intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Thả và chăm sóc cá - MĐ03: Nuôi cá bống tượng

Chia sẻ: Minh Minh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:90

111
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Thả và chăm sóc cá được biên soạn theo chương trình mô đun của nghề "Nuôi cá bống tượng" trình độ sơ cấp. Giáo trình giới thiệu nội dung lý thuyết và thực hành chọn cá bống tượng giống, vận chuyển và thả cá vào ao, bè nuôi thương phẩm, cho ăn, kiểm tra.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Thả và chăm sóc cá - MĐ03: Nuôi cá bống tượng

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN THẢ VÀ CHĂM SÓC CÁ MÃ SỐ: MĐ 03 NGHỀ: NUÔI CÁ BỐNG TƢỢNG Trình độ: Sơ cấp nghề
  2. 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể đƣợc phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 03
  3. 2 LỜI GIỚI THIỆU Nuôi cá bống tƣợng là nghề đƣợc nhiều nông, ngƣ dân ở các tỉnh ĐBSCL nhƣ Tiền Giang, Bến Tre, An Giang, Đồng Tháp thực hiện để phát triển kinh tế gia đình. Hiện nay, cá bống tƣợng đƣợc nuôi trong các ao đất, bể lót bạt hay lồng, bè đặt trên hồ hay sông, rạch. Cá bống tƣợng cũng đang dần đƣợc nuôi ở một số địa phƣơng phía Bắc. Tuy nhiên, tài liệu hƣớng dẫn kỹ thuật nuôi cá bống tƣợng không nhiều nên không ít bà con còn nuôi theo kinh nghiệm, theo chỉ vẽ của hàng xóm nên cá lớn không đều, nhiễm bệnh và hao hụt nhiều, hiệu quả nuôi không cao. Xây dựng chƣơng trình, biên soạn giáo trình dạy nghề Nuôi cá bống tƣợng trình độ sơ cấp là một trong những hoạt động triển khai Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” để đào tạo trình độ sơ cấp và dạy nghề dƣới 3 tháng cho ngƣời làm nghề nuôi bống tƣợng và bà con lao động nông thôn, giảm bớt rủi ro, hƣớng tới hoạt động nuôi cá bống tƣợng phát triển bền vững. Chƣơng trình, giáo trình dạy nghề Nuôi cá bống tƣợng trình độ sơ cấp do Trƣờng Trung học Thủy sản chủ trì xây dựng, biên soạn từ tháng 9/2012 đến tháng 12/2012 theo quy trình đƣợc hƣớng dẫn tại Thông tƣ số 31/2010/TT- BLĐTBXH ngày 08/10/2010 của Bộ trƣởng Bộ Lao động-Thƣơng binh và Xã hội hƣớng dẫn xây dựng chƣơng trình, biên soạn giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp. Chƣơng trình dạy nghề Nuôi cá bống tƣợng trình độ sơ cấp gồm các mô đun Mô đun 01. Chuẩn bị ao nuôi cá Thời gian thực hiện 80 giờ Mô đun 02. Chuẩn bị lồng, bè nuôi cá Thời gian thực hiện 80 giờ Mô đun 03. Thả và chăm sóc cá Thời gian thực hiện 80 giờ Mô đun 04. Kiểm tra hệ thống nuôi Thời gian thực hiện 80 giờ Mô đun 05. Phòng, trị bệnh cá Thời gian thực hiện 80 giờ Mô đun 06. Thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ cá thƣơng phẩm Thời gian thực hiện 64 giờ Giáo trình Thả và chăm sóc cá đƣợc biên soạn theo Chƣơng trình mô đun Thả và chăm sóc cá của nghề Nuôi cá bống tƣợng trình độ sơ cấp. Giáo trình giới thiệu nội dung lý thuyết và thực hành chọn cá bống tƣợng giống, vận chuyển và thả cá vào ao, bè nuôi thƣơng phẩm, cho ăn, kiểm tra. Nội dung giảng dạy gồm 4 bài: Bài 1. Chọn cá giống
  4. 3 Bài 2. Vận chuyển và thả cá giống Bài 3. Cho cá ăn Bài 4. Kiểm tra cá Bài đọc thêm. Ƣơng cá giống trong bể Nhóm biên soạn giáo trình trân trọng cảm ơn Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục Dạy nghề, các Viện, Trƣờng, cơ sở sản xuất, các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật, thầy cô giáo đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu để giáo trình này đƣợc hoàn thành. Tuy nhiên, giáo trình cũng không tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi rất mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp bổ sung để giáo trình đƣợc hoàn thiện hơn. Tham gia biên soạn LÊ TIẾN DŨNG
  5. 4 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG LỜI GIỚI THIỆU ......................................................................................... 2 MÔ ĐUN THẢ VÀ CHĂM SÓC CÁ ......................................................... 7 Bài 1. CHỌN CÁ GIỐNG............................................................................ 8 1. Tìm hiểu chất lƣợng con giống ............................................................ 8 1.1. Tầm quan trọng của con giống trong nuôi cá ............................... 8 1.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng cá giống............................ 9 2. Chọn cơ sở sản xuất, kinh doanh cá bống tƣợng giống..................... 10 3. Chọn cá giống .................................................................................... 11 3.1. Yêu cầu kỹ thuật đối với cá bống tƣợng giống........................... 11 3.2. Kiểm tra cá giống ........................................................................ 12 4. Xác định mật độ và tính toán số lƣợng cá thả ................................... 16 4.1. Xác định mật độ thả cá ............................................................... 16 4.2. Tính toán số lƣợng cá thả............................................................ 16 Bài 2. VẬN CHUYỂN VÀ THẢ CÁ GIỐNG .......................................... 20 1. Xác định thời điểm, hình thức, phƣơng tiện, mật độ vận chuyển cá giống 21 1.1. Thời điểm vận chuyển cá giống .................................................. 21 1.2. Hình thức vận chuyển ................................................................. 21 1.3. Phƣơng tiện vận chuyển.............................................................. 22 2. Luyện cá ............................................................................................. 25 3. Đếm mẫu, cân cá................................................................................ 28 4. Đóng bao cá ....................................................................................... 29 4.1. Chuẩn bị dụng cụ ........................................................................ 29 4.2. Các bƣớc thực hiện ..................................................................... 30 5. Vận chuyển cá giống ......................................................................... 33 5.1. Vận chuyển bao cá ...................................................................... 33 5.2. Vận chuyển hở bằng thùng nhựa, bạt chứa nƣớc ....................... 34 6. Xử lý cá giống trƣớc khi thả .............................................................. 34
  6. 5 7. Thả cá vào ao, bè................................................................................ 36 7.1. Thả cá vào ao .............................................................................. 36 7.2. Thả cá vào bè .............................................................................. 37 8. Kiểm tra tình trạng cá trong ao, bè sau khi thả .................................. 38 9. Thả bù................................................................................................. 38 Bài 3. CHO CÁ ĂN .................................................................................... 42 1. Chọn thức ăn ...................................................................................... 42 2. Tính lƣợng thức ăn ............................................................................. 45 3. Chuẩn bị thức ăn ................................................................................ 47 3.1. Chuẩn bị thức ăn sống ................................................................. 47 3.2. Chuẩn bị thức ăn tƣơi .................................................................. 49 3.3. Chuẩn bị thức ăn viên ................................................................. 50 4. Cho cá ăn ............................................................................................ 58 4.1. Cho cá trong ao ăn....................................................................... 58 4.2. Cho cá trong bè ăn....................................................................... 61 4.3. Kiểm tra, vệ sinh sàng ăn ............................................................ 62 Bài 4. KIỂM TRA CÁ ................................................................................ 67 1. Kiểm tra hoạt động của cá ................................................................. 67 1.1. Quan sát cá ăn ............................................................................. 67 1.2. Quan sát cá hoạt động ................................................................. 68 2. Kiểm tra ngoại hình cá nuôi ............................................................... 69 3. Kiểm tra khối lƣợng cá ...................................................................... 69 4. San cá ................................................................................................. 72 Bài đọc thêm. ƢƠNG CÁ GIỐNG NHỎ TRONG BỂ .............................. 76 1. Chuẩn bị bể ........................................................................................ 76 2. Cấp nƣớc, gây màu ............................................................................ 77 2.1. Cấp nƣớc ..................................................................................... 77 2.2. Gây màu nƣớc ............................................................................. 77 3. Thả cá ................................................................................................. 78 4. Chăm sóc, quản lý bể ......................................................................... 78 4.1. Cho ăn ......................................................................................... 78 4.2. Kiểm tra, san bể........................................................................... 78
  7. 6 4.3. Thay nƣớc ................................................................................... 78 5. Thu cá ................................................................................................ 79 HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN ................................................... 80 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM ............................................................ 88 DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THUError! Bookmark not defined.
  8. 7 MÔ ĐUN THẢ VÀ CHĂM SÓC CÁ Mã mô đun: MĐ 03 Mô đun 03: “Thả và chăm sóc cá” có thời gian học tập 80 giờ, trong đó có 16 giờ lý thuyết, 56 giờ thực hành, 04 giờ kiểm tra định kỳ và 04 giờ kiểm tra kết thúc mô đun. Mô đun này trang bị cho ngƣời học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: chọn cá bống tƣợng giống, vận chuyển và thả cá vào ao, bè nuôi thƣơng phẩm, cho ăn, kiểm tra cá đạt chất lƣợng và hiệu quả cao. Mô đun đƣợc tích hợp giữa lý thuyết và thực hành. Phần lý thuyết của mô đun đƣợc trình bày ở lớp học và học viên đƣợc thực hành tại các ao, trại nuôi cá bống tƣợng thƣơng phẩm. Kết quả học tập của học viên đƣợc đánh giá qua trả lời các câu hỏi về kiến thức lý thuyết và thực hiện thao tác của các công việc: chọn cá bống tƣợng giống, vận chuyển và thả cá vào ao, bè nuôi thƣơng phẩm, cho ăn, kiểm tra cá.
  9. 8 Bài 1. CHỌN CÁ GIỐNG Mã bài: MĐ 03-01 Cùng với công tác cải tạo, chuẩn bị ao bè tốt, tạo đƣợc môi trƣờng sống thích hợp và ổn định để cá phát triển, công tác giống có vai trò rất quan trọng để có đƣợc vụ nuôi thành công. Công tác giống bao gồm việc chọn đƣợc con giống đạt tiêu chuẩn kỹ thuật cho từng vụ nuôi và việc chọn đƣợc cơ sở sản xuất và bán cá bống tƣợng giống tại địa phƣơng đảm bảo các yêu cầu quy định của Nhà nƣớc về cơ sở sản xuất và kinh doanh giống, đảm bảo cung cấp đủ số lƣợng con giống, đúng hạn với giá cả hợp lý trong nhiều vụ nuôi. Mục tiêu – Trình bày đƣợc các tiêu chuẩn của cá bống tƣợng giống tốt, đạt yêu cầu thả nuôi. – Chọn đƣợc nơi bán cá bống tƣợng giống tốt, thực hiện đúng các quy định của Nhà nƣớc về cơ sở sản xuất, kinh doanh cá bống tƣợng giống. A. Nội dung 1. Tìm hiểu chất lƣợng con giống 1.1. Tầm quan trọng của con giống trong nuôi cá Chất lƣợng con giống là một yếu tố rất quan trọng, có ý nghĩa rất lớn quyết định đến hiệu quả của nghề nuôi cá bống tƣợng. Khi chất lƣợng giống tốt: – Cá khỏe mạnh, sức đề kháng tốt, ít bệnh, chi phí phòng trị bệnh thấp; – Cá mau lớn, thời gian nuôi phù hợp, đúng kế hoạch, quay vòng ao và vốn nhanh; – Cá hấp thu thức ăn tốt, tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR) thấp; – Chăm sóc, quản lý quá trình nuôi dễ dàng, nhẹ nhàng, chi phí nhân công thấp. Chất lƣợng cá giống không đạt yêu cầu dẫn đến: – Cá chậm lớn, không đều cỡ, vụ nuôi kéo dài; – Cá dễ nhiễm bệnh, tỷ lệ hao hụt cao; – Tiêu tốn nhiều thức ăn; – Chi phí phòng trị bệnh, xử lý môi trƣờng, chi phí quản lý tăng cao.
  10. 9 1.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng cá giống Chất lƣợng cá giống phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố: – Chất lƣợng đàn cá bố mẹ – Kỹ thuật sinh sản – Kỹ thuật ƣơng nuôi – Vận chuyển cá giống Chất lƣợng đàn cá bố mẹ Chất lƣợng đàn cá bố mẹ ảnh hƣởng rất nhiều đến chất lƣợng cá giống, thể hiện ở các điểm sau: – Yếu tố di truyền Các đặc điểm ƣu thế nuôi nhƣ lớn nhanh, ít nhiễm bệnh, ngoại hình đẹp, tiêu tốn ít thức ăn… của từng cá thể trong đàn sẽ đƣợc ghi nhận thông qua việc theo dõi sự tăng trƣởng và phát triển của đàn cá. Cá thể có các ƣu điểm trên đƣợc ƣu tiên tuyển chọn làm cá bố mẹ. Sự thoái hóa giống ở thế hệ con do đàn cá bố mẹ có cùng ông bà (cận huyết). Thoái hóa giống làm cá giảm sức sống, chậm lớn, dễ nhiễm bệnh. Hàng năm, đàn cá bố mẹ phải đƣợc luân phiên chuyển đổi cá đực và cá cái đến các khu vực địa lý khác nhau, không trùng lặp để tránh tình trạng bị cận huyết. Hoặc bổ sung thay thế từng phần đàn cá bố mẹ già cũ bằng số cá mới từ các địa phƣơng khác nhau. Do cá bống tƣợng dễ sinh sản tự nhiên trong ao nên trong thực tế sản xuất con giống hiện nay, cá bống tƣợng giống có thể đƣợc vớt từ ao nuôi cá bố mẹ hoặc từ ao nuôi cá thịt nhiều năm. Không thể kiểm soát tình trạng cận huyết của dạng cá giống này do cá bố mẹ của chúng có thể cùng chung cá ông bà tồn tại nhiều năm trong ao do đƣợc chủ động giữ lại hoặc còn sót lại khi thu hoạch. – Tuổi và cỡ cá Cá bố mẹ trong độ tuổi sinh sản cho đàn con có chất lƣợng tốt nhất. Khối lƣợng cá bố mẹ ảnh hƣởng đến số lƣợng và kích cỡ trứng. Hạt trứng đạt kích thƣớc tới hạn, cá bột mới nở có nhiều noãn hoàng, giúp cá phát triển tốt ngay từ đầu, tạo tiền đề thuận lợi cho các giai đoạn phát triển tiếp theo. Tuổi sinh sản của cá bống tƣợng bố mẹ 2-4 năm, khối lƣợng cá 0,5-1kg. – Điều kiện nuôi vỗ Thực hiện đúng quy trình kỹ thuật nuôi vỗ cá bố mẹ (cho ăn, quản lý môi trƣờng, kích thích nƣớc…) giúp buồng trứng cá phát triển tốt, sự chuyển hóa tạo noãn hoàng trong hạt trứng đạt tối đa, các bộ phận của phôi cá đƣợc hình thành đầy đủ nên tỷ lệ nở cao, cá bột khỏe.
  11. 10 Kỹ thuật sinh sản Trong sinh sản cá bống tƣợng bằng phƣơng pháp tiêm kích dục tố, các sai sót có thể xảy ra là: – Chọn cá bố mẹ chƣa hoàn toàn thành thục hoặc buồng trứng, tinh cá ở giai đoạn thoái hóa để đƣa lên đẻ. – Tính toán sai liều lƣợng kích dục tố. – Cho đẻ tái phát dục nhiều lần trong mùa sinh sản (quy định cho cá đẻ không quá 2 lần/năm) – Quản lý môi trƣờng ấp trứng (nhiệt độ ấp, sục khí) không thích hợp. Nên trứng và tinh trùng giảm chất lƣợng, tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở thấp, cá bột có sức sống kém. Kỹ thuật ƣơng nuôi Trong quá trình ƣơng từ cá bột lên cá hƣơng và từ cá hƣơng lên cá giống, có thể phát sinh các vấn đề: – Đàn cá bị bệnh, phải sử dụng thuốc kháng sinh và các hóa dƣợc khác đƣa vào cơ thể nhiều và thƣờng xuyên làm cho đàn cá chậm hoặc không phát triển đƣợc, dƣ lƣợng thuốc tích tụ trong cơ thể. – Môi trƣờng ao nuôi biến đổi xấu, phải sử dụng hóa chất để xử lý làm cá bị sốc, giảm hoặc bỏ ăn. – Cho ăn thiếu thƣờng xuyên, kéo dài. – Trị bệnh không triệt để, mầm bệnh vẫn khu trú trong cá gây bệnh mãn tính. – Mật độ ƣơng cao. Dẫn đến tình trạng đàn cá giống không đạt kích thƣớc quy định theo thời gian phát triển hoặc đạt tiêu chuẩn kích cỡ cá giống nhƣng thời gian ƣơng nuôi lâu hơn bình thƣờng, gọi chung là “cá còi”. Khi mua phải đàn cá này về nuôi, khả năng thành công không cao. Vận chuyển cá giống Các vấn đề trong vận chuyển ảnh hƣởng đến chất lƣợng cá giống là: – Thời gian vận chuyển kéo dài. – Mật độ vận chuyển cá cao. 2. Chọn cơ sở sản xuất, kinh doanh cá bống tƣợng giống Cơ sở sản xuất, kinh doanh cá bống tƣợng giống phải có đủ các điều kiện: – Có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về giống thủy sản. – Địa điểm sản xuất, kinh doanh phải theo quy hoạch của địa phƣơng.
  12. 11 – Trang thiết bị kỹ thuật, hệ thống cấp và thoát nƣớc, xử lý nƣớc thải, phƣơng tiện vận chuyển, lƣu giữ cá phải đầy đủ, phù hợp. – Có ao, bể nuôi cách ly giống mới nhập về. – Có chứng nhận đảm bảo vệ sinh thú y thủy sản, bảo vệ môi trƣờng sinh thái – Có hồ sơ theo dõi quá trình sản xuất, kinh doanh giống: 1.Sổ ghi nguồn gốc cá thể trong đàn cá bố mẹ (chất lƣợng dòng thuần, thời gian tuyển chọn, trọng lƣợng, các đặc điểm, số lần tham gia sinh sản, kết quả đẻ trứng). 2.Sổ ghi chế độ nuôi vỗ (thức ăn và cách cho ăn, chế độ kích thích nƣớc, khả năng phát dục qua các lần kiểm tra). 3.Sổ ghi kết quả sản xuất từng lô giống (số cá thể tham gia, trọng lƣợng, việc sử dụng kích dục tố, điều kiện môi trƣờng khi cho đẻ, kết quả số lƣợng trứng và số lƣợng cá bột của mỗi lứa đẻ...). 4.Nhật ký theo dõi quá trình ƣơng nuôi từng lô (thời gian ƣơng, số lƣợng, chế độ chăm sóc, sử dụng thức ăn, tình hình phát triển, diễn biến thời tiết, các biểu hiện của giống ƣơng, kiểm tra bệnh định kỳ, kết quả ƣơng nuôi). – Có nhân viên kỹ thuật có chứng chỉ đƣợc đào tạo về sản xuất giống hoặc nuôi trồng thủy sản. – Thực hiện quy trình kỹ thuật và đảm bảo vệ sinh thú y, bảo vệ môi trƣờng nƣớc theo quy định. – Sử dụng thức ăn, thuốc thú y, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất trong sản xuất, kinh doanh cá bống tƣợng theo quy định. – Sử dụng đàn bố mẹ đảm bảo chất lƣợng theo quy định, có chứng nhận xuất xứ dòng thuần. Mỗi cá thể sử dụng cho sinh sản không quá 2 lần trong một năm. – Công bố chất lƣợng và ghi nhãn hàng hóa cho các lô giống khi đƣa ra thị trƣờng theo quy định. – Thực hiện kiểm dịch bệnh cho các lô cá giống khi đƣa ra thị trƣờng. 3. Chọn cá giống 3.1. Yêu cầu kỹ thuật đối với cá bống tƣợng giống Chất lƣợng giống cá bống tƣợng phải đạt yêu cầu quy định trong Bảng 3.1.1 Bảng 3.1.1. Yêu cầu kỹ thuật đối với cá bống tƣợng giống Chỉ tiêu Yêu cầu 1. Ngoại hình - Cân đối, không dị hình. Số cá thể dị hình phải
  13. 12 nhỏ hơn 1 % tổng số. - Vây hoàn chỉnh, nguyên vẹn. Vẩy đều. - Da bóng, nhiều nhớt. Lƣng màu xám nhạt. - Bụng không sƣng đỏ do nhiễm khuẩn hoặc ký sinh trùng. Đuôi không có nấm thủy mi ký sinh. - Cỡ cá đồng đều. 2.Trạng thái hoạt động - Bơi nhanh nhẹn, các vây hoạt động đều. - Nắp mang mở, vây xòe rộng khi lật ngửa cá. (Cá xấu: bơi lờ đờ, thƣờng nằm ngửa, vây không hoạt động hoặc bơi hỗn loạn do bị ký sinh). 3. Tuổi tính từ cá hƣơng - Giống nhỏ: 50 - 60 (ngày) - Giống lớn: 90 - 100 4. Chiều dài (cm) - Giống nhỏ: 5 - 6 - Giống lớn: 7 - 8 5. Khối lƣợng (g) - Giống nhỏ: 2,0 - 5,0 - Giống lớn: 12,0 - 20,0 6. Tình trạng sức khoẻ Tốt, không có bệnh 3.2. Kiểm tra cá giống 3.2.1. Chuẩn bị dụng cụ Vợt sợi mềm PA, không gút, mắt lƣới 8-10mm, đƣờng kính 50-60cm. Vợt vớt cá
  14. 13 Thƣớc đo hoặc giấy kẻ ô li có vạch chia chính xác đến mm. Giấy kẻ ô li Kính lúp để tìm các búi sợi nấm thủy mi. Kính lúp Cân đồng hồ loại 2-5kg, độ chính xác 20g Cân đồng hồ Xô 30-40 lít hoặc thau 40-60cm
  15. 14 Thau Xô Hình 3.1.1. Các dụng cụ kiểm tra cá giống 3.2.2. Kiểm tra ngoại hình, trạng thái hoạt động – Thu mẫu: Dùng vợt cá giống vớt ngẫu nhiên 3 mẫu, mỗi mẫu khoảng 100 cá thể giống nhỏ hoặc 50-100 cá thể giống lớn từ giai chứa thả vào chậu hoặc xô chứa sẵn nƣớc sạch. – Quan sát: Quan sát trực tiếp ngoại hình, trạng thái hoạt động của cá giống trong chậu hoặc xô mẫu với điều kiện đủ ánh sáng để phân biệt đƣợc về ngoại hình của cá qui định trong Bảng 3.1.1. Hình 3.1.2. Cá bống tượng giống tốt Dùng kính lúp quan sát vùng đuôi của cá để phát hiện các búi sợi bông trắng của nấm thủy mi. Hình 3.1.3. Búi bông trắng của nấm thủy mi ở cá bống tượng. – Đếm số lƣợng cá bị dị hình (mù mắt, vẹo cột sống…) trong tổng số cá trong thau (xô). – Tính tỷ lệ % cá dị hình theo công thức: Ví dụ:
  16. 15 Số lƣợng cá bị dị hình trong thau mẫu chứa 210 cá giống là 2 con, tỷ lệ dị hình của thau mẫu là 2/210 x 100 = 0,95% Kết luận: Tỷ lệ dị hình của đàn cá không vƣợt quá mức quy định là 1%. 3.2.3. Đo chiều dài – Vớt ngẫu nhiên từ thau (xô) mẫu ra ít nhất là 50 cá thể cho vào thau (xô) khác. – Đặt cá giống trên giấy kẻ ô li hoặc thƣớc đo kẻ li để đo chiều dài toàn thân cá (từ chót mõm đến mút đuôi). Đo lần lƣợt cho đến khi Hình 3.1.4. Đo chiều dài của cá hết số cá mẫu. – Để riêng số cá không đạt chiều dài quy định trong Bảng 3.1.1 Tính tỷ lệ % cá không đạt chiều dài quy định theo công thức: – Kết luận: Tỷ lệ cá thể không đạt chiều dài theo quy định trong Bảng 3.1.1 phải nhỏ hơn 10% tổng số cá đã kiểm tra. 3.2.4. Cân khối lƣợng – Thu mẫu: Ngừng cho cá ăn trƣớc khi kiểm tra ít nhất 6 giờ. Dùng vợt cá giống vớt ngẫu nhiên từ giai chứa 3 mẫu (mỗi mẫu khoảng 1000g cá), trong đó có một mẫu vớt sát đáy giai, thả vào thau hoặc xô chứa sẵn nƣớc sạch. – Ðặt thau (xô) khác chứa nƣớc lên đĩa cân để xác định khối lƣợng của bì. – Dùng vợt xúc cá của thau (xô) mẫu, để róc hết nƣớc rồi đổ vào thau (xô) đã cân bì. – Cân xác định khối lƣợng của thau (xô) có cá rồi trừ đi khối lƣợng của bì để xác định khối lƣợng của cá. – Ðếm số lƣợng cá thể trong mẫu đã cân và tính khối lƣợng bình quân của cá thể trong mẫu. Khối lƣợng cá thể phải đạt hoặc vƣợt khoảng giá trị quy định trong Bảng 3.1.1.
  17. 16 3.2.5. Kiểm tra tình trạng sức khoẻ  Kiểm tra phiếu kiểm dịch đàn cá do cơ quan thú y thủy sản địa phƣơng cấp. – Kết hợp đánh giá tình trạng sức khoẻ của cá giống bằng cảm quan qua các chỉ tiêu quy định trong Bảng 3.1.1 3.2.6. Tìm hiểu lý lịch đàn cá giống – Độ tuổi sinh sản của đàn cá bố mẹ: tốt nhất là 2-4 tuổi. – Số lần đẻ trong năm: không quá 2 lần/năm. – Tỷ lệ sống trung bình khi ƣơng từ bột lên giống: từ 50% trở lên. 3.2.7. Chọn cá thả nuôi trong ao, bè Đàn cá giống tốt khi đạt các yêu cầu kỹ thuật của cá bống tƣợng giống ở bảng 3.1.1, là con của cá bố mẹ 2-4 tuổi và cho đẻ không quá 2 lần/năm. Nuôi cá trong ao, có thể chọn cá giống cỡ 5-6cm hay 7-8cm để giảm chi phí con giống. Nuôi cá trong bè, nên chọn cá giống cỡ 80-100g/con (10-12con/kg) để cá chịu đựng các bất lợi của môi trƣờng tốt hơn, rút ngắn thời gian nuôi, giảm rủi ro do biến động đột ngột, khó kiểm soát và xử lý của môi trƣờng nƣớc sông, hồ. 4. Xác định mật độ và tính toán số lƣợng cá thả 4.1. Xác định mật độ thả cá Mật độ cá thả khi nuôi ao: Cỡ 5-6cm, thả 10-12 con/m2 Cỡ 7-8cm, thả 5-8con/m2 Cỡ 10-12 con/kg, thả 3-5 con/m2. Ao có nguồn nƣớc lƣu thông tốt có thể thả cá ở mức cao. Nếu ao thay đổi nƣớc kém thì nuôi ở mức thấp. - Mật độ cá thả khi nuôi bè: Cỡ 10-12 con/kg, thả 30-50 con/m3 hay 80-100 con/m2. 4.2. Tính toán số lƣợng cá thả – Lƣợng cá thả vào ao đƣợc tính theo công thức: Lƣợng cá thả = Mật độ cá thả x Diện tích ao Ví dụ: Tính lƣợng cá thả vào ao có diện tích 500m2, mật độ cá thả là 12 con/m2. Lƣợng cá thả = 12 con/m2 x 500m2 = 6.000 con
  18. 17 – Lƣợng cá thả vào bè có thể đƣợc tính theo công thức dựa theo diện tích bè hoặc theo thể tích bè Lƣợng cá thả = Mật độ cá thả (theo diện tích) x Diện tích bè Hoặc Lƣợng cá thả = Mật độ cá thả (theo thể tích) x Thể tích bè Ví dụ 1: Tính lƣợng cá thả vào bè có diện tích 30m2, mật độ cá thả là 80 con/m2. Lƣợng cá thả = 80 con/m2 x 30m2 = 2.400 con Ví dụ 2: Tính lƣợng cá thả vào bè có thể tích 60m3, mật độ cá thả là 40 con/m3. Lƣợng cá thả = 40 con/m3 x 60m3 = 2.400 con B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi: Trình bày các tiêu chuẩn kỹ thuật của cá bống tƣợng giống. 2. Các bài thực hành: 2.1. Bài thực hành 3.1.1. Chọn giống cá bống tƣợng – Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện các bƣớc công việc chọn cá bống tƣợng giống đạt tiêu chuẩn kỹ thuật để nuôi thƣơng phẩm. – Nguồn lực: cho mỗi nhóm + Vợt vớt cá giống 01 cái + Thau nhựa đƣờng kính 40-60cm 01 cái + Cân đồng hồ 2-5kg, độ chính xác 20g 01 cái + Kính lúp 01 cái + Thƣớc kẻ mm ` 01 cái + Cá bống tƣợng giống – Cách thức tiến hành: chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. – Nhiệm vụ của nhóm/cá nhân khi thực hiện bài tập: Các nhóm thực hiện bài tập theo các nội dung: + Kiểm tra ngoại hình, trạng thái hoạt động Thực hiện theo hƣớng dẫn tại mục 3.2.2. Kiểm tra ngoại hình, trạng thái hoạt động
  19. 18 + Đo chiều dài Thực hiện theo hƣớng dẫn tại mục 3.2.3. Đo chiều dài + Cân khối lƣợng Thực hiện theo hƣớng dẫn tại mục 3.2.4. Cân khối lƣợng – Thời gian hoàn thành: 3 giờ – Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt đƣợc sau bài thực hành: Bài báo cáo đánh giá chất lƣợng cá bống tƣợng giống kiểm tra so với tiêu chuẩn kỹ thuật và kết luận. 2.2. Bài thực hành 3.1.2. Tham quan cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cá bống tƣợng tại địa phƣơng – Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng nghề để thực hiện các bƣớc công việc nhận xét, đánh giá hoạt động sản xuất, kinh doanh cá bống tƣợng giống. – Nguồn lực: cho mỗi nhóm + Trại sản xuất cá bống tƣợng giống của doanh nghiệp hay hộ gia đình + Sổ ghi chép, bút, thƣớc kẻ . – Cách thức tiến hành: chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 5 học viên. – Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: + Quan sát và vẽ sơ đồ bố trí hệ thống ao, bể trong trại. + Tìm hiểu về đàn cá bố mẹ: nguồn gốc, số lƣợng, tỷ lệ đực cái, tuổi + Tìm hiểu về hình thức sinh sản của cá bố mẹ + Tìm hiểu về kỹ thuật ƣơng cá + Tìm hiểu về sản phẩm cá giống của cơ sở + Tìm hiểu về nhân lực trong trại. – Thời gian hoàn thành: 8 giờ – Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt đƣợc sau bài thực hành: Báo cáo nhận xét, đánh giá về bố trí công trình và sản xuất cá bống tƣợng giống trong trại. C. Ghi nhớ – Chọn đàn cá giống đều cỡ, cân đối, da bóng, nhiều nhớt, vây nguyên vẹn, hoạt động đều khi bơi, vẩy đều, nhanh nhẹn, không có dấu hiệu bệnh để nuôi, là con của cá bố mẹ 2-4 tuổi và cho đẻ không quá 2 lần/năm. – Nuôi cá trong ao, có thể chọn cá giống cỡ 5-6cm hay 7-8cm.
  20. 19 – Nuôi cá trong bè, nên chọn cá giống cỡ 80-100g/con (10-12con/kg) – Chọn cơ sở cung cấp cá giống thực hiện đúng quy định của Nhà nƣớc.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
13=>1