Giáo trình Cơ kỹ thuật - Nghề: Công nghệ ô tô - CĐ Kỹ Thuật Công Nghệ Bà Rịa-Vũng Tàu
lượt xem 9
download
(NB) Giáo trình được chia làm hai phần: Phần 1: Cơ học lý thuyết (cơ học vật rắn) trình bày những kiến thức về tĩnh học của cơ hệ. Phần 2: Sức bền vật liệu. Trong phần này Học sinh – Sinh viên được trang bị những kiến thức cơ bản về tính toán các kết cấu (chủ yếu là thanh) về độ bền, độ cứng. Mời các bạn cùng tham khảo
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Cơ kỹ thuật - Nghề: Công nghệ ô tô - CĐ Kỹ Thuật Công Nghệ Bà Rịa-Vũng Tàu
- Cơ kỹ thuật – Cao đẳng Nghề BR VT ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BR – VT TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: CƠ KỸ THUẬT NGHỀ:CÔNG NGHỆ Ô TÔ TRÌNH ĐỘ :CAO ĐẲNG NGHỀTRUNG CẤP NGHỀ Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐCĐN… ngày…….tháng….năm ......... …………........... của Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề tỉnh BR VT Bà Rịa – Vũng Tàu, năm 2015 1
- Cơ kỹ thuật – Cao đẳng Nghề BR VT LỜI NÓI ĐẦU Môn Cơ học kỹ thuật là môn học cơ sở ngành đầu tiên đối với sinh viên các trường Trung học, Cao đẳng và Đại học các ngành kỹ thuật không chuyên về cơ khí hay xây dựng. Giáo trình Cơ kỹ thuật gồm kiến thức của hai môn học Cơ học lý thuyết và Sức bền vật liệu như một số trường Đại học và Cao đẳng khác đang sử dụng. Giáo trình được chia làm hai phần: Phần 1: Cơ học lý thuyết (cơ học vật rắn) trình bày những kiến thức về tĩnh học của cơ hệ. Phần 2: Sức bền vật liệu. Trong phần này Học sinh – Sinh viên được trang bị những kiến thức cơ bản về tính toán các kết cấu (chủ yếu là thanh) về độ bền, độ cứng. Giáo trình này được dùng để giảng dạy cho sinh viên Cao đẳng và Trung cấp Nghề của trường CDN BR VT, đồng thời cũng có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cán bộ kỹ thuật. Khi biên soạn quyển giáo trình này chúng tôi đã cố gắng cập nhật những kiến thức mới về ngành cơ học. Tuy nhiên, do trình độ và thời gian có hạn, chắc chắn sẽ không thiếu những sai sót. Rất mong đồng nghiệp và sinh viên góp ý kiến cho lần tái bản sau. Mọi ý kiến đóng góp xin được gửi về theo địa chỉ: Khoa Cơ Khí, Trường Cao đẳng Nghề Bà Rịa – Vũng Tàu Tác giả Thạc sĩ: Nguyễn Hữu Tuấn 2
- Cơ kỹ thuật – Cao đẳng Nghề BR VT MỤC LỤC Lời nói đầu..................................................................................................................1 Mục lục........................................................................................................................2 CHƯƠNG 1: CƠ HỌC LÝ THUYẾT – TĨNH HỌC..............................................4 BÀI 1: Các khái niệm cơ bản ..................................................................................4 1.1. Những khái niệm cơ bản.......................................................................................4 1.2. Các tiên đề tĩnh học...............................................................................................7 1.3. Liên kết và phản lực liên kết.................................................................................9 BÀI 2: Hệ lực phẳng................................................................................................15 A. HỆ LỰC PHẲNG ĐỒNG QUY.............................................................................15 2.1. Khảo sát hệ lực phẳng đồng quy bằng phương pháp hình học..........................15 2.2. Khảo sát hệ lực phẳng đồng quy bằng phương pháp giải tích..........................20 B. HỆ LỰC PHẲNG SONG SONG............................................................................23 2.3. Thu gọn hệ lực phẳng song song.........................................................................23 BÀI 3: Momen của một lực đối với một điểm – Ngẫu lực.................................27 3.1. Momen của một lực đối với một điểm...............................................................27 3.2. Ngẫu lực...............................................................................................................28 BÀI 4 : Hệ lực phẳng bất kỳ..................................................................................30 4.1. Thu gọn hệ lực phẳng bất kỳ..............................................................................30 4.2. Điều kiện cân bằng – Các phương trình cân bằng của hệ lực phẳng................33 BÀI 5 :Masat..............................................................................................................40 5.1. Định luật masat trượt...........................................................................................40 5.2. Định luật masat lăn...............................................................................................42 BÀI 6 :Trọng Tâm.....................................................................................................45 6.1. Tâm của hệ lực phẳng song song........................................................................45 6.2. Trọng tâm của vật rắn.........................................................................................46 6.3. Trọng tâm của các vật đồng chất........................................................................46 6.4. Phương pháp xác định trọng tâm của vật rắn.....................................................47 6.5. Trọng tâm của một số vật rắn thường gặp........................................................50 BÀI 7 :Động học điểm.............................................................................................51 7.1. Một số khái niệm.................................................................................................51 7.2. Khảo sát chuyển động bằng phương pháp tự nhiên..........................................51 7.3. Khảo sát chuyển động bằng phương pháp tọa độ..............................................56 BÀI 8 :Chuyển động cơ bản của vật rắn.............................................................61 8.1. Chuyển động tịnh tiến.........................................................................................61 8.2. Chuyển động quay quanh trục cố định................................................................62 8.3. Chuyển động của điểm thuộc vật quay quanh trục cố định...............................64 BÀI 9 :Chuyển động song phẳng của vật rắn......................................................68 9.1. Khái niệm.............................................................................................................68 9.2. Khảo sát chuyển động song phẳng bằng phương pháp tịnh tiến và quay..........69 9.3. Khảo sát chuyển động song phẳng bằng phép quay quanh tâm quay tức thời...72 3
- Cơ kỹ thuật – Cao đẳng Nghề BR VT CHƯƠNG 2: SỨC BỀN VẬT LIỆU.......................................................................77 BÀI 1: Các khái niệm cơ bản về sức bền vật liệu..............................................77 1.1. Đối tượng, mục tiêu nghiên cứu.........................................................................77 1.2. Nội lực Ứng suất...............................................................................................78 1.3. Các giả thiết cơ bản của sức bền vật liệu.........................................................82 BÀI 2: Kéo – nén đúng tâm.......................................................................................83 2.1. Kéo nén đúng tâm...............................................................................................83 2.2. Ba bài toán cơ bản của thanh chịu kéonén đúng tâm..........................................91 3.3. Bài toán siêu tĩnh..................................................................................................91 BÀI 3: Cắt – Dập......................................................................................................98 3.1. Cắt ....................................................................................................................... 98 3.2. Dập.......................................................................................................................99 3.3. Bài tập áp dụng..................................................................................................100 BÀI 4: Xoắn thuần túy thanh thẳng mặt cắt tròn..............................................102 4.1. Định nghĩa – nội lực...........................................................................................102 4.2. Ứng suất trên thanh mặt cắt tròn chịu xoắn......................................................103 4.3. Biến dạng của thanh mặt cắt tròn chịu xoắn....................................................105 4.4. Điều kiện bền và điều kiện cứng của thanh mặt cắt tròn chịu xoắn..............106 BÀI 5: Uốn phẳng...................................................................................................112 5.1. Định nghĩa – nội lực ..........................................................................................112 5.2. Uốn phẳng thuần túy.........................................................................................117 5.3. Uốn ngang phẳng ..............................................................................................122 5.4. Điều kiện bền ...................................................................................................124 BÀI TẬP THAM KHẢO........................................................................................127 PHỤ LỤC.................................................................................................................133 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................137 4
- Cơ kỹ thuật – Cao đẳng Nghề BR VT CHƯƠNG 1 CƠ HỌC LÝ THUYẾT – TĨNH HỌC Mục tiêu: Học xong chương này người học có khả năng: ̀ ̀ ̉ ́ ́ ̣ ̉ Trinh bay đây đu cac tiên đê, cac khai niêm va cach biêu diên l ̀ ̀ ́ ̀ ́ ̃ ực, cac loai liên kêt ́ ̣ ́ cơ ban. ̉ ̉ Biêu diên va tinh toan chinh xac l ̃ ̀ ́ ́ ́ ́ ực tac dung va cac phan l ́ ̣ ̀ ́ ̉ ực liên kêt. ́ Trinh bay đ ̀ ̀ ược cac khai niêm vê mômen cua l ́ ́ ̣ ̀ ̉ ực đôi v ́ ới môt điêm, ngâu l ̣ ̉ ̃ ực ̣ ược phương trinh mô men tinh toan hê l Lâp đ ̀ ́ ́ ̣ ực tac dung đung 90% ́ ̣ ́ ́ ́ ́ ́ ́ ̀ ́ ̣ ực phăng song song Tinh toan chinh xac cac bai toan hê l ̉ ̉ Giai thich ro nguyên nhân sinh ra ma sat tr ́ ̃ ́ ượt, ma sat lăn ́ Trinh bay đ ̀ ̀ ược đây đu cac khai niêm, cac ph ̀ ̉ ́ ́ ̣ ́ ương trinh biêu diên đông l ̀ ̉ ̃ ̣ ực hoc, ̣ ́ ̣ công, công suât, đông năng, thê năng ́ ́ ́ ực, công, công suât, đông năng, thê năng cua vât chuyên đông. Tinh toan đung l ́ ́ ̣ ́ ̉ ̣ ̉ ̣ BÀI 1: CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1.1. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1.1.1. Vật rắn tuyệt đối là một tập hợp vô số các chất điểm mà khoảng cách giữa hai chất điểm bất kỳ luôn luôn không đổi. Vật rắn tuyệt đối là mô hình đơn giản của vật thể khi biến dạng của nó có thể bỏ qua được do quá bé hoặc không đóng vai trò quan trọng trong quá trình khảo sát.Vật rắn tuyệt đối được gọi tắt là vật rắn. 1.1.2. Cân bằng là trạng thái đứng yên của vật rắn so với một vật rắn khác được chọn làm chuẩn ( hệ qui chiếu ). Trong tĩnh học hệ qui chiếu được chọn phải làm thoả mãn định luật quán tính của Galilê (hệ qui chiếu đứng yên tuyệt đối). Cân bằng như vậy được gọi là cân bằng tuyệt đối. 1.1.3. Lực là tương tác giữa các vật mà kết quả là gây ra sự biến đổi trạng thái chuyển động cơ học (tức là sự thay đổi vị trí, bao gồm cả biến dạng) mà cân bằng chỉ là trường hợp riêng. Thí dụ 1: Hộp phấn đặt trên bàn sẽ tác dụng lên bàn một lực ép, ngược lại bàn cũng sẽ tác dụng lên hộp phấn một lực đẩy, kết quả hộp phấn không bị rơi, tức là thay đổi trạng thái của chuyển động . Kinh nghiệm và thực nghiệm xác minh rằng lực được đặc trưng bởi các yếu tố sau : a) Điểm đặt của lực là điểm mà tại đó vật nhận được tác dụng cơ học từ vật khác 5
- Cơ kỹ thuật – Cao đẳng Nghề BR VT b) Phương chiều của lực biểu thị khuynh hướng chuyển động của lực gây cho vật c) Cường độ của lực là độ lớn của lực, là số đo mạnh yếu của tương tác cơ học. Đơn vị lực là Niutơn, kí hiệu là N, cùng các bội số của nó như KiloNiutơn, kí hiệu kN. 1KN = 1000N, 1MG = 1000KN = 1.000.000N Biểu diễn lực: Lực là một đại lượng Vector. Vector có gốc trùng với điểm đặt của lực, phương chiều trùng với phương chiều của lực, độ dài tỷ lệ với trị số của lực. Mô hình toán học của lực là vectơ lực, kí hiệu F . Điểm đặt của vectơ lực là điểm đặt của lực. Phương chiều của vectơ lực là phương chiều tác dụng của lực. Mođun của vectơ lực biểu diễn cường độ tác dụng của lực (với tỉ lệ xích được chọn) . Giá mang vectơ lực được gọi là đường tác dụng của lực (hình 11) Hình 12 Hình 11 1.1.4. Các định nghĩa khác a) Hệ lực là một tập hợp nhiều lực tác lên một vật rắn, được kí hiệu ( F1 , F2 ,..., FN ) hình (12). Hai hệ lực gọi là tương đương khi chúng gây cho cùng một vật rắn các trạng thái chuyển động cơ học như nhau, kí hiệu (hình 13) : ( F1 , F2 ,..., FN ) ( 1 ,... k ) Hình 13 6
- Cơ kỹ thuật – Cao đẳng Nghề BR VT Hợp lực của hệ lực là một lực duy nhất tương đương với hệ lực. Gọi R là hợp lực của hệ lực ( F1 , F2 ,..., FN ) thì (hình 14) : n R ( F1 , F2 ,..., FN ) Fi Hình 14 i 1 Hệ lực cân bằng là hệ lực mà dưới tác dụng của nó vật rắn nằm ở vị trí cân bằng (hình 15) : ( F1 , F2 ,..., FN ) 0 Hình 15 b) Ngẫu lực là một hệ lực gồm hai lực song song ngược chiều và cùng cường độ. Một ngẫu lực được đặc trưng bởi các yếu tố sau Mặt phẳng tác dụng ngẫu lực là mặt phẳng P chứa hai lực thành Hình 16 phần của ngẫu lực (hình 16) Chiều quay của ngẫu lực nằm trong mặt phẳng của nó. Cường độ tác dụng của ngẫu lực được đặc trưng bằng tích số F.d, trong đó F là giá trị của các lực thành phần, d là khoảng cách vuông góc giữa hai lực thành phần được gọi là cánh tay đòn của ngẫu lực. Đơn vị ngẫu lực là Niutơn.mét, kí hiệu Nm,và các bội của nó như kNm, MNm Trong không gian, khi các ngẫu lực nằm trong những mặt phẳng khác nhau, ngẫu lực được biểu diễn bằng vectơ momen ngẫu lực, kí hiệu là m ; được xác định như sau (hình 17): Phương vuông góc với mặt phẳng chứa ngẫu lực. Chiều : nhìn từ ngọn xuống thấy chiều quay ngẫu lực ngược chiều quay kim đồng hồ. Mođun của vectơ momen ngẫu lực bằng momen ngẫu lực, tức bằng F.d. Hình 17 Qui ước gốc của vectơ m tại mặt phẳng ngẫu lực. 7
- Cơ kỹ thuật – Cao đẳng Nghề BR VT Trong trường hợp khi các ngẫu lực nằm trong cùng một mặt phẳng hoặc trong các mặt phẳng song song nhau, ngẫu lực được biểu diễn qua momen đại số ngẫu lực, kí hiệu là : m F.d , lấy “+” khi ngược chiều quay kim đồng hồ và lấy dấu “” trong trường hợp ngược lại, ví dụ (hình 18), m1 F1 .d 1 , m2 F2 .d 2 , m3 F3 .d 3 . Hình 18 1.2. CÁC TIÊN ĐỀ TĨNH HỌC 1.2.1. Tiên đề 1 (Tiên đề về hai lực cân bằng) Điều kiện cần và đủ để một vật rắn nằm cân bằng dưới tác dụng của hai lực là hai lực đó có cùng đường tác dụng, ngược chiều và cùng cường độ. Hai lực thoả mãn điều kiện này được gọi là hai lực cân bằng (hình 19a,b) Hình 19 1.2.2. Tiên đề 2 (Tiên đề thêm bớt hai lực cân bằng) Tác dụng của một hệ lực không thay đổi nếu thêm vào hoặc bớt đi hai lực cân bằng Như vậy nếu ( F, F' ) là hai lực cân bằng thì (hình 110a) : ( F1 , F2 ,..., FN ) ( F1 , F2 ,..., FN , F ' , F ) Hoặc nếu hệ lực có hai lực F1 và F2 cân bằng nhau thì (hình 110b) : ( F1 , F2 ,..., FN ) ( F3 , F4 ,..., FN ) Hình 110a 8
- Cơ kỹ thuật – Cao đẳng Nghề BR VT Hình 110b Hệ quả (định lý trượt lực): Tác dụng của lực không thay đổi khi trượt lực trên đường tác dụng của nó. Thực vậy thêm hai lực cân bằng nhau ( FB , FB' ) tại B có cùng cường độ với lực FA , ta có (hình 111) : ( FA ) ( FB , FB' , FA ) ( FB ) Hình 111 Như vậy trong trường hợp lực tác dụng lên vật rắn (và chỉ đối với vật rắn) điểm đặt lực không quan trọng, chỉ có đường tác dụng là quan trọng. Lực trong tĩnh học vật rắn được biểu diễn bằng vectơ trượt. 1.2.3. Tiên đề 3 (Tiên đề hình bình hành lực) Hai lực tác dụng tại một điểm tương đương với một lực tác dụng tại cùng điểm đó và có vectơ lực bằng vectơ chéo của hình bình hành với hai cạnh là hai vectơ lực đã cho (hình 112). Hình 112 Nhờ tiên đề 3 phép cộng vectơ được sử dụng cho phép tính lực. Cần lưu ý rằng nhờ hệ quả trượt lực, điều kiện hai lực đặt tại một điểm có thể thay thể bằng điều kiện hai đường tác dụng của hai lực gặp nhau. 1.2.4. Tiên đề 4 (Tiên đề tác dụng và phản tác dụng) Lực tác dụng và lực phản tác dụng giữa hai vật có cùng đường tác dụng và hướng ngược chiều nhau (hình 113). 9
- Cơ kỹ thuật – Cao đẳng Nghề BR VT Hình 113 Chú ý rằng lực tác dụng và lực phản tác dụng không phải là hai lực cân bằng vì chúng không tác dụng lên cùng một vật rắn. Tiên đề tác dụng và phản tác dụng đúng cho mọi hệ qui chiếu (hệ qui chiếu quán tính và không quán tính) và là cơ sở cho phép mở rộng các kết quả đã khảo sát đối với bài toán một vật sang bài toán hệ vật. 1.2.5. Tiên đề 5 (Tiên đề hoá rắn) Một vật biến dạng đã cân bằng dưới tác dụng của một hệ lực thì khi hoá rắn nó vẫn cân bằng (hình 114). Vậy hệ lực tác dụng lên “vật biến dạng cân bằng” phải thoả mãn các điều kiện như hệ lực tác dụng lên vật rắn cân bằng. Do đó có thể sử dụng các kết quả khảo sát đối với vật rắn Hình 114 cân bằng cho trường hợp vật biến dạng cân bằng. Tuy nhiên đó chỉ là điều kiện cần chứ không phải là điều kiện đủ. Để khảo sát bài toán cân bằng của vật biến dạng ngoài các kết quả nhận được khi khảo sát vật rắn cân bằng cần thêm vào các giả thiết về biến dạng (ví dụ, định luật Húc trong sức bền vật liệu). 1.2.6. Tiên đề 6 (Tiên đề thay thế tương đương liên kết) Vật không tự do cân bằng có thể được xem là vật tự do cân bằng bằng cách giải phóng tất cả các liên kết và thay thế tác dụng các liên kết được giải phóng bằng các phản lực liên kết thích hợp (hình 115). Hình 115 Qui tắc tìm các đặc trưng của phản lực liên kết đối với một số liên kết thường gặp (các liên kết không ma sát). 10
- z Cơ kỹ thuật – Cao đẳng Nghề BR VT A 1.3. LIÊN KẾT VÀ PHẢN LỰC LIÊN KẾT y 1.3.1. Khái niệm về vật liên kết và vật tự0 do Vật A đặt trong không gian có 6 khả năng chuyển động độc lập: Tịnh tiến x theo 3 trục và quay quanh 3 trục, được gọi là 6 bậc tự do (hình 1.16a) Khi vật chịu những điều kiện làm cản trở chuyển động của nó, ta nói vật đã chịu liên kết. Vật gây ra cản trở chuyển động gọi là vật gây liên kết. Vậy liên kết là những điều kiện cản trở chuyển động của vật. Trong tĩnh học liên kết được thực hiện bằng sự tiếp Hình 116a xúc, nối (bản lề, hàn, dây..) giữa các vật. 1.3.2. Khái niệm về phản lực liên kết Phản lực liên kết (gọi tắt là phản lực) là lực từ vật gây liên kết tác dụng lên vật chịu liên kết (hình 1.16b) có tác dụng cản trở chuyển động của vật. Phản lực liên kết có phương là phương mà nó ngăn cản chuyển động của vật, có chiều ngược với chuyển chuyển động của vật bị ngăn cản. Nói chung xác định phương, chiều của phản lực liên kết N theo quy tắc sau: tương ứng với hướng di chuyển thẳng bị cản A trở có phản lực ngược chiều; tương ứng với hướng di chuyển quay bị cản trở có ngẫu lực ngược chiều. Các lực không phải B là lực liên kết gọi là lực chủ động (lực hoạt động). Các lực do vật tác dụng lên vật liên kết với nó gọi là áp lực. P Trong ví dụ hình 1.16b, vật B gây liên kết, vật A chịu liên Hình 116b kết. Vật A tác dụng lên vật B một lực P ; theo tiên đề tác dụng và phản tác dụng, vật B cũng tác dụng lên vật A lực N và N P , N là phản lực liên kết. 1.3.3. Các loại liên kết thường gặp a) Liên kết tựa : Hai vật tựa trực tiếp lên nhau, chỗ tiếp xúc là bề mặt hoặc đường hoặc điểm. Phản lực tựa có phương vuông góc với mặt tựa (hoặc đường tựa ) (hình 117) 11
- Cơ kỹ thuật – Cao đẳng Nghề BR VT Hình 117 b) Liên kết dây mềm, thẳng : phản lực của dây tác dụng lên vật khảo sát đặt vào điểm buộc dây và hướng vào dây. Phản lực của vật rắn tác dụng lên dây được gọi là sức căng dây, kí hiệu là T. Sức căng của dây hướng dọc và hướng ra đối với mặt cắt dây (hình 118a,b). Hình 118 c) Liên kết bản lề. Hai vật có liên kết bản lề khi chúng có trục (chốt) chung. Trong trường hợp này hai vật tựa vào nhau theo đường nhưng điểm tựa chưa được xác định. Phản lực liên kết R đi qua tâm của trục và có phương chiều chưa xác định. Phản lực được phân thành hai thành phần vuông góc với nhau ( R x R y ), nằm trong mặt phẳng thẳng góc với đường trục tâm của bản lề Hình 119 (hình 119a,b) 12
- Cơ kỹ thuật – Cao đẳng Nghề BR VT d) Liên kết gối: dùng để đỡ các dầm, khung v..v…có loại gối cố định và gối có con lăn (gối di động). Phản lực liên kết của gối cố định được xác định như liên kết bản lề, còn phản lực liên kết của gối có con lăn được tìm theo qui tắc của phản lực liên kết Hình 120 tựa (hình 120). e) Liên kết gối cấu được thực hiện nhờ một quả cầu gắn vào đầu của vật chịu liên kết và được đặt trong một vỏ cầu gắn liền với vật gây liên kết. Phản lực gối cầu đi qua tâm O của vỏ cầu, có phương chiều chưa xác định. Thường phản lực gối cầu được phân thành ba thành phần vuông góc ( R x , R y , R z ) đặt tại tâm O của vỏ cầu (hình 121). Trường hợp tương tự liên kết gối cầu là liên kết cối (ổ chắn)(hình 122). Hình 121 Hình 122 g) Liên kết ngàm là liên kết khi vật được nối cứng vào một vật khác (ví dụ, hàn). Trong trường hợp ngàm phẳng phản lực liên kết gồm hai lực thẳng góc với nhau và một ngẫu lực nằm trong mặt phẳng chứa hai lực (hình 123). Đối với ngàm không gian, phản lực liên kết gồm ba thành phần lực vuông góc với nhau (dọc ba trục toạ độ) và ba thành phần ngẫu lực trong ba mặt phẳng toạ độ (hình 124). Hình 124 Hình 123 13
- Cơ kỹ thuật – Cao đẳng Nghề BR VT h) Liên kết thanh được thực hiện nhờ các thanh thoả mãn các điều kiện sau : chỉ có lực tác dụng ở hai đâu, còn dọc thanh không có lực tác dụng và trọng lượng thanh được bỏ qua (ví dụ, các thanh không trọng lượng, liên kết bằng các liên kết trụ hoặc cầu). Phản lực có phương đi qua hai điểm chịu lực (hình 125). Nói chung, liên kết có thể có kết cấu đa dạng. Xác định phương chiều của phản lực liên kết trong trường hợp chung theo qui tắc sau: tương ứng với hướng di chuyển thẳng bị ngăn trở có phản lực ngược chiều, tương ứng với hướng di chuyển quay bị ngăn trở có ngẫu lực ngược chiều. Hình 125 NHẬN ĐỊNH VỀ LỰC TÁC DỤNG LÊN VẬT RẮN Khi khảo sát vật rắn ta phải tách riêng vật rắn đó ra và đặt các lực đã cho cũng như phản lực liên kết lên vật rắn. Việc đặt các phản lực đã cho thường không quá khó khăn, vấn đề quan trọng là đặt các lực liên kết cho đúng và đầy đủ. Để đặt các phản lực liên kết lên vật khảo sát ta tách các vật đó ra khỏi các vật xung quanh, nghĩa là bỏ các liên kết đi và thay bằng các phản lực liên kết tương ứng, công việc đó được gọi là giải phóng liên kết. Sau khi đặt các phản lực và cho các phản lực liên kết ta có thể xem vật khảo sát như vật tự do cân bằng dưới tác dụng của các lực ấy. Thí dụ 2: Qủa cầu đồng chất trọng lượng P treo vào mặt tường nhẵn thẳng đứng nhờ dây OA. Xác định hệ lực tác dụng lên quả cầu? 14
- Cơ kỹ thuật – Cao đẳng Nghề BR VT CÂU HỎI LIÊN QUAN 1. Tại sao xem các vật rắn là rắn tuyệt đối? Khi nào vật rắn được gọi là cân bằng? 2. Lực là gì? Các yếu tố để xác định một lực? Cách biểu diễn lực như thế nào? 3. Hợp lực của hệ lực là lực như thế nào? 4. Hai lực trực đối là 2 lực như thế nào? Hai lực cân bằng là hai lực như thế nào? 5. Cho ví dụ và giải thích tiên đề tác dụng và phản tác dụng. 6. Xác định hợp lực của 2 lực cùng điểm đặt? 7. Nêu các loại liên kết thường gặp? (Cách biểu diễn và tính chất phản lực). Bài tập: 1. Một vật có khối lượng m nằm yên trên mặt phẳng nghiêng nhờ lực F song song với mặt phẳng nghiêng đó (hình 126a). Tìm hệ lực tác dụng lên vật. 2. Vật A có khối lượng m chịu liên kết như hình 126b. Tìm hệ lực tác dụng lên vật. F Hình 126a Hình 126b 3. Thanh AB có khối lượng m, đầu A có liên kết bản lề cố định, đầu B tựa lên mặt trụ như hình 126c. Tìm hệ lực tác dụng lên thanh. 4. Trụ có khối lượng m được đặt lên bộ đỡ như hình 126d. Tìm hệ lực tác dụng lên trụ. 5. Cho hệ dầm cân bằng chịu lực như trên hình 1.26e, 1.26f. Hãy giải phóng các liên kết cho từng dầm. B A O Hình 126c Hình 126d A B D 15 C
- Cơ kỹ thuật – Cao đẳng Nghề BR VT Hình 126e Hình 126f BÀI 2: HỆ LỰC PHẲNG Hệ lực phẳng là một tập hợp các lực có đường tác dụng nằm trong cùng một mặt phẳng (hình 21). A. HỆ LỰC PHẲNG ĐỒNG QUY 2.1. KHẢO SÁT HỆ LỰC PHẲNG ĐỒNG QUY BẰNG PHƯƠNG PHÁP HÌNH HỌC 2.1.1. Xác định hợp lực của hai lực đồng quy 16
- Cơ kỹ thuật – Cao đẳng Nghề BR VT a. Định nghĩa Hệ lực phẳng đồng quy là hệ lực có đường tác dụng của các lực nằm trên cùng một mặt phẳng và cắt nhau tại 1 điểm. (Hình 21) Hình 2 1: Hệ lực phẳng đồng quy b. Quy tắc hình bình hành lực Giả sử có 2 lực F 1 và F 2 đồng quy tại A, phương của 2 lực hợp với nhau một góc α, theo tiên đề 3 hợp lực R là đường chéo hình bình hành. Hình 2.2 17
- Cơ kỹ thuật – Cao đẳng Nghề BR VT c. Quy tắc tam giác lực 2.1.2. Phân một lực thành hai lực đồng quy theo hai hướng đã cho. 18
- Cơ kỹ thuật – Cao đẳng Nghề BR VT 19
- Cơ kỹ thuật – Cao đẳng Nghề BR VT 2.1.3. Thu gọn hệ lực phẳng đồng quy bằng phương pháp hình học. 2.1.4. Điều kiện cân bằng của hệ lực phẳng đồng quy bằng phương pháp hình học. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình cơ kỹ thuật part 1
14 p | 1283 | 363
-
Giáo trình cơ kỹ thuật part 2
14 p | 788 | 283
-
Giáo trình cơ kỹ thuật part 4
14 p | 531 | 234
-
Giáo trình cơ kỹ thuật part 3
14 p | 517 | 228
-
Giáo trình cơ kỹ thuật part 5
14 p | 445 | 207
-
Giáo trình cơ kỹ thuật part 6
14 p | 407 | 195
-
Giáo trình cơ kỹ thuật part 8
14 p | 370 | 190
-
Giáo trình cơ kỹ thuật part 9
14 p | 364 | 188
-
Giáo trình cơ kỹ thuật part 10
6 p | 398 | 182
-
Giáo trình cơ kỹ thuật phần 7
14 p | 348 | 171
-
Giáo trình cơ kỹ thuật (Giáo trình dùng cho hệ cao đẳng nghề và trung cấp nghề) - Nguyễn Quang Thu
157 p | 91 | 20
-
Giáo trình Cơ kỹ thuật - CĐ Giao thông Vận tải
267 p | 29 | 8
-
Giáo trình Cơ kỹ thuật (Nghề: Công nghệ ô tô - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Gia Lai
36 p | 11 | 7
-
Giáo trình Cơ kỹ thuật (Ngành: Ngành: Sửa chữa thiết bị may - Trình độ Trung cấp) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc
34 p | 2 | 2
-
Giáo trình Cơ kỹ thuật (Ngành: Công nghệ ô tô - Trình độ Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc
44 p | 4 | 1
-
Giáo trình Cơ kỹ thuật (Ngành: Hàn – Trình độ Trung cấp) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc
59 p | 1 | 1
-
Giáo trình Cơ kỹ thuật (Ngành: Nguội sửa chữa máy công cụ – Trình độ Trung cấp) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc
59 p | 3 | 1
-
Giáo trình Cơ kỹ thuật (Ngành: Hàn - Trình độ Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc
52 p | 3 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn