh. A. Nội dung: 1. Tìm hiểu một số vấn đề về cá giống 1.1. Tầm quan trọng của con giống trong nuôi cá Chất lượng cá giống là một yếu tố rất quan trọng, có ý nghĩa rất lớn quyết định đến hiệu quả của nghề nuôi cá. Khi chất lượng giống tốt: - Cá khỏe mạnh, sức đề kháng tốt, ít bệnh, chi phí phòng trị bệnh thấp; - Cá mau lớn, đúng kế hoạch; - Cá hấp thu thức ăn tốt, hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) thấp; - Chăm sóc, quản lý quá trình nuôi dễ dàng, có hiệu quả kinh tế cao. 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cá giống Chất lượng cá giống phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố: - Chất lượng đàn cá bố mẹ - Kỹ thuật sinh sản - Kỹ thuật ương nuôi từ cá bột lên cá hương và từ cá hương lên cá giống, có thể phát sinh các vấn đề: + Đàn cá bị bệnh, phải sử dụng thuốc kháng sinh và các hóa dược khác đưa vào cơ thể nhiều và thường xuyên làm cho đàn cá chậm hoặc không phát triển được. + Môi trường ao nuôi biến đổi xấu, phải sử dụng hóa chất để xử lý làm cá bị sốc, giảm hoặc bỏ ăn. + Cho ăn thiếu thường xuyên, kéo dài. + Trị bệnh không triệt để, mầm bệnh vẫn khu trú trong cá gây bệnh mãn tính. + Mật độ ương cao dẫn đến tình trạng đàn cá giống không đạt kích thước quy định theo thời gian phát triển hoặc đạt tiêu chuẩn kích cỡ cá giống nhưng thời
  16. 15 gian ương nuôi lâu hơn bình thường, gọi chung là “cá còi”. Khi mua phải đàn cá này về nuôi, khả năng thành công không cao. - Vận chuyển cá giống Các vấn đề trong vận chuyển ảnh hưởng đến chất lượng cá giống là: + Thời gian vận chuyển kéo dài + Mật độ vận chuyển cá cao. 2. Tiêu chuẩn giống 2.1. Tiêu chuẩn giống cá chép a. Cá chép Tiêu chuân này quy định những chỉ tiêu chất lượng của cá chép giống V1, được áp dụng cho các cơ sở sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá chép V1 trong phạm vi cả nước. - Yêu cầu kỹ thuật + Cỡ cá giống Bảng 2.2.1. Quy cỡ cá giống Giai đoạn Chiều dài (mm) Khối lượng (g) Thời gian nuôi (ngày) Chép 150- 250 100 - 300 90- 120 + Chỉ tiêu cảm quan Màu sắc: vàng da cam nhạt Ngoại hình: Toàn thân phủ kín vẩy, trơn nhẵn, không sây sát, không dị hình Trạng thái hoạt động: Hoạt động bình thường, bơi chìm trong nước theo đàn Mức độ cảm nhiễm bệnh: Bảng 2.2.2: Mức độ cảm nhiễm bệnh trên cá giống Tỷ lệ % cảm Cường độ cảm nhiễm nhiễm Tên bệnh Dấu hiệu bệnh lý Cho Phải Cho phép Phải xử lý phép xử lý 1. Bệnh - Các gầy yếu, cơ thể < 30 30 < 5 bào 5 bào Bào tử bị dị hình, cong đuôi nang/lamen nang/lamen trùng - Trên da, mang cá có thể nhìn thấy các bào nang bằng hạt tấm màu
  17. 16 trắng đục 2. Bệnh - Trên thân cá có nhiều < 70 70 < 20 trùng/ 20 trùng/ trùng chất nhớt màu hơi 10 x 10(*) 10 x 10(*) bánh xe trắng đục, mang bị phá huỷ. - Cá bơi không định hướng và thường bơi trên tầng mặt 3. Bệnh - Trùng thường ký sinh < 30 > 30 < 5 trùng/ 5 trùng/ trùng quả trên cơ thể cá thành lamen lamen dưa những điểm màu trắng đục. - Da, vây, mang cá có nhiều chất nhớt làm giảm khả năng hô hấp và bảo vệ 4. Bệnh - Da cá tái có nhiều < 70 70 < 20 trùng/ 20 trùng/ sán lá đơn nhớt cung mang cung mang chủ - Mang cá có màu sắc nhợt nhạt, mất khả năng hô hấp Ghi chú : (*) : Thị trường kính hiển vi 10 x 10 + Dụng cụ kiểm tra và phương pháp kiểm tra Dụng cụ kiểm tra Danh mục Quy cách, đặc điểm Số lượng 1. Vợt cá giống Dùng lưới a = 40 - 50 mm, đường kính vợt 1 350-400mm 2. Thước đo Có chia vạch chính xác đến mm 1 chiều dài 3. Cân kỹ thuật Loại 50g, độ chính xác đến mg 1 4. Cân Loại 5 kg, độ chính xác 20g 1 5. Chậu (hoặc xô) Loại dung tích 10 lít 2 nhựa sáng màu 6. Bát nhựa hoặc Loại dung tích 1,0 - 1,5 lít 3 sứ trắng
  18. 17 Lấy mẫu kiểm tra Số lượng mẫu để kiểm tra các chỉ tiêu cảm quan và chiều dài cá: Dùng vợt cá giống lấy ngẫu nhiên khoảng 20- 30 cá thể từ giai chứa thả vào dụng cụ chứa nước sạch. Số lượng mẫu để kiểm tra chỉ tiêu khối lượng cá: Cá giống: Lấy 3 mẫu, mỗi mẫu khoảng 10- 20 con cá giống Kiểm tra các chỉ tiêu: Ngoại hình, máu sắc, trạng thái hoạt động Quan sát trực tiếp cá giống trong chậu (hoặc xô) ở điều kiện ánh sáng tự nhiên. Ðánh giá về ngoại hình, màu sắc, trạng thái hoạt động của cá bột, cá hương và cá giống theo quy định. Chiều dài cá giống: Vớt không ít hơn 30 cá thể và lần lượt đo toàn dài từng cá thể. Ðọc chiều dài cá từ mút đầu đến hết vây đuôi. Với cá giống, phải có 80% số cá kiểm tra đạt chiều dài theo quy định. Khối lượng cá giống - Ðặt chậu (hoặc xô) đã chứa 3- 5 lít nước sạch lên đĩa cân để xác định khối lượng của chậu và nước. - Dùng vợt bắt cá trong giai chứa, để chảy vừa hết nước trong vợt thì đổ cá vào chậu nước đã cân. Sau đó, xác định khối lượng của chậu nước và cá. - Ðếm số cá thể trong mẫu cân để tính khối lượng trung bình của cá thể. Tiến hành cân ba lần rồi lấy giá trị trung bình. Với cá giống, phải có 80% số cá kiểm tra đạt khối lượng theo quy định. Mức cảm nhiễm bệnh Kiểm tra chỉ tiêu Mức cảm nhiễm bệnh của cá chép giống V1 theo 28TCN101:1997 do các cơ quan chức năng được Bộ Thuỷ sản chỉ định thực hiện. 2.2. Tiêu chuẩn giống cá trắm cỏ Tiêu chuẩn này áp dụng trong phạm vi cả nước. - Yêu cầu kỹ thuật + Ngoại hình: Cân đối không dị hình, vây vẩy hoàn chỉnh, không sây sát, Không bị mất nhớt, cỡ cá đồng đều. + Trạng thái hoạt động: Hoạt bát, nhanh nhẹn, bơi chìm trong nước theo đàn + Chiều dài: 12 -15 cm + Khối lượng: 40-45 g/con + Mức độ cảm nhiễm bệnh: không có dấu hiệu bệnh lý - Dụng cụ và phương pháp kiểm tra
  19. 18 - Dụng cụ kiểm tra Bảng 2.2.3: Dụng cụ kiểm tra cá giống Dụng cụ Qui cách, đặc điểm Số lượng (cái) 1. Vợt cá giống - Lưới mền PA, không gút, mắt lưới 1 2a: 10mm - Đường kính vợt: 350 - 400mm 2. Thước đo Có vạch chia chính xác đến 1,0mm 1 3. Cân Loại 5kg, độ chính xác ± 20g 1 4. Chậu hoặc xô sáng màu Loại dung tích 10 lít 3 5. Lưới cá giống - Lưới mềm PA, không gút, mắt lưới 1 2a: 10 mm - Dài: 50 m, cao 4 - 5 m 6. Giai chứa cá giống - Lưới mềm PA, mắt lưới 2a: 10mm, 1-2 - Kích thước giai: 3 x 5 x 1,5 m - Lấy mẫu: Lẫy mẫu kiểm tra các chỉ tiêu ngoại hình, trạng thái hoạt động và chiều dài. + Dùng vợt vớt ngẫu nhiên cá giống từ giai, hoặc lưới chứa rồi thả vào chậu, hoặc xô chứa sẵn 5- 10 lít nước sạch. + Số lượng mẫu cần lấy để kiểm tra: 30 cá thế + Lấy mẫu kiểm tra chỉ tiêu khối lượng + Dùng vợt vớt ngẫu nhiên cá giống từ giai, hoặc lưới chứa rồi thả vào chậu, hoặc xô chứa sẵn 5- 10lít nước sạch. Lấy 3 lần mẫu trong đó có một mẫu vớt sát đáy. Mỗi mẫu phải có khối lượng lớn hơn 1000g. - Kiểm tra các chỉ tiêu + Ngoại hình, trạng thái hoạt động + Quan sát trực tiếp ngoại hình, trạng thái hoạt động của cá giống trong chậu, hoặc xô chứa với điều kiện ánh sáng tự nhiên. Đánh giá các chỉ tiêu chất lượng cá giống theo qui định. + Chiều dài
  20. 19 Sử dụng thước, hoặc giấy kẻ ly đo lần lượt chiều dài từng cá thể từ mút đầu đến cán đuôi với số lượng không ít hơn 30 cá thể. Số cá thể đạt chiều dài theo qui định trong Bảng 1 phải lớn hơn 80% tổng số cá đã kiểm tra. Khối lượng: Trình tự thao tác và yêu cầu khi kiểm tra phải theo Điều 3.3.3. của 28TCN133:1998. Mức cảm nhiễm bệnh: Lấy mẫu và kiểm tra mức cảm nhiễm bệnh của cá giống theo 28 TCN 101: 1997 do các cơ quan chức năng được Bộ Thuỷ sản chỉ định. 3. Các bước thực hiện kiểm tra cá giống - Chuẩn bị dụng cụ Vợt sợi mềm PA, không gút, mắt lưới 8-10mm, đường kính 50-60cm. Hình 2.2.1: Vợt vớt cá Thước đo hoặc giấy kẻ ô li có vạch chia chính xác đến mm. Hình 2.2.5. Giấy kẻ ô li Hình 2.2.2: Thước cây
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0