Program for Enhancement of Emergency Response<br />
<br />
(CADRE)<br />
GIÁO TRÌNH DÀNH CHO HỌC VIÊN<br />
<br />
HÀ NỘI, NĂM 2013<br />
<br />
Cuốn tài liệu này được in với nguồn kinh phí tài trợ từ<br />
Quỹ từ thiện Anne Ray Charitable Trust (ARCT)<br />
thông qua Hội Chữ thập đỏ Mỹ<br />
<br />
KHÓA HỌC CƠ BẢN VỀ<br />
HOẠT ĐỘNG CỘNG ĐỒNG<br />
ỨNG PHÓ VỚI THẢM HỌA<br />
<br />
(CADRE)<br />
<br />
GIÁO TRÌNH DÀNH CHO HỌC VIÊN<br />
<br />
HÀ NỘI, NĂM 2013<br />
<br />
Chịu trách nhiệm xuất bản:<br />
ĐOÀN MINH TUẤN<br />
Biên tập nội dung:<br />
HỘI ĐỒNG BIÊN TẬP<br />
<br />
Giấy phép Xuất bản số: 288-2013/CXB/02-08/TN<br />
In 1.340 cuốn, khổ 17x24, tại Cty CP Phát triển Báo chí Truyền thông Việt Nam<br />
<br />
LƯU Ý BẢN QUYỀN<br />
Trung tâm phòng ngừa thảm họa Châu Á (ADPC) cho phép sao chép<br />
và phân phát tài liệu tập huấn này. Đề nghị không chỉnh sửa nội dung tài liệu<br />
và không sử dụng với mục đích lợi nhuận. Mục đích của tài liệu này là nhằm<br />
cung cấp hướng dẫn tập huấn cho các nhóm ứng phó thảm họa trong cộng<br />
đồng. Để phát huy nội dung tài liệu, cần phải kết hợp với thực hành, áp dụng<br />
thực tiễn và có đánh giá dưới sự hướng dẫn của hướng dẫn viên đã được<br />
OFDA công nhận, kết hợp các phương pháp tương tác, công cụ và thiết bị<br />
liên quan.<br />
<br />
LỜI CẢM ƠN<br />
Thảm họa có thể xảy ra và gây tổn thương cho cộng đồng bất kỳ lúc nào. Danh<br />
sách các loại hình thảm họa đã, đang và có thể xảy ra ở khu vực châu Á bao gồm:<br />
động đất, lũ lụt, sóng thần, khủng bố, lở đất, lốc xoáy, núi lửa phun, tình trạng khẩn<br />
cấp hằng ngày như tai nạn xe cộ, hỏa hoạn, các cuộc tụ họp chính trị… Chúng<br />
ta đã từng chứng kiến hậu quả tàn khốc của các trận bão nhiệt đới tại Việt Nam,<br />
lốc xoáy ở Băng-La-Đét, động đất ở Padang (Indonesia), lũ lụt tại Metro Manila<br />
Philippines… tất cả diễn ra chỉ trong một khoảng thời gian ngắn. Và với sự biến đổi<br />
khí hậu đang diễn biến phức tạp như hiện nay, những thảm họa thế này có thể trở<br />
nên thường xuyên và nghiêm trọng hơn.<br />
Đó là vấn đề khó khăn và nhiều thử thách trong giảm thiểu tác động của thảm<br />
họa đến đời sống của người dân. Tuy nhiên, với nhận thức về hiểm họa có thể xảy<br />
ra bất kỳ lúc nào, cũng là một trong những điều có lợi giúp sẵn sàng phòng ngừa và<br />
ứng phó hiệu quả với thảm họa.<br />
Cộng đồng sống ở các khu vực bị ảnh hưởng của thảm họa là đối tượng dễ<br />
bị ảnh hưởng nhưng đồng thời cũng phải là đối tượng ứng phó thảm họa đầu tiên.<br />
Thông thường, khi thảm họa xảy ra với cường độ lớn, hoạt động ứng phó từ bên<br />
ngoài chỉ bị gián đoạn khi đường giao thông, cầu, cảng và sân bay bị phá hủy gây<br />
khó khăn cho việc tiếp ứng. Các trường hợp đó cho thấy việc tăng cường năng lực<br />
ứng phó dựa vào cộng đồng nhằm giảm thiểu tình trạng dễ bị tổn thương của cộng<br />
đồng trước thảm họa là vô cùng quan trọng. Bằng cách nâng cao nhận thức và khả<br />
năng ứng phó của người dân có thể giúp giảm thiểu tỉ lệ tử vong và tăng cường khả<br />
năng phục hồi trong cộng đồng. Năng lực cộng đồng càng được nâng cao thì cơ hội<br />
lồng ghép ứng phó thảm họa vào mạng lưới cộng đồng càng nhiều và hiệu quả hơn.<br />
Thông thường, khi thảm họa hoặc tình trạng khẩn cấp ập đến, cộng đồng bị<br />
ảnh hưởng có thể tự lo liệu được trong khoảng thời gian từ 24 đến 72 giờ. Đây cũng là<br />
khoảng thời gian quan trọng để xác định các hoạt động ưu tiên sau:<br />
A. Ưu tiên chăm sóc khẩn cấp và cung cấp nơi trú ẩn an toàn cho những người<br />
bị thương để giảm thiểu tỉ lệ tử vong.<br />
B. Xác định vị trí bị mất tích và đưa ra quyết định cứu hộ khẩn cấp khi cần<br />
thiết.<br />
C. Chuẩn bị tiếp nhận sự viện trợ từ bên ngoài, khi có.<br />
<br />