GIÁO TRÌNH CƠ SỞ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG part 5
lượt xem 63
download
- CFC chiếm 20% - CH4 chiếm 16% - O3 chiếm 8% (tầng đối lưu) - NO chiếm 6% Vấn đề ở đây là sự tích lũy ngày càng nhiều lượng CO2 và một số khí khác trong nhà kính. Từ đó phần lớn tia bức xạ từ mặt đất phân phối lại khí quyển bị giữ trong nhà kính, vì vậy làm nhiệt độ trung bình mặt đất ngày càng tăng lên. a Nguyên nhân dẫn đến gia tăng nồng độ khí nhà kính Sự đóng góp của ngành năng lượng: 80 % khí CO2 tỏa ra do việc...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: GIÁO TRÌNH CƠ SỞ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG part 5
- - CFC chiếm 20% - CH4 chiếm 16% - O3 chiếm 8% (tầng đối lưu) - NO chiếm 6% Vấn đề ở đây là sự tích lũy ngày càng nhiều lượng CO2 và một số khí khác trong nhà kính. Từ đó phần lớn tia bức xạ từ mặt đất phân phối lại khí quyển bị giữ trong nhà kính, vì vậy làm nhiệt độ trung bình mặt đất ngày càng tăng lên. a Nguyên nhân dẫn đến gia tăng nồng độ khí nhà kính - Sự đóng góp của ngành năng lượng: 80 % khí CO2 tỏa ra do việc đốt các nhiên liệu hóa thạch để tạo nguồn năng lượng, còn lại là do sự tàn phá rừng và các hoạt động khác. Có khoảng 35% khí CH4 tỏa ra có thể quy về năng lượng (20% từ việc đốt sinh khối, còn 15% từ việc khai thác khí thiên nhiên). Hàng năm, con người thải vào khí quyển 550 triệu tấn CH4. Khoảng 50% khí NO có liên quan đến việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch. - Hậu quả của việc tàn phá rừng: thực vật mới có khả năng hấp thụ trực tiếp năng lượng của các dao động điện từ, trước hết là ánh sáng mặt trời. Nhờ năng lượng này, chúng có thể chuyển hóa các chất vô cơ, đặc biệt là nước và khí CO2 thành các chất hữu cơ như CH (Hydratcarbon). Quá trình quang hóa này trong đó clorophin (chất màu của lá và các bộ phận khác có màu xanh lá cây của thực vật) hấp thụ năng lượng ánh sáng chuyển nó thành năng lượng của liên kết hóa học của các chất hữu cơ gọi là “sự quang hợp”.Từ khái niệm trên, ta thấy vai trò của rừng nói riêng và thực vật nói chung là vô cùng to lớn trong việc hấp thụ CO2 và thải oxy trong tự nhiên, để duy trì và phát triển sống của thế giới thực vật trên hành tinh. - Hoạt động công nghiệp phát triển liên tục, tăng nhanh và không được qui họach. - Quy mô và mạng lưới giao thông tăng nhanh. - Bùng nổ dân số trên quy mô toàn cầu. Từ đó làm nồng độ CO2 trong khí quyển tăng lên không ngừng. Ngoài khí CO2 còn một số khí khác do những hoạt động của con người cũng góp phần đáng kể trong việc làm tăng nồng độ trong khí nhà kính. Ví dụ o CH4: Hàng năm, con người thải vào khí quyển 550 triệu tấn, khí methan giữ nhiệt gấp 30 lần lớn hơn khí CO2. o CFC (chloro fluorocarbon): Nó tồn tại hàng trăm năm trong khí quyển và nó hấp thụ nhiệt 17.000 lần lớn hơn CO2. Chính sự tồn tại khá lâu trong khí quyển của các chất khí đó nên nó đã đóng góp đáng kể vào việc làm tăng nhiệt độ trái đất. b Hậu quả của việc nóng lên của trái đất Theo dự đoán, nếu nồng độ khí CO2 trong khí quyển tăng gấp đôi thì nhiệt độ trung bình của trái đất sẽ tăng lên khoảng 3,60C. Sự gia tăng tiêu thụ nhiên liệu hoá thạch của loài người 77
- đang làm cho nồng độ khí CO2 của khí quyển tăng lên. Sự gia tăng khí CO2 và các khí nhà kính khác trong khí quyển trái đất làm nhiệt độ trái đất tăng lên. Theo tính toán của các nhà khoa học, khi nồng độ CO2 trong khí quyển tăng gấp đôi, thì nhiệt độ bề mặt trái đất tăng lên khoảng 3oC. Các số liệu nghiên cứu cho thấy nhiệt độ trái đất đã tăng 0,5oC trong khoảng thời gian từ 1885 đến 1940 do thay đổi của nồng độ CO2 trong khí quyển từ 0,027% đến 0,035%. Dự báo, nếu không có biện pháp khắc phục hiệu ứng nhà kính, nhiệt độ trái đất sẽ tăng lên 1,5 - 4,5oC vào năm 2050. Vai trò gây nên hiệu ứng nhà kính của các chất khí được xếp theo thứ tự sau: CO2 => CFC => CH4 => O3 =>NO2. Sự gia tăng nhiệt độ trái đất do hiệu ứng nhà kính có tác động mạnh mẽ tới nhiều mặt của môi trường trái đất. Nhiệt độ trái đất tăng sẽ làm tan băng và dâng cao mực nước biển. Như vậy, nhiều • vùng sản xuất lương thực trù phú, các khu đông dân cư, các đồng bằng lớn, nhiều đảo thấp sẽ bị chìm dưới nước biển. Sự nóng lên của trái đất làm thay đổi điều kiện sống bình thường của các sinh vật trên • trái đất. Một số loài sinh vật thích nghi với điều kiện mới sẽ thuận lợi phát triển. Trong khi đó nhiều loài bị thu hẹp về diện tích hoặc bị tiêu diệt. Khí hậu trái đất sẽ bị biến đổi sâu sắc, các đới khí hậu có xu hướng thay đổi. Toàn bộ • điều kiện sống của tất cả các quốc gia bị xáo động. Hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ hải sản bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhiều loại bệnh tật mới đối với con người xuất hiện, các loại dịch bệnh lan tràn, sức khoẻ của con người bị suy giảm. Sự nóng lên trái đất sẽ dẫn đến sự thay đổi các chủng, loại trong sinh thái rừng (WHO, 1997). IV.2.6 Tài nguyên nước IV.2.6.1 Tài nguyên nước trên trái đất Nước tham gia vào thành phần cấu trúc của sinh quyển và điều hòa các yếu tố của khí hậu, đất đai và sinh vật thông qua chu trình vận động của nó. Nước còn chứa đựng những tiềm năng khác, đáp ứng những nhu cầu đa dạng của con người: Tưới tiêu cho nông nghiệp; dùng cho sản xuất công nghiệp, tạo ra điện năng và nhiều thắng cảnh văn hóa khác... Trên trái đất, các đại dương chiếm một diện tích khoảng 361 triệu km2 (71% diện tích bề mặt Trái đất). Trữ lượng tài nguyên nước có khoảng 1,5 tỉ kilômét khối (km3) trong đó có khoảng 91 triệu km3 (0,07%) là các vực nước ngọt nội địa, 97,61% là đại dương và biển. Tài nguyên nước ngọt cần thiết cho sự sống của loài người, có khối lượng khoảng 28,25 triệu km3, chiếm 2,08% khối lượng chung của thủy quyển. Phần lớn nguồn nước ngọt này ở dạng đóng băng không thể sử dụng được. Trên thực tế, nước có thể sử dụng được chỉ có 4,2 triệu km3, tương ứng với 0,31% IV.2.6.2 Chu trình nước và sự phân bố của nước Nước trên hành tinh phân bố không đều. Nước tự nhiên tập trung phần lớn ở biển và đại dương, sau đó là khối băng ở các cực, rồi nước ngầm. Nước ngầm tầng mặt chiếm 78
- một tỉ lệ không đáng kể. Nước không ngừng vận động và chuyển trạng thái, tạo nên vòng tuần hoàn của nước trong sinh quyển. Nước bốc hơi, ngưng tụ rồi mưa. Nước mưa rơi xuống đất một phần ngưng đọng trong các hồ, phần khác tạo nên dòng chảy bề mặt để đổ ra biển. Năng lượng cho quá trình này lấy từ Mặt trời, dưới dạng bức xạ nhiệt. Lượng mưa hoặc tuyết rơi trên hành tinh phân bố không đều phụ thuộc vào địa hình và khí hậu, lượng mưa (tuyết) trung bình hàng năm được tính như sau: Khí hậu hoang mạc: dưới 120mm; khí hậu khô: 120-250mm; khí hậu khô vừa 250-500mm; khí hậu ẩm vừa 300-1.000mm; khí hậu ẩm: 1.000-2.000mm; khí hậu quá ẩm trên 2.000mm. Nói chung, đại dương là nơi nhận lượng mưa, tuyết nhiều nhất, trung bình hàng năm, lượng mưa (tuyết) trên đại dương khoảng 990mm so với 650-670mm ở lục địa. IV.2.6.3 Quản lý và sử dụng nước Từ khi sinh ra con người đã tác động vào chu trình nước, tất nhiên chỉ trong phạm vi của phần nước rơi trên bề mặt đất. Con người cần nước cho nhu cầu sinh sống của mình: nông nghiệp, công nghiệp nuôi trồng thủy sản và những nhu cầu về văn hóa, giải trí,... Người ta ước tính rằng, trên phạm vi toàn cầu nước dùng cho sinh hoạt chiếm khoảng 6% tổng số, cho công nghiệp 21%, số còn lại dành cho nông nghiệp. Trong công nghiệp, ví dụ, để sản xuất 1 tấn giấy cần 250 tấn nước; 1 tấn phân đạm cần 600 tấn nước. Còn trong nông nghiệp, để có được1 tấn đường, hoặc 1 tấn ngô, thực vật phải sử dụng tới 1.000 tấn nước. Như vậy, trong sản xuất, nguồn nước này không chỉ lấy từ sông, hồ mà còn rút ra từ nước ngầm. Nước được sử dụng cần 2 tiêu chuẩn: số lượng và chất lượng. - Về số lượng: Trên thế giới, nhiều nơi nước dư thừa nhưng không được sử dụng vì chất lượng kém, ngược lại, có nơi nước ít bị bẩn nhưng lại cạn kiệt. Nhân loại đang đứng trước ngưỡng cửa sự khủng hoảng nước. Hiện tại con người chưa thể can thiệp được vào sự cân bằng nước trong thiên nhiên. Vì khả năng tác động của con người đến lượng nước rơi trên bề mặt các lục địa còn quá nhỏ bé: 90% lượng nước rơi có nguồn gốc từ biển và chỉ 10% nhờ sự thoát hơi nước của lớp phủ thực vật và sự bốc hơi của các thủy vực. Nói một cách khác, con người chưa có thể điều khiển thời tiết và khí hậu, mà mới chỉ có khả năng tác động có hiệu quả đến sự phân bố của nước rơi (do mưa) như tác động đến hệ thực vật, canh tác lớp đất mặt, tạo ra vi địa hình, xây dựng các hồ chứa, đắp đê ngăn lũ lụt, khai thác nước ngầm... Trong vùng khí hậu ẩm , rừng bảo vệ nguồn nước cho các sông suối và độ ẩm đất, ngăn chặn và hạn chế tác động của nước mưa rơi xuống đất. Ở những vùng có du canh, rừng bị tàn phá hoặc ở những nơi khô hạn có nền nông nghiệp và chăn nuôi truyền thống kiểu du mục, thường xảy ra cháy rừng hoặc thảm cỏ bị dẫm đạp quá mức, nạn rửa trôi, xói mòn xảy ra càng mạnh, lòng sông suối ngày càng nông do bồi đắp bởi các vật liệu xói mòn, nạn lũ quét đe dọa nghiêm trọng. Việc xây dựng các hồ chứa, các hệ thống đập ngăn lũ đã trở thành yêu cầu của cuộc sống nhằm sử dụng nước tưới cho nông nghiệp, phát triển nghề thủy sản và khai thác điện năng... Khai thác nước ngầm cũng trở thành phổ biến, trước hết người ta khoan thăm dò, đánh giá trữ lượng và xây dựng bản đồ phân bố của nó. Theo số liệu thống kê, mỗi người trên Trái đất có thể có được hơn 70 triệu gallon nước ngầm, tuy nhiên chưa xác định được lượng nước ngọt, vì trong số này một phần đáng kể là nước lợ và nước mặn. 79
