intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Công tác xã hội với người khuyết tật (Nghề: Công tác xã hội - CĐ/TC) - Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình (2021)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:44

13
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Công tác xã hội với người khuyết tật (Nghề: Công tác xã hội - CĐ/TC) được biên soạn gồm các nội dung chính sau: kiến thức chung về tàn tật và người khuyết tật; công tác hỗ trợ người khuyết tật; kỹ năng công tác xã hội với người khuyết tật; các hoạt động hoà nhập cộng đồng cho người khuyết tật; các tổ chức của người khuyết tật. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Công tác xã hội với người khuyết tật (Nghề: Công tác xã hội - CĐ/TC) - Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình (2021)

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ GIỚI NINH BÌNH GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT NGHỀ: CÔNG TÁC XÃ HỘI TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG/TRUNG CẤP Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-TCGNB ngày…….tháng….năm 2021 của Hiệu trưởng Trường cao đẳng Cơ giới Ninh Bình Ninh Bình, năm 2021 1
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
  3. LỜI GIỚI THIỆU Nước ta trong những năm qua vào thời kỳ công cuộc đổi mới đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Trong đó, Đảng và nhà nước ta rất quan tâm đến các vấn đề xã hội với mục tiêu xuyên suốt từ chủ trương, chính sách đối với hoạt động xã hội mà cụ thể là chăm sóc, bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người với tư cách vừa là động lực, vừa là mục tiêu của cách mạng Việt Nam. Trong đó vấn đề trợ giúp cho người khuyết tật là một trong những vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết cả trong hiện tại và tương lai sau này. Với những đặc thù riêng của mình , người khuyết tật là nhóm người bị thiệt thòi, yếu thế trong xã hội, khả năng tiếp cận với các dịch vụ phúc lợi công cộng và nhất là cơ hội tìm kiếm việc làm còn hạn chế, đời sống luôn luôn bị mặc cảm về mặt tâm lý, trạng thái cũng như tinh thần. Môn học Công tác xã hội đối với người khuyết tật được biên soạn theo chương trình dạy nghề trình độ Cao đẳng nghề Công tác xã hội của Trường Cao đẳng nghề Cơ Giới Ninh Bình, gồm 5 bài do nhóm giáo viên khoa sư phạm kỹ thuật biên soạn. Bài 1: kiến thức chung về tàn tật và người khuyết tật Bài 2: công tác hỗ trợ người khuyết tật Bài 3: kỹ năng công tác xã hội với người khuyết tật Bài 4: các hoạt động hoà nhập cộng đồng cho người khuyết tật Bài 5: các tổ chức của người khuyết tật Giáo trình Công tác xã hội đối với người khuyết tật đã được Hội đồng thẩm định Trường Cao đẳng nghề Cơ Giới Ninh Bình xét duyệt. Tuy nhiên trong quá trình biên soạn không tránh khỏi những sai sót, rất mong được sự đóng góp quý báu chân thành của bạn đọc. Ninh Bình, ngày…..........tháng…........... năm 2021 Tham gia biên soạn: 1. Chủ biên Vũ Ánh Dương 2. Lê Hùng Cường 3. Trần Thị Minh Nhiễu 3
  4. MỤC LỤC Trang 4
  5. GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Công tác xã hội với người khuyết tật Mã mô đun: MĐ29 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun: - Vị trí: Công tác xã hội với người khuyết tật là mô đun chuyên môn nghề quan trọng của chương trình đạo tạo nghề công tác xã hội, liên quan tới các hoạt động cung cấp dịch vụ cho đối tượng. - Tính chất: Là mô đun lý thuyết chuyên môn nghề bắt buộc. Mục tiêu của mô đun: - Về kiến thức: + Trình bày được khái niệm, phân dạng các loại khuyết tật; + Trình bày được đặc điểm tâm lý, nguyên nhân và hậu quả của tàn tật, các biện pháp hỗ trợ người khuyết tật. - Về kỹ năng: + Giao tiếp được với người khuyết tật theo dạng tật; + Tổ chức, hỗ trợ được người khuyết tật về việc làm, về giáo dục và y tế; - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Tôn trọng, chia sẻ, cảm thông với người khuyết tật, tích cực ủng hộ, tổ chức các hoạt động hỗ trợ người khuyết tật. Nội dung của mô đun: Bài 1: Kiến thức chung về tàn tật và người khuyết tật Mã bài: MĐ29_B01 Giới thiệu: Giới thiệu các kiến thức chung về tàn tật, người khuyết tật, các khái niệm, phân dạng và đặc điểm tâm lý. Mục tiêu: - Về kiến thức: Trình bày được khái niệm, phân dạng tàn tật, nguyên nhân và hậu quả của tàn tật - Về kỹ năng: Truyền thông vận động cộng đồng phòng ngừa tàn tật - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Cảm thông, chia sẻ với những khó khăn của người khuyết tật trong hòa nhập cộng đồng. Nội dung chính: 1. Khái niệm, phân dạng tàn tật 5
  6. Vấn đề đưa ra khái niệm như thế nào là người khuyết tật nó quyết định đến số lượng, đặc điểm và các giải pháp đề ra. Tuy nhiên ở nước ta tại thời điểm hiện nay do cách tiếp cận khác nhau nên cũng nhiều khái niệm khác nhau. * Bộ Y tế: Người khuyết tật là người có khuyết tật thể hiện những dối loạn tâm sinh lý hoặc một chức năng nào đó của con người như nghe, nhìn, vận động, thần kinh… * Bộ Lao động Thương binh và Xã hội: Người khuyết tật là người có khuyết tật, không có khả năng tự nuôi sống bản thân phải dựa vào cộng đồng, người thân và trợ giúp của Nhà nước. * Pháp lệnh Người tàn tật: Người khuyết tật là ngươì không phân biệt nguồn gốc sinh ra khuyết tật, là người bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận của cơ thể hay chức năng biểu hiện dưới những dạng tật khác nhau làm suy giảm khả năng lao động, khiến cho sinh hoạt, học tập gặp nhiều khó khăn. * Tàn tật: là sự mất mát, thiệt thòi phải chịu đựng do khuyết tật hay do mất khả năng khiến họ không thực hiện được một phần hay toàn bộ công việc như người bình thường (có xét tới tuổi tác, giới tính, các yếu tố văn hoá và hoàn cảnh xã hội). * Thông qua các khái niệm trên rút ra đặc điểm chung: - Người khuyết tật là người thiếu, hỏng hoặc không bình thường về thể lực, trí lực, hoặc thẩm mỹ cơ thể. - Người khuyết tật là người giảm hoặc mất khả năng thực hiện những chức năng bình thường của cơ thể trong cuộc sống, trong lao động, trong học tập hoặc do những mặc cảm tâm lý gây ra. Sự khuyết tật có thể được phân loại theo các loại hình sau: - Vật lý - Các giác quan ( nghe/nhìn) - Trí tuệ - Tâm lý * Có nhiều cấp độ của khuyết tật - Nhẹ: Cá nhân có thể yêu cầu ít hoặc không cần yêu cầu giúp đỡ để thực hiện một hành vi cụ thể nào đó. - Trung bình: Người đó cần một sự giúp đỡ nhỏ để thực hiện các hành vi thông thường. - Cao: Cá nhân đó cần sự giúp đỡ đáng kể trong mọi hoạt động thường nhật. Đại đa số người trong xã hội thường cảm thấy không có thái độ hợp tác 6
  7. với người khuyết tật đặc biệt là trong lĩnh vực tạo việc làm vì họ cho rằng người khuyết tật không thể làm việc bình thường và hiệu quả như những người bình thường khác. Vì vậy việc giúp đỡ người khuyết tật còn gặp nhiều rào cản, khó khăn, cần tìm ra các giải pháp hỗ trợ hiệu quả để giúp người khuyết tật tìm được việc làm, cảm thấy có ích cho gia đình, xã hội và tìm được niềm vui trong cuộc sống, tạo cho họ một việc làm phù hợp với khả năng để họ có thể tự nuôi sống bản thân và gia đình. 2. Nguyên nhân Khuyết tật không đơn thuần do chính con người gây ra mà còn chịu sự tác động trực tiếp hay gián tiếp của nhiều yếu tố tiêu cực khác nhau thuộc các nguyên nhân về tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội. * Do bẩm sinh: Trong này có những bệnh bẩm sinh như bệnh tim, tâm thần, thiểu năng trí tuệ, sứt môi, hở hàm ếch… Hay là quái thai do cha mẹ bị nhiễm độc trong chiến tranh, hậu quả chiến tranh để lại. * Do bệnh tật: Trong cuộc sống chúng ta không thể tránh khỏi được những bất trắc sảy ra như bệnh tật, nghèo đói, thất nghiệp… Người khuyết tật cũng là hậu quả của một trong những bất trắc đó là bệnh tật. Cũng chính bệnh tật đã cướp đi một số bộ phận, chức năng, cơ quan hoạt động của cơ thể con người, làm cho con người gặp không ít khó khăn về hoạt động lao động, học tập, vui chơi và giai trí… như bệnh bại liệt, các bệnh do quái thai, sứt môi, hở hàm ếch, điếc, câm, mù… Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, ở nước ta có khoảng 1%trẻ sơ sinh bị dị tật bẩm sinh. Nhưng theo khảo sát ở 7 tỉnh đồng bằng Sông Hồng thì 36,25% nguyên nhân dẫn đến khuyết tật là do bẩm sinh; 31,86% do bệnh tật. Trong điều kiện nền kinh tế đất nước còn nghèo, khả năng cung cấp các dịch vụ chăm sóc y tế còn gặp nhiều khó khăn thì xu hướng gia tăng số người khuyết tật là không thể tránh khỏi. * Do hậu quả chiến tranh: Chiến tranh đã để lại nhiều di chứng nặng nề ở Việt Nam. Hàng triệu người dân đã hy sinh tính mạng, hy sinh một phần thân thể, để lại những căn bệnh nguy hiểm trên cơ thể. Mặc dù chiến tranh đã qua đi nhưng bom đạn vẫ còn sót lai trên đất nước ta rất nhiều. Hàng ngày, hàng giờ người dân vẫn bị chết hoặc bị tàn phế suốt đời do bom đạn gây ra. Trên các cánh đồng, cánh rừng và các khu đân cư hiện còn hàng vạn tấn bom đạn chưa nổ…Chỉ một làng nhỏ ven bờ sông Bến Hải thời 7
  8. gian qua đã có hàng chục người bị chết hoặc bị thương do bom đạn còn sót lại của chiến tranh. Ngoài ra, do ảnh hưởng của chất độc, đặc biệt là chất độc màu da cam đã dẫn dến những đứa trẻ bị dị tật suốt đời. Ví dụ: Ở tỉnh Quảng Trị và nhiều địa phương khác có những cặp vợ chồng sinh ra con đều bị dị tật. * Do tác nhân môi trường: Môi trường luôn luôn có sự tác động lên đời sống của chúng ta. Bên cạnh những tác động tích cực còn có những tác động tiêu cực như lũ lụt, bão, động đất, hạn hán…Chính những tác động tiêu cực này đã làm cho không ít người lâm vào hoàn cảnh đói khổ, mất nhà, mất cửa, đói ăn, rách mặc…là điều kiện phát sinh ra các dịch bệnh về đường ruột, đường hô hấp… Cùng với những tác động tiêu cực của tự nhiên thì hàng năm có hàng triệu tấn rác thải, khí độc do con người thải ra đã làm cho môi trường nước, không khí bị ô nhiễm một cách nặng nề. Có những chỗ nguồn nước không thể sử dụng được hoặc sử dụng được thì cũng bị ô nhiễm. Đây là nguyên nhân làm cho nhiều gia đình, nhiều vùng gặp phải các bệnh nguy hiểmvà dẫn đến khuyết tật. * Do tai nạn: Tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp: chúng ta đang bước vào thời kỳ mới, thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Thế nhưng trang thiết bị an toàn vệ sinh lao động còn thiếu và vi phạm các nguyên tắc trong lao động còn nhiều dẫn đến số người bị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp chiếm tỷ lệ cao, có nơi, có nghề lên tới hàng chục % tổng số lao động bị bệnh nghề nghiệp như bệnh điếc, bệnh rung chuyển, bệnh lao, bệnh viêm gan. Tai nạn giao thông: Nhu cầu đi lại học tập, vui chơi, giải trí, du lịchcủa người dân ngày càng tăng. Do vậy phương tiện giao thông trong nước đang tăng nhanh. Tuy nhiên, do đường xá chưa được cải tạo và nâng cấp nhiều, người tham gia giao thông chấp hành luật giao thông chưa cao là nguyên nhân dãn dến tình trạng tai nạn giao thông còn ở mức cao. Hàng năm có khoảng 1,7 – 2 vạn người bị tai nạn giao thông,trong đó có người thì bị tử vong và có người thì bị khuyết tật suốt đời. * Do kinh tế và một số nguyên nhân khác: Kinh tế kém phát triển, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Các bà mẹ, đặc biệt là các bà mẹ ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa không được chăm sóc đầy đủ về mặt dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai dẫn đến đẻ con nhẹ cân, thiếu thánglà nguyên nhân của bệnh còi xương, thiểu năng trí tuệ… Cũng do kinh tế kém phát triển cho nên các 8
  9. điều kiện chăm sóc, phục hối chức năng cho người khuyết tật không được quan tâm, bảo đảm. Làm cho số lượng người khuyết tật không những không giảm mà còn có chiều hướng gia tăng. Cuộc chạy đua kịch liệt trong nền kinh tế thị trường ngày càng sâu sắc. Nhiều người không có cơ hội nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí sau những giờ làm việc căng thẳng dẫn đến các bệnh đứt mạch máu não, nhồi máu cơ tim, bệnh thần kinh. Một số địa phương, gia đình có trình độ nhận thức thấp cho nên vẫn còn tin vào những lời nói nhảm nhí của những ông cô, bà đồng chữa bệnh bằng cách uống những thứ mất vệ sinh mà theo các thày bói đó là thuốc như: nước hài cốt, nước ở trong các hang động…để rồi không những không chữa được bệnh mà còn làm cho căn bệnh trở nên trầm trọng hơn, thậm trí còn phát sinh ra nhiều căn bệnh khác. 3. Hậu quả của tàn tật Vấn đề khuyết tật đang là một vấn đề bức xúc của toàn xã hội. Để lại những hậu quả không những về vật chất mà còn về tinh thần do chính bản thân người khuyết tật, cho gia đình và cho xã hội. Cụ thể: * Đối với chính bản thân người khuyết tật: Khuyết tật dẫn đến sức khoẻ giảm sút, khả năng thích nghi chống chọi lại bệnh tật của người khuyết tật là khó khăn. Hơn nữa, cơ hội tham gia vào các chương trình phúc lợi công cộng như: chăm sóc y tế, giáo dục…rất hiếm đối với người khuyết tật. Do vậy tỷ lệ tử vong, đặc biệt là tỷ lệ tử vong dưới 20 tuổi thường cao chiếm khoảng 90%. Khuyết tật cũng dẫn đến khả năng tham gia các hoạt động học tập, vui chơi, giải trí của người khuyết tật bị hạn chế. Nhiều người không thể đến trường được, hoặc đến trường phải nhờ sự giúp đỡ của người khác. Đặc biệt là cơ hội tìm kiếm việc làm khó khăn. Những yếu tố đó đã buộc người khuyết tật phải sống lệ thuộc vào gia đình, người thân hoặc cộng đồng. Họ không có điều kiện học tập, nâng cao trình độ văn hoá. Do đó khả năng hoà nhập vào vào cộng đồng là rất khó. Do ảnh hưởng về thẩm mỹ, do đó nó cũng làm ảnh hưởng tới giao tiếp. Bất kể người khuyết tật nào ở đâu cũng bị thiệt thòi và mang tính tự ti. * Đối với gia đình: Những gia đình có người khuyết tật phải dành nhiều thời gian, chi phí không ít tiền của để giúp đỡ chăm sóc người khuyết tật như: đưa đi khám bệnh, đưa đi học…Do đó, họ không có thời gian tham gia lao động sản xuất dẫn đến thu nhập kém. Mặt khác, do lo lắng về kinh tế, ám ảnh về bệnh tật của con mình làm cho không khí gia đình trở nên căng thẳng. Đặc biệt là sự 9
  10. dằn vặt về tâm lý, sự ám ảnh về sự trừng phạt của đấng tối cao đã dẫn đến nhiều gia đình không muốn giao tiếp với người ngoài. Họ sống co lại trong không gian hẹp, luôn sợ người khác chê bai. * Đối với xã hội: Khuyết tật đã làm cho xã hội mất di một lực lượng lao động lớn làm ra của cải cho xã hội. Đồng thời, xã hội phải tiêu tốn một lượng tiền lớn để xây dựng cơ sở vật chất để nuôi dưỡng, chữa chạy những người khuyết tật nặng bao gồm: Kinh phí quản lý trung tâm, đào tạo chuyên môn, trợ cấp, chữa bệnh cho người khuyết tật. Đặc biệt là xã hội phải dành một khoản kinh phí để thành lập các trung tâm phục hồi chức năng, mua thuốc men chữa trị cho người khuyết tật, hướng nghiệp dạy nghề cho họ để họ sớm hoà nhập vào cộng đồng và ngoài ra còn để nghiên cứu các biện pháp để phòng ngừa khuyết tật. 4. Những khó khăn của người khuyết tật trong hòa nhập cộng đồng Đa số người khuyết tật chủ yếu sống ở nông thôn nơi mà điều kiện kinh tế – xã hội còn gặp khó khăn, đặc biệt là khả năng tiếp cận với các dịch vụ phúc lợi công cộng bị hạn chế. * Tình trạng hôn nhân gia đình: Trong số những người khuyết tật ở nước ta hiện nay thì chỉ có 40% là đã có vợ chồng. Còn lại là những người chưa kết hôn lần nào hoặc đã kết hôn nhưng lại gặp trắc trở trong tình duyên vì những trở ngại do khuyết tật của họ gây ra. Cụ thể: số người ở độ tuổi từ 31- 50 chưa kết hôn lần nào chiếm 40,34% số người ở độ tuổi đó. Trong khi số người ở lứa tuổi 20 – 30 và từ 51 tuổi trở lên chiếm tỷ lệ lần lượt trong những lứa tuổi đó là 38% và 13,56% chưa kết hôn. Trong nhóm người khuyết tật trên 60 tuổi có tới 53,06% chưa từng lập gia đình lần nào và nhiều người đã phải sống cô đơn suốt đời hoặc phải dựa vào người thân, dựa vào cộng đồng, Nhà nước. * Tình trạng văn hoá: Đa số người khuyết tật có trình độ văn hoá thấp, thậm trí có người còn mù chữ. Tập trung chủ yếu là những người mang tật bẩm sinh và mức độ khuyết tật nặng. Trong những năm qua Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến người khuyết tật nhưng số người biết chữ cũng chỉ chiếm tỷ lệ35,8%, trong đó 5,8% học hết cấp THPT, 22,08% học hết THCS, và 26,09 học hết tiểu học. Trong khi số người không biết chữ chiếm 35,58%, số người không biết đọc, biết viết chiếm 10,45%. 10
  11. Trình độ văn hoá của người khuyết tật ở nông thôn và thành thị có sự chênh lệch lớn. Số người đi học ở các bậc học, đặc biệt là bậc học THPT và các bậc học cao hơn thì ở thành thị cao hơn nông thôn. Theo kết quả điều tra về người khuyết tật cho thấy trong số 5,8% học hết THPT, thì ở thành thị chiếm15,89%, trong hki ở nông thôn chỉ chiếm 4,31%. * Hoàn cảnh sống: Khuyết tật đã dẫn đến khả năng lập gia đình của họ bị hạn chế. Đại đa số sống chung và phụ thuộc vào gia đình, người thân, con số này chiếm từ 80- 84%. Một số ít người khuyết tật phải sống độc thân, thậm chí một số ít không có nhà cửa, người thân thích phải sống lang thang, kiếm sống nay đây mai đó. Chính vì phải sống phụ thuộc vào gia đình và người thân nên đời sống của người khuyết tật gặp rất nhiều khó khăn. Họ không tự lo được cuộc sống của mình. Một số ít có thể lao động, tăng thu nhập cho gia đình như nấu ăn, dọn dẹp nhà cửa… nhiều lúc họ là trung tâm của sự không tôn trọng của người thân. * Thu nhập: Người khuyết tật có thu nhập rất thấp bởi vì đa số họ không có nghề mà chỉ có một số có thể làm phụ giúp gia đình, kinh tế phụ thuộc gia đình. Nhiều người khuyết tật sống lang thang kiếm sống trên hè phố. * Việc làm của người khuyết tật: Mặc dù quyền được làm việc của người khuyết tật đã được tôn trọng thể hiện trong Bộ luật lao động, pháp lệnh về người tàn tật và một số văn bản khác. Nhưng do trình độ học vấn thấp, sức khoẻ yếu,thị trường lao động thay đổi nhanh chóng, trong khi thái độ của người sử dụng lao động đối với người khuyết tật còn chưa rõ ràng nên nhiều người khuyết tật chưa có việc làm, nếu có thì chỉ được bố chí làm những công việc thủ công, nặng nhọc, lao động chân tay vất vả, hiệu quả lao động thấp, thu nhập không đủ sống. Trong số người có việc làm thì có 4,35% người có nghề không phù hợp với tay nghề; 52% không phù hợp với bệnh tật; 32,78% không được đào tạo nghề. * Đặc điểm tâm lý của người khuyết tật: - Quy luật bù trừ về các giác quan: Vì người ta mất cái này thì được bù trừ nhạy cảm của giác quan khác. Và từ đó để dựa trên các đặc điểm khuyết tật của bố trí nghề nghiệp và đào tạo nhgề. - Do bị khuyết tật nên tâm lý mặc cảm, tự ti. Tuy vậy, nhưng cũng rất nhiều người khuyết tật có ý chí vươn lên rất tốt. 11
  12. Ví dụ: Tấm gương anh Nguyễn Ngọc Ký mặc dù anh bị tật nguyền như vậy nhưng với ý chí vươn lên anh đã vượt lên tất cả. - Người khuyết tật có một sức bền bỉ trong một số công việc tốt. * Nhu cầu: Người khuyết tật cũng là một con người nên cũng có tất cả các nhu cầu như những người bình thường khác như: - Hoà nhập xã hội vì họ bị khép kín trong bốn bức tường nên họ mong muốn được hoà nhập xã hội; nhu cầu rất lớn để được giao tiếp với mọi người, được học hỏi, được người khác tôn trọng. - Nhu cầu chữa bệnh: vì họ hay ốm đau rất cần được chăm sóc. - Nhu cầu học văn hoá. - Nhu cầu việc làm và có thu nhập để giải phóng sự ràng buộc. - Nhu cầu phục hồi thẩm mỹ: Hiện nay mới có một trung tâm của quốc tế về phục hồi thân thể: những người hở hàm ếch. - Nhu cầu thể thao – văn nghệ: Năm 1997 đã có tổ chức cuộc thi thể thao văn nghệ toàn quốc dành cho người khuyết tật. * Đời sống của người khuyết tật: Nhìn chung đời sống của người khuyết tật hiện nay còn gặp rất nhiều khó khăn, do sức khoẻ bị giảm sút họ không tự phục vụ được bản thân mình. Nhiều người mặc dù còn sức lao động nhưng chỉ làm những việc đơn giản dẫn đến thu nhập thấp. Đa số người khuyết tật phải sống dựa vào gia đình, người thân, một số ít do không còn người thân hoặc có nhu cầu được sống tập trung tại các trung tâm của Nhà nước. 12
  13. Bài 2: Công tác hỗ trợ người khuyết tật Mã bài: MĐ29_B02 Giới thiệu: Giới thiệu các chính sách hỗ trợ người khuyết tật như: chính sách giáo dục, chính sách việc làm, chính sách chăm sóc sức khỏe, y tế và các chính sách tham gia hoạt động xã hội. Mục tiêu: - Về kiến thức: + Trình bày được các chính sách hỗ trợ người khuyết tật; + Mô tả được đầy đủ các mô hình, dịch vụ trợ giúp người khuyết tật. - Về kỹ năng: Thực hiện được thành thạo và hiệu quả các chính sách, dịch vụ trợ giúp người khuyết tật. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Tạo cơ hội cho người khuyết tật tham gia và tôn trọng quyền được hưởng chính sách, dịch vụ trợ giúp của người khuyết tật. Nội dung chính: 1. Chính sách hỗ trợ giáo dục Ðể cải thiện tình trạng trên, nâng cao cơ hội cho người khuyết tật được học nghề, có việc làm cần sự phối hợp đồng bộ, có hiệu quả của các ngành hữu quan và sự quan tâm của cả cộng đồng. Phải phổ cập và nâng cao trình độ văn hóa cho người khuyết tật, tạo điều kiện cho họ học tập và học lên càng cao càng tốt. Cần đào tạo nghề cho người khuyết tật ở mọi trình độ văn hóa. Ðào tạo nghề phải gắn với tạo việc làm, có thu nhập. Quan tâm vấn đề can thiệp sớm, phục hồi chức năng ngay từ khi còn nhỏ để tránh khuyết tật nặng, gây khó khăn trong học nghề và tìm việc làm sau này. Ðể tạo điều kiện cho người khuyết tật đi lại thuận lợi, các cơ quan, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục, đào tạo, dạy nghề cần sửa chữa, cải tạo cơ sở vật chất để người khuyết tật tiếp cận và sử dụng. Nếu như cùng chung một ngành nghề, một môi trường làm việc, thì hãy quan tâm chia sẻ và ưu tiên hơn cho người khuyết tật. Thay đổi nhận thức của chủ sử dụng lao động về khả năng làm việc của người khuyết tật. Bên cạnh những lợi ích của việc sử dụng lao động người khuyết tật, cần nhận thức đây cũng là trách nhiệm đối với xã hội. Vì nếu không được làm việc thì ngêi người khuyết tật sẽ phải sống phụ thuộc, trở thành gánh nặng của gia đình và cộng đồng. Có chính sách khuyến khích dạy nghề cho người khuyết tật tại cộng đồng. Vì phần lớn người khuyết tật sống ở gia đình, 13
  14. gắn với cộng đồng dân cư nên hướng dạy nghề, tạo việc làm cho người khuyết tật ở cộng đồng là thích hợp và thuận tiện nhất. Ðầu tư nâng cao năng lực, trang bị kiến thức, kỹ năng, tay nghề, phát huy tài năng của lao động người khuyết tật. Với người khuyết tật ở vùng sâu, vùng xa, khu vực nông thôn, nên quan tâm và nâng thành tầm chiến lược cấp quốc gia thực hiện "Chương trình tạo việc làm tại chỗ", tạo điều kiện cho người khuyết tật và gia đình của họ tự tạo việc làm. Nhà nước, các tổ chức, hiệp hội, đoàn thể đã tổ chức các trờng lớp giáo dục chuyên biệt cho trẻ em câm, điếc, thiểu năng trí tuệ và các lớp giáo dục hòa nhập cho các trẻ em có mức độ tật vừa và nhẹ. Trong vấn đề này, Bộ Giáo dục - Đào tạo đã được Chính phủ giao cho xây dựng các mô hình giáo dục trẻ khuyết tật. Giáo dục tập trung (các trường chuyên biệt): Với mô hình này đã đợc triển khai rộng rãi ở hơn 50% tỉnh thành trong cả nước, với 69 trờng trong đó có 43 trường dạy trẻ điếc, 14 trường dạy trẻ mù và 12 trường dạy trẻ chậm phát triển tinh thần. Tổng số lớp là 366 lớp, trong đó có 272 lớp trẻ điếc, 52 lớp trẻ mù, và 43 lớp trẻ chậm phát triển. Ngoài việc chú ý dạy văn hóa ra, các trung tâm (trường) còn chú ý dạy nghề cho các em, với 56 lớp dạy nghề đã thu hút 3.714 em, trong đó có 2.743 em điếc, 406 em mù và 406 em chậm phát triển. Tổng số giáo viên dạy trong các trường là 554 giáo viên. Tuy nhiên, trong điều kiện của nền kinh tế đất nước hiện nay thì mô hình này còn gặp nhiều khó khăn do cơ sở sở vật chất còn thiếu, giáo viên không đợc đào tạo chuyên sâu về dạy trẻ em khuyết tật, chỉ có 17 trong số 554 giáo viên là có bằng cử nhân sư phạm chuyên biệt. 2. Chính sách hỗ trợ việc làm Nhà nước có nhiều chính sách và biện pháp hỗ trợ sản xuất cho người khuyết tật và cơ sở sản xuất của họ. Từ việc cho vay vốn, cấp ruộng đất thuận lợi canh tác, miễn giảm thuế, giúp đỡ ph]ơng tiện, công cụ, mặt bằng sản xuất, sau đó thì giúp tiêu thụ sản phẩm. Kết quả điều tra năm 1995, cả nước có 177 cơ sở sản xuất, ng]ời khuyết tật thu hút 7.821 lao động, ngân sách nhà nước hỗ trợ 7.821 triệu đồng (chưa tính vốn vay ngân hàng, các tổ chức tín dụng). Năm 1996 tăng lên 340 cơ sở, thu hút 12.500 lao động. Ngân sách hỗ trợ 12 tỷ năm trăm triệu đồng. Trong số 340 cơ sở hiện nay có 27 cơ sở có trên 100 lao động là ngời khuyết tật. Đó là những cơ sở doanh nghiệp nhà nước, còn lại 313 cơ sở là tổ hợp và các hợp tác xã. Về 14
  15. cơ chế hoạt động, trong số 340 cơ sở, có 125 cơ sở sản xuất tập trung, 90 cơ sở kết hợp sản xuất tập trung dựa vào cộng đồng, 125 cơ sở hòan tòan dựa vào cộng động, không có cơ sở tập trung. Qua thực tế họat động mô hình sản xuất phi tập trung dựa vào cộng đồng tỏ ra có hiệu quả. Song, đòi hỏi có sự hỗ trợ đầu ra, tiêu thụ sản phẩm của các cấp hội và chính quyền địa phương, các doanh nghiệp trên cùng địa bàn. Riêng Hội Người mù Việt Nam, trong khoảng thời gian 1993-1996, có 12.385 ngời mù được các cấp hội can thiệp và chính quyền địa phơng hỗ trợ, cấp ruộng đất thuận lợi cho canh tác, miễn giảm thuế 21.980 lượt người, được vay vốn tạo việc làm, bình quân mức vay 1 triệu đồng/người. Hầu hết các cơ sở sản xuất của người khuyết tật đều đợc miễn giảm thuế lợi tức giảm 50% thuế doanh thu (đối với cơ sở trên 10 lao động). Nếu doanh nghiệp nào không sử dụng lao động là nggười khuyết tật thì phải có trách nhiệm trích một phần lợi nhuận để đóng góp vào Quỹ hỗ trợ việc làm cho nggười khuyết tật. Nhà nớc, các cơ sở dạy nghề, các tổ chức kinh tế tạo điều kiện cho người khuyết tật được lựa chọn nghề, học nghề tự tạo việc làm tại nhà phù hợp với sức khỏe và khả năng lao động của mình. Trong quá trình học nghề, học viên là người khuyết tật được giảm hoặc miễn học phí, cấp học bổng và đợc hưởng trợ cấp xã hội theo quy định của nhà nước… Trong vấn đề hiện nay, có hai trường dạy nghề cho ngời khuyết tật thuộc Bộ lao động thương binh và xã hội quản lý, hàng năm thu hút hàng ngàn người khuyết tật học nghề. Hệ thống Trung tâm dịch vụ việc làm trên tòan quốc cũng thu hút hàng ngàn người khuyết tật vào học nghề, sản xuất. Đáng chú ý là một số tổ chức, Hiệp hội tư nhân cũng tích cực tham gia vào dạy nghề cho người khuyết tật. Đặc biệt là Hội Người mù Việt Nam trong gian đoạn 1993-1996, Hội đã mở ra đợc 306 lớp dạy nghề, truyền nghề khuyến nông cho 8.475 người mù với tổng kinh phí trên 810 triệu đồng. Trong đó ngân sách nhà nớc cấp khoảng 55%, còn lại là vận động quyên góp và nhờ vào sự trợ giúp quốc tế. Kết quả điều tra chọn mẫu năm 1995 cho thấy 55,18% người khuyết tật còn khả năng lao động đang làm việc trong một số ngành nghề kinh tế quốc dân. Chỉ có 30,43% là thiếu và không có việc làm. Khi được hỏi về nguyện vọng thì 48,5% người khuyết tật trả lời có nguyện vọng hỗ trợ vốn để tạo việc làm, 13,56% đề nghị bố trí việc làm thích hợp, 4,1% đề nghị được học nghề. 3. Chính sách ưu đãi về y tế 15
  16. Chính sách ưu đãi về y tế là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết đối với người khuyết tật. Đại đa số (67%) người khuyết tật vận động mong muốn được hỗ trợ chỉnh hình, phục hồi chức năng (được cung cấp phương tiện: chân, tay giả, xe chuyên dùng). Điều này cũng phù hợp với khả năng sản xuất các dụng cụ chỉnh hình của Việt Nam. Hiện nay, với số lượng dụng cụ hơn 20.000 dụng cụ các loại/năm mới đáp ứng đợc khoảng 15% nhu cầu của đối tượng. Trong 6 năm từ năm (1991-1996) đã phục hồi chức năng cho 175.000 đồng trẻ em khuyết tật, điều trị chỉnh hình 55.000 em đắp được và 15.000 nẹp và ấn chỉnh hình, cấp 550 xe lăn các loại cho đối tượng. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn 68% người khuyết tật cần nhưng chưa có dụng cụ chỉnh hình. Trong đó có 12% là có khả năng kinh tế để mua dụng cụ, còn lại 56% dù muốn có dụng cụ nhng không có tiền để mua. Về khám chữa bệnh cho người khuyết tật thì những người được nuôi dưỡng tại trung tâm thì đã được nhà nước cấp miễn phí hoàn toàn các khoản chữa bệnh, còn những người được nuôi dưỡng tại cộng đồng được nhà nước cấp thẻ bảo hiểm y tế để khám chữa bệnh. Nếu trường hợp phải phẫu thuật thì Nhà nước giảm một phần kinh phí. 4. Hỗ trợ người khuyết tật trong hoạt động thể thao và văn nghệ Đây là những hoạt động có ý nghĩa rất lớnvề mặt tinh thần cho người khuyết tật vươn lên và hoà nhập cộng đồng. chính vì vậy mà nhà nước cần hỗ trợ cho những trang thiết bị dụng cụ cho những trung tâm thể thao cho người khuyết tật. Phối hợp với hội bảo trợ người khuyết tật và các cơ quan khác tạo mọi điều kiện về vật chất, phương tiện cho người khuyết tật tham gia các hoạt động văn hoá thể thao. Hàng năm đã tổ chức ngày hội văn hoá thể thao văn nghệ cho người khuyết tật như hai hội thi năm 1997 ở Quảng Trị và năm 1999 ở Đà Nẵng đã động viên khuyến khích người khuyết tật vươn lên hoà nhập cộng đồng. 16
  17. Bài 3: Kỹ năng công tác xã hội với người khuyết tật Mã bài: MĐ29_B03 Giới thiệu: Giới thiệu các kỹ năng công tác xã hội với người khuyết tật: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng chăm sóc sức khỏe... Mục tiêu: - Về kiến thức: + Trình bày được đặc điểm tâm lý, nhu cầu người khuyết tật; + Trình bày được các kỹ năng công tác xã hội với người khuyết tật. - Về kỹ năng: + Vận dụng được các kỹ năng phù hợp với tình huống và dạng tật; + Lập được kế hoạch và kết nối dịch vụ trợ giúp người khuyết tật. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Tự tin trong giao tiếp với người khuyết tật; + Có ý thức khích lệ sự vươn lên hòa nhập cộng đồng của người khuyết tật. Nội dung chính: 1. Kỹ năng giao tiếp - Đặc điểm tâm lý người khuyết tật + Mặc cảm ngoại hình: là sự chú trọng quá mức đến khiếm khuyết cơ thể đến nỗi gây đau đớn. + Ám ảnh sợ xã hội: là một kiểu trốn tránh và sợ hãi khi thực hiện các hoạt động mang tính cộng đồng như giao lưu, gặp gỡ ở chỗ đông người. - Kỹ năng giao tiếp với người khuyết tật + “Hãy nhìn vào con người họ hơn là nhìn vào tình trạng khuyết tật của họ.” + Tránh tò mò hỏ những câu hỏi về tình trạng khuyết tật của họ khi mới gặp. + Không nên có thái độ khó chịu vì những khoảng thời gian chết trong khi đang giao tiếp với NKT + Hỏi ý kiến của NKT trước khi có ý định hỗ trợ họ. + Nếu cần phê bình thì hãy phê bình cách thực hiện chứ không phải phê bình khuyết tật hay con người họ. + Sử dụng ngôn từ đúng mực, mang tính tích cực, giảm nhẹ, tránh gây sự phân biệt, kỳ thị. 2. Kỹ năng lập kế hoạch sản xuất, kinh doanh 17
  18. Kế hoạch là một tập hợp những hoạt động được sắp xếp theo lịch trình, có thời hạn, nguồn lực, ấn định những mục tiêu cụ thể và xác định biện pháp tốt nhất… để thực hiện một mục tiêu cuối cùng đã được đề ra. Khi bạn lập được kế hoạch thì tư duy quản lý của bạn sẽ có hệ thống hơn để có thể tiên liệu được các tình huống sắp xảy ra. Bạn sẽ phối hợp được mọi nguồn lực của cá nhân, tổ chức để tạo nên một sức mạnh tổng hợp, có thể giữ vững “mũi tiến công” vào mục tiêu cuối cùng mình muốn hướng đến. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ dễ dàng kiểm tra, giám sát hiệu quả thực hiện dự án của mình. Để lập được một bản kế hoạch chi tiết, cụ thể và khoa học, bạn có thể dùng phương pháp 5W1H2C5M bao gồm các yếu tố sau: - Xác định mục tiêu, yêu cầu công việc 1W (why) - Xác định nội dung công việc 1W (what) - Xác định 3W (where, when, who) - Xác định cách thức thực hiện 1H (how) - Xác định phương pháp kiểm soát và kiểm tra 2C (control, check) - Xác định nguồn lực thực hiện 5M (man, money, material, machine và method) 1. Xác định mục tiêu, yêu cầu (Why) Khi phải làm một công việc, điều đầu tiên mà bạn cần phải tự hỏi mình là: - Tại sao tôi phải làm công việc này? - Nó có ý nghĩa như thế nào với tổ chức, bộ phận của tôi? - Hậu quả gì nếu tôi không thực hiện chúng? Khi bạn thực hiện một công việc thì điều đầu tiên bạn nên xem xét đó chín là why với nội dung như trên. Khi xác định được yêu cầu, mục tiêu thì bạn sẽ luôn hướng trọng tâm các công việc vào mục tiêu và đánh giá hiệu quả cuối cùng. 2. Xác định nội dung công việc (What) - WHAT: (cái gì?) Nội dung công việc đó là gì? - Hãy chỉ ra các bước để thực hiện công việc đó. - Bạn hãy chắc rằng, bước sau là sự phát triển của bước trước. 3. Xác định 3W - WHERE: (ở đâu?) có thể bao gồm các câu hỏi sau: + Công việc đó thực hiện tại đâu ? + Giao hàng tại địa điểm nào ? + Kiểm tra tại bộ phận nào ? 18
  19. + Thử nghiệm những công đoạn nào ? v.v… - WHEN: (khi nào?) Công việc đó thực hiện khi nào, khi nào thì giao, khi nào kết thúc… + Để xác định được thời hạn phải làm công việc, bạn cần xác định được mức độ khẩn cấp và mức độ quan trọng của từng công việc. + Có 4 loại công việc khác nhau: công việc quan trọng và khẩn cấp, công việc không quan trọng nhưng khẩn cấp, công việc quan trọng nhưng không khẩn cấp, công việc không quan trọng và không khẩn cấp. Bạn phải thực hiện công việc quan trọng và khẩn cấp trước. - WHO: (ai?) bao gồm các khía cạnh sau: + Ai làm việc đó + Ai kiểm tra + Ai hỗ trợ + Ai chịu trách nhiệm,… 4. Xác định cách thức thực hiện (How) HOW: (như thế nào?) nó bao gồm các nội dung: - Tài liệu hướng dẫn thực hiện là gì (cách thức thực hiện từng công việc)? - Tiêu chuẩn là gì? - Nếu có máy móc thì cách thức vận hành như thế nào? 5. Xác định phương pháp kiểm soát (Control) Cách thức kiểm soát (CONTROL) sẽ liên quan đến: - Công việc đó có đặc tính gì? - Làm thế nào để đo lường đặc tính đó? - Đo lường bằng dụng cụ, máy móc như thế nào? - Có bao nhiêu điểm kiểm soát và điểm kiểm soát trọng yếu. 6. Xác định phương pháp kiểm tra (Check) Phương pháp kiểm tra (CHECK) liên quan đến các nội dung sau: - Có những bước công việc nào cần phải kiểm tra. Thông thường thì có bao nhiêu công việc thì cũng cần số lượng tương tự các bước phải kiểm tra. - Tần suất kiểm tra như thế nào? Việc kiểm tra đó thực hiện 1 lần hay thường xuyên (nếu vậy thì bao lâu một lần?). - Ai tiến hành kiểm tra? - Những điểm kiểm tra nào là trọng yếu? 19
  20. - Trong tổ chức của bạn không thể có đầy đủ các nguồn lực để tiến hành kiểm tra hết tất cả các công đoạn, do vậy chúng ta chỉ tiến hành kiểm tra những điểm trọng yếu. - Điểm kiểm tra trọng yếu tuân theo nguyên tắc Pareto (20/80), tức là những điểm kiểm tra này chỉ chiếm 20% số lượng nhưng chiếm đến 80% khối lượng sai sót. 7. Xác định nguồn lực (5M) Nhiều kế hoạch thường chỉ chú trọng đến công việc mà lại không chú trọng đến các nguồn lực, mà chỉ có nguồn lực mới đảm bảo cho kế hoạch được khả thi. Nguồn lực bao gồm các yếu tố: + Man = nguồn nhân lực + Money = Tiền bạc + Material = nguyên vật liệu/hệ thống cung ứng + Machine = máy móc/công nghệ + Method = phương pháp làm việc 3. Công tác xã hội cá nhân và nhóm đối với người khuyết tật Người khuyết tật thuộc nhóm yếu thế do sự khiếm khuyết cơ thể, các chức năng xã hội của họ có thể bị suy giảm. Vì vậy, đội ngũ nhân viên công tác xã hội có thể giúp họ tiếp cận được các nguồn lực bên ngoài, phát huy nguồn lực bên trong để họ trở nên mạnh mẽ hơn, có khả năng sống độc lập và tham gia vào các hoạt động lao động, học tập như những người bình thường. Công tác xã hội trong trợ giúp người khuyết tật chính là đánh giá nhu cầu về khía cạnh xã hội của đối tượng; đồng thời đóng vai trò là người quản lý trường hợp, hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận những dịch vụ phù hợp và duy trì tiếp cận một loạt các dịch vụ phối hợp tốt nhất. Trong trường hợp cần thiết, nhân viên công tác xã hội cũng cung cấp hỗ trợ tâm lý cho người khuyết tật và gia đình của họ. Như vậy, bằng những kiến thức, kỹ năng và phương pháp, nhân viên công tác xã hội đã trợ giúp cá nhân, gia đình và cộng đồng người khuyết tật, phục hồi các chức năng xã hội mà họ bị suy giảm. Bên cạnh đó, công tác xã hội còn thúc đẩy môi trường xã hội, bao gồm: chính sách, pháp luật, cộng đồng thân thiện để giúp người khuyết tật hòa nhập xã hội và làm tốt chức năng của họ. Đội ngũ này đóng vai trò là người xúc tác, biện hộ để cá nhân, gia đình người khuyết tật được hưởng những chính sách an 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2