intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Kỹ thuật chăm sóc gà thả vườn (Dạy nghề thường xuyên)

Chia sẻ: NHƯ QUỲNH TRẦN | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:95

13
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình kỹ thuật chăm sóc gà thả vườn gồm những kiến thức cơ bản nhất, nhưng quy luật chung nhất, những nguyên lý kỹ thuật chăn nuôi và cơ sở khoa học của chúng để góp phần thúc đẩy quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm gà trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Kỹ thuật chăm sóc gà thả vườn (Dạy nghề thường xuyên)

  1. SỞ GD&ĐT NINH THUẬN TRUNG TÂM GDTX, DN&HN NINH SƠN GIÁO TRÌNH KỸ THUẬT CHĂM SÓC GÀ THẢ VƯỜN DẠY NGHỀ THƯỜNG XUYÊN Ninh Sơn - Năm 2014 1
  2. LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, cùng với ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi của nước ta đã không ngừng phát triển và đã đạt được kết quả đáng kể. Chăn nuôi gia cầm là một loại hình chăn nuôi phổ biến trong hộ gia đình Việt Nam. Chăn nuôi gà là một nghề đã có từ lâu trong các hộ gia đình ở nông thôn. Nó cung cấp phần lớn sản lượng thịt cho ngành chăn nuôi nói chung và ngành gia cầm nói riêng. Hơn nữa chu kỳ sản xuất gà ngắn do đó nó đáp ứng được nhu cầu thực phẩm ngày càng cao trong xã hội cả về số lượng cũng chất lượng sản phẩm. Ngành chăn nuôi gà phát triển còn góp phần bổ trợ đáng kể vào việc phát triển ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi và các ngành kinh tế khác, làm tăng nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm, xuất khẩu thu ngoại tệ phục vụ cho các ngành kinh tế khác trong nền kinh tế quốc dân. Ngành chăn nuôi gia cầm nói chung và chăn nuôi gà nói riêng trong những năm gần đây đã từng bước được Nhà nước chú ý hơn. Giáo trình kỹ thuật chăm sóc gà thả vườn gồm những kiến thức cơ bản nhất, nhưng quy luật chung nhất, những nguyên lý kỹ thuật chăn nuôi và cơ sở khoa học của chúng để góp phần thúc đẩy quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm gà trong thời gian tới. 2
  3. MODUN 1: GIỐNG VÀ KỸ THUẬT CHỌN GIỐNG Bài: TÌNH HÌNH CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CHĂN NUÔI TRONG THỜI GIAN QUA I. Xu hướng tình hình chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi nước ta trong thời gian qua Nông nghiệp giữ một vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia. Đặc biệt với Việt Nam, từ lâu nông nghiệp đã trở thành một thế mạnh và là chỗ dựa vững chắc để đất nước có thể vượt qua những khó khăn, thử thách để xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh. Trong những năm đổi mới vừa qua, sản xuất nông nghiệp trong nước đã đạt được những thành tựu to lớn. Không những cung cấp đầy đủ lương thực, thực phẩm cho con người, đảm bảo nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm mà còn sản xuất ra những mặt hàng có giá trị xuất khẩu, tăng thêm nguồn thu ngoại tệ góp phần thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng cao, đời sống nhân dân được cải thiện. Hiện tại cũng như trong tương lai, nông nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển của đất nước, không ngành nào có thể thay thế được. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp ở nước ta vẫn còn tồn tại nhiều vướng mắc cần được tháo gỡ, đặc biệt là trong bối cảnh suy giảm kinh tế hiện nay. Đó là thị trường hàng hóa bị thu hẹp, sản xuất nông nghiệp còn manh mún chưa tập trung, trình độ phát triển nông nghiệp còn lạc hậu, hiệu quả còn chưa cao, thiếu đồng đều giữa các vùng miền… 1. Đặc điểm của nông nghiệp hàng hóa Thứ nhất, hình thành những đơn vị kinh tế không thuần nhất, số lượng những đơn vị kinh tế thực hiện một chức năng kinh tế giống nhau giảm xuống, số lượng những ngành kinh tế riêng biệt tăng lên. Công nghiệp tách ra khỏi nông nghiệp, sản xuất và trao đổi hàng hóa trở thành phổ biến, các ngành kinh tế mới trong nội bộ nông nghiệp mới có điều kiện phát triển mạnh, thị trường từng bước được mở rộng đưa đến chỗ ngày càng tăng thêm những ngành công nghiệp riêng biệt tách khỏi nông nghiệp. Xu hướng phát triển này không những biến việc sản xuất mang tính chuyên biệt tạo ra từng sản phẩm riêng mà còn sản xuất bộ phận riêng của sản phẩm, thậm chí cả từng thao tác trong việc chế biến sản phẩm thành một ngành công nghiệp hoặc dịch vụ riêng. Quá trình này cũng diễn ra trong nội bộ ngành nông nghiệp làm nảy sinh những khu vực nông nghiệp chuyên môn hóa, dẫn đến sự trao đổi sản phẩm nông nghiệp lấy sản phẩm công nghiệp, giữa sản phẩm nông nghiệp với nhau. Thứ hai, sự phân công xã hội ngày càng phát triển dẫn đến sự ra đời của thương nghiệp. Lúc đầu thương nghiệp chỉ đón những sản phẩm thừa ra, về sau nó tác động 3
  4. vào nền sản xuất, hướng sản xuất vốn nhằm vào nhu cầu tiêu dùng trực tiếp chuyển sang sản xuất nhằm vào thị trường và từng bước sát nhập lưu thông thành một khâu của quá trình tái sản xuất và thị trường ngày càng mở rộng. Sự phát triển của sản xuất hàng hóa sẽ chấm dứt tình trạng phân tán của những đơn vị kinh tế nhỏ (trong kinh tế tự nhiên) và sẽ tập hợp các thị trường nhỏ địa phương thành một thị trường lớn trong toàn quốc và sau đó trên toàn thế giới. Theo tiến độ đó xu hướng phát triển tất yếu của sản xuất xã hội là kinh tế tự nhiên sẽ chuyển thành kinh tế hàng hóa, các ngành kinh tế chuyên môn hóa gắn bó mật thiết với nhau hơn. Kinh tế hàng hóa phát huy tính năng động, sáng tạo của mỗi người lao động, mỗi đơn vị kinh tế; tạo điều kiện cho sự phát triển tự do, toàn diện của cá nhân; tạo ra cơ chế phân bổ và sử dụng các nguồn lực của xã hội. Kinh tế hàng hóa phát triển sẽ thúc đẩy và mở rộng giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các địa phương trong cả nước và giữa các quốc gia trên thế giới trên cở sở tôn trọng, hợp tác lẫn nhau và cùng phát triển. 2. Tính ưu việt của nông nghiệp hàng hóa Một là, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển nhanh, không ngừng tăng năng suất lao động. Hai là, nông nghiệp hàng hóa đẩy mạnh quá trình xã hội hóa lực lượng sản xuất. Ba là, nông nghiệp hàng hóa thúc đẩy quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, thúc đẩy mở rộng thị trường hàng tiêu dùng, thị trường lao động và thị trường tư liệu sản xuất. 3. Sự biến đổi của cơ cấu cây trồng, vật nuôi trong quá trình phát triển nông nghiệp hàng hóa a. Cơ cấu ngành kinh tế Cơ cấu ngành kinh tế là tổ hợp các nhóm ngành hợp thành các tương quan tỷ lệ, biểu hiện mối quan hệ giữa các nhóm ngành của nền kinh tế quốc dân. Cơ cấu ngành phản ánh trình độ phân công lao động và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất của nền kinh tế. Cơ cấu cây trồng, vật nuôi là thành phần các giống và loại cây, con được bố trí theo không gian và thời gian trong hệ sinh thái nông nghiệp nhằm tận dụng hợp lý các nguồn lợi về tự nhiên, kinh tế - xã hội sẵn có của vùng. Cơ cấu cây trồng, vật nuôi là một phận của cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nó còn là một nội dung chủ yếu của hệ thống canh tác nông nghiệp. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi là chuyển từ trạng thái cây trồng, vật nuôi cũ sang trạng thái cây trồng, vật nuôi mới để nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh tế, phát triển những cây trồng, vật nuôi có triển vọng trên thị trường, có giá trị gia tăng cao. 4
  5. b. Xu hướng chủ yếu trong chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế nông nghiệp Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp diễn ra tùy tình hình cụ thể của từng vùng, từng nước, nhưng theo đà phát triển của nông nghiệp hàng hóa, xu hướng chủ yếu nói chung trong chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế diễn ra như sau: Thứ nhất, tỷ trọng lao động và giá trị sản lượng nông nghiệp ngày càng giảm, lao động nông nghiệp được rút bớt để chuyển sang công nghiệp và dịch vụ. Cơ cấu ngành nông nghiệp biến đổi phải nằm trong xu hướng phát triển kinh tế nông thôn tổng hợp bao gồm cả công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Phân công lao động ở nông thôn diễn ra theo hướng giảm lao động trồng lúa chuyển sang trồng các cây khác và phát triển chăn nuôi, mở rộng ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, với việc mở rộng lao động ra thành thị phục vụ cho nhu cầu phát triển công nghiệp, thương nghiệp và các dịch vụ khác. Thứ hai, tỷ trọng giá trị sản phẩm trồng trọt giảm xuống và tỷ trọng giá trị sản phẩm chăn nuôi tăng lên. Việc hình thành một cơ cấu ngành nông nghiệp hợp lý cho phép khai thác tốt nhất các nguồn lực tạo ra sức bật mới trong nông thôn. Xu hướng chung là phải phát triển cả nông nghiệp (theo nghĩa hẹp), lâm nghiệp, ngư nghiệp; phải phát triển cả trồng trọt và chăn nuôi, đưa chăn nuôi trở thành một ngành sản xuất chính. Thứ ba, tỷ trọng giá trị sản lượng lương thực giảm (nhưng sản lượng tuyệt đối thì tăng lên do năng suất lao động cây trồng tăng cao); tỷ trọng các loại cây công nghiệp và rau quả tăng lên. Xu hướng chung ở nước ta hiện nay là giảm tỷ trọng cây lương thực tăng giá trị cây thực phẩm, cây ăn quả, cây công nghiệp; giảm tỷ trọng và giá trị sản phẩm thô, tăng tỷ trọng giá trị sản phẩm chế biến… trong tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp. Điều đó cho phép khai thác tiềm năng và lợi thế các vùng khác nhau, kết hợp hợp lý nông - lâm - ngư nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. c. Những nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu ngành kinh tế trong nông nghiệp Một là, năng suất lao động trong nông nghiệp, nhất là năng suất lao động trong trồng cây lương thực Hai là, điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu Ba là, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nhất là giao thông vận tải Bốn là, sự phát triển công nghiệp chế biến nông sản d. Một vài kinh nghiệm của việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa ở nước ta Một là, quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở các tỉnh mặc dù điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội còn có những điểm khác nhau, nhưng cái chung nhất là 5
  6. dựa trên tiềm năng, thế mạnh của mình, phát triển theo cơ chế thị trường, mỗi tỉnh từng bước xác định cho mình một cơ cấu kinh tế hợp lý. Hai là, trong quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi các tỉnh đều xác định ngành kinh tế mũi nhọn để tập trung đầu tư, nhằm mang lại hiệu quả cao. Ba là, tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất, thiết bị, nguồn nhân lực bằng mọi nguồn vốn, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia. Bốn là, để chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, khi bố trí cơ cấu kinh tế hợp lý luôn chú ý tới các vùng miền lãnh thổ, vùng sâu vùng xa phù hợp với điều kiện sinh thái thổ những của từng vùng. Năm là, cụ thể hóa các chủ trương, chiến lược bằng quy hoạch, kế hoạch, chương trình và biện pháp cụ thể, rõ ràng, phối hợp giữa các ngành, địa phương. II. Tình hình chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi ở Ninh Thuận Tỉnh Ninh Thuận thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Tổng diện tích đất tự nhiên 3.358,3 km2. Là tỉnh có cả vùng đồi núi, đồng bằng, ven biển và vùng lãnh hải rộng lớn với những tiểu vùng khí hậu đặc trưng là lợi thế để phát triển nông nghiệp toàn diện (nông, lâm, thủy sản, muối) với những sản phẩm có lợi thế cạnh tranh theo hướng tập trung, năng suất, chất lượng cao bề vững. Trong những năm qua sản xuất nông nghiệp đã phản ánh đúng định hướng và đạt mục tiêu đề ra, bước đầu hình thành các vùng sản xuất tập trung (chăn nuôi bò, dê, cừu, heo, gà…) phục vụ công nghiệp chế biến… từng bước đưa nền nông nghiệp của tỉnh hội nhập với cả nước và thế giới. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đã bộc lộ một số tồn tại chưa phù hợp với thực tế và xu thế phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh, của ngành và những nhân tố phát triển mới (cơ hội và thách thức) trong thời kỳ mới. Do đó việc lập chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi để phù hợp với định hướng phát triển chung của cả nước, thực hiện Nghị Quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XII, nhiệm kỳ 2011 – 2015 và từng bước cụ thể hóa mục tiêu phát triển ngành trong quy hoạch Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh thời kỳ 2011 – 2020 là cần thiết. Được sự quan tâm của UBND tỉnh và ngành Nông nghiệp, việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp trong những năm qua đã có những bước chuyển biến tích cực. Mặc dù tình hình thời tiết không thuận lợi, hạn hán kéo dài, thị trường chưa ổn định nhưng tổng đàn gia súc gia cầm và sản phẩm chăn nuôi đến tháng 9 năm 2012 đã đạt được một số kết quả cụ thể như sau: - Tổng đàn gia súc, gia cầm: + Đàn trâu – bò 111.180 con. Trong đó: Trâu 4.380 con, Bò 106.800 con. Tỷ lệ Sind hóa đàn bò đạt 35%. 6
  7. + Đàn dê, cừu 144.570 con. Trong đó: dê 61.230 con, cừu 83.340 con. + Đàn heo 69.030 con. + Đàn gia cầm 1.368.325 con. Trong đó: gà 644.800 con, vịt 723.525 con. - Sản phẩm chăn nuôi: + Tổng đàn gia súc xuất chuồng: 338.811 con tang 0,39% so với cùng kỳ năm 2011, trong đó: Trâu 1.179 con, bò 47.130 con, dê 84.830 con, cừu 80.552 con, heo 125.120 con. + Sản lượng thịt hơi gia súc xuất chuồng: 20.380,2 tấn so với năm 2011 giảm 2,75% (trâu 228,2 tấn; bò 8.078,9 tấn; dê 2.121,2 tấn; cừu 2.109,2 tấn; heo 7.842 tấn) + Sản lượng thịt gia cầm xuất chuồng: 4.606,7 tấn tang 4,68% so với cùng kỳ năm 2011. - Trong thời gian qua nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật được đưa vào sản xuất như: chuyển giao nhiều giống mới trong chăn nuôi (bò, dê, cừu, heo….), chăn nuôi theo hướng bán thâm canh, thâm canh và vỗ béo gia súc, xây dựng các mô hình nông lâm kết hợp được áp dụng rộng rãi đã góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, từng bước chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn theo hướng sản xuất hành hóa có giá trị kinh tế cao và đáp ứng được nhu cầu của thị trường. - Trong chăn nuôi đã phát triển mạnh mẽ các loại hình trang trại: Nếu như năm 1992 số trang trại chăn nuôi không đáng kể thì đến nay trên địa bàn tỉnh đã có 702 trang trại, trong đó: 241 trang trại chăn nuôi bò, 427 trang trại dê cừu, 20 trang trại chăn nuoi heo, 14 trang trại chăn nuôi gia cầm. các trang trại đã đi vào đầu tư thâm canh, đưa các giống mới các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất như: Phát triển trồng cỏ, trang bị kỹ thuật giống mới: máy nghiền cỏ, xây dựng các ao chứa nước, các mô hình chăn nuôi bán thâm canh, từng bước chủ động nguồn thức ăn phục vụ cho chăn nuôi, tang thu nhập và đặc biệt là tang giá trị sản phẩm ngành chăn nuôi. Đây là cơ sở để đưa ngành chăn nuôi lên ngành sản xuất chính của tỉnh. Chuyển dịch cơ cấu chăn nuôi từ việc mở rộng đầu tư thâm canh, bán công nghiệp, kết hợp chăn nuôi trang trại và hộ gia đình gắn với quy hạch phát triển đồng cỏ, chú trọng từ khâu giống, thức ăn, công tác phòng chống dịch bệnh, ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật mới, đảm bảo an toàn thực phẩm trong chăn nuôi để nâng cao chất lượng đàn gia súc, duy trì quy mô tổng đàn, phát triển chăn nuôi tập trung theo định hướng của ngành, phát huy lợi thế của từng địa phương trong tỉnh, đặc biệt là các xã miến núi, từ đó góp phần nâng cao thu nhập cho người dân và ổn định đời sống. III. Vai trò, ý nghĩa của chăn nuôi gia cầm Ngành chăn nuôi trong những năm qua đạt mức tăng trưởng 5-6%/năm. Trong đó chăn nuôi gia cầm đã cơ bản đáp ứng thực phẩm cho nhu cầu trong nước, tạo công 7
  8. ăn việc làm, tăng thu nhập cho một bộ phận lớn nông dân. Con số này sẽ cao hơn nếu ngành chăn nuôi có những giải pháp phát triển bền vững. Trong quá trình phát triển của kinh tế thị trường, các đối tượng vật nuôi luôn được thay đổi để có thể phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Phát triển chăn nuôi gia cầm tập trung bán công nghiệp được xem là bước đi trong thời gian gần đây Quy luật tất yếu của sự phát triển của chăn nuôi chúng ta trong những năm vừa qua phần nào giúp chúng ta dự đoán được những khó khăn trong thời gian sắp tới của việc phát triển rầm rộ mô hình chăn nuôi này. Hiệu quả kinh tế nuôi gà thả vườn Thứ nhất, Nuôi gà thả vườn theo hướng bán tập trung là bước đi tất yếu của việc tăng cường khả năng mở rộng hình thức và quy mô đàn. Nuôi lớn có nghĩa chúng ta chấp nhận cạnh tranh giá cả nhưng chưa chắc nó đem lại lợi nhuận lớn như chúng ta nghĩ. Trước đây, giá gà thả vườn luôn ở mức 80.000 -100.000 đ/kg trong các thời điểm trong năm nhưng giá dành cho hình thức chăn nuôi bán công nghiệp này chỉ từ 60.000 – 75.000 đ/kg. Thứ hai, sự trung hòa này còn lớn hơn khi gần đây một số công ty tăng cường các con giống nhằm “thống trị” một giá trị khác của ngành, đó là thức ăn gia cầm. Các con giống này được lai tạo để tạo ra giống gà thả vườn (gần giống với gà màu công nghiệp), thời gian nuôi ngắn hơn, tốc độ lớn nhanh, bộ lông đẹp. Tuy nhiên, đây chỉ là bước khởi đầu của việc tạo ra sự hòa nhập mà tất cả gia đình dựa vào chăn nuôi truyền thống không muốn nghĩ tới. Thứ ba, tình hình dịch bệnh luôn là vấn đề nan giản. Nó cản trở tất cả nổ lực của người chăn nuôi muốn tăng cường hoạt động của mình. Virus thay đổi độc lực liên tục để “chống lại” sự kiểm soát của các loại vaccine hay thay đổi hình thái để kháng lại các loại kháng sinh thông thường. Thứ tư, con giống luôn là một “nền móng” vững chắc cho sự phát triển thương hiệu và kiểm soát dịch bệnh. Điều mà bất cứ ai muốn phát triển kinh tế nông nghiệp trên “sân nhà” của mình luôn ao ước nghĩ tới. Thực trạng này ngày càng trở nên khó khăn hơn khi sự thay thế con giống mới trở nên chậm trể trong vài năm trở lại đây và “có vẻ” như chẳng còn một lò ấp trứng nào nghĩ tới. Giai nhập thị trường là chúng ta chấp nhận cạnh tranh, tuy nhiên nếu hiểu cho đúng là phải đem sản phẩm của mình cạnh tranh với bên ngoài. Có phải chúng ta đang làm mất dần những giá trị lớn nhất của thương hiệu chăn nuôi mà đáng lẽ ra nó cần được đầu tư đúng mức. 8
  9. Thời gian đầu tư để phát triển lại cần lâu hơn, chậm hơn nữa để tránh những xu hướng thị trường làm thay đổi luôn tập quán sản xuất mà phải quan tâm đến lợi ích của người chăn nuôi và vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng. Theo Cục chăn nuôi, hiện tổng đàn gia cầm của cả nước khoảng hơn 308 triệu con, trong đó hai vùng có số lượng gia cầm lớn nhất là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long, với tốc độ bình quân mỗi năm tăng 4,4 và 6%. Trong đó, các loại giống gia cầm khá phong phú, với hơn 50 loại giống gia cầm các loại, tuy nhiên chủ yếu là tự phát, thiếu sự quản lý và quy hoạch giống. Để ngành chăn nuôi nói chung và ngành chăn nuôi gia cầm nói riêng phát triển bền vững, theo TS Trần Công Xuân, Chủ tịch Hiệp hội gia cầm Việt Nam: Trước hết, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần phối hợp Tổng cục Thống kê để thống nhất phương pháp thống kê sản lượng sản phẩm sản xuất ra trong năm của ngành chăn nuôi, vì đây là chỉ tiêu cực kỳ quan trọng đối với ngành chăn nuôi nhằm đánh giá đúng vị trí và đóng góp của ngành chăn nuôi, là cơ sở để xây dựng chiến lược phát triển ngành chăn nuôi. Hai là, cần đầu tư các cơ sở nuôi giữ, bảo tồn, chọn lọc, nhân các giống gia cầm trong nước quý để làm nguyên liệu lai giữa các giống gia cầm nội và lai giữa các giống gia cầm nội với gia cầm ngoại, tạo con lai thương phẩm có năng suất, chất lượng cao, cung cấp cho thị trường trong nước và hướng xuất khẩu. Khuyến khích phát triển cây nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi để giảm nhập, giảm giá thành thức ăn. Có chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng và nâng cấp các cơ sở giết mổ tập trung và kinh doanh thực phẩm có nguồn gốc và động vật, giao đất vĩnh viễn hoặc có thời hạn dài để chủ đầu tư yên tâm đầu tư phát triển cơ sở giết mổ tập trung và công nghiệp. Quy hoạch xây dựng chợ đầu mối để kiểm soát vận chuyển trước khi cung ứng cho các cơ sở giết mổ theo vùng và theo chuỗi cung ứng. Ba là, khả năng sản xuất của ngành chăn nuôi trong nước rất lớn, không những cung cấp dư thừa cho nhu cầu trong nước mà còn hướng tới xuất khẩu, do đó cần phải bảo hộ người chăn nuôi trong nước. Muốn vậy, cùng với việc quan tâm đào tạo nghề chăn nuôi nói chung, chăn nuôi gia cầm nói riêng cho người chăn nuôi kể cả quản lý và khoa học kỹ thuật, các cơ quan chức năng, nhất là ủy ban nhân dân các cấp của các tỉnh biên giới và giáp biên giới cần thực hiện nghiêm túc Công điện 1180 ngày 31-7- 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc ngăn chặn nhập lậu các sản phẩm chăn nuôi chưa kiểm soát qua biên giới. Nên chăng không khuyến khích các tập đoàn, các cơ sở nước ngoài vào Việt Nam tổ chức sản xuất chăn nuôi nói chung, chăn nuôi gia cầm nói riêng, cũng như hạn chế nhập khẩu các sản phẩm chăn nuôi kể cả chính ngạch. 1. Thành tựu của ngành chăn nuôi gia cầm thế giới 9
  10. Trong vài thập niên trở lại đây, ngành chăn nuôi gia cầm trên thế giới phát triển mạnh về cả số lượng và chất lượng. Đó là kết quả của việc áp dụng những thành tựu di truyền chọn giống kết hợp với các biện pháp chăm sóc nuôi dưỡng có cơ sở khoa học. Trước đây, chăn nuôi gia cầm chỉ là một ngành sản xuất phụ. Nuôi gia cầm chỉ để có thêm ít thức ăn hàng ngày, có thêm chút ít tiền và trong nhiều trường hợp nuôi gia cầm chỉ mang mục đích tiêu khiển (gà nuôi làm cảnh xem chơi, gà nuôi để tham gia lễ hội...). Trong vài ba chục năm trở lại đây, chăn nuôi gia cầm đã có bước phát triển nhảy vọt. Chăn nuôi gia cầm đã chuyển từ phương thức chăn nuôi - nông nghiệp” sang phương thức chăn nuôi - công nghiệp”. Các tiến bộ khoa học kỹ thuật đã được nghiên cứu, ứng dụng nhanh chóng trong chăn nuôi gia cầm. Kết quả của quá trình này là các đơn vị chăn nuôi gia cầm quy mô lớn thay thế dần cho các cơ sở chăn nuôi nhỏ - một sự chuyển đổi cơ bản trên tất cả các lĩnh vực của ngành sản xuất chăn nuôi gia cầm. Nhờ việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật về di truyền, giống, dinh dưỡng, công nghệ sản xuất, máy ấp trứng... mà chăn gia cầm thế giới đã phát triển nhanh cả về số lượng đầu con, sản lượng trứng, thịt, chất lượng sản phẩm, giá thành trong sản xuất sản phẩm gia cầm giảm đi, chất dinh dưỡng cung cấp cho con người với giá rẻ ngày càng tăng lên nhờ vào nguồn trứng và thịt gia cầm. Trong vài thập niên trở lại đây, ngành chăn nuôi gia cầm trên thế giới phát triển mạnh về cả số lượng và chất lượng. Đó là kết quả của việc áp dụng những thành tựu di truyền chọn giống kết hợp với các biện pháp chăm sóc nuôi dưỡng có cơ sở khoa học. Sản xuất trứng và thịt gia cầm ngày càng tăng lên, nhất là ở các nước có ngành công nghiệp phát triển. Theo các số liệu thống kê của FAO thì sản lượng trứng gia cầm của thế giới từ 401,5 tỉ năm 1975 tăng lên 552 tỉ năm 1985. Tính trong cả giai đoạn từ 1965-1981, sản lượng trứng sản xuất ra của thế giới tăng 64,79%; trung bình mỗi năm tăng 5,05%. Cũng trong thời gian đó thì sản xuất thịt gia cầm tăng 2,47 lần và đạt 28,7 triệu tấn năm 1985. Trên thế giới có 7 nước đạt sản lượng trứng gia cầm trên 1 triệu tấn: Trung Quốc 22,332 triệu tấn; Mỹ 5,123 triệu tấn; Nhật Bản 2,5 triệu tấn; Ấn Độ 2,200 triệu tấn; Nga 2,04 triệu tấn; Mexico 1,882 triệu tấn; Brazin 1,55 triệu tấn. Trong khi đó Việt Nam là 0,2345 triệu tấn trứng gà đứng thứ 30 trên thế giới. Sản xuất trứng trên thế giới không ngừng tăng lên, nhưng tốc độ tăng không đồng đều giữa các vùng trên thế giới. Còn có những vùng riêng biệt, thậm chí cả châu lục (Châu Phi) mà ở đó sản phẩm gia cầm là chưa đáng kể. 10
  11. Sự tăng sản xuất trứng gia cầm trên thế giới chủ yếu là tăng sản lượng trứng trung bình của một gia cầm mái. Trung bình ở Hà Lan, Mỹ, Nhật, sản lượng trứng trung bình của một gà mái là 250280, hoặc 300, trên 300 quả mỗi năm. Triển vọng là sản lượng trứng nhận được từ một gà mái đẻ/ năm sẽ đạt đến 300 quả trên phạm vi toàn thế giới. Sản xuất trứng tăng làm tăng sức tiêu thụ trứng trên một người dân. Thành tựu trong sản xuất thịt gia cầm là rất to lớn (sản xuất gà thịt broiler). Khối lượng giết thịt lý tưởng đạt được chỉ sau 8 tuần, 6 tuần, thậm chí là ở 4 tuần tuổi. Kết quả lớn hơn nữa là xét trong mối quan hệ giữa thể trọng và chi phí thức ăn cho 1 kg thể trọng thấp. Ví dụ như hãng Marsel (Đức): thể trọng gà đạt 2,90 kg ở 56 ngày tuổi, chi phí 2,17 kg thức ăn cho 1 kg thể trọng. Hãng Scotlan: thể trọng gà đạt 2,8 kg ở 42 ngày tuổi. Các tiến bộ khoa học kỹ thuật được nghiên cứu và ứng dụng một cách rộng rãi, nhanh chóng trong chăn nuôi gia cầm. Các phương thức chăn nuôi gia cầm cũng thay đổi, từ phương thức chăn nuôi nông nghiệp chuyển sang phương thức chăn nuôi theo qui mô công nghiệp với số lượng lớn, quản lý chặt chẽ và chăm sóc tốt. Dự báo đầu năm 2010 sản xuất thịt và trứng tăng lên ở nhiều khu vực trên thế giới, đặc biệt là các nước có ngành công nghiệp phát triển và các nước có dân số cao. Mức tiêu thụ thịt gà trên thế giới dự kiến sẽ tăng cao hơn. Trong những năm đầu của thế kỷ XXI, nhu cầu tiêu dùng của con người về nguồn protein động vật ngày càng cao. Để đáp ứng nhu cầu của thị trường, hàng loạt công nghệ mới được ứng dụng nhằm tăng khả năng sản xuất thịt và trứng của gia cầm. Việc ứng dụng các công nghệ mới và công nghệ sinh học để cải tiến bản chất di truyền nhằm tạo ra những giống gia cầm mới có phẩm chất trứng - thịt thơm ngon. Sự tăng nhanh các sản phẩm gia cầm trên thế giới là do các nguyên nhân sau: *Tạo ra và ứng dụng nhanh các giống và các dòng gia cầm lai có năng suất cao (sản lượng trứng cao và tốc độ sinh trưởng nhanh). *Nhờ việc nghiên cứu và áp dụng các hệ thống chăn nuôi hợp lý; công thức thức ăn hợp lý; quy trình công nghệ thích hợp đối với từng đối tượng gia cầm; điện khí hoá và tự động hoá việc kiểm tra tiểu khí hậu trong chuồng nuôi... *Cung cấp các thiết bị hoàn chỉnh phục vụ chăn nuôi gia cầm công nghiệp: Máy ấp trứng công suất cao, tỷ lệ ấp nở cao; máy đếm gia cầm con - trong 1 giờ chuẩn bị và đếm được 25.000 con; máy soi trứng trong máy ấp - 70.000 quả/giờ; máy chủng vác-xin cho gia cầm 1 ngày tuổi; thiết bị sấy khô và làm sạch phân gia cầm; thiết bị, dụng cụ phục vụ thụ tinh nhân tạo gia cầm... 2. Chăn nuôi gia cầm ở Việt Nam 11
  12. Ở Việt Nam trước đây, chăn nuôi gia cầm mang tính tự cấp tự túc, chưa có ý nghĩa như là một ngành sản xuất hàng hoá. Ngành chăn nuôi gà công nghiệp có thể lấy mốc từ năm 1974, khi mà hai trung tâm giống Quốc gia được xây dựng đó là trung tâm giống gà hướng trứng Ba Vì (Sơn Tây) và trung tâm giống gà thịt Tam Đảo (Vĩnh Phúc). Đàn gà giống hướng thịt và hướng trứng được nhập vào nước ta từ Cuba cũng từ năm 1974 với 2 vạn trứng giống của các dòng thuần. Gà dòng thuần hướng trứng giống Leghorn, nhập về 2 dòng là X và Y. Ban đầu nuôi ở Ba Vì, xí nghiệp gà Lương Mỹ (Hà Tây), xí nghiệp gà Minh Tâm (Sông Bé) và các trại gà thương phẩm khác trong nước. Gà dòng thuần hướng thịt giống Plymouth Rock, nhập về 3 dòng là 799; 488; 433. Ban đầu nuôi ở trung tâm gà thịt Tam Đảo, sau đó phát triển nuôi nhiều ở Tam Đảo, xí nghiệp gà Tam Dương (Vĩnh Phúc), Trại gà Hồng Sanh (Sông Bé) và nhiều cơ sở nuôi khác trong cả nước. Ngành chăn nuôi gia cầm đã tiếp cận một số công nghệ tiên tiến của thế giới về giống, thức ăn, thuốc thú y và quy trình chăm sóc nuôi dưỡng. Ở nước ta cũng đã hình thành nhiều cơ sở chăn nuôi gia cầm quy mô lớn. Theo ước tính, đến nay cả nước có trên 100.000 hộ chăn nuôi theo hình thức trang trại tại 8 vùng sinh thái khác nhau, thay thế dần kiểu chăn nuôi tự cấp, tự túc, tận dụng sản phẩm phụ của trồng trọt như trước đây bằng kiểu chăn nuôi hàng hóa quy mô vừa và một số ít trang trại có quy mô chăn nuôi hàng hóa lớn đã xuất hiện. Cơ cấu giống gia cầm 80% là các giống địa phương, chỉ có 20% là các giống cao sản nhập nội, và những giống gia cầm cao sản này được nuôi chủ yếu theo phương thức chăn nuôi công nghiệp. Phân bố đàn gia cầm: Đàn gà chủ yếu tập trung tại các tỉnh phiá Bắc (từ khu bốn cũ trở ra) 75%, còn 25% tập trung ở phía Nam. Đàn vịt chủ yếu tập trung ở đồng bằng sông Cửu Long (55%), còn lại phân bố ở các tỉnh phía Bắc và miền Trung. Ngành chăn nuôi gia cầm trong những năm gần đây đạt được những thành tựu to lớn, tuy vậy còn gặp không ít khó khăn. Ngành chăn nuôi gia cầm nước ta chủ yếu là quy mô nhỏ, phân tán, chăn nuôi hộ gia đình, tận dụng phụ phế phẩm nông nghiệp. Các trang trại chăn nuôi gia cầm với quy mô vừa và lớn mặc dù đã hình thành tại một số vùng sinh thái, song chiếm tỷ lệ chưa cao, thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi gia cầm còn khó khăn, cơ sở hạ tầng và dịch vụ chăn nuôi nhìn chung còn thấp kém, hầu hết chưa đảm bảo quy trình kỹ thuật. Nguy cơ dịch bệnh đối với đàn gia cầm và an toàn thực phẩm cho người ngày càng nghiêm trọng. Ngày 16 tháng 01 năm 2008, Chính phủ đã có Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg về chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020. Theo quyết định đó, đến năm 2010 12
  13. và 2015, mức tăng trưởng bình quân: giai đoạn 2008-2010 đạt khoảng 8-9% năm; giai đoạn 2010-2015 đạt khoảng 6-7% năm và giai đoạn 2015-2020 đạt khoảng 5-6% năm; Sản lượng thịt xẻ các loại: đến năm 2010 đạt khoảng 3.200 ngàn tấn, trong đó: thịt lợn chiếm 68%, thịt gia cầm chiếm 27%, thịt bò chiếm 3%; đến năm 2015 đạt khoảng 4.300 ngàn tấn, trong đó: thịt lợn 65%, thịt gia cầm 31%, thịt bò 3%; đến năm 2020 đạt khoảng 5.500 ngàn tấn, trong đó: thịt lợn 63%, thịt gia cầm 32%, thịt bò 4%; Sản lượng trứng, sữa: đến năm 2010 đạt khoảng 7 tỷ quả và 380 ngàn tấn; đến năm 2015: khoảng 11 tỷ quả và 700 ngàn tấn; đến năm 2020: khoảng 14 tỷ quả và trên trọng thịt được giết mổ, chế biến công nghiệp so với tổng sản lượng thịt đến năm 2010 đạt khoảng 15%; đến năm 2015 đạt 25% và đến năm 2020 đạt trên 40%. Đến năm 2020, tổng đản gà tăng bình quân trên 5% năm, đạt khoảng trên 300 triệu con, trong đó đàn gà nuôi công nghiệp chiếm khoảng 33%. Đàn thủy cầm giảm dần còn khoảng 52-55 triệu con; đàn thủy cầm nuôi công nghiệp trong tổng đàn tăng dần, bình quân 8% năm. 1.000 ngàn tấn. Bình quân sản phấm chăn nuôi/người: đến năm 2010 đạt: 36 kg thịt xẻ, 82 quả trứng, 4,3 kg sữa; đến năm 2015 đạt: 46 kg thịt xẻ, 116 quả trứng, 7,5 kg sữa và đến năm 2020 đạt trên 56 kg thịt xẻ, trên 140 quả trứng và trên 10 kg sữa. 3. Định hướng phát triển của ngành chăn nuôi gia cầm Ngành chăn nuôi gia cầm trong thời gian tới phát triển theo định hướng sau đây: a.Về giống *Gia cầm hướng đẻ trứng -Tập trung theo hướng tăng sản lượng trứng tính theo mái đầu kỳ. Giữ nguyên hoặc giảm số đầu gia cầm mái. Khai thác trứng đến 75-78 tuần tuổi, sản lượng trứng đạt 290-315 quả/con/năm. -Tăng hiệu quả sử dụng thức ăn đồng thời giảm khối lượng cơ thể gà. -Gà mái đạt 50% tỉ lệ đẻ ở lứa tuổi sớm hơn trước. Hàng loạt các hãng gia cầm đã cố định thời gian đạt 50% tỉ lệ đẻ là 150-155 ngày (Lomann, Dekalb); nhưng ở một số hãng khác (Goto của Nhật, Nicchic, Hailain của Mỹ) lại cố định thời gian này là 161-168 ngày. -Giữ tỉ lệ đẻ cao (hơn 90%) trong vòng 9-15 tuần, có tỉ lệ đẻ cao trong suốt thời gian sử dụng (76-78 tuần tuổi) và không thấp hơn 60% ở cuối giai đoạn khai thác. -Chất lượng trứng tốt, tỉ lệ trứng dập vỡ không quá 5%. -Tỉ lệ nuôi sống cao, tỉ lệ thụ tinh và tỷ lệ ấp nở cao. - Chọn tạo các giống/dòng gà lai đẻ trứng vỏ màu thay cho gà đẻ trứng vỏ trắng nhằm tăng tỷ lệ gà lai đẻ trứng vỏ màu trong cơ cấu đàn gà hướng trứng. *Gia cầm hướng thịt 13
  14. -Chọn gia cầm có thể trọng lớn, tốc độ sinh trưởng nhanh, sử dụng thức ăn tốt và có lông màu trắng. Gia cầm có độ sinh trưởng đồng đều cao, sức sống cao, phẩm chất thịt tốt. Ở nước ta, tiếp tục đa dạng các đối tượng gia cầm nuôi. Đưa gia cầm vào cơ cấu cây trồng vật nuôi phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xoá đói giảm nghèo. Chọn giữ và bảo tồn quỹ gen các giống gia cầm quý đã có từ lâu đời ở nước ta. Nhập nội và lai tạo các giống gà thích hợp với nuôi chăn thả trong nông hộ và các trang trại nông nghiệp. Cải tiến phương thức chăn nuôi truyền thống để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và khống chế được dịch bệnh, hướng tới sản xuất bền vững và sản xuất thực phẩm sạch đáp ứng nhu cầu trong nước và một phần cho xuất khẩu. b.Về thức ăn và nuôi dưỡng -Tìm cách giảm chi phí thức ăn trên một đơn vị sản phẩm thịt, trứng; tiết kiệm các thành phần dinh dưỡng trong thức ăn, nhất là thức ăn đạm, để có lợi nhuận sản xuất cao. -Tìm các nguồn nguyên liệu mới, tận dụng tối đa các phế thải trong công nghiệp giết mổ gia cầm. Nghiên cứu ảnh hưởng của các thức ăn này tới chất lượng thịt gia cầm. -Hoà thiện định mức các chất dinh dưỡng, trước hết là protein và axít amin. -Nghiên cứu hiệu quả bổ sung các hoạt chất sinh học (vitamin, enzyme...) vào khẩu phần nuôi gia cầm. Theo các định hướng trên, nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu theo hướng sử dụng phần lớn năng lượng từ khẩu phần vào việc tăng trọng và tạo trứng, còn phần nhỏ cho duy trì. Làm tăng tính thành thục ở gia cầm để rút ngắn thời gian nuôi gà broiler. Nghiên cứu đưa các axít amin không thay thế vào khẩu phần để giảm hàm lượng protein thô... c. Nghiên cứu quy trình nuôi thích hợp Tập trung các nghiên cứu tạo ra điều kiện nuôi lý tưởng. Hạn chế đến mức thấp nhất tác động của ngoại cảnh đến năng suất chăn nuôi. Xây dựng các quy trình nuôi thích hợp cho từng đối tượng gia cầm riêng biệt. Tăng cường đưa các thiết bị tự động hoá, đồng bộ các quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng, chế biến sản phẩm. Tạo sản phẩm có độ an toàn cao. Xây dựng các quy trình thú y chặt chẽ, kiểm soát, phòng ngừa tích cực dịch bệnh, vệ sinh môi trường và tạo ra các sản phẩm an toàn từ chăn nuôi gia cầm... 14
  15. Bài: GIỚI THIỆU CÁC GIỐNG GIA CẦM ĐANG ĐƯỢC NUÔI THẢ VƯỜN PHỔ BIẾN Ở VIỆT NAM Gà là một giống gia cầm vô cùng gần gũi với đời sống con người. từ rất lâu người xưa đã biết thuần hóa, nuôi và phát triển giống gia cầm này. Hầu như tất cã các quốc gia trên thế giới đều, có chí ít một hay nhiều giống gà. Sơ khỡi người ta nuôi Gà chủ yếu phục vụ cho nhu cầu lương thưc. Dần dà người ta nhận thấy ở gà có nhìu điễm hay, chúng có thể dùng nuôi cảnh, báo thức hay dùng như một trò chơi trong những dịp hội hè. “Chọi Gà” ra đời từ đây. Không ai biết được chính xác người xưa đã chọi gà từ khi nào cũng như không ai phũ nhận tính hữu ích cũa loài gia cầm này. Cũng từ đó người ta đã bõ ra khá nhìu công sức, thuần hóa và lai tạo ngày càng nhìêu giống gà mang những tính năng nỗi trội, và GÀ đã trở nên toàn cầu hóa. I. Các giống gà nội 1. Gà ri: • Nguồn gốc: Được chọn và thuần hóa từ gà rừng, nuôi khắp nơi trong cả nước. • Đặc điểm ngoại hình: Màu lông: - Gà mái màu vàng nhạt, điểm các đốm đen ở cổ, cánh và chót đuôi. - Gà trống lông sặc sở nhiều màu, phần lớn màu vàng đậm và đỏ tía ở cổ, đuôi, cánh và ngực. Ở đuôi còn điểm các lông xanh đen. Mào: Có nhiều dạng khác nhau, phổ biến nhất là mào cờ có nhiều khía răng cưa. Mỏ, chân, da: Màu vàng nhạt. 15
  16. • Tính năng sản xuất: - Khối lượng lúc trưởng thành: Trống: 1,8 - 2,2 kg; Mái : 1,2 - 1,6 kg - Tuổi đẻ trứng đầu: 135-140 ngày tuổi (19-20 tuần) - Năng suất trứng : 90 - 125 quả/mái/năm - Khối lượng trứng: 38 – 42 gram - Chất lượng thịt: Thơm ngon. 2. Gà mía: • Nguồn gốc: Xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Tây. • Đặc điểm ngoại hình: - Gà mái: Lông màu vàng nhạt, pha lẫn lông phớt trắng ở phần bụng, điểm các đốm đen ở cổ và đuôi, thân mình ngắn, ngực rộng nhưng không sâu, mào cờ. - Gà trống: Lông có 3 màu chính: nâu đậm, đỏ tía và xanh đen. Thân hình to, chắc, cổ dài hơi cong, mào cờ có 5 khía, tích to và dài, màu đỏ tươi. • Tính năng sản xuất: - Khối lượng lúc trưởng thành : Trống : 3,5 - 4,0 kg; Mái : 2,5 - 3,0 kg. - Tuổi đẻ quả trứng đầu: 180 - 200 ngày tuổi. - Năng suất trứng: 60- 65 quả/mái/năm. - Khối lượng trứng: 50 – 58 gram. - Chất lượng thịt: Kém gà ri. 3. Gà Đông Tảo: 16
  17. • Nguồn gốc: Thôn Đông Tảo, xã Cấp Tiến, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên. • Đặc điểm ngoại hình : - Gà mái: Lông toàn thân vàng nhạt hoặc trắng đục,thân hình to, mập, mào nụ, màu đỏ. - Gà trống: Lông đen bóng pha lẫn vàng nhạt hoặc đỏ thẫm. Cổ to ngắn, ngực sâu rộng. Vùng bụng, ngực ít lông da dày màu đỏ. Chân to có 3 hàng vảy xù xì màu đỏ nhạt. Thân hình chắc, đi lại chậm chạp. • Tính năng sản xuất: - Khối lượng lúc trưởng thành: Trống 3,5 - 4,0 kg; Mái 3,0 - 3,5 kg. - Tuổi đẻ quả trứng đầu: 200 - 215 ngày tuổi - Năng suất trứng: 50 - 60 quả/mái/năm - Chất lượng thịt: Thớ thịt thô, màu đỏ. 4. Gà Hồ: • Nguồn gốc: xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. • Đặc điểm ngoại hình: 17
  18. - Gà mái: Lông màu trắng đục toàn thân, tầm vóc to, cân đối, mào nụ. - Gà trống: Lông có 3 màu điển hình: Tía ở cổ, xanh và đen xen kẽ ở lưng và màu mận chín. Đầu to thô, ngực nở, lườn đùi, bụng ít lông da đỏ. Chân cao, to, xù xì có 3 - 4 hàng vảy màu đỏ nhạt. Thân hình to dáng đi nặng nề, mào nụ. • Tính năng sản xuất: - Khối lượng lúc trưởng thành: Trống : 3,5 - 4,0 kg; Mái : 2,5 - 3,0 kg. - Tuổi đẻ quả trứng đầu: 200 - 210 ngày tuổi. - Năng suất trứng:50 - 60 quả/mái/năm. - Tỉ lệ ấp nở kém - Chất lượng thịt: Kém gà ri. II. Các giống gà ngoại: 1. Gà Tam Hoàng: Nguồn gốc: Hồng Kông, nhập nội năm 1995. • Đặc điểm ngoại hình: - Gà mái: Lông vàng đậm, chân vàng, da vàng; thân hình cân đối, mào cờ nhiều khía răng cưa. - Gà trống: Lông vàng xen kẽ đỏ tía ở cổ, đuôi mào cờ, nhiều khía răng cưa. • Tính năng sản xuất: (gà bố mẹ) - Khối lượng lúc 20 tuần tuổi: Trống:2,8 - 3,2 kg; Mái : 1,7 - 1,85 kg - Tuổi đẻ quả trứng đầu:133 - 140 ngày tuổi ( 19 - 20 tuần) - Năng suất trứng: 140 - 160 quả/mái/năm - Khối lượng gà thịt lúc 12 tuần tuổi: 1,7 - 1,9 kg - Tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng: 2,8 - 3,0 kg - Chất lượng thịt: Thơm mềm, ngon. 2. Gà Lương Phượng (Lượng phượng Hoa) 18
  19. • Nguồn gốc: Quảng Tây, Trung Quốc, nhập nội năm 1998. • Đặc điểm ngoại hình: - Gà mái: Lông vàng nhạt, pha lẫn đốm đen ở cổ, cánh. Da, mỏ, chân vàng; Mào và tích tai phát triển, màu đỏ tươi. - Gà trống: Lông sặc sỡ nhiều màu, sắc tía ở cổ, nâu cánh gián ở lưng, cánh và xanh đen ở đuôi (tương tự gà ri). Da, mỏ và chân vàng, mào, yếm và tích tai phát triển, màu đỏ tươi có 5 - 6 khía. • Tính năng sản xuất: (gà bố mẹ) Gà bố mẹ : - Khối lượng lúc 20 tuần tuổi : Trống 3,0 - 3,2 kg; Mái : 2,1 - 2,2 kg - Tuổi đẻ quả trứng đầu : 22 - 23 tuần - Năng suất trứng: 177 quả/mái/năm Gà thương phẩm: - Khối lượng gà thịt lúc 12 tuần tuổi : 2,0 - 2,5 kg - Tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng : 2,4 - 2,6 kg 3. Gà Kabir : • Nguồn gốc: Công ty Kabir, Israel; nhập nội năm 1997. • Đặc điểm ngoại hình: - Gà mái: Lông ánh vàng hoặc nâu vàng lúc 1 ngày tuổi, có 3 vệt nâu xám ở lưng, mào cờ, chân da vàng nhạt. - Gà trống: Lông đỏ sẫm, cánh dán, mào cờ, chân da vàng. • Tính năng sản xuất: (gà bố mẹ) - Khối lượng lúc 20 tuần tuổi: 19
  20. Trống : 3,0 - 3,2 kg Mái : 2,1 - 2,2 kg - Tuổi đẻ quả trứng đầu: 24 - 31 tuần - Sản lượng trứng: 180 quả/mái/năm - Khối lượng gà thịt lúc 9 tuần tuổi : 2,2 - 2,3 kg - Tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng : 2,3- 2,5 kg 4. Gà Sasso (Dòng thả vườn SA 51) • Nguồn gốc: Cộng hòa pháp. • Đặc điểm ngoại hình: - Gà mái : Lông đỏ sẫm hoặc nâu đỏ, màu có nhiều khía; da, mỏ, chân màu vàng nhạt, chân ngắn. - Gà trống: Lông toàn thân màu đỏ sẫm, lông cỏ đỏ tía, mào cờ, nhiều khía. • Tính năng sản xuất: - Khối lượng lúc 20 tuần tuổi : 1,6 kg - Tuổi đẻ quả trứng đầu: 24 tuần tuổi - Sản lượng trứng: 188 quả/mái/năm Gà thịt: - Khối lượng gà thịt lúc 12 tuần tuổi : 2,0 - 2,5 kg - Tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng : 2,7 - 3,0 kg 5. Gà ISA – JA57: • Nguồn gốc: Hãng Hnbbard – ISA Cộng hòa Pháp nhập vào Việt nam 4/1999. • Đặc điểm ngoại hình: - Gà mái : Lông toàn thân nâu nhạt pha lẫn trắng phớt ở cánh và đuôi, da và chân màu vàng nhạt, mào cờ nhiều khía răng cưa. - Gà trống : Lông toàn thân màu nâu sẫm, pha lẫn đỏ tía ở cổ, cánh. Da và chân màu vàng nhạt, mào cờ nhiều khía. • Tính năng sản xuất: Gà bố mẹ: - Khối lượng bắt đầu đẻ: 1,9 - 2,2 kg - Tuổi đẻ quả trứng đầu: 21 - 23 tuần tuổi. - Sản lượng trứng: 220 quả/mái/năm Gà thương phẩm: - Khối lượng gà thịt lúc 10 tuần tuổi : 1,9 - 2,2 kg - Tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng: 2,4 - 2,7 kg 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2