- - Về chất lượng: đây là vấn đề quan trọng khi đã có nguồn nước. Chất lượng nước phải phù hợp với từng nhu cầu sử dụng, ví dụ: dùng cho sinh hoạt; cho công nghiệp; cho nông nghiệp hoặc cho nuôi trồng thủy sản. Thực tế cho thấy, ở nhiều nước không phải thiếu nguồn nước mà là thiếu nước có chất lượng cần thiết, nhất là nước dùng cho sinh hoạt. Một biện pháp khả thi và hữu hiệu hiện nay là tái sử dụng nước, nghĩa là quay vòng số lượng nước đã sử dụng. Đây là một quy trình công nghệ thanh lọc nước có chất lượng xấu thành nước có chất lượng tốt. IV.2.7 Tài nguyên khoáng sản Khoáng sản là loại tài nguyên không tái tạo được. Cả nước hiện có tổng cộng trên 1.000 mỏ đang hoạt động và khai thác trên 50 loại khoáng sản khác nhau. Hiện tại, do còn quản lý lỏng lẻo, tình trạng khai thác bừa bãi tương đối phổ biến, nhất là ở các mỏ nhỏ nằm phân tán, rải rác ở các địa phương. Bên cạnh việc làm lãng phí tài nguyên do không tận thu được hàm lượng khoáng sản hữu ích, việc khai thác bằng công nghệ lạc hậu còn gây ra tình trạng mất rừng, xói lở đất, bồi lắng và ô nhiễm sông suối, ven biển. Những hoạt động ưu tiên trong việc sử dụng khoáng sản: - Đưa vào sử dụng các công cụ kinh tế, hành chính và chế tài pháp luật nhằm thực hiện kiên quyết và có hiệu quả hơn Luật Khoáng sản. - Kiện toàn hệ thống quản lý tài nguyên khoáng sản ở Trung ương và các địa phương. Xây dựng quy hoạch thống nhất sử dụng các nguồn tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường. - Đổi mới công nghệ khai thác, sàng tuyển và chế biến nhằm tận dụng tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường. Nghiên cứu công nghệ sử dụng các loại quặng có hàm lượng thấp nhằm triệt để sử dụng khoáng chất trong các mỏ, đồng thời giảm khối lượng đất đá thải, thu hẹp diện tích bãi thải. Tìm giải pháp thu hồi các chất hữu ích từ các bãi thải quặng để làm sạch môi trường và tránh lãng phí tài nguyên. - Tổ chức trình tự khai thác mỏ một cách hợp lý, tránh tình trạng mỏ dễ thì làm trước, mỏ khó thì bỏ lại, làm ảnh hưởng tới việc theo dõi, đánh giá và quy hoạch khai thác khoáng sản. Hạn chế và sớm tiến tới nghiêm cấm tình trạng khai thác mỏ một cách tự phát, bừa bãi. - Đối với tài nguyên khoáng sản ở dưới lòng sông, cần khoanh khu vực khai thác, tránh làm sạt lở bờ và thay đổi dòng chảy. - Tăng đầu tư cho khâu phục hồi, tái tạo và cải thiện môi trường sinh thái ở các địa bàn khai thác mỏ. IV.3. SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Vấn đề môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên có một tầm quan trọng thực sự đối với thế giới ngày nay. Khởi đầu, quan niệm bảo vệ môi trường được quan niệm thu hẹp trong việc bảo vệ thiên nhiên và vệ sinh môi trường, chống ô nhiễm nên nhiều người nghĩ rằng chỉ liên quan đến các nước phát triển là chính. Thái độ này đã dần dần thay đổi khi loài người ý thức được sự huỷ diệt môi trường do quá trình phát triển không chú ý đến cân bằng 80
- sinh thái trong tự nhiên. Thực tế sử dụng hợp lý và hiệu quả TNTN không chỉ giúp năng cao năng suất lao động và đời sống của người dân mà còn góp phần bảo vệ môi trường và chất lượng cuộc sống của cộng đồng. Khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên cần được đặc biệt ưu tiên, bao gồm các hoạt động về khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả tài nguyên. Bởi vì hầu hết các vấn đề ô nhiễm môi trường là do việc khai thác và sử dụng tài nguyên kém hiệu quả nhất là tài nguyên đất, nước, rừng và khoáng sản (Bộ Tài Nguyên & MT, 2005). IV.3.1 Sử dụng hiệu quả tài nguyên đất - Sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên đất đã và đang thực hiện các chính sách, chương trình và dự án thích hợp như : giao đất khoán rừng cho hộ gia đình, trồng rừng, nông lâm kết hợp, phát triển cây lâu năm trên đất dốc, bảo tồn và sử dụng bền vững đất ngập nước, quản lý lưu vực sông và đới ven bờ... Một số hành động quốc tế nhằm chống thoái hoá đất cũng đã được thực hiện, song quy mô còn rất nhỏ. Những hoạt động ưu tiên nhằm sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên đất: bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện hơn các chính sách và pháp luật về quyền sở hữu, sử dụng và quản lý nhà nước về đất đai. Xây dựng và sử dụng có hiệu quả hệ thống thông tin về tài nguyên đất. Tiếp tục xây dựng và ban hành các chính sách, các quy định về quản lý đất dốc, đất lưu vực sông và đất ngập nước. Lồng ghép tốt hơn nữa các chính sách quốc gia với các kế hoạch hành động quốc tế về việc chống thoái hoá và sử dụng đất bền vững. - Điều hoà sự phân bố dân số và di dân giữa các vùng, miền nhằm giảm áp lực của dân số đối với tài nguyên đất Xây dựng các chương trình tổng hợp nhằm bồi dưỡng, "trẻ hóa" đất nông nghiệp ở các vùng đồng bằng đông dân. Nghiên cứu và áp dụng các hệ thống sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp liên hoàn ở các vùng sinh thái khác nhau nhằm bảo đảm hiệu quả phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ môi trường. - Áp dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp (nông học, sinh học, hóa học, cơ học...) và đầu tư thâm canh sử dụng đất theo chiều sâu. Thực hiện tuần hoàn hữu cơ trong đất. Trồng cây lâu năm có giá trị kinh tế, thương mại cao nhưng ít phải xới xáo đất và thực hiện các hệ thống nông-lâm-súc kết hợp ở vùng đất dốc. Quản lý lưu vực để bảo vệ đất và nước, phát triển thuỷ lợi, giữ cân bằng sinh thái và điều hoà các tác động lẫn nhau giữa đồng bằng và miền núi. Tái tạo lớp phủ thực vật bằng cây rừng hoặc tổ hợp nông-lâm kết hợp để bảo vệ độ phì nhiêu của đất và sử dụng bền vững đất dốc. - Nâng cao nhận thức cộng đồng về việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên đất. Đào tạo và huấn luyện để nâng cao kiến thức của nhân dân về công nghệ, kỹ thuật sử dụng và quản lý đất. Tổ chức tuyên truyền và phát động phong trào quần chúng áp dụng các mô hình tiên tiến về sử dụng bền vững tài nguyên đất. IV.3.2 Sử dụng hiêu quả tài nguyên nước Việt Nam có nguồn nước mặt và nước ngầm tương đối dồi dào, song lượng mưa phân bố không đều giữa các mùa trong năm và giữa các vùng trong nước, gây ra lũ lụt về mùa mưa và hạn hán về mùa khô ở nhiều nơi. Địa hình núi non tạo ra tiềm năng đáng kể về thủy điện 81
- và dự trữ nước, đồng thời cũng làm tăng khả năng lũ lụt và xói mòn đất. Tài nguyên nước ngầm có thể được khai thác phục vụ yêu cầu sinh hoạt ở quy mô vừa và lớn ở một số vùng. Đối với các nguồn nước quốc tế mà Việt Nam cùng có chung với các nước láng giềng, cần thiết tăng cường sự phối hợp và hợp tác quốc tế trong việc sử dụng và bảo vệ, nhằm phục vụ lợi ích công bằng và hợp lý giữa các bên (Bộ Tài Nguyên & MT, 2005). Do vậy việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước cần phải: - Xây dựng các chính sách, văn bản pháp luật, các quy định và quy trình kỹ thuật về sử dụng, bảo vệ và quản lý nguồn nước. Nâng cao năng lực cho các cơ quan chính quyền các cấp ở địa phương và cho cộng đồng dân cư trong việc quản lý và giám sát sử dụng nguồn nước. - Xây dựng chính sách, luật pháp quản lý tổng thể các nguồn nước quốc gia nhằm xem xét các nhu cầu khác nhau về nước như: tiêu thụ sinh hoạt của con người, tưới tiêu nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ hải sản, thủy điện, du lịch và giải trí để cân đối những nhu cầu này với tính lợi ích của nước tự nhiên và tiêu chí quản lý hệ sinh thái. - Nghiên cứu nhu cầu và các phương án sử dụng nước lâu dài nhằm cân đối nguồn nước trên quy mô quốc gia và ở từng vùng. Đặc biệt chú ý quy hoạch tổng thể nguồn cung cấp nước cho các đô thị lớn, trung bình và các khu công nghiệp. - Nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư về việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm và bảo vệ tài nguyên nước. Khuyến khích cộng đồng dân cư tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường và tiết kiệm nguồn nước. Huy động sự tham gia rộng rãi của người thụ hưởng nước vào quá trình lập kế hoạch, vận hành và tài trợ cho các cơ sở hạ tầng về nước. - Kiện toàn hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về tài nguyên nước. Rà soát lại các chức năng quản lý nguồn nước của các cơ quan khác nhau nhằm tránh chồng chéo, trùng lặp nghiên cứu hình thành bộ máy tổ chức quản lý tài nguyên nước nước mang tính thống nhất và liên ngành. Tăng cường hợp tác quốc tế trong việc sử dụng, quản lý và bảo vệ các nguồn nước dùng chung giữa Việt Nam và các nước láng giềng. - Xây dựng và thực hiện các chương trình, dự án quản lý tổng hợp các lưu vực sông, các vùng đầu nguồn, nước ngầm. Mở rộng và nâng cấp hệ thống thủy lợi các cấp, nâng cao hiệu quả sử dụng và tái sử dụng nước. - Xây dựng các đơn giá về phí dịch vụ theo nguyên tắc "người sử dụng nước phải trả tiền" và "trả phí gây ô nhiễm". - Đẩy mạnh áp dụng các công nghệ xử lý nước thải, khuyến khích sử dụng các công nghệ sạch trong sản xuất để giảm lượng chất thải, tái sử dụng nước thải. Tu bổ các sông ngòi và nâng cấp các hệ thống tưới tiêu bị xuống cấp trầm trọng. Khuyến khích công tác bảo vệ rừng tự nhiên và trồng cây gây rừng. IV. 3.3 Sử dụng hợp lý tài nguyên rừng - Củng cố hệ thống quản lý nhà nước để hướng dẫn sử dụng bền vững và bảo vệ tài nguyên rừng, kết hợp với sự tham gia tích cực của cộng đồng dân cư. Tiếp tục đẩy mạnh việc giao đất khoán rừng cho các hộ gia đình và tập thể theo Luật Đất đai và Luật Bảo vệ 82
- và phát triển rừng. Xây dựng, ban hành và thực hiện các chính sách, pháp luật nhằm thu hút đầu tư cho việc phát triển và bảo vệ rừng. - Hỗ trợ nhân dân trồng và bảo vệ rừng, sử dụng có hiệu quả đất rừng được giao khoán. Khuyến khích cải thiện đời sống thông qua sử dụng bền vững rừng và quản lý rừng theo các nhóm cộng đồng dân cư. Trao các hợp đồng bảo vệ rừng cho các cá nhân, hộ gia đình, các nhóm cộng đồng dân cư để bảo đảm công tác bảo vệ và quản lý phù hợp với các khu rừng phòng hộ. Xây dựng, ban hành và hướng dẫn về miễn giảm thuế sử dụng đất, vay vốn với lãi suất ưu đãi cho việc đầu tư thành lập trang trại; ban hành các chính sách quản lý vùng đệm và vùng lõi rừng cùng các hướng dẫn thực hiện có liên quan. Triển khai các chính sách chia sẻ lợi nhuận phù hợp trong việc bảo vệ rừng nhằm khuyến khích nhân dân địa phương tham gia vào công tác quản lý và bảo vệ rừng. - Thúc đẩy phát triển nông-lâm nghiệp sinh thái, các loại hình trang trại nông-lâm nghiệp, đồng thời tăng cường các dịch vụ mở rộng nông nghiệp. Khuyến khích sử dụng bền vững các sản phẩm rừng phi gỗ. Phát triển các ngành công nghiệp sản xuất vật liệu thay thế gỗ. Nghiên cứu và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới trong sản xuất lâm nghiệp. Khuyến khích trồng các loài cây bản địa trong tất cả các hoạt động trồng rừng và tái trồng rừng. Áp dụng công nghệ khai thác và chế biến gỗ hiện đại, có hiệu quả sử dụng tài nguyên rừng cao. - Khuyến khích sử dụng các loại nhiên liệu để thay thế gỗ củi như than, khí ga và thủy điện quy mô nhỏ...Nghiên cứu đánh giá để lựa chọn nhiên liệu thay thế gỗ củi và đề xuất việc sử dụng hữu hiệu các nguồn năng lượng mặt trời, năng lượng gió, khí ga tự nhiên hoặc năng lượng thủy điện. IV.3.4 Sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản Khoáng sản là loại tài nguyên không tái tạo được, nếu quản lý chưa chặt chẽ và tình trạng khai thác thiếu quy hoạch như hiện nay đã gây ra tình trạng thất thoát tài nguyên khoáng sản, huỷ hoại môi trường đất, thảm thực vật và gây nhiều sự cố môi trường như sụt lở, sập hầm lò khai thác...Đặc biệt các mỏ nhỏ nằm phân tán ở các các địa phương không được tổ chức quản lý thống nhất, đồng bộ nên tình trạng thất thoát tài nguyên và gây ô nhiễm môi trường càng trầm trọng hơn. Bên cạnh việc làm lãng phí tài nguyên do không tận thu được hàm lượng khoáng sản hữu ích, việc khai thác bằng công nghệ lạc hậu còn gây ra tình trạng mất rừng, xói lở đất, bồi lắng và ô nhiễm sông suối, ven biển. Để sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản, cần lưu ý một số mặt sau: - Kiện toàn hệ thống tổ chức quản lý tài nguyên khoáng sản ở Trung ương và các địa phương. Sử dụng các công cụ kinh tế, hành chính và chế tài pháp luật nhằm thực hiện kiên quyết và có hiệu quả hơn Luật Khoáng sản. - Xây dựng quy hoạch thống nhất sử dụng các nguồn tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường. Đánh giá và quy hoạch khai thác khoáng sản. Hạn chế và sớm tiến tới nghiêm cấm tình trạng khai thác mỏ một cách tự phát, bừa bãi. Đối với tài nguyên khoáng sản ở dưới lòng sông, cần khoanh khu vực khai thác, tránh làm sạt lở bờ và thay đổi dòng chảy. 83
- - Tăng đầu tư cho khâu phục hồi, tái tạo và cải thiện môi trường sinh thái ở các địa bàn khai thác mỏ. Thực hiện bồi hoàn các dạng tài nguyên sau khai thác như: hoàn thổ, trồng cây xanh, khôi phục thảm thực vật, hệ sinh thái, tái sử dụng chất thải ở những vùng mỏ đã khai thác... - Nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư về việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm và bảo vệ tài nguyên khoáng sản. Khuyến khích cộng đồng dân cư tham gia vào các hoạt động bảo vệ mỏ khoáng sản, đặc biệt đối với các mỏ nhỏ, phân tán và các loại khoáng sản có độ nhạy cảm cao về kinh tế, dễ gây ô nhiễm môi trường. IV.3.5 Sử dụng và phát triển tài nguyên biển Việt Nam đã thực hiện một số chính sách và biện pháp nhằm bảo vệ môi trường biển. Các Luật Dầu khí, Luật Hàng hải đã được ban hành và Luật Thủy sản sắp được ban hành đều chú ý tới vấn đề bảo vệ lâu dài nguồn lợi biển, cũng như bảo vệ môi trường biển. Một số thành phố ven biển đang và sẽ thực hiện các công trình xử lý nước thải và rác thải. Một số dự án quản lý tổng hợp vùng biển ven bờ đã được thực thi. Sử dụng bền vững tài nguyên biển cần chú ý các mặt sau: - Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế biển và quản lý tài nguyên, môi trường biển theo quan điểm phát triển bền vững. Chiến lược này bao gồm các nội dung phân vùng chức năng biển và ven biển, quản lý tổng hợp các hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản ven biển, thành lập hệ thống các khu bảo tồn biển và ven biển, quy hoạch phát triển đô thị và dân cư ven biển, phát triển các ngành nghề đa dạng và cải thiện đời sống cho những cộng đồng dân cư ven biển, phòng ngừa và làm giảm tác hại của thiên tai ven biển, trước hết là bão, lụt, sạt lở, nước dâng, tăng cường năng lực quản lý môi trường biển và ven biển, phòng ngừa và ứng phó với các sự cố môi trường biển. - Hình thành một thể chế liên ngành, thống nhất quản lý vùng biển và bờ biển. Cần đổi mới cách lập quy hoạch, kế hoạch phát triển và quản lý chủ yếu nhằm đạt được lợi ích kinh tế cục bộ của ngành mà ít chú ý đến vấn đề bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Cần có chế tài buộc phải lồng ghép các vấn đề bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường vào trong kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế của ngành. Trước mắt, các ngành khai thác dầu khí, giao thông vận tải thuỷ, thủy sản, lâm nghiệp, du lịch cần có chương trình phối hợp để cùng khai thác hợp lý, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển và ven biển. - Tham gia và lập kế hoạch thực hiện các hiệp định và chương trình hành động quốc tế và khu vực về đánh cá, sử dụng bền vững và bảo vệ nguồn lợi biển, bảo vệ đa dạng sinh học biển. - Phát triển mạnh ngành nuôi, trồng thuỷ sản trong nước lợ, nước mặn ven biển theo hướng hài hòa với môi trường, đồng thời với việc phát triển và ứng dụng công nghệ sau thu hoạch nhằm sử dụng hợp lý, tiết kiệm sản phẩm của nghề thủy sản, bảo đảm an toàn thực phẩm và tăng thu nhập ngoại tệ qua xuất khẩu. - Phát triển và đa dạng hoá các ngành nghề để tăng khả năng tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo và nâng cao mức sống cho các cộng đồng ngư dân ven biển, giúp cho công tác bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường biển và ven biển được tốt hơn. 84
- - Thiết lập và quản lý hiệu quả các khu bảo tồn biển và ven biển. Đẩy mạnh áp dụng các tiêu chuẩn môi trường ngành và quốc gia. Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng công nghệ bảo vệ môi trường biển và ven biển, công nghệ ứng cứu sự cố môi trường biển (tràn dầu, đắm tàu, ngập mặn...). Hình 4.14 Tài nguyên biển và ven biển bán đảo Cà Mau (Bùi Thị Nga & ctv2007) Hình 4.15 Tài nguyên rừng ngập mặn bán đảo Cà Mau (Bùi Thị Nga & ctv2007) 85
- Hình 4.16 Rừng ngập mặn –sinh kế của người dân vùng ven biển (Bùi Thị Nga & ctv2007) IV.4. THẢO LUẬN CUỐI CHƯƠNG 1. Giải pháp chiến lược để bảo vệ Tài nguyên đất? 2. Các dạng tài nguyên nào dễ bị xáo trộn do họat động của con người? Vì sao? 3. Nguồn tài nguyên nào có thể tái sinh và dễ dang phục hồi trong điều kiện thuận lợi có thể 86
- CHƯƠNG V: MÔI TRƯỜNG ĐẤT, NƯỚC VÀ KHÔNG KHÍ V.1. MÔI TRƯỜNG ĐẤT V.1.1 Định nghĩa Môi trường đất là môi trường sinh thái hoàn chỉnh, bao gồm vật chất vô sinh sắp xếp thành cấu trúc nhất định. Các thực vật, động vật và vi sinh vật sống trong đất. Các thành phần này có liên quan mật thiết và chặt chẽ với nhau. Môi trường đất được xem như là môi trường thành phần của hệ môi trường bao quanh nó gồm nước, không khí, khí hậu... V.1.2. Những thành phần chủ yếu của môi trường đất V.1.2.1. Thành phần vô sinh Thành phần này gồm có một nữa là các khoáng chất, phân nữa còn lại là không khí và nước và một ít chất hữu cơ từ xác bã các động thực vật có trong đất. Chất khoáng trong đất có được từ sự phân hũy đá mẹ, và nguồn khác đến từ sông hồ, dòng chảy đại dương, các cơn gió bảo, và từ các nguồn khác... Tùy theo kích thước cỡ hạt người ta chia thành cát, bụi, sét, hạt keo. V.1.2.2 Thành phần hữu sinh. V.1.2.2.1 Vi sinh vật Vi sinh vật đất gồm vi sinh vật hiếu khí, yếm khí và hiếm khí. Vi sinh vật là hệ sinh vật quan trọng của môi trường đất. Đóng vai trò phân hũy để cung cấp chất hữu cơ. V.1.2.2.2 Thực vật - Thực vật sống trong lòng đất như rễ cây, thực vật không diệp lục, thực vật đơn bào. - Thực vật trên mặt đất gồm nhiều loài, họ, bộ tạo nên quần xã thực vật, mỗi dạng môi trường đất đặc trưng cho hệ thực vật nhất định. Thí dụ; cỏ năng thấy ở vùng đất phèn. V.1.2.2.3 Động vật Động vật trong và trên lòng đất như: giun, chuột, mối, kiến, sâu bọ, côn trùng đẻ trứng trong lòng đất. Mỗi loại đất cũng có hệ động vật nhất định như cá sặc rằng ở vùng đất phèn.... Các thành phần này liên kết thành chuỗi thực phẩm và năng lượng tồn tại tất yếu trong môi trường đất. Các thành phần vô sinh và hữu sinh tạo thành một dây chuyền thực phẩm và dây chuyền năng lượng, tồn tại tất yếu trong môi trường đất. V.1.3. Suy thoái đất V.1.3.1 Định nghĩa Suy thoái đất được xem như là sự suy giảm chất lượng đất đai, sự suy giảm này ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của các sản phẩm nông nghiệp. Tiến trình suy thoái đất có thể nhanh hoặc chậm phụ thuộc vào điều kiện của thời tiết khí hậu, và trình độ hiểu biết của chủ thể sử dụng và khai thác đất. Ngày nay suy thoái đất là vấn đề môi trường nan giải nhất ở 87
- các quốc gia đang phát triển nhất là Châu Phi, đặc biệt là ở những vùng sa mạc, bán sa mạc, cũng như vùng khí hậu ẩm ướt. Mỗi châu lục trên thế giới có kiểu hình và nguyên nhân suy thoái khác nhau. Thực tế cho thấy tài nguyên đất trên thế giới nhìn chung đang ở vào tình trạng bị suy thoái nghiêm trọng do bị khai thác quá mức với những phương thức không thích hợp, do phá hoại tầng phủ thực vật gây xói mòn, rửa trôi. Ở Hoa Kỳ bình quân mỗi năm khoảng 8,5 triệu ha bị nước và gió xói cuốn đi khoảng 25.000 triệu tấn đất màu mỡ. Trên mỗi ha đất canh tác trung bình bị xói mòn từ 1,8 đến 3,4 tấn đất/năm. Lượng chất dinh dưỡng bị rửa trôi vào khoảng 5,4 – 8,4 triệu tấn hàng năm, tương đương với sự mất đi 30 – 50 triệu tấn lương thực. Biến đổi khí hậu kết hợp biện pháp sử dụng đất không hợp lý gây ra sa mạc hóa. Ước tính đến nay 10% đất có tiềm năng khai thác nông nghiệp trên Trái Đất đã bị sa mạc hóa (Lê Văn Khoa, 2005). Các biện pháp làm đất, bón phân và tưới tiêu, xả thải nước, không hợp lý cũng gây ra tình trạng đất bị ô nhiễm bởi các hóa chất độc; trở thành chua, mặn hoặc laterit hóa. Uớc tính hàng năm 15% đất toàn cầu bị suy thoái vì lý do nhân tạo. Trong đó suy thoái vì xói mòn do nước chiếm 55,7%, do gió 28%, 12,1% do mất chất dinh dưỡng. Ở Trung Quốc diện tích đất đã bị suy thoái là 280 triệu ha, chiếm 30% lãnh thổ, trong đó có 36,67 triệu ha đất đồi bị xói mòn nặng, 6,67 triệu ha bị chua mặn, 4 triệu ha bị úng, lầy. Ở Ấn Độ hàng năm mất 3,7 triệu ha đất trồng trọt. Tại khu vực Châu Á và Thái Bình Dương 860 triệu ha đất đã bị hoang mạc hóa ảnh hưởng đến đời sống của 150 triệu người. V.1.3.2 Các nguyên nhân chính gây suy thoái đất (Hình 5.1) V.1.3.2.1 Do tự nhiên. - Địa hình đất có độ dốc cao - Các tiến trình địa chất - Do gió - Do mưa V.1.3.2.2 Do con người - Do canh tác không đúng khoa học (du canh, phá rừng, thâm canh) nên đất bị cằn cỗi và cạn kiệt dưỡng chất, cấu trúc cuả đất bị phá vỡ. - Làm gia tăng nồng độ độc chất và các muối trong đất như: lạm dụng phân bón, thuốc trừ sâu. - Độc chất và ô nhiễm đến từ các hoạt động công nghiệp và chất thải từ các thành phố. - Quản lý đất kém (đất bị phá vỡ cấu trúc). Đa dạng sinh học trong môi trường đất bị giảm thiểu, nhất là giảm sút hoạt động của vi sinh vật đất do hạn chế trồng các cây có thể tạo độ phì tự nhiên cho đất. Sừ dụng đất đai không hợp lý V.1.3.3 Các cấp độ suy thoái đất - Suy thoái đất nhẹ: một phần đất bề mặt bị mất đi, 70% thực vật còn được duy trì che phủ đất. - Suy thoái đất trung bình: hầu hết đất bề mặt bị mất đi. Dinh dưỡng bị nghèo kiệt, có thể gây độc cho cây trồng, khả năng giữ nước kém. Chỉ có từ 30-70% thảm thực vât che phủ. 88
- - Suy thoái đất nặng: dinh dưỡng nghèo kiệt trầm trọng, độc chất tác hại đến cây, thực vật nghèo nàn. Có khoảng ít hơn 30% thực vật tự nhiên che phủ. Khả năng phục hồi chất lượng đất tương đối khó và cực kỳ tốn kém. - Suy thoái đất trầm trọng: không còn thực vật che phủ và không thể phục hồi. Hình 5.1 Các nguyên nhân chính gây suy thoái đất trên thế giới (Lê Văn Khoa, 2005) V.1.3.4 Các loại hình suy thoái đất Như đã đề cập ở phần trên, suy thoái đất là hậu qủa của hoạt động con người và sự tương tác của hoạt động này với môi trường tự nhiên. Qua nghiên cứu, các nhà khoa học đã chia ra ba loại hình suy thoái chính như sau: 1. Suy thoái đất lý học: đất bị mất cấu trúc như nén dẻ chặt, giảm khá năng thóat nước. 2. Suy thoái đất hóa học: mất cân bằng dinh dưỡng trong đất, có khả năng gây độc do nồng độ độc chất trong đất cao. 3. Suy thoái đất sinh học: độ phì tự nhiên của đất giảm, do vi sinh vật và các sinh vật trong đất giảm. V.1.3.5 Hậu quả suy thoái đất Sự suy thoái chất lượng đất, gây ra do canh tác, sử dụng đất không phù hợp của con người đưa đến những thay đổi lớn về tình trạng dưỡng chất, nguồn hữu cơ, nồng độ các chất và độc tố. Cụ thể: - Làm giảm tiềm năng sản xuất của hệ sinh thái. - Phá vỡ cân bằng nước, năng lượng, và chu trình vật chất trong hệ sinh thái. 89
- - Tác hại đến môi trường sinh thái như làm giảm giá trị của đất, giảm khả năng dẫn thủy, giảm sức chứa của các hồ... - Ngoài tác động của suy thoái lên sản lượng nông nghiệp, môi trường nó còn dẫn đến tình trạng bất ổn về xã hội, thúc đẩy sự thâm canh, gia tăng tốc độ khai hoang, làm ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của cộng đồng. - Tăng nguồn đầu tư vốn canh tác nông nghiệp. - Giảm đa dạng sinh học. V.1.3.6 Suy thoái đất ở Việt Nam Tổng diện tích đất tự nhiên khoảng hơn 33 triệu ha (thứ 57 s/v các nước trên thế giới và diện tích đất bình quân khoảng 0.6 ha/người, thấp thứ 159 s/v thế giới). Đặc biệt, đất vùng đồi núi chiếm khoảng 22 triệu ha (67% s/v tổng diện tích cả nước). Việt Nam thuộc vùng nhiệt đới, mưa nhiều, nhiệt độ không khí cao, do đó, các tiến trình khoáng hóa và rửa trôi, xói mòn trong đất xảy ra khá mạnh. Do đặc điểm khí hậu Việt Nam, nên đất dễ dàng có chiều hướng bị thoái hóa. Hiện nay, khoảng 55 % diện tích đất tự nhiên được sử dụng cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và chuyên dùng khác trong đó gần 7 triệu ha (21% s/v tổng diện tích tự nhiên) là đất nông nghiệp. V.1.3.6.1 Vài số liệu đất bị suy thoái ở Việt Nam Đất bị xói mòn do nước khoảng 10 triệu ha (Hình 5.2) và khoảng 1,35 triệu ha đất nghèo kiệt dưỡng chất. Diện tích đất bị chua hóa, phèn hóa (Hình 5.3), xói mòn do gió (Hình 5.4), ngập úng (Hình 5.5), ... chưa tổng kết cụ thể (ước tính khoảng 2 triệu ha). Riêng đất ĐBSCL với hệ thống phân loại USDA/soil taxonomy, cho thấy đất cũng có những trở ngại nhất định trong sự suy thoái đất. Hình 5.2 Đất bị suy thoái do nước(Lê Văn Khoa, 2005) 90
- Hình 5.3 Đất bị suy thoái do phèn hóa (Lê Văn Khoa, 2005) Hình 5.4 Đất bị suy thoái do gió (Lê Văn Khoa, 2005) Hình 5.5 Đất bị suy thoái do ngập úng (Lê Văn Khoa, 2005) 91
- V.1.3.6.2 Thực trạng suy thoái đất ở Đồng Bằng Sông Cửu Long Tài nguyên đất ở ĐBSCL đã được khai thác và sử dụng qua nhiều thế hệ, cùng với thời gian con người định cư và sinh sống tại đây. Người dân địa phương đã áp dụng nhiều biện pháp và kinh nghiệm: làm đất thủ công, làm đất bằng cơ giới, ém phèn, rửa phèn, tưới tiêu, bón phân hoặc chỉ thuần túy dựa vào sức sản xuất tự nhiên của đất trên từng vùng đất khác nhau nhầm đạt hiệu qủa cao nhất. Ngoài những tác động của con người, đất ĐBSCL vẫn phát triển theo các tiến trình lý-hóa-sinh học tự nhiên trong đất dưới ảnh hưởng của các điều kiện môi trường. Kết quả của những tiến trình này đã làm cho đất ngày càng thay đổi, phát triển có khả năng dẫn đến những suy thoái về dinh dưỡng, phèn hóa, mặn hóa, lý tính kém, nghèo về quần thể vi sinh vật và cuối cùng làm cho đất giảm tiềm năng sản xuất, đưa đến sự phát triển nông nghiệp không ổn định và lâu bền trên toàn vùng. Qua kết quả phân loại đất theo hệ thống phân loại USDA/Soil taxonomy (Lê Văn Khoa, 2005), đất ĐBSCL có khả năng bạc màu theo các dạng sau đây: - Đất có tiềm năng nén dẻ, hình thành tầng đất tích tụ sét có tính thấm và những đặc tính vật lý khác kém, làm giới hạn tầng đất canh tác đối với sự phát triển của hệ thống rễ cây trồng, xảy ra trên các các loại đất thuộc nhóm đất phù sa xa sông Tiền và sông Hậu đang và đã phát triển mạnh (Hình 5.6). Hình 5.6 Phẩu diện đất điển hình tại đất lúa 2 vụ Trà Vinh (Lê Văn Khoa, 2005) 92
- - Đất có khả năng xảy ra hiện tượng khô cứng trên mặt đất, đối với các nhóm đất có thành phần cơ giới tầng mặt khá nhẹ thuộc nhóm đất phù sa ven sông Tiền và sông Hậu (Hình 5.7). Hình 5.7 Phẩu diện đất điển hình đất lúa 3 vụ Cai Lậy, Tiền Giang (Lê Văn Khoa, 2005) - Tính cơ học của đất kém trở ngại cho việc làm đất, đất bị phèn hóa sinh ra nhiều độc chất làm cho đất trở nên thích nghi kém hoặc không thích nghi tạm thời trong nông nghiệp, nếu chưa được cải tạo. Có thể quan sát thấy ở các nhóm đất: đất phèn tiềm tàng và đất phèn hoạt động (Hình 5.8). 93
- Hình 5.8 Phẩu diện đất điển hình tại đất lúa 2 vụ Mộc Hóa, Long An (Lê Văn Khoa, 2005) - Đất có thể mặn hóa (dẫn đến sodic hóa) và úng thủy tạo điều kiện thuận lợi cho suy thoái lý-hóa học hình thành. Dạng này có thể xảy ra ở các nhóm đất bị nhiễm mặn và ngập mặn theo triều chưa phát triển hoặc phát triển yếu (Hình 5.9). Hình 5.9 Đất bị suy thoái do mặn hóa tại Vĩnh Châu, Sóc Trăng (Lê Văn Khoa, 2005) - Đất bị kiệt màu, thể tích đất có khả năng bị giới hạn trong tầng đất canh tác, độ sâu tầng đất hoạt động của rể cây trồng mỏng dần và bị nước xói mòn. 94
- V.1.4. Quan điểm và bảo tồn đất trên cơ sở phát triển bền vững V.1.4.1 Quan điểm của FAO/Unesco Quan điểm cũ - Bảo tồn tài nguyên đất được coi là vấn đề kỹ thuật. - Tập trung bảo tồn đất. - Mục tiêu chung. - Nhà nước đóng vai trò chủ đạo. - Nông dân bị áp lực thực hiện. - Đất đai người dân bị trưng dụng. - Ít mang lại lợi ích cho người nông dân, đôi khi có những ảnh hưởng tiêu cực. Quan điểm mới - Chú ý quyền lợi người dân. - Khích lệ các dự án có hiệu quả. - Thuyết phục nông dân trong công tác bảo tồn tài nguyên đất. - Nông dân thực hiện nhiệm vụ chính. - Áp dụng trên quy mô nhỏ - Tìm kiếm hệ thống sở hữu đất đai tốt, môi trường kinh tế, xã hội và điều kiện chính trị phù hợp. Các bước hành chính sau đây cần chú ý thực hiện để “chiến lược bảo tồn tài nguyên đất quốc gia” được thành công: - Thành lập hội đồng hoặc ban tư vấn về chiến lược bảo tồn tài nguyên đất. - Xác định các nguyên chính đưa đến sử dụng đất sai lầm. - Phân nhiệm cụ thể. - Xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên đất đai. - Giới thiệu các hệ thống luật pháp có liên quan - Thiết lập các nhu cầu huấn luyện. - Xây dựng các chương trình bảo tồn tài nguyên đất rỏ ràng. - Xuất bản các tài liệu có liên quan. V.1.4.2 Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến bảo tồn tài nguyên đất - Tốc độ gia tăng dân số - Đặc tính môi trường sinh sống - Khả năng khai thác vùng đất mới - Sự hình thành và phát triển mô hình xã hội mới 95
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Cơ sở thiết kế máy
72 p | 1929 | 803
-
Giáo Trình cơ sở thiết kế máy và chi tiết máy
173 p | 1464 | 724
-
Giáo trình cơ sở kiến trúc II - ThS.KTS Tô Văn Hùng, ThS.KTS Trần Đức Quang
73 p | 1050 | 336
-
Giáo trình Cơ sở mạng thông tin - ĐH Bách khoa Hà nội
148 p | 886 | 329
-
Giáo trình Cơ sở thiết kế máy và chi tiết máy - ĐH Kỹ Thuật Công Nghiệp Thái Nguyên
173 p | 486 | 155
-
Giáo trình Cơ sở kỹ thuật điện I - Nguyễn Ngân
149 p | 656 | 150
-
Giáo trình Cơ sở Kỹ thuật điện I - ĐH Bách Khoa
318 p | 249 | 109
-
Giáo trình Cơ sở kỹ thuật thủy lợi_Chương 1
9 p | 327 | 108
-
Giáo trình Cơ sở lý thuyết Kỹ thuật rung trong xây dựng - NXB Khoa học Kỹ thuật
200 p | 290 | 93
-
Giáo trình cơ học nhập môn
127 p | 225 | 76
-
Cơ sở mạng thông tin - ĐH Bách Khóa Hà Nội
134 p | 127 | 41
-
Giáo trình Nhập môn khoa học thư viện thông tin - Bộ Giáo dục và Đào tạo
169 p | 127 | 31
-
Giáo trình Cơ sở lý thuyết truyền tin (dùng trong các trường TCCN): Phần 2
71 p | 127 | 25
-
Giáo trình Cơ sở tạo hình - Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng
60 p | 17 | 12
-
Giáo trình Cơ ứng dụng (Phần tóm tắt lý thuyết bài tập minh họa và bài tập cho đáp số): Phần 1
107 p | 85 | 9
-
Giáo trình Cơ sở lý thuyết máy điện (Ngành: Điện công nghiệp) - CĐ Công Nghệ Hà Tĩnh
34 p | 53 | 5
-
Giáo trình Cơ lý thuyết (Nghề: Hàn - Trung cấp) - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội
131 p | 22 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn