intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

GIÁO TRÌNH CƠ SỞ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG part 6

Chia sẻ: Asd Avfssdg | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:19

230
lượt xem
52
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phản ứng của xã hội đối với sự suy thoái đất là bảo tồn đất, có thể đưa ra các phương pháp có thể kiểm soát hoặc ngăn chặn sự thoái hóa đất. Mục đích của bảo tồn đất là duy trì sự hoạt động của sinh vật liên tục và lâu dài trong đất, hạn chế mức độ suy thoái đất. Trong thực tế, bảo tồn đất và nước là một trong những thách thức to lớn. Đã có những giải pháp công bố và đưa vào thực tiễn, tuy nhiên đễ làm sao áp dụng tốt và có...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: GIÁO TRÌNH CƠ SỞ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG part 6

  1. Phản ứng của xã hội đối với sự suy thoái đất là bảo tồn đất, có thể đưa ra các phương pháp có thể kiểm soát hoặc ngăn chặn sự thoái hóa đất. Mục đích của bảo tồn đất là duy trì sự hoạt động của sinh vật liên tục và lâu dài trong đất, hạn chế mức độ suy thoái đất. Trong thực tế, bảo tồn đất và nước là một trong những thách thức to lớn. Đã có những giải pháp công bố và đưa vào thực tiễn, tuy nhiên đễ làm sao áp dụng tốt và có những giải pháp thích hợp cho từng quốc gia là vấn đề rất cần thiết. Chính sách của nhà nước từ trung ương đến địa phương. - Vấn đề về kinh tế xã hội. - Tổ chức cuả các nông dân trực tiếp tham gia sản xuất. - Các công ty xí nghiệp, các tổ chức đoàn thể. - Thị trường tiêu thụ. - Giáo dục cộng đồng. - Cộng đồng đô thị. V.1.4.3 Sử dụng đất ở ĐBSCL Trong các phần trước là những đánh giá về tiềm năng thoái hóa đất hiện tại của các nhóm đất chính. Kết qủa cho thấy cần phải có những chính sách, biện pháp cụ thể và phù hợp trong sử dụng và quản trị đất đai. Bởi lẽ, tiến trình đất cũng diễn biến như chu kỳ sống của con người: phát sinh (sinh ra), phát triển (lớn lên), thuần thục (trưởng thành) và bạc màu, cằn cổi (già đi). Đối với đất ĐBSCL cần chú ý một số điểm trong sử dụng như sau: - Hiện tại, nhóm đất phù sa đang còn màu mỡ chưa có những trở ngại đáng kể, cần được vun bón, làm đất và có thời gian để đất phục hồi. Nên bố trí mùa vụ và loại cây trồng khác nhau (thí dụ: lúa được luân canh với đậu chẳng hạn) để cải thiện độ phì của đất và có thể sử dụng tiềm năng phì nhiêu của đất được lâu dài. - Cần bón phân hữu cơ, phân chuồng, phân xanh và làm bờ thửa cho nhóm đất phù sa cổ có địa hình cao để tăng độ phì nhiêu cho đất và hạn chế sự xói mòn do nước mưa hàng năm (đối với những loại đất có thành phần sa cấu thô ở lớp đất mặt). - Cần có biện pháp ngăn chặn sự xâm nhập mặn vào các vùng đất ven sông rạch đang bị nhiễm mặn hàng năm, để tránh hiện tượng đất bị mặn hóa và dẫn đến sodic hóa đất (đối với nhóm đất phù sa nhiễm mặn). Tuy nhiên, cần thận trọng hơn trong các khu vực đất phèn tiềm tàng, có tầng đất chứa vật liệu sinh phèn xuất hiện cạn và trung bình vì tiềm năng phèn hóa dễ xảy ra khi xây dựng hệ thống đê bao ngăn mặn. - Đặc biệt đối với đất phèn, hiện nay có nhiều công trình nghiên cứu được thực hiện để cải tạo và sử dụng đất phèn bằng nhiều cách khác nhau. Nhìn chung, có 3 hướng chính: (1) Rửa phèn (đào kinh, mương, rãnh để tháo nước phèn), (2) ém phèn (giữ mực thủy cấp trong đất trên tầng đất chứa vật liệu sinh phèn), (3) bố trí cây trồng thích hợp (trồng các loại cây chịu phèn như: khóm, khoai mỡ, bạch đàn, tràm, ...). Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là cần phải tính toán để giữ cho môi trường nước và sinh thái không bị ô nhiễm và hủy diệt trong sử dụng và cải tạo đất phèn. 96
  2. - Đẩy mạnh công tác xã hội và khuyến nông hầu giúp người nông dân từng vùng hiểu nhiều hơn về mảnh đất của chính mình, để sử dụng và quản trị đất đúng hướng. Trên đây là một số đề nghị trong thời gian trước mắt về lâu dài, tùy trường hợp cụ thể của từng khu vực ở địa phương sẽ có những biện pháp khác trong sử dụng và quản trị đất đai. Nhìn chung, đất sản xuất là nguồn tài nguyên mang tính chất quyết định cho sự tồn tại của nhân loại, tiềm năng của đất phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, điều cần thiết là phải biết sử dụng, vun đắp và cải tạo, mới có khả năng giữ và làm tăng độ phì nhiêu của đất nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp lâu bền và ổn định. V.1.4.4 Bảo tồn tài nguyên đất trên cơ sở phát triển bền vững. Cùng với sự giao lưu kinh tế được mở rộng, khối lượng hàng hoá trao đổi giữa Việt Nam và các nước tăng nhanh, Tuy nhiên, quá trình tăng trưởng kinh tế cũng đồng thời tăng sử dụng tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường và suy giảm sinh thái (Mc. Loughlin & Bellinger, 1995). Hệ sinh thái là cơ sở tồn tại của sự sống trên hành tinh chúng ta, trong đó có loài người. Các hệ sinh thái đảm bảo sự vận hành của các chu trình địa hoá, thuỷ hoá, chúng duy trì sự ổn định, màu mỡ của đất, nước, làm giảm nhẹ sự ô nhiễm và giảm nhẹ thiên tai. Các quần xã sinh vật (gồm động vật, thực vật và vi sinh vật) đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ rừng đầu nguồn, đặc biệt là thảm thực vật có thể làm giảm nhẹ thiên tai: hạn hán, lũ lụt cũng như duy trì chất lượng nước. Việc huỷ hoại rừng do khai thác gỗ, khai hoang làm nông – công – ngư nghiệp cũng như các hoạt động khác của con người trong quá trình phát triển kinh tế làm cho tốc độ xói mòn, sạt lở đất, hoang mạc hoá đất đai tăng lên rất nhanh. Đất bị suy thoái khiến thảm thực vật khó có thể phục hồi càng gia tăng các thảm hoạ thiên nhiên…gây ô nhiễn môi trường đất, nước không khí. Quần xã thực vật có vai trò quan trọng trong việc điều hoà khí hậu địa phương, khí hậu vùng và toàn cầu: tạo ra bóng mát, khuyếch tán hơi nước, giảm nhiệt độ không khí khi thời tiết nóng bức, giảm sự mất nhiệt khi khí hậu lạnh giá, điều hoà nguồn oxy và cacbonic cho môi trường trên cạn cũng như dưới nước thông qua quá trình quang hợp… Các quần xã sinh vật đặc biệt là các loại nấm và vi sinh vật có khả năng hấp thụ, phân huỷ các chất ô nhiễm như kim loại nặng, thuốc trừ sâu và các chất thải nguy hại khác… V.1.5. Quản lý tài nguyên đất V.1.5.1 Thu thập dữ liệu gốc về tài nguyên đất Đây là việc làm tối cần thiết, là số liệu gốc và nền tảng cho việc thẩm định và đánh giá nguồn tài nguyên đất. Đánh giá tài nguyên đất đai hiện nay có thể được tiến hành dựa trên các kỹ thuật tin học như: viễn thám, hệ thống thông tin địa lý, và mô hình hoá tài nguyên đất V.1.5.2 Phân loại đất Phân loại tài nguyên đất là một trong những công việc không thể thiếu trong việc khảo sát TNMTĐ, nó là một trong những phần việc đầu tiên của phân tích tài nguyên đất (TNĐ). Trong các nghiên cứu về đất cần chú ý sức chứa, sức sản xuất, sự nhạy cảm môi trường (MT) và các tác động MT của MT đất. Ví dụ như khi sử dụng tài nguyên đất cho trồng rừng 97
