intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Tiếp nhận nguyên liệu - MĐ03: Chế biến tôm xuất khẩu

Chia sẻ: Minh Minh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:76

417
lượt xem
87
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Tiếp nhận nguyên liệu là mô đun thứ 3 trong chương trình đào tạo sơ cấp nghề "Chế biến tôm xuất khẩu". Nội dung được phân bố giảng dạy trong thời gian 70h và bao gồm 7 bài: chuẩn bị tiếp nhận nguyên liệu; nhận biết, đánh giá chất lượng tôm nguyên liệu và thu mua tôm; rửa và bảo quản tôm nguyên liệu; vận chuyển tôm nguyên liệu;...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Tiếp nhận nguyên liệu - MĐ03: Chế biến tôm xuất khẩu

  1. 1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN TIẾP NHẬN NGUYÊN LIỆU Mã số:03 NGHỀ CHẾ BIẾN TÔM XUẤT KHẨU Trình độ: Sơ cấp nghề
  2. 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo hoặc tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 03
  3. 3 LỜI GIỚI THIỆU Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, ngành chế biến thủy sản được coi là ngành mũi nhọn và được xem là nhiệm vụ chiến lược của nước ta. Thủy sản đông lạnh xuất khẩu đã và đang được phát triển mạnh ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam hàng năm tăng không ngừng với một tỉ lệ cao. Trong cơ cấu mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu thì tôm xuất khẩu luôn được xem là sản phẩm cao cấp, được ưa chuộng trên thị trường thế giới. Hiện nay tôm là sản phẩm quan trọng của ngành chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam, là sản phẩm có tỷ trọng ngoại tệ mang về là cao nhất Bên cạnh đó thì thị trường nhập khẩu tôm ngày càng khó tính và đòi hỏi khắt khe, đặc biệt là vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, do đó đòi hỏi nhà chế biến phải đổi mới công nghệ, nhạy bén cơ chế thị trường để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các nước nhập khẩu. Bộ giáo trình đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề. Bộ giáo trình gồm 6 quyển: 1) Giáo trình môn học An toàn vệ sinh thực phẩm 2) Giáo trình môn học An toàn lao động 3) Giáo trình mô đun Tiếp nhận nguyên liệu 4) Giáo trình mô đun Chế biến tôm lạnh đông 5) Giáo trình mô đun Chế biến tôm khô 6) Giáo trình mô đun Bảo quản thành phẩm Giáo trình “Tiếp nhận nguyên liệu” được phân bố giảng dạy trong thời gian 70h và bao gồm 7 bài: Bài 1: Chuẩn bị tiếp nhận nguyên liệu Bài 2: Nhận biết, đánh giá chất lượng tôm nguyên liệu và thu mua tôm Bài 3: Rửa và bảo quản tôm nguyên liệu Bài 4: Vận chuyển tôm nguyên liệu Bài 5: Giao nhận tôm tại cơ sở sản xuất và bảo quản lại chờ chế biến
  4. 4 Bài 6: Theo dõi và xử lý trong quá trình bảo quản Bài 7: Kiểm tra hồ sơ Để hoàn thiện bộ giáo trình này chúng tôi đã nhận được sự chỉ đạo, hướng dẫn của Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Nông nghiệp và PTNT; Tổng cục dạy nghề- Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Trong quá trình biên soạn giáo trình này, chúng tôi đã khảo sát thực tế ở nhiều địa phương, nhiều nhà máy chế biến ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Ngoài ra còn cập nhật những Qui chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn Quốc tế. Đối tượng học là những lao động nông thôn với khả năng nhận thức và tư duy chậm nên cách viết ngắn gọn, dễ dàng tiếp thu, sử dụng cân xứng giữa kênh hình và kênh chữ, tập trung vào kỹ năng thực hành. Giáo trình là cơ sở cho các giáo viên soạn bài giảng để giảng dạy, là tài liệu nghiên cứu và học tập của học viên học nghề “ Chế biến tôm lạnh đông ” Tuy nhiên thực tế sản xuất luôn biến động, những quy trình công nghệ thì liên tục thay đổi vì vậy khi biên soạn chúng tôi gặp phải những khó khăn nhất định. Xong tập thể biên soạn cũng đã cố gắng để biên soạn giáo trình này bám sát chương trình đào tạo. Giáo trình thể hiện đầy đủ nội dung cần truyền đạt cho học viên, ngoài ra còn có nội dung mở rộng để người học củng cố kiến thức phục vụ tốt hơn quá trình sản xuất. Xin chân thành cảm ơn Tập thể ban lãnh đạo Công ty Chế biến và xuất khẩu Thủy sản Hải Phòng, Công ty XK Thủy sản II Quảng Ninh, Công ty Chế biến thủy sản Nam Hà Tĩnh, Công ty XNK Thủy sản Minh Hải - Cà Mau. Xin chân thành cảm ơn tập thể giảng viên Khoa Công nghệ Thủy sản Trường THKT Thủy sản II, Trường Cao đẳng Nghề Thủy sản Miền Bắc, Viện nghiên cứu Hải sản Hải Phòng. Tham gia biên soạn 1. Ngô Thị Ngọc Anh: Chủ biên 2. Nguyễn Đình Cự 3. Nguyễn Anh Tuấn 4. Nguyễn Thị Hằng 5. Đinh Thị Tuyết
  5. 5 MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU ......................................................................................... 3 MỤC LỤC ..................................................................................................... 5 ́ CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHƢ̃ VIÊT TĂT............................. 9 ́ MÔ ĐUN: TIẾP NHẬN NGUYÊN LIỆU .................................................. 10 BÀI 1: CHUẨN BỊ NHÀ XƢỞNG, DỤNG CỤ, THIẾT BỊ ĐỂ THU MUA TÔM NGUYÊN LIỆU ................................................................................ 14 A. Nội dung: ............................................................................................. 14 1. Yêu cầu đối với cơ sở thu mua nguyên liệu ...................................... 14 2. Chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị cần thiết. ....................................... 15 3. Kiểm tra tình trạng hoạt động của các dụng cụ, trang thiết bị. ....... 22 4. Vệ sinh các dụng cụ, nhà xưởng, trang thiết bị trước khi sử dụng. 22 5. Chuẩn bị nước và nước đá ............................................................... 23 B. Câu hỏi và bài tập thực hành: ............................................................ 25 BÀI 2. NHẬN BIẾT, ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG TÔM NGUYÊN LIỆU VÀ THU MUA TÔM .................................................................................. 28 A. Nội dung: ............................................................................................. 28 1. Đặc điểm của tôm nguyên liệu. ........................................................ 28 2. Đánh giá chất lượng tôm nguyên liệu và thu mua tôm .................... 37 B. Câu hỏi và bài tập thực hành: ............................................................ 43 BÀI 3. BẢO QUẢN TÔM NGUYÊN LIỆU ............................................... 45 A. Nội dung: ............................................................................................. 45 1. Bảo quản tôm nguyên liệu. ............................................................... 45 2. Kết thúc công việc ............................................................................. 51 B. Câu hỏi và bài tập thực hành: ............................................................ 51 BÀI 4. VẬN CHUYỂN TÔM NGUYÊN LIỆU ......................................... 53 A. Nội dung: ............................................................................................. 53 1. Yêu cầu về phương tiện dùng trong vận chuyển tôm nguyên liệu. .. 53 2. Một số phương tiện vận chuyển chuyên dùng. ................................ 53 3. Điều kiện vệ sinh trước và sau mỗi chuyến vận chuyển. ................. 56 4. Sắp xếp các thùng tôm bảo quản trên phương tiện vận chuyển ...... 56 B. Câu hỏi và bài tập thực hành: ............................................................ 57 BÀI 5. GIAO NHẬN NGUYÊN LIỆU TẠI CƠ SỞ SẢN XUẤT VÀ BẢO QUẢN LẠI CHỜ CHẾ BIẾN ..................................................................... 59 A. Nội dung: ............................................................................................. 59 1. Chuẩn bị điều kiện làm việc: ............................................................ 59 2. Tiến hành: ........................................................................................ 59 3. Kết thúc công việc ............................................................................. 61 B. Câu hỏi và bài tập thực hành: ............................................................ 61 BÀI 6. THEO DÕI TRONG QUÁ TRÌNH BẢO QUẢN. ......................... 63
  6. 6 A. Nội dung: ............................................................................................. 63 1. Các hư hỏng thường xảy ra trong quá trình bảo quản tôm nguyên liệu ........................................................................................................ 63 2. Tiến hành theo dõi và xử lý trong quá trình bảo quản .................... 63 3. Kết thúc công việc ............................................................................. 64 B. Câu hỏi và bài tập thực hành: ............................................................ 64 BÀI 7. KIỂM TRA HỒ SƠ ......................................................................... 66 A. Nội dung: ............................................................................................. 66 1. Chuẩn bị ........................................................................................... 66 2. Một số biểu mẫu: .............................................................................. 66 Bố trí mặt bằng sản xuất ............................................................................ 68 3. Thực hiện ......................................................................................... 72 4. Kết thúc công việc ............................................................................ 72 B. Câu hỏi và bài tập thực hành: ............................................................ 72
  7. 7 ́ ́ CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHƢ̃ VIÊT TĂT XK : Xuất khẩu XNK : Xuất nhập khẩu GMP : Quy phạm sản xuất tốt SSOP : Quy phạm vệ sinh chuẩn
  8. 8 MÔ ĐUN: TIẾP NHẬN NGUYÊN LIỆU Mã mô đun: MĐ 03 Giới thiệu mô đun: Mô đun này là mô đun trong hệ thống đào tạo sơ cấp nghề chế biến tôm xuất khẩu. Nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức, kỹ năng thái độ làm việc trong quá trình tiếp nhận tôm nguyên liệu. Mô đun này học trước các mô đun sau: Chế biến tôm đông lạnh; Chế biến tôm khô; Bảo quản tôm thành phẩm. Sau khi học xong mô đun này, người học có khả năng: + Nhận biết được một số loại tôm nuôi, tôm đánh bắt ... + Biết được đặc điểm của tôm nguyên liệu và những biến đổi của tôm sau khi chết. + Thực hiện được các phương pháp bảo quản tôm nguyên liệu. + Chuẩn bị được điều kiện làm việc trước khi vào nhiệm vụ tiếp nhận nguyên liệu tôm. + Đánh giá được chất lượng tôm nguyên liệu. + Kiểm tra hồ sơ nguyên liệu. + Rửa, bảo quản và vận chuyển được tôm nguyên liệu đúng phương pháp, kỹ thuật. + Giao, nhận được tôm nguyên liệu tại cơ sở sản xuất và bảo quản lại được tôm nguyên liệu tại cơ sở sản xuất. + Theo dõi và xử lý được các sự cố xảy ra trong quá trình bảo quản tôm nguyên liệu. + Sử dụng được 1 số dụng cụ, thiết bị trong khâu tiếp nhận và bảo quản. + Cẩn thận, nghiêm túc, trung thực và tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật.
  9. 9 Yêu cầu về đánh giá hoàn thành mô đun 1.Phương pháp đánh giá Thực hiện theo Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy, ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH, ngày 24 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Đây là một mô đun tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, vì vậy khi đánh giá cần lưu ý: - Đánh giá kết quả học tập là sự tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, nhưng trọng tâm là thực hành, thông qua hệ thống các bài thực hành kỹ năng trong từng bài dạy và bài thực hành khi kết thúc mô đun. - Học viên phải hoàn thành tất cả các bài kiểm tra định kỳ trong quá trình học tập và bài kiểm tra kết thúc mô đun. 2. Nội dung đánh giá - Kiến thức: Các bước công việc trong quá trình tiếp nhận nguyên liệu tôm tại đầm nuôi hoặc tại tàu khai thác đến tiếp nhận và bảo quản nguyên liệu tôm tại công ty. Yêu cầu của tôm nguyên liệu đối với từng mặt hàng; vai trò từng thiết bị, dụng cụ, vật tư sử dụng trong quá trình tiếp nhận nguyên liệu. - Kỹ năng: Chuẩn bị, vệ sinh và khử trùng nhà xưởng, thiết bị, dụng cụ, ... trong quá trình tiếp nhận nguyên liệu. Thực hiện các bước tiến hành công việc. - Thái độ: Có ý thức học tập tích cực, tham gia đầy đủ thời lượng mô đun. Cẩn thận và nghiêm túc trong quá trình thực hiện.
  10. 10 BÀI 1: CHUẨN BỊ NHÀ XƢỞNG, DỤNG CỤ, THIẾT BỊ ĐỂ THU MUA TÔM NGUYÊN LIỆU Mã bài: MĐ03-1 Mục tiêu của bài: - Chuẩn bị được đúng, đủ các dụng cụ, trang thiết bị cần thiết. Kiểm tra, hiệu chỉnh được tình trạng hoạt động của các dụng cụ, trang thiết bị. - Chuẩn bị được nước và nước đá dùng trong xử lý và bảo quản tôm. - Thực hiện đúng quy trình vệ sinh các dụng cụ, nhà xưởng, trang thiết bị trước và sau khi sử dụng. - Cẩn thận, nghiêm túc, thực hiện đúng quy trình vệ sinh. A. Nội dung: 1. Yêu cầu đối với cơ sở thu mua nguyên liệu 1.1. Ðịa điểm - Ðược xây dựng ở những nơi không bị ngập nước, đọng nước khi trời mưa hoặc nước thuỷ triều lên cao. - Xa khu vực có nguồn gây nhiễm thủy sản. - Có đủ nguồn nước ngọt hoặc nước biển sạch. - Giao thông thuận tiện. 1.2. Bố trí mặt bằng và kết cấu công trình - Mặt bằng cơ sở thu mua phải đủ rộng, thuận tiện cho việc tiếp nhận, sơ chế, bảo quản và vận chuyển. - Khu vực bảo quản tôm phải được bố trí cách biệt với các khu chứa phế thải, dụng cụ thiết bị và xăng dầu. - Cơ sở thu mua phải có mái che; có tường bao quanh đảm bảo dễ làm vệ sinh và khử trùng. Nền nhà phải cứng, nhẵn, không trơn, dễ làm vệ sinh khử trùng và thoát nước tốt. - Cơ sở phải có nơi thay quần áo bảo hộ lao động riêng, được trang bị vòi nước rửa tay đặt ở vị trí thích hợp,.
  11. 11 - Cơ sở phải có nhà vệ sinh được bố trí thích hợp, thuận tiện; có hệ thống thoát thải tốt đảm bảo dễ làm vệ sinh. 1.3. Thiết bị, dụng cụ - Cơ sở thu mua phải có đủ các phương tiện để rửa, khử trùng dụng cụ, thiết bị, tường và nền nhà. - Thiết bị, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với tôm phải được làm bằng vật liệu không chứa các chất độc hại, bề mặt nhẵn, dễ làm vệ sinh, không bị ngấm nước, không gỉ, không bị ăn mòn, chịu được tác động cọ rửa và sát trùng. - Thùng chứa tôm phải được làm bằng loại vật liệu không bị gỉ, bề mặt nhẵn và dễ làm vệ sinh khử trùng. 2. Chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị cần thiết. 2.1. Rổ chứa đựng nguyên liệu - Rổ không thấm nước, không gỉ sét, không mục nát, dễ làm vệ sinh và khử trùng (nhựa, inox). Hình 1.1. Rổ nhựa
  12. 12 KHÔNG NÊN DÙNG Rất khó làm vệ sinh, các mảnh tre mục, tạp bẩn và vi sinh vật dính bám trên sọt sẽ lẫn vào tôm Hình 1.2. Sọt tre 2.2. Thùng rửa nguyên liệu: Nên sử dụng: thùng rửa bằng inox, bằng composite hoặc bằng nhựa là không thấm nước, không gỉ sét, hông mục nát, dễ làm vệ sinh và khử trùng. Hạn chế dùng/Không nên: thùng rửa bằng tôn hoặc thùng nhựa nẹp sắt ở miệng vì rất khó làm vệ sinh, các mảnh gỉ sắt, tạp bẩn và vi sinh vật dính bám.
  13. 13 a. Thùng rửa bằng nhựa hoặc composite Thùng rửa loại này có ưu điểm là không thấm nước, dễ làm vệ sinh và khử trùng. Hình 1.2. Thùng rửa bằng nhựa Hình 1.3. Thùng rửa bằng composite
  14. 14 b. Thùng rửa bằng inox Thùng rửa loại này không thấm nước, không gỉ sét, không mục nát, dễ làm vệ sinh và khử trùng. Bền, đẹp. Hình 1.4. Thùng rửa bằng inox c. Thùng rửa bằng tôn nẹp sắt ở miệng Không nên dùng các loại thùng này để chứa nước rửa tôm vì rất khó làm vệ sinh, các mảnh gỉ sắt, tạp bẩn và vi sinh vật dính bám bên trong thùng sẽ khuếch tán trong nước rửa và lẫn vào tôm trong quá trình rửa Hình 1.5. Thùng rửa bằng tôn nẹp sắt ở miệng
  15. 15 2.3. Bàn phân cỡ, phân loại: Bàn phân cỡ, phân loại bằng inox, thường dốc vào giữa để róc nước. Các chi tiết đơn giản, dễ làm vệ sinh. Hiện nay có thể đặt các bàn inox theo ý của người sử dụng. Hình 1.6. Bàn phân cỡ, phân loại 2.4. Thùng bảo quản: Khuyến cáo không nên dùng thùng styropore, thùng phuy nhựa để bảo quản tôm, vì rất khó làm vệ sinh, tạp bẩn và vi sinh vật dính bám bên trong thùng sẽ lây nhiễm vào tôm trong quá trình bảo quản. Mặt khác, phuy nhựa không cách nhiệt nên tiêu tốn một lượng nước đá dùng cho bảo quản rất lớn (hơn gấp 4 lần so với bảo quản trong thùng cách nhiệt). Thùng cách nhiệt là không gỉ sét, dễ làm vệ sinh, khử trùng và tiết kiệm nước đá dùng cho bảo quản tôm. Khuyến khích nên dùng thùng cách nhiệt để bảo quản tôm. Các loại thùng bảo quản:
  16. 16 a. Thùng cách nhiệt: - Không gỉ sét, dễ làm vệ sinh, khử trùng và tiết kiệm nước đá  Hình 1.7. Thùng cách nhiệt dùng để bảo quản b. Thùng phuy nhựa: KHÔNG NÊN DÙNG: - Rất khó làm vệ sinh - Không cách nhiệt nên tiêu tốn một lượng nước đá khi bảo quản. Hình 1.8. Thùng phuy nhựa
  17. 17 c. Thùng styropore Thùng styropore rất khó làm vệ sinh, tạp bẩn và vi sinh vật dính bám bên trong thùng sẽ lây nhiễm vào tôm trong quá trình bảo quản Hình 1.9. Thùng styropore Hình 1.10. Thùng styropore có tôn bên trong
  18. 18 2.5. Cân: Tuỳ theo lượng nguyên liệu hàng ngày cân mà chọn cho hợp lý. Cân phải có phần đĩa cân phẳng, nhẵn, dễ làm vệ sinh. Thông thường trong công tác thu mua và tiếp nhận nguyên liệu sử dụng cân đồng hồ. - Chú ý khi sử dụng cân: + Đặt cân lên mặt phẳng thăng bằng. + Vặn nút điều chỉnh để kim chỉ đúng số 0 + Khi sử dụng cân: không cân vượt quá giới hạn khối lượng cân cho phép của cân + Vệ sinh cân sạch sẽ sau khi cân. Hình 1.11. Cân đồng hồ 2.6. Nhiệt kế: Có thể dùng nhiệt kế điện tử hoặc nhiệt kế thuỷ ngân để kiểm tra nhiệt độ của nguyên liệu. Hiện nay nhiệt kế điện tử thường được sử dụng vì độ chính xác cao, nhanh, dễ sử dụng. Hình 1.12. Nhiệt kế điện tử
  19. 19 3. Kiểm tra tình trạng hoạt động của các dụng cụ, trang thiết bị. Trước khi sử dụng tiến hành kiểm tra tình trạng hoạt động của các dụng cụ thiết bị. 3.1. Dụng cụ: Đối với các dụng cụ như thùng rửa, thùng bảo quản, rổ kiểm tra như sau: - Tình trạng vệ sinh: Phải được rửa sạch và khử trùng, nếu để từ hôm trước phải được rửa lại. - Tình trạng sử dụng: Không bị thủng, rách, vỡ. 3.2. Thiết bị: - Cân: Trước khi sử dụng phải sạch sẽ, tình trạng hoạt động tốt. Kim chỉ thị chỉ đúng số 0, nếu bị lệch thì ta phải dùng núm vặn để điều chỉnh. - Nhiệt kế: Sạch sẽ, hiển thị rõ ràng, chính xác. Tất cả các thiết bị, dụng cụ phải được vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần sử dụng. Nhìn chung, các dụng cụ, thiết bị phải đạt được những yêu cầu sau: - Không gỉ sét, không bị ăn mòn hoặc mục nát. - Không thấm nước. - Cấu trúc ít ngóc ngách, bề mặt phẳng, để dễ làm vệ sinh và khử trùng. - Chuyên dùng. - Đối với thùng bảo quản nên “kín”, cách nhiệt tốt để làm giảm tổn thất nhiệt và hạn chế sự lây nhiễm từ bên ngoài. 4. Vệ sinh các dụng cụ, nhà xưởng, trang thiết bị trước khi sử dụng. - Tất cả các dụng cụ, thiết bị tiếp xúc trực tiếp với tôm (đĩa cân, mặt bàn, khay rổ, thùng bảo quản…) phải được làm vệ sinh, khử trùng trước và sau mỗi lần sử dụng. - Nền/sàn nhà khu vực thu mua, xử lý phải luôn được cọ rửa để giữ sạch sẽ trong suốt quá trình thu mua, xử lý.
  20. 20 - Cuối ngày làm việc, nền/sàn nhà khu vực này phải được cọ rửa bằng chất tẩy rửa hoặc xà phòng và khử trùng bằng chlorine. - Các dụng cụ dùng để làm vệ sinh phải được cọ rửa bằng chất tẩy rửa hoặc xà phòng và khử trùng trở lại ngay trước khi sử dụng. 5. Chuẩn bị nước và nước đá 5.1. Yêu cầu về nước: Nước sử dụng trong chế biến thuỷ sản là nước sạch dùng để ăn uống hàng ngày theo tiêu chuẩn 98/83/ EC hoặc TC 1329/QĐ-BYT. 5.2. Yêu cầu về nước đá: - Nước đá phải được làm từ nước sạch. - Cơ sở sản xuất nước đá phải đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn. - Nước đá dùng để bảo quản tôm phải là đá vảy hoặc đá xay, không nên dùng đá cục hoặc đá cây. a. Nước đá xay: Được làm từ đá cây xay nhỏ. Hình 1.13. Nƣớc đá xay
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2