intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Công tác xã hội với trẻ em (Ngành: Công tác xã hội - Trình độ: Trung cấp) - Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Bình Thuận

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:136

4
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Công tác xã hội với trẻ em (Ngành: Công tác xã hội - Trình độ: Trung cấp)" được biên soạn với mục tiêu giúp người học nắm vững khái niệm đặc điểm tâm lý và nhu cầu của trẻ em; quyền trẻ em trong pháp luật quốc tế và quốc gia; chăm sóc bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Công tác xã hội với trẻ em (Ngành: Công tác xã hội - Trình độ: Trung cấp) - Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Bình Thuận

  1. TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM TRƯỜNG TRUNG CẤP KINH TẾ - KỸ THUẬT BÌNH THUẬN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI TRẺ EM NGÀNH: CÔNG TÁC XÃ HỘI TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP (Ban hành kèm theo Quyết định số:…./QĐ-TC .ngày….tháng…năm 202… của Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Bình Thuận) Bình Thuận, năm 2023 (Lưu hành nội bộ)
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
  3. LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình Công tác xã hội với trẻ em được biên soạn nhằm phục vụ cho công tác đào tạo cho nghề Công tác xã hội trên địa bàn tỉnh như là một phần của đóng góp thực hiện của “Đề án phát triển Nghề Công tác xã hội ở Việt Nam giai đoạn 2010-2020” trong Quyết định 32/2010 - QĐ/TTg được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào tháng 3 năm 2010. Trong quá trình biên soạn, nhóm tác giả cảm ơn sự phối hợp và những ý kiến góp ý có giá trị từ các giáo viên của Nhà trường và các đơn vị giáo dục nghề nghiệp bạn. Hy vọng rằng giáo trình này sẽ cung cấp những kiến thức, kỹ năng và những công cụ hữu ích cho việc giảng dạy, học tập trong quá trình đào tạo nghề Công tác xã hội. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp hữu ích để có thể điều chỉnh tốt hơn trong tương lai và phù hợp hơn với nhu cầu học tập của người học./. Bình Thuận, ngày tháng năm 202 Tham gia biên soạn 1. ………………………………………… 2. ………………………………………… 3. ………………………………………… 4. ………………………………………… 5. ………………………………………… 3
  4. MỤC LỤC 4
  5. CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Công tác xã hội với trẻ em Mã số mô đun: MĐ18 Thời gian thực hiện mô đun: 45 giờ (Lý thuyết: 15 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 29 giờ; Chương tập: 01 giờ) I. Vị trí, tính chất của mô đun: - Vị trí: Là mô đun lý thuyết chuyên môn nghề được bố trí giảng dạy vào học kỳ I, năm học thứ hai sau khi đã học xong các mô đun cơ sở nghề. - Tính chất: Công tác xã hội với trẻ em là mô đun chuyên môn nghề quan trọng của chương trình đào tạo Trung cấp công tác xã hội liên quan tới hoạt động cung cấp dịch vụ cho trẻ em. II. Mục tiêu mô đun: - Kiến thức: + Nắm vững khái niệm đặc điểm tâm lý và nhu cầu của trẻ em. + Quyền trẻ em trong pháp luật quốc tế và quốc gia. + Chăm sóc bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. - Kỹ năng: + Phỏng vấn và đánh giá + Kỹ năng giao tiếp với trẻ - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Tìm hiểu về Luật và các chính sách cho trẻ em, lập kế hoạch can thiệp đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. III. Nội dung mô đun: 1. Chương trình khung Thời gian học Học kỳ tập Tên (giờ) Mã môn Số Tr MH/ học/ tín on Tổn 1 2 MĐ mô chỉ g TT đun g số đó 3 4 Lý Th Ki th ực ểm uy hà tra ết nh I. Các môn học chung 15 316 116 185 15 151 165 0 0 1 MH0 Giáo 2 30 15 13 2 30 1 dục chính 5
  6. Thời gian học Học kỳ tập Tên (giờ) Mã môn Số Tr MH/ học/ tín on Tổn 1 2 MĐ mô chỉ g TT đun g số đó 3 4 Lý Th Ki th ực ểm uy hà tra ết nh trị MH0 Pháp 2 1 15 9 5 1 15 2 luật MH0 Giáo 3 dục 3 1 30 4 24 2 30 thể chất Giáo dục quốc MH0 4 phòn 2 45 21 21 3 45 2 4 g - An ninh MH0 Tin 5 2 45 15 29 1 45 2 5 học MH0 Tiếng 6 4 90 30 56 4 90 6 Anh 7 MH0 Giáo 1 16 7 9 16 7 dục sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục và phòn g chốn g HIV/ 6
  7. Thời gian học Học kỳ tập Tên (giờ) Mã môn Số Tr MH/ học/ tín on Tổn 1 2 MĐ mô chỉ g đun g số đó TT 3 4 Lý Th Ki th ực ểm uy hà tra ết nh AID S Kỹ MH 8 năng 2 45 15 28 2 45 08 mềm II. Các môn học/mô đun cơ sở 08 180 60 116 4 180 0 0 0 Thốn MĐ0 g kê 9 2 45 15 29 1 45 9 xã hội Soạn thảo văn MĐ1 bản 10 2 45 15 29 1 45 0 và lưu trữ hồ sơ Tâm lý MĐ1 học 11 2 45 15 29 1 45 2 đại cươn g Nhập môn MĐ1 công 12 2 45 15 29 1 45 2 tác xã hội III. Các môn học/mô đun 34 945 195 740 10 0 210 285 450 chuyên môn 13 MĐ1 Truy 2 45 15 29 1 45 7
  8. Thời gian học Học kỳ tập Tên (giờ) Mã môn Số Tr MH/ học/ tín on Tổn 1 2 MĐ mô chỉ g đun g số đó 3 4 Lý Th Ki th ực ểm uy hà tra TT ết nh ền thông và 3 vận động xã hội Chín h MĐ1 14 sách 2 45 15 29 1 45 4 xã hội Công tác MĐ1 xã 15 3 60 30 29 1 60 5 hội cá nhân Công tác MĐ1 xã 16 3 60 30 29 1 60 6 hội với nhóm Phát MĐ1 triển 17 3 60 30 29 1 60 7 cộng đồng 18 MĐ1 Công 2 45 15 29 1 45 8 tác xã hội với trẻ 8
  9. Thời gian học Học kỳ tập Tên (giờ) Mã môn Số Tr MH/ học/ tín on Tổn 1 2 MĐ mô chỉ g đun g số đó 3 4 Lý Th Ki th ực TT ểm uy hà tra ết nh em Công tác xã MĐ1 hội 19 2 45 15 29 1 45 9 với ngườ i cao tuổi Công tác xã hội với ngườ MĐ2 i có 20 2 45 15 29 1 45 0 và bị ảnh hưởn g bởi HIV/ AID S Công tác xã hội MĐ2 21 với 2 45 15 29 1 45 1 ngườ i nghè o 22 MĐ2 Điều 2 45 15 29 1 45 2 tra xã 9
  10. Thời gian học Học kỳ tập Tên (giờ) Mã môn Số Tr MH/ học/ tín on Tổn 1 2 MĐ mô chỉ g đun g số đó 3 4 Lý Th Ki th ực ểm TT uy hà tra ết nh hội học Thực tập nghề MĐ2 nghiệ 23 8 360 360 360 3 p nghiệ p tại cơ sở Lập tiến trình can thiệp MĐ2 24 trợ 3 90 90 90 4 giúp cá nhân hoặc nhóm IV. Các môn học/mô đun tự 4 90 30 58 2 45 0 45 0 chọn IV.1. Các môn học cơ sở (học 2 45 15 29 1 45 0 0 0 sinh chọn 1 trong 3 môn) 25 Lạm dụng ma MĐ2 túy 2 45 15 29 1 45 5 chất gây nghiệ n MĐ2 Bạo 2 45 15 29 1 45 10
  11. Thời gian học Học kỳ tập Tên (giờ) Mã môn Số Tr MH/ học/ tín on Tổn 1 2 MĐ mô chỉ g đun g số đó 3 4 Lý Th Ki th ực ểm uy hà tra ết nh TT lực 6 gia đình Dân số, sức khỏe sinh MĐ2 sản 2 45 15 29 1 45 7 và kế hoạc h hóa gia đình IV.2. Các môn học chuyên môn 2 45 15 29 1 0 0 45 0 (học sinh chọn 1 trong 2 môn) Công tác xã hội MĐ2 với 2 45 15 29 1 45 8 ngườ i khuy 26 ết tật Công tác xã MĐ2 hội 2 45 15 29 1 45 9 với nhóm tội phạm Tổng cộng 61 1531 401 1099 31 376 375 330 450 11
  12. 2. Chương trình chi tiết Thời gian (giờ) Tên Số TT chương, Thực Tổng Lý mục hành, Kiểm tra số thuyết bài tập 1 Chương 1: Sự phát triển tâm lý trẻ 6 2 4 0 1. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển tâm lý nhân cách 2. Các giai đoạn phát triển tâm lý trẻ Chương 2: Quyền trẻ em trong pháp 2 9 3 6 0 luật quốc tế và quốc gia 1. Công ước quốc tế về quyền trẻ em 2. Luật trẻ em Việt Nam (2016) 3. Hệ thống chính sách liên quan đến trẻ em Chương 3: Làm việc với trẻ em 3 23 7.5 14.5 1 trong hoàn cảnh đặc biệt 1. Tình hình trẻ em trong hoàn cảnh đặc biệt 2. Nguyên tắc và kỹ năng làm việc với trẻ em 3. Xác định các vấn đề của trẻ em và nhu cầu 4. Thực hiện các hoạt động phát triển kỹ năng sống, vui chơi và tiếp cận giáo dục cho trẻ em 5. Kế hoạch chăm sóc trẻ Chương 4: Bảo vệ trẻ em khỏi xâm 4 7 2.5 4.5 0 hại và sao nhãng 12
  13. 1. Trẻ em trong hoàn cảnh bị xâm hại và sao nhãng 2. Nguyên nhân và tác động 3. Bảo vệ trẻ em trong hoàn cảnh đặc biệt tại cộng đồng Tổng cộng: 45 15 29 1 IV. Điều kiện thực hiện mô đun: 1. Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Danh mục trang thiết Loại Diện tích bị chính hỗ trợ giảng STT Số lượng dạy phòng học (m2) Tên thiết bị Số lượng - Bàn ghế 40 Bộ - Bảng 1 Chiếc Phòng học 1 1 56 - TV LCD 1 Chiếc lý thuyết - Bóng đèn (1m2) 8 Bóng - Máy lạnh 3 Chiếc 2. Trang thiết bị máy móc: STT Tên thiết bị đào tạo Đơn vị Số lượng 1 Máy vi tính Chiếc 1 2 Tivi kết nối máy tính Cái 1 3 Bảng Chiếc 1 3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Giáo trình, đề cương, giáo án, video clip trường hợp điển hình. 4. Các điều kiện khác: Giấy A0, bút dạ, thẻ màu, tranh ảnh, bộ bài tập tình huống. V. Nội dung và phương pháp đánh giá: 1. Nội dung: - Kiến thức: + Quyền trẻ em trong pháp luật quốc tế và quốc gia. + Lập kế hoạch chăm sóc bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. - Kỹ năng: 13
  14. + Phỏng vấn và đánh giá + Kỹ năng giao tiếp với trẻ - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Tìm hiểu về Luật và các chính sách cho trẻ em, lập kế hoạch can thiệp đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. 2. Phương pháp: - Đánh giá trong quá trình học: Mô đun có 01 cột kiểm tra thường xuyên và 01 cột kiểm tra định kỳ theo quy định qua các hình thức: Tự luận hoặc trắc nghiệm. - Đánh giá kết thúc mô đun: Kiểm tra theo hình thức tự luận và trắc nghiệm. VI. Hướng dẫn thực hiện mô đun: 1. Phạm vi áp dụng chương trình: Chương trình mô đun công tác xã hội với trẻ em được sử dụng để giảng dạy cho học sinh Trung cấp nghề công tác xã hội và làm tài liệu tham khảo cho các nghề thuộc khối xã hội và nhân văn. 2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập mô đun: - Đối với giáo viên: Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào nội dung của từng bài học, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện thực hiện bài học để đảm bảo chất lượng giảng dạy. - Đối với người học: Tham gia đầy đủ các buổi học, chủ động tích cực trong học tập. 3. Những trọng tâm cần chú ý: - Đặc điểm tâm lý và nhu cầu của trẻ em, đặc biệt là trẻ vị thành niên - Quyền trẻ em trong pháp luật quốc tế và quốc gia - Trách nhiệm của gia đình nhà trường và xã hội trong việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em - Chăm sóc bảo vệ trẻ em trong hoàn cảnh đặc biệt - Nguyên tắc và kỹ năng công tác xã hội với trẻ em 4. Tài liệu tham khảo: - Công tác xã hội với trẻ em làm trái pháp luật - NXB Lao động Xã hội, 2001 - Công tác xã hội với trẻ em lang thang và trẻ em có nguy cơ lang thang - NXB Lao động Xã hội, 2006./. 14
  15. BÀI 1: SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ CỦA TRẺ EM Mục tiêu: - Kiến thức: + Trình bày được sự phát triển tâm lý của trẻ em và những yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ em. + Trình bày được đầy đủ các giai đoạn phát triển tâm lý trẻ em và những tổn thương tâm lý khi không được đáp ứng nhu cầu. - Kỹ năng: + Vận dụng sự hiểu biết tâm lý của trẻ để có cách ứng xử phù hợp, linh hoạt. + Xây dựng được kế hoạch chăm sóc bảo vệ trẻ em. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Quan tâm, chăm sóc, tạo mọi điều kiện để trẻ em phát triển toàn diện. Nội dung: Từ lúc sinh đến lúc chết, con người luôn lớn lên về mặt thể chất, cảm xúc, tâm trí, tinh thần… Tuy nhiên, chính trong thời thơ ấu mà sự tăng trưởng xảy ra nhanh nhất - chỉ trong vài năm đầu đời, chúng ta trở thành một em bé hoàn toàn độc lập, rồi thành một trẻ chạy lon ton thích khám phá, rồi đến một trẻ thích đặt câu hỏi, đến một trẻ vị thành niên có ý thức và người thanh niên đầy tự tin. Theo định nghĩa, sự phát triển của trẻ là tiến trình tăng trưởng thể chất, tâm trí và cảm xúc từ lúc mới sinh đến 18 tuổi đối với trẻ em. Khi làm việc với trẻ em, chúng ta cần hiểu về sự phát triển của trẻ vì:  Trẻ có nhu cầu khác nhau tùy giai đoạn phát triển.  Chúng ta nói và tương tác với trẻ khác nhau tùy theo tuổi của trẻ. Nếu có điều gì làm cho trẻ bị tổn thương ở một giai đoạn nào đó (như bị lạm dụng hoặc cha mẹ tử vong) thì sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của trẻ. Tâm lý con người và tâm lý động vật luôn phát triển. Tuy nhiên tính chất và nội dung của quá trình phát triển trong thế giới động vật và ở con người khác nhau. Cơ chế chủ yếu của sự phát triển tâm lý động vật là sự truyền kinh nghiệm từ thế hệ trước đến thế hệ sau bằng quy luật di truyền sinh học. Đặc điểm của các chức năng tâm lý người là chúng được phát triển trong quá trình trẻ lĩnh hội kinh nghiệm - lịch sử, theo quy luật di truyền xã hội hay kế thừa văn hoá. Nên người là quá trình đứa trẻ lĩnh hội kinh nghiệm xã hội - lịch sử được loài người sáng tạo ra và giữ lại trong nền văn hoá, bằng hoạt động của chính trẻ em và luôn được người lớn hướng dẫn - tức là giáo dục. Đây chính là cơ chế của sự phát triển tâm lý trẻ em. 1. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển tâm lý nhân cách 15
  16. Nhân cách con người là tổ hợp những đặc điểm của cá nhân, nó quy định hành vi xã hội và giá trị xã hội của con người đó. Sự phát triển nhân cách ở trẻ đi liền với sự phát triển về thể chất và tinh thần, chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. 1.1. Khái niệm nhân cách Nhân cách là tổ hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm lý của cá nhân quy định bản sắc và giá trị xã hội của con người. . Nhân cách trước hết được hiểu là mặt xã hội của con người, là bộ mặt tinh thần, là nét tính cách của con người. Nhân cách nói lên giá trị con người trong xã hội. + Sự phát triển nhân cách là gì? - Sự phát triển nhân cách là quá trình cải biến một cách sâu sắc và toàn diện những sức mạnh thể chất và tinh thần ở trẻ diễn ra theo quy luật tích lũy về lượng, biến đổi về chất nhằm chuyển hóa cá thể người thành một chủ thể có ý thức trong xã hội. - Sự phát triển nhân cách được thể hiện trên cả 3 phương diện như: Sự phát triển thể chất, sự phát triển về tâm lý và sự phát triển về phương diện xã hội. 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách 1.2.1. Yếu tố di truyền - Di truyền là sự tái tạo ở đời sau những thuộc tính sinh học có ở đời trước, là sự truyền lại từ cha mẹ đến con cái những đặc điểm những phẩm chất nhất định (sức mạnh bên trong cơ thể, tồn tại dưới dạng nhưng tư chất và năng lực) đã được ghi lại trong hệ thống gen di truyền. - Di truyền không quyết định trực tiếp đến sự hình thành và phát triển nhân cách của cá nhân. Di truyền đóng vai trò là tiền đề vật chất, là cơ sở sinh học cho sự hình thành và phát triển nhân cách của cá nhân. Thừa hưởng những đặc tính di truyền tốt từ thế hệ trước là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển toàn diện của một nhân cách. Vì thế, chúng ta cần biết tận dụng tốt yếu tố di truyền để đạt đến sự phát triển đỉnh cao. - Các yếu tố bẩm sinh di truyền đóng vai trò tiền đề tự nhiên, là cơ sở vật chất cho sự hình thành và phát triển nhân cách. Các yếu tố bẩm sinh di truyền như đặc điểm hoạt động của hệ thần kinh, cấu tạo của não, cấu tạo và hoạt động của các giác quan… Những yếu tố này sinh ra đã có do bố mẹ truyền lại hoặc tự nảy sinh do biến dị (bẩm sinh). 1.2.2. Yếu tố môi trường Môi trường là hệ thống các hoàn cảnh bên ngoài, các điều kiện tự nhiên và môi trường xã hội xung quanh cần thiết cho hoạt động sống và phát triển của con người. Con người sống không thể tách rời môi trường. Môi trường ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách của cá nhân. Có nhiều loại: môi trường tự nhiên, môi trường gia đình, môi trường xã hội (đặc biệt là nhóm và tập thể). Môi trường tự nhiên bị ô nhiễm, nhiều bệnh tật phát sinh sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe 16
  17. của con người. Gia đình là môi trường đầu tiên của trẻ được xã hội hóa, được sống trong tình yêu thương của cha mẹ và người thân, là trường học đầu tiên của trẻ. Theo quan điểm của Phân tâm học cổ điển, những năm đầu đời để lại dấu ấn rất quan trọng cho sự phát triển về mặt nhân cách về sau của trẻ. C.Mac cho rằng, “con người là tổng hòa các quan hệ xã hội”, con người không thể sống tách biệt với môi trường xã hội đặc biệt là nhóm và tập thể. Nhóm và tập thể giúp cá nhân chủ động thích ứng, điều chỉnh và thay đổi bản thân cho phù hợp với chuẩn mực của nhóm, tập thể theo cơ chế áp lực nhóm. - Trong sự hình thành và phát triển nhân cách, môi trường xã hội có tầm quan trọng đặc biệt vì nếu không có xã hội loài người thì những tư chất có tính người cũng không thể phát triển được. - Sự hình thành và phát triển nhân cách chỉ có thể được thực hiện trong một môi trường nhất định. Môi trường góp phần tạo nên mục đích, động cơ, phương tiện và điều kiện cho hoạt động giao lưu của cá nhân, nhờ đó giúp trẻ chiếm lĩnh được các kinh nghiệm để hình thành và phát triển nhân cách của mình. - Tuy nhiên, tính chất và mức độ ảnh hưởng của môi trường đối với sự hình thành và phát triển nhân cách còn tùy thuộc vào lập trường, quan điểm, thái độ của cá nhân đối với các ảnh hưởng đó, cũng như tùy thuộc vào xu hướng và năng lực, vào mức độ cá nhân tham gia cải biến môi trường. 1.2.3. Yếu tố giáo dục Giáo dục là những tác động tự giác (có hệ thống, có mục đích, có kế hoạch, có sự chuẩn bị một lực lượng nhất định có năng lực, có phẩm chất..) của thế hệ trước đến thế hệ sau, nhằm hình thành ở thế hệ sau những phẩm chất, những năng lực,… theo yêu cầu của xã hội. Giáo dục là hoạt động chuyên môn của xã hội nhằm hình thành và phát triển nhân cách con người theo những yêu cầu của xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định. Từ giáo dục thường được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp. - Theo nghĩa rộng, giáo dục là toàn bộ tác động của gia đình, nhà trường, xã hội bao gồm cả dạy học và các tác động giáo dục khác đến con người. - Theo nghĩa hẹp, giáo dục có thể xem như một quá trình tác động đến thế hệ trẻ về mặt tư tưởng, đạo đức, hành vi,...nhằm hình thành thái độ, niềm tin, thói quen cư xử đúng đắn trong gia đình, nhà trường và xã hội. Giáo dục giữ vai trò chủ đạo đối với sự hình thành và phát triển nhân cách. Giáo dục có thể mang lại những tiến bộ mà các nhân tố khác như bẩm sinh- di truyền hoặc môi trường, hoàn cảnh không thể có được. - Thứ nhất, giáo dục vạch ra phương hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách. Vì giáo dục là một quá trình tác động có mục tiêu xác định, hình thành một mẫu người cụ thể cho xã hội, một mô hình nhân cách phát triển, đáp ứng những yêu cầu của xã hội trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Điều đó được thể hiện qua việc thực hiện mục tiêu giáo dục, đào tạo của nhà trường và các tổ chức giáo dục ngoài nhà trường. Giáo dục bao giờ cũng căn cứ vào mục đích, yêu cầu của xã hội, căn cứ vào trình độ phát triển của khoa học kĩ thuật, để xây dựng nên mục đích giáo dục, kế 17
  18. hoạch, nội dung, chương trình giáo dục,…từ đó tác động đến thế hệ trẻ, điều khiển thế hệ trẻ, tạo dựng con đường “an toàn” cho thế hệ trẻ, hoàn thiện nhân cách đáp ứng yêu cầu xã hội. - Thứ hai, thông qua giáo dục, thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau những kinh nghiệm xã hội - lịch sử đã được kết tinh trong các sản phẩm văn hóa vật chất và tinh thần của nhân loại.Thế hệ trẻ lĩnh hội những kinh nghiệm đó đển biến chúng thành kinh nghiệm của bản thân và tạo nên nhân cách của mình. - Thứ ba, giáo dục có thể đem lại cho con người những cái mà các yếu tố bẩm sinh – di truyền hay môi trường tự nhiên không thể đem lại được. Ví dụ, đứa trẻ được sinh ra, theo thời gian nó được tăng trưởng, nhưng tự nó không thể biết đọc, biết viết nếu không được học chữ. Một ví dụ khác, năm 1945, 90 % dân ta mù chữ, nhưng với một lòng quyết tâm giáo dục không mệt mỏi, dân ta đã xoá mù trong một khoảng thời gian ngắn nhất. - Thứ tư, giáo dục có thể phát huy tối đa các mặt mạnh của các yếu tố khác chi phối sự hình thành và phát triển nhân cách như các yếu tố sinh thể (bẩm sinh di truyển), yếu tố hoàn cảnh sống, yếu tố xã hội. - Thứ năm, giáo dục có thể bù đắp cho những thiếu hụt, hạn chế do các yếu tố bẩm sinh – di truyền không bình thường, hoàn cảnh bị tai nạn hay chiến tranh gây nên. Ví dụ, giáo dục cho người bị khuyết tật, bị bệnh hoặc gặp phải hoàn cảnh không thuận lợi. - Thứ sáu, giáo dục uốn nắn những sai lệch của nhân cách về một mặt nào đó so với các chuẩn mực, do tác động tự phát của môi trường gây nên và làm cho nó phát triển theo hướng mong muốn của xã hội. Ví dụ, hoạt động giáo dục trong các trường giáo dưỡng (giáo dục lại). - Thứ bảy, giáo dục có thể đi trước, đón đầu sự phát triển, giáo dục có thể “hoạch định nhân cách trong tương lai” để tác động hình thành và phát triển phù hợp với sự phát triển của xã hội. Như vậy, giáo dục không chỉ tính đến trình độ hiện tại của sự phát triển nhân cách mà còn tính đến bước phát triển tiếp theo của nhân cách. “Ngủ thì ai cũng như lương thiện Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ hiền Hiền dữ phải đâu là tính sẵn Phần nhiều do giáo dục mà nên” (Hồ Chí Minh) Qua đoạn thơ trên chúng ta có thể nhận thấy được tầm quan trọng của yếu tố giáo dục. Giáo dục đóng vai trò chủ đạo trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của cá nhân. Thông qua hoạt động giáo dục, cá nhân được tác động có mục đích, có phương pháp và có kế hoạch để thay đổi theo những chuẩn mực, giá trị xã hội quy định. Ba lực lượng giáo dục ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ là gia đình, nhà trường và xã hội. Ba lực lượng trên phải phối hợp chặt chẽ trong việc giáo dục nhân cách lành mạnh cho trẻ. Tuy nhiên, trong thời đại công nghiệp hóa và hiện đại hóa như hiện nay thì giáo dục gia đình lại ngày càng 18
  19. có xu hướng bị xem nhẹ. Hầu hết các bậc cha mẹ thường khoán trắng cho nhà trường trong việc giáo dục trẻ trong khi giáo dục gia đình là lực lượng quan trọng. Ngoài ra, tự giáo dục cũng là yếu tố quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển về nhân cách của cá nhân. Giáo dục là điều kiện quan trọng để tạo ra sự biến đổi về chất của cá nhân. Giáo dục trang bị cho con người những điều căn bản nhất, giúp con người phát huy hết tiềm năng của bản thân mà di truyền, giao tiếp… không thể có được. Tuy nhiên, giáo dục không phải là chiếc chìa khóa vạn năng có thể mở mọi cánh cửa đã bị khóa chặt. - Giáo dục không chỉ thích ứng mà còn có thể đi trước hiện thực và thúc đẩy nó phát triển. Giáo dục có giá trị định hướng sự hình thành phát triển nhân cách. Giáo dục thúc đẩy sức mạnh bên trong khi trẻ nắm bắt được nhu cầu, động cơ, hứng thú và nó phù hợp với quy luật phát triển bên trong của cá nhân. - Bên cạnh đó giáo dục có tầm quan trọng đặc biệt đối với những người bị khuyết tật, nó có thể bù đắp những thiếu hụt do bệnh tật gây ra cho con người. Giáo dục còn có thể uốn nắn những phẩm chất tâm lý xấu và làm cho nó phát triển theo chiều hướng mong muốn của xã hội. - Tuy nhiên không nên tuyệt đối hóa vai trò của giáo dục đối với sự hình thành nhân cách. Giáo dục không thể tách rời tự giáo dục, tự rèn luyện, tự hoàn thiện nhân cách ở mỗi cá nhân. 1.2.4. Yếu tố hoạt động cá nhân Loài người phát triển, tiến hóa và hoàn thiện như ngày nay là kết quả của hoạt động, chính hoạt động là phương thức tồn tại của loài người. Vì thế, hoạt động là tính tích cực của nhân cách, là yếu tố quyết định trực tiếp đến sự hình thành và phát triển nhân cách của cá nhân, đặc biệt là hoạt động chủ đạo. Vì thế, để hoàn thiện về nhân cách, cá nhân phải tích cực, chủ động tham gia các hoạt động của nhóm và cộng đồng. - Hoạt động là phương thức tồn tại của con người. Hoạt động của con người là hoạt động có mục đích, mang tính xã hội, cộng đồng, được thực hiện bằng những thao tác nhất định với những công cụ nhất định. Hoạt động cá nhân đóng vai trò quyết định trực tiếp đối với sự hình thành và phát triển nhân cách. - Thông qua hoạt động của bản thân trẻ sẽ lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử - xã hội và biến nó thành nhân cách của mình. Hoạt động giúp kích thích hứng thú, niềm say mê sáng tạo và làm nảy sinh những nhu cầu mới, những thuộc tính tâm lý mới… ở mỗi các nhân mà nhờ đó nhân cách được hình thành và phát triển. - Sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ phụ thuộc vào hoạt động ở mỗi thời kì, lứa tuổi nhất định. Muốn hình thành và phát triển nhân cách thì cha mẹ cần phải cho con tham gia vào các dạng hoạt động khác nhau và kích thích yếu tố hoạt động cá nhân. Ngay từ khi còn nhỏ, ở mỗi trẻ đã hình thành những nhân cách khác nhau cũng như chịu chi phối bởi hệ thống gia đình, giáo dục, xã hội,…. 19
  20. Trong đó gia đình được coi là cái nôi của nhân cách, tác động vào hệ thống phát triển tinh thần và thể chất của trẻ. Vì vậy giáo dục nhân cách cho trẻ ngay từ nhà là điều rất quan trọng và cần thiết. 2. Các giai đoạn phát triển tâm lý trẻ em “Trẻ em là một thuật ngữ nhằm chỉ một nhóm xã hội thuộc về một độ tuổi nhất định trong giai đoạn đầu của sự phát triển con người”. Trẻ em là những người chưa trưởng thành, còn non nớt về thể chất và trí tuệ, dễ bị tổn thương, cần được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục (BVCSGD) đặc biệt, kể cả sự bảo vệ thích hợp về mặt pháp lý trước cũng như sau khi ra đời. Khái niệm trẻ em được quốc tế sử dụng thống nhất và đã được đề cập trong Tuyên ngôn Giơ-ne-vơ năm 1924, Tuyên ngôn của Liên hợp quốc về quyền trẻ em năm 1959, Tuyên ngôn thế giới về quyền con người năm 1968, Công ước quốc tế về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966, Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em năm 1989, Công ước 138 của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) về tuổi tối thiểu làm việc năm 1976. Trẻ em không phải là một người lớn thu nhỏ xét về mọi góc độ, bởi trẻ em là một cơ thể đang lớn, đang trưởng thành. Quá trình phát triển và trưởng thành của trẻ chịu nhiều tác động bởi các yếu tố thể chất, trí tuệ, cảm xúc tình cảm, các yếu tố này phối hợp và tương tác qua lại lẫn nhau, nhưng khác nhau tuỳ từng giai đoạn. Có nhiều quan điểm về sự phân chia các giai đoạn phát triển của trẻ em. Trên cơ sở những nét cơ bản về tâm- sinh lý có thể chia thành: 2.1. Thời kỳ trong bụng mẹ Từ lúc thụ thai đến khi sinh. - Phôi thai hoàn toàn phụ thuộc vào người mẹ. - Đây là thời kỳ hình thành về số lượng và phát triển ban đầu của các cơ quan, để sau khi sinh các cơ quan này có thể đảm bảo các chức năng. - Bệnh tật: Chịu ảnh hưởng lớn các bệnh tật của người mẹ. - Ngày nay người ta đề cập nhiều đến mối quan hệ sớm Mẹ - Con trong giai đoạn này, do vậy các vấn đề tâm lý không tốt của người mẹ có thể gây ảnh hưởng đến trẻ (như sự không mong muốn có con, mẹ mắc bệnh trầm cảm…). 2.2. Từ mới sinh đến 2 tuổi Khi trẻ mới sinh, trẻ hoàn toàn cần sự giúp đỡ và lệ thuộc người khác để được an toàn về thể chất và cảm xúc.Trẻ cần được giám sát thường xuyên vì trẻ không ý thức về sự an toàn. Trong năm đầu, em bé cần tạo được và phát triển mối liên hệ với thế giới chung quanh em mới bước vào, nhất là cha mẹ và những người trong gia đình - đặc biệt là người mẹ. Tình yêu và mơn trớn của cha mẹ rất cần thiết để giúp em có được niềm yêu mến và tin tưởng với thân nhân sau này. Nếu không được âu yếm, em bé sẽ trở nên thiếu tin tưởng nơi chính mình cũng như với người khác sau này nữa. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2