intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Chuyên đề Khai thác thương vụ (Nghề: Điều khiển tàu biển - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Hàng hải II

Chia sẻ: Cố Tiêu Tiêu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:47

6
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Chuyên đề Khai thác thương vụ (Nghề: Điều khiển tàu biển - Trình độ: Cao đẳng) gồm những nội dung chính sau: khái niệm chung về vận tải; các bên hữu quan trong ngành vận tải biển; đặc trưng khai thác kỹ thuật của tàu - giấy tờ của tàu và thuyền viên; các hình thức khai thác tàu; tài liệu chuyến đi và các giấy tờ liên quan đến hàng hóa; một số công tác phục vụ tàu và hàng; một số hợp đồng liên quan đến vận tải biển;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Chuyên đề Khai thác thương vụ (Nghề: Điều khiển tàu biển - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Hàng hải II

  1. CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM TRƯỜNG CAO ĐẲNG HÀNG HẢI II GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: CHUYÊN ĐỀ KHAI THÁC THƯƠNG VỤ NGHỀ ĐIỀU KHIỂN TÀU BIỂN TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG (Ban hành kèm theo quyết định số: 29/QĐ-CĐHH ngày 13 tháng 10 năm 2021 Của trường Cao Đẳng Hàng Hải II) (Lưu Hành Nội Bộ) TP. HCM , năm 2021
  2. Chương 1. Khái niệm chung về vận tải 1.1. Định nghĩa, phân loại vận tải 1.1.1. Định nghĩa Vận tải là sự di chuyển về không gian và thời gian của công cụ sản xuất, sản phẩm lao động và con người. Vận tải tạo ra khả năng sử dụng rộng rãi giá trị sử dụng của hàng hóa và thỏa mãn nhu cầu đi lại của con người. Lịch sử phát triển của vận tải gắn liền với lịch sử phát triển của xã hội loài người. 1.1.2. Phân loại - Căn cứ vào phạm vi sử dụng vận tải: vận tải công cộng và vận tải nội bộ nhà máy, Xí nghiệp. - Theo môi trường và điều kiện sản xuất: vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy và vận tải hàng không. - Căn cứ vào đối tượng chuyên chở: vận tải hành khách, vận tải hàng hóa, vận tải hành khách – hàng hóa. - Căn cứ vào khoảng cách hoạt động: vận tải đường gần (trong thành phố, trong vùng nhất định), vận tải đường xa (nội địa, quốc tế). - Căn cứ vào qui trình kỹ thuật chuyên chở: vận tải nguyên chiếc (nguyên toa, nguyên tàu, nguyên ôtô, một máy bay), vận tải hàng lẻ, vận tải hàng hỗn hợp. - Căn cứ vào hành trình vận tải: vận tải trực tiếp, vận tải nhiều chặng, vận tải liên hợp. 1.2. Đặc điểm của sản xuất vận tải - Đặc điểm lớn nhất của hoạt động vận tải là mang tính phục vụ. Đặc điểm này chỉ rõ vai trò của vận tải trong nền kinh tế quốc dân. - Mang tính thông nhất giữa sản xuất và tiêu thụ. Tiêu thụ và sản xuất gắn chặt với nhau một cách đồng thời. Tính thống nhất giữa sản xuất và tiêu thụ được xét trên 3 mặt: thời gian, không gian và qui mô. - Trong hoạt động vận tải không có sản xuất dự trữ. Đây là do tính thông nhất giữa sản xuất và tiêu thụ. Do đó, trong sản xuất vận tải phải có dự trữ phương tiện để đáp ứng nhu cầu của vận tải. - Trong vận tải không có hoạt động trung gian giữa sản xuất và tiêu thụ. - Là hoạt động sản xuất phức tạp bao gồm nhiều bộ phận hợp thành. 1.3. Vai trò của vận tải trong nền kinh tế quốc dân Vận tải đóng vai trò rất quan trọng và có tác dụng to lớn đối với nền kinh tế quốc dân. Mối quan hệ giữa vận tải và các ngành kinh tế khác là rất sâu sắc và muôn hình muôn vẻ, có sự tác động qua lại lẫn nhau. Vận tải là điều kiện cần thiết của tái sản xuất và các mặt hoạt động khác của xã 2
  3. hội. Ngược lại kinh tế phát triển tạo ra những tiền đề và đòi hỏi phát triển nhanh chóng ngành vận tải. Vận tải hành khách phục vụ trực tiếp lĩnh vực tiêu dùng xã hội, tức là thỏa mãn nhu cầu đi lại, bảo vệ sức khỏe, giáo dục, văn hóa của nhân dân. Vận tải là yếu tố cần thiết đối với tất cả các giai đoạn của quá trình sản xuất. Vận tải không tách rời khỏi quá trình sản xuất xã hội. Các nhà máy xí nghiệp là những bộ phận thống nhất của hệ thống kinh tế quốc dân chỉ có thể tiến hành sản xuất kinh doanh bình thường và thuận lợi trong điều kiện có sự liên hệ mật thiết với nhau trong quá trình sản xuất của ngành vận tải. Hệ thống vận tải được ví như hệ thống tuần hoàn trong cơ thể sống. 3
  4. Chương 2. Các bên hữu quan trong ngành vận tải biển 2.1. Khái niệm chung về các bên hữu quan trong ngành vận tải biển 2.1.1. Các bên hữu quan chính a. Người sở hữu tàu (shipowner) Người sở hữu tàu là một người hoặc một pháp nhân có quyền làm chủ, sử dụng và kinh doanh khai thác tàu một cách hợp pháp. Người sở hữu tàu có thể khai thác tàu trực tiếp trên vận đơn của mình (khi đó họ đồng thời là chủ tàu) hoặc trao quyền sử dụng tàu cho một người khác theo hợp đồng thuê tàu (khi đó họ là người cho thuê tàu) hay đem bán, cầm cố, cho, tặng cho người khác. b. Chủ tàu (shipowner) Chủ tàu là người đứng tên của mình thực hiện công tác vận chuyển đường biển bằng tàu của chính mình hoặc bằng tàu của người khác mà mình đã thuê được hoặc được ủy nhiệm đứng tên khai thác. Chủ tàu đóng vai trò là một bên trong tất cả các hợp đồng liên quan đến việc khai thác tàu. c. Người vận chuyển (carrier) Đây là một người thật hoặc một pháp nhân đảm nhiệm việc chuyên chở hàng hóa hoặc hành khách bằng đường biển để nhận tiền cước vận chuyển trên cơ sở hợp đồng. Phạm vi trách nhiệm của người vận chuyển được rút ra từ hợp đồng vận chuyển, luật hàng hải và công ước quốc tế. Trong tất cả các hợp đồng vận chuyển một trong hai bên sẽ là người vận chuyển không cần phân biệt đó là chủ tàu, người sở hữu tàu hay người thuê tàu. d. Chủ hàng (cargo owner) Chủ hàng là một người thật hoặc một pháp nhân được hợp pháp hóa việc là chủ đối với hàng hóa vận chuyển trên tàu. Chủ hàng có thể là người gửi hàng hay người nhận hàng, song thường người đứng ra trực tiếp gửi hàng hoặc nhận hàng là đại lý được ủy thác. e. Người thuê tàu Người thuê tàu là một người thật hoặc một pháp nhân ký kết với chủ tàu (người vận chuyển) hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển dưới hình thức hợp đồng thuê tàu chuyến hoặc định hạn. Người thuê tàu có thể là chủ hàng, song thường là một người khác tiến hành theo sự ủy thác của chủ hàng. Có hai loại người thuê tàu, đó là người thuê tàu theo hợp đồng và người đăng ký lưu khoang. 2.1.2. Các bên hữu quan khác a. Người môi giới hàng hải (shipbroker) Người môi giới hàng hải là một người thật hoặc một pháp nhân. Trên cơ sở ủy 4
  5. thác từng lần một, từng công việc cụ thể, người môi giới đứng ra làm trung gian trong việc ký kết các hợp đồng – bán tàu, các hợp đồng vận chuyển, hợp đồng thuê tàu định hạn, hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng sửa chữa tàu và các hợp đồng khác trong lĩnh vực hàng hải. Người môi giới nhận được tiền công môi giới nếu việc môi giới có kết quả. b. Đại lý tàu biển (ship’s agent) Đại lý tàu biển là người được chủ tàu tin cậy, ủy thác làm một số công việc phục vụ cho việc kinh doanh khai thác tàu. Đại lý chỉ chịu trách nhiệm về các hoạt động của mình trước chủ tàu. Trách nhiệm của đại lý là quan tâm đến lợi ích của người vận chuyển (chủ tàu), làm những công việc được ủy thác theo sự chỉ dẫn của chủ tàu. Đại lý phải định kỳ thanh toán với hãng tàu, giữ liên lạc mật thiết với hãng tàu và thuyền trưởng. Dựa theo hợp đồng đại lý được ký kết giữa đại lý và hãng tàu, đại lý nhận được một khoản tiền theo công việc được ủy thác gọi là đại lý phí. c. Người gửi hàng (shipper) Người gửi hàng là một người thật hoặc là một pháp nhân tiến hành giao hàng cho người vận chuyển, thực hiện trách nhiệm của người thuê tàu đã thỏa thuận trong hợp đồng. Người gửi hàng là người đại diện cho các quyền lợi của người thuê tàu trong phạm vi đưa hàng để vận chuyển. Họ phải được nói đến trong hợp đồng vận chuyển cũng như trong vận đơn đường biển. Người gửi hàng có những quyền hạn sau: - yêu cầu tàu cấp cho họ biên lai thuyền phó xác nhận số hàng đã xếp lên tàu; - yêu cầu người vận chuyển cấp cho họ vận đơn sau khi thu lại biên lai thuyền phó; - qui định số bản chính vận đơn; - chỉ rõ cá nhân mà người vận chuyển sẽ cấp vận đơn cho họ; - yêu cầu đề rõ trong vận đơn người thuê tàu đóng vai trò như người gửi hàng; - yêu cầu cấp cho mình loại vận đơn mà họ cần; - quyết định về việc cho xếp hàng trên boong; d. Người nhận hàng (receiver or consignee) Người nhận hàng là người có quyền trực tiếp nhận hàng hóa được tàu vận chuyển đến tại cảng đích. Người nhận hàng hợp pháp có thể được ghi rõ trong vận đơn. Họ có quyền ủy thác công việc nhận hàng cho một người nào đó nên thông thường hàng được nhận dưới danh nghĩa của người được ủy thác làm công việc này. Trách nhiệm của người nhận hàng là tiếp nhận hàng hóa từ tàu đúng thời gian qui định và thanh toán cho người vận chuyển mọi khoản nợ phát sinh trong việc vận chuyển hàng hóa. Người nhận hàng có quyền yêu cầu tàu lập biên bản về hàng hóa hư hỏng, thiếu 5
  6. hụt ngay sau khi tàu giao hàng cho người nhận và có quyền khiếu nại người vận chuyển về vấn đề này. e. Đại lý gửi hàng (forwarder or forwarding agent) f. Người xếp hàng (stevedore) g. Người kiểm kiện (tallyman or checker) h. Chuyên viên giám định (surveyor) i. Xí nghiệp cảng j. Phục vụ hoa tiêu m. Phục vụ lai dắt hỗ trợ n. Phục vụ cởi, buộc dây cho tàu 2.2. Các cơ quan hữu quan liên quan trực tiếp đến ngành vận tải đường biển Việt Nam 2.2.1. Cục Hàng hải Việt Nam Cục Hàng hải Việt Nam thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực hàng hải. Cục Hàng hải Việt Nam đặt trụ sở tại Hà Nội và có các chi cục Hàng hải tại Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh. 2.2.2. Cục Đăng kiểm Việt Nam Cục Đăng kiểm Việt Nam trực thuộc Bộ giao thông vận tải, làm nhiệm vụ đăng ký và kiểm tra về mặt kỹ thuật các phương tiện đi biển. 2.2.3. Các công ty vận tải đường biển Đây là các chủ tàu có tư cách pháp nhân, đứng tên công ty khai thác các tàu thuộc công ty dưới dạng trực tiếp hoặc cho thuê tàu định hạn. 2.2.4. Công ty môi giới và thuê tàu biển (Vietfracht) Công ty môi giới và thuê tàu biển trực thuộc Bộ Giao thông vận tải có nhiệm vụ làm dịch vụ môi giới hàng hải, quản lý và khai thác một đội tàu. Ngoài ra công ty còn làm cả đại lý tàu biển, nghiên cứu tình hình cung cầu và giá cả trên thị trường vận chuyển trong khu vực và trên thế giới. 2.2.5. Tổng công ty Đại lý tàu biển Việt Nam (VOSA) Tổng công ty Đại lý tàu biển Việt Nam được thành lập từ năm 1995. Đây là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động trên cơ sở ủy thác của các tổ chức hay tư nhân nước ngoài hoặc trong nước về hàng hải. Tổng Công ty nhận làm đại lý tàu biển và môi giới hàng hải dưới các hình thức ủy thác dài hạn, ủy thác từng chuyến đi hoặc từng công việc cụ thể. 2.2.6. Cục kiểm nghiệm hàng hóa (VINACONTROL) Cục kiểm nghiệm hàng hóa có mạng lưới các chi cục kiểm nghiệm hàng hóa ở các cảng biển hoặc trung tâm thương mại. Cục kiểm nghiệm có các cán bộ có trình độ, bằng cấp ở nhiều chuyên ngành. Họ là những chuyên viên giám định. Nhiệm vụ của Cục kiểm nghiệm hàng hóa đối với ngành vận tải biển là giám định chất lượng hàng hóa xuất, nhập khẩu. Trong vận chuyển đường biển chuyên viên giám 6
  7. định tiến hành theo yêu cầu của tàu, giám định hầm chứa hàng trước khi nhận hàng để vận chuyển hoặc giao hàng cho người nhận. Khi có rủi ro tổn thất xảy ra trong quá trình vận chuyển, theo yêu cầu của chủ hàng hoặc chủ tàu, giám định viên tiến hành giám định tổn thất, tìm ra nguyên nhân hư hỏng tổn thất giúp cho việc phân định trách nhiệm bồi thường và rút kinh nghiệm ngăn ngừa tổn thất tương tự. Các chuyên viên giám định phải làm việc với tinh thần khách quan, trung thực và bảo đảm bí mật. 2.2.7. Các công ty Bảo hiểm Việt Nam. Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam bắt đầu hoạt động từ 15/1/1965. Tổng Công ty có mạng lưới các công ty bảo hiểm ở các thành phố lớn trong cả nước. Trong lĩnh vực hàng hải Tổng Công ty chủ yếu nhận bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển, bảo hiểm thân tàu biển và bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu. Ngoài ra Tổng Công ty còn nhận làm dịch vụ đại lý, môi giới trong bảo hiểm hàng hải, tái bảo hiểm và nhận tái bảo hiểm với các công ty bảo hiểm nước ngoài. 2.2.8. Tổng cục hải quan Việt Nam Cơ quan hải quan làm nhiệm vụ kiểm tra và giám sát hàng hóa xuất, nhập khẩu qua các cửa khẩu, xây dựng và ban hành các biểu thuế hàng hóa xuất, nhập, tính thuế và thu thuế cho nhà nước. Đối với các tàu, hải quan là một thành viên trong Ban liên hiệp kiểm tra tiến hành làm thủ tục cho các tàu ra, vào cảng. 2.2.9. Cơ quan kiểm dịch Cơ quan kiểm dịch có trụ sở ở các tỉnh và các thành phố lớn, những nơi có cửa khẩu. Nhiệm vụ của cơ quan kiểm dịch là kiểm dịch đối với hàng hóa, đặc biệt là hàng hóa tươi sống trong đó có động vật sống, kiểm dịch tàu biển. Bác sỹ kiểm dịch là thành viên trong đoàn kiểm tra làm thủ tục cho tàu ra, vào cảng. Bác sỹ kiểm dịch khi lên tàu có quyền kiểm tra các giấy chứng nhận diệt chuột, diệt gián, tẩy trùng của tàu, thẻ tiêm chủng quốc tế của thuyền viên, hành khách, tờ khai tình hình sức khỏe thuyền viên, kiểm tra tình hình vệ sinh trên tàu. Cơ quan kiểm dịch cũng có trách nhiệm cung cấp nhân lực, phương tiện để làm công tác vệ sinh phòng dịch, phun thuốc diệt chuột, diệt gián, muỗi, rệp theo yêu cầu của tàu, hoặc phun thuốc khử côn trùng trong hàng hóa xuất khẩu sau khi đã xếp lên tàu theo yêu cầu của chủ hàng. Đối với các thuyền viên và hành khách chưa tiêm chủng hoặc thẻ tiêm chủng hết hạn thì cơ quan kiểm dịch có thể tiêm chủng phòng dịch cho họ. 2.2.10. Ty kho hàng và công ty kiểm kiện hàng hóa Ty kho hàng nằm trong các cảng chịu sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc cảng. Ty kho hàng làm nhiệm vụ bảo quản hàng hóa lưu kho bãi và đại diện cho các chủ hàng kiểm đếm giao nhận hàng hóa khi tàu đến cảng làm hàng. Công ty kiểm kiện cũng làm nhiệm vụ kiểm đếm giao nhận hàng hóa nhưng theo sự ủy thác của người vận chuyển và được nhận tiền công theo biểu giá công bố hoặc theo sự thỏa thuận với chủ tàu. 7
  8. Kết thúc mỗi ca làm hàng cho tàu nhân viên kho hàng và nhân viên kiểm kiện trực tiếp đi ca kiểm hàng phải lập phiếu kiểm hàng (tally sheet), tiến hành đối chiếu với nhau và khi thống nhất thì ký vào cả hai phiếu kiểm hàng mà mỗi bên đã lập. Khi cả lô hàng đã giao, nhận xong thì hai bên thay mặt cho người ủy thác kết toán lô hàng giao nhận, làm đẩy đủ các chứng từ, biên bản nộp cho người ủy thác mình. Yêu cầu đối với công tác kiểm đếm giao nhận là phải cẩn thận, khách quan và trung thực. 2.2.11. Các Tổng công ty xuất nhập khẩu – Bộ Thương mại Đây là các chủ hàng xuất nhập khẩu. Thực sự họ là các khách hàng của người vận chuyển. Các Tổng công ty xuất nhập khẩu có thể quan hệ trực tiếp với các chủ tàu để thuê tàu vận chuyển hoặc có thể ủy thác cho đại lý vận tải hoặc môi giới làm giúp khâu thuê tàu, gửi hàng và nhận hàng hóa, các thủ tục, giao dịch với các bên hữu quan. 2.2.12. Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam đặt trong Phòng thương mại nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thành phần gồm có 15 ủy viên, trong đó bầu ra một chủ tịch, một phó chủ tịch và một thư ký. Hội đồng giải quyết và xét xử những tranh chấp trong lĩnh vực hàng hải về: - Việc thuê tàu, thuê lai dắt, vận chuyển hàng hóa; - Công tác đại lý tàu biển; - Thù lao cứu hộ trên biển; - Tàu biển đâm va nhau, tàu làm hư hỏng các công trình kiến trúc hoặc thiết bị trên luồng; - Bảo hiểm hàng hải. Điều kiện để Hội đồng Trọng tài Việt Nam xét xử là trước hay sau khi xảy ra tranh chấp, các bên đương sự đã thỏa thuận với nhau đưa việc xét xử ra trước Trung tâm Trọng tài Hàng hải Việt Nam. Mỗi bên đương sự chỉ định một trọng tài trong số các ủy viên của Hội đồng. Trọng tài thứ 3 do Chủ tịch Hội đồng chỉ định hoặc do hai ủy viên kia bầu ra. Quyết định của ủy ban xét xử có giá trị chung thẩm. Trong thời gian tố tụng trường Hội đồng Trọng tài hàng hải các bên đương sự có thể tự mình hoặc cử người thay mặt hợp pháp bênh vực quyền lợi cho mình. Người thay mặt đương sự có thể là công dân Việt Nam hoặc công dân nước ngoài. 8
  9. Chương 3. Đặc trưng khai thác kỹ thuật của tàu- Giấy tờ của tàu và thuyền viên 3.1. Phân loại tàu và các đặc trưng khai thác kỹ thuật của tàu 3.1.1. Phân loại tàu Theo mục đích sử dụng tàu biển được phân chia thành các loại sau: - Tàu buôn (tàu vận tải và phục vụ cho công tác vận tải) – tàu dùng để vận chuyển hàng hoá, hành khách, bưu kiện; - Tàu phục vụ đặc biệt cho công tác vệ sinh, kiểm soát, bảo vệ môi trường, cứu hộ; - Tàu phục vụ cho nghiên cứu khoa học, huấn luyện; - Tàu phục vụ thể thao; - Tàu quân sự; - Tàu phục vụ các mục đích khác. Tàu buôn có thể được phân loại theo các tiêu chí sau đây: - Theo chức năng và công dụng: tàu hàng khô; tàu hàng lỏng; tàu chở khách; tàu phục vụ kỹ thuật (tàu hút, tàu quốc, cần trục nổi); tàu lai; tàu hỗ trợ dùng để phục vụ tàu ở cảng và ở vùng neo đậu. Mỗi loại nói trên được phân thành: tổng hợp, vạn năng và chuyên dụng. - Theo đặc trưng cấu trúc: Đối với tàu hàng khô có thể phân chia theo phương pháp xếp dỡ: tàu xếp dỡ theo phương thẳng đứng; tàu xếp dỡ theo phương nằm ngang; tàu xếp dỡ qua lái, qua mũi; tàu xếp dỡ theo phương kết hợp. Đối với tàu hàng khô, hàng lỏng và các tàu khác có thể phân chia theo một số cách sau đây: Theo chiều cao mạn khô: tàu có chiều cao mạn khô tối thiểu, tàu có chiều cao mạn khô dự trữ; Theo số tầng boong: tàu 1 tầng boong, tàu 2 tầng boong... Theo cách bố trí ca bin: tàu có cabin ở mũi, tàu có cabin ở giữa và tàu có cabin ở lái Theo loại thiết bị động lực và nhiên liệu sử dụng: tàu hơi nước, tàu động cơ 9
  10. diezel, động cơ nguyên tử,... - Theo phương pháp khai thác: tàu chợ, tàu chuyến, tàu định hạn. - Theo cơ quan quản lý: tàu của các công ty vận tải biển, tàu của cảng. 3.1.2. Đặc trưng khai thác - kỹ thuật của các tàu vận tải biển (VTB) Tất cả các số liệu về các thành phần riêng của các tàu VTB gọi là đặc trưng khai thác - kỹ thuật của nó. Tập hợp các đặc trưng khai thác - kỹ thuật (KTKT) được sử dụng để giải các bài toán về khai thác đội tàu VTB Những đặc trưng KTKT của các tàu VTB được chia thành các nhóm sau: - Kích thước: chiều dài, chiều rộng, chiều cao, chiều chìm, các hệ số béo dùng để tham khảo khi xếp dỡ hàng hoá, tính toán GRT, NRT, DWT,... của tàu; sử dụng khi tàu vào cầu bến, ụ, đà, chui qua cầu,...; tính toán thiết kế và tính toán ổn định của tàu,... - Lượng chiếm nước, trọng tải: lượng chiếm nước khi tàu đầy hàng, lượng chiếm nước khi tàu không hàng trọng tải toàn bộ, trọng tải thực chở; - Dung tích: dung tích toàn phần (GT, dung tích thực chở (NT), dung tích qua kênh Suez, kênh Panama, dung tích chứa khách (số lượng chỗ để vận chuyển hành khách), dung tích các khoang chứa; - Tốc độ: tốc độ bàn giao (xác định khi thử tàu đê bàn giao), tốc độ kỹ thuật (xác định trong điều kiện trạng thái kỹ thuật bình thường, thời gian dài, công suất máy khoảng 90%, nhiên liệu qui chuẩn), tốc độ kỹ thuật kế hoạch, tốc độ kinh tế (chi phí nhiên liệu cho 1 hải lý chạy tàu là nhỏ nhất), tốc độ khai thác kế hoạch (tốc độ kỹ thuật kế hoạch có tính đến điều kiện khí tượng, thuỷ văn), tốc độ khai thác thực chạy trung bình, tốc độ khai thác toàn bộ trung bình. - Sự phù hợp của các tàu với công tác xếp dỡ hàng hoá: số lượng hầm, kiểu nắp hầm, kích thước miệng hầm, chiều sâu hầm, số tầng boong, chiều cao tâng boong, thiết bị cẩu hàng của tàu (số lượng, sức nâng, tầm với, góc quay, loại động cơ). 3.2. Xu hướng phát triển tàu biển 3.2.1. Xu hướng tăng trọng tải của tàu Xu hướng tăng trọng tải tàu phát triển trên cơ sở các yếu tố sau: - tăng khối lượng hàng hoá cần vận chuyển; - tăng khoảng cách vận chuyển; - nâng cao năng lực xếp dỡ của cảng; - luồng lạch ra vào cảng,... Xu hướng này dẫn tới hiệu quả kinh tế sau đây: - tăng khả năng vận chuyển của tàu; - giảm giá thành xếp dỡ hàng hoá và giảm giá thành vận chuyển hàng hoá. 3.2.2. Xu hướng tăng tốc độ Việc tăng tốc độ tàu dẫn tới rút ngắn thời gian chạy tàu, thời gian đưa hàng từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ. Xu hướng này thể hiện rõ nét ở tàu chợ và tàu chuyên môn 10
  11. hoá. Việc tăng tốc độ tàu nhờ các biện pháp như: nâng cao chất lượng đẩy do cải tiến hình dạng vỏ, hình dạng mũi và đuôi, cải tiến động cơ và các biện pháp kỹ thuật khác. 3.2.3. Xu hướng chuyên môn hoá đội tàu Đây là một trong những xu hướng nổi bật nhất của ngành vận tải biển. Xu hướng này thể hiện ở việc xuất hiện và phát triển các chủng loại tàu như: - tàu chở khách: tàu chở khách du lich, các phà chở khách - tàu hàng khô: tàu chở than, quặng, gỗ, bông, hàng đông lạnh, xi măng rời, các phà biển,... - tàu hàng lỏng: tàu chở dầu và các sản phẩm của dầu - tàu container - tàu khí hoá lỏng - tàu chở xi măng rời,... Cùng với việc chuyên môn hoá đội tàu, trong đội tàu vận tải biển thế giới vẫn xuất hiện những tàu tổng hợp, nhiều chức năng thuận lợi vận chuyển vơia nhiều loại hàng và trên nhiều hướng khác nhau. 3.2.4. Xu hướng tự động hoá trong công tác điều khiển tàu Xu hướng này phát triển trên cở sở của tự động hoá trong công tác lái tàu, phòng ngừa va chạm, cập rời cầu, công tác ở buồng máy nhờ ứng dụng những thành tựu của khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin. 3.3. Đăng ký pháp lý và đăng ký kỹ thuật cho các tàu VTB Bất cứ con tàu VTB nào khi đưa vào khai thác phải được đăng ký pháp lý ở một cảng biển qui định. Sau khi tàu đã đăng ký phải treo cờ của nước có cảng đăng ký đó. Việc đăng ký kỹ thuật của tàu do cơ quan đăng kiểm thực hiện. 3.3.1. Đăng ký pháp lý: Mỗi tàu biển của tư nhân, của nhà nước hoặc nước ngoài muốn treo cờ Việt Nam đều phải được đăng ký ở một cảng qui định của Việt Nam. Cảng đăng ký do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải qui định (cảng Hải Phòng, cảng Sài Gòn). Các cảng này quản lý sổ đăng ký tàu biển quốc gia. Sau khi tàu đã được đăng ký vào sổ đăng ký tàu biển quốc gia và nộp lệ phí đầy đủ thì chủ tàu se được cấp cho giấy chứng nhận đăng ký tàu. Giấy này chứng minh quyền sở hữu tàu và quyền mang quốc tịch tàu. 3.3.2. Đăng ký kỹ thuật Đăng kiểm Việt Nam hoặc đăng kiểm nước ngoài được đăng kiểm Việt Nam uỷ quyền tiến hành kiểm tra trạng thái kỹ thuật và phân cấp tàu theo những qui định của đăng kiểm Việt Nam và cấp cho tàu những giấy chứng nhận cần thiết: - giấy chứng nhận cấp tàu; - giấy chứng nhận khả năng đi biển; - giấy chứng nhận dung tích; - giấy chứng nhận mạn khô quốc tế; 11
  12. - giấy chứng nhận an toàn kế cấu tàu hàng; - giấy chứng nhận an toàn thiết bị cẩu hàng; - giấy chứng nhận an toàn vô tuyến điện - giấy chứng nhận an toàn trang thiết thiết bị. Bất cứ tàu VTB nào mà thiếu một trong những giấy tờ nêu trên thì đều không đủ khả năng an toàn đi biển. Vì vậy chủ tàu có nhiệm vụ làm cho tàu luôn luôn có đầy đủ các giấy tờ cần thiết và các giấy tờ đó phải hợp lệ (còn thời hạn sử dụng). 3.4. Hồ sơ lý lịch tàu, các dạng kiểm tra đối với tàu biển 3.4.1. Hồ sơ lý lịch của tàu Việc lập hồ sơ kỹ thuật cho đội tàu là nhiệm vụ của công ty quản lý tàu. Hồ sơ kỹ thuật của tàu bao gồm toàn bộ các bản vẽ, sơ đồ, đồ thị và biểu mẫu. Trong hồ sơ lý lịch tàu thể hiện sơ đồ bố trí tổng thể, cấu trúc vỏ tàu, các đặc tính khai thác - kỹ thuật của hệ động lực và các thiết bị bổ trợ khác của tàu… Hồ sơ kỹ thuật của tàu phục vụ cho công tác lập kế hoạch và định mức hoạt động tàu, định mức công tác sửa chữa vỏ, thiết bị cơ khí và dùng để tính toán nhu cầu dự trữ nhiên, vật liệu và cung ứng phẩm. Trong quá trình khai thác tàu các đặc trưng khai thác - kỹ thuật của tàu thường bị thay đổi và sự thay đổi được hệ thống hoá và đưa vào lý lịch kỹ thuật của tàu. 3.4.2. Hồ sơ khai thác tàu Hồ sơ khai thác điều độ tàu bao gồm: bản vẽ bố trí tổng thể của tàu, các đặc trưng khai thác-kỹ thuật cơ bản của tàu, bảng liệt kê các loại giấy tờ cần thiết của tàu và thời gian có hiệu lực của các giấy tờ đó. 3.4.3. Các dạng kiểm tra đối với tàu biển Để đảm bảo an toàn cho tàu trong quá trình khai thác, đảm bảo an ninh quốc gia và đảm bảo nghiêm minh các biện pháp kinh tế của chính phủ, trong quá trình khai thác tàu VTB phải chịu các dạng kiểm tra sau đây: 1. Kiểm tra hàng hải: Do cơ quan thanh tra an toàn hàng hải của ngành Hàng hải tiến hành kiểm tra những vấn đề sau đây: - tàu đã được đăng ký vào sổ đăng ký tàu biển quốc gia chưa? - tàu có đầy đủ các giấy tờ cần thiết chưa? hiệu lực của các giấy tờ này? - kiểm tra những bằng cấp chứng chỉ của thuyền viên trên tàu và hiệu lực của các bằng cấp, chứng chỉ này,... 2. Kiểm tra biên phòng: Do công an cửa khẩu tiến hành để giám sát con người ra vào Việt Nam nhằm đảm bảo an ninh quốc gia. 3. Kiểm tra hải quan: Do cơ quan Hải quan quốc gia tiến hành nhằm giám sát hàng hoá xuất nhập khẩu, đánh thuế, kiểm tra việc mua bán hàng hoá của thuyền viên. 12
  13. 4. Kiểm tra vệ sinh: Do cơ quan kiểm dịch có thẩm quyền (cơ quan y tế của thành phố cảng) tiến hành nhằm kiểm tra tình hình vệ sinh, y tế của tàu và cấp cho tàu những giấy chứng nhận cần thiết như giấy chứng nhận diệt chuột hay miễn diệt chuột, giấy chứng nhận tiêm phòng của các thuyền viên trên tàu,...trên cơ sở các qui định quốc tế về vệ sinh phòng dịch 5. Kiểm tra phòng cháy: Do cơ quan có thẩm quyền (công an phòng cháy, chữa cháy của thành phố có cảng) thực hiện nhằm ngăn chặn các vụ hoả hoạn có thể xảy ra trên tàu do chủ tàu không quan tâm thích đáng đến công tác phòng hoả dưới tàu. 6. Kiểm tra lao động: Do tổ chức công đoàn ngành hoặc tổ chức Công đoàn Hàng hải quốc tế tiến hành hằmg giám sát việc thực hiện qui phạm bảo hộ lao động trên tàu, việc sử dụng sức lao động và trả lương cho thuyền viên trên tàu. 7. Kiểm tra kỹ thuật: Việc kiểm tra kỹ thuật đối với tàu VTB do cơ quan đăng kiểm tiến hành nhằm kiểm tra tình trạng kỹ thuật của tàu, xem tàu đã có đủ các giấy chứng nhận cần thiết chưa và cấp cho tàu những giấy chứng nhận cần thiết để giúp cho tàu có đủ khả năng đi biển. Đăng kiểm thực hiện kiểm tra và cấp cho tàu những giấy chứng nhận cần thiết. 3.5. Giấy tờ của thuyền viên Các thuyền viên phải có đầy đủ các giấy tờ cần thiết mới đủ điều kiện công tác trên các tàu VTB. Các giấy tờ cần thiết bao gồm: - Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn; - Các chứng chỉ huấn luyện cơ bản: cứu sinh, cứu hoả, sơ cứu, trực ca; - Các chứng chỉ huấn luyện chuyên môn: quan sát đồ giải radar, sử dụng hệ thống GMDSS,... - Chứng chỉ quản lý an toàn (đối với sỹ quan làm nhiêm vụ quản lý an toàn trên tàu theo ISM code); - Chứng chỉ sỹ quan an ninh (đối với sỹ quan an ninh được chỉ định trên tàu theo ISPS code); - Giấy chứng nhận tiêm chủng; - Hộ chiếu thuyền viên; - Sổ thuyền viên; - Hộ chiếu phổ thông ; - Danh sách thuyền viên; - Danh sách hành khách (nếu có); - Bản khai tình trạng sức khoẻ; - Bản khai hành lý, tư trang của thuyền viên; - Bản khai rượu, thuốc lá của thuyền viên. 13
  14. Chương 4. Các hình thức khai thác tàu 4.1. Các phương pháp khai thác tàu Trong lĩnh vực kinh doanh khai thác tàu, các phương pháp khai thác tàu sau đây có thể được sử dụng: - Khai thác trực tiếp dưới các hình thức tổ chức tàu chuyến và hình thức tàu chợ tàu thường xuyên có định kỳ, cố định tuyến ; - Khai thác bằng cách cho thuê định hạn: định hạn , định hạn trần ; - Khai thác gián tiếp bằng cách giao tàu cho người khác đứng tên khai thác để được nhận một số tiền lãi cố định theo sự thỏa thuận; - Khai thác bằng cách đi thuê tàu định hạn, tức là sau khi đã thuê được tàu rồi thì tiếp tục hoặc cho thuê lại để hưởng chênh lệch giá hoặc dùng tàu thuê được bổ sung vào đội tàu của mình để khai thác trực tiếp. Mỗi phương pháp khai thác tàu đòi hỏi được áp dụng trong điều kiện và hoàn cảnh cụ thể. Người khai thác tàu phải năng động, sáng tạo lựa chọn theo hoàn cảnh và điều kiện cụ thể của mình. 4.2. Khai thác tàu chuyến 4.2.1. Đặc điểm của khai thác tàu chuyến - Số lượng hàng và loại hàng, thời gian khởi hành, thời gian đến, số lượng cảng ghé qua không cố định mà luôn thay đổi phụ thuộc vào hợp đồng thuê tàu cụ thể của từng chuyến đi; - Sau khi hoàn thành một chuyến đi thì không nhất thiết tàu lại hoạt động trên tuyến đường của chuyến đi trước; - Hình thức vận tải tàu chuyến phục vụ cho các nhu cầu vận tải không thường xuyên. Vì thế loại tàu dùng cho khai thác tàu chuyến là loại tàu tổng hợp, chở được nhiều loại hàng khác nhau; - Lịch vận hành của tàu không được công bố từ trước; - Giá cước vận tải biển biến động theo quan hệ cung cầu của thị trường thuê tàu; - Trọng tải tàu trong hình thức khai thác tàu chuyến thường là vừa và nhỏ. Ví dụ: công ty VTB Đông Long tổ chức khai thác tàu chuyến cho đội tàu của công ty. Các tàu như... đều là tàu chở hàng bách hoá với trọng tải trung bình 6 – 7 nghìn tấn. Hình thức vận tải tàu chuyến rất phù hợp với những nước đang phát triển, kém phát triển, đội tàu VTB nhỏ bé, hệ thống cảng chưa phát triển. Ưu điểm của hình thức khai thác tàu chuyến: - linh hoạt, thích hợp với vận tải hàng hoá không thường xuyên và hàng hoá xuất nhập khẩu; - tận dụng được hết trọng tải của tàu lúc chở hàng trong từng chuyến đi có hàng. - Vốn đầu tư không nhiều. 14
  15. Nhược điểm: - Khó tổ chức, khó phối hợp giữa tàu và cảng. Vì vậy nếu tổ chức không tốt thì hiệu quả khai thác tàu chuyến thấp; - Giá cước vận tải tàu chuyến thấp hơn so với tàu chợ; - Đội tàu chuyến không chuyên môn hoá nên việc thoả mãn nhu cầu bảo quản hàng hoá thấp hơn so với tàu chợ; - Tốc độ của tàu chuyến thường thấp hơn so với tàu chợ, vì thế thời gian vận chuyển hàng lâu hơn so với tàu chợ. 4.2.2. Tổ chức các chuyến đi của tàu chuyến Các chuyến đi của tàu chuyến thông thường được thực hiện trên cơ sở các hợp đồng thuê tàu chuyến đã được ký kết giữa chủ tàu và người thuê tàu. Trong thực tiễn khai thác tàu VTB hiện nay, trên thế giới có rất nhiều mẫu hợp đồng thuê tàu chuyến nhưng thông dụng hơn cả là mẫu thuê tàu chuyến GENCON do hiệp hội hàng hải Baltic và quốc tế soạn thảo. Trong hình thức khai thác tàu chuyến do những đặc điểm của nó nên việc tìm kiếm nguồn hàng để vận chuyển là nhiệm vụ hết sức quan trọng của người quản lý và khai thác tàu VTB. Việc tìm kiếm này phụ thuộc vào quan hệ cung cầu của thị trường vận tải trong nước, khu vực và thế giới. Trình tự tổ chức một chuyến đi cho tàu chuyến được thực hiện qua các bước sau đây: 1. Lựa chọn tàu vận chuyển và đề xuất phương án bố trí tàu có thể. Nguyên tắc để lựa chọn tàu vận chuyển là: - đặc trưng khai thác - kỹ thuật của tàu phải phù hợp với đặc tính vận tải của hàng hoá; - trọng tải thực chở của tàu không được nhỏ hơn khối lượng hàng yêu cầu chuyên chở (Qx≤Dt); - tàu phải có đủ thời gian để nhận hàng đúng yêu cầu của người thuê tàu, Ttd + Tck + Ttt ≤ Tmaxlaycan; trong đó: Ttd - thời điểm tự do của tàu; Tck - thời gian chạy tàu không (có thể có hay không có) từ cảng tự do của chuyến đi trước tới cảng xếp hàng của chuyến đi tới, đơn vị là ngày; Ttt - thời gian tàu làm các thủ tục cần thiết để thực hiện chuyến đi mới, [ngày]; Tmaxlaycan - thời hạn cuối cùng tàu phải có mặt để làm hàng, [ngày]. Trên cơ sở các nguyên tắc này chủ tàu đề ra các phương án bố trí tàu. Phương án bố trí tàu để thoả mãn mọi yêu cầu của người thuê tàu nhưng chưa để ý tới lợi ích của chủ tàu gọi là phương án bố trí tàu khả dĩ, hay phương án bố trí tàu có thể. Trong số các phương án bố trí tàu này chủ tàu phải lựa chọn ra một phương án bố trí tàu có lợi để làm cơ sở cho việc ký kết hợp đồng thuê tàu. 15
  16. 2. Lập sơ đồ luồng hàng, sở đồ luồng tàu và sơ đồ công nghệ chuyến đi. Khi một hoặc nhiều nhu cầu vận chuyển xuất hiện, người khai thác tàu căn cứ vào khối lượng, cự ly giữa cảng xếp và cảng dỡ của từng lô hàng để lập sơ đồ luồng hàng và sơ đồ luồng tàu. Luồng tàu là cơ sở chọn tàu thực hiện chuyến đi. Sơ đồ công nghệ chuyến đi là cơ sở để xác định chi phí thời gian và chi phí khai thác cho chuyến đi. 3. Lựa chọn tiêu chuẩn tối ưu và tính toán các phương án. Tiêu chuẩn tối ưu là một trong những chỉ tiêu kinh tế sau: Tổng chi phí khai thác C→min; Tổng thu nhập về kinh doanh khai thác F (F’- tính theo ngoại tệ) → max. 4. So sánh chỉ tiêu hiệu quả và chọn phương án có lợi. Phương án có lợi là phương án có Fmax (F’max, Cmin). 5. Lập kế hoạch tác nghiệp Được tiến hành sau khi đã lựa chọn được phương án có lợi và hợp đồng thuê tàu đã được ký kết. Đây là kế hoạch chi tiết từng thành phần thời gian trong chuyến đi của tàu. Các thành phần thời gian này được xác định dựa vào định mức chất tải, hao phí thời gian. Định mức chất tải dựa vào sơ đồ xếp hàng. 6. Dự tính kết quả kinh doanh của chuyến đi. Kết quả kinh doanh được thể hiện bởi các chi tiêu kinh tế đơn vị về khai thác tàu như: tổng chi phí, tổng thu nhập kinh doanh, giá thành vận chuyển,... 4.3. Khai thác tàu chợ 4.3.1. Đặc điểm của hình thức vận tải tàu chợ Vận tải tàu chợ là hình thức vận tải phát triển cao hơn và hoàn thiện hơn hình thức vận tải tàu chuyến. Hình thức vận tải này có một số đặc trưng khác biệt với vận tải tàu chuyến như sau: - tàu hoạt động cố định, chuyên tuyến giữa các cảng xác định; - tốc độ tàu cao, mức giải phóng tàu ở cảng lớn; - tàu hoạt động theo lịch vận hành được công bố từ trước; - giá cước cao và được xác định theo bảng cước; - không có hợp đồng thuê tàu và vận đơn đóng vai trò là hợp đồng vận chuyển. 4.3.2. Phân loại các tuyến tàu chợ a. Theo vùng vận hành - Tuyến vận tải tàu chợ ven biển; - Tuyến vận tải tàu chợ viễn dương. b. Theo số lượng chủ tàu hoạt động trên tuyến: - Tuyến 1 bên: chỉ có tàu của một công ty hoạt động; - Tuyến 2 bên: chỉ có tàu của 2 công ty hoạt động; 16
  17. - Tuyến nhiều bên: có tàu của nhiều công ty hoạt động. c. Theo chế độ vận hành: - Tuyến vận hành không chặt chẽ: công bố tần số khởi hành hoặc khoảng thời gian khởi hành của tàu trên tuyến, tuy nhiên không công bố chặt chẽ chi tiết thời gian tàu đến và đi; - Tuyến vận hành chặt chẽ: công bố lịch vận hành chi tiết bao gồm thời gian chuyến đi. d. Theo thời gian hoạt động trong năm: - Tuyến hoạt động theo mùa vận tải, du lịch, thời tiết; - Tuyến hoạt động quanh năm. 4.3.3. Chuẩn bị tổ chức để mở tuyến tàu chợ a. Công tác đảm bảo hàng hóa cho tuyến tàu chợ - Đối với tuyến nội địa: chủ tàu độc quyền về vận tải hàng hóa trên tuyến. - Đối với tuyến vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu: thông qua các hợp đồng mua bán ngoại thương giữa Việt Nam với các nước khác. Ví dụ: hàng mua theo giá FOB và bán theo giá CIF thì quyền vận chuyển hàng hóa là của chủ tàu Việt Nam. - Đối với những trường hợp khác: Việt Nam phải tham gia vào công hội vận tải tàu chợ. b. Các điều kiện cho tàu thực hiện được quá trình vận chuyển - Các cầu tàu chuyên dụng; - Công cụ, thiết bị xếp dỡ chuyên dụng; - Các cơ sở cung ứng, dịch vụ nước ngọt, nhiên liệu, nhu yếu phẩm,... c. Các tàu chuyên môn hóa Muốn mở được tuyến tàu chợ cần phải đề xuất ra các phương án tàu để tính toán, sau đó lựa chọn phương án có lợi nhất. Có hai loại tàu có thể đưa vào tính toán: - tàu có sẵn: lựa chọn để phục vụ tuyến; - Chọn tàu mới để phục vụ tuyến (chưa có tàu). 4.4. Khai thác tàu định hạn 4.4.1. Khái niệm chung về thuê tàu định hạn Hợp đồng thuê tàu định hạn là một văn bản pháp lý được ký kết giữa một bên là chủ tàu tức là người có tàu cho thuê và một bên là người thuê tàu, trong đó thỏa thuận qui định quyền lợi và trách nhiệm của mỗi bên và cam kết cùng nghiêm chỉnh thực hiện. Trên cơ sở hợp đồng thuê tàu định hạn, chủ tàu trao cho người thuê tàu sử dụng chiếc tàu với đầy đủ khả năng hành hải, khả năng vận chuyển và nhận tiền thuê tàu, tàu được bố trí đầy đủ thuyền bộ (nếu là hợp đồng thuê tàu định hạn phổ thông) và mọi trang thiết bị. Hợp đồng thuê tàu định hạn phải được coi là một loại hợp đồng đặc biệt vì tàu không cung cấp tàu như trao một đồ vật, chủ tàu cũng không phải trực tiếp vận chuyển 17
  18. một lô hàng cụ thể nào như trong hợp đồng vận chuyển, mà chủ tàu trao cho người thuê tàu sử dụng con tàu trong một thời gian xác định, giữ lại quyền điều khiển thông qua việc để lại thuyền bộ của mình. Trách nhiệm cơ bản của chủ tàu là giao cho người thuê tàu chiếc tàu có đầy đủ khả năng hành hải và khai thác, đồng thời duy trì trạng thái như thế suốt cả thời gian cho thuê tàu theo hợp đồng. Chủ tàu chịu các chi phí liên quan đến vấn đề trên. Nhờ hợp đồng thuê tàu định hạn người thuê tàu có được phương tiện vận chuyển khối lượng hàng lớn của mình mà không phụ thuộc vào sự biến động của thị trường thuê tàu. Sau khi đã thuê tàu với hình thức định hạn người thuê tàu có thể ký hợp đồng vận chuyển với chủ hàng với tư cách là người vận chuyển và trực tiếp cấp vận đơn cho người gửi hàng. 4.4.2. Các bước công việc trong công tác khai thác tàu dưới hình thức cho thuê định hạn - Tìm hiểu thị trường thuê tàu định hạn trong nước, khu vực và thế giới. Chú ý đặc biệt đến tình hình cung cầu trên thị trường và giá cả. - Công tác tiếp thị, chú ý đến công tác tuyên truyền, quảng cáo, giữ vững và phát huy uy tín của chủ tàu với các khách hàng, công bố các chính sách hấp dẫn khách hàng như về giá cả thuê tàu, hạ cước truy hoàn, chính sách dịch vụ tốt, chu đáo. Phát đi các điện chào tàu hoặc qua mạng lưới đại lý và môi giới tìm kiếm khách hàng thuê tàu,... - Chuẩn bị tàu tốt, đủ khả năng hàng hải và khả năng chở hàng sẵn sàng có thể cho thuê được. - Đàm phán ký kết hợp đồng cho thuê tàu định hạn với người thuê tàu. Chú ý cần nắm chắc nội dung các điều khoản của hợp đồng mẫu. Thỏa thuận chọn mẫu hợp đồng, soạn thảo hợp đồng theo các điều khoản đã thỏa thuận giữa hai bên trên mẫu hợp đồng đã chọn và ký hợp đồng. - Thực hiện hợp đồng đã ký, trong đó lưu ý đến việc thu tiền thuê tàu của khách hàng, giao tàu cho người thuê có lập biên bản. Theo dõi quá trình hoạt động của tàu trong thời hạn hợp đồng, đảm bảo tàu đủ tính năng hành hải và chở hàng trong suốt cả thời gian cho thuê để có thể thu được tiền thuê tàu. Chăm lo tiền lương, các khoản tiền ăn, tiêu vặt của thuyền bộ được trả đúng thời hạn qui định, nhắc nhở thuyền bộ hoàn thành nhiệm vụ, giữ gìn tàu tốt, bảo vệ an toàn các quyền lợi chính đáng của chủ tàu và người thuê tàu. Hết hạn hợp đồng yêu cầu người thuê trả lại tàu có lập biên bản và kiểm tra tàu khi người thuê trả. - Thanh lý hợp đồng, tổng kết rút kinh nghiệm qua việc hoàn thành hợp đồng. 18
  19. Chương 5. Tài liệu chuyến đi và các giấy tờ liên quan đến hàng hoá 5.1. Tài liệu chuyến đi 5.1.1. Kế hoạch chuyến đi của tàu Kế hoạch chuyến đi là mệnh lệnh tác nghiệp điều độ của tàu. Trong kế hoạch chuyến đi cần qui định toàn bộ tác nghiệp mà tàu cần phải hoàn thành trong suốt chuyến đi. Bản kế hoạch chuyến đi phải được lãnh đạo công ty duyệt, sau đó gửi kịp thời cho tàu trước khi bắt đầu chuyến đi. Nội dung chủ yếu của kế hoạch chuyến đi là: - tên tàu; - thuyền trưởng; - cảng xếp, cảng dỡ, các cảng ghé; - tên hàng, số lượng, tình trạng bao bì; - thời gian chuyến đi; - các định mức trong chuyến đi: + hàng hóa, + trọng tải, + dự trữ, + đoạn đường có hàng, đoạn đường chạy rỗng, + tốc độ tàu, + định mức thời gian chuyến đi, + định mức chi phí trong chuyến đi, + tổng thu nhập và thu nhập thực tế, + hiệu quả (lãi). 5.1.2. Lịch chạy tàu Lịch chạy tàu được lập ra trên cơ sở kế hoạch chuyến đi. Lịch chạy tàu được giao cho thuyền trưởng cùng với kế hoạch chuyến đi. Trong lịch chạy tàu nêu rõ ngày tháng bắt đầu và kết thúc từng bước công việc trong quá trình chuyến đi. 5.1.3. Bản hướng dẫn của công ty VTB về tuyến đường vận chuyển Công ty cung cấp cho tàu bản hướng dẫn khi tàu hoạt động chuyên tuyến hoặc tuyến mới mở trong thời gian dài (thường sử dụng trong vận tải tàu chợ). Bản hướng dẫn xác định những công tác cụ thể và chi tiết giữa tàu với công ty và các đại lý của tàu. Nội dung chủ yếu của bản hướng dẫn này là: - Chế độ thông báo cho các đại lý tàu biết về việc tàu đến cảng và những yêu cầu 19
  20. đối với đại lý về việc phục vụ tàu. Tên, địa chỉ, số điện thoại, telex, fax, kênh trực trên VHF của các đại lý tại cảng. - Chế độ báo cáo với Công ty (báo cáo hàng ngày). - Tập quán chủ yếu của các cảng trên tuyến đường. - Thủ tục ra vào các cảng. - Các loại hàng thường được vận chuyển trên tuyến. - Điều kiện hàng hải. - Giá cả nhiêu liệu. - Những vấn đề liên quan đến công tác xếp dỡ. - Các chỉ dẫn khác. 5.1.4. Bản hướng dẫn chuyến đi Đây là bản hướng dẫn cụ thể hóa từ bản hướng dẫn của công ty VTB được cung cấp cho thuyền trưởng. Nội dung chủ yếu bao gồm: - thời gian chuyến đi; - tuyến đường và các bến cảng, thủ tục ra vào cảng, luật lệ tập quán của cảng; - địa chỉ đại diện của công ty, đại lý tàu, cách thức liên hệ; - chỉ dẫn về hàng hóa, hành khách; - nơi mua nhiên liệu, số lượng mua; - vị trí tàu phải thông báo cho công ty và đại lý; - số lượng bản sơ đồ xếp hàng, nơi nộp sơ đồ xếp hàng; - chỉ dẫn về nội dung báo cáo chuyến; - chỉ dẫn về công tác đối ngoại; - chỉ dẫn về việc phục vụ hành khách (đối với tàu khách). 5.1.5. Báo cáo chuyến đi của thuyền trưởng Báo cáo chuyến đi do thuyền trưởng làm và gửi cho công ty tàu sau khi chuyến đi kết thúc. Nội dung của báo cáo bao gồm những điểm chính sau: - tổng kết thời gian chuyến đi; - khoảng cách vận chuyển, tuyến đường và bến cảng; - tình hình khí tượng thủy văn; - tổng kết về khối lượng hàng hóa vận chuyển và số lượng hành khách (tàu khách); - báo cáo về nhiên liệu trong chuyến đi; - báo cáo về tình hình tài chính; - báo cáo tổng kết chuyến đi, tổng kết lãi, lỗ; - tổng kết về công tác đối ngoại; - kết luận và ý kiến đề xuất. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2