  3. thi trước nhất nên đánh giá xem ảnh hưởng của nó đến chất lượng MT đất nước không khí quanh vùng. Kiến thức về hệ sinh thái rất quan trọng để giải quyết các vấn đề trên V.1.5.3 Thống kê tài nguyên đất đai Thống kê TNĐ nhằm để cung cấp thông tin về sự xói mòn, đưa ra tiêu chuẩn về khả năng sử dụng TNMTĐ, và cũng cung cấp cơ sở cho việc qui hoạch và sử dụng đất ở cấp quốc gia và cấp vùng. Đánh giá khả năng sử dụng đất đai để phân vùng sử dụng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp bền vững. V.1.5.4 Vấn đề kinh tế xã hội phát sinh trong việc quản lý đất - Tốc độ gia tăng dân số - Đặc tính môi trường sinh sống - Khả năng khai thác vùng đất mới - Sự hình thành và phát triển mô hình xã hội mới - Hoạt động của con người V.1.5.5 Qui hoạch và sử dụng đất nông nghiệp Qui hoạch sử dụng đất đai thường dựa chủ yếu vào hệ thống phân loại của FAO-UNESCO, và của Mỹ. Mỗi hệ thống đều có những ưu và khuyết khác nhau. Hệ thống phân loại của Mỹ đơn giản, trình bày kết quả rỏ ràng có thể dùng để đánh giá phân hạng cho cả nước mà cũng có thể dùng để qui hoạch cho cơ sở sản xuất nông nghiệp. Nhược điểm của hệ thống này không thể xem xét đến yêu cầu phong phú của cách sử dụng đất khác. Những quyết định qui hoạch thường dựa vào khảo sát cơ bản và phân tích có liên quan, được thể hiện theo sơ đồ sau: Những tham khảo ban đầu Khảo sát cơ bản Phân loại đất định tính Phân tích kinh tế xã hội Phân loại đất đai định lượng Những quyết định cho qui hoạch 98
  4. Dựa vào hệ thống phân loại của Mỹ có các loại đất sau: - Loại I: đất đai có hạn chế không đáng kể, không thu hẹp khả năng sử dụng đất loại này. - Loại II: đất có một số rất ít hạn chế, hơi thu hẹp khả năng lựa chọn cây trồng hoặc cần có biện pháp kỹ thuật bảo vệ đất. - Loại III: đất có nhiều hạn chế nghiêm trọng, khả năng chọn lựa cây trồng bị thu hẹp, có biện pháp kỹ thuật đặc biệt để bảo vệ đất. - Loại IV: đất có hạn chế rất nghiêm trọng, khả năng chọn lựa cây trồng rất thu hẹp. Cần có chế độ chăm sóc rất đặc biệt. - Loại V: đất rất ít hoặc không bị xói mòn, khả năng sử dụng đất đai bị thu hẹp, chỉ sử dụng làm đất đồng cỏ cắt hay chăn thả, hay nuôi thú hoang để săn bắn. - Loaị VI: đất có nhiều hạn chế, không thích hợp để cày, chỉ sử dụng làm đồng cỏ. - Loại VII: đất có những hạn chế rất nghiêm trọng, không thể sử dụng để làm đồng cỏ. Rừng lấy gỗ cũng bị thu hẹp. - Loại VIII: đất có hạn chế rất nghiêm trọng. Được sử dụng để làm nơi nghỉ ngơi hay danh lam thắng cảnh. V.1.5.6 Đất phèn qui hoạch và sử dụng Diện tích đất phèn ở ĐBSCL chiếm rất lớn, sự hiện diện tầng phèn càng gần tầng mặt thì hạn chế sự phát triển của cây trồng. Trong đất phèn có trị số pH thấp, hàm lượng dinh dưỡng không cân đối, các độc chất sắt nhôm cao gây nên sự ức chế bộ rễ cây trồng, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, đôi khi hàm lượng độc chất quá cao sẽ làm cho cây trồng bị chết. Tuỳ theo sự hiện diện tầng phèn ở các độ sâu trong đất mà chia thành các loại đất phèn khác nhau. Để qui hoạch và sủ dụng đất phèn hiệu quả, hiện nay có một số biện pháp sau: - Duy trì hệ sinh thái tự nhiên của đất phèn để duy trì sự cân bằng, nhất là nguồn lợi thuỷ sản Trên 2/3 thuỷ sản của thế giới phụ thuộc vào tình trạng ổn định của vùng đất ngập nước. - Kiểm soát nước để khống chế phèn - Trồng cây chịu phèn - Bón phân cân đối cho đất và cây trồng nhất là phân lân. V.1.5.7 Đất rừng và bảo vệ rừng Đất rừng hầu như tự bón phân, vì cành lá rơi rụng từ cây sẽ bị phân huỷ, tạo thành các chất dinh dưỡng, làm tăng độ màu mỡ của đất. Đất phì nhiêu, tơi xốp sẽ thấm tốt, giữ nước tốt và hạn chế xói mòn. Vùng bãi triều ven biển có các rừng sú, vẹt, đước, vừa chắn sóng, vừa giữ phù sa, làm cho bờ biển không những không bị xói, mà còn được bồi đắp và tiến ra phía trước (Bùi Thị Nga, 2005). Theo tính toán của các nhà khoa học, các hàng cây với khoảng cách phù hợp sẽ cản được 30% tốc độ gió và có khả năng bảo vệ phạm vi đất đai gấp hơn 2 lần chiều cao của cây. Ở 99
  5. những nơi có gió cát và hạn hán nghiêm trọng, việc trồng những hàng cây phi lao ngăn gió cát rất có tác dụng cải thiện môi trường sinh thái đất đai. Rừng là chiếc ô bảo vệ mặt đất. Khi trời mưa, do tán lá cây hứng đỡ nên nước mưa không trực tiếp xối xuống mặt đất, điều này có ý nghĩa rất lớn đối với việc phòng chống xói mòn. Thực tế cho thấy, nếu nước mưa trực tiếp xối vào mặt đất thì mỗi năm một hecta đất trồng hoa bị xói mòn 20 tấn, đất trồng cỏ bị xói mòn 1 tấn, trong khi đó đất trồng rừng chỉ bị xói mòn 0,1 tấn. Mặt đất trong rừng có nhiều cành và lá cây khô, nước mưa rơi xuống mặt đất không thể xối thẳng vào đất, cũng không thể chảy nhanh mà ngầm chảy từ từ. Đó là vật cản quan trọng khiến mưa to không gây ra lũ lụt và rất có ích đối với việc bảo vệ đồng ruộng, nhà cửa. Hiện nay, trên thế giới lượng khí cacbonic thải ra ngày một tăng. Biện pháp duy nhất để giải quyết vấn đề này là trồng nhiều cây xanh, vì cây xanh có khả năng hấp thụ khí cacbonic. Trung bình 1 hecta cây tán lá rộng có thể hấp thụ được 1 tấn khí cacbonic/ngày và nhả ra 730kg khí oxy. Lượng khí cacbonic do 1 người thải ra trong 1 ngày sẽ được 10m2 cây xanh hút hết. Ngoài ra cây xanh còn hấp thụ tiếng ồn, hấp thụ một số chất ô nhiễm trong không khí và một số nguyên tố kim loại nặng trong đất. V.2. MÔI TRƯỜNG NƯỚC V.2.1 Định nghĩa ô nhiễm môi trường nước Môi trường nước có thể bị nhiễm bẩn hoặc bị ô nhiễm. Nhiễm bẩn có thể màu sắc bị thay đổi chưa gây hại. Ô nhiễm môi trường nước là nồng độ chất gây ô nhiễm vượt quá mức an toàn cho phép. Ô nhiễm nguồn nước do nông nghiệp và công nghiệp sẽ gây hậu quả là ô nhiễm nguồn nước uống và sinh hoạt. Một cách tổng quát, bất cứ sự thay đổi chất lượng nước về mặt vật lý, hóa học hay sinh học, mà sự thay đổi này có tác hại đến sinh vật, hay sự thay đổi này làm cho nước không thích hợp cho bất cứ mục đích sử dụng nào thì được xem là ô nhiễm môi trường nước. V.2.2 Nguồn gây ô nhiễm nước V.2.2.1 Nước thải từ khu công nghiệp & chế biến Nước thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp gọi là nước thải công nghiệp (Hình 5.10). Nước thải công nghiệp không có đặc điểm chung mà phụ thuộc vào đặc điểm của từng ngành sản xuất. Nước thải của các xí nghiệp chế biến thực phẩm chứa nhiều chất hữu cơ với hàm lượng cao. Nước thải của xí nghiệp thuộc da ngoài chất hữu cơ còn có kim loại nặng, và chất tấy rửa. 100
  6. Hình 5.10 Nước thải KCN Trà Nóc theo cống thải ra sông, rạch (Bùi Thị Nga & ctv, 2007b) V.2.2.2 Nước thải từ các hoạt động nông nghiệp Do nhu cầu lương thực ngày càng tăng do vậy hoạt động nông nghiệp ngày càng phong phú, đa dạng để đáp ứng và thỏa mãn đòi hỏi của cộng đồng. Chính vì vậy hoạt động nông nghiệp đã đưa vào môi trường ngày càng nhiều chất thải độc hại, làm cho môi trường ngày càng ô nhiễm hơn (Hình 5.11). Dư lượng thuốc trừ sâu và nhiều tạp chất của phân bón đã làm cho hàm lượng kim loại nặng gia tăng theo thời gian. Ở ĐBSCL những năm gần đây, do đẩy mạnh thâm canh tăng vụ, người nông dân tìm mọi cách để khai thác giúp cho năng suất ngày càng cao, vả lại do ý thức kém nên họ sử dụng nhiều loại hóa chất và nông dược độc hại gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống người dân quanh vùng, hay gây độc đối với các loài thủy sinh. Hình 5.11 Mương chứa nước tưới cho rau xà lách xoong thông với sông rạch lân cận (Lâm Quốc Việt, 2008) 101
  7. V.2.2.3 Nước thải từ khu dân cư Là nước thải từ các hộ gia đình, bệnh viện, khách sạn, trường học (Hình 5.12) Hình 5.12 Bể chứa nước thải tại Bênh viện Đa Khoa Trung ương Cần Thơ (Bùi Thị Nga & ctv, 2008) Đặc điểm cơ bản của nước thải sinh hoạt là hàm lượng các chất hữu cơ không bền vững cao, dễ bị phân hủy sinh học như cacbonhydrat, protein, chất dinh dưỡng (phospho, nitơ), nước ô nhiễm có hàm lượng hữu cơ cao nên thường có màu đen (Hình 5.13). Tuy nhiên, trong thực tế khối lượng trung bình của các tác nhân này do con người là khác nhau. Hàm lượng các tác nhân ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: chất lượng bữa ăn, lượng nước sử dụng & hệ thống tiếp nhận thải. Khi nước thải chưa xử lý đưa vào kênh rạch sẽ gây ô nhiễm nguồn nước chủ yếu có các biểu hiện chính là: gia tăng hàm lượng chất rắn lơ lửng, gây ra hiện tượng phú dưỡng hóa dẫn tới ảnh hưởng tiêu cực với việc cấp nước cho các mục đích khác nhau, gia tăng mùi hôi và nhiều vi trùng. Hình 5.13 Ô nhiễm nước mặt tại Rạch Bần (Bùi Thị Nga & ctv, 2008) 102
  8. V.2.2.4 Nước chảy tràn mặt đất Nước chảy tràn từ mặt đất do nước mưa hoặc do thoát nước từ đồng ruộng là nguồn gây ra ô nhiễm nước sông, ao, hồ. Nước rửa trôi qua đồng ruộng có thể cuốn theo chất rắn, hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón. Nước rửa trôi qua khu dân cư, đường phố, cơ sở sản xuất công nghiệp có thể làm ô nhiễm nguồn nước do các chất thải công nghiệp. Khối lượng và đặc điểm của nước mưa chảy tràn phụ thuộc vào diện tích của vùng, thành phần, khối lượng chất ô nhiễm trên bề mặt vùng nước chảy qua. V.2.2.5 Nước sông bị ô nhiễm do các yếu tố tự nhiên - Nhiễm phèn: các quá trình phèn hóa trong đất, khi gặp nước phèn sẽ hòa tan gây ra ô nhiễm nguồn nước. Nguồn nước lúc này chứa nhiều các chất độc dạng ion Al3+, Fe2+, SO42- & làm cho pH của nước thấp. Khi pH thấp sự phóng thích các kim loại nặng từ các khoáng sét càng cao (Brêmen). - Nhiễm do mặn: Nước mặn theo thủy triều hoặc từ các mỏ muối trong lòng đất khi hòa lẫn trong môi trường nước làm cho nước bị ô nhiễm clo, natri khá cao. Nếu nước sông bị nhiễm mặn ở vùng ven biển có thể chuyển nước mặn vào các vùng sâu trong nội địa đến các vùng khác, gây suy giảm chất lượng nước ở vùng bị tác động và vùng lân cận phụ thuộc. Ô nhiễm phèn và mặn ở mức độ khác nhau tùy theo điều kiện tự nhiên của từng vùng. Tuy nhiên sự hoạt động của con người cũng góp phần gia tăng mức độ ô nhiễm của các yếu tố tự nhiên. Ví dụ như việc cải tạo Đồng Tháp Mười bằng các biện pháp đào kênh, mương... là nguyên nhân gây gia tăng mức độ axit hóa của các con sông tại chỗ và lân cận. V.2.3 Tác nhân gây ô nhiễm Có hàng ngàn các tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước, để tiện lợi cho việc kiểm soát và khống chế ô nhiễm nguồn nước, cho nên chia chúng thành các nhóm cơ bản như sau (Lê Huy Bá, 2002): V.2.3.1 Các chất hữu cơ dễ bị phân hũy Dạng này bao gồm cacbohydrat, protein, chất béo... Đây là chất gây ô nhiễm phổ biến nhất có trong nước thải từ khu dân cư, khu công nghiệp chế biến thực phẫm. Các chất này được cấu tạo bởi các nguyên tố C, H, O, N & P, chúng nằm dưới dạng các hợp chất đa phân tử, có cấu tạo phức tạp. Trong nước thải, các hợp chất này có phân tử lớn nên không thể thấm qua màng vi sinh, để chuyển hóa các phân tử này, các vi sinh vật phải phân tách chúng thành những mảnh nhỏ để có thể thấm qua tế bào. V.2.3.2 Các chất hữu cơ bền vững Các chất hữu cơ có độc tính cao thường là các chất bền vững, khó bị phân hũy bởi vi sinh vật. Một số có tác dụng tích lủy & tồn tại lâu dài trong môi trường nước & trong cơ thể thủy sinh vật nên gây ô nhiễm lâu dài, đồng thời tác hại đến hệ sinh thái nước. Các chất này thường có trong nước thải công nghiệp & nguồn nước chảy tràn từ các vùng nông, lâm nghiệp sử dụng nhiều thuốc trừ sâu, thuốc kích thích sinh trưởng, thuốc diệt cỏ...Ngoài ra các chất này còn có độc tính cao đối với sinh vật trên cạn & con người. 103
  9. V.2.3.3 Kim loại nặng Hầu hết các kim loại có độc tính cao đối với con người, các loại động vật có vú tôm, và cá. Các kim loại nặng thường có trong nước thải công nghiệp như chì (Pb), thủy ngân (Hg), Crom (Cr), Cadmium (Cd), Asenic (As), và Mangan (Mn). - Chì (Pb): Chì có trong nước thải của ngành luyện kim, sản xuất pin- acqui, hóa dầu. Chì còn được đưa vào môi trường từ nguồn không khí bị ô nhiễm do khí thải giao thông. Chì có khả năng tích lũy lâu dài trong cơ thể, có độc tính cao đối với não và gây chết người nếu bị nhiễm độc nặng. Theo tiêu chuẩn của WHO cho phép nồng độ chì tối đa trong nước uống là 0,05 mg/l. Tiêu chuẩn của Việt Nam cho phép nồng độ chì tối đa trong nước sinh hoạt là 0,05 mg/l (TCVN 5943 - 1995). Chì trong nước xác định bằng hai phương pháp: hấp thụ nguyên tử hoặc chiết trắc quang với thuốc thử dithzon, đo ở bước sóng 510 nm. - Thủy ngân (Hg): Trong tự nhiên thủy ngân được đưa vào môi trường từ nguồn khí núi lửa. Thủy ngân còn có trong các chất thải công nghiệp phân bón, xút clo, bột giấy. Thủy ngân có độc tính cao đối với các loại thủy sinh vật, đặc biệt là thủy ngân hữu cơ có độc tính cao đối với các loài vi sinh, do vậy được sử dụng để diệt nấm mốc. Ngoài ra thủy ngân cũng là hóa chất có độc tính cao đối với con người, sự kiện ô nhiễm thủy ngân hữu cơ tại vịnh Minamata (Nhật Bản) trong thập kỷ 50, 60 là một ví dụ điển hình cho việc ngộ độc thủy ngân ở thủy sinh vật & ngộ độc ở người thông qua chuỗi thức ăn. Theo tiêu chuẩn Việt Nam 1995 qui định nồng độ thủy ngân tối đa là 0,001 mg/l đối với nước dùng cho sinh hoạt và nước ngầm. - Arsenic (As): Các hợp chất Arsenic có trong nước thải công nghiệp luyện kim, khai khoáng. Arsenic là chất độc mạnh có khả năng tích lủy và gây ung thư. Theo tiêu chuẩn về môi trường của Việt Nam (1995) nồng độ cho phép tối đa của Asen là 0,05mg/l cho nước sinh hoạt & nước ngầm. V.2.3.4 Các ion vô cơ Trong nước tự nhiên có nhiều ion vô cơ có nồng độ cao, đặc biệt là trong nước biển. Nước thải từ khu dân cư có nồng độ cao của các ion Cl-, SO42-, PO43-, Na+, K+, trong nước thải công nghiệp ngoài các ion này còn có các chất vô cơ có độc tính cao như: Hg, Pb, Cd, As, F... V.2.3.5 Dầu mỡ Dầu mỡ là chất lỏng, khó tan trong môi trường nước, tan trong dung môi hữu cơ. dầu mỡ có thành phần hóa học rất phức tạp. Các loại dầu nhiên liệu sau khi tinh chế (dầu DO, FO) & một số sản phẩm dầu mỡ còn chứa các chất độc như hydrocacbon thơm đa vòng (PAH), Polyclobiphenyl (PCB), kim loại (chì). Do đó dầu mỡ có độc tính cao và tương đối bền vững trong môi trường nước. Hầu hết các loài thực, động vật đều bị tác hại do dầu mỡ. Hàng loạt những sự cố dầu tràn trên thế giới và Việt Nam trong những năm qua đã chứng minh cho những tác động nghiêm trọng của dầu mỡ đối với môi trường. V.2.3.6 Các chất phóng xạ Trong môi trường luôn tồn tại một lượng phóng xạ do hoạt dộng của con người như đốt nhiên liệu, hoặc từ nguồn đất, đá, núi lửa tạo ra. Các sự cố phóng xạ có khả năng gây hại nghiêm trọng đến con người và sinh vật chủ yếu do nổ hoặc rò rỉ các lò phản ứng nguyên tử hạt nhân (sự cố Chernobyl ở Ucraina vào tháng 4 năm 1986, gây chết hàng trăm người và 104
  10. hàng vạn người bị nhiễm phóng xạ), việc sử dụng bom hạt nhân, hay các vụ thử bom hạt nhân ở các đảo Nam Thái Bình Dương, Trung Á... Bức xạ hạt nhân có khả năng gây chết người ở cường độ cao, khi ở cường độ thấp chúng có khả năng gây tác động mãn tính, gây hại đến nhiễm sắc thể, gây ung thư, hại phôi thai, ảnh hưởng đến di truyền. Bức xạ hạt nhân còn có khả năng tích lũy trong cơ thể sinh vật. V.2.3.7 Các chất có mùi Môi trường nước tinh khiết không mùi, nhưng khi bị ô nhiễm thường có mùi, do các chất hữu cơ phân hũy yếm khí tạo nên mùi hôi tanh của H2S, FeS & CH4, hoặc có thể mùi từ các hợp chất hóa học, dầu mỡ từ nước thải công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Trong đó sự phân hũy yếm khí xác bã động thực vật, rác thải đóng vai trò quan trọng để tạo mùi. V.2.3.8 Các chất rắn Môi trường nước bị ô nhiễm bởi các chất rắn từ đất hoặc nước chảy tràn trên bề mặt hay từ nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt. Chỉ tiêu đặc trưng cho các chất rắn trong môi trường nước là tổng chất rắn TDS (Total Diposal Solid) đây chính là lượng chất rắn có thể lọc được & không thể lọc. Theo qui định của WHO đối với nước uống TDS < 1200 mg/l. V.2.3.9 Vi trùng Nguồn nước bị ô nhiễm do phân chứa nhiều loại vi trùng, siêu vi trùng (virus) đơn bào và nhóm trứng giun sán gây bệnh. Các bệnh lây lan qua đường nước như các bệnh tả, thương hàn, kiết lỵ... Hiện trạng này còn rất phổ biến ở các nước nghèo do điều kiện vệ sinh môi trường và ý thức cộng đồng kém. Có 3 nhóm vi sinh vật chỉ thị cho ô nhiễm phân: - Nhóm Coliform. - Nhóm Streptococci. - Nhóm Clostridia khử Sulphit. Thực tế khi phân tích về vi sinh vật nhóm Coliform được chú ý nhiều, sự có mặt của các vi sinh này trong nước cho thấy rằng nước bị ô nhiễm phân và nước tiểu có thể có các loài vi trùng gây bệnh. V.2.4 Các phương thức đưa chất ô nhiễm vào môi trường Nồng độ chất ô nhiễm phụ thuộc vào các yếu tố liên quan đến phương thức phóng thải chất ô nhiễm như sau: V.2.4.1 Dạng nguồn ô nhiễm - Nguồn điểm: là các nguồn gây ô nhiễm có thể xác định được vị trí, kích thước, bản chất, lưu lượng phóng thải tác nhân gây ô nhiễm. Các điểm nguồn chủ yếu là: ống khói nhà máy, cống xả nước thải, giàn khoang dầu khí, lò phản ứng hạt nhân..... - Nguồn không điểm: là các nguồn gây ô nhiễm không có điểm cố định, không xác định được vị trí, bản chất, lưu lượng các tác nhân gây ô nhiễm. Nguồn không điểm có khả năng phát tán xa hơn, rộng hơn & khó quan trắc hơn so với nguồn điểm. Ví dụ như chất ô nhiễm được phát tán từ gió, mưa hoặc từ nước mưa chảy tràn... 105
  11. V.2.4.2 Thành phần của chất ô nhiễm Thành phần của chất ô nhiễm có vai trò quan trọng đối với độ bền vững và khả năng tác động đến sinh vật. Nhiều chất độc không sử dụng ở dạng tinh khiết mà pha trong dung dịch hữu cơ hoặc ở dạng chất độn để tăng khả năng thấm vào cơ thể sinh vật và tăng độ bền vững trong môi trường. Ví dụ các loại thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, chất độc quân sự... Nhiều chất ô nhiễm bản thân có độc tính không cao nhưng có chứa các tạp chất và các tạp chất này dù hàm lượng thấp nhưng có độc tính cao với hệ sinh thái và con người. V.2.4.3 Tính chất vật lý của chất ô nhiễm Độ tan: chất có độ tan trong nước cao (các muối dinh dưỡng NH4+, NO3-, các ion kim - loại...) nhanh chóng phân tán vào nguồn nước và lan rộng trong môi trường. Các chất này sau khi hấp thụ vào cơ thể sinh vật dễ dàng được bài tiết ra ngoài, ít tích lũy trong cơ thể. Ngược lại các chất có độ tan trong nước kém, dễ tan trong dung môi hữu cơ, hoặc trong chất béo, nhưng lại khó phân tán trong nguồn nước, thường lắng hoặc nổi và dễ hấp thụ. Các chất này có khuynh hướng tích lũy trong mô mỡ của động vật và khó bài tiết (ví dụ các loại thuốc bảo vệ thực vật nhóm clo hữu cơ: DDT, Thiodane; các hợp chất polyclobiphenyl; các dioxin...) - Dạng tồn tại: chất ô nhiễm tồn tại ở các dạng rắn, lỏng, khí. Dạng tồn tại cũng là một trong các đặc điểm ảnh hưởng đến sự phân bố của các chất ô nhiễm. V.2.4.4 Tính chất hóa học của chất ô nhiễm Các chất ô nhiễm dễ thủy phân, ví dụ các loại thuốc bảo vệ thực vật phospho hữu cơ: parathion, mêthyparathion... khó giữ được nồng độ cao trong môi trường sau một thời gian dài, đặc biệt trong môi trường nước pH kiềm tính. Thời gian phân hủy của các hóa chất này chỉ 10-15 giờ trong điều kiện pH trung tính. Chính vì vậy dung dịch loãng của các chất kiềm như dung dịch xút, nước vôi thường được sử dụng để xử lý các vật liệu bị nhiễm các hóa chất loại này. Một số chất ô nhiễm có thể bị phân hủy hoặc chuyển hóa dưới tác dụng của ánh sáng có nhiều tia tử ngoại (phản ứng quang phân), tạo ra chất có độc tính kém hơn. Các chất hữu cơ trong nước thải khu dân cư (chất béo, cacbohydrat, hydrocacbon) dễ dàng bị oxy hóa do vi sinh, tạo ra các chất không độc: vi sinh C4H10O3N + O2 CO2 + H2O + NH3 (C4H10O3N: công thức dùng chung của chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt). Nhiều chất hữu cơ đa vòng ngưng tụ như dioxin, DDT, 2,4-pyren khó bị thủy phân, oxy hóa nên tồn tại lâu trong môi trường và cơ thể sinh vật. V.2.4.5 Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến độ bền vững của chất ô nhiễm: Các tính chất của môi trường nước ảnh hưởng rất lớn đến sự biến đổi & tồn lưu của các chất ô nhiễm trong môi trường. 106
  12. - Diện tích bề mặt, dòng chảy & độ sâu của dòng sông: ảnh hưởng trực tiếp đến sự pha loãng và phân hủy chất ô nhiễm, đặc biệt là các chất hữu cơ không bền vững. Dòng sông có dòng chảy mạnh, lưu lượng lớn, độ sâu nông và bề mặt lớn thì khả năng tự làm sạch cao đối với các chất các chất ô nhiễm hữu cơ do khả năng thông thoáng không khí tốt, tạo điều kiện cho các vi sinh vật phân hủy nhanh các chất hữu cơ. Ngược lại, tại vùng nước ao tù thì khả năng tự làm sạch của môi trường nước thấp. - Độ pH, nhiệt độ: nhiệt độ của nước ảnh hưởng rõ rệt đến khả năng hòa tan chất ô nhiễm. Nhiệt độ càng cao, khả năng hòa tan của các chất ô nhiễm càng cao. Nhiệt độ còn làm gia tăng tốc độ phản ứng thủy phân để chuyển chất ô nhiễm thành những chất có độc tính thấp hơn. Độ pH, ảnh hưởng đến sự hòa tan và khả năng phản ứng của các chất ô nhiễm. Một tác nhân ô nhiễm tồn tại ở trạng thái hòa tan thường có độc tính cao hơn so với tồn tại ở các dạng khác. Ví dụ pH axit thì kẽm tồn tại ở trạng thái hòa tan là Zn2+ & ZnHCO3+ có độc tính cao hơn khi pH kiềm, kẽm tồn tại ở trạng thái kết tủa Zn(OH)2. V.2.5 Tác hại của ô nhiễm nước - Ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng qua việc sử dụng nước cho sinh hoạt. - Khi môi trường nước bị ô nhiễm, khả năng xâm nhiễm, bay hơi, khuyến tán vào môi trường lân cận rất cao và nhanh, từ đó kéo theo sự ô nhiễm dây chuyền và gây độc. - Nhu cầu nước của thực động vật và con người rất lớn, do vậy khả năng tác hại của môi trường nước khi ô nhiễm thì rất trầm trọng. V.2.6. Quản lý tài nguyên nước V.2.6.1 Quản lý môi trường nước mặt V.2.6.1.1 Xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường nước mặt Đây là công cụ pháp lý quan trọng nhất để QLMTN. Đã từ rất lâu các nước tiên tiến đã áp dụng qui định là các cơ sở sản xuất phải có giấy phép thải nước mới được thải nước vào hệ thống thoát nước chung ở đô thị và khu CN (Trần Thanh Xuân, 2004). Các giấp phép này được xét cấp cho mỗi thời kỳ là 5 năm và sau đó phải được cấp giấy phép mới thì mới tiếp tục xả thải. Ở các nước như Anh và Hà Lan thì mỗi 2 năm được cấp giấy phép mới. Các cơ sở vi phạm có thể bị xử phạt từ nhẹ đến nặng như: khiển trách, cảnh cáo, xử phạt, thu hồi giấy phép, tạm ngưng sản xuất hoặc phải đóng cửa nhà máy. Công cụ này tỏ ra đắc lực trong công tác QLMT nước mặt V.2.6.1.2 Phối hợp chặt chẽ nhịp nhàng Cần có sự phối hợp chặt chẽ và nhịp nhàng giữa các cơ quan và các cấp chính quyền địa phương trong QLMT nước, phân công và phân nhiệm rỏ ràng. Tiến hành kiểm tra sự tuân thủ các qui định và các tiêu chuẩn môi trường đối với tất cả các nguồn thải gây ONMTN. Trong nhiều trường hợp khi giải quyết vấn đề ô nhiễm nên có sự phối hợp đồng bộ với các địa phương với nhau, giữa các tỉnh thành, đôi khi ở cấp vùng. 107
  13. V.2.6.1.3 Đình kỳ quan trắc Tiến hành quan trắc định kỳ chất lượng MTNM, phát hiện kịp thời những nơi bị ô nhiễm trầm trọng và đề nghị biện pháp để ngăn chặn ô nhiễm. Cần phân tích nguyên nhân gây ôn nhiễm chính xác thì mới có thể khắc phục được. Ví dụ ô nhiễm nông dược trong quá trình sản xuất nông nghiệp, lúc này phải phối hợp với cơ quan chức năng để xem xét nơi nào đã sử dụng nông dược quá mức, loại gì đã sử dụng…Nếu ô nhiễm do hoạt động công nghiệp thì phải xác định cụ thể nguồn thải từ nhà máy xí nghiệp nào? cần phạt xử phạt đúng lúc và kịp thời các xí nghiệp vi phạm, dùng công cụ pháp lý để cưỡng chế họ áp dụng kỹ thuật xử lý nước thải Trong nhiều trường hợp, ONMT đô thị do dân cư quanh vùng kém ý thức, vứt bừa bải rác thải xuống kênh mương gây ngập úng cục bộ, và gây ONMTN. Đối với trường hợp này cần phải tăng cường giáo dục ý thức vệ sinh môi trường, tăng cường quản lý và xử phạt vi phạm, nạo vét kênh rạch cũng rất cần thiết V.2.6.1.4 Phát triển hệ thống thoát nước và xử lý nước thải đô thị và công nghiệp Xây dựng trạm xử lý nước thải sinh hoạt ở đô thị tập trung cho từng khu vực. Các nhà máy, bệnh viện khách sạn, dịch vụ lớn phải có hệ thống xử lý nước trước khi thải ra môi trường (Hình 5.14). Luôn quan tâm bảo vệ hệ thống thoát nước đô thị, vì hệ thống này thường bị hư hỏng nặng do quá trình phát triển đô thị (Nguyễn Khắc Cường, 2002 & 2003). Hình 5.14 Hệ thống xử lý nước thải tại Bệnh viên Đa Khoa Trung ương Cần Thơ (Bùi Thị Nga & ctv, 2008) V.2.6.1.5 Phổ biến kinh nghiệm chọn lựa công nghệ xử lý nước thải đô thị Tuỳ theo tính chất khối lượng nước thải mà lựa chọn công nghệ xử lý cho phù hợp. Thông thường xử lý cơ học, và sinh học, đôi khi sẽ áp dụng xử lý hoá học và hiếm khi dùng đến cách tinh lọc (Tăng Văn Đoàn & Trần Đức Hạ, 2004). Để đạt được hiệu suất tối đa trong việc hạn chế thấp nhất mức ô nhiễm do hoạt động công nghiệp cần phải có biện pháp ngăn chặn ô nhiễm ngay từ đầu. Một số biện pháp cụ thể là: - Phải thực hiện tiền xử lý tại cơ sở sản xuất trước khi đưa về trạm xử lý nước thải tập trung - Hạn chế sử dụng hoá chất gây ONMT 108
  14. - Xử phạt nghiêm minh các trường hợp vi phạm V.2.6.1.6 Sử dụng công cụ kinh tế trong QLMTN Công cụ kinh tế trong QLMTN được cụ thể hoá bằng hệ thống lệ phí ONN. Các lệ phí này là công cụ quan trọng bổ sung cho công cụ pháp lý. Ở các nước tiên tiến thường sử dụng hai loại phí để kiểm soát ONN là phí xả thải và phí người sử dụng nước. - Phí xả thải nước, ở nhiều nước đã áp dụng thành công phí thải nước để kiểm soát ONN. Theo qui định của nhà nước tất cả xí nghiệp hay bất kỳ cơ sở nào có xả thải chất ON đều phải trả phí thải nước. Phí này chính là phí mua quyền sử dụng môi trường tiếp nhận các chất ô nhiễm xả thải. Ở Hà lan nhờ có biện pháp này mà lượng chất thải đưa vào môi trường giảm từ 50-70% ở lĩnh vực công nghiệp - Phí người sử dụng, loại phí này áp dụng cho các mỗi hộ gia đình mặc dù rất khó xác định lượng xả thải ô nhiễm cho mỗi hộ. Phí này được tính trên lượng nước cấp tiêu dùng cho mỗi hộ hay dựa vào giá trị bất động sản của ngôi nhà. Loại phí này đã góp phần tiết kiệm lượng nước sử dụng ở các khu dân cư. V.2.6.1.7 Loại bỏ bùn thải Hoạt động xử lý nước thải ngày càng tăng sẽ làm tăng lượng bùn thải ở thành phố. Lượng này nếu không quản lý tốt sẽ gây nguy cơ gây ONMT. Thường bùn thải sẽ được loại bỏ ở các khu chôn lấp bùn hoặc được sử dụng trong nông nghiệp để làm dinh dưỡng cho cây, nhưng cần phải chú ý hàm lượng kim loại nặng trong bùn thải và vi trùng gây bệnh. V.2.6.1.8 Thoát nước mưa Vào mùa mưa nhiều đô thị bị ngập úng gây ONMT và làm cản trở giao thông, gây thiệt hại rất lớn về KTXH. Vì vậy thoát nước mưa và chống ngập úng trong mùa mưa đối với đô thị có ý nghĩa rất quan trọng về mặt MT & KTXH. Để đảm bảo thoát nước cần phải biết rỏ nguyên nhân gây ngập úng để từ đó có biện pháp khắc phục hiệu quả. Có một vài nguyên nhân: - Thiếu sót trong thiết kế xây dựng có thể hệ thống thoát nước quá nhỏ. - Diện tích ao hồ bị thu hẹp làm mất khả năng điều hoà nước mưa. - Độ cao mặt nền đô thị mới cao hơn đô thị cũ - Hệ thống thoát nước mưa bị bồi lắng nên giảm khả năng thóat nước so với ban đầu V.2.6.2 Quản lý nước ngầm - Kiểm tra định kỳ lưu lượng và chất lượng nước ngầm để kịp thời tìm ra nguyên nhân và giải pháp cho phù hợp. - Kiểm soát khai thác nước ngầm, bất cứ sự khai thác nước ngầm nào cần phải có giấy phép, khai thác đúng kỹ thuật, hạn chế khai thác nước ngầm ở vùng ven biển để hạn chế xâm nhập mặn. - Hạn chế ONNN do việc thải bỏ bừa bải các chất ON nguy hiểm vào nước ngầm - Áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật để hạn chế xây dựng các nhà máy xí nghiệp, các nơi gây ONN có tác đông đến chất lượng nước ngầm. 109
  15. - Kiểm soát sử dụng đất để bảo vệ tài nguyên nước ngầm, khoanh vùng các nơi nhạy cảm đối với nước ngầm. Hoặc các vành đai bảo vệ nước ngầm. - Trợ cấp kinh phí để bảo vệ nước ngầm như ngặn chặn sự rò rỉ của nguồn thải. V.2.6.3 Quản lý lưu vực sông V.2.6.3.1 Khái quát về quản lý lưu vực sông (LVS) Lưu vực sông (River Basin hay Watershed) có thể được hiểu là một vùng địa lý mà trong đó phạm vi nước mặt, nước dưới đất chảy tự nhiên vào sông. Có nhiều cách định nghĩa về quản lý LVS, nhưng có thể hiểu đây là một khái niệm rộng gắn với các kế hoạch, chính sách và hoạt động nhằm kiểm soát nguồn nước, tài nguyên và môi trường cũng như các quá trình liên quan trong một lưu vực nhất định. Quy mô của việc quản lý LVS tuỳ thuộc vào các điều kiện tài nguyên, địa lý và hành chính. Các chương trình quản lý tổng hợp LVS có thể tác động toàn diện đến các mặt kinh tế, xã hội và đem lại nhiều lợi ích cho lưu vực như: - Cấp nước: Để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của con người và phục vụ phát triển kinh tế xã hội, cả ba nguồn nước (nước mưa, nước mặt và nước ngầm) ở LVS đều được khai thác sử dụng. - Chất lượng nước: Các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến chất lượng nước bao gồm địa chất, đất, địa hình, thảm thực vật, quần thể động thực vật hoang dã và khí hậu. Nhưng yếu tố quan trọng hơn gây ra các vấn đề về chất lượng nước chính là các hoạt động của con người và vấn đề sử dụng đất trong lưu vực. Quản lý LVS sẽ phải kiểm soát chặt chẽ các yếu tố này. - Kiểm soát lũ: Việc cấp nước đồng thời đảm bảo chống lũ có thể là lý do quan trọng nhất của các nỗ lực quản lý LVS. Cách tiếp cận quản lý tổng hợp LVS quan tâm đến các vùng đầu nguồn và bảo vệ các vùng đất ngập nước. - Kiểm soát bồi lắng: Sự bồi lắng có thể ảnh hưởng đến chất lượng nước, sinh cảnh, giao thông thuỷ, kiểm soát lũ và các dịch vụ du lịch, giải trí. Nó còn ảnh hưởng đến các loài cá do bùn lắng trên lòng sông - nơi cần thiết cho chúng đẻ trứng, và che phủ các sinh vật đáy quan trọng trong chuỗi thức ăn. - Giao thông thuỷ: Các hoạt động giao thông thuỷ và dịch vụ cảng thường gây ô nhiễm môi trường nước do việc xả dầu cặn và các chất thải có nguồn gốc dầu mỡ khoáng cũng như chất thải sinh hoạt. Ngoài ra, vấn đề quan trọng nhất về mặt môi trường với các hoạt động giao thông thủy là sự cố tràn dầu. - Phát triển kinh tế với các công trình thuỷ điện - thuỷ lợi: Có thể thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế bằng việc quản lý LVS. Ở Việt Nam ngay từ những năm 80, Nhà nước đã đầu tư kinh phí xây dựng các hồ chứa để tích nước trong mùa mưa lũ và xả nước trong mùa kiệt kết hợp với phát điện, điều tiết lưu lượng dòng chảy ở hạ lưu và đẩy lùi ranh giới nhiễm mặn, đảm bảo nhu cầu cấp nước, nuôi cá, cải tạo môi trường. - Đa dạng sinh học: lưu vực sông đặc biệt là những nơi ven sông là nơi cư trú cần thiết và đa dạng cho nhiều quá trình và nhiều loài sinh vật, đây còn là nơi cung cấp mối liên kết giữa hệ sinh thái thuỷ sinh với hệ sinh thái vùng cao. Chẳng hạn như, thảm thực vật ven sông sẽ kiểm soát nhiều cơ chế môi trường của hệ sinh thái sông, và 110
  16. đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định lưu lượng, điều chỉnh dòng chảy cũng như nhiệt độ sông. Các vùng đất ngập nước cũng đóng vai trò quan trọng tương tự trong việc duy trì đa dạng sinh học và các quá trình trong LVS. Quản lý LVS có thể là công cụ được sử dụng để làm tăng số lượng động thực vật hoang dã, một nhân tố của sự đa dạng sinh thái. Mặc dù không phải là thích hợp với mọi trường hợp nhưng việc lập kế hoạch quản lý LVS có thể bao gồm những nỗ lực tránh sự suy thoái nơi cư trú của các loài động thực vật hoang dã nguy cấp. - Cá và các sinh vật thuỷ sinh khác: cần có các hoạt động quản lý LVS để làm giảm các ảnh hưởng và cải thiện, bảo tồn loài cá cũng như các sinh vật thuỷ sinh khác. - Bảo tồn sinh cảnh: các LVS khi được bảo vệ tốt sẽ phục vụ cho nhiều mục đích như giải trí, bảo vệ sinh cảnh hoang dã, lọc nước và lưu giữ nước. - Giải trí-du lịch: Nước cấp cho các hoạt động giải trí-du lịch có thể được tăng cường bằng việc quản lý LVS. Chẳng hạn như, các hoạt động quản lý LVS ở phía hạ lưu sẽ giúp đảm bảo cấp nước đầy đủ và bảo vệ chất lượng nước, ngoài ra còn có thể đem lại lợi ích cho các hồ chứa, làm tăng giá trị của chúng đối với các hoạt động giải trí như bơi thuyền và câu cá. V.2.6.3.2 Phương cách tiếp cận quản lý lưu vực sông Mặc dù nhiều nước trên thế giới đã sử dụng cách tiếp cận này, song cách hiểu và áp dụng tại mỗi nước có nhiều điểm khác nhau. Tuy nhiên, cách tiếp cận lưu vực sông có một số điểm chung là: Nhằm mục đích hài hoà các mục tiêu của các cơ quan địa phương và trung ương trong lưu vực, giúp họ có được chiến lược quản lý hợp lý. Quá trình ra quyết định thường cố gắng bao hàm đầy đủ các lĩnh vực liên quan và sử dụng kỹ năng "tìm tiếng nói chung" để xây dựng được kế hoạch đáp ứng yêu cầu của các bên liên quan. - Sử dụng thông tin khoa học và logic để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hệ sinh thái thuỷ sinh, hệ sinh thái trên cạn, sức khoẻ con người, và các điều kiện kinh tế trong lưu vực. - Sử dụng các biện pháp tài chính phù hợp để chi phí được phân bổ cho các dự án tương ứng với lợi ích thu được của chúng. - Cố gắng tạo ra khung thoả thuận liên ngành nhằm đảm bảo các kế hoạch sẽ được thực hiện dựa vào cách tiếp cận và mong muốn của các bên liên quan chứ không phải dựa vào các luật lệ hay quy định. - Xây dựng các biện pháp và tiêu chuẩn rõ ràng để kiểm tra và đánh giá hiệu quả của việc quản lý LVS. Nhìn chung, cách tiếp cận quản lý môi trường LVS này bao gồm 3 nét chính. Thứ nhất là sự phát hiện vấn đề, phát hiện các mối đe doạ tiềm ẩn đối với sức khoẻ con người và hệ sinh thái trong lưu vực. Thứ hai là sự tham gia của các bên liên quan, đòi hỏi mọi người phải có sự quan tâm thích đáng hoặc thích hợp nhất. Thứ ba là sự phối hợp hành động, đó là các nỗ lực được thực hiện một cách tổng hợp và toàn diện một khi các giải pháp đã được quyết định. Trong những năm gần đây, mặc dù những lợi ích của việc xây dựng kế hoạch tổng hợp quản lý LVS là rất lớn và được xây dựng trên nền tảng kỹ thuật tốt, nhưng việc thực hiện lại gặp 111
  17. rất nhiều khó khăn. Tuy vậy, bất cứ chương trình quản lý LVS nào cũng đều cần tính đến và phải vượt qua những trở ngại đó là: - Việc lập kế hoạch quản lý LVS thường được tiến hành theo quá trình tĩnh và thường được công thức hoá về mục tiêu cũng như lộ trình thực hiện. Điều này khó nhận được sự đồng tình và chấp nhận của các đối tượng khác nhau vì mục tiêu của họ cũng rất khác nhau. - Ranh giới LVS thường không trùng với ranh giới hành chính, do vậy khó khăn cho việc thiết lập quyền lợi và nghĩa vụ của các bên liên quan đến LVS. - Các mô hình cở sở để xây dựng kế hoạch thường dựa trên các cơ sở dữ liệu yếu do vậy độ chính xác và tin cậy không cao. Về thực chất, việc lập kế hoạch quản lý LVS là công việc rất phức tạp, nhất là khi tính đến những tác động về môi trường. Quá trình lập kế hoạch thường chậm và mất rất nhiều thời gian để nó có thể thực sự được tiến hành. V.2.6.4 Sử dụng GIS trong quản lý môi trường nước Trong lĩnh vực quản lý môi trường, công nghệ viễn thám được coi như một công cụ quan trắc hữu ích, nhằm theo dõi những biến động của môi trường theo thời gian, phát hiện kịp thời những ảnh hưởng bất lợi của các hiện tượng thiên nhiên và tác động của con người lên môi trường. Những hiện tượng thiên nhiên thường được quan trắc là: - Theo dõi, giám sát diễn biến môi trường nước mặt. - Theo dõi những diễn biến lũ lụt và đánh giá ảnh hưởng của chúng, đồng thời đề xuất các biện pháp dự báo và phòng tránh có hiệu quả. - Theo dõi, dự báo những hiện tượng cháy rừng và các dạng mất rừng, thoái hoá rừng... - Quan trắc đánh giá những tai biến môi trường như sạt lở đất hoặc xói mòn đất, thoái hoá đất, sa mạc hoá... V.2.7. Bảo tồn nước sinh hoạt Với hiện trạng nguồn nước như hiện nay, vấn đề ô nhiễm khá trầm trọng. Vì vậy chúng ta cần có một số biện pháp thật cụ thể và triệt để, tập trung vào các mặt sau: 1. Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, nâng cao trình độ dân trí cho mọi người nhất là dân trí về môi trường. 2. Có qui định với tất cả xí nghiệp phải xử lý nước thải chất thải trước khi dẫn ra kênh hoặc sông rạch. 3. Có các biện pháp kiểm soát ô nhiễm từ vùng nông thôn và miền núi, Những vùng bị mặn phèn thì nên đề xuất hướng quản trị để chống ô nhiễm nguồn nước. 4. Nghiên cứu chất lượng môi trường nước phải đồng bộ và tổng hợp, nhất là nghiên cứu chất lượng nước không thể tách rời với chất lượng môi trường đất. 5. Quản lý chất thải theo nguyên tắc tránh thải, giảm thải, tái sử dụng, tái chế, xử lý và thải bỏ có thể tóm tắt qua sơ đồ dưới đây 112
  18. Tránh thải Giảm thải Tái sử dụng Tái chế Xử lý Thải bỏ V.2.8. Sử dụng nước và tái sử dụng nước Ở Việt Nam nguồn nước ngọt có được nhờ vào nước mưa hằng năm, với đặc điểm lượng mưa hằng năm từng vùng khác nhau, nơi cao tới hơn 2.000 mm, nơi thấp chỉ 600 - 700 mm; nhưng lượng mưa đó không phân đều trong năm mà tập trung vào một số tháng trong năm, trong tháng cũng chỉ tập trung vào một số ngày. Có những trận mưa hàng trăm ly trong ngày gây nên lũ lụt và nạn xói mòn đất nghiêm trọng; đồng thời tình trạng mưa phân bố không đều trong năm cũng gây nên những đợt hạn hán khắc nghiệt kéo dài. Vụ hạn từ cuối năm 2004 đến 2005 kéo dài tới mười tháng ở các tỉnh cực nam Trung Bộ và Tây Nguyên không những đã gây nên thiệt hại to lớn cho sản xuất nông nghiệp mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đời sống của cư dân trong vùng. Với những đặc điểm thiên nhiên và thiên tai kể trên, đòi hỏi chúng ta muốn có nền sản xuất, nhất là nông nghiệp, bền vững và ổn định cuộc sống của nhân dân, phải xây dựng một chiến lược sử dụng nước có cơ sở khoa học kết hợp kinh nghiệm thực tiễn nhiều năm trên thế giới và trong nước để sử dụng nguồn nước tiết kiệm và đạt hiệu quả cao nhất. Chiến lược sử dụng nước là một công trình khoa học mang tính tổng hợp nhiều lĩnh vực. Các nước trên thế giới và nước ta nhiều năm cũng đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm, nhất là trong lĩnh vực chống xói mòn. Nhưng trong những năm của thập kỷ 60 và 70 của thế kỷ 20, do khai thác thiên nhiên, phát triển kinh tế thiếu khoa học, lãng phí tài nguyên, làm mất cân bằng sinh thái, ô nhiễm môi trường, nạn lũ lụt, hạn hán xảy ra hằng năm ngày càng trầm trọng, nạn thiếu nước ngọt cho cuộc sống và sản xuất đang trở thành nguy cơ số một của thế giới. Việt Nam cũng đang vấp phải tình trạng tương tự. Ðã đến lúc, các nước cần tính đến chiến lược nhằm từng bước giải quyết một cách cơ bản vấn đề bức xúc này. Nội dung cơ bản của chiến lược sử dụng nước bao gồm: - Giải pháp giữ nước, giữ tại chỗ, giữ từng chặng, triệt để hạn chế lượng nước mưa chảy ra biển. Ðịa hình phần lớn các tỉnh nước ta đều có độ dốc đổ ra Biển Ðông, nếu không có những giải pháp giữ nước thì sau mỗi trận mưa tạo dòng chảy trên mặt đất chiếm tới 90% lượng nước mưa, làm xói mòn hàng chục tấn đất mùn và lượng nước mưa quý hiếm đó 113
  19. nhanh chóng theo sông chảy ra biển. Các giải pháp giữ nước tại chỗ và từng chặng bao gồm tích trữ nước mặt, tăng lượng nước ngầm. Tổng thể các giải pháp là một hệ thống hoàn chỉnh chia nhiều bước, thực hiện trong nhiều năm; nhỏ và dễ làm trước, to và khó làm sau, tùy theo khả năng huy động nhân lực, tài lực của nhân dân và nhà nước. Trước mắt cần tổ chức một chương trình nghiên cứu xây dựng hệ thống giải pháp được bố trí thành hệ thống kế hoạch, chia bước hằng năm, góp phần tăng trưởng kinh tế, bảo đảm sản xuất bền vững và ổn định đời sống xã hội. Mỗi khi tạo được các công trình trữ nước lớn, nhỏ hay các đập tràn dâng mức nước, cần có kế hoạch sử dụng có hiệu quả nguồn nước mới được tạo nên, lấy hiệu quả kinh tế của bản thân nó để tạo điều kiện thực hiện tiếp kế hoạch của giai đoạn sau. - Sử dụng nước hợp lý, phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Cần hình thành một chương trình nghiên cứu khoa học để làm cơ sở phân phối nguồn nước quý hiếm này cho các lĩnh vực sử dụng như: cho cư dân thành thị và nông thôn, cho các ngành kinh tế quốc dân. - Chống ô nhiễm nguồn nước sạch, hiện tượng khá phổ biến ở nước ta hiện nay là sử dụng nước lãng phí và làm ô nhiễm nguồn nước; đồng thời nước thải không xử lý càng làm tăng mức độ ô nhiễm nguồn nước sạch. Nhiệm vụ trước mắt cũng như lâu dài là tăng cường tuyên truyền, nâng cao dân trí về bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước sạch, thực hiện các biện pháp chống ô nhiễm nguồn nước sạch. Ba giải pháp trên bao gồm một hệ thống các giải pháp mang tính tổng hợp, cần được tiến hành đồng bộ mới đạt được yêu cầu hỗ trợ lẫn nhau, chi phí thấp, hiệu quả cao. - Tái sử dụng nước thải trong sinh hoạt cũng như trong các lĩnh vực sản xuất để quay vòng sử dụng nước nhằm tiết kiệm nguồn nước cho cộng đồng, không chỉ đem lại lợi ích về môi trường mà còn giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân ở những vung khan hiếm nước hay thiếu nước sạch. Khái niệm tái sử dụng nước (TSDN) trong quá trình sản xuất và sinh hoạt đã có từ rất lâu. Những hoạt động tái sử dụng đã góp phần làm giảm giá thành và giúp giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường. Ngày nay, trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt, vai trò của tái sử dụng như là nguồn cung cấp nguyên, nhiên vật liệu giá rẻ càng trở nên quan trọng hơn. Nguồn nước đầu vào cho tái sử dụng nước có thể coi là vô tận, vì có sản xuất là có nước thải và có cơ hội cho tái sử dụng. Mặc khác, tái sử dụng còn là một giải pháp hữu hiệu làm giảm chi phí sản xuất, giảm chi phí xử lý chất thải và do đó hạ giá thành sản phẩm. Bên cạnh những lợi ích kinh tế, TSDN góp phần làm giảm các thiệt hại môi trường do nước thải gây ra, đồng thời nâng cao uy tín và giúp gắn mác sinh thái cho các sản phẩm của công ty. Xét trên tổng thể, thực hiện tốt biện pháp TSDN đem lại môi trường trong sạch hơn, cải thiện sức khỏe cộng đồng và là một trong những giải pháp quan trọng đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội. Các lợi ích của việc TSDN không chỉ dừng lại ở khâu sản xuất. Nhiều khi, những lợi ích môi trường và xã hội gián tiếp còn to lớn hơn những lợi ích kinh tế đo đếm được. Chẳng hạn, tái chế giúp khôi phục và duy trì một môi trường trong sạch và lành mạnh, nhờ vậy giảm các chi phí chữa bệnh và chi phí do nghỉ ốm. Môi trường trong lành cũng giúp phát triển ngành du lịch, kéo theo là các hoạt động kinh tế khác như nhà hàng, khách sạn, thương mại, cơ sở hạ tầng... Về lâu dài, việc duy trì sự phát triển bền vững quan trọng hơn nhiều so với tăng trưởng nóng trong một thời gian ngắn với chất lượng phát triển thấp, gây áp lực lớn lên hệ thống cơ sở hạ tầng và gây ra những vấn đề môi trường trầm trọng. Một xã hội phát triển bền vững là xã hội không những đảm bảo được các nhu cầu hiện tại của mình mà còn có khả năng đảm bảo nhu cầu cho các thế hệ tương lai. Điều này chỉ có thể thực hiện được khi các nguồn tài nguyên được sử dụng một cách hiệu quả và quan trọng 114
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0