Giáo trình Công tác xã hội với người có và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS (Nghề: Công tác xã hội) - CĐ Cơ Giới Ninh Bình
lượt xem 15
download
Giáo trình Công tác xã hội với người có và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS cung cấp các kiến thức cho người đọc như: Kiến thức chung về HIV/AIDS; Truyền thông phòng ngừa lây nhiễm HIV và sự kỳ thị phân biệt đối xử với người có HIV/AIDS; Chăm sóc hỗ trợ người có và bị ảnh hưởng bởi HIV; Công tác xã hội với người có HIV/AIDS.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Công tác xã hội với người có và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS (Nghề: Công tác xã hội) - CĐ Cơ Giới Ninh Bình
- BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ GIỚI NINH BÌNH GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI CÓ VÀ BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI HIV/AIDS NGHỀ: CÔNG TÁC XÃ HỘI TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG/TRUNG CẤP Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐTCGNB, ngày…….tháng….năm 2018 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình 1
- Ninh Bình, năm 2018 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được pháp dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
- LỜI GIỚI THIỆU Trên thế giới, HIV/AIDS đã trở thành đại dịch và là mối hiểm họa đối với nhân loại. Nhận thấy tính chất nguy hiểm của HIV/AIDS, Đảng và nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS và đã thu được những kết quả nhất định, kiềm chế được tốc độ gia tăng số người nhiễm HIV/AIDS. Tại Việt Nam hiện nay công tác chăm sóc về mặt y tế cho người có H đã đang được quan tâm và cải thiện rất nhiều. Tuy nhiên người có H và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS hiện nay vẫn đang phải sống trong tình trạng kỳ thị phân biệt đối xử từ cộng đồng, họ cần được tham vấn, được cung cấp các dịch vụ xã hội, được cung cấp thông tin....từ phía những cán sự xã hội (nhân viên công tác xã hội). Chính vì thế, các nhân viên công tác xã hội hiện nay cần có sự hiểu biết cơ bản về HIV/AIDS, các kiến thức về tham vấn cho người có HIV, các kiến thức về việc truyền thông nhằm thay đổi thái độ kỳ thi của cộng đồng với những người có HIV hiện nay. Với nhận thức đó, dựa trên cơ sở chương trình khung đã ban hành của Tổng cục dạy nghề về chương trình mô đun công tác xã hội với người có và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, cũng như tham khảo một số tài liệu khác có liên quan, chúng tôi đã biên soạn tập bài giảng môn học này để làm tài liệu nội bộ trong trường và khoa để sinh viên ngành công tác xã hội thuận lợi hơn trong việc học tập và nghiên cứu. Tuy nhiên do môn học này còn khá mới mẻ, chương trình giáo trình, tài liệu tham khảo còn rất thiếu thốn. Mặt khác do năng lực cũng như thời gian của giáo viên biên soạn còn nhiều hạn chế do vậy tập bài giảng này còn nhiều thiếu sót. Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn và mong muốn nhận được 3
- nhiều sự đóng góp từ các thầy cô giáo cũng như của các em sinh viên, để tập bài giảng được chỉnh sửa, bổ sung ngày càng hoàn thiện hơn. Xin trân thành cảm ơn! MỤC LỤC Bài 1: Kiến thức chung về HIV/AIDS 1. Tổng quan về đại dịch HIV/AIDS 2. Kiến thức cơ bản về HIV/AIDS 3. Kỳ thị phân biệt đối xử với những người nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS Bài 2: Truyền thông phòng ngừa lây nhiễm HIV và sự kỳ thị phân biệt đối xử với người có HIV/AIDS 1. Khái niệm, hình thức truyền thông và thay đổi hành vi, giảm sự kỳ thị với người có HIV 17 2. Lập kế hoạch và thực hiện giám sát các hoạt động truyền thông về HIV19 3. Hình thức truyền thông phòng ngừa lây nhiễm HIV và giảm sự kỳ thị với người có HIV/AIDS Bài 3: Chăm sóc hỗ trợ người có và bị ảnh hưởng bởi HIV 1. Người có HIV/AIDS 2. Chăm sóc dinh dưỡng và y tế cho người có HIV 3. Chính sách pháp luật liên quan đến người có và bị ảnh hưởng HIV Bài 4: Công tác xã hội với người có HIV/AIDS 1. Mục đích và các hoạt động trợ giúp người có HIV/AIDS 2. Chăm sóc hỗ trợ người có HIV/AIDS tại nhà 42 3. Tham vấn cho người có và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS 44 4. Tiến trình công tác xã hội cá nhân với người có HIV/AIDS 5. Tiến trình công tác xã hội nhóm với người có và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS
- MÔ ĐUN: CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI CÓ VÀ BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI HIV/AIDS Mã mô đun: MĐ 28 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun: Vị trí mô đun: Công tác xã hội với người có và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS là mô đun chuyên môn nghề quan trọng của chương trình đạo tạo nghề công tác xã hội, liên quan tới các hoạt động cung cấp dịch vụ cho đối tượng đặc thù là người có HIV hoặc là người có liên quan, chịu ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Tính chất của mô đun: Là mô đun lý thuyết chuyên môn nghề bắt buộc. Mục tiêu của mô đun: Kiến thức: + Trình bày được những kiến thức chung về HIV/AIDS; + Trình bày được các đặc điểm, nguyên nhân sự kỳ thị và các biện pháp tuyên truyền phòng ngừa HIV; + Nhận thức được các bước trong tiến trình công tác xã hội cá nhân và nhóm đối với người có và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS; + Nhận biết được các kiến thức về chăm sóc dinh dưỡng, chăm sóc y tế và đặc biệt là chăm sóc đời sống tinh thần cho đối tượng. Kỹ năng: + Tham vấn được cho các đối tượng có và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS + Công tác xã hội cá nhân và công tác xã hội với nhóm người có HIV/AIDS; + Biện hộ, vận động nguồn lực chăm sóc người có và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Cảm thông, cẩn thận, chia sẻ và sẵn sàng giúp đỡ người có và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. 5
- Nội dung của mô đun: BÀI 1: KIẾN THỨC CHUNG VỀ HIV/AIDS Mã bài: MĐ28B01 Mục tiêu: Kiến thức: + Trình bày những kiến thức cơ bản về HIV/AIDS trên thế giới và Việt Nam; + Trình bày được nguyên nhân lây truyền và cách phòng tránh; Kỳ thị phân biệt đối xử, nguyên nhân và hậu quả. Kỹ năng: Vận dụng được những hiểu biết về HIV/AIDS trong cuộc sống thường ngày, tránh sự kỳ thị phân biệt đối xử với người có HIV. Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Cảm thông, chia sẻ, không kỳ thị người có HIV Nội dung chính: 1. Tổng quan về đại dịch HIV/AIDS 1.1. Tổng quát về đại dịch HIV/AIDS trên thế giới Kể từ khi ca nhiễm HIV đầu tiên trên thế giới được phát hiện năm 1981 cho đến nay đã gần 40 năm, HIV/AIDS đã giết chết hơn 36 triệu người trên thế giới. Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tính đến cuối năm 2017, khoảng 36,9 triệu người đang phải sống chung với HIV. Trong năm 2017, đã có 940.000 người thiệt mạng trên thế giới do các nguyên nhân liên quan đến HIV và 1,8 triệu ca nhiễm mới. Trong khi đó, 59% số người lớn và 52% số trẻ em sống chung với HIV đã được điều trị liệu pháp kháng retrovirus (ARV) suốt đời.Khu vực châu Phi là khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất, với 25,7 triệu người sống chung với HIV trong năm 2017. Bên cạnh đó, khu vực này cũng chiếm hơn 2/3 tổng số ca nhiễm HIV mới trên toàn cầu. Trong năm 2018, hội nghị AIDS quốc tế lần thứ 2 ngày 237 đã khai mạc tại Amsterdam của Hà Lan. Hội nghị kéo dài trong 5 ngày (từ ngày 23 đến 277) nhằm tập trung thảo luận các khoản đầu tư mới, các chính sách dựa trên khoa học, cũng như ý chí chính trị cần thiết để đưa việc phòng chống
- HIV/AIDS trở lại đúng hướng. Hội nghị nhấn mạnh HIV/AIDS vẫn là một vấn đề y tế công cộng lớn của toàn cầu, không nên để bất kỳ ai không được điều trị hoặc chết vì HIV/AIDS do việc thiếu tiếp cận với chăm sóc sức khỏe cơ bản. Theo phân tích của các chuyên gia, số người mới nhiễm HIV hàng năm mặc dù có giảm so với những năm trước nhưng trên toàn cầu vẫn ở mức cao. Chỉ tính riêng trong năm 2017, thế giới vẫn có khoảng 1,8 triệu người mới nhiễm HIV. Số người nhiễm HIV còn sống cũng tăng lên do kết quả tích cực của các liệu pháp điều trị kháng vi rút (ARV). Tuy nhiên sự thiếu hụt ngân sách cho cuộc chiến chống HIV/AIDS đang gây trở ngại trong việc xóa sổ căn bệnh này trên toàn cầu. Khu vực Tây và Trung Âu và Bắc Mỹ đạt nhiều thành công nhất trong cuộc chiến này với tỷ lệ 78% số người nhiễm HIV/AIDS được điều trị y tế, nhưng sự cải thiện chưa thấy rõ tại các nước Trung Đông và Bắc Phi khi chưa tới 25% số người nhiễm bệnh được điều trị mặc dù khu vực này cũng chiếm hơn 2/3 tổng số ca nhiễm HIV mới trên toàn cầu. Để duy trì sự tiến bộ và đạt mục tiêu có 90% bệnh nhân HIV/AIDS được điều trị thuốc ARV vào năm 2020, mỗi năm, tổ chức UNAIDS cần thêm 7 tỷ USD cho việc phòng, chống lây nhiễm virus HIV và điều trị cho các bệnh nhân. Trong năm 2016, khoảng 21,3 tỷ USD đã được giải ngân cho các chương trình phòng chống HIV/AIDS tại các nước thu nhập thấp và trung bình. Bên cạnh đó, dù đã có nhiều hoạt động tuyên truyền nhưng nhiều người tiếp tục mất việc vì nhiễm HIV. Nghiên cứu mới nhất vừa được Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) và Mạng lưới Toàn cầu của Người sống với HIV (GNP+) công bố, cho thấy mặc dù đạt được nhiều tiến bộ trong việc điều trị, cho phép người có HIV có thể làm việc, song họ vẫn tiếp tục phải chịu phân biệt đối xử khi tìm kiếm và giữ việc làm. Báo cáo dựa trên các cuộc điều tra do 13 nhóm quốc gia trên toàn thế giới tiến hành với hơn 100.000 người sống chung với HIV. Tỷ lệ những người đã làm việc nhưng bị mất 7
- việc làm hoặc mất nguồn thu nhập do sự phân biệt đối xử của chủ hoặc đồng nghiệp dao động từ 13% ở Fiji đến 100% ở Đông Timor. Trong bối cảnh đó, báo cáo cũng cho biết, nhiều người không muốn tiết lộ tình trạng HIV của họ với chủ sử dụng lao động hoặc thậm chí là đồng nghiệp. Theo các dữ liệu mới nhất về HIV và tình trạng phân biệt đối xử tại nơi làm việc cung cấp trong báo cáo, những người sống chung với HIV đang thất nghiệp chiếm tỷ lệ cao, từ khoảng 7% số người được phỏng vấn ở Uganda cho đến 61% ở Honduras. 10 trong số 13 quốc gia có tỷ lệ thất nghiệp từ 30% trở lên trong số những người được hỏi. Ngoài ra, báo cáo cũng cho thấy, những người trẻ sống chung với HIV có tỷ lệ thất nghiệp cao hơn nhiều, phụ nữ sống chung với HIV cũng ít có khả năng được tuyển dụng hơn nam giới có HIV do công việc nội trợ và việc gia đình không được trả lương. Tình trạng phụ nữ thiếu thu nhập độc lập cũng rất phổ biến, có nghĩa là phụ nữ sống chung với HIV không được hưởng quyền tự chủ kinh tế ở mức tương đương với nam giới. Thất nghiệp giữa những người chuyển giới sống chung với HIV vẫn còn cao ở các quốc gia. 1.2. Tổng quan về đại dịch HIV tại Việt Nam Tại hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2017 và phương hướng nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu năm 2018 của Bộ Y tế ngày 19/1.Theo Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, hiện số người nhiễm HIV của cả nước hiện còn sống là 209.450 nghìn người. Trong đó 90.100 trường hợp đã chuyển sang giai đoạn AIDS; số người tử vong do HIV/AIDS của cả nước tính đến thời điểm trên là 94.620 người. Tiếp tục khống chế được tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS dưới 0,3% và giảm số người nhiễm mới.Ước tính năm 2017 phát hiện mới khoảng 9.800 người nhiễm và khoảng 1.800 người nhiễm HIV tử vong, số trường hợp nhiễm HIV phát hiện mới giảm 1,1%, số bệnh nhân AIDS giảm 39% và người nhiễm HIV tử vong giảm 15%.
- Năm 2017 tiếp tục ghi nhận 9 năm liên tiếp giảm số phát hiện mới, số chuyển sang AIDS và giảm số tử vong do AIDS. Về công tác phòng, chống HIV/AIDS, mở rộng và nâng cao chất lượng điều trị HIV/AIDS, Bộ trưởng Bộ Y tế cho hay, toàn quốc đã có 294 cơ sở điều trị methadone với 52,8 nghìn bệnh nhân. Đạt 65,2% chỉ tiêu Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 1008/QĐTTg, tiếp tục mở rộng cấp phát thuốc tại 216 điểm tại tuyến xã của 23 tỉnh, cấp phát thuốc cho 22% tổng số bệnh nhân đang điều trị Methadone.Bộ Y tế đang triển khai kế hoạch điều trị bằng thuốc Buprenophine, dự kiến năm 2018 sẽ thực hiện tại các tỉnh miền núi Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Nghệ An."Cũng trong năm 2017, Bộ Y tế đã triển khai điều trị ARV ở tất cả 63 tỉnh/thành phố với 401 phòng khám điều trị ngoại trú ARV, triển khai cơ sở cấp phát thuốc điều trị ARV tại 562 trạm y tế, trong trại giam. Triển khai chuyển giao và kiện toàn các cơ sở điều trị ARV trên toàn quốc tiến tới kê đơn điều trị ARV bằng BHYT từ tháng 01/2018".Bên cạnh đó, đã có 271 phòng khám điều trị ngoại trú đã tiến hành thanh toán các phí dịch vụ, thuốc liên quan đến điều trị ARV cho bệnh nhân (chiếm 37,7%). Thực hiện Quyết định số 2188/QĐTTg ngày 15/11/2016, tỷ lệ người nhiễm HIV/AIDS tham gia bảo hiểm y tế tăng đáng kể, từ 50% vào tháng 10/2016 lên 82% vào tháng 9/2017.Toàn quốc hiện có 1.345 cơ sở y tế cung cấp dịch vụ tư vấn và xét nghiệm HIV, có 136 phòng xét nghiệm HIV được phép khẳng định các trường hợp HIV dương tính tại 63 tỉnh, thành phố, có 1.250 phòng xét nghiệm sàng lọc HIV ở tất cả các huyện trên toàn quốc.Bộ trưởng Y tế nhấn mạnh, trong năm 2018, ngành y tế xác định đẩy mạnh và mở rộng các hoạt động chuyên môn trong dự phòng, can thiệp giảm tác hại và truyền thông thay đổi hành vi, giảm kỳ thị phân biệt đối xử với người nhiễm HIV. Đặc biệt, tập trung xét nghiệm, tư vấn, phát hiện mới người nhiễm HIV nhằm sớm đạt mục tiêu đầu tiên trong mục tiêu 909090 của Liên Hợp Quốc là 90% người nhiễm HIV biết được tình trạng của mình.Mở rộng nâng 9
- cao chất lượng công tác điều trị HIV/AIDS tại các cơ sở điều trị ARV, cung cấp dịch vụ điều trị và chăm sóc HIV/AIDS qua bảo hiểm y tế, nhất là tại tuyến huyện, xã. 2. Kiến thức cơ bản về HIV/AIDS 2.1. Định nghĩa: HIV là chữ viết tắt của virus gây AIDS bằng tiếng Anh Human ImmunoDeficiencyVirus, có nghĩa là virus làm suy giảm miễn dịch ở người. Khi xâm nhập vào cơ thể con người, HIV tìm cách tấn công vào bạch cầu gây tàn phá hệ miễn dịch. Sau một thời gian, khi các bạch cầu bị tiêu diệt nhiều, khả năng chống đỡ với mầm bệnh bị giảm. Cơ thể sẽ bị mầm bệnh tấn công sinh ra nhiều chứng bệnh nguy hiểm dẫn đến cái chết. AIDS (Acquired Immuno Deficiency Syndrome) là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải. Hội chứng: Tập hợp nhiều triệu chứng và dấu hiệu bệnh.Suy giảm miễn dịch: Suy giảm chức năng bảo vệ cơ thể chống lại sự tấn công của các mầm bệnh (vi trùng, virus, vi nấm...) Mắc phải: Không phải do di truyền mà do bị lây lan từ bên ngoài. AIDS là giai đoạn cuối cùng của quá trình nhiễm HIV được thể hiện bởi các bệnh nhiễm trùng cơ hội, ung thư và các bệnh liên quan đến rối loạn miễn dịch dẫn đến tử vong. Thời gian từ khi nhiễm HIV đến biến chuyển thành bệnh AIDS tùy thuộc vào hành vi và đáp ứng miễn dịch của từng người nhưng tựu chung lại trong khoảng thời gian trung bình là 5 năm. 2.2. Diễn biến của HIV/AIDS Diễn biến của HIV/AIDS được chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn cấp tính (cửa sổ). Giai đoạn không triệu trứng. Giai đoạn AIDS. 2.2.1. Giai đoạn cấp tính
