GIÁO TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT ĐƯỜNG - BÁNH - KẸO part 2
lượt xem 119
download
2.1.2 . Tính chất hoá học của sacaroza: - Tác dụng của axit : Dưới tác dụng của axit, sacaroza bị thuỷ phân thành glucoza và fructoza theo phản ứng : [_H+ ] C12H22O11 + H2O C6H12O6 + C6H12O6 sacaroza glucosa fructoza 0 O +66,5 52,5 - 93,0O Hỗn hợp có góc quay trái ngựơc với góc quay phải của sacaroza. Do đó phản ứng trên được gọi là phản ứng nghịch đảo và hỗn hợp gọi là đường nghịch đảo (chuyển hoá).
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: GIÁO TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT ĐƯỜNG - BÁNH - KẸO part 2
- Bảng 1.4. Anh hưởng của nồng độ và nhiệt độ đến độ nhớt của dung dịch đường Độ nhớt, 10 -2 N.s/m2 Nồng độ, % 20OC 40OC 60OC 70OC 20 1,96 1,19 0,81 0,59 40 6,21 3,29 0,91 1,32 60 58,93 21,19 9,69 5,22 70 485,0 114,80 39,10 16,90 2.1.2 . Tính chất hoá học của sacaroza: - Tác dụng của axit : Dưới tác dụng của axit, sacaroza bị thuỷ phân thành glucoza và fructoza theo phản ứng : [_H+ ] C12H22O11 + H2O C6H12O6 + C6H12O6 sacaroza glucosa fructoza 0 O - 93,0O +66,5 52,5 Hỗn hợp có góc quay trái ngựơc với góc quay phải của sacaroza. Do đó phản ứng trên được gọi là phản ứng nghịch đảo và hỗn hợp gọi là đường nghịch đảo (chuyển hoá). - Tác dụng của kiềm: Phân tử đường sacaroza không có nhóm hidroxyt glucozit nên không có tính khử. Khi tác dụng với chất kiềm hoặc kiềm thổ, sacaroza tạo thành sacarat. Trong sacarat, hydro của nhóm hydroxyl được thay thế bởi kim loại. Như vậy trong môi trường này, có thể coi sacaroza như 1 axit yếu. Phản ứng tạo thành sacarat phụ thuộc vào: nồng độ của dung dịch, lượng kiềm và lượng sacaroza. Trong dung dịch đậm đặc và dư kiềm, sacaroza sẽ tạo nên nhiều sacarat: C12H22O11 + Na+ OH - HOH + NaC12H21O11 Khi tác dụng với vôi sẽ thu được các phức sacarat sau: C12H22O11 . CaO. H2O : monocanxi sacarat C12H22O11 . 2CaO. 2H2O : dicanxi sacarat C12H22O11 . 3CaO. 3H2O : tricanxi sacarat Hai dạng monocanxi và dicanxi dễ hòa tan trong nước, trong khi đó tricanxi rất ít hòa tan trong nước nên phản ứng tạo thành tricanxi sacarat được ứng dụng để lấy đường sacaroza khỏi rỉ đường của củ cải. Ở môi trường kiềm loãng và dung dịch đường lạnh, hầu như không có tác dung gì. Nếu kiềm đậm đặc, ở nhiệt độ thấp, đường cũng bị phân giải. Ở pH từ 8 đến 9 và đun nóng trong một thời gian dài, sacaroza bị phân hủy thành hợp chất có màu vàng và màu nâu Trong môi trường kiềm, ở nhiệt độ cao, đường bị phân huỷ tạo ra các axit và chất màu..v...v.. Tốc độ phân huỷ tăng theo độ pH. Ở nhiệt độ sôi (trong 1 giờ) và pH = 8 - 9, sacaroza chỉ bị phân huỷ 0,05%. Nếu cùng ở nhiệt độ trên nhưng với pH là 12 thì sự phân huỷ đó tăng 0,5 % ( hình 1.2) Đường bị phân hủy,% 13 1.5 1.0
- Hình 1.2 Sự phân huỷ sacaroza Sự phân huỷ và tạo thành các sản phẩm có màu thường do những phản ứng sau: -H2O C12H18O9 -2H2O C36H50O25 -H2O C12H22O11 -H2O C12H20O10 Sacaroza Izosacaran Caramenlan Caramelan Ehrlich sacaran (không màu) (không màu) (màu đậm) C36H48O24 C96H102O50 (C12H8O4)n Hoặc ( -H2O -19nH2O C3H2O) x Caramelin Humin (Schiff) Chất màu caramen được coi như là hợp chất humin. Đó là sự polyme hoá ở mức độ khác nhau của - anhidrit. - Tác dụng của enzim: Dưới tác dụng của enzim invertaza, sacaroza sẽ chuyển thành glucoza và fructoza. Sau đó dưới tác dụng của phức hệ enzim, glucoza và fructoza sẽ chuyển thành ancol và CO2. men rượu C6H12O6 2 C2H5OH + CO2 glucoza hoặc fructoza 2.2 . Chất không đường: Trong ngành đường, người ta gọi tất cả những chất có trong n ước mía trừ sacaroza, là chất không đường kể cả glucoza, fructoza và rafinoza. Chất không đường trong nước mía có thể chia như sau: - Chất không đường không chứa nitơ. - Chất không đường chứa nitơ. - Chất màu. - Chất không đường vô cơ. 2.2.1. Chất không đường không chứa nitơ 2.2.1.1. Glucoza và fructoza . Thường còn được gọi là đường khử. Khi mía còn non, hàm lượng đường glucoza và fructoza trong mía tương đối cao. Khi mía chín, hàm lượng đó giảm đến mức thấp nhất. Tính chất lí hoc của glucoza và fructoza Độ hoà tan: của glucoza và fructoza tăng theo nhi ệt độ. Độ hoà tan của glucoza kém hơn của sacaroza. Fructoza hoà tan nhiều trong nước. Độ hòa tan của một số loại đường được trình bày ở bảng 1.5. Bảng 1.5. Tính hòa tan của một số loại đường trong nước ở 20OC Đường Độ hòa tan, g/100g nước Sacaroza 204 Fructoza 375 Glucoza ( hydrat) 107 14
- Maltoza 83 Lactoza 20 Độ ngọt : độ ngọt của fructoza lớn hơn của sacaroza và glucoza. Trong mía hàm lượng fructoza là ít nhất. Độ quay cực: Glucoza có góc quay phải .Góc quay cực của glucoza là: 20 = 52,50 + 0,0188c + 0,000517 c2 D trong đó c: Nồng độ glucoza trong nứơc ở giới hạn từ 0 - 35% trọng lượng, %. Fructoza có góc quay trái, góc quay cực của fructoza là : 20 = - (91,5 + 0,133 c ) D trong đó c: nồng độ fructoza , % trọng lượng. Tính chất hoá học của gflucoza và fructoza : Tác dụng của kiềm : Ở nhiệt độ thấp ( 600) trong môi trường kiềm loãng xảy ra sự đồng phân hoá theo sơ đồ phản ứng sau: H CO HO C H HO C H H C O H C OH H C OH H C OH C OH H C OH HO C H HO C H H2 C OH H C OH H C OH Manoza H C OH H C OH H2 C OH H2 C OH H2 C OH C O Ở nhiệt độ cao và môi trường kiềm, glucoza và fructozaO thể bị H H có C phân huỷ và tạo thành một số sản phẩm nh ư axit lactic, axit glucosacaric, axit formic, lacton. Những axit này lại kết H C OH hợp với vôi tạo thành muối hoà tan. Vì vậy khi dùng vôi xấu, hàm lượng muối can xi trong nước mía tăng. H C OH Trong môi trường kiềm, fructoza bị phân huỷ nhiều hơn glucoza. Vì vậy, trong sản H2 C OH phẩm đường, lượng glucoza thường nhiều hơn fructoza. Tác dụng của axit: trong môi trường axit, đường khử ổnructozanhất là ở pH= 3 chứ F định không phải bằng 7. Nhưng trong môi trường axit và đun nóng, đường khử sẽ tạo thành oximetylfufurol và sau đó tạo thành axit levulic và axit focmic. Tác dụng của chất oxi hoa: Glucoza chỉ tác dụng với brom trong môi trường axit và với axit hipobromic trong môi trường kiềm. Phản ứng tiến hành như sau: RCHO + Br2 + H2O RCOOH + 2HBr RCHO + HBrO RCOOH + HBr Fructoza bị oxi hoá bởi brôm ở nhiệt độ cao và thời gian dài hơn so với glucoza. Tác dụng của nhiệt đô: Khi đun nóng ở nhiệt độ 160 - 170 0C , glucoza và fructoza bị mất một phần nước và tạo thành glucozan và fructozan. Nếu tiếp tục đun ở nhiệt độ cao, CO2 sẽ thoát ra , còn lại là than. 15
- Đối với fructoza , ở nhiệt độ 100OC, đã bị phân huỷ nên nhiệt độ mất nước của fructoza thấp hơn glucoza . 2.2.1.2 . Axit hữu cơ: Trong nước mía, các axit hữu cơ có thể ở dạng tự do, muối hoà tan hoặc không tan , trong đó axit tự do chiếm 1/3 lượng axit chung.Người ta đã tìm thấy nhiều loại axit trong nước mía hỗn hợp như: axit.aconitic, a.xitric, a. malic, a.oxalic, a.glicolic, a.mesaconic, a.suxinic, a.fumaric. v..v.. trong đó hàm lượng a.aconitic gấp 3 lần tổng l ượng các axit.Vì vậy, người ta thu hồi axit này dưới dạng canxi aconitat.Ngoài ra a.oxalic là thành phần đóng cặn chủ yếu trong thiết bị bốc hơi và truyền nhiệt. Trong sản xuất đường, axit có tác dụng chuyển hóa sacaroza. 2.2.1.3 . Chất béo: Chất béo chủ yếu trong cây mía là sáp. Sáp thường tạo một lớp bao bọc ngoài cây mía. Trong sản xuất đường mía, gần 60-80% sáp theo bã mía, phần còn lại tồn tại trong bùn lọc. 2.2.2. Chất không đường chứa nitơ: Hàm lượng phụ thuộc vào mía, điều kiện đất đai, chế độ canh tác.Theo Spences và Meade, hàm lượng chất không đường chứa nitơ bao gồm: Anbumin và các chất tương tự 0,12% Axit amin 0,20% Amit 0,07% NH 3 _ Nitrat 0,01% Phần lớn chất không đường chứa nitơ sẽ từ cây mía chuyển vào nước mía hỗn hợp .Đứng về quan điểm kĩ thuật, việc chuyển đó có ảnh hưởng xấu đến chất lượng sản phẩm. và giảm hiệu suất thu hồi. 2.2.3. Chất màu: Chất màu trong cây mía có thể chia làm 2 loại: - Chất màu có trong bản thân cây mía. - Chất màu sinh ra trong quá trình sản xuất đường. * Chất màu có trong bản thân cây mía: ( phần lớn là chất màu thực vật) . Diệp lục tố a ( C55H72O5N4Mg) . Diệp lục tố b ( C55H70O4N4Mg) Diệp lục tố không tan trong nước và dung dịch đường nhưng tan trong ancol và kiềm. Do đó dễ loại ra khi làm sạch nứơc mía. . Xantophin : Màu vàng, có công thức C40H56O24 tan trong nước và dung dịch đường. Nó dễ bị loại ra trong quá trình sản xuất đường. . Caroten : Màu vàng, có công th ức C40H56. Caroten không tan trong mía và dung dịch đường. . Antoxian: Thường gọi nhóm có màu xanh và tím dễ hoà tan. Chất màu xanh có tinh tan được tạo thành từ antoxianidin, glucoza và các đường khác. Trong dung dịch đậm đặc, antoxian chuyển thành đỏ tím.Theo Zerban và Frelanen thì anto xian thuộc nhóm poliphenol và chuyển thành màu sẫm khi phản ứng với các muối sắt. Trong giai đoạn cacbonat, antoxian bị loại hoàn toàn. Phương pháp sunfit hoá chỉ loại được một phần antoxian. * Chất màu sinh ra trong quá trình sản xuất đường: . Sự phân giải đường ở nhiệt độ cao kết hợp với quá trình ngưng tụ gọi là sự caramen hoá . Chất màu là caramen. 16
- . Phản ứng giữa cacbonyl với hợp chất chứa nhiều amin được gọi là phản ứng Maillard và chất màu là melanoidin. . Sự phân giải đường ở nhiệt độ hơi cao và trong môi trường kiềm. . Sự tạo thành hợp chất phức chất giữa poliphenol và ion kim loại nặng trước hết là Fe. Đối với sản xuất đường thường gặp chất màu melanoidin, caramen và poliphenol + Fe. . Chất màu phần lớn là hợp chất hữu cơ có nối đôi. Muốn biến thành chất không màu cần phá vỡ nối đôi. 2.2.4- Chất không đường vô cơ: Hàm lượng nó phụ thuộc giốn g mía, chế độ canh tác và điều kiện khí hậu. Các chất vô cơ chủ yếu trong nước mía hỗn hợp là K2O, Na2O, SiO2,, P2O5, Ca, Mg trong đó K2O chiếm lượng khá lớn.Trong quá trình làm sạch P2O5 có tác dụng tốt. Những chất còn lại đều là những chất có hại trong sản xuất đường. Kali và natri là nguyên nhân tạo mật cuối. Các chất khác như Ca, Mg, SiO2 là thành phần chủ yếu đóng cặn trong thiết bị bốc hơi và truyền nhiệt. 17
- Chương 2 : LẤY NƯỚC MÍA 1. Lấy nước mía bằng phương pháp ép Để lấy nước mía ra khỏi cây mía, hiện nay trong công nghiệp đường người ta sử dụng hai phương pháp: - Ép - Khuếch tán. Phương pháp ép vẫn được sử dụng phổ biến từ mấy trăm năm nay. Nguyên lí chung là xé và ép dập thân cây mía nhằm phá vỡ các tế bào để lấy nước mía. Ép mía là công đoạn đầu tiên của cả quá trình làm đường được chia làm các giai đoạn nhỏ như sau: - Vận chuyển, cấp mía vào máy ép. - Xử lí mía trước khi ép. - Ép dập. - Ép kiệt nhiều lần. Tổ hợp một số hệ máy ép hiện nay trên thế giới: 2K + 2R + 9R (12R) K + S + 2R + 9R (12R) 2K + S + 12R 2K + 3R + 9R(12R) K: Máy băm mía. R: Trục ép S: Máy đánh tơi. Máy băm mía, máy đánh tơi và ép dập là các bộ phận xử lí sơ bộ mía. 1.1. Vận chuyển và cấp mía vào máy ép: Mía được vận chuyển từ ruộng mía về bằng hệ thống đ ường sắt, đường thuỷ hoặc đường bộ được tập kết trên bãi rộng. Mía từ bãi được chuyển dần vào để ép. Thông thường sử dụng các phương tiện sau đây: cần cẩu hoặc cầu cẩu, xe goòng, băng xã mía, máy cào và băng chuyền mía. 1.2. Xử lí cây mía trước khi ép: Vỏ mía có lớp sáp, phấn. Cây mía cong, thẳng, dài ngắn khác nhau. Cho nên cần xử lí sơ bộ trước khi ép. Sau xử lí, tính chất vật lí của mía thay đổi. Tế bào mía bị phá vỡ, mía bị băm thành những sợi dài thích hợp cho vấn đề ép mía. Vậy mục đích của giai đoạn này là xử lý trước khi đưa vào máy ép để tạo điều kiện ép dễ dàng, nâng cao nâng suất và hiệu suất của công đoạn ép. Các thiết bị xử lí sơ bộ thường dùng là: Máy san bằng, máy băm, máy đánh tơi. 1.2 1. Máy san bằng: Máy dùng để san đều lớp mía vừa đổ xuống băng . Gồm 1 trục quay có từ 24 - 32 cánh cong được lắp trên đoạn băng ở đoạn bằng, quay ngược chiều với chiều băng mía đi. Tốc độ 18
- quay 40 - 50 vòng/phút. Tác dụng của thiết bị này không lớn lắm, công suất tiêu hao nhiều nên hiện nay các nhà máy đường hiện đại ít dùng. 1.2.2. Máy băm mía: Máy băm mía không thể thiếu được trong nhà máy Đường hiện đại. Hiện nay các dao băm thường được điều khiển bởi 2 môtơ: Môtơ điện ( hình 2.2) và tua bin hơi. Hình 2.2: Máy băm mía điều khiển bằng môtơ điện. Máy băm cây mía thành những mảnh nhỏ.phá vỡ các tế bào mía, san mía thành lớp dày ổn định trên băng, nâng cao mật độ mía trên băng từ 125 - 150 Kg/m3 lên đến 250 - 300kg/m3. Tác dụng chính: - Nâng cao năng suất ép do san mía thành lớp dày đồng đều, mía dễ được kéo vào máy ép không bị trượt, nghẹt. - Nâng cao hiệu suất ép, do vỏ cứng đã được xẻ nhỏ, tế bào mía bị phá vỡ, lực ép được phân bố đều trên mọi điểm nên máy ép làm việc ổn định và luôn đầy tải, nước mía chảy ra dễ dàng. * Số lượng dao băm và phương cách lắp đặt các dao băm: Hiện nay số lượng máy băm thường không quá hai máy. Lượng ép tăng nhưng không tăng tỉ lệ thuận với số máy băm. Một dao băm duy nhất khó có thể băm tốt hết bề d ày lớp mía và băm vụn mía được. Theo nghiên cứu của Hugot, công suất tương đối của các hề thống ép có số dao băm khác nhau như trong bảng 2.1. Bảng 2.1. Công suất tương đối của các hề thống ép có số dao băm khác nhau Không có dao băm Có 1 dao băm Có 2 dao băm Công suất tương đối 1 1,15 1,20 Nếu hệ thống có 2 dao băm thì thường lắp đạt như sơ đồ hình 2.1. 19
- Hình 2.1. Cách lắp đặt hai dao băm 1.2.3 . Máy đánh tơi: Sau khi qua máy băm mía thành lớp, còn nhiều cây mía chưa được băm nhỏ, cần được qua máy đánh tơi để xé và đánh tơi ra để mía vào máy ép dễ dàng hơn, hiệu suất ép tăng lên. Nếu dùng máy đánh tơi, hiệu suất ép mía có thể tăng lên 1%. Nó làm tơi mía, nhưng không có tác dụng trích li nước mía. Máy đánh tơi dùng đầu tiên trên thế giới do Fiske phát minh vào năm 1886. Hiện nay trên thế giới dùng các máy đánh tơi: - Kiểu búa ( Gruendler) - Kiểu đĩa - Kiểu searby + Máy đánh tơi kiểu searby : Hiệu suất tăng 2,5 % với hệ máy ép 11 trục 1,25% với hệ máy ép 14 trục 10% với hệ máy ép 15 trục. Hiệu suất trích li nứoc mía: Có máy đánh tơi Không có máy đánh tơi Lượng ép (Tấn mía/h) 88 87,2 Đường trong bã (%) 2,55 3,05 Hiệu suất trich li(%) 93,55 92,25 Điều kiện thí nghiệm: 1 bộ ép dập : 1066,8 2209,8 mm 4 bộ ép nát : 914,4 x 2132,6mm + Máy đánh tơi kiểu búa: Được sử dụng ở nhà máy đường Quảng Ngãi và Bình Dương và được dùng phổ biến nhất hiện nay. Đây là một dạng máy đập bằng các búa xoay, lắp thành hàng song song xung quanh trục quay bằng thép, đặt trong vỏ máy hình trụ, mặt cắt ngang hình máng. Bên sườn trong của vỏ có gắn nhiều miếng sắt dọc theo thân máy và được coi là các tấm kê của búa đập. Mía đi vào cửa trên của máy và ra ở cửa dưới (hình 2.2). Búa đập quay với tốc độ khoảng 1200 vòng/phút, theo chiều chuyển động của mía. Khi lắp một máy đánh tơi kiểu búa, tỉ lệ tế bào mía bị xé là 85%. Nếu dùng hai máy, tỉ lệ này tăng lên 95%. Đối với dàn ép, thường dùng một máy. 20
- Hình 2.2: Máy đánh tơi kiểu búa lắc \+ Máy đánh tơi kiểu đĩa: Kiểu này gồm hai trục ghép lại bởi nhiều đĩa răng cưa hình nón, lắp từng đôi một úp vào nhau ( hình 2.3). Hai trục quay tốc độ khác nhau, do đó mía sẽ bị xé tơi. Hình 2.3: Máy đánh tơi kiểu đĩa. 1.2.4 . Máy ép dập: Ép dập vùa có tác dụng lấy nước mía, vừa làm cho mía dập vụn hơn, thu nhỏ thể tích lớp mía để cho hệ thống máy ép sau làm việc ổn định, tăng năng suất ép, tăng hiệu suất ép và giảm bớt công suất tiêu hao. Vì vậy máy ép dập có các đặc tính: . Mặt trục cần có răng để kéo mía . Mặt trục có tác dụng vừa làm dập, vừa đánh tơi và ép. . Tốc độ máy ép dập phải lớn hơn tốc độ máy ép phía sau.Thường lớn hơn 20% để thực hiện việc cung cấp mía. Nếu 2 tốc độ bằng nhau thì việc cung cấp mía không đều. Phân loại: Về cấu tạo, máy ép dập có nhiều loại nhưng phổ biến nhất là 2 loại: - Loại cấu tạo răng chữ nhân ( Krajewski) - Loaị cấu tạo răng chữ V ( Fulton) Trục ép dập kiểu Krajewski có những rãnh dày cong hình ch ữ Z dọc theo chiều dài trục cách đều nhau 15 cm. Mỗi trục có 15 hàng, mỗi hàng 5 -7 chữ Z. Góc giữa các răng 900. 21
- Trục ép dập kiểu Fulton (hình 2.4) được dùng thông dụng hơn cả. Khi ta cắt trục bằng 1 mặt phẳng dọc trục thì răng trục ở vết cắt có dạng hình chữ V. Góc mở hình chữ V bằng 600. Để trục kéo mía dễ dàng, ở trục đỉnh và trục trước, người ta đục những rãnh dọc theo thân trục cách nhau 20cm hình chữ nhân. Đỉnh chữ nhân ở giữa thân trục, góc mở của chữ nhân l à 140 - 144 0. Góc răng càng nhỏ có tác dụng kéo mía dễ nhưng nhọn quá thì dễ gãy. So sánh giữa răng chữ nhân và chữ V: - Chữ V dùng 3 trục có lắp tấm dẫn mía. - Chữ nhân dùng 2 trục không lắp tấm dẫn mía. - Khi không có máy băm, mía vào cả cây, dùng chữ nhân kéo mía tốt hơn chữ V. Nếu có máy băm mía thì dùng chữ V tốt hơn, kéo và thoát mía dễ dàng. Hình 2.4. Trục ép dập kiểu Fulton So sánh về hiệu suất ép của 2 loại máy: Loại máy ép dập Hiệu suất ép (%) . Ép dập 2 trục ( chữ nhân) 40 - 50 . Ép dập 2 trục ( chữ V) 45 - 55 . 2 bộ ép dập ( 4 trục) 60 - 70 . Ép dập 3 trục 60 - 75 Loại máy chữ nhân dùng nhiều ở Hawai, Indonexia. Ngày nay gần như có ý nghĩa lịch sử. Loaị chữ V dùng nhiều ở Cuba, Philippin, Việt Nam. Trước đây máy ép dập thường dùng 2 trục, hiện nay dùng 3 trục, thậm chí 2 bộ trục để nâng cao năng suất và hiệu suất nhưng hiệu quả không lớn vì thường người ta có dùng máy băm. Do đó các nhà máy đường thường không dùng quá 2 bộ ép dập. 1.2.4 . Ép kiệt nhiều lần: Mục đích: Lấy kiệt lượng nước mía có trong mía tới mức tối đa cho phép vì ở bộ ép dập chỉ ép ra 1 lượng nước mía như sau: - Ép dập 2 trục : 45 - 55 % nước mía có trong cây mía - Ép dập 3 trục : 65 - 75% nước mía trong cây mía. Trong quá trình tiến bộ kĩ thuật, phương pháp ép thay đổi từ ép khô đến ép có phun nước thẩm thấu hoặc kết hợp ép và ngâm khuếch tán. Các loại máy ép cũng đ ược cải tiến không ngừng. 1.2.4. 1. Cấu tạo máy ép Cấu tạo một bộ máy ép bao gồm các bộ phận chính: 22
- - Giá máy. - Các trục đỉnh, trục trước, trục sau. - Bộ gối đỡ trục và bộ điều chỉnh vị trí lắp trục. - Bộ phận nén trục đỉnh. - Tấm dẫn mía (lược đáy) và các lược khác. Giá máy: Giá máy là bộ khung chịu lực rất lớn khoảng 3500-7000at, thường đúc bằng thép trên đó lắp tất cả các chi tiết của máy. Giá máy có nhiều kiểu: kiểu đỉnh thẳng (hình 2.5), kiểu đỉnh nghiêng và kiểu cần nén cong (hình 2.6) Hình 2.5: Máy ép kiểu đỉnh thẳng Hình 2.6: Máy ép kiểu cần cong. (kiểu Fives Lille- Cail C46). Trục ép: Trục ép gồm có lõi trục bằng thép, một đầu gắn một bánh xe răng cao chân để truyền chuyển động, lồng chặt trong áo trục bằng gang đặc biệt. Đường kính ngoài áo trục thường bằng một nửa chiều dài trục. Ở hai đầu áo trục có vành chắn nước mía khỏi bắn vào cổ trục. Hình dáng và vị trí lắp của vành đó trên trục đỉnh và hai trục trước có khác nhau Thép làm lõi trục có thành phần: Ni= 3-4%, Cr = 0,5 - 1%, C = 0,2 - 0,45%. Hai cổ trục tròn, nhẵn bóng, đường kính bằng một nửa đường kính trục ép. Vỏ trục đúc bằng gang. Mặt vỏ trục được kẻ nhiều rãnh quanh trục để kéo mía và phân lớp mía tốt hơn, tạo thuận lợi cho các bộ ép sau, nâng cao hiệu suất lấy đường. Trên mặt trục còn có răng trục để tăng cường khả năng xé tơi mía, thường dùng răng coa cấu tạo chữ V nhưng kích thứơc răng nhỏ hơn máy ép dập. Ví dụ: Răng ép dập: H x t = 40 x 52 mm ép nát I H x t = 20 x 26 mm II H x t = 20 x 26 mm III H x t = 10 x 18 mm. Đối với trục đỉnh và trục trước, người ta còn đục những rãnh có hình chữ nhân chồng lên nhau cách đều khoảng 20cm để kéo mía dễ dàng. Ở trục trước và trục sau, để nước mía thoát nhanh và dễ dàng, người ta tiện thêm những rãnh sâu 25mm và rộng khoảng 5mm cách đều nhau, khoảng 4 răng tiện một rãnh sâu đối 23
- với trục trước và 6 răng đối với trục sau (đối với kích thước răng 10x13mm), bởi vì nước m,ía ở trục sau ít hơn ở trục trước. (Hình 2.7) Hình 2.7: Rãnh thoát nước mía. Ở hình 2.7, rãnh thoát nước mía, theo Hugot được gọi là messchaert, là những đường rãnh ( hay là con kênh) được tạo chung quanh lô ép vào, nhờ đó nước mía được thoát nhanh và thoát ra ở hai bên trục ép. Có 2 cách để tạo các messchaert : - Bằng cách bỏ một răng và thay bằng một messchaert ngay tại tâm của răng bị bỏ ( 9.10). - Hoặc giữa các răng, nhưng khoét messchaert giữa 2 răng ( 9.11). Bộ gối đỡ trục và điều chỉnh vị trí trục ép: Máy ép là một thiết bị làm việc nặng, trục quay với tốc độ chậm, nên hầu hết không đỡ trục bằng bi mà dùng các gối đỡ có đường dẫn nước làm nguội và được lót bằng vòng lót bằng kim loại mềm (đồng) có rãnh dẫn đầu bôi trơn thường xuyên. Bộ phận nén trục đỉnh: Còn gọi là bình tụ sức, tạo ra lực nén trên trục đỉnh, tăng khả năng lấy nước mía. Lực ấy có thể: - Lực do lò xo: Thiết bị nén lò xo. Ở thiết bị này, lớp mía chịu lực không đều. Mặt khác, sau khi dùng một thời gian, tính chất đàn hồi của lò xo giảm hoặc bị gãy. Hệ thống này hiện nay vẫn được dùng ở các che ép bé ( hình 2.8). Hiện nay các nhà máy lớn đều thay bằng lực nén thuỷ lực. - Lực nén thủy lực: có ưu điểm là giữ được lực nén ổn định, không phụ thuộc vào độ nâng của che ép. Lực nén thủy lực được tạo nhờ các ống dẫn dầu dưới áp lực (hình 2.9) và được phát ra từ bình tụ sức. Nguyên tắc làm việc: Cút-xi-nê ở phía trên của trục ép có thể “trượt “trong chóp nón của giá máy. Các cút-xi-nê này tiếp nhận lực nén của pittong thủy lực, trực tiếp hay qua miếng đệm pittong trượt trong chóp nón (hình 2.10). Hiện nay có các kiểu bình tụ sức sau: + Bình tụ sức bằng gang ( hình 2.9) 24
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Công nghệ sản xuất và kiểm tra cồn etylic - PGS.TS. Nguyễn Đình Thưởng, TS. Nguyễn Thanh Hằng (ĐH Bách Khoa Hà Nội)
282 p | 1363 | 516
-
Giáo trình Công nghệ sản xuất phân bón vô cơ - La Văn Bình, Trần Thị Hiền
144 p | 1086 | 430
-
GIÁO TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT ĐƯỜNG - BÁNH - KẸO part 1
12 p | 771 | 278
-
Giáo trình Công nghệ sản xuất chương trình truyền hình - ThS. Phạm Thị Sao Băng
81 p | 895 | 260
-
Giáo trình : Công nghệ sản xuất bia và malt part 1
10 p | 629 | 225
-
Giáo trình Công nghệ sản xuất chất kết dính vô cơ - ThS. Nguyễn Dân
155 p | 748 | 221
-
Giáo trình Công nghệ sản xuất các sản phẩm từ sữa và thức uống pha chế: Tập 2 - Công nghệ sản xuất thức uống pha chế
283 p | 828 | 196
-
Giáo trình môn Công nghệ sản xuất đường - bánh - kẹo
120 p | 506 | 158
-
GIÁO TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT ĐƯỜNG - BÁNH - KẸO part 5
12 p | 278 | 117
-
GIÁO TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT ĐƯỜNG - BÁNH - KẸO part 6
12 p | 289 | 110
-
Bài giảng : CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT BÁNH KẸO part 8
26 p | 442 | 109
-
Bài giảng : CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT BÁNH KẸO part 9
26 p | 362 | 93
-
GIÁO TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT ĐƯỜNG - BÁNH - KẸO part 8
12 p | 191 | 82
-
Giáo trình Công nghệ rượu bia và nước giải khát (Nghề: Công nghệ thực phẩm - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
82 p | 60 | 14
-
Giáo trình Công nghệ sản xuất bột giấy (Tập 1 Sản xuất bột hóa): Phần 1 - TS. Lê Quang Diễn
119 p | 67 | 11
-
Giáo trình Công nghệ sản xuất bột giấy (Tập 2 Sản xuất bột cơ): Phần 1 - TS. Lê Quang Diễn
73 p | 40 | 8
-
Giáo trình Công nghệ sản xuất bột giấy (Tập 2 Sản xuất bột cơ): Phần 2 - TS. Lê Quang Diễn
39 p | 34 | 7
-
Giáo trình Công nghệ sản xuất bột giấy (Tập 1 Sản xuất bột hóa): Phần 2 - TS. Lê Quang Diễn
151 p | 36 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn