intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Địa lý du lịch (dùng trong các trường THCN Hà Nội): Phần 2

Chia sẻ: Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:65

676
lượt xem
100
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nối tiếp nội dung của phần 1 cuốn giáo trình "Địa lý du lịch (dùng trong các trường THCN Hà Nội)", phần 2 giới thiệu tới người học các nội dung chương 3 - Các vùng du lịch Việt Nam bao gồm: Vùng du lịch Bắc Bộ, vùng du lịch Bắc Trung Bộ, vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Địa lý du lịch (dùng trong các trường THCN Hà Nội): Phần 2

  1. Chương IU C Á C V Ù N G D U LỊCH VIỆT N A M Mục tiêu Giúp học sinh hiểu những tiềm năng của từng vùng du lịch Việt Nam, các tuyến, điểm du lịch chủ yếu của từng vùng. Qua đó biết vặn dụng vào thực tế công tác sau này. Nội dung tóm tắt Vùng du lịch Bắc Bộ. Vùng du lịch Bắc Trung Bộ. Vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ. ì. VÙNG DU LỊCH BẤC BỘ 1. Khái quát Vùng du lịch Bắc Bộ bao gồm 29 tỉnh từ Hà Giang (tỉnh cực bắc) vào đến Hà Tĩnh, với thủ đô Hà Nội là trung tâm của vùng và có tam giác động lực tăng trương du lịch Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Vùng này có diện tích là 149.432km chiếm 45,4% diện tích. Dân số: 37,1 2 triệu người (theo 2003), chiếm 45,9% dân số cả nước. Mật độ bình quân 249 ngưòi/km .2 Vùng du lịch Bắc Bộ gồm 7 tỉnh ở phía Bắc là Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu và Điện Biên, tiếp giáp với 3 tỉnh: Quảng Đông, Quảng Tây và Vân Nam của Trung Quốc, có 6 tỉnh phía Tây: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Thanh Hoa, Nghệ An, Hà Tĩnh giáp với 5 tỉnh của Lào là Phong Xa Lý, Luông Phra Băng, Xiêng Khoảng, Hùa Phăn, Khăm Muộn. Đặc biệt toàn bộ phía Đông của vùng này tiếp giáp vịnh Bắc Bộ với bờ biển dài gần lOOOkm với hàng nghìn hòn đảo lớn, nhỏ. Vùng du lịch Bắc Bộ biểu hiện đầy đủ và tập trung nhất các đặc điểm về đất nưốc và con người Việt Nam. 55
  2. 1.1. về thiên nhiên - Vùng này rất phong phú, đa dạng và có nhiều nét độc đáo mang sắc thái của cảnh quan nhiệt đới gió mùa ẩm. - Vùng này có những núi non hùng vĩ và hiểm trở, xuất hiện sớm nhất trên lãnh thổ Việt Nam (cách đây hàng trăm triệu năm), tiêu biểu là dãy núi Hoàng Liên Sơn với đỉnh Phanxipăng (cao 3143m), cao nhất bán đảo Đông Dương. khi H3.1. Đình Phanxipăng - Hoàng Liên Sơn - Trên lãnh thổ của vùng này có nhiều vườn quốí gia, khu bảo tồn thiên nhiên với những khu rừng nhiệt đới nguyên sinh phong phú về số lượng loài động, thực vật, trong đó có nhiều loài được xếp vào loài quí, hiếm của thế giới. - Nơi đây còn có cả một vùng đổng bằng tam giác châu thổ được bổi đắp bời phù sa màu mỡ của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, tạo nên mộ! trong hai vựa lúa lớn của Việt Nam. - Có vùng biển rộng với nguồn tài nguyên vô cùng phong phú, có nhiều hải cảng tốt và bãi biển đẹp. 1.2. Về khí hậu - Vùng này có khí hậu rất đặc sắc, quanh năm có ánh nắng mặt trời chan hoa. Các vùng núi cao bị rét lạnh vào mấy tháng mùa đông nhưng lại mát mẻ vào mùa hạ. - Những vùng thấp và ven biển khí hậu khá ôn hoa, dổi dào nhiệt ẩm, thích nghi với sự phát triển của các loài động - thực vật nhiệt đới. 56
  3. 1.3. Về con người Thiên nhiên ở vùng này càng trở nên giàu đẹp nhờ bàn tay khai phá của con nguôi. Cảnh quan nông nghiệp trổng lúa là nét đặc trưng của vùng du lịch Bắc Bộ. Dân tộc Việt Nam thuở đầu khai thiên lập địa cũng từ vùng này. Cùng chung sống trong một đại gia đình gồm hàng chục dân tộc anh em, người Việt Nam đã sáng tạo nên lịch sử và nền văn hóa của mình. Hàng năm từ khắp nơi trong cả nước vào tháng 3 (âm lịch), nhân dân hành hương về giỗ tổ Hùng Vương, tại núi Hy Cương huyện Phong Châu tỉnh Phú Thọ. Vùng này đã diễn ra những sự kiện lớn trong suốt quá trình lịch sử hem 4000 năm của dân tộc Việt Nam. Vì thế, nơi đây còn tổn tại rất nhiều di tích lịch sử, lưu truyền biết bao truyền thuyết dân gian, để lại cho hậu thế nhiều công trình vãn hoa nghệ thuật có giá trị với các danh nhân kiệt xuất, nổi tiếng như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh... Cư trú trong nhiều vùng tự nhiên, kinh tế khác nhau, con người ỏ đây có nhiều phong tục tập quán, nếp sống sinh hoạt và lao động, tín ngưỡng và tôn giáo không giống nhau. Điều đó đã tạo nên những đặc trưng đa dạng, kỳ thú, có sức hấp dẫn lớn không những đối với người nước ngoài mà ngay cả với những người trong nước. Điển hình là một số vùng cư trú tập trung của dân tộc Mường ở Hoa Bình, Thanh Hoa, của dân tộc Thái ở Tây Bắc, của các dân tộc Tầy, Nùng ở Đông Bắc, một số làng quê truyền thốngở Hà Tây, Bắc Ninh, Hà Nam, khu phố cổở Hà Nội. Hì.2. Chùa Bút Tháp - Bắc Ninh 57
  4. 1.4. Về điều kiện kinh tê - văn hoa Bên cạnh dạng quần cư nông thôn phổ biến ờ đồng bằng và miền núi Bắc Bộ, ngày nay các đô thị đã được hình thành và phát triển nhanh chóng cùng với quá trình công nghiệp hóa đất nước. Vùng du lịch Bắc Bộ có nhiều thành phố, nhiều trung tâm công nghiệp (Hải Phòng, Nam Định, Hải Dương, Thái Bình...) nơi tập trung đông dân quan trọng. Hà Nội là thủ đô và là thành phố đông dân thứ hai trong cả nước, sau thành phố Hổ Chí Minh. Đây là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoa, khoa học quan trọng bậc nhất của cả nước. Nhờ vị trí hết sức thuận lợi, Hà Nội còn là đầu mối giao thông quan trọng cả vé đường ô tô, đường sắt, đường sông và đường hàng khống. Từ Hà Nội, có thể đi lại khá thuận tiện đến mọi nơi trong vùng cũng như cả nước và tới các nước khác trong khu vực cũng như trên thế giới. 2. Tiềm năng du lịch Vùng du lịch Bắc Bộ có tiềm năng du lịch phong phú, đa dạng, có khả năng đáp ứng được các yêu cầu của nhiều loại hình du lịch với các loại đối tượng khác nhau. 2.1. Tài nguyên du lịch a. Về mặt lự nhiên - Vùng du lịch Bắc Bộ có nhiều cảnh đẹp. Cảnh thiên nhiên ở đây có những nét hùng vĩ, thơ mộng của núi rừng như thị trấn Sa Pa ở độ cao 1500m trên mực nước biển, mờ ảo trong sương mù, như treo trên sườn của dãy Hoàng Liên Sem cao ngất, một trong những nơi nghỉ mát nổi tiếng ở Việt Nam. Đôi khi lại ổn ào, sôi động như ở các thác nước Bản Giốc, Đầu Đảng (Cao Bằng) hoặc cảnh tĩnh mịch trong các cánh rừng già nguyên sinh như ờ vườn quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình), Ba Vì (Hà Tây), Cát Bà (Hải Phòng)... với hệ sinh thái rừng rậm nhiệt đới rất điển hình. CÁC VƯỜN QUỐC GIA THUỘC VÙNG DU LỊCH BẮC BỘ Tên Thuộc địa Diên tích Năm Điểm đạc trưng VQG bàn tỉnh (ha) thành lập Ba Bế Bắc Cạn 7.610 1977 Rừng và hồ trên núi đá vôi. ĐV: linh trường, voọc mũi hếch. 58
  5. Ba Vì Hà Tây 7.377 1977 Rừng á nhiệt, các loài tách xanh, thông, tre. Bái Từ Vân Đồn 15.783 2001 Rừng trên đảo. Long Quảng Ninh Bến Én Thanh 16.634 1986 Rừng nhiệt đới thường xanh vùng Hoá thấp, ưu thế lim. ĐV: voi, hổ. Cát Bà Hải Phòng 15.200 1986 Rừng nhiệt đới trên núi đá vôi, kim giao. ĐV: voọc đẩu trắng, khỉ vàng. Cúc Ninh Bình 22.200 1962 Rừng ưên núi đá vôi, hệ động thực Phương vật phong phú. TV: kim giao, chò. ĐV: voọc quần đùi trắng. Hoàng SaPa- 29.845 2002 Rừng á nhiệt đới. Liên Sơn Lào Cai PùMát Nghệ An 91.113 2001 Các kiểu rừng khu vực miền Trung ĐV: sao la, mang lớn. Tam Đảo Vĩnh Phúc 36.883 1989 Rừng á nhiệt đới, sam bông, pơmu. ĐV: voọc mũi hếch, voọc đen. Vũ Hà Tĩnh 55.029 2002 Rừng Bắc Trường Sơn. Quang ĐV: sao la - mang lớn. Xuân Sơn Phú Thọ 15.045 2002 Rừng kín thường xanh trên núi đá vôi, rừng cây họ đẩu. Xuân Nam Định 7.100 2003 Hệ sinh thái ngập nước điển hình Thủy vùng cửa sông Hổng, các loài thủy sinh chim nước và chim di trú. Các dạng địa hình karstơ rất phổ biến ở vùng du lịch Bắc Bộ tạo nên nhiều cảnh đẹp đó là Tam Cốc - Bích Động ở Ninh Bình. Bãi biển vùng này cũng là một tiềm năng lớn thu hút du khách với bãi biển cát trắng phang lì chan hòa ánh nắng và quanh năm lộng gió như Trà cổ (Quảng Ninh), Đồ Sơn (Hải Phòng), Hải Thịnh (Nam Định), Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lò (Nghệ An), Thiên Cầm, Xuân Thành (Hà Tĩnh) có sức thu hút đặc biệt, mỗi năm đón hàng trăm nghìn người tới nghỉ mát, tắm biển. Cảnh đẹp thiên nhiên tiêu biểu nhất là vinh Ha Long (Quảng Ninh), một danh lam thắng cảnh nổi tiếng thế giới. 59
  6. H3.3. Điếm du lịch Tam cốc - Bích Động tỉnh Ninh Bình - Cùng với cảnh đẹp thiên nhiên, khí hậuở đâyấm áp, trong lành thích hợp với mọi hoạt động du lịch. Chính những tháng hè nóng bức của vùng nhiệt đới (thuồng từ tháng 5 đến tháng 9) đã thu hút mạnh mẽ dòng người đi du lịch nghỉ mát, tắm biển. Vùng núi cao và các bãi biển nơi đây đã sẩn sàng chờ đón họ. Khách du lịch nước ngoài thường thỏa mãn khao khát và tận hưởng ánh nắng nhiệt đới chói chang ờ đây, nhất là lúc đang vào thời kỳ mùa đông ở xứ sở của họ. - Thiên nhiên của vùng này cũng thật hào phóng, ưu ái dành cho khách đu lịch được thưởng thức nhiều của ngon, vật lạ từ đặc sản dưới biển như các loại cá ngon, tôm hùm, sò huyết, cua biển, bào ngư... đến các đặc sản của núi rừng như mãng, nấm hương, thịt chim, thú rừng được phép săn bắn, các loại dược liệu quý như sâm, nhung, tam thất...ở đây còn khai thác nước khoáng theo các mạch suối tự nhiên hay nằm sâu trong lòng đất với mục đích làm nước giải khát hoặc để chữa bệnh, thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch. Nguồn nước khoáng Kim Bôi (Hòa Bình), Tiên Lãng (Hải Phòng), Quang Hanh (Quảng Ninh), Tiền Hải (Thái Bình), Mỹ Lâm (Tuyên Quang)... đều đạt tiêu chuẩn chài lượng cao và có khả năng khai thác tốt. Các nguồn nước khoáng chủ yếu của vùng du lịch Bắc Bộ: Nước khoáng Tiên Lãng (huyện Tiên Lãng - Hải Phòng), thành phần chứa Br, ì, Bo, nhiệt độ 45 C, chữa bệnh nấm kinh niên, dị ứng da theo mùa, lờ loét H toàn thân. Nước khoáng Ba Vì (Hà Tây) nhiệt độ 34°c. Nước khoáng Tiền Hải - xây dựng nhà máy nước khoáng đóng chai. 60
  7. Nước khoáng Kênh Gà (xã Gia Thịnh, huyện Gia Viễn, tình Ninh Bình) nhiệt độ 53"c, chứa NaCl, KC1, CaCl , MgO, chữa bệnh khớp, viêm dây thần 2 kinh, dạ dày, kích thích hoạt động của gan, mật. Nước khoáng Kỳ Phú (Lãng Thường Sung - vưòn quốc gia Cúc Phương), nhiệt độ 35°c, nước phun ra trên bề mặt đất, chứa Bicacbonat Manhê, công dụng cho các bệnh tiêu hóa, các bệnh phụ khoa, nhiễm thủy ngân. Nước khoáng Quang Hanh (Cẩm Phả - Quảng Ninh) nhiệt độ 45"c, thành phần Br, ì, Bo. Công dụng chống mất nước cho cơ thể, đau dạ dày, táo bón, gan. Nước khoáng Kim Bôi (xã Hạ Bì, huyện Kim Bôi, Hòa Bình) nhiệt độ 37"c, thành phần chứa Si0 , công dụng với các bệnh thấp khớp, dạ dày và đại tràng. 2 Nước khoáng Mỹ Lâm (xã Mỹ Lâm, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang), nhiệt độ 34"c. Thành phần chính: Si - công dụng lổm nhất là điều hòa chức năng tiêu hóa, xương cơ, các bệnh thấp khớp, viêm đại tràng, cột sống. b. Vê mặt lịch sử - văn hoa - Vùng này chứa đựng toàn bộ bẻ dày của lịch ử Việt Nam. Những di chí khảo cổ học minh chứng cho nền văn hoa Đông Sơn, Hoa Bình nổi tiếng từ thời tiền sử là những di tích lịch sử còn được bảo tồn, rất có giá trị về mặt khoa học và giáo dục ưuyền thống cũng như về du lịch. Những lễ hội truyền thống như hội Đền Hùng (Phú Thọ), hội Lim (Bắc Ninh), hội Gióng (Hà Nội), hội Chùa Hương (Hà Tây)... đậm đà màu sắc dân tộc. H3.4. Lễ hội Cổ Loa - Đông Anh - Hà Nội 61
  8. - Vùng này là quê hương của những làn điệu chèo, khúc ca quan họ. câu hát văn, câu hò ví dặm của nghệ thuật tuồng, rối nước, âm nhạc cổng chiêng và các điệu múa cổ truyền cùa các dân tộc anh em. Nơi đây cũng có cả một kho tàng kiến trúc mỹ thuật độc đáo như chùa Tây Phương (Hà Tây), chùa Keo (Thai Bình), tháp cổ Lễ (Nam Định), chùa Một Cột (Hà Nội). H3.5. Chùa Một Cột - TP. Hà Nội - Vùng này tập trung hầu hết những viện bảo tàng lớn và có giá trị nhất của Việt Nam như các Viện bảo tàng Lịch sử, Viện bảo tàng Dân tộc học, Viện bảo tàng Cách mạng, Viện bảo tàng Mỹ thuật, Viện bảo tàng Hồ Chí Minh, Viện bảo tàng Quân đội, Viện bảo tàng các Dân tộc miền núi (ở Thái Nguyên) tạo điểu kiện thuận len cho khách du lịch tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu. tu.6. Điểm du lịch Bảo tàng Lịch sử- TP. Hà Nội 62
  9. - Các di tích lịch sử văn hoa - lịch sử thường gắn liền và rất hài hòa với cảnh đẹp thiên nhiên, càng làm tăng thêm giá trị của nhiều điểm du lịch như Hạ Long, Hương Sơn, Hoa Lư, Lạng Sơn. H3 9- Điểm du lịch Nhà thờ đá Phát Diệm - Ninh Bình 63
  10. TỔNG SỐ CÁC DI TÍCH LỊCH SỬVẢN HÓA ĐƯỢC XẾP HẠNG QUỐC GIA Ở VÙNG DU LỊCH BẮC BỘ (tính đến năm 2001) STT Địa danh SỐ di tích STT Địa danh Sô di tích xếp hạng xếp hạng 1 Hà Nội 393 15 Hài Phòng 89 2 Hà Tây 355 16 Nghệ An 103 3 Bắc Ninh 143 17 Hà Tĩnh 53 4 Bắc Giang 81 18 Lạng Sơn 29 5 Hải Dương 103 19 Quảng Ninh 28 6 Hưng Yên 98 20 Thái Nguyên 26 7 Vĩnh Phúc 79 21 Bắc Cạn 10 8 Phú Thọ 57 22 Cao Bằng 23 9 Nam Định 57 23 Tuyên Quang 19 10 Hà Nam 54 24 Hà Giang 7 li Thái Bình 91 25 Sơn La 8 12 Thanh Hóa 74 26 Lao Cai 7 13 Ninh Bình 70 27 Lai Châu 5 14 Hòa Bình 22 28 Yên Bái 5 Tổng số 2.083 Nguồn: Cục Bảo tồn Bảo tàng (Bộ Văn hóa - Thông tin) 64
  11. MỘT SỐ LỄ HỘI QUAN TRỌNG (THEO ÂM LỊCH ) TT Tên lẻ hội Thời gian Địa điểm Nội dung 1 Tết Nguyên Tháng Giêng từ Chung cả Lể hội lớn nhất cùa người Việt. Đán 1-5 nước Đây là ngày lẻ hướng về cội nguồn, gia đình đoàn tụ, tường nhớ tổ tiên, mừng năm mới an khang thịnh vượng. 2 Hội Đống Đa Tháng Giêng Hà Nội Kỳ niệm chiến thắng quân Thanh. Có các trò vui. 3 Hội Chắp Mồng 4 tết Bắc Ninh Hội làng, kéo co, hát quan họ. 4 Hội Cổ Loa Mồng 6 tết Đông Anh, Có ước lễ, kỷ niệm Thục Phán Hà Nội lẽn ngôi. 5 Hội Dâu Tháng Giêng Thuận Có lẻ tắm tượng Phật, thi bánh Thành, Bắc dầy, rước kiệu. Ninh 6 Hội đền Tháng Giêng Nam Đàn, Rước kiệu theo nghi lễ triều vua Mai Nghệ An đình, có nhiều sinh hoạt vãn hóa truyền thống. 7 Hội đền Cửa 3/2 Cát Hải, Ông Quàng Ninh 8 Hội đền Hùng 10/3 Phong Lễ giỗ tổ Vua Hùng, có rước Châu"Phú truyền thống, hát xoan. Thọ 9 Hại chùa Buông Tháng 2-3 Mỹ Đức, Có lễ mở cửa rừng, viếng cảnh Ha Tây chùa, thăm thắng cảnh. 10 Hội Than Từ 10/3 đến 5/4 Gia Lương Rước thần Cao Lỗ, có đua Nơi có hội thuyền trên sông Lục Đầu. nghị Bình lĩían l i Hội Hoa ban Vào mùa hoa Sơn La, Lai Có các trò vui, hát giao duyên ban nở Châu trên thuyền. 12 Hội Thanh Tháng ba Vùng đổng Du xuân, viếng mộ. minh bằng Bắc Bộ 65
  12. 13 Hội Phủ Giấy Từ 1 - 10/3 Vụ Bản, Giỗ Thánh Mâu Liều Hạnh, có Nam Định rước kiệu, xếp chữ và nhiêu trò vui khác. 14 Hội đền 15/3 Phổ Kỳ Thờ Tả dô đốc Hán quận công Tả Phù Lừa, Lạng Thân Công Tài, người khai mở Sơn phố và chợ Kỳ Lừa vào thế kỷ 17. Có ữò thi cướp đẩu pháo. 15 Hội chùa Từ 5-7/3 Quốc Oai, Tưởng nhớ Pháp sư Từ Đạo Tháy Hà Tây Hạnh, tổ sư múa rối nước. Hành hương dăng lễ. 16 Hội Trường TỪ9-11/3 Hoa Lư, Diễn lại tích cờ lau táp trận, Yên Ninh Bình ruốc kiệu. Thi thổi cơm bằng cây lau tươi. 17 Hội Gióng 12/4 Gia Lâm, Diễn lại tích Thánh Gióng, lể Hà Nội rước cơm, cà diễn lại trận đánh. 18 Hôi thả chim Đẩu mùa hạ Hội Dâu Thi các đàn chim bổ câu tiếp bồ câu đội hình lúc thả. 19 Tết Trung thu 15/8 Chung các Lẻ rước đèn, các trò vui. nơi 20 Hội Kiếp Bạc Từ 15 đến 20/8 Chí Linh, Giỗ Hưng Đạo Vương, có lể Hải Dương dang hương, thi bơi chải. 21 Hội chùa Keo Từ 13-15/9 Vũ Thu, Rước nhang án, long đình và Thái Bình thuyền rồng, thi bơi chài. 22 Hội lễ 25/12 Dương Giáng sinh lịch 66
  13. CÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH TựNHIÊN ĐIỂN HÌNH CỦA VÙNG DU LỊCH BẮC BỘ Tài nguyên du lịch Thángcành Bai biển Rừng (+) Nutìc khoáng Hồ SỐ ÍT Các điểm du lịch Giá Khả Giá Khả Giá Khả Giá Khả Giá Khả trị nâng tri nang trị nang trị năng trị nang 1 Hạ Long t t 2 Hương Sơn t T 3 SaPa T -* 4 Hoa Lư -> t 5 Tam Đào —> —> - - -» —> - - - - 6 Lạng Sơn -> —> 7 á t Bà t t T T t - - - 8 Trà Cổ - - t ị 9 Đổ Sơn - - t t 10 Sẩm Sơn - - t T li Cửa Lò - - —> -» 12 Cúc Phương - - - - ĩ T - - - - 13 Ba Vì - - - - ĩ ĩ - - - - 14 Kim Bôi T -> - 15 Quang Hanh -» —> - - lố Tiền Hải i —> - - 17 Ba Bể t -* - - t -> - - T —» 18 Hổ Tây T T 19 Hổ Hòa Bình —» -> 20 Hổ Núi Cóc -> 21 Hổ Đại Lải —» -> 22 Hổ Suối Hai HI -> Giá trị thu hút khách du lịch: t cao -» vừa ị thấp Khả năng khai thác: t rất thuận lợi -> thuận Im ị không thuận lợi 67
  14. CÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂÍÍ VÀN ĐIỂN HÌNH CỦA VÙNG DU LỊCH BÁC BỘ Tên tài nguyên Van hóa - Lịch sử Kiến trúc Bảo tàng Số du lịch Van nghệ TT Giá Khả Giá Khả Giá Khả Giá Khi Các điểm du lịch trị nang trị nâng trị năng trị nâng 1 PắcBó T ị - - - - - 2 Điện Biên t - t - - - - —> -» 3 Đèn Hùng T ĩ ĩ t - - - - 4 Kim Liên t í - - - - - - 5 Tân Trào -> -> - - - - - - 6 Chi Lảng —> ị - - - - - - 7 Cổ Loa -> ĩ - - - - - - 8 Vân Miếu - - T t - - - - 9 Côn Sơn -> —> —> -> - - - - 10 Phát Diệm - - - - t t - - li Hội Chùa Hương - - T ĩ t t - - 12 Hội Gióng - - —> —> - - - - 13 Hội Lún - - —> —> - - - - 14 Chùa Tây Phương - - - - T t - - 15 Chùa Keo - - - - t —> - - 16 Chùa Đậu - - • - -> - - 17 Chùa Cổ Lể - - • - —> —> - - 18 Chùa Một Cột - - - —> í - - 19 Bào tàng Lịch sử - - - - - - T ĩ 20 Bảo tàng Cách mạng - - • - - - ĩ ĩ, 21 Bào tàng Mỹ thuật - - - - - - T t 22 Bảo tàng Hồ Chí Minh - - - - - - T ĩ 23 Bảo tàng Dãn tộc - - - - - - t í Giá trị thu hút khách du lịch: í cao -> vừa ị thấp Khả năng khai thác: t rất thuận lợi -> thuận lợi ị không thuận lợi 68
  15. 2.2. Kinh tè - xã hội - Vùng du lịch Bắc Bộ có truyền thống về sản xuất nông nghiệp, hiện đang tiếp cận với những thành tựu kinh tế, khoa học - kĩ thuật tiên tiến trên thế giới, từng bước đi lên xây dựng nền kinh tế mới có cơ cấu hợp lý và nhiều thành phần nhằm đạt được hiệu quả cao để không ngừng cải thiện và nâng cao mức sống của nhân dân. Những nông sản nhiệt đới tiêu biểu, có chất lượng ít nhiều cũng tác động đến hoạt động du lịch như gạo tám thơm, nếp cái, các loại hoa quả thơm ngon nổi tiếng như đào Sa Pa, cam Bắc Hà, bưởi Đoan Hùng, cam Bố Hạ, nhãn Hưng Yên,.vải Thanh Hà, Lục Ngạn, chè Thái Nguyên cùng các loại thực phẩm tươi sống, mùa nào thức ấy đù điều kiện phục vụ khách du lịch. - Hàng thủ công mỹ nghệ sử dụng hầu hết nguyên liệu trong nước gồm các mặt hàng truyền thống như mây tre đan, sơn mài, gốm sứ, thêu ren, chạm khắc, đúc đổng mỹ nghệ vàng bạc, chế biến các sản phẩm từ cói... với trình độ thẩm mĩ cao, hoàn toàn có thể thoa mãn nhu cầu của các loại khách du lịch và xuất khẩu. Vùng này nổi tiếng từ bao đời là nơi "đất lành chim đậu" nhân dân cần cù lao động, thông minh, sáng tạo và giàu lòng mến khách, tạo những điều kiện xã hội rất thuận lợi cho hoạt động du lịch. 2.3. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch a. Cơ.sỏ hạ tầng du lịch: So với các vùng khác trên đất nước, vùng du lịch Bắc Bộ có cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch tương đối phát triển. - Hệ thống đường giao thông tương đối tốt, ngày càng hoàn thiện và đã được nâng cấp với các trục đường chính từ Hà Nội toa đi khắp nơi trong vùng. Từ Hà Nội lên các tỉnh miền núi phía Bắc có các quốc lộ Ì, 2 và 3; lên Tây Bắc có quốc lộ 6; ra biển có quốc lộ 5, 18, 10; tới các tỉnh phía Nam có quốc lộ Ì và mới đây là đường Hồ Chí Minh; nội vùng biên với Lào có đường quốc lộ 7, 8 Các trục đường sắt chính cũng hầu như chạy song song với các trục đường ô tô, bảo đảm khả năng vận chuyển khách du lịch với số lượng lớn, có thể đi tới các điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia và quốc tế bằng các phương tiện giao thông khác nhau. Một số tuyến du lịch có thể sử dụng các phương tiên liên vận 69
  16. đường sắt, đường ô tô, đường thủy và đường hàng không khép kín, đảm báo cho khách đi, về không cùng một tuyến đường. - Vùng du lịch Bắc Bộ có nhiều cửa khẩu quan trọng để đưa đón khách du lịch nưốc ngoài. Sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội) đã được nâng cấp đạt tiêu chuẩn quốc tế và sẩn sàng vận chuyển hàng chục triệu khách/nãm. Cảng Hải Phòng và mới đây là cảng Cái Lân sẵn sàng đưa đón hàng triệu khách du lịch đường biển (một loại hình sẽ phát triển trong nay mai). Cửa khẩu Hữu Nghị, Lào Cai, Móng Cái nằm trên các tuyến đường liên vận quốc tế cả về đường sắt lẫn đường ô tô nối liền giữa Việt Nam và lục địa Trung Hoa rộng lớn. Cửa khẩn Nậm Căn, Cầu Treo nối liền Việt Nam, Lào và các nước trong khu vực Đông Nam Á. Tuy vậy, việc đi lại các điểm du lịch xa như Trà cổ, Ba Bể, Sa Pa, Điện Biên, Pắc Bó hiện nay vẫn còn khá vất vả vì chất lượng đường sá chưa thật [ỐI. Việc đẩu tư xây dựng và cải tạo hệ thống đường sá nhằm tạo điều kiện thuận lợi và rút ngắn thời gian đi lại trên đường cho khách du lịch đặc biệt quan trọng và thiết thực để phát triển du lịch vùng này. - Hệ thống điện năng: Đây là vùng tập trung các nhà máy điện lớn nhất ở Việt Nam cả về nhiệt điện (Phả Lại) cũng như thúy điện (Hoa Bình). Những năm gần đây, sàn lượng diện tăng lên không ngừng, khả năng cung cấp điện tốt hơn, cùng với việc phát triển mạng lưới điện rộng khắp, đảm bảo vững chắc nguồn điện phục vụ cho các ngành và các địa phương trong vùng, trong đó có hoạt động du lịch. - Hệ thống thông tin liên lạc: Đặc biệt trong những năm gần đây có nhiêu tiến bộ đáng kể. Ở đây đã xây dựng được các trạm viễn thông và lắp đạt những phương tiện thông tin hiện đại. Do đó, về cơ bản đã bảo đảm được việc thông tin liên lạc trong nước và quốc tế một cách thuận tiện, nhanh chóng, đáp ứng ngày càng tốt hơn mọi yêu cầu cùa hoạt động du lịch. - Nước: Vùng này có điều kiện và khả năng giải quyết tốt nhu cầu nước phục vụ du lịch, trên cơ sở có nguồn cung cấp nước dồi dào, cả nước mưa, nước trên mặi 70
  17. và nước ngầm. Nếu kết hợp đồng bộ việc sử dụng nguồn điện và các trang thiết bị khoan, bơm, lọc, dẫn nước thì có thể bảo đảm nguồn nước một cách chủ động và không mấy tốn kém nhưở nhiều khu vực khác. b. Cơ sở vật chất - kĩ thuật du lịch: Trên cơ sở kế thừa các điều kiện vật chất - kỹ thuật phục vụ du lịch đã được xây dựng từ những năm trước đây, vùng du lịch Bắc Bộ còn cần phải tiếp tục cải tạo, xây dựng và từng bước hoàn thành các điều kiện này thì mới có thè đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch. Gần đây, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An đã được nâng cấp và xây dựng mới nhiều khách sạn. Cũng cần phải cân nhắc, tính toán cụ thể để giải "bài toán" vừa thiếu, vừa thừa chỗ ăn, ở cho khách du lịch một cách hợp lý. Tránh xây dựng khách sạn một cách tràn lan, không đúng chỗ, không đạt hiệu quả kinh tế, vì hệ số sử dụng quá thấp, chưa kể đến việc làm ảnh hưởng xấu tới cảnh quan du lịch vốn rất đẹp của vùng. CÁC KHÁCH SẠN ĐUỢC XẾP HẠNG TỪ3 ĐẾN 5 SAO TRONGVÙNG DU LỊCH BẮC BỘ Phân theo hạng sao Vùng tỉnh, thành phố 3 4 5 Vùng du lịch Bắc Bộ 33 8 8 - Hà Nội 22 4 7 - Hải Phòng 4 1 - - Quảng Ninh 7 3 1 (Tính đến 121912003) - Về phục vụ ăn uống, ở đây có những điều kiện rất thuận lợi. Với nguồn lương thực, thực phẩm dồi dào và đa dạng, đội ngũ nhân viên có tay nghề phục vụ các món ăn, đồ uống ngon lành, đặc sắc như cơm tám giò chả, bún ốc, phò Bắc, nem chua, chả cá, rượu Làng Vân, cốm Vòng, bánh đậu xanh Hải Dương... được khách du lịch ưa chuộng. - Về vui chơi, giải trí vùng này có nhiều trò, nhiều nơi được khách du lịch quan tâm. Đó là các trò thả chim, chọi gà, chọi trâu, đi chợ hoa ngày Tết hoặc 71
  18. tham dự các ngày lễ hội, xem rối nước, bơi chải, đấu vật, đánh đu, ném còn. Câu cá, đi săn cũng là thú tiêu khiển được nhiều người ưa thích. Ở một số điểm du lịch đã xây dựng được chỗ chơi thể thao, bể bơi, tổ chức vũ hội, biểu diễn nghệ thuật, trình bày trang phục dân tộc và mốt thòi trang thu hút đông dào khách du lịch. Tuy nhiên việc thiếu các cơ sở vật chất cho vui chơi, giải trí tầm cỡ quốc gia hoặc vùng là một trong những tồn tại cần sớm được khắc phục để nhanh chóng đáp ứng yêu cầu của nhân dân nói chung và khách du lịch nói riêng. 3. Các sản phẩm du lịch đặc trưng và các địa bàn hoạt động du lịch chủ yếu 3.1. Sản phẩm du lịch đác trưng của vùng du lịch Bắc Bộ: là du lịch vãn hoa kết hợp với du lịch sinh thái, tham quan, nghỉ dưỡng. Trong vùng có thể khai thác một số sản phẩm du lịch cụ thể sau: - Tham quan - nghiên cứu nền văn hoa Việt Nam: + Các di tích lịch sử dựng nước và giữ nước cùa dân tộc Việt Nam. + Các đi sản văn hoa, nghệ thuật truyền thống cuội nguồn của cộng đồng người Việt và nhiều dân tộc khác. + Các lễ hội và sinh hoạt tâm linh thuộc các nền văn minh, văn hóa dân tộc. + Các làng nghề truyền thống. - Tham quan nghỉ dưỡng: + Vùng biển và hải đảo thuộc tỉnh Hạ Long đã được UNESCO xếp hạng vào danh mục di sản thiên nhiên của nhân loại. + Vùng các hồ chứa nước lớn và nghỉ núi. + Vùng núi đá, hang động karsto. + Vùng núi cao và rừng nguyên sinh. - Tham quan khu vực thủ đô Hà Nội: + Thành phố cổ, lịch sử, còn nhiều di sản vãn hoa, nghệ thuật, kiến trúc cổ đặc biệt là khu phố cổ. + Thủ đô, trung tâm chính trị, văn hoa, khoa học, kinh tế, giao tiếp cùa cả nước... 72
  19. + Thành phố nằm tại đầu mối giao thông vào loại lớn nhất của cả nước, nơi giao thoa của hai nền văn hóa lớn phương Đông (Phật giáo từ Ấn Độ và Nho giáo từ Trung Quốc). + Thành phố "xanh", thành phố cảnh quan nổi tiếng, thành phố của hệ sinh thái hồ, sông. 3.2. Các địa bàn hoạt động du lịch chủ yếu - Các địa bàn tập trung đi tích văn hoa - lịch sử: + Các di tích văn hoa - nghệ thuật, lễ hội truyền thống chủ yếu ỏ Hà Nội và các vùng phụ cận thuộc các tỉnh Bắc Ninh, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, trung tâm của nén văn minh lúa nước, văn hóa Đông Sơn. + Các địa bàn có nhiều ảnh hưởng của nền văn hơá các dân tộc như Tày, Nùng (Cao Bằng, Lạng Sơn), Mông (Hà Giang, Lào Cai), Thái (Lai Châu, Sơn La, Điện Biên), Mường (Hòa Bình)" + Các di tích giữ nước, dựng nưốc gồm: Cụm Việt Trì: Đền Hùng - Phong Châu - Mê Linh. Cụm Ninh Bình: Hoa Lư - Tam Điệp. Cụm Quảng Ninh - Hải Phòng: Vân Đồn - Yên Tử - Côn Sơn - sông Bạch Đằng. Cụm Lạng Sơn - Cao Bằng: Chi Lăng - Pắc Bó - đường số 4 - Đông Khê. Cụm Tuyên Quang - Thái Nguyên: Các an toàn khu Sơn Dương, Tân Trào, Chiêm Hóa - Bắc Sơn. - Các địa bàn cảnh quan nghỉ dưỡng - giải trí: + Hệ thống cảnh quan nghỉ dưỡng ven biển: Cụm Quảng Ninh - Hải Phòng: Hạ Long - Bái Tử Long - Đổ Sơn, Cát Bà - Mũi Ngọc - Trà cổ. Cụm điểm Thanh Hóa: Sầm Sơn - Hàm Rồng. Cụm Nghệ An - Hà Tĩnh: Cửa Lò - Thiên Cầm. + Hệ thống cảnh quan vùng hồ, chủ yếu ở vùng trung du Bắc Bộ: Hòa Bình, Thác Bà (Yên Bái), Đại Lải, Xạ Hương (Vĩnh Phúc), Cấm Sơn (Bắc Giang), Núi Cốc (Thái Nguyên), Yên Lập (Quảng Ninh), hồ tự nhiên Ba Bể (Bắc Cạn), Suối Hai, Đồng Mô (Hà Tây), Hồ Tây (Hà Nội). 73
  20. + Hệ thống cảnh quan vùng núi có các khu nghỉ dưỡng Sa Pa, Bắc Hà (Lào Cai), Mẫu Sơn (Lạng Sơn), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), các cao nguyên Nguyên Bình, Mộc Châu - Các khu vực núi cao: Phanxipăng - Yên Tử. - Các khu vực hang động karstơ: Cụm Hà Giang, Cao Bằng (huyện Trùng Khánh - Bảo Lạc). Cụm Lạng Sem (Nhất, Nhị, Tam Thanh). Cụm Quảng Ninh (Hoành Bồ - Hòn Gai). Cụm Sơn La - Điện Biên - Lai Châu (dọc sông Đà). Cụm Hòa Bình - Hà Tây (Mỹ Đức, Lương Sơn, Hòa Bình...). Cụm Ninh Bình - Thanh Hóa (Hoa Lư, Bích Động, Đổng Giao, Bỉm Sơn, Thanh Hóa). Cụm Hạ Long (hang Bồ Nâu, hang Luồn, hang Đầu Gỗ...). - Các hải đảo: + Các hải đảo có bãi tắm tốt, có người ở: cỏ Tô, Quan Lạn, Ngọc Vừng, Tuần Châu (Quảng Ninh), Cát Bà (Hải Phòng). + Các hải đảo có cảnh quan nổi tiếng: Bạch Long Vỹ, Minh Châu (tên cũ của đảo Lợn Rừng), đảo Khỉ, hòn Dấu, hòn Mê. - Các đô thị đặc biệt: + Đô thị đặc biệt thủ đô Hà Nội là đầu mối giao thông lớn, trung tâm thông tin viễn thông hiện đại, trung tâm giao tiếp, trung tâm đào tạo khoa học - kỹ thuật của cả nước, trung tâm của nền văn hóa - nghệ thuật truyền thống. Các khu vực có giá trị đối với việc tham quan du lịch là các di tích khu thành phố cũ (36 phố phường) và thành cổ, khu thành phố xây dựng thời Pháp thuộc. + Hệ thống trung tâm cũ (Hoàn Kiếm) và mới (Ba Đình). + Khu cảnh quan du lịch - nghỉ dưỡng, giải trí và thể thao dưới nước Hổ Tây sẽ xây dựng các khách sạn quốc tế lớn 3 - 5 sao, khu thể dục, thể thao quốc tế, công viên vãn hóa - nghỉ ngơi, trung tâm các làng nghề truyền thống và các làng du lịch quốc tế mới. + Sân bay quốc tế chính: Nội Bài, sân bay phụ: Miếu Môn. 74
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2