Giáo trình Công tác xã hội với người có và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS (Nghề: Công tác xã hội - Trung cấp) - Trường Trung cấp Tháp Mười
lượt xem 5
download
Giáo trình Công tác xã hội với người có và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS (Nghề: Công tác xã hội - Trung cấp) được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên trình bày được những kiến thức chung về HIV, AIDS; Trình bày được đặc điểm, nguyên nhân sự kỳ thị và các biện pháp tuyên truyền phòng ngừa HIV.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Công tác xã hội với người có và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS (Nghề: Công tác xã hội - Trung cấp) - Trường Trung cấp Tháp Mười
- SỞ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI ĐỒNG THÁP TRƯỜNG TRUNG CẤP THÁP MƯỜI GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI CÓ VÀ BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI HIV/AIDS NGÀNH/NGHỀ: CÔNG TÁC XÃ HỘI TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-TCTM ngày tháng năm 2020 của Hiệu trưởng Trường Trung cấp Tháp Mười. Tháp Mười, năm 2020 1
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
- LỜI GIỚI THIỆU Đại dịch HIV/AIDS đã trở thành mối quan tâm của các quốc gia trên thế giới từ nhiều năm nay, trong đó có Việt Nam. HIV/AIDS ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế, xã hội, đến cuộc sống của cá nhân, gia đình và cộng đồng bất chấp các nỗ lực của quốc gia và quốc tế trong phòng chống sự lây truyền. Chăm sóc, trợ giúp người nhiễm HIV/AIDS sẽ được coi là toàn diện nếu như họ được chăm sóc hỗ trợ cả về mặt y tế, sức khỏe và xã hội. Tuy nhiên, hiện nay đội ngũ Nhân viên Công tác xã hội trơng trợ giúp người nhiễm HIV/AIDS còn hạn chế về kiến thức, kỹ năng. Điều này ảnh hưởng lớn đến công tác phòng chống HIV/AIDS nói chung và chất lượng trợ giúp nhóm đối tượng này nói riêng. Chính vì thế việc xây dựng giáo trình Công tác xã hội với người có và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS được biên soạn nhằm phục vụ cho việc giảng dạy, đào tạo cán bộ công tác xã hội trong các trường trung cấp. Trong quá trình biên soạn, nhóm tác giả cảm ơn sự phối hợp và những ý kiến góp ý có giá trị từ các giảng viên Trường Đại học Đồng Tháp, Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long và các đơn vị giáo dục nghề nghiệp bạn. Nhóm tác giả hy vọng rằng tài liệu này sẽ cung cấp những kiến thức, kỹ năng và những công cụ hữu ích cho việc giảng dạy, học tập trong quá trình đào tạo nghề công tác xã hội. Nhóm tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp hữu ích để có thể điều chỉnh tốt hơn trong tương lai và phù hợp hơn với nhu cầu học tập của mọi người./. Đồng Tháp, ngày tháng năm 2020 Tham gia thực hiện 1. Kiều Văn Tu 2. Võ Trí Trọng 3. Nguyễn Hòa Thuận 4. Nguyễn Văn Cường 3
- MỤC LỤC 4
- GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Công tác xã hội với người có và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS Mã số mô đun: MĐ24 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: - Vị trí mô đun: Chăm sóc, hỗ trợ người có và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS là mô đun chuyên môn nghề quan trọng của chương trình đạo tạo trung cấp nghề, liên quan tới các hoạt động cung cấp dịch vụ cho đối tượng. - Tính chất của mô đun: Là mô đun chuyên môn nghề bắt buộc. Mục tiêu của môn học/mô đun: - Kiến thức + Trình bày được những kiến thức chung về HIV, AIDS + Trình bày được đặc điểm, nguyên nhân sự kỳ thị và các biện pháp tuyên truyền phòng ngừa HIV + Trình bày được các kiến thức về chăm sóc dinh dưỡng, chăm sóc đời sống tinh thần cho đối tượng - Kỹ năng: + Tham vấn + Tổ chức các hoạt động truyền thông, giáo dục, xây dựng và thực hiện kế hoạch hỗ trợ người có và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS + Biện hộ, vận động nguồn lực chăm sóc người có và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Cẩn thận, chia sẻ và sẵn sàng giúp đỡ người có và bị ảnh hưởng bởi HIV/ AIDS. 5
- BÀI 1: KIẾN THỨC CHUNG VỀ HIV Mục tiêu: - Trình bài được những kiến thức cơ bản về HIV/AIDS trên thế giới và Việt Nam, nguyên nhân lây truyền và cách phòng tránh, kỳ thị phân biệt đối xử, nguyên nhân và hậu quả, tuyên truyền phòng chống kỳ thị, phân biệt đối xử. - Cảm thông, chia sẻ, không kỳ thị người có HIV. Nội dung chính: 1. Những hiểu biết về HIV/ AIDS 1.1. Tổng quan về đại dịch HIV trên thế giới và Việt Nam 1.1.1. Tình hình HIV/AIDS trên thế giới Kể từ ca nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện tại Mỹ từ năm 1981, cho đến nay loài người đã trải qua hơn 30 năm đối phó với một đại dịch quy mô lớn, phức tạp. Tính đến cuối năm 2009, có 33,3 triệu người đang bị nhiễm HIV, tỷ lệ người nhiễm HIV trong nhóm tuổi 15-49 là 0,8%. Riêng năm 2009 ước tính có 2,6 triệu người nhiễm mới HIV và 1,8 triệu người tử vong do AIDS. So sánh với năm 1999, số người nhiễm mới HIV đã giảm 21%. Báo cáo UNAIDS cũng ghi nhận tính cuối năm 2009 đã có 33 nước có số ca nhiễm mới giảm, trong đó 22 nước khu vực cận Saharan, Châu Phi. Tuy nhiên hiện vẫn còn 7 nước tỷ lệ nhiễm mới tăng trên 25% khi so sánh giữa năm 1999 và 2009. Tại châu Á, ước tính có khoảng 4,9 triệu người đang bị nhiễm HIV trong năm 2009. Hầu hết dịch tại các quốc gia đã có dấu hiệu chững lại. Thái Lan là nước duy nhất trong khu vực có tỷ lệ hiện nhiễm gần 1% và xét một cách tổng thể, dịch ở nước này cũng có dấu hiệu chững lại. Song tỷ lệ hiện nhiễm HIV lại đang gia tăng ở những quốc gia vốn có tỷ lệ hiện nhiễm thấp như Bangladesh, Pakistan (nơi tiêm chích ma túy là hình thái lây truyền HIV chính) và Philippin. Hình thái lây truyền HIV tại châu Á vẫn chủ yếu tập trung ở nhóm người tiêm chích ma túy, người bán dâm, khách làng chơi, và nam quan hệ tình dục đồng giới. Khoảng 90% số người nhiễm mới HIV tại Ấn Độ được cho là đã lây nhiễm từ việc quan hệ tình dục không an toàn. Như vậy, sau 30 năm, AIDS trở thành một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất mà loài người gặp phải. Các khu vực phải gánh chịu gánh nặng bệnh tật nhiều nhất là Châu phi cận Sahara, châu Mỹ La tinh và vùng Caribê. Ở các nước Châu phi cận Sahara, HIV/AIDS là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Tính trên toàn thế giới, HIV/AIDS đứng thứ 4 trong số những căn bệnh gây tử vong cao. Dự tính gần 3 thập kỷ qua: - Tổng số nhiễm khoảng 70 triệu người, gần 30 triệu người chết vì AIDS 6
- - Hiện nay còn khoảng trên 40 triệu người nhiễm HIV còn sống: 17 triệu phụ nữ nhiễm, gần 3 triệu trẻ em nhiễm, trên 14 triệu trẻ mồ côi. - Mỗi ngày thêm khoảng 14.000 trường hợp mới phát hiện - Tỷ lệ nhiễm HIV cao nhất là ở Châu Phi rồi tới Châu Á Thái Bình Dương. Nhưng từ năm 2011, một số nơi có tỉ lệ nhiễm mới HIV giảm mạnh, nhất là các nước cận sa mạc Sahara Châu phi, khu vực từng bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Đồng thời có nơi tỉ lệ nhiễm mới HIV lại tăng như Australia, Đông Âu và Trung Á. - Khoảng 80% lây qua đường tình dục, có nơi đến 94% Tuy nhiên, năm 2011 là năm có nhiều thay đổi, lần đầu tiên khoa học cho thấy nếu bệnh nhân được điều trị sớm, tỉ lệ nhiễm mới sẽ giảm 96%. Theo báo cáo năm 2011 của chương trình chống HIV/AIDS của LHQ (UNAIDS), thế giới đã có tiến bộ quan trọng về khoa học và nhiều lĩnh vực khác trong việc kiềm chế đại dịch HIV/AIDS. Theo UNAIDS, các ca HIV phát hiện mới trên toàn thế giới giảm 21% so với năm 1997, số người chết liên quan đến AIDS giảm 21% so với năm 2005. Giải thích cho sự thành công này, ông Peter Ghys, người đứng đầu bộ phận dịch tễ của UNAIDS cho rằng, một nửa số người nhiễm HIV/AIDS cần điều trị đang được điều trị, tương đương 6,6 triệu người. Nhiều loại thuốc có chức năng giảm thiểu lây truyền virus HIV từ mẹ sang con. 1.1.2. Tình hình HIV/AIDS tại Việt Nam Trường hợp nhiễm HIV đầu tiên tại VN được phát hiện vào tháng 12 năm 1990 tại thành phố Hồ Chí Minh. Nhưng thực sự dịch HIV/AIDS đã bắt đầu bùng nổ từ năm 1993 trong nhóm những người nghiện tiêm chích ma tuý tại thành phố Hồ Chí Minh. Sau đó, dịch bắt đầu lan ra các tỉnh thành khác trong cả nước. Trong thập kỷ qua, dịch phát triển nhanh nhất ở các tỉnh miền núi phía bắc như các tỉnh Thái Nguyên, Điện Biên, Sơn La và Yên Bái. Trước năm 2000 dịch chủ yếu tập trung ở các khu vực thành thị, nhưng hiện nay dịch đã xẩy ra hầu hết cả nước, kể cả ở cả các khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng núi, vùng dân tộc thiểu số. Tuy nhiên dịch HIV/AIDS vẫn chủ yếu tập trung trung trong nhóm nghiện chích ma túy, phụ nữ bán dâm và nhóm người tình dục đồng giới nam. Trong tổng số người được xét nghiệm phát hiện HIV dương tính, người nghiện chích ma túy chiếm khoảng 70%, phụ nữ bán dâm, chiếm khoảng 5%, còn lại là đối tượng khác. Đường lây truyền HIV/AIDS ở Việt Nam chủ yếu lây truyền qua tiêm chích chung ma túy, hình thái nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS ở mỗi vùng khu vực cũng có sự khác biệt nhau, trong khi phần lớn các khu vực trong cả nước dịch chủ yếu lây truyền do tiêm chích chung ma túy, các tỉnh khu vực đồng bằng sông cửu long sự lây truyền HIV chủ yếu do truyền qua đường tình dục, đặc biệt là các tỉnh khu vực biên giới tỷ lệ người nhiễm HIV cho biết lây truyền qua đường tình dục cao nhất. Tuy nhiên, xu hướng do lây truyền qua đường tình 7
- dục có nguy cơ gia tăng trong những năm gần đây, tỷ lệ người nhiễm HIV trong tổng số người nhiễm HIV phát hiện hằng năm cho biết bị lây truyền qua đường tình dục tăng từ 12% năm 2004 lên 29% năm 2010. Nhiều bằng chứng cho thấy tỷ lệ phụ nữ bán dâm nghiện chích ma túy và tỷ lệ nam quan hệ tình dục đồng giới nghiện chích ma túy gia tăng làm tăng nguy cơ lây truyền qua đường tình dục từ nhóm này sang các loại bạn tình của họ, do đó số người nhiễm HIV do lây truyền qua đường tình ngày càng chiếm tỷ trọng cao hơn so với các năm trước đây. Đánh giá chung về tình hình dịch HIV/AIDS cho thấy dịch HIV/AIDS không tăng nhanh như trước những năm 2005, về cơ bản đã khống chế tình hình dịch HIV/AIDS ở đa số địa phương và các nhóm dễ bị cảm nhiễm HIV/AIDS, số người nhiễm HIV/AIDS mới phát hiện đã giảm liên tục 3 năm gần đây, phần lớn người nhiễm HIV mới phát hiện chủ yếu tập trung trong nhóm nguy cơ cao. Tuy nhiên dịch HIV/AIDS vẫn còn diễn biến phức tạp, hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV cao, mặc dù số người nhiễm HIV được phát hiện đã giảm liên tiếp 3 năm gần đây, nhưng chưa đủ thời gian đảm bảo bền vững. Đến cuối tháng 12/1998 toàn bộ 61 tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ trong cả nước đều đã phát hiện có người nhiễm HIV. Theo “Báo cáo tình hình nhiễm HIV/AIDS và hoạt động phòng, chống HIV/AIDS” của Bộ Y tế, tính đến 30/12/2011, toàn quốc đã phát hiện người nhiễm HIV tại hơn 77% xã/phường, gần 98% quận/huyện và 63/63 tỉnh/thành phố. Phân bố người nhiễm HIV theo giới: Nam giới chiếm 69%, nữ giới chiếm 31%, so sánh cùng kỳ năm 2010, tỷ lệ này giảm khoảng 2% ở nhóm nam giới và tăng gần 2% ở nhóm nữ giới, tỷ trọng người nhiễm HIV ở nữ giới ngày càng nhiều. Phân bố người nhiễm HIV năm 2011 vẫn tập trung ở nhóm tuổi tử 20 – 39 tuổi chiếm 82% số người nhiễm HIV và tỷ lệ này hầu như không thay đổi nhiều trong 5 năm trở lại đây. Trong đó, tỷ lệ người nhiễm HIV trong nhóm 30 -39 tuổi đang có xu hướng tăng, đến hết năm 201 tỷ lệ nhiễm HIV ở nhóm 30 – 39 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất với 43%. Cùng với đó, tỷ lệ nhiễm HIV của nhóm 40 - 49 tuổi cũng có xu hướng tăng, mặc dù chậm hơn (11%). Phân bố người nhiễm HIV theo đường lây truyền trong số những người nhiễm HIV được báo cáo trong năm 2011 cho thấy lây truyền qua đường máu chiếm tỷ lệ cao nhất 46,7%, tỷ lệ này có giảm hơn 3% so với cùng kỳ năm 2010, tiếp đến là tỷ lệ người nhiễm HIV lây truyền qua đường tình dục, chiếm 41,4% trong khi tính đến cùng kỳ năm 2010 tỷ lệ này là 38,7% số người nhiễm HIV được báo cáo, tỷ lệ người nhiễm HIV lây truyền từ mẹ sang con chiếm 2,4%, có 9,5% tỷ lệ người nhiễm HIV không rõ đường lây truyền. Như vậy so sánh với cùng kỳ năm 2010 thì tỷ lệ nhiễm HIV lây truyền qua đường tình dục tăng khoảng 3%, tuy nhiên tỷ lệ này khác nhau ở các khu vực. Ở các tỉnh miền Bắc chủ yếu vẫn là lây truyền qua đường máu chiếm 62,7% trên tổng số HIV phát hiện ở các tinh khu vực phía bắc. Trong khi đó, ở các tỉnh khu vực phía Nam lây 8
- truyền qua đường tình dục lại chiếm tỷ lệ cao hơn với 57,8% số trường hợp phát hiện nhiễm HIV ở các tỉnh phía nam và tập trung ở một số tỉnh/thành phố. Kết quả giảm sát cho thấy, tỷ lệ người nhiễm HIV được báo cáo chủ yếu tập trung ở người nghiện chích ma túy chiếm 41%. So sánh cùng kỳ với năm 2010, phân bố người nhiễm HIV theo nhóm nghiện chích ma túy trong năm 2011 có xu hướng giảm xuống 3%. Tuy nhiên tỷ lệ nhóm nghiện chích ma túy vẫn chiếm gần ½ tổng số các trường hợp nhiễm HIV được báo cáo. Xu hướng nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy tiếp tục có xu hướng giảm, năm 2011 tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy tại cộng đồng là 13,4%, năm 2010 tỷ lệ này là 17,24%. Tuy nhiên ở một số tỉnh tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy vẫn rất cao như Điện Biên 45,7%, thành phố Hồ Chí Minh 39,3%. Với tỷ lệ này cho thấy hành vi nguy cơ lây truyền HIV trong nhóm nghiện chích ma túy vẫn rất cao và tiềm ẩn nguy cơ làm tăng tỷ lệ người nhiễm HIV trong nhóm này. Trong 4 năm trở lại đây, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm tình dục khác giới tăng nhanh tử 8% năm 2007 thì đến năm 2011 tỷ lệ này đã là 22,5%. Xu hướng nhiễm HIV trong nhóm phụ nữ bán dâm năm 2011 có giảm (2,97%) so với năm 2010 (4,6%), tuy nhiên năm 2011 giám sát trọng điểm chỉ lấy mẫu những phụ nữ bán dâm tại cộng đồng, thông thường tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm phụ nữ bán dâm đang giáo dục tại Trung tâm 05 cao hơn tại cộng đồng, do đó việc giảm tỷ lệ này vẫn cần được theo dõi tiếp để đảm bảo tính bền vững. Một số tỉnh có tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm phụ nữ bán dâm rất cao và tiềm ẩn nguy cơ lây truyền cao cho người mua dâm như Hà Nội 22,5%, Lạng Sơn 17,06%, Cần Thơ 10,67%, Điện Biên 8%. Tỷ lệ phụ nữ bán dâm cho biết đã từng tiêm chích ma túy cao ở Hà Nội 15%, Điện Biên 8,6%, các tỉnh này có tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm phụ nữ bán dâm cao và có hành vi nguy cơ cao về tình dục không an toàn làm tiềm ẩn nguy cơ lây truyền HIV lớn, cần có các biện pháp can thiệp phù hợp để hạn chế lây truyền HIV. Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới cao ở thành phố Hồ Chí Minh cao (14%), Hà Nội (6,7%), xu hướng nhiễm HIV trong nhóm này tăng ở một số tỉnh như Hải Dương, Hà Nội, An Giang. Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm phụ nữ mang thai tiếp tục có xu hướng giảm trong 3 năm gần đây, tỷ lệ này năm 2011 là 0,21%. Tuy nhiên ở một số tỉnh tỷ lệ này vẫn đang ở cao như Điện Biên (1%), Hà Nội và Là Cai (0,63%). Theo báo cáo của Cục Phòng, chống HIV/AIDS về tình hình nhiễm HIV/AIDS trong toàn quốc đến hết 30/06/2012 như sau: Số trường hợp nhiễm HIV mới phát hiện trong 6 tháng năm 2012 5.927 Số bệnh nhân chuyển sang giai đoạn AIDS trong 6 tháng đầu năm 2012 2.118 9
- Số bệnh nhân AIDS tử vong trong 6 tháng đầu năm 2012 633 Số phát hiện trong những năm trước đây báo cáo bổ sung: Số trường hợp nhiễm HIV báo cáo bổ sung 10.288 Số bệnh nhân AIDS báo cáo bổ sung 17.262 Tổng số người nhiễm HIV tử vong báo cáo bổ sung 8.898 Tổng số hiện tại: Tổng số trường hợp nhiễm HIV hiện đang còn sống 204.019 Tổng số bệnh nhân AIDS hiện còn sống 58.569 Tổng số người nhiễm HIV đã tử vong 61.856 Như vậy, tình hình dịch HIV/AIDS trong năm 2011 có xu hướng giảm. Đây là năm thứ 4 liên tiếp số người nhiễm HIV mới phát hiện giảm, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy, phụ nữ bán dâm tiếp tục được khống chế và có xu hướng giảm, riêng nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới vẫn tiếp tục gia tăng ở mức độ chậm hơn. Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nguy cơ thấp tại cộng đồng tiếp tục giữ được ổn định và ở mức thấp. Tuy nhiên một số tỉnh như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Điện Biên, Sơn La, Thái nguyên, Phú Thọ , Nghệ An, Thanh Hóa, Cần Thơ, An Giang, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu tình hình dịch vẫn còn diễn biến phức tạp, tỷ lệ nhiễm HIV trong các nhóm nguy cơ cao vẫn còn ở mức cao và hành vi làm lây truyền HIV trong một số nhóm còn tiềm ẩn trong các nhóm với nhau và lây truyền ra cộng đồng. Số trẻ em sinh ra từ bà mẹ nhiễm HIV bị nhiễm HIV có xu hướng giảm. Xu hướng tử vong do HIV/AIDS giảm liên tiếp trong nhiều năm qua, cho thấy hiệu quả của công tác chăm sóc, điều trị ngày càng tốt hơn. 1.2. Kiến thức chung về HIV/ AIDS 1.2.1. Khái niệm HIV/AIDS * Khái niệm và một số đặc diểm của HIV - Khái niệm về HIV: HIV là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh "Human Immunodeficiency Virus" là vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người, làm cho cơ thể suy giảm khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh. HIV thuộc nhóm Lentivirus, và giống như mọi virus thuộc tuýp này, nó sẽ tấn công hệ miễn dịch của con người. Lentivirus có nghĩa là virus chậm cần có nhiều thời gian để gây ra tác dụng có hại cho cơ thể. HIV là 1 virus có tính thay 10
- đổi cao, đột biến dễ dàng. Điều này có nghĩa là ngay trong cơ thể của những người bị nhiễm cũng có nhiều chủng HIV khác nhau. Người mang HIV trong máu thường được gọi là người nhiễm HIV - Một số đặc điểm cơ bản của HIV + Về cấu tạo Kích thước của HIV vô cùng nhỏ bé, chỉ vào khoảng từ 80 – 120 nanomét (01 nanomét chỉ nhỏ bằng 01 phần tỷ mét). Do vậy ta chỉ có thể nhìn thấy nó dưới kính hiển vi điện tử phóng đại hàng triệu lần. Nhờ kích thước nhỏ bé này HIV có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua các vết xây xước rất nhỏ và có thể qua cả niêm mạc. Khả năng biến đổi của HIV rất lớn nên hiện nay trên thế giới có nhiều chủng, dưới chúng HIV khác nhau. Thậm chí trong quá trình điều trị bằng các thuốc kháng vi rút (ARV) hiện nay HIV có thể biến đổi, trở nên kháng thuốc và các vi rút mới kháng thuốc này cũng lây truyền từ người này sang người khác. Đây là khó khăn lớn nhất đối với việc nghiên cứu chế tạo vắc xin chống HIV cũng như thuốc điều trị AIDS. Bề mặt của HIV có rất nhiều gai nhú, các gai nhú này giúp nó dễ dàng bám và đột nhập rất nhanh vào các tế bào bạch cầu - những tế bào vốn có chức năng bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật. Các đặc điểm trên của HIV là cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu, chế tạo thuốc điều trị AIDS và vắc xin dự phòng lây nhiễm HIV + Một số đặc điểm lý hóa Vỏ của HIV được cấu tạo bởi lớp lipid kép. Chính lớp vỏ kép này giúp cho HIV giữ được sức bền của bề mặt để có thể tồn tại lâu hơn khi khi nó ở ngoài cơ thể. Nhờ đó HIV có thể tồn tại ngoài môi trường từ vài ngày đến một tuần, nhất là khi nó nằm trong các mẫu máu dính trong các bơm kim tiêm đã sử dụng. HIV có thể tồn tại ở trong xác cơ thể bệnh nhân AIDS đã chết trong vòng 24 giờ. Nhiệt độ dưới 0oC, tia X, tia cực tím không giết được HIV. Tuy nhiên, khi ở ngoài cơ thể, dưới tác động của nhiệt độ và các chất sát trùng thông thường HIV lại bị tiêu diệt. Ví dụ: HIV bị tiêu diệt sau 30 phút ngâm trong cồn 70 độ, dung dịch Cloramin 1%, nước Javen 1%... Do vậy, nếu ta ngâm dụng cụ tiêm, chích trong cồn 70 độ hoặc quần áo, đồ vải có dính máu nhiễm HIV vào dung dịch Cloramin 1%, nước Javel 1% trong 30 phút... là có thể tiêu diệt được HIV. Nếu bị đun sôi trong 20 phút (kể từ khi nước sôi) thì HIV sẽ bị chết. Do vậy, nếu chúng ta luộc các dụng cụ phẫu thuật, tiêm, chích... (bằng thuỷ tinh hay kim loại) 20 phút kể từ khi nước sôi trước mỗi khi sử dụng thì đã có thể diệt được HIV... Các đặc điểm lý hóa trên của HIV chính là cơ sở khoa học để chúng ta xác định các biện pháp xử lý và dự phòng được sự lây nhiễm HIV, như xử lý các 11
- dụng cụ, đò vải... có dính máu và dịch sinh học của người nhiễm HIV cũng như xác định các biện pháp xử lý khi bị phơi nhiễm HIV. - Cơ chế HIV xâm nhập và gây bệnh trong cơ thể người Hệ miễn dịch của con người, với thành phần chủ lực là bạch cầu, là lực lượng bảo vệ cơ thể chống lại sự tấn công của các loại tác nhân gây bệnh xâm nhập từ bên ngoài hoặc mầm bệnh ung thư phát sinh từ một số tế bào trong cơ thể. Trong đội ngũ bạch cầu, có một loại đặc biệt gọi là lympho bào T có điểm thụ cảm CD4 (gọi tắt là tế bào CD4), đóng vai trò như một “Tổng chỉ huy”, có nhiệm vụ điều phối, huy động hay “rút lui” toàn bộ hệ thống miễn dịch của cơ thể. Sau khi xâm nhập cơ thể, HIV tấn công ngay vào các bạch cầu, nhất là lympho bào T- CD4. HIV sử dụng chính chất liệu di truyền của các tế bào bạch cầu này để nhân lên, để sinh sôi nảy nở. Như vậy, bạch cầu không những không bao vây, tiêu diệt được HIV, mà còn bị HIV biến thành “kẻ tòng phạm” và cuối cùng bị HIV phá huỷ. HIV phá huỷ bạch cầu ngày càng nhiều, dẫn đến hệ miễn dịch của cơ thể bị suy giảm dần, cuối cùng là bị “vô hiệu hóa” và điều đó có nghĩa là cơ thể con người không còn được bảo vệ nữa. Lúc đó, mọi mầm bệnh khác như vi trùng, siêu vi trùng nhân cơ hội gây bệnh (nhiễm trùng cơ hội) và cả tế bào ung thư “mặc sức hoành hành” gây nên nhiều bệnh nguy hiểm... và dẫn đến tử vong. Ngoài ra, sau khi xâm nhập cơ thể, HIV còn có thể trực tiếp phá hoại tế bào thần kinh đệm khiến người bệnh lú lẫn, mất trí... hoặc xâm nhập vào các cơ quan thần kinh, dạ dày, ruột, da... gây nên một số bệnh cho các cơ quan này, làm cho bệnh cảnh của AIDS vì thế mà trở nên hết sức đa dạng và phức tạp, khó chẩn đoán. * Khái niệm về AIDS AIDS là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh "Acquired Immune Deficiency Syndrome" là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải do HIV gây ra, thường được biểu hiện thông qua các nhiễm trùng cơ hội, các ung thư và có thể dẫn đến tử vong. Người ta thường đề cập AIDS như “căn bệnh chết người, vô phương cứu chữa”. Chính điều này lại gây ra sợ hãi và làm gia tăng tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử, do vậy không nên dùng. Nhưng cũng nên tránh một thái cực khác cho rằng “ AIDS là một bệnh mãn tính, có thể điều trị được như bệnh cao huyết áp hoặc tiểu đường”. Nói như vậy lại làm cho mọi người tin rằng AIDS là không nghiêm trọng AIDS là một bệnh mãn tính do HIV gây ra. HIV phá huỷ các tế bào của hệ miễn dịch, cơ thể không còn khả năng chống lại các virus, vi khuẩn và nấm gây 12
- bệnh. Do đó cơ thể bị một số loại bệnh ung thư và nhiễm trùng cơ hội mà bình thường có thể đề kháng được. AIDS được coi là giai đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV. Tuy nhiên, mỗi người khi mắc AIDS sẽ có những triệu chứng khác nhau, tuỳ theo loại bệnh nhiễm trùng cơ hội mà người đó mắc phải và khả năng chống đỡ của hệ miễn dịch mỗi người. 1.2.2. Các giai đoạn phát triển của HIV Như đã trình bày ở trên, nhiễm HIV không phải chuyển ngay sang giai đoạn AIDS mà nó diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định, có thể lên đến hàng chục năm và trong khoảng thời gian này, người nhiễm HIV hoàn toàn khỏe mạnh, họ vẫn sống, lao động và học tập bình thường, nhưng họ lại có thể làm lây truyền bệnh từ người này sang người khác vì HIV đang tồn tại và “sinh sôi nảy nở” trong cơ thể họ. Quá trình từ nhiễm HIV thành AIDS dài hay ngắn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như sức đề kháng của người nhiễm, lối sống và sinh hoạt của họ sau khi nhiễm bệnh, sự chăm sóc của gia đình, người thân, mức độ kỳ thị phân biệt đối xử của xã hội... Theo các nhà nghiên cứu thì quá trình phát triển từ nhiễm HIV thành AIDS có thể trải qua một số giai đoạn và sự phân chia giai đoạn này có thể khác nhau trong các tài liệu khác nhau, nhưng nhìn chung có thể chia làm 03 giai đoạn chính * Giai đoạn cấp tính - Đa số người nhiễm HIV trong giai đoạn đầu thường không có biểu hiện gì ra bên ngoài để người khác có thể biết được, thậm chí kể cả bác sĩ khám bệnh tổng quát. Một số trường hợp khi mới nhiễm HIV có thể sốt, nổi hạch, nổi ban đỏ trong 8 đến 10 ngày rồi trở lại bình thường rất giống với các bệnh cảm cúm thông thường nên không có đặc điểm gì riêng để nhận biết. Vì vậy đối với nhiễm HIV có thể xem như không có triệu chứng nào là triệu chứng đầu tiên để biết đã bị nhiễm. - Thời gian: Vài tuần có khi 6 tháng đến 1 năm - Giai đoạn này chưa có kháng thể kháng virus HIV nên xét nghiệm âm tính: Khi HIV xâm nhập vào cơ thể, chúng tấn công các tế bào miễn dịch CD4 và dựa vào các tế bào này để sinh sôi nẩy nở hàng triệu phiên bản trong mỗi ngày và virus sẽ lan tràn trong cơ thể. Trong lúc này, cơ thể cố gắng bảo vệ trước sự tấn công của HIV bằng những cơ chế sau: + Tạo ra kháng thể dính vào virus và không cho virus sinh sôi them. + Các tế bào đặc biệt có tên macrophages và các tế bào T giúp cơ thể giết chết HIV. Nếu tìm thấy kháng thể chống HIV trong máu, có nghĩa là cơ thể đang cố gắng tự bảo vệ trước sự tấn công của HIV. Tuy nhiên, lượng kháng thể chỉ đủ 13
- để có thể phát hiện qua các xét nghiệm sau vài tháng cơ thể đã bị nhiễm. Do vậy trong khoảng thời gian cơ thể bị hội chứng HIV cấp tính thì các kết quả xét nghiệm tìm HIV vẫn có thể âm tính. Khi đó người ta có thể dùng đến xét nghiệm tìm RNA của HIV trong máu. RNA là một đoạn di truyền của HIV. RNA được sản sinh khi HIV đang hoạt động. Xét nghiệm này có thể cho biết cơ thể có bị chứng HIV cấp tính hay không. * Giai đoạn không triệu chứng - Thời gian: kéo dài trong vài năm đến trên 10 năm. - Triệu chứng: Người bệnh không có biểu hiện các dấu hiệu lâm sàng. - Người nhiễm HIV đã có kháng thể kháng virus trong máu ( xét nghiệm +) nhưng không có triệu chứng gì. - Người nhiễm HIV vẫn lao động và sinh hoạt bình thường. - Giai đoạn này HIV không lây nhiễm qua tiếp xúc thông thường, chỉ lây qua 3 đường cơ bản. - Điều trị sẽ kéo dài thời gian chuyển thành AIDS. * Giai đoạn AIDS Nhiễm HIV không có nghĩa là AIDS. Từ khi nhiễm HIV cho đến khi chuyển thành AIDS là một khoảng thời gian dài trong nhiều năm. Trong thời gian đó người nhiễm vẫn sống khoẻ mạnh và làm việc bình thường để sinh sống. Khi cơ thể bị nhiễm HIV sẽ có 3 xu hướng phát triển: - Hoặc người đó mang virus HIV kéo dài khoảng 10 năm hoặc lâu hơn mà vẫn khoẻ mạnh và làm việc bình thường nếu người đó thay đổi hành vi, thực hiện chế độ dinh dưỡng và rèn luyện thân thể tốt. - Hoặc sẽ phát triển thành AIDS trong vòng 5-7 năm nếu để cho HIV diễn biến tự nhiên trong cơ thể. - Hoặc sẽ diễn biến rất nhanh thành AIDS trong vòng vài năm nếu tiếp tục có hành vi nguy cơ (như dùng chung bơm kim tiêm khi tiêm chích, tiếp tục quan hệ tình dục không an toàn với nhiều người...) . Trong giai đoạn này người bệnh thường gặp các triệu chứng: tiêu chảy, sụt cân, ung thư da, loét da, liêm mạc, lao, nám... Giai đoạn này không lây qua chăm sóc nếu sử dụng đúng các dụng cụ bảo hộ. 1.2.3. Dấu hiệu nhận biết một người nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS Do bị HIV làm suy yếu hệ thống miễn dịch mà người nhiễm HIV có thể mắc nhiều chứng bệnh khác nhau nên ở họ có thể có rất nhiều các biểu hiện (triệu chứng) bệnh khác nhau. 14
- Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng, nhiễm HIV được coi như đã chuyển sang giai đoạn AIDS khi ở người nhiễm xuất hiện ít nhất 02 triệu chứng chính cộng 01 triệu chứng phụ sau: Nhóm triệu chứng chính: - Sụt cân trên 10% trọng lượng cơ thể. - Tiêu chảy kéo dài trên 1 tháng. - Sốt kéo dài trên 1 tháng. Nhóm triệu chứng phụ: - Ho dai dẳng trên một tháng. - Nhiễm nấm Candida ở hầu họng. - Ban đỏ, ngứa da toàn thân. - Herpes ( Nổi mụn rộp ), Zona ( Giời leo ) tái phát. - Nổi hạch ở nhiều nơi trên cơ thể... 1.3. Con đường lây truyền của HIV/AIDS và cách phòng tránh 1.3.1. Đường lây truyền HIV 1.3.1.1. Cơ sở khoa học để xác định đường lây truyền và không lây truyền HIV * Nguồn lây và nguy cơ lây nhiễm Người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS là nguồn truyền nhiễm duy nhất của HIV. Không có ổ chứa nhiễm trùng tự nhiên ở động vật như với đa số các dịch bệnh khác mà loài người từng biết đến. Tất cả mọi người, không phân biệt tuổi tác, giới tính, vị trí xã hội, nghề nghiệp...đều có thể bị nhiễm HIV nếu có hành vi không an toàn dù chỉ một lần trong cuộc sống. Trong cơ thể người nhiễm, người ta đã tìm thấy HIV có ở phần lớn các dịch của cơ thể, như máu, tinh dịch, dịch tiết âm đạo, nước bọt, nước mắt, nước tiểu, sữa mẹ... Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu về dịch tễ học cho thấy rằng chỉ có trong máu, dịch sinh dục (tinh dịch của nam và dịch tiết âm đạo của nữ) và trong sữa của người nhiễm HIV mới có đủ lượng HIV có thể làm lây truyền HIV từ người nọ sang người kia. Do đó, trên thực tế chỉ có các đường (phương thức) làm lây truyền HIV sau: - Đường máu; - Đường tình dục; - Đường truyền từ mẹ sang con; 15
- Mọi sự tiếp xúc trực tiếp với máu và dịch sinh dục của người mà ta không biết chắc chắn là người đó không nhiễm HIV đều có nguy cơ nhiễm HIV. * Các yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ lây nhiễm HIV Các nghiên cứu về HIV cho thấy các hành vi tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây (máu, dịch sinh dục, sữa mẹ nhiễm HIV) đều có nguy cơ lây nhiễm HIV, tuy nhiên mức độ nguy cơ lây nhiễm HIV (nguy cơ cao, nguy cơ thấp, không nguy cơ...) còn phụ thuộc vào một số yếu tố sau đây: - Diện tiếp xúc: Diện tiếp xúc càng rộng nguy cơ lây nhiễm HIV càng cao; - Thời gian tiếp xúc: Thời gian tiếp xúc càng lâu, nguy cơ lây nhiễm HIV càng lớn. - Tình trạng nơi tiếp xúc: Nếu nơi tiếp xúc có vết loét, vết xước... thì nguy cơ lây nhiễm càng cao. - Nồng độ HIV trong dịch tiết: Nồng độ HIV trong dịch tiết mà ta tiếp xúc càng cao thì nguy cơ lây nhiễm càng lớn. - Nồng độ HIV trong các dịch thể, các giai đoạn nhiễm HIV... là rất khác nhau, ví dụ: + HIV có nhiều nhất trong máu, rồi đến dịch sinh dục, tiếp đến là sữa của người nhiễm. + Ngay trong dịch sinh dục, thì tinh dịch của nam chứa nhiều HIV hơn trong dịch tiết âm đạo nữ. + Dịch thể của người nhiễm HIV ở giai đoạn nhiễm HIV cấp (“cửa sổ”) và ở giai đoạn AIDS có nồng độ HIV cao hơn nhiều so với giai đoạn nhiễm HIV không triệu trứng; + Lượng HIV trong dịch thể của người nhiễm được điều trị thuốc kháng vi rút cũng thấp hơn ở người không được điều trị. 1.3.1.2. Các đường lây truyền HIV Thực chất của sự lây truyền HIV từ người này sang người khác là do vi rút trong máu và chất dịch cơ thể của người nhiễm HIV tiếp xúc trực tiếp với da hoặc niêm mạc bị tổn thương ( đường vào) của người chưa bị nhiễm từ đó vi rút tới hạch Lympho rồi sinh sản và lan tràn vào máu trở thành nhiễm trùng toàn thể. Như vậy HIV chỉ có thể lây truyền từ người nhiễm sang người không bị nhiễm khi thỏa mãn hai điều kiện: - Một là, máu và chất dịch cơ thể có chứa HIV của người nhiễm phải tiếp xúc trực tiếp và bám vào da, niêm mạc của người không bị nhiễm - Hai là, tại chỗ tiếp xúc, bám dính phải có tổn thương thì HIV mới có thể xâm nhập vào cơ thể người đó. Điều này giải thích được nhiều tình huống liên quan đến lan truyền HIV. 16
- Để thuận tiện trong đánh giá, theo dõi và tư vấn về các nguy cơ lây truyền HIV, cũng như triển khai các chương trình can thiệp phòng, chống HIV/AIDS, có thể chia sự lây truyền HIV từ người nhiễm sang người lành thành các loại sau đây: * Lây truyền HIV qua đường máu HIV có nhiều trong máu toàn phần cũng như trong các thành phần của máu như hồng cầu, tiểu cầu, huyết tương, các yếu tố đông máu. Do đó HIV có thể lây truyền qua máu và các chế phẩm của máu có nhiễm HIV. Về nguyên tắc, có thể nói mọi trường hợp tiếp xúc trực tiếp với máu của người mà ta không biết chắc chắn là họ có nhiễm HIV hay không đều có nguy cơ lây nhiễm HIV, ví dụ: - Lây truyền HIV từ người này sang người khác qua các dụng cụ xuyên chích qua da, như trong các trường hợp sau: + Dùng chung bơm kim tiêm, nhất là với người tiêm chích ma túy; + Dùng chung các loại kim xăm trổ, kim châm cứu, các dụng cụ xăm mi, xăm mày, lưỡi dao cạo râu...; + Dùng chung hoặc dùng khi chưa được tiệt trùng đúng cách các dụng cụ phẫu thuật, dụng cụ khám chữa bệnh... có xuyên cắt qua da... - Lây truyền qua các vật dụng có thể dính máu của người khác trong các trường hợp như dùng chung bàn chải đánh răng, khăn mùi xoa... - Lây truyền qua các tiếp xúc trực tiếp với máu khác, như bị dính máu của người nhiễm HIV vào nơi có các vết thương hở hoặc da xây sát hoặc niêm mạc... - Lây truyền qua truyền máu và các sản phẩm của máu hoặc ghép các mô, các tạng... bị nhiễm HIV. Hoăc qua các dụng cụ truyền máu, lấy máu... không được tiệt trùng đúng cách. * Lây truyền HIV qua đường tình dục Đường tình dục là một trong 3 con đường chính lây truyền HIV và được coi là phương thức lây truyền HIV quan trọng và phổ biến nhất trên thế giới. Khoảng 70-80% tổng số người nhiễm HIV trên thế giới là bị lây nhiễm qua con đường này. Sự lây truyền HIV qua đường tình dục xảy ra khi các dịch thể (máu, dịch sinh dục) nhiễm HIV (của người nhiễm HIV) tìm được “đường xâm nhập” vào cơ thể bạn tình không nhiễm HIV. “Đường xâm nhập” này không nhất thiết phải là các vết thương hở hay vết loét trên da mà cả những vết trấy xước nhỏ không nhìn thấy bằng mắt thường hoặc ta (người có vết xước) cũng không cảm nhận thấy. Hơn thế, niêm mạc trong các hốc tự nhiên của cơ thể như đường âm đạo, lỗ niệu đạo ở đầu dương vật, trực tràng, thậm chí niêm mạc mắt và cuống họng có các lỗ rất nhỏ mà HIV (vốn cũng rất nhỏ) có thể xâm nhập được. 17
- Do HIV có nhiều trong dịch sinh dục (tinh dịch của nam và dịch tiết âm đạo của nữ) với đủ lượng có thể làm lây truyền từ người này sang người khác, cho nên về nguyên tắc mọi sự tiếp xúc trực tiếp với dịch sinh dục của người mà ta không biết chắc chắn là người đó chưa nhiễm HIV đều có nguy cơ bị nhiễm HIV. Ngoài ra, trong quan hệ tình dục HIV còn có thể lây truyền qua đường máu. Máu trong trường hợp này có thể là máu kinh nguyệt, máu từ các vết thương hoặc vết loét ở cơ quan sinh dục hay từ các vết xước do động tác giao hợp gây ra. Tuy nhiên, mức độ nguy cơ là khác nhau, xếp theo thứ tự các “kiểu” quan hệ tình dục có xâm nhập phổ biến thì nguy cơ từ cao đến thấp là: Qua đường hậu môn, Quan đường âm đạo và cuối cùng là qua đường miệng. Nhìn chung trong cả 03 kiểu quan hệ tình dục này thì người nhận tinh dịch có nguy cơ lây nhiễm HIV cao hơn. - Lây truyền HIV qua quan hệ tình dục xâm nhập đường hậu môn Quan hệ tình dục xâm nhập Dương vật – Hậu môn thường được thực hành phổ biến trong quan hệ tình dục đồng giới nam, nhưng cũng khá phổ biến trong quan hệ tình dục khác giới nam – nữ. Đây là hình thức quan hệ tình dục có nguy cơ lây truyền HIV cao nhất, vì: Trực tràng không được cấu tạo để quan hệ tình dục. Nó không thể co giãn như âm đạo. Vì thế, nó dễ bị xước và chảy máu. Các vết xước này tạo ra đường vào cho HIV; Ruột già và trực tràng là một môi trường không vệ sinh. Để ngăn ngừa vi khuẩn từ môi trường này xâm nhập vào cơ thể, ruột già và trực tràng có một lớp tế bào bạch cầu để chống lại sự nhiễm khuẩn. Các bạch cầu này đều là những tế bào CD4, trong khi tế bào CD4 lại là loại tế bào dễ bị HIV gắn vào rồi từ đó đi khắp cơ thể. Việc này có thể xảy ra ngay cả khi không có vết xước và chảy máu trong suốt quá trình quan hệ tình dục qua đường hậu môn. - Lây truyền HIV qua quan hệ tình dục đường âm đạo Quan hệ tình dục đường âm đạo là hình thức quan hệ tình dục nam – nữ phổ biến nhất và cũng là kiểu quan hệ tình dục có nguy cơ lây nhiễm HIV cao. Ngay cả khi thành âm đạo không bị tổn thương, các lỗ nhỏ li ti trên niêm mạc và chất lót của các tế bào biểu mô cũng là “cửa mở” cho HIV từ dịch sinh dục của bạn tình nhiễm HIV xâm nhập vào bạn tình kia. HIV cũng có thể lây nhiễm từ bạn tình nữ sang nam qua cả niệu đạo. - Lây truyền HIV qua quan hệ tình dục đường miệng Quan hệ tình dục đường miệng hiện cũng đang thực hành cả trong trường hợp quan hệ tình dục nam – nam, nam – nữ, nữ - nữ. Đây cũng là kiểu quan hệ tình dục có nguy cơ lây truyền HIV nếu một trong các bạn tình nhiễm HIV, vì 18
- HIV từ dịch sinh dục, hoặc từ máu (do các loét trong miệng...) có thể xâm nhập qua các vết loét tương tự ở bạn tình. Tuy nhiên, quan hệ tình dục qua đường miệng có nguy cơ thấp hơn so với hai kiểu quan hệ tình dục nêu trên, vì: + Trong miệng có một lượng nước bọt lớn. Nước bọt vốn có tính kháng khuẩn, giúp tiêu diệt hoặc làm bất hoạt HIV trước khi nó xâm nhập vào cơ thể. + Nếu có nuốt phải các dịch nhiễm HIV (tinh dịch hay dịch âm đạo) thì a xít mạnh trong dạ dày một người trưởng thành sẽ làm bất hoạt HIV. * Lây truyền HIV từ mẹ sang con Người mẹ nhiễm HIV có thể truyền HIV cho con: - Khi mang thai: HIV từ máu của mẹ nhiễm HIV qua nhau thai để vào cơ thể thai nhi. Nguy cơ lây truyền từ 5 – 10%. Sự lây truyền này xảy ra cao nhất vào 3 tháng cuối của thời kỳ mang thai. Bánh nhau có một màng ngăn cách với tử cung của người mẹ để bảo vệ thai nhi, thông thường các mầm bệnh rất khó đi qua màng ngăn cách này. Vào những tháng cuối của thai kỳ, thành tử cung mỏng hơn, cơn co bóp của tử cung mau hơn và tình trạng viêm nhiễm sẽ là các yếu tố nguy cơ lây nhiễm HIV từ mẹ sang thai nhi. - Khi sinh: HIV từ nước ối, dịch tử cung, dịch âm đạo của mẹ xâm nhập vào trẻ khi sinh (qua niêm mạc mắt, mũi, hậu môn hoặc da sây sát của trẻ trong quá trình đẻ). Khi người mẹ sinh con, HIV cũng có thể từ trong máu mẹ thông qua các vết loét ở cơ quan sinh dục mẹ mà dính vào cơ thể (niêm mạc) của trẻ sơ sinh vì quá trình lọt và xổ thai, dễ gây xây sát và tổn thương, đặc biệt là những ca có can thiệp thủ thuật như Forcep, giác hút là các điều kiện thuận lợi. Thời gian vỡ ối kéo dài, rau bong sớm, trẻ phơi nhiễm với máu và chất dịch trong quá trình chuyển di là yếu đó nguy cơ lây nhiễm HIV từ mẹ sang con. Nguy cơ lây truyền trong thời kỳ này nếu không có can thiệp điều trị dự phòng là từ 10 – 25%. - Khi cho con bú: HIV có thể lây qua sữa hoặc qua các vết nứt ở núm vú người mẹ trong quá trình trẻ bú mẹ, nếu trẻ mắc các bệnh như viêm loét, nấm… làm tổn thương niêm mạc miệng, sẽ tạo ra điều kiện để HIV từ sữa mẹ, hoặc xây xát núm vú, bệnh lý tại vú của người mẹ lây truyền sang cho trẻ. Nguy cơ lây truyền trong thời kỳ cho con bú tỷ lệ thuạn với thời gian cho trẻ bú. Tỷ lệ lây truyền trong thời kỳ này là 5 – 10%. Như vậy nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ( HIV+) cho con tính chung cả 3 thời kỳ và không được can thiệp là 25 – 40% Điều trị dự phòng bằng thuốc kháng HIV( ARV) và nuôi con bằng sữa thay thế sẽ làm giảm nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ ( HIV+) sang con xuống khoảng 12% hoặc 5% thậm chí là thấp hơn nữa. 1.3.2. Những đường không làm lây truyền HIV 19
- Các nghiên cứu đã chứng minh được rằng, ngoài máu, dịch sinh dục, sữa của mẹ, HIV còn có trong các dịch cơ thể khác như nước bọt, nước mắt, nước tiểu, mồ hôi... của người nhiễm HIV, nhưng với nồng độ rất thấp, không đủ ngưỡng để gây lây nhiễm khi tiếp xúc với các lọai dịch này. Do vậy, HIV không lây qua các tiếp xúc thông thường, như: - Các hành vi giao tiếp thông thường; - Ho, hắt hơi, nước bọt, nước mắt, mồ hôi; - Cùng làm việc, cùng học, ở cùng nhà, cùng ngồi trên phương tiện giao thông, cùng đi chợ, ngồi trong rạp hát, rạp chiếu bóng...; - Dùng chung nhà vệ sinh, buồng tắm, bể bơi công cộng. . . - Muỗi và các côn trùng khác đốt không làm lây nhiễm HIV... Như vậy, chúng ta có thể sống, làm việc, học tập... chung với người nhiễm HIV mà không sợ bị lây nhiễm HIV nếu ta không có sự tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch sinh dục và các dịch sinh học khác của họ. 1.3.3. Phòng lây nhiễm HIV * Phòng ngừa chung Đây là các biện pháp phòng lây nhiễm đơn giản để giảm nguy cơ lây nhiễm mầm bệnh khi tiếp xúc với máu hoặc dịch cơ thể giữa bệnh nhân và cán bộ y tế. - Theo nguyên tắc phòng ngừa chung: Máu, dịch cơ thể của bất cứ người nào cũng được xem là có HIV mà không cần biết người đó có nhiễm hay không nhiễm vì khi thực hiện những công việc có nguy cơ lây nhiễm, tiếp xúc với máu có HIV cần: . Rửa tay . Đi găng tay . Đeo kính . Mặc quần áo bảo hộ . Sử dụng dụng cụ xử lý chất thải . Xử lý bơm kim tiêm, những vật dụng sắc nhọn . Làm sạch môi trường, chất thải . Xử lý đồ vải vóc, quần áo - Các cách phòng lây nhiễm HIV/AIDS bao gồm: - Tình dục an toàn Để phòng chống lây truyền HIV qua đường quan hệ tình dục cần: 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Công tác xã hội nhóm: Phần 1
129 p | 125 | 23
-
Giáo trình Công tác xã hội cá nhân (Nghề: Công tác xã hội) - CĐ Cơ Giới Ninh Bình
90 p | 93 | 9
-
Giáo trình Công tác xã hội trong trường học (Nghề: Công tác xã hội - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum
102 p | 18 | 8
-
Giáo trình Công tác xã hội với trẻ em (Nghề Công tác xã hội - Trình độ Trung cấp) - CĐ GTVT Trung ương I
96 p | 45 | 8
-
Giáo trình Công tác xã hội cá nhân và gia đình: Phần 1
159 p | 24 | 8
-
Giáo trình Công tác xã hội với người nghèo (Nghề: Công tác xã hội) - CĐ Cơ Giới Ninh Bình
114 p | 51 | 7
-
Giáo trình Công tác xã hội với người khuyết tật (Nghề Công tác xã hội - Trình độ Trung cấp) - CĐ GTVT Trung ương I
132 p | 29 | 7
-
Giáo trình Công tác xã hội cá nhân (Nghề: Công tác xã hội - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum
98 p | 23 | 7
-
Giáo trình Công tác xã hội cá nhân (Nghề: Công tác xã hội - CĐ/TC) - Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình (2021)
88 p | 11 | 6
-
Giáo trình Công tác xã hội với nhóm dân tộc ít người – ĐH Sư phạm Hà Nội
151 p | 14 | 6
-
Giáo trình Công tác xã hội với người có HIV: Phần 2
90 p | 27 | 6
-
Giáo trình Công tác xã hội với trẻ em (Nghề Công tác xã hội - Trình độ Cao đẳng): Phần 1 - CĐ GTVT Trung ương I
53 p | 54 | 6
-
Giáo trình Công tác xã hội với trẻ em (Nghề: Công tác xã hội) - CĐ Cơ Giới Ninh Bình
60 p | 48 | 6
-
Giáo trình Công tác xã hội trong bệnh viện (Nghề: Công tác xã hội - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum
113 p | 22 | 6
-
Giáo trình Công tác xã hội với trẻ em (Nghề Công tác xã hội - Trình độ Cao đẳng): Phần 2 - CĐ GTVT Trung ương I
41 p | 24 | 5
-
Giáo trình Công tác xã hội nhóm (Nghề: Công tác xã hội - CĐ/TC) - Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình (2021)
51 p | 12 | 4
-
Giáo trình Công tác xã hội với trẻ em (Nghề: Công tác xã hội - CĐ/TC) - Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình (2021)
56 p | 8 | 4
-
Giáo trình Công tác xã hội với người nghèo (Nghề: Công tác xã hội - CĐ/TC) - Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình (2021)
106 p | 10 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn