intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Chuyên đề Hệ thống quản lý an toàn tàu (Nghề: Điều khiển tàu biển - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Hàng hải II

Chia sẻ: Cố Tiêu Tiêu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:184

40
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Chuyên đề Hệ thống quản lý an toàn tàu (Nghề: Điều khiển tàu biển - Trình độ: Cao đẳng) gồm những nội dung chính sau: giới thiệu bộ luật quản lý an toàn tàu; trách nhiệm thực hiện hệ thống quản lý an toàn tàu; kinh nghiệm trong thực hiện và triển khai hệ thống quản lý an toàn; các sai sót thường gặp khi thực hiện hệ thống quản lý an toàn; viết thu hoạch;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Chuyên đề Hệ thống quản lý an toàn tàu (Nghề: Điều khiển tàu biển - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Hàng hải II

  1. CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM TRƯỜNG CAO ĐẲNG HÀNG HẢI II GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: CHUYÊN ĐỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN TÀU NGHỀ: ĐIỀU KHIỂN TÀU BIỂN TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo quyết định số:29/QĐ-CĐHH II ngày 13 tháng 10 năm 2021 Của trường Cao Đẳng Hàng Hải II. (Lưu Hành Nội Bộ) TP. HCM , năm 2021
  2. MỤC LỤC BÀI 1. GIỚI THIỆU BỘ LUẬT QUẢN LÝ AN TOÀN TÀU ..................................................... 3 BÀI 2. TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN TÀU ...................... 6 BÀI 4. KINH NGHIỆM TRONG THỰC HIỆN VÀ TRIỂN KHAI HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN ....................................................................................................................................... 17 BÀI 5 CÁC SAI SÓT THƯỜNG GẶP KHI THỰC HIỆN HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN 20 BÀI 6. VIẾT THU HOẠCH ...................................................................................................... 21
  3. CHUYÊN ĐỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN TÀU BÀI 1. GIỚI THIỆU BỘ LUẬT QUẢN LÝ AN TOÀN TÀU 1. Giới thiệu khái quát bộ luật Bộ luật ISM gồm 16 điều khoản, bao gồm các phần chính sau đây: 1. Lời nói đầu. 2. Phần A: Sự thực hiện Nội dung của phần này bao gồm 12 điều khoản với các nội dung sau: - 1. Các khái niệm chung: Trong phần này, Bộ luật ISM đưa ra các định nghĩa, giải thích ý nghĩa của các khái niệm, tên gọi; Chỉ ra mục tiêu và phạm vi áp dụng của Bộ luật. - 2. Chính sách An toàn và bảo vệ môi trường của Công ty: Trong phần này, Bộ luật ISM đòi hỏi các Công ty phải đưa ra được chính sách của mình đối với vấn đề an toàn và bảo vệ môi trường đồng thời đảm bảo thực hiện được chính sách này ở mọi mức độ trong SMS ( Safety Management System) - 3. Trách nhiệm và thẩm quyền của Công ty: Công ty phải đảm bảo sự quản lý của mình và thể hiên được thẩm quyền của mình đối việc quản lý tàu biển trong SMS. - 4. Người được chỉ định thực thi SMS của Công ty (Designated Person-DP): Các Công ty phải chỉ định Người có trách nhiệm và thẩm quyền để quản lý, giám sát, chỉ đạo, hỗ trợ tàu thực hiện có hiệu quả SMS, đặc biệt khi có những tình huống khẩn cấp liên quan đến an toàn và chống ô nhiễm môi trường. - 5. Trách nhiệm và thẩm quyền của Thuyền trưởng: Trách nhiệm và thẩm quyền của Thuyền trưởng trong việc đại diện cho Công ty tổ chức thực hiện SMS trên tàu phải được thể hiện rõ trong SMS của Công ty. - 6. Nguồn lực và nhân viên: Bộ luật quy định Công ty phải thể hiện một cách đầy đủ các điều kiện thực tế về con người, các điều luật quốc tế có liên quan thông qua các quy trình, hướng dẫn trong SMS của mình. - 7. Sự phát triển các kế hoạch khai thác tàu: Bộ luật yêu cầu trong SMS của Công ty phải thiết lập đầy đủ các quy trình, các hướng dẫn cho các hoạt động khai thác chủ yếu của tàu cũng như bảo vệ môi trường. - 8. Sự sẵn sàng trong trường hợp khẩn cấp: Bộ luật yêu cầu Công ty phải thiết lập được trong SMS các quy trình hành động trong các tình huống khẩn cấp cũng như các chương trình thực tập huấn luyện và khả năng sẵn sàng ứng phó trong mọi điều kiện khẩn cấp. - 9. Các báo cáo, phân tích đối với các trường hợp vi phạm, tai nạn và nguy hiểm xảy ra. Bộ luật quy định Công ty phải thể hiện trong SMS của mình các mẫu báo cáo, phân tích thống nhất đối với các vi phạm, tai nạn và nguy hiểm có thể xảy ra đồng thời phải có các hướng dẫn, quy trình để sửa chữa, hiệu chỉnh đối với các vấn đề đó. - 10. Bảo dưỡng tàu và các trang thiết bị. Công ty phải thể hiện được trong SMS của mình các hướng dẫn, quy trình để đảm bảo tàu và trang thiết bị thuộc quyền quản lý của mình được khai thác và bảo dưỡng phù hợp cũng như các biện pháp bảo dưỡng đặc biệt áp dụng đối với các trang thiết bị quan trọng trên tàu. - 11. Tài liệu, giấy tờ. HHH 3
  4. CHUYÊN ĐỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN TÀU Trong SMS của Công ty phải thiết lập được một hệ thống, quy trình quản lý với các tài liệu, giấy chứng nhận của tàu. - 12. Sự kiểm tra, xem xét lại và đánh giá của Công ty. SMS của Công ty phải thể hiện được sự kiểm tra, xem xét lại và đánh giá việc thực hiện đối với SMS của mình thông qua các quy trình, hướng dẫn kiểm tra ( Audit ) qua đó đưa ra những hướng dẫn để chỉnh lý đối với những vấn đề không phù hợp. 3.Phần B: Giấy chứng nhận và sự kiểm tra, gồm có 4 điều khoản. Giấy chứng nhận theo Bộ luật ISM bao gồm: - 13. Cấp giấy chứng nhận và kiểm tra định kỳ. a. Giấy chứng nhận phù hợp, Document Of Compliance Certificate (DOC): Một Công ty, khi SMS được chính quyền hành chính kiểm tra và xác nhận là thoả mãn các yêu cầu của Bộ luật ISM thì sẽ được cấp giấy chứng nhận trên. b. Giấy chứng nhận quản lý an toàn, Safety Management Certificate (SMC): Giấy chứng nhận này được cấp cho tàu khi sự kiểm tra của chính quyền hành chính xác nhận rằng các hoạt động quản lý, khai thác an toàn công ty và tàu là phù hợp với SMS đã được chấp thuận. Giấy chứng nhận DOC sẽ có thời hạn hiệu lực không quá 5 năm và phải trải qua các đợt kiểm tra hàng năm để xác nhận lại. Giấy chứng nhận SMC cũng có thời hạn hiệu lực không quá 5 năm nhưng chỉ phải kiểm tra lại trong ít nhất một lần kiểm tra trung gian của tàu. - 14. Cấp giấy chứng nhận tạm thời. - 15. Kiểm tra. - 16. Mẫu giấy chứng nhận (DOC, SMC) 2.2. Triển khai và áp dụng bộ luật Các bước xây dựng Hệ Thống Quản Lý An Toàn. (HTQLAT). a. Lựa chọn sổ tay HTQLAT (safety management manual) Nội dung HTQLAT có thể bố trí trong một sổ tay hay nhiều sổ tay, tùy thuộc vào từng công ty. Để thuận tiện trong tham khảo, nội dung hệ thống quản lý có thể phân ra các phần nhỏ sau: Sổ tay chính sách công ty (company policy manual) Sổ tay tổ chức công ty (company organization manual) Sổ tay hoạt động tàu (ship operations manual) Sổ tay ứng phó sự cố (emergency response manual) Các mẫu báo cáo (records) và các bản rà soát (checklists) liên quan b. Nội dung chi tiết cần có trong sổ tay Sổ tay chính sách công ty Mục đích của sổ tay này là nhằm khái quát nội dung HTQLAT; giúp người đọc dễ dàng tra cứu, tìm hiểu nội dung chính của HTQLAT của công ty ứng với những yêu cầu ISM Code quy định. Bao gồm: + Bản tuyên bố “Chính sách an toàn và ngăn ngừa ô nhiễm” của công ty. + Bảng so sánh sự tuân thủ “Quy tắc quản lý an toàn ISM Code của HTQLAT công ty”. + Sơ đồ bố trí các sổ tay trong hệ thống quản lý. HHH 4
  5. CHUYÊN ĐỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN TÀU Sổ tay tổ chức công ty Mục đích của sổ tay này là để làm rõ sơ đồ cấu trúc HTQLAT; mối quan hệ giữa các bộ phận, quan hệ giữa tàu và bờ; nhiệm vụ của từng cá thể liên quan trong hệ thống. Bao gồm: + Sơ đồ cấu trúc hệ thống quản lý an toàn (SMS). + Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận và cá nhân liên quan đến HTQLAT. Sổ tay quản lý hoạt động tàu Mục đích của sổ tay này là để chỉ dẫn việc thực hiện các công việc cụ thể trên tàu. Làm rõ công việc gì? Làm khi nào? Ai làm? Làm ra sao? Bao gồm: + Các quy trình quản lý thuyền viên. + Các quy trình quản lý hành hải. + Các quy trình quản lý an toàn và ngăn ngừa ô nhiễm. + Các quy trình quản lý bảo quản bảo dưỡng. + Các quy trình quản lý vật tư. + Các quy trình quản lý HTQLAT. Sổ tay ứng phó sự cố Mục đích của sổ tay này là để chỉ dẫn cách ứng phó các sự cố và tai nạn cụ thể trên tàu Bao gồm: + Các sự cố và tai nạn thường gặp trên tàu. + Quy tắc chung khi ứng phó sự cố. + Quy trình ứng phó các sự cố cụ thể. Các nội dung nêu trong HTQLAT phải thỏa mãn yêu cầu của ISM Code, phù hợp với các công ước quốc tế hiện hành. Và nó còn phải phải phù hợp với luật lệ quốc gia tàu treo cờ, các quy định của các tổ chức công nghiệp và hiệp hội hàng hải liên quan… c. Các bước xây dựng và thực hiện HTQLAT 2. Triển khai và áp dụng bộ luật (Thảo luận trên lớp) HHH 5
  6. CHUYÊN ĐỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN TÀU BÀI 2. TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN TÀU Sơ đồ tổ chức trên bờ Tổ chức HTQLATLĐ ở trên văn phòng được thể hiện bằng sơ đồ tổ chức dưới đây: GIÁM ĐỐ C NGƯ Ờ I PHỤ TRÁCH Đ Ộ I Ứ NG PHÓ (DPA) SỰ CỐ TRƯ Ở NG PHÒNG TRƯ Ở NG PHÒNG TRƯ Ở NG PHÒNG HÀNH CHÍNH – NHÂN SỰ KỸ THUẬ T – VẬ T TƯ KHAI THÁC CÁC THUYỀ N TRƯ Ở NG Giám đốc công ty Trực tiếp điều hành mọi hoạt động của Công ty, cả ở trên văn phòng và dưới tàu. Giám đốc là người đưa ra quyết định cuối cùng để đảm bảo an toàn, sức khỏe cho con người, an toàn cho tàu, và bảo vệ môi trường. Khi vắng mặt, Giám đốc có thể uỷ quyền cho người có thẩm quyền. Yêu cầu chủ tàu thông báo đầy đủ tên và chi tiết về Công ty quản lý tàu cho Chính quyền hàng hải. Giám đốc chịu trách nhiệm thực hiện có hiệu quả HTQLATLĐ của Công ty bao gồm: (1) Cung cấp đủ nguồn lực và sự hỗ trợ khi cần thiết để Người phụ trách (DPA) thực thi các chức năng của mình. Các nguồn lực này bao gồm:  Nhân lực,  Vật lực,  Đào tạo theo yêu cầu,  Quy định rõ và lập thành văn bản trách nhiệm và quyền hạn của DP,  Quyền báo cáo các sự không phù hợp và khuyến nghị đến cấp quản lý cao nhất. HHH 6
  7. CHUYÊN ĐỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN TÀU (2) Cung cấp đủ nguồn lực và sự hỗ trợ khi cần thiết để Thuyền trưởng thực thi các nhiệm vụ của mình một cách an toàn; (3) Tuyển dụng và đào tạo nhân viên đáp ứng yêu cầu công việc và HTQLATLĐ; (4) Lựa chọn và bố trí những người thích hợp, có đủ năng lực, trình độ cho việc thực hiện HTQLATLĐ; (5) Tổ chức các cuộc họp liên quan đến an toàn, sức khỏe và môi trường (ATSKMT) theo quy trình PHL-08. Tất cả các cuộc họp liên quan đến an toàn đều được ghi vào "Biên bản họp soát xét của lãnh đạo", PHL- 08-01; (6) Soát xét hệ thống, tìm ra những điểm không phù hợp, đánh giá hiệu quả của HTQLATLĐ, đồng thời cải tiến hệ thống này; (7) Thành lập và huy động Đội ứng phó sự cố; (8) Thiết lập hiệu quả quá trình trao đổi thông tin; (9) Làm việc với giới truyền thông về các sự cố lớn. 4.3. Người phụ trách (DP) Được sự chỉ định của Giám đốc, có quyền hạn và trách nhiệm theo dõi, duy trì và triển khai một cách hiệu quả HTQLATLĐ. Người phụ trách (DP) có những trách nhiệm và quyền hạn sau:  Triển khai, theo dõi và duy trì HTQLATLĐ;  Thông tin và triển khai các chính sách của công ty;  Kiểm soát và bổ sung sửa đổi Sổ tay quản lý an toàn & lao động hàng hải một cách thích hợp;  Báo cáo trực tiếp với Giám đốc về mọi sự không phù hợp (nếu có) trong HTQLATLĐ;  Kiểm tra và giám sát các hoạt động về an toàn, sức khỏe và ngăn ngừa ô nhiễm trong khai thác tàu;  Đảm bảo nguồn lực và hỗ trợ trên bờ được cung cấp đầy đủ theo yêu cầu;  Tổ chức và giám sát việc đánh giá nội bộ HTQLATLĐ;  Đánh giá và soát xét hiệu quả của HTQLATLĐ;  Kiểm tra xác nhận tính độc lập và việc đào tạo đánh giá viên nội bộ;  Thu xếp việc đánh giá bên ngoài HTQLATLĐ Công ty;  Kiểm tra và xác nhận các hành động khắc phục những sự không phù hợp; HHH 7
  8. CHUYÊN ĐỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN TÀU  Báo cáo và phân tích khiếm khuyết, sự không phù hợp, sự cố và tình huống cận nguy để báo cáo Giám đốc có biện pháp tránh lặp lại sự cố;  Hỗ trợ các thuyền trưởng thực hiện và duy trì đúng đắn HTQLATLĐ.  Xem xét và phản hồi các kiến nghị nêu trong các biên bản họp Ban An toàn và sức khỏe, và báo cáo soát xét ATSKMT của thuyền trưởng. Các yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm và đào tạo của DPA phải đáp ứng các quy định trong Thông tư MSC-MEPC.7.Circ.6 của IMO. Khi DPA vắng mặt, Giám đốc trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ của DPA. 4.4 Trưởng phòng Kỹ thuật - Vật tư Trưởng phòng Kỹ thuật - Vật tư giúp Lãnh đạo Công ty cải tiến công tác quản lý và chịu trách nhiệm kiểm soát các hoạt động khai thác kỹ thuật của tàu, bảo dưỡng các thiết bị trong quá trình khai thác bao gồm các công việc sau đây: 1) Thúc đẩy các nhân viên phòng Kỹ thuật - Vật tư và Thuyền trưởng, Máy trưởng dưới tàu thực hiện và duy trì hiệu quả HTQLATLĐ của Công ty. 2) Tham mưu công tác kỹ thuật. 3) Tổ chức thực hiện và giám sát quá trình sửa chữa, đăng kiểm đội tàu. 4) Xây dựng và tổ chức thực hiện một cách có kế hoạch và hiệu quả hệ thống bảo quản bảo dưỡng, sửa chữa đội tàu Công ty. 5) Thiết lập hệ thống báo cáo kỹ thuật bằng các văn bản giữa Phòng Kỹ thuật - Vật tư và đội tàu. Xử lý các báo cáo kỹ thuật từ tàu, tiến hành kiểm tra máy móc, thiết bị, xem xét và đánh giá để đưa ra các hành động phòng ngừa đảm bảo tàu hoạt động an toàn, hiệu quả và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, đáp ứng yêu cầu của khách hàng. 6) Đánh giá và lựa chọn các nhà cung ứng dịch vụ sửa chữa. 7) Bảo đảm các hồ sơ, tài liệu liên quan đến trang thiết bị, sửa chữa, hoán cải… của đội tàu phải sẵn có và được cập nhật kịp thời nhằm phục vụ cho việc quản lý kỹ thuật hiệu quả cho đội tàu. 8) Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các nhân viên trong phòng. Ngoài ra, Trưởng phòng Kỹ thuật - Vật tư chịu trách nhiệm: 1) Xây dựng định mức tồn kho phụ tùng vật tư. 2) Xác định giới hạn tiêu thụ dầu nhiên liệu và dầu bôi trơn 3) Cung ứng và giám sát quá trình sử dụng phụ tùng vật tư. Đảm bảo cung cấp đủ cả số lượng và chất lượng vật tư để tàu hoạt động an toàn, hiệu quả không gây ô nhiễm, không gây thiệt hại đến sinh mạng và sức khoẻ thuyền viên. HHH 8
  9. CHUYÊN ĐỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN TÀU 4) Thu xếp thu hồi vật tư phế thải của tàu (Việc trực tiếp xử lý chất thải sinh hoạt trên tàu là trách nhiệm của Thuyền trưởng). 5) Tìm kiếm nguồn vật tư, đánh giá lựa chọn nhà cung ứng. 6) Lập kế hoạch chi tiêu mua sắm phụ tùng vật tư. 7) Lập hợp đồng nguyên tắc với các nhà thầu vật tư. 8) Cung cấp cho tàu những bộ luật, chỉ dẫn, hải đồ, ấn phẩm hàng hải, sổ tay hướng dẫn, sách tham khảo và sổ ghi chép theo yêu cầu. 4.5 Trưởng phòng Khai thác tàu biển Trưởng phòng Khai thác tàu biển chịu trách nhiệm: (1) Trước chuyến đi, cung cấp chỉ thị chuyến đi cho tàu (số lượng, chủng loại và đặc tính của hàng hóa, cảng xếp/ dỡ, thông tin về cảng, đại lý, v.v…). (2) Phải giúp đỡ tàu mọi yêu cầu cần thiết về các hợp đồng mà tàu phải thực hiện. (3) Tham gia, đóng góp các ý kiến về pháp luật, luật pháp tại các cảng tàu sẽ tới. (4) Tổ chức kinh doanh các tàu trực tiếp khai thác. (5) Quản lý và chỉ đạo công tác bốc xếp hàng tại cảng. (6) Trợ giúp tàu trong quá trình hành hải như cung cấp các thông tin về thời tiết, luồng lạch, bến cảng, đại lý. Cung cấp đầy đủ cho tàu lương thực thực phẩm và thuốc y tế. (7) Duy trì thông tin liên lạc giữa công ty với tàu. (8) Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các nhân viên trong phòng. 4.6 Trưởng phòng Hành chính - Nhân sự Trưởng phòng Hành chính - Nhân sự chịu trách nhiệm về các công việc sau đây: (1) Tham mưu công tác tổ chức, cán bộ trong Công ty. (2) Tổ chức đào tạo cán bộ đáp ứng yêu cầu công việc và HTQLATLĐ. (3) Quản lý hồ sơ của tất cả cán bộ trong Công ty. (4) Tham mưu công tác quản lý, sử dụng, đào tạo thuyền viên. (5) Tham gia tuyển dụng thuyền viên, thực hiện các hợp đồng thuê thuyền viên. HHH 9
  10. CHUYÊN ĐỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN TÀU (6) Điều động thuyền viên và đảm bảo tất cả các tàu trong Công ty được bố trí đầy đủ thuyền viên có kinh nghiệm và chất lượng. (7) Xác định nhu cầu, tổ chức huấn luyện đào tạo sỹ quan, thuyền viên dưới tàu. (8) Các vấn đề liên quan tới đánh giá định biên trên các tàu. Đề bạt các chức danh dưới tàu. (9) Quản lý hồ sơ của tất cả thuyền viên dưới tàu và thuyền viên dự trữ. (10) Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các nhân viên trong phòng. 4.7 Đội đánh giá nội bộ Đội đánh giá nội bộ HTQLATLĐ tàu và Công ty bao gồm các đánh giá viên nội bộ do DPA đề xuất chỉ định và được Giám đốc phê duyệt. Các đánh giá viên chịu trách nhiệm kiểm tra xem các hoạt động có phù hợp với Sổ tay HTQLATLĐ và đánh giá tính thích hợp và hiệu quả của HTQLATLĐ và xem xét thực hiện các cải tiến đối với Hệ thống. DPA chịu trách nhiệm điều khiển đội đánh giá nội bộ/ hoặc chỉ định người điều khiển các cuộc đánh giá nội bộ. Tuy nhiên, các chuyên gia đánh giá không được đánh giá công việc mà mình phụ trách. Các đánh giá viên phải tuân theo “Quy trình đánh giá nội bộ”, SMS-07. 4.8 Đội ứng phó sự cố Giám đốc sẽ quyết định thành lập Đội ứng cứu nhanh trong trường hợp có bất trắc xảy ra trên biển như: 1) Tràn dầu xuống biển. 2) Có người bị thương khi tàu đang trên biển. 3) Các tai nạn nghiêm trọng như:  Tàu đâm va, cháy trên tàu, tàu mắc cạn, nước vào tàu, hàng hoá bị dịch chuyển, yêu cầu cứu hộ, rời bỏ tàu, người rơi xuống biển.  Tàu bị cướp biển.  Máy lái hỏng, mất điện, máy chính hỏng. Giám đốc là người có quyền hạn cao nhất trong Đội ứng cứu nhanh phải triệu tập ngay một cuộc họp gồm những người có liên quan để phối hợp tiến hành các biện pháp giải quyết theo đúng Quy trình ứng phó của Công ty với sự cố xảy ra với tàu, SMS-16. Những người thực hiện nhiệm vụ của Đội ứng cứu nhanh sẽ đưa ra những giải pháp khẩn cấp phù hợp và thực hiện các giải pháp đó dưới sự điều khiển của Giám đốc. HHH 10
  11. CHUYÊN ĐỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN TÀU 4.9 Sơ đồ tổ chức dưới tàu Tổ chức HTQLATLĐ ở dưới tàu được thể hiện bằng sơ đồ tổ chức dưới đây: Thuyề n trưở ng Ban an toàn & sức khỏe Thuyề n trư ở ng: trư ở ng ban Đ ạ i phó: thành viên Máy trư ở ng: thành viên Phó ba: thành viên Thủ y thủ y trư ở ng: thành viên Bộ phậ n boong Thợ cả :phậh viêny Bộ thàn n má Đ ạ i phó Máy trư ở ng Sỹ quan boong Sỹ quan Máy hai Sỹ quan thông tin vô Sỹ quan máy tuyế n Thợ máy chính Thủ y thủ trư ở ng Thợ máy trự c ca Thủ y thủ trự c ca Thợ bơ m Cấ p dư ỡ ng/ bế p Phụ c vụ viên 4.10. Trách nhiệm và nhiệm vụ của thuyền trưởng 4.10.1 Thuyền trưởng có các trách nhiệm sau: (1) Hiểu thấu đáo HTQLATLĐ của Công ty. (2) Thực hiện và duy trì Chính sách An toàn và Bảo vệ Môi trường của Công ty. (3) Thúc đẩy thuyền viên tuân thủ Chính sách An toàn và Bảo vệ Môi trường. (4) Đưa ra các mệnh lệnh và các chỉ dẫn phù hợp một cách rõ ràng và đơn giản. (5) Kiểm tra xác nhận rằng các yêu cầu đề ra đã được tuân thủ. (6) Soát xét lại HTQLATLĐ và báo cáo khiếm khuyết của HTQLATLĐ cho Công ty. Thuyền trưởng phải nắm bắt đầy đủ tình trạng hiện tại của tàu trên mọi phương diện từ vỏ tàu, máy tàu, trang thiết bị cho đến thuyền viên. (7) Hàng tháng, Thuyền trưởng kiểm tra tàu theo “Danh mục kiểm tra an toàn tàu”, SMS-02-02. HHH 11
  12. CHUYÊN ĐỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN TÀU (8) Vào cuối tháng 6 và 12, hoặc trước khi rời tàu, Thuyền trưởng phải thực hiện soát xét HTQLATLĐ dưới tàu và báo cáo theo mẫu "Biên bản soát xét công tác quản lý ATSKBVMT", SMS-02-01, nhằm mục đích đánh giá và phát hiện sự không phù hợp trong Sổ tay HTQLATLĐ, đánh giá về các khiếm khuyết cần sửa chữa dưới tàu, đánh giá về huấn luyện và đào tạo trên tàu, và đưa ra các đề nghị nhằm cải tiến hệ thống. (9) Giữ các Giấy chứng nhận, giấy tờ chính thức và các tài liệu quan trọng. Chịu trách nhiệm mang các tài liệu quan trọng liên quan khi phải bỏ tàu. (10) Thuyền trưởng chỉ được rời tàu khi đã bàn giao trách nhiệm cho Đại phó hoặc khi có Thuyền trưởng khác được Công ty chỉ định xuống thay. (11) Thuyền trưởng phải chịu trách nhiệm về an toàn hành hải, an toàn và sức khỏe, con người, tàu, tài sản và môi trường. (12) Bằng mọi cách và mọi lúc Thuyền trưởng phải bảo vệ lợi ích của Công ty. 4.10.2 Thuyền trưởng phải chú ý các vấn đề sau đây: a) Trước chuyến đi:  Chuẩn bị kế hoạch cho chuyến đi.  Chú ý tới các yêu cầu về cung ứng như là: dầu đốt, dầu nhờn, nước ngọt, vật tư phụ tùng.  Chú ý đến việc tu chỉnh hải đồ, các tài liệu liên quan, các thông báo hàng hải, các bảng lịch thuỷ triều và các sách hàng hải khác.  Chú ý đến tình trạng máy móc, thiết bị hàng hải và an toàn khác.  Chú ý tới thời hạn của các giấy tờ của tàu, bằng của các Sỹ quan và chứng chỉ khả năng chuyên môn của thuyền viên,...  Chú ý đến một số điểm có thể gặp phải trong chuyến đi như là: mục tiêu khó bắt, luồng lạch hẹp, mật độ tàu thuyền đông,...  Chú ý đến hướng dẫn chuyến đi của Công ty, của người thuê tàu. b) Trong hành trình:  Chú ý đến an toàn về hành hải, con người, tài sản và môi trường.  Tuân theo đúng tuyến đường đã vạch như đã được chỉ đẫn.  Tuân theo các chỉ dẫn của Công ty liên quan đến các báo cáo hàng ngày và các báo cáo theo yêu cầu cần thiết. HHH 12
  13. CHUYÊN ĐỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN TÀU  Chú ý đến những vị trí và thời điểm mà Thuyền trưởng phải có mặt trên buồng lái để đảm bảo an toàn của tàu. c) Trong Cảng  Danh mục kiểm tra tàu đến và đi trước khi tàu vào hoặc rời cảng.  Chú ý đến việc xếp dỡ hàng quý, hàng siêu trọng, hàng nguy hiểm.  Chú ý đến việc phòng ngừa ô nhiễm và an toàn trong cảng.  Thuyền trưởng phải chú ý đến lợi ích của Công ty. 4.10.3 Quyền hạn của Thuyền trưởng. (1) Thuyền trưởng được phép vượt quyền hạn và chịu trách nhiệm về các quyết định liên quan đến an toàn và ngăn ngừa ô nhiễm và cũng có quyền yêu cầu sự giúp đỡ của Công ty khi xét thấy cần thiết. (2) Thuyền trưởng là người đại diện của Công ty, chịu trách nhiệm toàn bộ việc chỉ huy con Tàu. (3) Giám sát thuyền viên thực hiện công việc đã được phân công theo các quy phạm cũng như các quy định bắt buộc. HHH 13
  14. CHUYÊN ĐỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN TÀU BÀI 3. CÁC QUY TRÌNH AN TOÀN CƠ BẢN TRÊN TÀU Xác nhận đã đọc và hiểu tài liệu Confirmation of reading and understanding Biên bản sửa đổi Revision Records Danh mục phân phối Sổ tay Quản lý An toàn List of the Safety Management Manual distributed Danh sách liên lạc khẩn cấp Company emergency contact list Các quy trình Procedures Tên quy trình - Procedures ID. No. ISM Code MLC Giới thiệu tổng quan về công ty 1 SMS-00 Overview Chính sách của Công ty 1.2,1.4.1,2 SMS-00 Company’s Policy Quy trình quản lý tài liệu SMS-01 11 Procedure for document control Quy trình về tổ chức, trách nhiệm và quyền hạn SMS-02 3, 4, 5 Procedure for organisation, responsibilities Quy trình thông tin liên lạc SMS-03 1.4.3.6.7 Procedure for communication Quy trình báo cáo, phân tích khắc phục sự không phù hợp, tai nạn, tình huống nguy hiểm và tình trạng mất an toàn/ hành động mất an toàn SMS-04 1.4.4,9 Procedure for reports, analysis and corrective action of non conformities, accidents, hazardous occurrences and unsafet conditions Quy trình tuyển dụng và đào tạo 6.4, 6.5, 1.1, SMS-05 Procedure for recruitment and training 6.7 1.3, 2.1 Quy trình thay đổi thuyền viên 6.1, 6.2, 2.5,2.6, SMS-06 Procedure for crew change 6.3 2.7 Quy trình đánh giá nội bộ SMS-07 12 Procedure for internal audit Quy trình soát xét của Lãnh đạo về HTQLAT & LĐHH SMS-08 12.2 Procedure for management review of SLMS Quy trình quản lý vật tư và kiểm soát amiang 5.2, 6.1.3, SMS-09 Procedure for management of supply and spare parts 10.1 Quy trình bảo dưỡng SMS-10 10 Procedure for maintenance HHH 14
  15. CHUYÊN ĐỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN TÀU Quy trình cấp giấy phép làm việc SMS-11 10 Procedure for authorizing work permits Quy trình nhận nhiên liệu SMS-12 1.4.2, 7 Procedure for bunkering Quy trình làm hàng SMS-13 1.4.2, 7 Procedure for cargo operation Quy trình trực ca SMS-14 1.4.2, 7 Onboard watchkeeping Hoạt động chuẩn bị cho tàu đến/ rời cảng SMS-15 1.4.2, 7 Procedure for arrival/ departure Quy trình ứng cứu của công ty với tình huống khẩn cấp xảy ra dưới tàu SMS-16 1.4.5,8 Procedure for emergency response at H.O Quy trình cho tàu vào đà, sửa chữa lớn SMS-17 10 Procedure for dry-docking and major repairs Quy trình quản lý với các thay đổi SMS-18 10 Procedure for management of change Quy trình ứng phó với tình huống khẩn cấp của tàu SMS-19 1.4.5,8 Procedure for emergency response aboard ship Quy trình lựa chọn và quản lý nhà cung ứng ISO 9001- SMS-20 Procedure for selection and anagement of suppliers 2008 Quy trình nhận tàu mới SMS-21 10,11 Procedure for taking over a new vessel Quy trình chăm sóc sức khỏe và y tế SMS-22 1.2, 4.1 Procedure for health and medical care on board Quy trình thực hiện chương trình an toàn và sức khỏe nghề nghiệp SMS-23 4.1, 4.3 Procedure for implementation of shipboard OHS Quy trình làm việc của cấp dưỡng SMS-24 3,4,5 Procedure for cook work Quy trình làm việc của bộ phận phục vụ SMS-25 3,4,5 Procedure for shipboard catering Quy trình vệ sinh, an toàn thực phẩm và nhận nước ngọt Procedure for food hygiene and safety & FW SMS-26 management Quy trình đánh giá rủi ro SMS-27 1.4.2,7 Procedure for risk assessment Quy trình khiếu nại của thuyền viên SMS-28 5.1.1, HHH 15
  16. CHUYÊN ĐỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN TÀU Procedure for complaints of Seafarer 5.2.2 Quy trình kiểm soát ngăn ngừa ô nhiễm và quản lý hiệu quả năng lượng SMS-29 11.2 Procedure for Pollution Prevention and Efficient Energy Management Quy trình tính và trả lương cho thuyền viên SMS-30 2.2 Procedure for Wages of Seafarer LƯU Ý: THAM KHẢO NỘI DUNG CHI TIẾT TRONG SỔ TAY SMS ĐƯỢC GV GỞI THAM KHẢO TRONG PHỤ LỤC ĐÍNH KÈM HHH 16
  17. CHUYÊN ĐỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN TÀU BÀI 4. KINH NGHIỆM TRONG THỰC HIỆN VÀ TRIỂN KHAI HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN Các bước xây dựng Hệ Thống Quản Lý An Toàn. (HTQLAT). a. Lựa chọn sổ tay HTQLAT (safety management manual) Nội dung HTQLAT có thể bố trí trong một sổ tay hay nhiều sổ tay, tùy thuộc vào từng công ty. Để thuận tiện trong tham khảo, nội dung hệ thống quản lý có thể phân ra các phần nhỏ sau: Sổ tay chính sách công ty (company policy manual) Sổ tay tổ chức công ty (company organization manual) Sổ tay hoạt động tàu (ship operations manual) Sổ tay ứng phó sự cố (emergency response manual) Các mẫu báo cáo (records) và các bản rà soát (checklists) liên quan b. Nội dung chi tiết cần có trong sổ tay Sổ tay chính sách công ty Mục đích của sổ tay này là nhằm khái quát nội dung HTQLAT; giúp người đọc dễ dàng tra cứu, tìm hiểu nội dung chính của HTQLAT của công ty ứng với những yêu cầu ISM Code quy định. Bao gồm: + Bản tuyên bố “Chính sách an toàn và ngăn ngừa ô nhiễm” của công ty. + Bảng so sánh sự tuân thủ “Quy tắc quản lý an toàn ISM Code của HTQLAT công ty”. + Sơ đồ bố trí các sổ tay trong hệ thống quản lý. Sổ tay tổ chức công ty Mục đích của sổ tay này là để làm rõ sơ đồ cấu trúc HTQLAT; mối quan hệ giữa các bộ phận, quan hệ giữa tàu và bờ; nhiệm vụ của từng cá thể liên quan trong hệ thống. Bao gồm: + Sơ đồ cấu trúc hệ thống quản lý an toàn (SMS). + Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận và cá nhân liên quan đến HTQLAT. Sổ tay quản lý hoạt động tàu Mục đích của sổ tay này là để chỉ dẫn việc thực hiện các công việc cụ thể trên tàu. Làm rõ công việc gì? Làm khi nào? Ai làm? Làm ra sao? Bao gồm: + Các quy trình quản lý thuyền viên. + Các quy trình quản lý hành hải. + Các quy trình quản lý an toàn và ngăn ngừa ô nhiễm. + Các quy trình quản lý bảo quản bảo dưỡng. + Các quy trình quản lý vật tư. + Các quy trình quản lý HTQLAT. HHH 17
  18. CHUYÊN ĐỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN TÀU Sổ tay ứng phó sự cố Mục đích của sổ tay này là để chỉ dẫn cách ứng phó các sự cố và tai nạn cụ thể trên tàu Bao gồm: + Các sự cố và tai nạn thường gặp trên tàu. + Quy tắc chung khi ứng phó sự cố. + Quy trình ứng phó các sự cố cụ thể. Các nội dung nêu trong HTQLAT phải thỏa mãn yêu cầu của ISM Code, phù hợp với các công ước quốc tế hiện hành. Và nó còn phải phải phù hợp với luật lệ quốc gia tàu treo cờ, các quy định của các tổ chức công nghiệp và hiệp hội hàng hải liên quan… c. Các bước xây dựng và thực hiện HTQLAT Chuẩn bị tài liệu Các tài liệu cần có: + Quy tắc quản lý an toàn quốc tế (ISM Code). + Các công ước quốc tế liên quan (SOLAS, MARPOL, STCW, ILL, COREG, ILO…). + Các luật lệ của quốc gia tàu treo cờ liên quan. + Các quy định của các tổ chức công nghiệp, các hiệp hội hàng hải liên quan (chức trách thuyền viên, Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2005, quy định của đăng kiểm, quy định liên quan đến hàng hóa tàu chuyên chở như dầu, gỗ, container…). Thiết lập sơ đồ cấu trúc HTQLAT công ty HTQLAT công ty, tối thiểu gồm các bộ phận và cá nhân sau: + Ban quản lý an toàn (Safety Management Committee-SMC). + Cán bộ phụ trách hệ thống (Designated Person Ashore- DPA). + Bộ phận và cán bộ đánh giá nội bộ (Internal Audit Team-IAT). + Bộ phận và cán bộ ứng phó sự cố (Emergency Response Team-ERT). + Tàu-Thuyền trưởng và thuyền viên liên quan. Soạn thảo nội dung Thứ tự soạn thảo nội dung như sau: + Chính sách công ty + Tổ chức công ty + Quy trình làm việc trên tàu + Quy trình ứng phó sự cố khẩn cấp + Các mẫu báo cáo và rà soát liên quan Triển khai hệ thống Các bước triển khai gồm: + Tổ chức cho những người liên quan tìm hiểu và làm quen các nội dung hệ thống trên bờ và dưới tàu. HHH 18
  19. CHUYÊN ĐỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN TÀU + Thực hiện quản lý tàu theo hệ thống quản lý, tối thiểu 03 tháng. + Tổ chức đánh giá nội bộ trên bờ và dưới tàu, phát hiện các khiếm khuyết và không phù hợp. + Thực hiện việc khắc phục các khiếm khuyết và không phù hợp dưới tàu và trên bờ. Mời chính quyền kiểm tra, đánh giá HTQLAT trên mỗi con tàu giống như một cuốn “hàng hải chỉ nam về an toàn-Safety book” giành riêng cho con tàu đó. Nó dùng để tra cứu về quản lý và thực hiện công việc trên tàu hàng ngày. Cuốn “hàng hải chỉ nam” này luôn được tu chỉnh, sửa đổi, nâng cao độ tin cậy nhờ sự mẫn cán của thuyền trưởng và thuyền viên trong việc phát hiện kịp thời các khiếm khuyết trong quá trình làm việc trên tàu. Hiệu quả của một HTQLAT không phụ thuộc vào nội dung nó được soạn thảo mà phụ thuộc vào sự nghiêm túc thực hiện của những người liên quan.” HHH 19
  20. CHUYÊN ĐỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN TÀU BÀI 5 CÁC SAI SÓT THƯỜNG GẶP KHI THỰC HIỆN HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN 1. Một số sai sót khi thực hiện Trong quá trình xấy dựng hệ thống quản lý an toàn, người xây dựng viết hệ thống đã không tham khảo đầy đủ và cập nhật các quy định mới nhất phù hợp với luật quốc gia tàu mang cờ và các công ước quốc tế, và quy định của các cấp đăng kiểm mà đội tàu công ty đang khai thác mang cấp. Hệ thống được tham khảo cóp nhặt từ các công ty khác không phù hợp với thực tế tổ chức và khai thác của công ty mình. Một số biểu mẫu, quy trình không đúng với thực tế của tàu và công ty. Các nhân viên trên văn phòng Công ty và thuyền viên dưới tàu không nắm rõ hệ thống, không thực hiện đúng những gì Hệ thống quản lý an toàn đưa ra. Sự thiếu mẫn cán của các cán bộ thuyền viên khi thực hiện các báo cáo theo quy định. Các bộ thuyền viên tự ý chỉnh sửa hay sử dụng các báo cáo, biểu mẫu chưa được phê duyệt trong Hệ thống quản lý an toàn. Hệ thống quản lý an toàn dưới tàu và trên văn phòng chưa được cập nhật phiên bản mới nhất được DPA ban hành. Cán bộ thuyền viên thực hiện chưa đúng với quy định trong hệ thống quản lý an toàn về quy trình thực hiện và về nội dung trong các báo cáo, biểu mẫu theo Quy trình. 2. Biện pháp khắc phục DPA thường xuyên soát xét và cập nhật hệ thống quản lý an toàn phù hợp với các công ước quốc tế, luật quốc gia và quy định của các cấp đăng kiểm mà đội tàu đang mang. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá nội bộ sát sao văn phòng Công ty và đội tàu. Định kỳ kiểm tra và đào tạo nhân viên trên văn phòng và dưới tàu thực hiện đúng với các quy trình đã đưa ra. 3. Thảo luận theo nhóm HHH 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0