- Tùy theo thể trạng từng người mà có thể kéo dài từ 6 tháng tới 1năm, kèm theo các triệu trứng như: ho, sốt phát ban, sưng tuyến nước bọt, đau khớp. Giai đoạn này nếu xét nghiệm chưa tìm thấy kháng thể kháng lại HIV nên kết quả xét nghiệm âm tính (còn gọi là giai đoạn cửa sổ). 2.2.2. Giai đoạn không triệu chứng Có thể kéo dài từ vài năm đến hơn 10 năm. Người bệnh không có biểu hiện dấu hiệu lâm sàng như: nhiễm trùng cơ hội, u hạch, ung thu, ỉa chay, nấm...Nếu xét nghiệm trong giai đoạn này người bệnh đã có kháng thể kháng vi rút HIV, do đó kết quả sẽ là dương tính (+) nhưng không có triệu chứng gì. Trong giai đoạn này người có HIV vẫn sống và lao động bình thường. Giai đoạn này HIV không lây nhiễm qua các con đường thông thường mà chỉ có thể lây truyền qua 3 con đường cơ bản. Nếu họ được điều trị sẽ kéo dài thời gian chuyển sang AIDS. 2.2.3. Giai đoạn AIDS: Giai đoạn này có thể kéo dài từ vài tháng đến một năm tùy thuộc vào sức đề kháng của bệnh nhân, tế bào bạch cầu và tải lượng của vi rút, thuốc điều trị nhiễm trùng cơ hội....Các triệu chứng thường gặp có thể là: ỉa chảy, sút cân, ung thư da, loét da, lao, nấm...giai đoạn này không lây nhiễm qua chăm sóc nếu sử dụng đúng các dụng cụ bảo hộ (găng tay, kính...). 2.3 Các con đường lây truyền HIV Không thể thông qua quan sát bề ngoài mà biết được một người có nhiễm HIV hay không mà muốn biết cần phải xét nghiệm kháng thể kháng vi rút HIV trong máu của bệnh nhân. Thông qua 3 lần xét nghiệm, nếu kết quả là dương tính (+) nghĩa là người đó đã có HIV. Tuy nhiên nếu kết quả âm tính mà người đó có nguy cơ cao thì cần phải làm xét nghiệm lại, vì rất có thể họ đang ở giai đoạn cửa sổ, chưa có sự xuất hiện kháng thể kháng HIV trong máu. Nếu mẹ là người có HIV, thì đẻ con ra sau 18 tháng kết quả xét nghiệm mới có giá trị. HIV lây truyền qua 3 con đường: qua đường quan hệ tình dục không an toàn, qua đường tiếp xúc trực tiếp với máu của người bị nhiễm HIV, qua đường từ mẹ sang con. Qua đường tình dục không an toàn 11
- Đây là con đường phổ biến nhất chiếm khoảng 80% trên thế giới. Khi quan hệ tình dục không an toàn (đồng giới hoặc khác giới) có thể gây nên các sây sát li ti trên lớp niêm mạc bộ phận sinh dục, các tổn thương đó làm cửa ngõ cho HIV xâm nhập một cách dễ dàng vào cơ thể, hoặc có thể qua các dịch tiết sinh dục. Lây qua tiếp xúc trực tiếp với máu bị nhiễm HIV Bệnh nhân được truyền máu hoặc các chế phẩm của máu như: huyết tương, huyết thanh của người nhiễm HIV mà không biết. Con đường lây truyền này tỷ lệ là rất cao có thể lên tới 90100%. Lây qua các dụng cụ tiêm chích hoặc các dụng cụ xuyên qua da như: dùng chung bơm kim tiêm không sử dụng đúng cách, dùng chung các dụng cụ y tế, xuyên lỗ tai...chưa được khử trùng đúng cách. Khi tiếp xúc trực tiếp với máu nhiễm HIV ví dụ: dao cạo râu, bàn chải đánh răng... Lây truyền từ mẹ sang con Người mẹ có HIV có thể lây truyền sang con khi có thai hoặc khi sinh nở HIV không lây truyền: Qua các con đường tiếp xúc thông thường như: quan hệ giao tiếp nắm tay, bắt tay, ôm hôn, vuốt ve, ho, hắt hơi, nước bọt, nước dãi, nước mắt, mồ hôi, ngủ chung giường hoặc mặc chung quần áo, dùng chung bát đĩa quần áo, cầm tay hoặc ôm đứa người có HIV, sử dụng chung các công trình công cộng... 2.4. Các biện pháp phòng tránh lây nhiễm HIV 2.4.1 Quan hệ tình dục an toàn: là các cách quan hệ tình dục để giảm hoặc tránh nguy cơ nhiễm HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Nguyên tắc cơ bản của quan hệ tình dục an toàn: Không để máu, tinh dịch hoặc dịch âm đạo của bạn tình xâm nhập vào cơ thể bạn trừ khi bạn biết chắc chắn rằng người đó không nhiễm HIV và mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Luôn sử dụng bao cao su đúng cách khi quan hệ tình dục. Thủ dâm (tự mình kích thích các vùng nhạy cảm của bộ phận sinh dục để đạt được khoái cảm tình dục mà không cần giao hợp), hành vi này an toàn.
- “Tình dục không giao hợp” là các động tác làm cho cả hai bên đạt tới cực khoái mà không có giao hợp và không tiếp xúc với máu, tinh dịch hoặc dịch tiết âm đạo. Không quan hệ tình dục: một biện pháp khuyến khích áp dụng cho thanh thiếu niên và những người làm việc xa nhà. Chung thủy trong quan hệ tình dục: quan hệ tình dục chỉ với một người trong suốt một thời gian dài. 2.4.2. Qua máu và các dụng cụ xuyên trích qua da Không dùng chung bơm kim tiêm, các dụng cụ xuyên chích qua da nếu chưa được tiệt trùng cẩn thận . Luộc sôi dụng cụ y tế và bơm kim tiêm trong vòng 20 phút. Không nên dùng chung với người khác những đồ gây chảy máu như: lưỡi dao cạo, bàn chải đánh răng. Không nên truyền máu nếu thật sự không cần thiết, nếu buộc phải truyền nên hỏi xem máu đó đã được xét nghiệm HIV chưa. 2.4.3. Từ mẹ sang con: tỷ lệ lây truyền 40%, nếu có HIV có ý định sinh con thì nên đến các cơ sở y tế tin cậy để được tư vấn. 3. Kỳ thị phân biệt đối xử với những người có HIV/AIDS 3.1. Khái niệm kỳ thị và phân biệt đối xử Một trong những vấn đề hiện người có HIV gặp phải đó chính là sự kỳ thị từ chính cộng đồng. Kỳ thị theo định nghĩa của UNAIDS: “Kỳ thị là một quá trình làm giảm giá trị của một cá nhân dưới mắt của người khác”. Những đặc điểm gây ra kỳ thị thường rất đa dạng, ví dụ: màu da, cách nói năng hoặc sở thích tình dục. Trong một nền văn hóa hoặc một bối cảnh nào đó, một số đặc tính nhất định bị người khác để ý và coi là đáng xấu hổ hoặc đáng bị coi thường. Khi kỳ thị được thể hiện hành động thì đó là phân biệt đối xử... Phân biệt đối xử bao gồm những hành động hoặc loại trừ do thái độ kỳ thị gây ra và nhằm vào những cá nhân bị kỳ thị”. Kỳ thị người nhiễm HIV là thái độ khinh thường hay thiếu tôn trọng người khác vì biết hoặc nghi ngờ người đó nhiễm HIV hoặc người đó có quan hệ gần gũi với người nhiễm HIV hoặc bị nghi ngờ nhiễm HIV. 13
- Phân biệt đối xử với người nhiễm HIV là hành vi xa lánh, từ chối, tách biệt, ngược đãi, phỉ báng, có thành kiến hoặc hạn chế quyền của người khác vì biết hoặc nghi ngờ người đó có nhiễm HIV hoặc vì người đó có quan hệ với người nhiễm HIV hoặc bị nghi ngờ có nhiễm HIV. Như vậy kỳ thị là thái độ, phân biệt đối xử là hành vi hoặc hành động cự thể đối với người nhiễm HIV. Muốn chống phân biệt đối xử với người nhiễm HIV phải bắt đầu từ việc chống kỳ thị với người có HIV. 3.2. Những biểu hiện của kỳ thị và phân biệt đối xử 3.2.1. Biểu hiện kỳ thị và phân biệt đối xử tại nhà người bệnh Cho người nhiễm HIV ăn, ở riêng, hoặc nếu có ở chung thì miễn cưỡng giao tiếp với người có HIV hoặc hạn chế cấm đoán người trong gia đình giao tiếp với người có HIV. Hoặc hạn chế cấm đoán người khác tiếp xúc với người nhiễm HIV. Không muốn hoặc cấm người có HIV dùng chung các vật dụng sinh hoạt hoặc sử dụng chung nhà vệ sinh. Chối bỏ người có HIV không nhận không cho ở trong nhà, tìm cách đưa người nhiễm vào các cơ sở tập trung. Tước quyền làm cha, làm mẹ, làm chồng, làm vợ của người nhiễm HIV, bị tước quyền sử dụng hoặc kế thừa tài sản, nhất là đối với phụ nữ nhiễm HIV. 3.2.2.Những biểu hiện kỳ thị và phân biệt đối xử tại cộng đồng Cấm hoặc hạn chế con cái, người thân họ hàng có tiếp xúc với người có HIV/AIDS. Không muốn hoặc cấm người có HIV dùng chung các vật dụng sinh hoạt hoặc sử dụng chung nhà vệ sinh công cộng, nhà ăn tập thể. Cấm hoặc hạn chế người có HIV tham gia sinh hoạt tại cộng đồng, vui chơi giải trí và thể thao. Không sử dụng các dịch vụ mà người có HIV và gia đình họ cung cấp, nhất là dịch vụ ăn uống. Không muốn, không cho tổ chức tang lễ bình thường, hoặc không đến dự đám tang của người có HIV. 3.2.3. Những biểu hiện kỳ thị và phân biệt đối xử tại các cơ sở y tế
- Miễn cưỡng khi tiếp xúc với người có H hoặc chờ lâu, hoặc hẹn khám bệnh đến lúc khác. Gây khó khăn khi nhập viện điều trị. Đùn đẩy bệnh nhân AIDS giữa các phòng khoa, giữa các bệnh viện. Trì hoãn, từ chối phẫu thuật hoặc tiến hành các thủ thuật y tế. Ngừng điều trị khi chưa khỏi bệnh, khi xuất viện sớm. Đánh dấu hồ sơ giường nằm, đồ vải của người có HIV/AIDS. Xét nghiệm phát hiện HIV trước khi phẫu thuật, khi sinh mà không có ý kiến của bệnh nhân. Từ chối điều trị người có HIV theo bảo hiểm y tế. 3.2.4. Biểu hiện kỳ thị và phân biệt đối xử tại nơi học tập và làm việc Xa lánh, ngại tiếp xúc, không muốn làm việc, học tập cùng người có HIV. Lấy máu xét nghiệm trước khi tuyển dụng hoặc trong quá trình lao động (nhưng không nói là lấy máu xét nghiệm HIV). Tùy tiện thay đổi công việc của người có HIV. Thuyết phục, hoặc lấy cớ gây sức ép buộc người lao động đang làm việc bỏ việc hoặc học sinh, sinh viên đang theo học phải bỏ học. Bắt buộc thôi việc, thôi học với lý do không chính đáng. 3.3. Nguyên nhân của kỳ thị và phân biệt đối xử K ỳ thị và ph ân bi ệt đố i xử 15
- Sợ Gh hãi ét lây bỏ nhi ng ễ ườ m i qu ng á hi m ện ức ma tuý và mu a bá n dâ m
- Ki Đồ ến ng th nh ức, ấ t nh HI ận V th vớ ức i về ma HI tuý V/ và AI m DS ạ i thi dâ ếu m sót 17
- Th Nh ôn ận g th tin ức, qu Gi an áo đi dụ ể c m Tr kh uy ôn ền g thô đú ng ng sai lệ ch Lu ậ t ph áp Điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội 3.4 Những yếu tố ảnh huởng tới kỳ thị và phân biệt đối xử. 3.4.1. Do đặc điểm của người có HIV HIV/AIDS hiện đang là một đại dịch, có khả năng truyền nhiễm nguy hiểm.Căn bệnh này hiện nay lại chưa có thuốc chữa, do vậy dẫn đến cái chết. 3.4.2. Do thiếu hiểu biết, hiểu biết không đúng hoặc không đầy đủ về HIV
- Do thông tin hạn chế, hiểu biết kiến thức hạn chế, có nhiều người hiểu không đúng HIV là rất dễ lây truyền, là một tệ nạn xã hội, người có HIV là những người có tội lỗi... 3.4.3. Do truyền thông không đầy đủ và không phù hợp Truyền thông không cụ thể, không giải thích rõ ràng, nhất là các đường lây truyền và không lây truyền của HIV/AIDS. Chưa quan tâm đầy đủ đến phổ biến pháp luật. Không làm rõ tầm quan trọng của việc chăm sóc những người nhiễm. 3.4.4. Do đặc điểm tâm lý xã hội Kỳ thị phân biệt đối xử trong nhiều trường hợp: trọng nam khinh nữ, người giàu, người nghèo, kỳ thị phân biệt đối xử với người tiêm chích ma túy, mại dâm, kỳ thị với những người mắc các xã hội, hay những người bị bệnh phong, lao... 3.4.5. Do sự bất bình đẳng về giới Phụ nữ có HIV thường chịu nhiều sự thiệt thòi hơn nam giới, họ bị lên án nhiều hơn vì thế sự kỳ thị phân biệt đối xử cũng nhiều hơn. 3.5. Tác hại của việc kỳ thị, phân biệt, đối xử với những người có HIV Gây khó khăn cho các hoạt động phòng chống HIV/AIDS: do sợ bị kỳ thị nên những người có H thường dấu diếm, che dấu tình trạng bệnh của mình, vì thế cán bộ chuyên môn khó tiếp cận để quản lý và chăm sóc được. Sẽ không dự báo được chính xác con số ca bệnh chính xác và dự báo được tình hình dịch bệnh. Không phát huy được tiềm năng của người có HIV: tăng tác động đến gia đình, đến kinh tế xã hội của đất nước, làm mất đi một lực lượng phòng chống HIV/AIDS có hiệu quả, mất đi lực lượng người chăm sóc có tiềm năng, mất đi lực lượng lao động trong đó có cả những người được đào tạo. Bị hạn chế một số quyền cơ bản của công dân: quyền được chăm sóc sức khỏe, tự do đi lại, quyền được bảo vệ... Làm giảm vai trò của gia đình và cộng đồng trong việc chăm sóc và phòng chống HIV 19
- BÀI 2: TRUYỀN THÔNG PHÒNG NGỪA LÂY NHIỄM HIV VÀ SỰ KỲ THỊ PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ VỚI NGƯỜI CÓ HIV Mã bài: MĐ22 _B02 Mục tiêu: Kiến thức: + Trình bày được những hiểu biết về truyền thông thay đổi hành vi; + Trình bày được khái niệm và các nội dung của sự kỳ thị phân biệt đối xử với người có HIV. Kỹ năng: Lập kế hoạch thực hiện và đánh giá một chương trình tuyên truyền phòng ngừa HIV/AIDS; giảm kỳ thị với người sống chung với HIV/AIDS. Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Tích cực tuyên truyền vận động cộng đồng phòng ngừa lây nhiễm HIV và kỳ thị phân biệt đối xử với người có HIV. Nội dung chính: 1.Truyền thông thay đổi hành vi 1.1. Định nghĩa truyền thông thay đổi hành vi Truyền thông thay đổi hành vi giảm kì thị phân biệt đối xử (KTPBĐX) là quá trình dùng các kỹ năng để chia sẻ các thông tin, kiến thức về Sự thật Người em và HIV; đường lây truyền HIV và cách phòng tránh.v.v. nhằm giúp các cán bộ giáo viên, gia đình và cộng đồng có nhận thức, thái độ, hành vi đúng, giảm KTPBĐX đảm bảo các quyền cơ bản của người có HIV/AIDS. 1.2. Mô hình truyền thông thay đổi hành vi
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Công tác xã hội nhóm: Phần 1
129 p | 125 | 23
-
Giáo trình Công tác xã hội cá nhân (Nghề: Công tác xã hội) - CĐ Cơ Giới Ninh Bình
90 p | 93 | 9
-
Giáo trình Công tác xã hội với trẻ em (Nghề Công tác xã hội - Trình độ Trung cấp) - CĐ GTVT Trung ương I
96 p | 45 | 8
-
Giáo trình Công tác xã hội trong trường học (Nghề: Công tác xã hội - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum
102 p | 18 | 8
-
Giáo trình Công tác xã hội với người nghèo (Nghề: Công tác xã hội) - CĐ Cơ Giới Ninh Bình
114 p | 51 | 7
-
Giáo trình Công tác xã hội với người khuyết tật (Nghề Công tác xã hội - Trình độ Trung cấp) - CĐ GTVT Trung ương I
132 p | 29 | 7
-
Giáo trình Công tác xã hội cá nhân (Nghề: Công tác xã hội - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum
98 p | 23 | 7
-
Giáo trình Công tác xã hội trong bệnh viện (Nghề: Công tác xã hội - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum
113 p | 21 | 6
-
Giáo trình Công tác xã hội cá nhân (Nghề: Công tác xã hội - CĐ/TC) - Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình (2021)
88 p | 11 | 6
-
Giáo trình Công tác xã hội với nhóm dân tộc ít người – ĐH Sư phạm Hà Nội
151 p | 14 | 6
-
Giáo trình Công tác xã hội với người có HIV: Phần 2
90 p | 27 | 6
-
Giáo trình Công tác xã hội với trẻ em (Nghề Công tác xã hội - Trình độ Cao đẳng): Phần 1 - CĐ GTVT Trung ương I
53 p | 54 | 6
-
Giáo trình Công tác xã hội với trẻ em (Nghề: Công tác xã hội) - CĐ Cơ Giới Ninh Bình
60 p | 48 | 6
-
Giáo trình Công tác xã hội với trẻ em (Nghề Công tác xã hội - Trình độ Cao đẳng): Phần 2 - CĐ GTVT Trung ương I
41 p | 24 | 5
-
Giáo trình Công tác xã hội với người nghèo (Nghề: Công tác xã hội - CĐ/TC) - Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình (2021)
106 p | 10 | 4
-
Giáo trình Công tác xã hội cá nhân (Ngành: Công tác xã hội - Trình độ: Trung cấp) - Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Bình Thuận
129 p | 1 | 0
-
Giáo trình Công tác xã hội với nhóm (Ngành: Công tác xã hội - Trình độ: Trung cấp) - Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Bình Thuận
98 p | 0 | 0
-
Giáo trình Công tác xã hội với trẻ em (Ngành: Công tác xã hội - Trình độ: Trung cấp) - Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Bình Thuận
136 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn