intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Chuẩn bị chuyến biển - MĐ03: Thuyền trưởng tàu cá hạng tư

Chia sẻ: Minh Minh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:66

106
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Chuẩn bị chuyến biển là một mô đun trong chương trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề Thuyền trưởng tàu cá hạng tư. Nội dung giáo trình nhằm giới thiệu các kiến thức và kỹ năng cơ bản về xác định thông tin thời tiết, tính toán thủy triều, kiểm tra ngư cụ, trang bị an toàn, lập kế hoạch chuyến biển, xác định số lượng lương thực, nước ngọt, nhiên liệu và vật tư bảo quản hải sản.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Chuẩn bị chuyến biển - MĐ03: Thuyền trưởng tàu cá hạng tư

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN CHUẨN BỊ CHUYẾN BIỂN MÃ SỐ: MĐ03 NGHỀ: THUYỀN TRƢỞNG TÀU CÁ HẠNG TƢ Trình độ: Sơ cấp nghề
  2. 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể đƣợc phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ03
  3. 3 LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình Chuẩn bị chuyến biển là một mô đun trong chƣơng trình đào tạo trình độ sơ cấp nghề Thuyền trƣởng tàu cá hạng tƣ. Nội dung giáo trình nhằm giới thiệu các kiến thức và kỹ năng cơ bản về xác định thông tin thời tiết, tính toán thủy triều, kiểm tra ngƣ cụ, trang bị an toàn, lập kế hoạch chuyến biển, xác định số lƣợng lƣơng thực, nƣớc ngọt, nhiên liệu và vật tƣ bảo quản hải sản. Các bài học trong giáo trình gồm: Bài 1: Xác định thông tin thời tiết Bài 2: Xác định thủy triều Bài 2: Kiểm tra ngƣ cụ Bài 3: Kiểm tra trang bị an toàn Bài 4: Lập kế hoạch hành trình Bài 5: Kiểm tra dự trữ lƣơng thực, thực phẩm và nƣớc ngọt Bài 6: Kiểm tra dự trữ nhiên liệu, vật tƣ bảo quản hải sản Trong quá trình biên soạn chúng tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ của Vụ tổ chức cán bộ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Lãnh đạo Trƣờng Trung học Thủy sản, những kinh nghiệm thực tiễn và ý kiến góp ý của các chuyên gia, doanh nghiệp. Tuy nhiên do thời gian giới hạn, chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót, chúng tôi mong nhận đƣợc nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Tham gia biên soạn: 1. Nguyễn Duy Bân (chủ biên) 2. Nguyễn Văn Tâm 3. Đỗ Ngọc Thắng 4. Hàn Nam Bộ
  4. 4 MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU ..................................................................................................... 1 MỤC LỤC ............................................................................................................... 2 MÔ ĐUN CHUẨN BỊ CHUYẾN BIỂN .................................................................. 6 Giới thiệu mô đun: ................................................................................................. 6 Bài 1: XÁC ĐỊNH THÔNG TIN VỀ THỜI TIẾT .................................................... 7 Mục tiêu: ................................................................................................................. 7 A. Nội dung: ............................................................................................................ 7 1. Kiểm tra máy móc, thiết bị thông tin ................................................................ 7 1.1. Radio ................................................................................................................. 7 1.2. Máy thu tin tức hàng hải .................................................................................... 8 1.3. Máy thông tin liên lạc ........................................................................................ 8 1.4. Khí áp kế ......................................................................................................... 10 2. Thu thập thông tin thời tiết qua Radio .......................................................... 10 2.1. Đài phát, kênh và giờ phát ............................................................................... 10 2.2. Bản tin thời tiết ................................................................................................ 12 3. Thu thập thông tin thời tiết qua máy thu tin tức hàng hải, khí áp kế .......... 15 3.1. Thông tin thời tiết qua Máy thu tin tức hàng hải .............................................. 15 3.2. Thu thập thông tin thời tiết qua khí áp kế ........................................................ 16 4. Trao đổi thông tin thời tiết bằng máy thông tin liên lạc ................................ 16 4.1. Các đài thông tin duyên hải phục vụ cho nghề cá ............................................ 16 4.2. Trao đổi thông tin thời tiết ............................................................................... 17 5. Tổng hợp thông tin thời tiết ............................................................................. 17 5.1. Phân tích thông tin thời tiết: ............................................................................ 17 5.2. Tổng hợp thông tin thời tiết: ............................................................................ 17 5.3. Kết luận ........................................................................................................... 17 B. Câu hỏi và bài tập thực hành .......................................................................... 17 C. Ghi nhớ: ........................................................................................................... 17 Bài 2: XÁC ĐỊNH THÔNG TIN VỀ THỦY TRIỀU ............................................. 19 A. Nội dung: .......................................................................................................... 19 1. Chuẩn bị lịch Thủy triều. ................................................................................. 19 1.1. Chọn tập lịch phù hợp ..................................................................................... 19 1.2.Tìm hiểu các thuật ngữ và ký hiệu: ................................................................... 19 2. Xác định cảng chính của khu vực cần tra cứu ................................................ 20 3. Xác định ngày, tháng năm cần tra cứu ........................................................... 21 4. Ghi nhận số liệu thủy triều trong ngày của cảng chính .................................. 21 5. Tra số hiệu chỉnh thủy triều của khu vực cần tra cứu ................................... 21 6. Tính toán xác định số liệu thủy triều của khu vực cần tra cứu ..................... 23 B. Câu hỏi và bài tập thực hành .......................................................................... 23 C. Ghi nhớ: ........................................................................................................... 24
  5. 5 Bài 3: KIỂM TRA NGƢ CỤ .................................................................................. 25 Mục tiêu: ............................................................................................................... 25 A. Nội dung: .......................................................................................................... 25 1. Kiểm tra tình trạng ngƣ cụ .............................................................................. 25 1.1. Kiểm tra phần áo lƣới ...................................................................................... 25 1.2. Kiểm tra phụ tùng, trang thiết bị lƣới............................................................... 25 2. Kiểm tra việc sửa chữa phần áo lƣới ............................................................... 25 2.1. Kiểm tra việc đan Lƣới .................................................................................... 25 2.2. Kiểm tra cắt lƣới.............................................................................................. 26 2.3. Kiểm tra việc vá lƣới ....................................................................................... 27 2.4. Kiểm tra lắp ráp lƣới ....................................................................................... 27 3. Kiểm tra việc sửa chữa phụ tùng, trang thiết bị ............................................. 29 3.1. Kiểm tra dây giềng .......................................................................................... 29 3.2. Kiểm tra phao, chì, trang thiết bị khác ............................................................. 32 4. Kiểm tra việc sắp xếp, bảo quản ngƣ cụ......................................................... 33 B. Câu hỏi và bài tập thực hành .......................................................................... 33 C. Ghi nhớ: ........................................................................................................... 33 Bài 4: KIỂM TRA TRANG THIẾT BỊ AN TOÀN ................................................ 35 Mục tiêu: ............................................................................................................... 35 A. Nội dung: .......................................................................................................... 35 1. Kiểm tra các loại trang thiết bị an toàn có trên tàu ....................................... 35 1.1. Kiểm tra trang thiết bị cứu sinh ....................................................................... 35 1.2. Kiểm tra trang thiết bị cứu thủng ..................................................................... 36 1.3. Kiểm tra các phƣơng tiện cứu hỏa trên tàu ...................................................... 36 2. Kiểm tra số lƣợng trang thiết bị an toàn trên tàu cá ...................................... 37 2.1. Định mức trang thiết bị cứu sinh: .................................................................... 37 2.2. Định mức trang bị cứu thủng ........................................................................... 38 3. Kiểm tra tình trạng hoạt động, yêu cầu kỹ thuật của trang thiết bị an toàn 39 3.1. Trang thiết bị cứu sinh ..................................................................................... 39 3.2. Trang thiết bị cứu thủng .................................................................................. 40 3.3. Trang thiết bị cứu hỏa ...................................................................................... 40 4. Kiểm tra việc sắp xếp trang thiết bị an toàn ................................................... 41 B. Câu hỏi và bài tập thực hành .......................................................................... 41 C. Ghi nhớ: ........................................................................................................... 42 Bài 5: LẬP KẾ HOẠCH HÀNH TRÌNH ............................................................... 43 Mục tiêu: ............................................................................................................... 43 A. Nội dung: .......................................................................................................... 43 1. Chuẩn bị Lập kế hoạch hành trình ................................................................. 43 1.1. Hải đồ vùng biển ............................................................................................. 43 1.2. Dụng cụ thao tác .............................................................................................. 44 2. Xác định điểm xuất phát .................................................................................. 45 3. Xác định các điểm chuyển hƣớng .................................................................... 45
  6. 6 4. Xác định điểm đến ............................................................................................ 45 5. Xác định hƣớng đi giữa các điểm .................................................................... 46 6. Xác định quãng đƣờng giữa các điểm ............................................................ 47 7. Xác định thời gian hành trình ......................................................................... 47 B. Câu hỏi và bài tập thực hành .......................................................................... 47 C. Ghi nhớ: ........................................................................................................... 48 Bài 6: KIỂM TRA DỰ TRỮ LƢƠNG THỰC, THỰC PHẨM, NƢỚC NGỌT ...... 49 Mục tiêu: ............................................................................................................... 49 A. Nội dung: .......................................................................................................... 49 1. Kiểm tra lƣơng thực, thực phẩm, nƣớc ngọt hiện có trên tàu ....................... 49 1.1. Kiểm tra lƣơng thực, thực phẩm ...................................................................... 49 1.2. Kiểm tra nƣớc ngọt .......................................................................................... 49 2. Xác định lƣợng lƣơng thực, thực phẩm, nƣớc ngọt phải bổ sung thêm ........ 49 2.1. Xác định lƣợng lƣơng thực, thực phẩm phải bổ sung thêm .............................. 49 2.2. Xác định lƣợng nƣớc ngọt cung cấp cho chuyến biển ...................................... 50 3. Kiểm tra an toàn lƣơng thực, thực phẩm, nƣớc ngọt ..................................... 50 3.1. Kiểm tra an toàn lƣơng thực, thực phẩm .......................................................... 50 3.2. Kiểm tra an toàn nƣớc ngọt ............................................................................. 51 4. Kiểm tra việc bảo quản lƣơng thực, thực phẩm, nƣớc ngọt .......................... 51 B. Câu hỏi và bài tập thực hành .......................................................................... 51 C. Ghi nhớ: ........................................................................................................... 51 Bài 7: KIỂM TRA DỰ TRỮ NHIÊN LIỆU, VẬT TƢ BẢO QUẢN HẢI SẢN 52 Mục tiêu: ............................................................................................................... 52 A. Nội dung: .......................................................................................................... 52 1. Kiểm tra nhiên liệu, vật tƣ bảo quản hải sản hiện có trên tàu ....................... 52 1.1. Kiểm tra nhiên liệu hiện có trên tàu ................................................................. 52 1.2. Kiểm tra vật tƣ bảo quản hải sản hiện có trên tàu............................................. 52 2. Xác định lƣợng nhiên liệu, vật tƣ bảo quản hải sản phải bổ sung thêm ........ 53 2.1. Xác định lƣợng nhiên liệu phải bổ sung thêm .................................................. 54 2.2. Xác định lƣợng vật tƣ bảo quản hải sản phải bổ sung thêm ............................. 54 3. Kiểm tra chất lƣợng nhiên liệu, vật tƣ bảo quản hải sản ............................... 54 3.1. Kiểm tra chất lƣợng nhiên liệu ........................................................................ 54 3.2. Kiểm tra chất lƣợng vật tƣ bảo quản hải sản .................................................... 55 4. Kiểm tra việc bảo quản nhiên liệu, vật tƣ bảo quản hải sản .......................... 55 4.1. Kiểm tra việc bảo quản nhiên liệu ................................................................... 55 4.2. Kiểm tra việc bảo quản vật tƣ bảo quản hải sản ............................................... 55 B. Câu hỏi và bài tập thực hành .......................................................................... 55 C. Ghi nhớ: ........................................................................................................... 56 HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN ................................................................ 57 I. Vị trí, tính chất của mô đun : Chuẩn bị chuyến biển ....................................... 57 II. Mục tiêu: .......................................................................................................... 57 III. Nội dung chính của mô đun: ......................................................................... 57
  7. 7 IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành ................................................ 58 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập .............................................................. 62 VI. Tài liệu tham khảo ......................................................................................... 63 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH, BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP ................................................. 65 DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƢƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP ......................................................................... 65
  8. 8 MÔ ĐUN CHUẨN BỊ CHUYẾN BIỂN Mã mô đun: MĐ03 Giới thiệu mô đun: Mô đun Chuẩn bị chuyến biển là một mô đun chuyên môn nghề trong chƣơng trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề Thuyền Trƣởng tàu cá hạng tƣ. Sau khi học xong mô đun này ngƣời học có khả năng: Biết tổng hợp thông tin thời tiết, xác định thủy triều, kiểm tra việc chuẩn bị ngƣ cụ, trang bị an toàn; lập kế hoạch chuyến biển, xác định số lƣợng lƣơng thực, nƣớc ngọt và nhiên liệu, vật tƣ bảo quản hải sản. Để tiếp thu tốt kiến thức và thực hành kỹ năng, ngƣời học cần phải tham gia đầy đủ thời gian quy định. Kết quả từng công việc đƣợc đánh giá bằng hình thức thi trắc nghiệm lý thuyết và sản phẩm thực hành trên máy móc, thiết bị.
  9. 9 Bài 1: XÁC ĐỊNH THÔNG TIN VỀ THỜI TIẾT Mục tiêu: Học xong bài này học viên có khả năng kiểm tra các thiết bị thông tin, thu nhận và trao đổi thông tin, xác định tình hình thời tiết liên quan đến hoạt động của tàu. A. Nội dung: 1. Kiểm tra máy móc, thiết bị thông tin 1.1. Radio Hình 1-1. Radio Radio hay máy thu thanh là một thiết bị điện tử dùng để nhận các sóng âm đã đƣợc biến điệu qua ăng ten để khuếch đại, phục hồi lại dạng âm thanh ban đầu, và cho phát ra ở loa. Có rất nhiều kiểu loại khác nhau, tùy theo yêu cầu của ngƣời sử dụng mà lựa chọn. Tuy nhiên, để nghe đƣợc các thông tin trên đài tiếng nói Việt Nam và các đài phát thanh duyên hải cần phải kiểm tra các chức năng của máy nhƣ sau: + Khả năng thu sóng của radio: LW (150-285kHz) AM (530-1710 kHz), FM (76- 108 MHz), SW (2250 to 26100 kHz). + Màn hình sáng và có đèn hỗ trợ xem trong trời tối. + Dò đài bằng kỹ thuật số tự động hoặc bằng tay + Chỉnh tone để nghe phù hợp với từng loại thông tin (tin tức, ca nhạc .. . . ). Ngoài ra máy có thể: + Có chức năng tách sóng và ổn định tần số dao động + Bộ nhớ có thể lƣu dƣợc nhiều kênh + Cài thời gian và sử dụng nhƣ 1 đồng hồ. + Chế độ Stanby cho phép hẹn giờ mở, tắt radio.
  10. 10 1.2. Máy thu tin tức hàng hải Hình 1 – 2. Máy thu tin tức hàng hải Để cập nhật tin tức hàng hải công tác kiểm tra phải thực hiện nhƣ sau: - Kiểm tra việc kết nối anten đảm bảo tiếp xúc tốt, không gỉ sét - Điện áp nguồn một chiều nối đúng cực và đảm bảo từ 10.5 - 40V. - Màn hình sáng, rõ, có đèn để xem trong trời tối. - Các bản tin an toàn hàng hải đƣợc lƣu trong bộ nhớ của máy. - Hoạt động đƣợc ở tần số 518kHz cho bản tin tiếng Anh và tần số 490kHz cho tiếng Việt (không dấu) do HỒ CHÍ MINH radio và ĐÀ NẴNG radio phát. 1.3. Máy thông tin liên lạc Hình 1- 3. Máy thông tin liên lạc Trên tàu cá Việt Nam hiện ngƣ dân thƣờng sử dụng 2 loại máy bộ đàm chính: - Máy tầm gần, công suất nhỏ tần số giải CB ( 25Mhz đến 30Mhz) nhƣ: ONWA, MAXCOMM, SUPER STAR, ARGO 300… tầm liên lạc từ 70 – 80 hải lý. - Máy tầm xa, công suất lớn, giải tần MF, HF (1,6Mhz đến 30Mhz) nhƣ: ICOM 707, ICOM 77, ICOM 718, VX - 1700...
  11. 11 Để có thể liên lạc với các đài thông tin duyên hải và liên lạc giữa tàu với tàu một cách hiệu quả nhất, các tàu đánh bắt xa bờ thƣờng trang bị một máy thu phát tầm xa có công suất xấp xỉ 100W nhƣ: ICOM 707, ICOM 77, ICOM 718... Về mặt kỹ thuật, máy ICOM là loại máy sóng ngắn đƣợc dùng khá phổ biến ở Việt Nam. Ƣu điểm của các sản phẩm này là kích thƣớc nhỏ, gọn, dễ sử dụng. Kiểm tra lắp đặt máy: - Điện áp: Đa số các máy điện đàm sử dụng nguồn điện một chiều 13,8V. Nếu điện áp thấp dƣới 11V thì tín hiệu méo và không ổn định. Nếu điện áp cao trên 15V thì đánh hỏng mạch thu. Nếu mắc ngƣợc nguồn thì cháy cầu chì bảo vệ máy. - Lắp an ten: Các máy tầm gần, công suất nhỏ chọn an ten loại nửa bƣớc sóng là phù hợp, cần lắp đặt nhƣ bảng hƣớng dẫn kèm theo máy, chú ý đến chống sét và cách xa an ten của các thiết bị khác nhƣ định vị, ra đa…các máy bộ đàm công suất lớn có thể căng dây cáp từ trụ mũi tàu đến ca bin - Lắp đặt khối máy: Chọn nơi thuận tiện sử dụng cho ngƣời điều khiển tàu, tránh các nguồn nhiệt, độ ẩm cao và tránh các thiết bị phát tia lửa điện. Kiểm tra tình trạng hoạt động của máy: Tên và chức năng các nút điều khiển: SCAN: Nút ấn tự động dò đài MIC: Chỗ cắm Micro PWR/VOL: Điều chỉnh âm lƣợng ra loa CB: Máy làm việc ở chế độ thu phát PA: Máy làm việc nhƣ một máy tăng âm SQL: Nén tín hiệu để hạn chế tiếng ồn do nhiễu RX: Chỉ báo máy đang hoạt động ở chế độ thu TX: Chỉ báo máy đang hoạt động ở chế độ phát BAND SELECTOR: Chuyển mạch chọn băng tần MODE: Chọn phƣơng thức điều chế tín hiệu thu phát: - CW: Sử dụng khi truyền tín hiệu Moóc - LSB: Điều chế biên dƣới - USB: Điều chế biên trên - AM: Điều biên( cả trên và dƣới): để nghe tiếng rõ hơn - FM: Điều chỉnh tần số: khi có sấm chớp, hàn điện, tia lửa điện…gây nhiễu FINE: Chỉnh tần số thu trong khoảng hẹp COARSE: Chỉnh tần số thu phát trong khoảng ± 5Khz RF GIAN: Chỉnh mức thu; chuyển mạch chọn mức thu: DX xa, MID trung bình, LOC gần. POWER: Chỉnh mức phát: HI cao, MID trung bình, LO thấp ALN: Tự động khử tiếng ồn NB: Giảm tiếng ồn TONE: Chỉnh âm sắc: HI cao, LO thấp EXT SP: Ổ cắm ra tai nghe
  12. 12 1.4. Khí áp kế b) a) Hình 1 – 4. Khí áp kế (a: dạng đồng hồ; b: dạng cột) Khí áp kế cần chọn loại có kích thƣớc nhỏ, gọn, mặt số sáng, bố trí đèn để quan sát đƣợc khi trời tối. Vị trí đặt trong ca bin, ngƣời lái dễ quan sát. Kiểm tra các đặc tính kỹ thuật gồm: Dải đo: 800 ÷ 1060 hPa(mbar) Sai số: ± 0,2 hPa 2. Thu thập thông tin thời tiết qua Radio 2.1. Đài phát, kênh và giờ phát Ở nƣớc ta, các thông tin dự báo thời tiết, bão và các thông tin tìm kiếm cứu nạn đối với tàu thuyền hoạt động trên biển đƣợc thực hiện thông qua hệ thống các đài thông tin duyên hải(TTDH). Tàu thuyền đánh cá phải thƣờng xuyên theo dõi các bản tin đƣợc phát đi từ các đài này, đồng thời liên lạc, thông báo qua đài thông tin duyên hải các trƣờng hợp tai nạn, sự cố trên biển để các cơ quan có trách nhiệm (biên phòng, thuỷ sản, lực lƣợng tìm kiếm cứu nạn, v.v..) triển khai biện pháp hỗ trợ một cách nhanh nhất. Các loại bản tin dự báo bão và áp thấp nhiệt đới còn đƣợc phát trên sóng AM của Ðài Tiếng nói Việt Nam Bảng 1 - 1. Danh sách các đài thông tin duyên hải Việt Nam (nguồn: tailieu.vn/cacđaithongtinduyenhai)
  13. 13 TT Tên đài Tần số trực Giờ trực Ghi chú 1 Móng Cái radio 85155 KHz 24/24 2 Cửa Ông radio 8143 KHz 24/24 3 Hòn Gai radio 8173 KHz 24/24 12353 KHz 4 Hải Phòng radio 6215 KHz 24/24 Hải Phòng radio là 8291 KHz trung tâm xử lý 12290 KHz thông tin vùng 1 (TTXLTT-1) 5 Bến Thuỷ radio 8155 KHz 24/24 6 Huế radio 8122 KHz 24/24 7 Đà Nẵng radio 6215 KHz Đà Nẵng radio 8291 KHz TTXLTT-2 12290 KHz 8 Qui Nhơn radio 8785 KHz 24/24 8149 KHz 9 Nha Trang radio 6215 KHz 24/24 8291 KHz 10 Hồ Chí Minh radio 6215 KHz 24/24 Hồ Chí Minh radio 8291 KHz TTXLTT-3 12290 KHz 11 Vũng Tàu radio 6522 KHz 24/24 8291 KHz 12 Cần Thơ radio 8170 KHz 24/24 13 Kiên Giang radio 8158 KHz 24/24 Bảng 1 - 2. Thời gian phát tin thời tiết và thông báo an toàn hàng hải cho tàu cá Tên đài Hô hiệu Tần số Loại Thời gian phát Ghi chú phát xạ Hòn Gai Hòn Gai 7906 KHz J3E 08h15, 10h15, Thông báo bão radio 12h15, 14h15, cho tàu cá 16h15, 18h15, 20h15, 22h15 08h15, 20h15 Bản tin thời tiết và thông báo an toàn hàng hải cho tàu cá
  14. 14 Nha Nha Trang 7906 KHz J3E 07h45, 09h45, Thông báo bão Trang radio 11h45, 13h45, cho tàu cá 15h45, 17h45, 19h45, 21h45 07h45, 19h45 Bản tin thời tiết và thông báo an toàn hàng hải cho tàu cá Vũng Vũng Tàu 7906 KHz J3E 08h30, 20h30 Bản tin thời tiết và Tàu radio thông báo an toàn hàng hải cho tàu cá - Ðối với áp thấp nhiệt đới (ATNÐ) Tin ATNÐ: Ðƣợc phát ngày 4 lần, vào lúc 3h30, 9h30, 14h30, và 21h30 + Khi có ATNÐ trên biển Ðông và vị trí tâm ATNÐ cách điểm gần nhất thuộc bờ biển đất liền nƣớc ta trên 500 km. + Khi có ATNÐ cách bờ biển đất liền nƣớc ta từ 300 đến 500 km nhƣng chƣa có khả năng di chuyển về phía đất liền nƣớc ta trong 24 giờ tới. + Khi bão đã đổ bộ vào đất liền và suy yếu thành ATNÐ, vị trí tâm ATNÐ cách điểm gần nhất thuộc bờ biển đất liền nƣớc ta khoảng dƣới 300 km. Tin ATNÐ gần bờ : Ðƣợc phát ngày 8 lần, vào lúc 3h30, 5h30, 9h30, 11h30, 14h30, 17h30, 21h30 và 23h30 khi : + Vị trí tâm ATNÐ cách điểm gần nhất thuộc bờ biển đất liền nƣớc ta từ 300 - 500 km, nhƣng có khả năng ảnh hƣởng trực tiếp đến nƣớc ta trong 24 giờ tới. - Ðối với Bão Tin bão xa : Ðƣợc phát ngày 4 lần, vào lúc 3h30, 9h30, 14h30 và 21h30 khi : + Tâm bão vƣợt qua kinh tuyến 1200 Ðông vào Biển Ðông và cách điểm gần nhất thuộc bờ biển đất liền nƣớc ta trên 1000 km. + Vị trí tâm bão cách điểm gần nhất thuộc bờ biển đất liền nƣớc ta từ 500 - 1000 km và chƣa có khả năng di chuyển về phía đất liền nƣớc ta. 2.2. Bản tin thời tiết Nội dung bản tin dự báo bão và áp thấp nhiệt đới của Việt Nam Ví dụ : Tin bão gần bờ (Cơn bão số 2) - Hồi 19 giờ tối nay, vị trí trung tâm bão ở vào khoảng : 13.3 độ vĩ Bắc; 114.3 độ kinh Ðông, cách bờ biển Trung Trung bộ khoảng 680km về phía Ðông Nam. + Sức gió mạnh nhất ở gần trung tâm bão mạnh cấp 8, cấp 9 (tức là từ 62 đến 88 km một giờ), giật trên cấp 9. - Dự báo trong 24 giờ tới, bão số 2 di chuyển theo hƣớng giữa Tây Tây bắc và Tây bắc, mỗi giờ đi đƣợc khoảng 15 km và có khả năng mạnh thêm.
  15. 15 - Do ảnh hƣởng của bão, vùng phía Bắc quần đảo Trƣờng Sa có gió xoáy cấp 8, vùng gần tâm bão mạnh cấp 9, giật trên cấp 9. Biển động rất mạnh. Ngày mai 16/2, vùng biển ngoài khơi từ Quảng Trị đến Phú Yên gió sẽ mạnh dần lên cấp 6, cấp 7. Biển động mạnh. Các tỉnh ven biển từ Nghệ An đến Quảng Ngãi có mƣa vừa, nơi mƣa to và giông. Nhƣ vậy, bản tin dự báo bão và ATNÐ của Việt Nam gồm 3 nội dung chính sau: - Vị trí và cƣờng độ hiện tại của bão. - Dự báo hƣớng và tốc độ di chuyển của bão trong vòng 24 giờ tới và khả năng thay đổi của cƣờng độ bão. - Dự báo về khu vực bị ảnh hƣởng và các hiện tƣợng thời tiết do ảnh hƣởng của bão nhƣ gió mạnh, mƣa, nƣớc dâng do bão. Gió giật: Là tốc độ gió tăng lên tức thời trong khoảng thời gian 2 giây. - Dự báo hƣớng và tốc độ di chuyển của bão: Thông thƣờng thời hạn dự báo cho 24 giờ tới, nếu trong vòng 12 giờ tới bão đổ bộ vào đất liền hoặc suy yếu thành vùng áp thấp hoặc thay đổi hƣớng di chuyển thì thời hạn dự báo là 12 giờ. - Vị trí của cơn bão : Bao gồm các thông tin sau : Thời gian xác định vị trí tâm bão: giờ, ngày, tháng. Vị trí trung tâm bão : Toạ độ: kinh độ, vĩ độ của bão. Toạ độ, kinh vĩ đƣợc xác định chính xác đến 1/10 độ. Ví dụ: 13,3 độ vĩ Bắc; 114,3 độ kinh Ðông Khoảng cách tƣơng đối từ tâm bão (ATNÐ) đến vị trí xác định nào đó. Ví dụ: Cách bờ biển Trung Trung bộ khoảng 680 km về phía Ðông nam tức là bão nằm ở phía Ðông nam của bờ biển các tỉnh giữa miền Trung, cách nơi gần nhất khoảng 680 km theo hƣớng di chuyển của bão. - Vị trí của cơn bão : Bao gồm các thông tin sau : Thời gian xác định vị trí tâm bão : giờ, ngày, tháng. Vị trí trung tâm bão : Toạ độ: kinh độ, vĩ độ của bão. Toạ độ, kinh vĩ đƣợc xác định chính xác đến 1/10 độ. Ví dụ: 13,3 độ vĩ Bắc; 114,3 độ kinh Ðông Khoảng cách tƣơng đối từ tâm bão (ATNÐ) đến vị trí xác định nào đó. Ví dụ: Cách bờ biển Trung Trung bộ khoảng 680 km về phía Ðông nam tức là bão nằm ở phía Ðông nam của bờ biển các tỉnh giữa miền Trung, cách nơi gần nhất khoảng 680 km theo hƣớng di chuyển của bão. - Cƣờng độ của bão: Bao gồm các thông tin sau: Sức gió mạnh nhất ở vùng gần trung tâm bão: là tốc độ gió xoáy trung bình xác định trong bảng cấp gió Beaufort từ cấp 0 đến cấp 12, tốc độ km/h. Lƣu ý : Ðây là sức gió mạnh nhất ở vùng gần trung tâm bão, càng xa vùng trung tâm, sức gió giảm dần. Vùng bị ảnh hƣởng bởi gió mạnh của cơn bão đƣợc xác định là vùng có gió mạnh từ cấp 6 trở lên. Một điều quan trọng phải hiểu là bão không phải là một điểm, vùng gió mạnh ảnh hƣởng của bão có thể bị bao phủ một vùng rộng hàng vài trăm km.
  16. 16 Hình 1 - 5. Phân chia khu vực trong các bản tin dự báo thời tiết Hƣớng di chuyển đƣợc dự báo theo 16 hƣớng chính. Trƣờng hợp hƣớng di chuyển nằm giữa 2 hƣớng chính thì đƣợc ghi là tên của 2 hƣớng kế cận ví dụ: hƣớng Tây Tây bắc và Tây bắc nhƣ trên hình minh hoạ với hƣớng di chuyển của bão là mũi tên đứt nét. Tốc độ di chuyển : Vận tốc chuyển đổi vị trí trung bình của trung tâm cơn bão trong thời hạn 12 giờ và 24 giờ tới. Nếu vận tốc trung bình của bão nhỏ hơn 5km/h, bản tin sẽ thông báo là hầu nhƣ không di chuyển. Vì dự báo nào cũng có sai số, nên hình phễu trên hình vẽ là vùng tâm bão có khả năng đi qua trong 24 giờ tới.
  17. 17 Hình 1 - 6. Hướng di chuyển của bão - Dự báo về khu vực bị ảnh hƣởng và các hiện tƣợng thời tiết kèm theo: Dự báo khu vực bị ảnh hƣởng : Trong trƣờng hợp bão có khả năng đổ bộ vào bờ thì bản tin sẽ dự báo thời gian và khu vực bị ảnh hƣởng trực tiếp của bão. Ðó là vùng có gió mạnh từ cấp 6 trở lên trên đất liền do bão (ATNÐ) gây ra. Trong trƣờng hợp xảy ra mƣa vừa, thậm chí là mƣa to, nhƣng không có gió mạnh từ cấp 6 trở lên trên đất liền thì cũng chỉ coi là bị ảnh hƣởng gián tiếp của bão. Dự báo các hiện tƣợng thời tiết do ảnh hƣởng của bão. Hiện tƣợng gió mạnh: Vùng biển: Khu vực biển có gió mạnh, cấp gió đi kèm với tình trạng biển, ví dụ nhƣ biển động, biển động rất mạnh, biển động dữ dội, tƣơng ứng với các cấp gió. Trên đất liền: Khu vực có gió mạnh và cấp gió. Hiện tƣợng mƣa : Các khu vực trên đất liền có mƣa từ cấp mƣa vừa trở lên. Khu vực có nƣớc dâng do bão. 3. Thu thập thông tin thời tiết qua máy thu tin tức hàng hải, khí áp kế 3.1. Thông tin thời tiết qua Máy thu tin tức hàng hải Thông tin An toàn Hàng hải MSI (Maritime Safety Information) là “Các Cảnh báo Khí tƣợng, Cảnh báo Hàng hải, Dự báo thời tiết biển và các thông báo liên quan đến An toàn và Khẩn cấp khác” vì sự quan trọng sống còn đối với mọi tàu thuyền trên biển.
  18. 18 Hệ thống Navtex là hệ thống phát và thu tự động bằng điện báo in chữ trực tiếp cung cấp thông tin An toàn Hàng hải về khu vực bờ biển trong phạm vi cự ly của các máy phát Navtex sóng trung. Dịch vụ Navtex quốc gia lặp lại những bức điện quốc tế nhƣng bằng ngôn ngữ của quốc gia, mục đích dành riêng cho tàu khách và tàu cá. 3.2. Thu thập thông tin thời tiết qua khí áp kế Khí áp: Không khí có trọng lƣợng tạo ra áp lực gọi là khí áp. Đơn vị đo khí áp đƣợc tính bằng bar và milibar. 1bar = 1.000.000 dyn/cm2 1mb = 1.000 dyn/cm2 Khí áp có liên quan chặt chẽ với các hiện tƣợng thời tiết: Ở điều kiện thƣờng khí áp không khí xấp xỉ 1000mb, khí áp tăng hoặc giảm đột ngột đều báo hiệu diễn biến bất lợi thời tiết ở những ngày kế tiếp. 4. Trao đổi thông tin thời tiết bằng máy thông tin liên lạc 4.1. Các đài thông tin duyên hải phục vụ cho nghề cá Hệ thống Đài TTDH Việt Nam gồm 32 đài trải đài theo bờ biển từ Móng Cái đến mũi Cà Mau. Hệ thống này đang phục vụ miễn phí cho ngƣ dân đánh bắt hải sản các thông tin về cảnh báo thiên tai, thời tiết biển; các thông tin trợ giúp các hoạt động tìm kiếm cứu nạn và phòng chống lụt bão. Với chức năng nhiệm vụ phủ sóng trực canh thông tin cấp cứu - khẩn cấp và phát các bản tin dự báo thiên tai, thời tiết biển… tới những tàu thuyền đang hoạt động ngoài khơi, đáp ứng tất cả các phƣơng thức thông tin liên lạc hiện đại trên biển nhƣ: Vô tuyến mặt đất trên các tần số MF, HF, VHF và vô tuyến vệ tinh … Các Đài thƣờng xuyên trực canh 24/24h tiếp nhận và xử lý các cuộc gọi cấp cứu, khẩn cấp từ tàu thuyền hoặc phƣơng tiện bị nạn trên biển và các cảnh báo thông tin về an toàn hàng hải, khí tƣợng biển… Hình 1 – 7 Nhân viên trực canh tại các đài duyên hải
  19. 19 4.2. Trao đổi thông tin thời tiết Để hỗ trợ thông tin một cách hiệu quả cho lực lƣợng tàu thuyền đánh cá, Đài Thông tin duyên hải đã cung cấp thông tin bằng phƣơng thức dịch vụ thoại trên 2 tần số7903kHz và 7906kHz (đƣợc Bộ Bƣu chính - Viễn thông qui định) bao gồm thông tin thực hiện thu và trả lời đối với tàu cá theo chế độ 24h/24h, tần suất 12 phiên/ngày trong điều kiện thời tiết bình thƣờng. Khi thời tiết xấu, tần suất phát sẽ đƣợc tăng lên gấp 6 lần (72 phiên/ngày). 5. Tổng hợp thông tin thời tiết 5.1. Phân tích thông tin thời tiết: Xác định thông tin thời tiết trƣớc chuyến biển là việc rất quan trọng, thƣờng xuyên đối với tàu thuyền. Thông tin về thời tiết, tình trạng luồng lạch, an toàn hàng hải đƣợc khai thác từ nhiều nguồn khác nhau. Thuyền trƣởng cần có sự phân tích, dự đoán đƣợc mức độ ảnh hƣởng để điều chỉnh kế hoạch và thời gian hành trình hợp lý. 5.2. Tổng hợp thông tin thời tiết: Để quyết định hành trình thuyền trƣởng cần chọn lọc các thông tin thời tiết gồm: - Tình hình thời tiết: Tốt, bình thƣờng, xấu - Bão và áp thấp nhiệt đới: Khu vực ảnh hƣởng, diễn biến thời tiết - An toàn hàng hải khu vực tàu hoạt động: Có ảnh hƣởng hoặc không ảnh hƣởng đến hành trình 5.3. Kết luận Khi đã xác định rõ thông tin thời tiết, thuyền trƣởng quyết định hành trình theo các hƣớng sau: Hành trình theo kế hoạch: Thời tiết tốt; bình thƣờng Điều chỉnh thời gian, hƣớng hành trình: Loại trừ những yếu tố bất lợi Điều động tàu tìm nơi tránh bão: Thời tiết xấu B. Câu hỏi và bài tập thực hành Câu hỏi 1. Kể tên và chức năng của các máy móc, thiết bị thu nhận thông tin thời tiết? 2. Trình bày những nội dung chính của bản tin báo bão? Bài tập thực hành Sử dụng Radio để nghe tin báo thời tiết Đọc hiểu thông tin trên máy thu tin tức hàng hải; khí áp kế Trao đổi thông tin thời tiết bằng máy thông tin liên lạc Nhận định tình hình thời tiết hiện tại C. Ghi nhớ: - Xác định thông tin thời tiết là việc rất quan trọng, thƣờng xuyên đối với tàu thuyền.
  20. 20 - Thông tin dịch vụ thoại với các đài thông tin duyên hải đƣợc thực hiện trên 2 tần số 7903kHz và 7906kHz. - Kế hoạch hành trình của tàu đƣợc quyết định dựa trên cơ sở xác định rõ thông tin thời tiết và an toàn hàng hải.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2