Giáo trình Công tác xã hội với người tâm thần (Nghề: Công tác xã hội - Trung cấp) - Trường Trung cấp Tháp Mười
lượt xem 4
download
Giáo trình Công tác xã hội với người tâm thần (Nghề: Công tác xã hội - Trung cấp) được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên nắm bắt được kiến thức cơ bản về sức khỏe tâm thần, về một số rối loạn tâm thần kinh ưu tiên; Trình bày được vai trò, nhiệm vụ của nhân viên công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Công tác xã hội với người tâm thần (Nghề: Công tác xã hội - Trung cấp) - Trường Trung cấp Tháp Mười
- SỞ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI ĐỒNG THÁP TRƯỜNG TRUNG CẤP THÁP MƯỜI GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI TÂM THẦN NGÀNH/NGHỀ: CÔNG TÁC XÃ HỘI TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-TCTM ngày tháng năm 2020 của Hiệu trưởng Trường Trung cấp Tháp Mười. 1
- Tháp Mười, năm 2020 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
- LỜI GIỚI THIỆU Ngày 25/3/2010, Thủ tướng Chính Phủ ban hành Quyết định số 32/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Phát triển Công tác Xã hội giai đoạn 2010 - 2020. Mục tiêu chung là phát triển công tác xã hội (CTXH) trở thành một nghề ở Việt Nam; nâng cao nhận thức của toàn xã hội về nghề CTXH; xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên CTXH đủ về số lượng, đạt yêu cầu về chất lượng, gắn với phát triển hệ thống cơ sở cung cấp dịch vụ CTXH tại các cấp, góp phần xây dựng hệ thống an sinh xã hội tiên tiến. Thực hiện mục tiêu chung đó Sở Lao động – Thương binh và xã hội Đồng Tháp xây dựng kế hoạch nhằm thực hiện lựa chọn, chỉnh sửa giáo trình đào tạo nhầm cung cấp giáo trình đào tạo cho nghề công tác xã hội trên địa bàn tỉnh. Công tác xã hội với người tâm thần là một nội dung trong bộ giáo trình công tác xã hội hệ đào tạo trung cấp đáp ứng trực tiếp vào nhu cầu người học để giải quyết những khó khăn đang gặp phải trong thực tế do thiếu kiến thức, thiếu kỹ năng chuyên môn đặc thù, thiếu phương pháp, cách thức giải quyết mang tính khoa học và hệ thống. Trong quá trình biên soạn, nhóm tác giả cảm ơn sự phối hợp và những ý kiến góp ý có giá trị từ các giảng viên Trường Đại học Đồng Tháp, Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Vĩnh Long và các đơn vị giáo dục nghề nghiệp bạn. Nhóm tác giả hy vọng rằng tài liệu này sẽ cung cấp những kiến thức, kỹ năng và những công cụ hữu ích cho việc giảng dạy, học tập trong quá trình đào tạo nghề công tác xã hội. Nhóm tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp hữu ích để có thể điều chỉnh tốt hơn trong tương lai và phù hợp hơn với nhu cầu học tập của mọi người./. Đồng Tháp, ngày tháng năm 2020 Tham gia thực hiện 1. Kiều Văn Tu 2. Võ Trí Trọng 3. Nguyễn Hòa Thuận 4. Nguyễn Văn Cường 3
- MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU.......................................................................................................................... 3 MỤC LỤC.......................................................................................................................................4 BÀI 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TÌNH HÌNH SỨC KHỎE TÂM THẦN............................6 1. Khái niệm rối loạn tâm thần ..................................................................................................6 1.1. Tổng quan về tâm thần....................................................................................................................... 6 1.2. Kiến thức cơ bản rối loạn tâm thần.................................................................................................... 9 2. Nguyên nhân, hậu quả của rối loạn tâm thần...........................................................................13 2.1. Nguyên nhân..................................................................................................................................... 13 2.2. Hậu quả............................................................................................................................................ 15 1. Đặc điểm tâm lý của bệnh nhân rối loạn tâm thần ..................................................................17 2. Một số bệnh tâm thần và triệu chứng chung thường gặp......................................................... 18 2.1. Trầm cảm.......................................................................................................................................... 18 2.2. Rối loạn lo âu.................................................................................................................................... 24 2.3. Tâm thần phân liệt............................................................................................................................ 30 2.4. Động kinh...............................................................................................................................35 2.5. Sa sút trí tuệ...................................................................................................................................... 41 2.6. Rối loạn lưỡng cực ........................................................................................................................... 50 2.7. Rối loạn hiếu động thiếu tập trung (Attention deficit and hyperactive disorder – ADHD) .............56 BÀI 3: CÁC CHÍNH SÁCH VÀ MÔ HÌNH, DỊCH VỤ CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN TẠI VIỆT NAM...............................................................................................................59 1. Mô hình chăm sóc sức khỏe tâm thần ......................................................................................59 1.1. Mô hình chăm sóc dựa vào bệnh viên tâm thần.............................................................................. 59 1.2. Mô hình chăm sóc dựa vào cộng đồng............................................................................................. 59 2. Giảm kỳ thị đối với người tâm thần.......................................................................................... 68 2.1. Sự kỳ thị của xã hội.......................................................................................................................... 69 2.2. Tự kỳ thị............................................................................................................................................ 69 Bài 4: CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI TÂM THẦN......................................................... 72 1. Vai trò của nhân viên CTXH trong chăm sóc sức khỏe tâm thần ............................................72 1.1. Vai trò và nhiệm vụ của nhân viên CTXH trong chăm sóc sức khỏe tâm thần..............................72 1.2. Một số nhiệm vụ cụ thể của nhân viên công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần .........75 2. Các hoạt động hỗ trợ người tâm thần.......................................................................................76 2.1. Các chính sách, pháp luật hỗ trợ người tâm thần........................................................................... 76 2.2. Các dịch vụ hỗ trợ người tâm thần ở Việt Nam............................................................................... 78 2.3. Nội dung can thiệp trong công tác xã hội với người tâm thần........................................................ 80 2.3.2. Can thiệp khẩn cấp đối với trường hợp tự sát hay gây hại cho bản thân.....................................82 4. Trình bày kỹ thuật can thiệp khẩn cấp đối với trường hợp tự sát hay gây hại cho bản thân............98 Tài liệu tham khảo:...................................................................................................................... 99 4
- GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Công tác xã hội với người tâm thần Mã số mô đun: MĐ25 Vị trí, tính chất của mô đun: - Vị trí môn học: Công tác xã hội với người tâm thần là mô đun nghề quan trọng của chương trình đạo tạo trung cấp, liên quan tới các hoạt động cung cấp dịch vụ cho thân chủ là người tâm thần. - Tính chất của mô đun: Là mô đun chuyên môn nghề bắt buộc. Mục tiêu mô đun: - Kiến thức: + Nắm bắt được kiến thức cơ bản về sức khỏe tâm thần, về một số rối loạn tâm thần kinh ưu tiên . + Trình bày được vai trò, nhiệm vụ của nhân viên công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần . + Trình bày được một số chính sách và mạng lưới hỗ trợ người có rối loạn tâm thần. - Kỹ năng: + Trang bị cho học viên kỹ năng phát hiện các đối tượng có nguy cơ rối loạn tâm thần. + Xử trí các tình huống sơ cấp cứu tâm thần. + Giao tiếp, làm việc với người có rối loạn tâm thần. + Cơ bản trong quản lý, chăm sóc ca bệnh. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Thân thiện và không kỳ thị với người bị rối loạn tâm thần + Sẵn sàng hợp tác trong quá trình hỗ trợ người bị rối loạn tâm thần. 5
- BÀI 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TÌNH HÌNH SỨC KHỎE TÂM THẦN Mục tiêu của bài: - Cung cấp những kiến thức cơ bản về sức khỏe tâm thần. - Nguyên nhân gây rối loạn tâm thần. - Hậu quả của rối loạn tâm thần. - Hiểu rỏ những nguyên nhân gây rối loạn tâm thần và các phòng ngừa. - Cảm thông, chia sẻ, không kỳ thị. Nội dung chính: 1. Khái niệm rối loạn tâm thần 1.1. Tổng quan về tâm thần 1.1.1. Sức khỏe Sức khỏe, theo Tổ chức Y tế Thế giới, là trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội, không chỉ bao gồm có tình trạng không có bệnh hay thương tật. Như vậy khi nói tới sức khỏe tốt thì không có nghĩa là chỉ sức khỏe thể chất tốt mà cả sức khỏe tâm thần tốt, trong đó có cả khả năng tương tác xã hội tốt của cá nhân. Sức khỏe tâm thần là gì? Sức khoẻ tâm thần được định nghĩa bởi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là trạng thái hoàn toàn thoải mái mà ở đó mỗi cá nhân nhận thức rõ khả năng của mình, có thể đối phó với những căng thẳng bình thường trong cuộc sống, làm việc hiệu quả và năng suất và đóng góp cho cộng đồng. Một người có sức khỏe tâm thần tốt là người: Có khả năng tư duy/ suy nghĩ rõ ràng và logic. Có khả năng giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Có khả năng tương tác, giao tiếp tốt với mọi người xung quanh (bạn bè, đồng nghiệp, gia đình…). Nói tới sức khoẻ tâm thần là nói tới trạng thái tích cực, hoạt động hiệu quả của tâm thần chứ không chỉ nói tới tình trạng trạng thái có rối loạn tâm thần. 1.1.2. Rối loạn tâm thần Có nhiều sự nhầm lẫn về các khái niệm, định nghĩa về sức khỏe tâm thần. Rất nhiều người nghĩ rằng những hành vi bất thường - những hành vi lệch chuẩn là rối loạn tâm thần nhưng hai điều này không giống nhau. Một người có thể có những hành vi hiếm gặp ở số đông người khác (chẳng hạn như sưu tầm lợn sứ, rất thông minh về toán v.v) nhưng không hề có rối loạn tâm thần. Ngược lại, những rối loạn tâm thân như trầm cảm hay lo âu lại thường khá phổ biến, xuất hiện ở nhiều người. Rogers (2005), Parker et al. (1995) giải thích rằng những điều chúng ta biết về 6
- sức khỏe tâm thần và rối loạn tâm thần bị ảnh hưởng bởi 2 yếu tố: ngôn ngữ thông dụng hàng ngày (cách nói, chuyện, phim ảnh, bài hát, truyền thông v.v) và qua ngôn ngữ chuyên môn của những người làm nghề (bác sĩ tâm thần, cán bộ tâm lý, công tác xã hội, luật). Hai yếu tố này tương tác với nhau theo một cách phức tạp, không có quy chuẩn đã tạo ra sự nhầm lần giữa các từ ngữ thông dụng (điên, hâm, tâm thần, v.v.) với những kiến thức khoa học. Chẳng hạn như trong đời thường, “sức khỏe”, “khỏe” thường được hiểu là sự không có bệnh tật thể chất, y tế. Liệu một người không có bệnh tật (được y học gọi tên) là mạnh khỏe? Theo định nghĩa của Tổ chức Y Tế Thế giới (WHO) về sức khỏe: “là trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tâm thần và xã hội và không phải chỉ bao gồm có tình trạng không có bệnh hay thương tật”. Định nghĩa của WHO là một định nghĩa tổng quát nhưng lại mang tính chất chủ quan và tương đối. Hầu hết mỗi cá nhân sẽ tự xem xét được mình mạnh khỏe hay không. Nhiều người có thể mắc một căn bệnh được y học biết đến, nhưng vẫn có thể tương đối khỏe mạnh. Sức khỏe không chỉ là khái niệm liên quan đến việc không bệnh tật, có những tổ chức, bộ phận cơ thể hoạt động tốt, có suy nghĩ tốt. Sức khỏe là khái niệm tổng thể, đề cập đến con người tổng thể. Không chỉ là con người mà chúng ta thấy, mà còn là người chúng ta “cảm”. Sức khỏe là thể thống nhất của ba phần: thể chất, tâm thần và xã hội. Sức khỏe thể chất. Có thể được định nghĩa là trạng thái tất cả các bộ phận của cơ thể vẫn nguyên vẹn về mặt giải phẫu và hoạt động đúng chức năng sinh lý một cách hoàn hảo và hòa hợp. Nó có thể bao gồm: các bộ phận cơ thể vẫn ở đúng chỗ và vị trí tự nhiên, các bộ phận không có bệnh, các bộ phận làm đúng chức năng sinh lý, chúng phối hợp nhịp nhàng với nhau; và cuối cùng các bộ phận này tạo thành một tổng thể tích hợp vẫn duy trì hoạt động trong trường hợp có stress. Sức khỏe xã hội. Bao gồm mối quan hệ giữa cá nhân và mọi người, cách thức cá nhân giao tiếp, tương tác, liên kết xã hội với mọi người. Nó liên quan đến cách mọi người kết bạn và hình thành cảm giác thuộc về một nhóm/cộng đồng. Phần cuối cùng nhưng rất quan trọng là sức khỏe tâm thần. Nó bao gồm một loạt các yếu tố có thể trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến sự lành mạnh về tâm trí. Định nghĩa sức khỏe tâm thần là quan trọng, dù nó không luôn đặt được hoàn toàn thống nhất ở các nền văn hóa, tầng lớp, đất nước khác nhau do nó chịu sự ảnh hưởng của dân gian. Theo WHO, sức khỏe tâm thần là một phần không thể thiếu của sức khỏe và được định nghĩa là trạng thái lành mạnh mà trong đó, cá nhân nhận ra những năng lực của chính mình, có thể đương đầu với các stress thông thường của cuộc sống, có thể làm việc năng suất và hiệu quả, và có thể tạo ra những đóng góp cho chính cộng đồng của mình. Theo từ điển tâm lý học, sức khỏe tâm thần là một trạng thái thoải mái, dễ chịu về tinh thần, không có các biểu hiện rối loạn về tâm thần, một trạng thái đảm bảo cho sự điểu khiển hành vi, hoạt động phù hợp với môi trường. Cách định nghĩa của Việt Nam cũng thống nhất với cách định nghĩa của WHO. Theo nghĩa này, sức khỏe thể chất là nền tảng cho sự lành mạnh và hoạt động chức năng hiệu quả cho cá nhân và cộng đồng. Nó không chỉ là việc vắng những 7
- bệnh tâm thần, về trạng thái và khả năng. Sức khỏe tâm thần và sức khỏe thể chất không thể tồn tại một mình. Ở nước ta, khái niệm sức khỏe tinh thần và sức khỏe tâm thần thường được dùng lẫn lộn với nhau nhưng với ý nghĩa như nhau và cùng có từ tương đương trong tiếng Anh là “mental health”. Trong Tiếng Việt, từ tâm thần mang rất nhiều định kiến vì nó gắn liền với những bệnh tâm thần nặng như tâm thần phân liệt, động kinh (điên, cuồng, lên cơn giật...) nên những nhà tâm lý thường sử dụng từ sức khỏe tinh thần nhằm làm giảm nhẹ những định kiến xã hội với sức khỏe tâm thần. Ở một trạng thái ngược lại của sức khỏe tâm thần là có các vấn đề về sức khỏe tâm thần hay rối loạn tâm thần, rối loạn tâm lý, bệnh tâm thần. Vì sao lại tồn tại nhiều thuật ngữ như vậy? Chính là vì việc định nghĩa rối loạn, có vấn đề phụ thuộc vào việc chúng ta dựa vào quan điểm xã hội, hay quan điểm của người bị ảnh hưởng bởi những người có vấn đề, có rối loạn, hay quan điểm của chính người có rối loạn. Định nghĩa rối loạn tâm thần không đưa ra được một ranh giới rõ ràng giữa những trường hợp bệnh lý và trường hợp bình thường. Nếu trong trường hợp các bệnh thực thể, các trắc nghiệm y học lâm sàng như trắc nghiệm máu, trắc nghiệm virut hoặc phim chụp xương có thể đưa ra một kết luận rõ ràng bệnh nhân có bị bệnh hay không vì những trắc nghiệm này giúp xác định một cách định lượng sự có mặt hay không có mặt của những mầm bệnh, những sự sai lệch chức năng của cơ thể. Tuy nhiên, với rối loạn tâm thần, không có những trắc nghiệm y tế để xác định sự xuất hiện của mầm bệnh, định lượng sự sai lệch chức năng tâm thần. Rối loạn tâm thần được định nghĩa là hội chứng xáo trộn đáng kể về nhận thức, cảm xúc, hoặc hành vi của cá nhân, trạng thái rối loạn chức năng về tâm lý, sinh lý, rối loạn quá trình phát triển tâm thần. Rối loạn tâm thần thường đi kèm với suy giảm nghiêm trọng ở cá nhân về tương tác xã hội, nghề nghiệp, hay những hoạt động quan trọng khác trong đời sống của họ. Có nhiều dạng rối loạn tâm thần, và thường được phân ra sáu nhóm chính như sau: Các rối loạn tâm thần thường gặp như trầm cảm, lo âu Các rối loạn liên quan lệ thuộc rượu bia, ma túy Các rối loạn tâm thần nặng như loạn thần Chậm phát triển tâm thần Các vấn đề sức khỏe tâm thần ở người già (như rối loạn trí nhớ) Các vấn đề sức khỏe tâm thần ở trẻ em (như tự kỷ) Các liệu pháp điều trị hiệu quả đều sẵn có cho bệnh nhân tâm thần và rất nhiều loại rối loạn tâm thần có thể được quản lý ở tuyến chăm sóc sức khỏe ban đầu với sự hỗ trợ từ các nhà chuyên môn, trong đó có nhân viên công tác xã hội và các thành viên trong cộng đồng. 8
- 1.1.3. Chăm sóc sức khỏe tâm thần Chăm sóc sức khỏe tâm thần (CSSKTT) bao gồm các can thiệp, trị liệu và các hoạt động đảm bảo trạng thái khoẻ mạnh về mặt tinh thần ở 5 khía cạnh cơ bản sau: Khả năng cân bằng: Khả năng tạo sự cân bằng trong cuộc sống ở các khía cạnh thể chất, tâm lý, tinh thần, xã hội và kinh tế, tạo cân bằng trong cuộc sống ở mọi bối cảnh, hoàn cảnh. Khả năng phục hồi: Khả năng vượt qua, đối phó với các tình huống khó khăn và trở lại trạng thái bình thường sau những sự kiện mất mát, đau buồn, tổn thất, đổ vỡ …về con người, tài sản, sự nghiệp. Khả năng phát triển cá nhân: Khả năng nhận biết, nuôi dưỡng và phát triển năng lực và sở trường của cá nhân. Biết tận hưởng cuộc sống: Đó là khả năng sống với hiện tại, và trân trọng những gì mình có; biết học hỏi, đúc kết kinh nghiệm từ quá khứ, kể cả trải nghiệm đau buồn, tiếp tục sống có kế hoạch cho hiện tại và tương lai có hiệu quả. Sự linh hoạt: Khả năng thích nghi với mọi hoàn cảnh, với các tình huống mới, có khả năng tự điều chỉnh bản thân. 1.2. Kiến thức cơ bản rối loạn tâm thần Rối loạn tâm thần (hay còn được gọi là rối loạn tâm lý, bệnh tâm thần, có vấn đề về sức khỏe tâm thần) là trạng thái, biểu hiện hành vi, hoặc cảm xúc gây cho cá nhân những đau khổ, tự hủy hoại bản thân, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các mặt của đời sống của cá nhân đó như công việc, gia đình, xã hội hoặc gây nguy hiểm cho người khác hoặc cộng đồng. Từ định nghĩa này, chúng ta có thể phân tích các chiều cạnh: Rối loạn tâm thần như là sự lệch khỏi các tiêu chuẩn xã hội và thống kê. Theo nghĩa này, cá nhân được coi là có rối loạn tâm thần khi hành vi lệch khỏi các quy định, chuẩn mực xã hội một cách có ý nghĩa thống kê. Ở mỗi xã hội đều có những quy tắc, chuẩn mực, điểm chung và có sự khác biệt giữa các xã hội khác nhau. Nhưng có những điều chung mang tính phổ quát cho các xã hội. Chẳng hạn như một người không chú ý đến vệ sinh, ăn bẩn, mặc bẩn, dùng nước bẩn (chẳng hạn nước cống) để tắm có thể là biểu hiện của rối loạn tâm thần. Khi những hành vi này không được xã hội chấp nhận và lệch khỏi hầu hết mọi người (qua thống kê), chúng có thể là dấu hiệu của rối loạn tâm thần. Tuy nhiên, một số hành vi có vẻ không chuẩn mực đối một nền văn hóa này nhưng lại phù hợp với nền văn hóa khác. Chẳng hạn hiện tượng nghe được tiếng nói hoặc nhìn thấy người đã quá cố có thể được xem như là bình thường ở Việt Nam hoặc Trung quốc nhưng là bất thường, “điên” ở các nước châu Âu hoặc châu Mỹ. Tương tự, việc không tiếp xúc mắt-mắt trong giao tiếp được coi là bất thường ở châu Âu hoặc Mỹ lại được coi là bình thường ở Campuchia. Rối loạn tâm thần như là sự đau khổ mà cá nhân trải qua. Ở đây có thể hiểu là 9
- cá nhân đó cảm thấy đau đớn, buồn khổ, mệt mỏi, cạn kiệt, không còn bất cứ hứng thú về các hoạt động và cuộc sống, thường thấy ở các bệnh nhân trầm cảm hoặc lo âu. Rối loạn tâm thần như là những hành vi tự hủy hoại, giảm chức năng hoặc có hại đến người khác. Chiều cạnh này nhận mạnh đến hệ quả tiêu cực của hành vi. Một số hành vi có hại cho chính cá nhận đó, cản trở cá nhân đó thực hiện các chức năng của cuộc sống. Chẳng hạn như một cá nhân sợ đám đông nên không dám ra khỏi nhà, một người uống rượu quá nhiều nên bị đuổi việc. Một số hành vi lại được cho là ổn với cá nhân đó và không thấy có gì bất thường nhưng lại có hại, nguy hiểm cho người khác, như quấy rối, đập phá trong lớp học, chơi lửa, hoặc chơi cờ bạc đến mức gia đình không còn tiền. Như đã nói ở trên, và qua việc phân tích các chiều cạnh, chúng ta thấy chẩn đoán rối loạn tâm thần bao hàm sự phán xét các giá trị tiềm ẩn về thế nào là bất thường, thế nào là bình thường (Widiger % Sankis, 2000). Các tiêu chuẩn rối loạn tâm thần không phải không chịu ảnh hưởng về giá trị như tiêu chuẩn chẩn đoán các rối loạn thực thể. Khi đánh giá bệnh thực thể, mọi người đều có thể thống nhất rằng tim không hoạt động đều nhịp (có chỉ số) là bệnh, bất kể các giá trị của cá nhân đó là gì. Tuy nhiên, phán xét về rối loạn tâm thần phản ánh các giá trị xã hội chiếm thế (thịnh hành), các xu hướng xã hội, các quyền lực chính trị cũng như sự phát triển về khoa học (Kutchins, Kirk, 1997; Mechanic, 1999). Thử hình dung về hiện tượng đồng tính qua thời gian. Trước đây, đồng tính được nhìn nhận như rối loạn tính dục của hệ thống phân loại bệnh của hiệp hội Tâm thần học Hoa kì. Tuy nhiên đến nay, nhờ sự thay đổi các quan niệm xã hội, đồng tính được chấp nhận và không còn được liệt kê như một rối loạn tâm thần trong Bảng phân loại bệnh quốc tế, và đặc biệt ở một số nước như Hà Lan, Tây Ban Nha, pháp luật đã công nhận hôn nhân đồng tính. Về mặt thuật ngữ, chúng ta cũng thường có những từ phân biệt rõ ràng như bất thường và bình thường, sức khỏe tâm thần hay rối loạn tâm thần. Điều này thường gây nhầm lần rằng chúng ta có thể phân thành hai nhóm người khác nhau: một nhóm khỏe mạnh, bình thường và một nhóm không. Trên thực tế, rất khó để kẻ một đường ranh giới rõ ràng giữa lành mạnh và rối loạn. Mỗi cá nhân đều có những lúc có hành vi lệch chuẩn, có khi lại cảm thấy đau buồn, hoặc có những hành vi kém thích nghi. Những người được nhìn nhận có rối loạn tâm thần khi các biểu hiện này ở quá mức. Nhưng thế nào là quá thì cũng không có tiêu chuẩn rõ ràng. Do đó, rối loạn tâm thần ngày nay được coi là một phổ liên tục từ nhẹ đến nặng. Cũng chính vì lí do này mà gần đây thuật ngữ “có vấn đề về sức khỏe tâm thần”được sử dụng nhiều hơn vì nó biểu đạt được hàm ý từ nhẹ đến nặng, và khi chưa xác định được chẩn đoán rõ ràng. Trong xã hội Việt Nam truyền thống, “tâm thần” hay được dùng như một tính từ chỉ trạng thái của những người bị điên (tâm thần phân liệt), khuyết tật tinh thần. Từ “tâm thần”, “hâm”, “điên” cũng được nhắc đến với một hàm ý miệt thị, chỉ sự không bình thường, ví dụ như “chị này tâm thần à?’ “anh này tâm thần đấy!”. Các 10
- vấn đề về SKTT (sức khỏe tâm thần) cũng thường được chữa trị theo cách suy nghĩ và cảm xúc tách rời khỏi cơ thể thể chất. Chính sự phân biệt nhân tạo này được phản ánh trong ngôn ngữ hàng ngày của chúng ta cũng như trong các cơ sở chăm chữa. Nói một cách khác, chúng ta đã có những định kiến, kì thị khi nhắc đến từ “tâm thần”. Trong khi những định kiến về bệnh thực thể như ung thư và động kinh, phong v.v đã giảm nhiều, các rối loạn tâm thần vẫn là những bệnh có nhiều định kiến và kì thị nhất. Những quan điểm có tính định kiến như vậy đã gây ra sự phân biệt đối xử với những người mắc bệnh. Thái độ về bệnh tâm thần đã bắt nguồn sâu trong xã hội. Quan niệm bệnh tâm thần thường đi kèm với sự sợ hãi về mối đe dọa/nguy hại mà người mắc bệnh mang đến. Đó thường là các quan niệm như: - Người có vấn đề về tâm thần hung hãn, nguy hiểm cho người khác - Người có vấn đề về tâm thần không có ích cho xã hội, là “bỏ đi” - Những người có vấn đề về tâm thần là những người kém phát triển trí tuệ - Người có vấn đề về tâm thần là người kì lạ, và rất khác biệt với những người khác - Bệnh tâm thần là bệnh giả vờ hay tưởng tượng - Bệnh tâm thần phản ánh nhân cách, tính cách yếu - Các rối loạn là do tự trả giá, trời phạt, số phận - Những người có bệnh tâm thần không còn tương lai gì - Bệnh không chữa được - Mọi người không thể giao tiếp được với người có bệnh. Chưa nói đến tính đúng/sai của những quan niệm trên (mà thực ra là sai), những suy nghĩ này đã tạo ra một ranh giới ngăn cách giữa “họ”- những người có rối loạn và “chúng ta”- những người không có rối loạn. Điều này khiến cho những người có vấn đề về SKTT cảm thấy hổ thẹn, mất tự tin, góp phần gây nên đổ vỡ mối quan hệ gia đình, ảnh hưởng xấu đến sự giao lưu, làm việc. Mặc dù các vấn đề về SKTT đều xảy ra trong mọi gia đình ở một thời điểm nào đó, những người trải nghiệm qua những giai đoạn này đều có lo sợ và bị thành kiến bởi người khác và họ cảm thấy xấu hổ và bị xa lánh. Chính việc định kiến và phân biệt này thường khiến những người có nhu cầu không dám đi tìm kiếm sự hỗ trợ từ các nhà chuyên môn (bác sĩ tâm thần, nhà tâm lý học, v.v) vì sợ bị dán nhãn. Từ góc độ chuyên môn, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng niềm tin, cảm xúc, thái độ của cá nhân ảnh hưởng đến cách mà cá nhân đó hiểu về sức khỏe tâm thần và rối loạn tâm thần. Thompson (2006) lưu ý rằng những người thực hành cần luôn ý thức rằng họ chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố văn hóa, xã hội. Ông đề xuất mô hình “cá 11
- nhân - văn hóa - cấu trúc” (PCS: Personal- Cultural-Structural) (hình 1) như một công cụ hỗ trợ những người thực hành hiểu thêm về mối quan hệ giữa xã hội vĩ mô, văn hóa dân gian và thái độ cá nhân. Thành tố “cá nhân” chỉ thái độ, quan niệm, suy nghĩ, cảm xúc của cá nhân, đặc biệt là về một nhóm người nào đó, chẳng hạn như chủng tộc hoặc giới tính. Thành tố này nằm ở giữa do niềm tin và thái độ cá nhân chịu phụ thuộc vào hai thành tố còn lại. Thành tố “văn hóa” liên quan những ý tưởng, giá trị chung mà xã hội cùng chia sẻ về những tình huống cụ thể cũng như đạo đức và các thống nhất chung về việc gì được phép, các hành vi được mong đợi của xã hội và những thành viên của nó. Thành tố “cấu trúc” quan tâm đến cách xã hội được cấu trúc và phân chia qua thể chế như tôn giáo, truyền thông, chính trị,và thông qua sự phân chia này, sự phân biệt, kì thị và áp đặt được hình thành. Thành tố này ảnh hưởng đến cả chuẩn mực xã hội và niềm tin cá nhân và đóng vai trò gắn kết các niềm tin trong xã hội. Cách chúng ta hiểu và hành xử với thế giới xung quanh ta, với những người khác được định hình bởi nền văn hóa mà chúng ta sống trong đó. Những người thực hành nghề chăm sóc sức khỏe không “miễn dịch” với những thái độ, suy nghĩ, hành vi có tính định kiến. Hiểu được điều này là bước quan trọng để trở thành một người thực hành luôn tự ý thức về mình, có khả năng nhận biết và giải quyết những định kiến của cá nhân. Về phân loại rối loạn tâm thần: Phân loại các vấn đề sức khỏe tâm thần là một trong những vấn đề trọng yếu. Hiện nay trên thế giới có hai bảng phân loại về sức khỏe tâm thần được sử dụng rộng rãi. Đó là Cẩm nang chẩn đoán và thống kê các bệnh tâm thần lần thứ tư của Hiệp hội tâm thần Mỹ lần thứ 4 (DSM- IV) và Bảng phân loại bệnh tật quốc tế lần thứ 10 (ICD-10). Sự ra đời của hai loại bảng phân loại này được đánh giá là mang lại nhiều lợi ích với những tiêu chuẩn chẩn đoán rõ ràng và hợp lý của chúng, được đánh giá nền tảng cho sự tiến bộ lớn về phương pháp cho các nghiên cứu dịch tễ học (Henderson, 2000). Cẩm nang chuẩn đoán và thống kê các bệnh tâm thần lần thứ tư (DSM-IV) là bảng phân loại bệnh do Hiệp hội tâm thần Mỹ xuất bản, nhằm mục đích cung cấp những thuật ngữ và tiêu chí thống nhất trong việc phân loại các bệnh tâm thần. Phiên bản đầu tiên của bảng phân loại bệnh này là vào năm 1952. Bảng phân loại bệnh này được sử dụng rộng rãi tại Mỹ và một số nơi trên thế giới. Bảng phân loại bệnh này là một hệ thống đa trục, và trạng thái tâm thần của mỗi cá nhân có thể được đánh giá theo 5 trục khác nhau: - Trục I: có hoặc không có hầu hết các hội chứng lâm sàng, bao gồm chủ yếu các rối loạn tâm thần và rối loạn học tập. Các rối loạn thường gặp bao gồm rối loạn cảm xúc, trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn lưỡng cực, tăng động giảm chú ý, chứng tự kỷ, chứng ám sợ, tâm thần phân liệt, rối loạn tình dục, rối loạn ăn… - Trục II: có hoặc không có trạng thái bệnh lí kéo dài, bao gồm các rối loạn nhân cách và rối loạn phát triển tâm trí. Các rối loạn thường gặp bao gồm các rối 12
- loạn nhân cách như nhân cách bị hại, nhân cách phân liệt, nhân cách kiểu phân liệt, rối loạn nhân cách chống đối xã hội, rối loạn nhân cách ái kỷ, rối loạn nhân cách không thành thâṭ , rối loạn nhân cách lảng tránh, rối loạn nhân cách phụ thuộc, ám ảnh-cưỡng bức, chậm phát triển tâm trí. - Trục III: thông tin về trạng thái sức khỏe cơ thể của cá nhân. Các rối loạn thường gặp bao gồm các tổn thương não và các rối loạn sức khỏe thể chất. - Trục IV: Các vấn đề tâm lý và các yếu tố môi trường - Trục V: Đánh giá tổng quát về hoạt động chức năng (từ 1 điểm cho kích động liên tục, hành vi tự sát hoặc bất lực cho đến 100 điểm đối với duy trì nhân cách hài hoà, không có các triệu chứng). Bảng phân loại bệnh tật quốc tế lần thứ 10 (ICD-10) được WHO xuất bản và được đưa vào sử dụng từ năm 1994. Phiên bản đầu tiên của ICD được công bố vào năm 1900. ICD- 10 là hệ thống phân loại bệnh theo tiêu chuẩn quốc tế cho tất cả các lĩnh vực liên quan sức khỏe tâm thần thuộc chương 5 của Bảng phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10. Nó gồm các mảng sau đây: - Rối loạn tâm thần thực thể bao gồm rối loạn tâm thần triệu chứng - Rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng các chất tác động tâm thần - Tâm thần phân liệt, rối loạn dạng phân liệt và rối loạn hoang tưởng - Rối loạn cảm xúc - Loạn thần kinh, rối loạn liên quan đến stress và rối loạn dạng cơ thể - Hội chứng hành vi kết hợp với rối loạn sinh lý và yếu tố thể chất - Rối loạn nhân cách và hành vi ở người trưởng thành - Chậm phát triển tâm thần - Rối loạn phát triển tâm lý - Rối loạn về hành vi và cảm xúc với sự khởi bệnh thường xảy ra ở lứa tuổi trẻ em và thiếu niên - Rối loạn tâm thần không xác định. 2. Nguyên nhân, hậu quả của rối loạn tâm thần 2.1. Nguyên nhân Nguyên nhân Nguyên nhân gây nên bệnh tâm thần là một vấn đề phức tạp. Hiện nay, có những bệnh nguyên nhân đã rõ ràng, nhưng vẫn còn một số bệnh nguyên nhân chưa xác định được. Xung quanh vấn đề bệnh nguyên và bệnh sinh các bệnh tâm thần còn tồn tại nhiều quan điểm và giả thuyết khác nhau. * Nguyên nhân thực thể: Là những bệnh mà nguyên nhân do tổn thương trực tiếp tổ chức não hay ngoài não gây trở ngại hoạt động của não. 13
- - Do tổn thương trực tiếp đến tổ chức não: + Chấn thương sọ não. + Nhiễm trùng thần kinh (viêm não, giang mai, thần kinh…) + Nhiễm độc thần kinh (nghiện rượu, ma túy, nhiễm độc thực phẩm, nhiễm độc hóa chất công nghiệp, nông nghiệp…). + Các bệnh mạch máu não, các tổn thương não khác (u não, teo não, xơ rải rác, tai biến mạch máu não…) - Do các bệnh cơ thể ảnh hưởng đến hoạt động não: + Các bệnh nội khoa, nội tiết. + Các bệnh về chuyển hóa và thiếu sinh tố… * Nguyên nhân tâm lý: - Bệnh loạn thần phản ứng bao gồm: loạn thần phản ứng cấp, rối loạn sang chấn sau stress, rối loạn sự thích ứng. - Căng thẳng tâm lý dẫn đến bệnh tâm căn, rối loạn dạng cơ thể, rối loạn phân ly. - Rối loạn hành vi ở thiếu niên do giáo dục không đúng, môi trường xã hội không thuận lợi. - Rối loạn ám ảnh, lo âu… * Nguyên nhân do cấu tạo thể chất bất thường và phát triển tâm lý gây ra - Các di tật bẩm sinh. - Thiếu sót về hình thành nhân cách. * Các nguyên nhân chưa rõ ràng: - Do có sự kết hợp phức tạp của nhiều nguyên nhân khác (di truyền, chuyển hóa, miễn dịch, cấu tạo thể chất…) nên khó xác định nguyên nhân chủ yếu. Các rối loạn tâm thần nội sinh thường gặp là: + Bệnh tâm thần phân liệt. + Rối loạn cảm xúc lưỡng cực. + Động kinh nguyên phát. * Các nhân tố thuận lợi cho bệnh tâm thần phát sinh: - Nhân tố di truyền - Vấn đề di truyền tất nhiên có ảnh hưởng xấu đến một số bệnh tâm thần nhưng không phải là tuyệt đối. Có khi bệnh tâm thần phát sinh trong một thành viên của gia đình mà không thấy trong các thành viên khác, có trường hợp cha mẹ đều có bệnh mà con cháu vẫn khỏe mạnh bình thường. Cũng có trường hợp nhân tố 14
- di truyền không tác động vào thế hệ tiếp theo mà vào thế hệ sau nữa. - Yếu tố nhân cách - Nhân cách bao gồm: thích thú, khuynh hướng, năng lực, tính cách, khí chất… - Nhân cách mạnh, bền vững là một nhân tố chống lại sự phát sinh các bệnh tâm thần, nhất là các bệnh do căn nguyên tâm lý. Khi bị bệnh tâm thần thì người có nhân cách vững bị nhẹ hơn và hồi phục nhanh hơn. - Nhân cách yếu, không bền vững là một yếu tố thuận lợi cho bệnh tâm thần phát sinh, khi mắc bệnh tâm thần sẽ hồi phục khó khăn và chậm. - Tuổi tác - Mỗi lứa tuổi có những đặc điểm tâm lý riêng, vì thế có những loại bệnh tâm thần thường hay xảy ra ở lứa tuổi này mà ít xảy ra ở lứa tuổi khác. - Giới tính - Nam giới thường hay mắc bệnh tâm thần nhiều hơn nữ giới. Các bệnh tâm thần do chấn thương sọ não, nghiện rượu, bệnh động kinh…thường gặp ở nam giới. Các bệnh rối loạn phân ly (histeria), rối loạn cảm xúc lưỡng cực, trầm cảm, lo âu…hay gặp ở nữ giới. Đặc biệt phụ nữ còn có những rối loạn tâm thần do những sự biến động của nội tiết vào các thời kỳ: dậy thì, kỳ kình nguyệt, sinh nở, tiền mãn kinh mà và mãn kinh. - Tình trạng sức khỏe tâm thần - Trên thực tế lâm sàng thường gặp những bệnh tâm thần phát sinh khi sức khỏe bị giảm sút, mất ngủ kéo dài, thiếu dinh dưỡng lâu ngày, làm việc quá sức…Khi người bệnh tâm thần quá suy kiệt thì cần phải nâng cao thể trạng để giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục. 2.2. Hậu quả Bệnh tâm thần là một nguyên nhân hàng đầu của nhóm người khuyết tật. Bên cạnh việc giảm chất lượng tổng thể của cuộc sống, không được chữa trị bệnh tâm thần có thể gây ra vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, tình cảm, hành vi và thể chất. Bệnh tâm thần cũng có thể gây ra vấn đề pháp lý và tài chính. Các biến chứng liên quan đến bệnh tâm thần bao gồm: Không hạnh phúc và hưởng thụ cuộc sống giảm. Xung đột gia đình. Mối quan hệ khó khăn. Cô lập xã hội. Lạm dụng chất. Làm việc hỏng hay học thất bại, hoặc các vấn đề khác liên quan đến công việc hay trường học. Bệnh tim và điều kiện y tế khác. Đói nghèo. Vô gia cư. Tự tử. 15
- CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Phân tích khái niệm, phân loại rối loại tâm thần. 2. Phân tích nguyên nhân, hậu quả của rối loại tâm thần. 16
- BÀI 2: MỘT SỐ RỐI LOẠN TÂM THẦN VÀ CÁCH HỖ TRỢ BỆNH NHÂN Mục tiêu của bài: + Nắm bắt được các kiến thức cơ bản về bệnh rối loạn tâm thần. + Một số bệnh tâm thần và triệu chứng chung thường gặp. + Tích cực ghi chép và phân biệt các loại hình bệnh tâm thần thường gặp Nội dung chính 1. Đặc điểm tâm lý của bệnh nhân rối loạn tâm thần Những đặc điểm tâm lý chung của nhóm đối tượng rối nhiễu tâm thần bao gồm: Thứ nhất người tâm thần thường có tâm lý tự ti, thiếu tự tin, sống khép mình, không muốn giao tiếp do mặc cảm về bệnh tật và bị kỳ thị và phân biệt đối xử. Thứ hai là họ dễ bị kích động do ảnh hưởng của bệnh tật dẫn đến có những hành vi phá phách hoặc tự làm hại bản thân, gia đình hoặc người xung quanh. Thứ ba là họ luôn có cảm giác cô đơn, bị cô lập trong cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày. Người tâm thần thường gặp phải đối mặt với những khó khăn sau trong cuộc sống: - Bạo lực và lạm dụng - Kỳ thị và phân biệt đối xử - Bị tách khỏi các hoạt động xã hội - Hạn chế tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và xã hội - Hạn chế tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ khẩn cấp - Thiếu cơ hội tiếp cận với giáo dục - Ít cơ hội tìm việc làm Theo trang web về sức khỏe tâm thần, sau đây là một số các triệu chứng tâm thần thường gặp: -Vẻ mặt đờ đẫn kém linh hoạt, nói năng và hoạt động vận động chậm chạp hơn thường ngày - Thường nằm, ngồi yên một chỗ, ít hoạt động giao tiếp với mọi người - Vẻ mặt buồn, thiếu nụ cười xã giao thường ngày; dễ nổi cáu vì những chuyện nhỏ nhặt - Mất hứng thú đối với các sinh hoạt thường ngày hoặc đối với sở thích cá nhân - Bỏ bê công việc 17
- - Ý nghĩ chán sống, hoặc ý nghĩ tự tử, cho rằng chết thì tốt hơn - Ăn uống kém ngon hoặc bỏ ăn (không phải do cố ý) - Bồn chồn, không ngồi yên một chỗ; kích động đập phá đồ đạc, la hét, đánh người khác - Nói nhiều, không ai hỏi cũng nói, gặp ai cũng chào hỏi làm quen, đi chơi nhiều, tiêu sài hoang phí, cư xử hào phóng với mọi người bất kể lạ hay quen - Giảm tập trung chú ý trong công việc, hay quên những chuyện thường ngày, giảm trí nhớ - Thường xuyên khó ngủ (trên 30 phút mà chưa ngủ được), thức giấc nhiều lần, ngủ ít (dưới 6 tiếng) - Thường lo lắng quá mức, hoặc lo sợ hồi hộp về những chuyện nhỏ nhặt thường ngày - Sợ điều gì đó mà không kiềm chế được, dù biết đó là điều vô lý - Có các hành động lặp đi lặp lại như rửa tay nhiều lần, hay kiểm tra việc khóa cửa, tắt đèn - Nhức đầu, căng thẳng khi suy nghĩ - Nghe giọng nói lạ nói chuyện trong tai, không rõ xuất phát từ đâu - Lo sợ có người theo dõi, âm mưu ám hại mình không lý do -Tự cho mình là tài giỏi xuất chúng, có khả năng phát minh sáng chế nhưng không có sản phẩm - Ngồi một mình cười, nói không liên quan gì đến thực tế xung quanh - Ăn mặc lôi thôi, ít chăm sóc vệ sinh cá nhân, đi lang thang ngoài đường Thường xuyên uống bia, rượu quá mức dẫn đến bỏ bê công việc hoặc gây hại cho sức khoẻ. 2. Một số bệnh tâm thần và triệu chứng chung thường gặp 2.1. Trầm cảm 2.1.1. Khái niệm Trầm cảm là trạng thái chán nản, buồn rầu, không còn hứng thú với bất cứ điều gì trong cuộc sống. Người bệnh nhạt miệng, chán ăn, ăn không thấy ngon, nhưng cũng có những bệnh nhân thấy cảm giác thèm ăn và ăn liên tục dẫn đến tăng cân, béo phì. 2.1.2. Nguyên nhân dẫn đến bệnh trầm cảm Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh trầm cảm: - Do di truyền 18
- - Mất cân bằng về tâm lí như tình trạng căng thẳng kéo dài: có thể xảy ra khi bạn gặp phải chấn động mạnh về tâm lí như mất người thân hay gặp phải những chuyện quá shock với bạn. - Do ảnh hưởng của các bệnh thực tổn: sau chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não… 2.1.3. Những biểu hiện dễ nhận biết khi bị trầm cảm - Cảm giác buồn chán, trống rỗng. - Khó tập trung suy nghĩ, hay quên. - Luôn cảm giác mệt mỏi, không muốn làm việc gì. - Cảm giác mình có tội lỗi, vô dụng, không xứng đáng. - Mất ngủ, hoặc ngủ quá nhiều. - Hay cáu gắt, giận dữ. - Giảm thích thú trong các hoạt động hoặc sở thích hàng ngày. - Giảm cảm giác ngon miệng, sụt cân hoặc ăn quá nhiều. - Nghĩ về cái chết, có ý tưởng hoặc hành vi tự sát. - Ngoài ra, nhiều bệnh nhân trầm cảm còn có triệu chứng đau đầu, đau tức ngực, các rối loạn tiêu hóa… 2.1.4. Hậu quả khi bị trầm cảm - Bệnh tim Bệnh trầm cảm có thể có ảnh hưởng khủng khiếp trên trái tim của bạn. Nếu mức độ trầm cảm là quá nghiêm trọng, nó thậm chí có thể gây tử vong hoặc nhồi máu cơ tim. Đó là bởi vì, khi bạn chán nản, cơ tim của bạn dễ bị viêm do thiếu oxy, có thể dẫn đến cơn đau tim. Vậy nên, những bệnh nhân có vấn đề về tim nên cẩn thận để tránh bệnh trầm cảm dù là trầm cảm ở mức nhẹ nhất. - Giảm sức mạnh của hệ miễn dịch Liên tục bị trầm cảm có thể làm suy yếu sức mạnh của hệ thống miễn dịch và khiến bạn dễ bị cảm lạnh và cúm hơn. Hệ thống miễn dịch bị suy giảm là do hormone gây stress được sản sinh và tồn tại lâu dài trong cơ thể. Điều này cũng giải thích tại sao ngày nay chúng ta dễ bị cảm lạnh và cúm thường xuyên hơn, đó là bởi vì chúng ta thường hay rơi vào trạng thái căng thẳng và chán nản. - Mất đi cảm giác ngon miệng Khi bạn đang chán nản, trầm cảm hay căng thẳng bạn sẽ có hai xu hướng ăn uống: ăn rất nhiều hoặc là không là không ăn gì cả. Thay đổi trong thói quen ăn uống sẽ dẫn đến thay đổi về cơ chế trao đổi chất và có ảnh hưởng đến sự thèm ăn của bạn, từ đó có thể khiến bạn tăng hoặc giảm cân nhanh chóng. 19
- - Mất ngủ đêm Khi bạn chán nản, có thể bạn sẽ cảm thấy khó ngủ do tâm trí bạn không bình tĩnh, liên tục suy nghĩ. Giấc ngủ của bạn cũng dễ bị gián đoạn, dễ tỉnh giấc giữa đêm và khó ngủ trở lại. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sự tỉnh táo của bạn, thậm chí còn làm cho tình trạng căng thẳng tăng lên. - Nhức đầu và đau lưng Bệnh trầm cảm thậm chí có thể gây ra đau đầu và đau nhức lưng. Mặc dù bệnh trầm cảm không trực tiếp gây ra đau lưng nhưng nó có thể dẫn đến các hậu quả khác là tăng cân, giảm cân, căng thẳng về thể chất, thiếu ngủ, dinh dưỡng thấp, cơ thể mất nước... và các hệ quả này sẽ kéo theo hệ quả khác là đau đầu và đau lưng. - Biến động trong áp lực máu Khi bạn đang chán nản, cơ thể của bạn tự nhiên phát hành hormone stress như cortisol và epinephrine. Những hormone căng thẳng này có thể ảnh hưởng đến huyết áp và nhịp tim, làm cho động mạch của bạn bị yếu đi. Điều này dẫn đến việc hình thành các mảng bám trong động mạch, ngăn chặn lưu lượng máu và cuối cùng gây ra các cơn đau tim và đột quỵ. - Mệt mỏi Khi bạn đang chán nản, bạn có xu hướng cảm thấy mệt mỏi và mất năng lượng nhanh hơn. Bạn sẽ không thể thực hiện thậm chí các hoạt động đơn giản do không đủ năng lượng. Tuy nhiên, sự mệt mỏi cũng có thể là do thiếu ngủ hoặc đau nhức. - Giảm ham muốn tình dục Những người đã bị bệnh trầm cảm một thời gian dài có thể gặp rắc rối trong đời sống tình dục, cụ thể là trầm cảm làm suy giảm ham muốn tình dục. Đối với nam giới, hậu quả của bệnh trầm cảm gây ra cho đời sống tình dục có thể là không xuất tinh, với nữ giới là bôi trơn âm đạo không đủ, xuất tinh sớm và rối loạn chức năng cương dương. - Muốn tự sát Từ sự tự ti mà họ cho rằng mình là gánh nặng cho mọi người, là người thừa thãi, không đáng lãng phí đồ ăn thức uống, không đáng được sống. Vì ý nghĩ này nên nhiều người bệnh trầm cảm có những hành động tiêu cực mà họ cho đó là hình phạt mà mình cần nhận để giảm tội lỗi và thoải mái trong tâm hồn như tự hành xác, muốn tự sát hoặc tự sát,…Hãy để ý những người thân của bạn, nếu họ có những biểu hiện trầm cảm này hãy đưa họ đến bác sĩ để được hỗ trợ. 2.1.5. Cách điều trị bệnh trầm cảm Các bạn biết rằng, mỗi người bệnh trầm cảm đều có một nguyên nhân khác nhau bởi có thể do chấn động tâm lí trong từng hoàn cảnh khác. Bởi vậy dựa vào mỗi tình 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Công tác xã hội nhóm: Phần 1
129 p | 125 | 23
-
Giáo trình Công tác xã hội cá nhân (Nghề: Công tác xã hội) - CĐ Cơ Giới Ninh Bình
90 p | 93 | 9
-
Giáo trình Công tác xã hội với trẻ em (Nghề Công tác xã hội - Trình độ Trung cấp) - CĐ GTVT Trung ương I
96 p | 45 | 8
-
Giáo trình Công tác xã hội trong trường học (Nghề: Công tác xã hội - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum
102 p | 18 | 8
-
Giáo trình Công tác xã hội với người nghèo (Nghề: Công tác xã hội) - CĐ Cơ Giới Ninh Bình
114 p | 51 | 7
-
Giáo trình Công tác xã hội với người khuyết tật (Nghề Công tác xã hội - Trình độ Trung cấp) - CĐ GTVT Trung ương I
132 p | 29 | 7
-
Giáo trình Công tác xã hội cá nhân (Nghề: Công tác xã hội - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum
98 p | 23 | 7
-
Giáo trình Công tác xã hội trong bệnh viện (Nghề: Công tác xã hội - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum
113 p | 21 | 6
-
Giáo trình Công tác xã hội cá nhân (Nghề: Công tác xã hội - CĐ/TC) - Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình (2021)
88 p | 11 | 6
-
Giáo trình Công tác xã hội với nhóm dân tộc ít người – ĐH Sư phạm Hà Nội
151 p | 14 | 6
-
Giáo trình Công tác xã hội với người có HIV: Phần 2
90 p | 27 | 6
-
Giáo trình Công tác xã hội với trẻ em (Nghề Công tác xã hội - Trình độ Cao đẳng): Phần 1 - CĐ GTVT Trung ương I
53 p | 54 | 6
-
Giáo trình Công tác xã hội với trẻ em (Nghề: Công tác xã hội) - CĐ Cơ Giới Ninh Bình
60 p | 48 | 6
-
Giáo trình Công tác xã hội với trẻ em (Nghề Công tác xã hội - Trình độ Cao đẳng): Phần 2 - CĐ GTVT Trung ương I
41 p | 24 | 5
-
Giáo trình Công tác xã hội với người nghèo (Nghề: Công tác xã hội - CĐ/TC) - Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình (2021)
106 p | 10 | 4
-
Giáo trình Công tác xã hội cá nhân (Ngành: Công tác xã hội - Trình độ: Trung cấp) - Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Bình Thuận
129 p | 1 | 0
-
Giáo trình Công tác xã hội với nhóm (Ngành: Công tác xã hội - Trình độ: Trung cấp) - Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Bình Thuận
98 p | 0 | 0
-
Giáo trình Công tác xã hội với trẻ em (Ngành: Công tác xã hội - Trình độ: Trung cấp) - Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Bình Thuận
136 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn