intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Điện động cơ (Nghề: Sửa chữa và bảo dưỡng ô tô) - CĐ Kinh tế Kỹ thuật TP.HCM

Chia sẻ: Solua999 Solua999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:181

55
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Điện động cơ được biên soạn dựa trên các giáo trình thực tập động cơ dầu của trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TPHCM, tài liệu hướng dẫn sửa chữa của Toyota và nhiều tài liệu khác. Ngoài ra, giáo trình còn được biên soạn với tiêu chí dựa trên những thiết bị sẵn có tại Khoa Công Nghệ Ô Tô – Trường CĐ KT-KT TP.HCM.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Điện động cơ (Nghề: Sửa chữa và bảo dưỡng ô tô) - CĐ Kinh tế Kỹ thuật TP.HCM

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: ĐIỆN ĐỘNG CƠ NGÀNH/NGHỀ: SỬA CHỮA VÀ BẢO DƯỠNG Ô TÔ TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP (Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-CĐKTKT ngày tháng năm 20 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh) Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2018
  2. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: ĐIỆN ĐỘNG CƠ NGÀNH/NGHỀ: SỬA CHỮA VÀ BẢO DƯỠNG Ô TÔ TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP THÔNG TIN CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI Họ tên: Nguyễn Thanh Đức Học vị: Kỹ sư công nghệ kỹ thuật ô tô Đơn vị: Khoa Công nghệ ô tô Email: nguyenthanhduc@hotec.edu.vn TRƯỞNG KHOA TỔ TRƯỞNG CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐỀ TÀI HIỆU TRƯỞNG DUYỆT Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2018
  3. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
  4. LỜI GIỚI THIỆU Trong vòng 20 năm trở lại đây, công nghiệp ôtô đã có những sự thay đổi lớn lao. Đặc biệt, hệ thống điện động cơ trên ôtô đã có bước phát triển vượt bậc nhằm đáp ứng các yêu cầu: tăng công suất động cơ, giảm tiêu hao nhiên liệu, giảm độ độc hại của khí thải, tăng tính an toàn và tiện nghi của ô tô. Ngày nay, chiếc ô tô là một hệ thống phức hợp bao gồm cơ khí và điện tử. Trên hầu hết các hệ thống điện ôtô đều có mặt các bộ vi xử lý để điều khiển các quá trình hoạt động của hệ thống. Các hệ thống mới lần lượt ra đời và được ứng dụng rộng rãi trên các loại xe, từ các hệ thống điều khiển động cơ và các hệ thống phụ. Giá thành của các hệ thống điện động cơ đã chiếm 30 % giá thành của xe. Giáo trình Điện động cơ được biên soạn dựa trên các giáo trình thực tập động cơ dầu của trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TPHCM, tài liệu hướng dẫn sửa chữa của Toyota và nhiều tài liệu khác. Ngoài ra, giáo trình còn được biên soạn với tiêu chí dựa trên những thiết bị sẵn có tại Khoa Công Nghệ Ô Tô – Trường CĐ KT-KT TP.HCM Tác giả chân thành cảm ơn thầy cô Khoa Công Nghệ ÔTô đã đóng góp những ý kiến có ích và khích lệ tôi trong quá trình biên soạn giáo trình này. Tuy rất cố gắng nhưng giáo trình không tránh khỏi một số sai sót nhất định, kính mong quý đồng nghiệp và độc giả cho ý kiến để hoàn thiện hơn. …………., ngày……tháng……năm……… Chủ biên: Nguyễn Thanh Đức
  5. GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN Tên môn mô đun: Điện động cơ Mã mô đun: MĐ2103619 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: - Vị trí: Mô đun chuyên ngành, học kỳ III tính theo toàn khóa học - Tính chất: Mô đun bắt buộc - Ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: Mục tiêu của môn học/mô đun: - Kiến thức: +Phân biệt và nhận dạng được phần tử trong hệ thống EFI, ESA và ISC. + Nhận dạng được các phần tử trong hệ thống điện điều khiển động cơ. + Nhận dạng các phần tử trong hệ thống nhiên liệu của động cơ xăng. Các mạch điện điều khiển cơ bản củ hệ thống nhiên liệu. + Nhận dạng các phần tử cảm biến trong hệ thống của động cơ phun xăng điện tử. + Tổng quan, nhận định hệ thống đánh lửa điện tử của động cơ xăng. + Nhận dạng các phần tử trong hệ thống khởi động. Nguyên lý hoạt động của hệ thống khởi động. + Giải thích được sơ đồ và nguyên lý làm việc chung của mạch điện trên ô tô. + Trình bày được cấu tạo, hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng của các cụm chi tiết trong hệ thống điện điều khiển động cơ trên ô tô - Kỹ năng: + Tháo lắp, đo kiểm và thay thế được các phần tử trong hệ thống EFI, ESA và ISC. + Tháo lắp, đo kiểm và thay thế được các phần tử trong hệ thống điều khiển động cơ. + Tháo lắp, đo kiểm và thay thế được các phần tử trong hệ thống nhiên liệu của động cơ xăng. + Tháo lắp, đo kiểm và thay thế được các phần tử cảm biến trong hệ thống của động cơ phun xăng điện tử. + Tháo lắp, đo kiểm và thay thế được các phần tử hệ thống đánh lửa điện tử của động cơ xăng. + Bảo dưỡng sửa chữa thay thế được các phần tử trong hệ thống khởi động và máy khởi động. + Sử dụng đúng, hợp lý các dụng cụ kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa đảm bảo chính xác và an toàn - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Đảm bảo an toàn về người và thiết bị. + Khả năng tự học hỏi, tìm tòi, làm việc nhóm và yêu thích nghề nghiệp của bản thân .
  6. MỤC LỤC TRANG 1. Lời giới thiệu 1 2. Mục tiêu Mô đun 2 3. Bài 1: Khái niệm về hệ thống EFI, ESA, ISC 4 4. Bài 2: Mạch nguồn, mạch nối đất và điện áp cảm biến 27 5. Bài 3: Hệ thống nhiên liệu 40 6. Bài 4: Cảm biến và mạch điện cảm biến 73 7. Bài 5: Hệ thống đánh lửa 117 8. Bài 6: Hệ thống khởi động 153 9. Danh mục viết tắc 173 10. Tài liệu tham khảo 174
  7. BÀI 1. KHÁI NIỆM VỀ HỆ THỐNG EFI, ESA, ISC – LÝ THUYẾT BÀI 1. KHÁI NIỆM VỀ HỆ THỐNG EFI, ESA, ISC – LÝ THUYẾT  MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài thực tập này Sinh viên: - Nắm được kiến thức phần tử trong hệ thống EFI, ESA và ISC. - Nhận dạng các chi tiết trong hệ thống EFI, ESA và ISC - Nhận dạng hệ thống nhiên liệu, bộ điều khiển trung tâm  PHƯƠNG TIỆN - DỤNG CỤ - THIẾT BỊ - Động cơ xăng phun xăng có van ISC, có trang bị hệ thống đánh lửa sớm ESA. - Đồng hồ VOM, mâm đựng các chi tiết, bình ắc quy. - Tủ đồ nghê, dụng cụ sửa chữa ô tô thích hợp. - Dây điện, băng kéo, vải lau Hộp ECU 3S, 5S 1.1. Khái quát về hệ thống EFI Hệ thống EFI là hệ thống phun xăng điện tử (Electronic Fuel Injection), bằng cách kiểm tra lượng không khí nạp vào động cơ từ đó định ra lượng nhiên liệu cung cấp qua các kim phun theo đúng tỉ lệ lý thuyết (A/F = 14,7/1). Ngoài ra, trên động cơ người ta còn bố trí các cảm biến khác để hiệu chỉnh phun cho chính xác khi trạng thái làm việc của động cơ thay đổi. Hệ thống EFI có các đặc điểm sau:  Nhiên liệu được cung cấp bằng một bơm dẫn động bằng điện.  Nhiên liệu sử dụng là xăng.  Nhiên liệu phun nhờ sự mở của các van kim phun. Bên trong các kim phun có các van được điều khiển đóng mở bằng một cuộn dây khi có dòng điện đi qua nó.  Các kim phun được điều khiển từ bộ điều khiển điện tử, gọi tắt là ECU (Electronic Control Unit). ECU điều khiển khiển các kim phun bằng xung điện dạng xung vuông, có chiều dài xung thay đổi. Dựa vào chiều dài xung này các kim phun sẽ mở với thời gian dài hay ngắn, từ đó định lượng nhiên liệu phun nhiều hay ít.  ECU nhận tín hiệu từ các cảm biến để xác định tình trạng hoạt động của động cơ, điều kiện môi trường, từ đó điều khiển thời gian phun nhiên liệu. KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 1
  8. BÀI 1. KHÁI NIỆM VỀ HỆ THỐNG EFI, ESA, ISC – LÝ THUYẾT Hình 1.1: Sơ đồ hệ thống điều khiển động cơ Ngày nay, ECU (Electronic Control Unit) động cơ không chỉ có chức năng điều khiển phun nhiên liệu mà nó còn điều khiển thời điểm đánh lửa sớm, tốc độ cầm chừng, chẩn đoán, quạt làm mát, thời điểm mở của xú pap, đường ống nạp, bướm ga, hệ thống chống ô nhiểm… 1.1.1 SO SÁNH VỚI BỘ CHẾ HOÀ KHÍ Hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hoà khí đã chiếm lãnh thị trường từ thập niên 60 đến thập niên 80. Nó có khuyết điểm là định lượng nhiên liệu bằng các hệ thống cơ khí nên độ chính xác không cao. Các chế độ làm việc giữa bộ chế và khí và hệ thống EFI gần tương tự như nhau. 1.1.2 PHƯƠNG PHÁP TẠO HỖN HỢP Động cơ sử dụng bộ chế hoà khí, ở tốc độ chậm người ta lợi dụng độ chân không lớn ở sau cánh bướm ga để hút nhiên liệu đi ra khỏi bộ chế hòa khí từ lỗ cầm chừng và lỗ chạy chậm. Còn ở chế độ một phần tải và tải lớn, người ta lợi dụng tốc độ dòng khí đi qua họng bộ chế hòa khí để hút nhiên liệu ra khỏi mạch chính. KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 2
  9. BÀI 1. KHÁI NIỆM VỀ HỆ THỐNG EFI, ESA, ISC – LÝ THUYẾT Hình 1.2: Bộ chế hòa khí Ở hệ thống phun xăng điện tử, lượng không khí nạp vào động cơ di chuyển độc lập với hệ thống nhiên liệu. Lượng không khí nạp vào động cơ được kiểm tra bởi bộ đo lưu lượng không khí, tín hiệu này được ECU tiếp nhận và ECU sẽ điều khiển thời gian mở kim phun phù hợp với lượng không khí nạp và số vòng quay của động cơ. Hình 1.3: Hệ thống phun xăng điện tử 1.1.3 KHI KHỞI ĐỘNG LẠNH Khi khởi động lạnh, ở động cơ bộ chế hoà khí người ta sử dụng cơ cấu điều khiển bướm gió tự động. Khi động cơ lạnh bướm gió đóng hòan toàn, lượng nhiên liệu KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 3
  10. BÀI 1. KHÁI NIỆM VỀ HỆ THỐNG EFI, ESA, ISC – LÝ THUYẾT được cung cấp từ mạch chạy chậm và mạch chính để làm giàu hỗn hợp. Sau khởi động, cơ cấu điều khiển bướm gió mở một phần sẽ điều khiển bướm gió hé mở. Hình 1.4: Sơ đồ hệ thống điều khiển khởi động lạnh Ở động cơ phun xăng, lượng nhiên liệu phun khi khởi động được căn cứ vào tín hiệu khởi động từ contact máy (ST), cảm biến nhiệt độ động cơ, cảm biến nhiệt độ không khí nạp và điện áp của ắc quy. Ngoài ra, người ta còn dùng kim phun khởi động lạnh và contact nhiệt thời gian để cung cấp thêm nhiên liệu cho động cơ. Sau khởi động, ECU sử dụng tín hiệu từ cảm biến nhiệt độ nước làm mát để làm giàu hỗn hợp để giúp động cơ hoạt động tốt khi lạnh. Hình 1.5: Sơ đồ hệ thống điều khiển khởi động lạnh KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 4
  11. BÀI 1. KHÁI NIỆM VỀ HỆ THỐNG EFI, ESA, ISC – LÝ THUYẾT 1.1.4 KHI TĂNG TỐC Khi cánh bướm ga mở rộng đột ngột, lượng không khí nạp sẽ gia tăng tức thời. Nhưng ở bộ chế hoà khí do nhiên liệu có độ nhớt và do quán tính của dòng nhiên liệu nên lượng nhiên liệu cung cấp không kịp thời. Để khắc phục, người ta dùng bơm tăng tốc. Hình 1.6: Sơ đồ mạch tăng tốc Ở động cơ phun xăng, lượng không khí nạp khi tăng tốc được kiểm tra trực tiếp bởi bộ đo gió. ECU dùng tín hiệu lưu lượng không khí nạp và cảm biến vị trí bướm ga để thực hiện làm giàu hỗn hợp khi tăng tốc. 1.1.5. CHẾ ĐỘ TẢI LỚN Muốn cho động cơ phát ra mô men cực đại hoặc công suất cực đại thì phải làm giàu hỗn hợp khi cánh bướm ga mở lớn. Ở động cơ dùng bộ chế hòa khí người ta dùng mạch làm đậm để hổ trợ thêm nhiên liệu cho mạch chính. Còn ở động cơ phun xăng để làm giàu hỗn hợp khi tải lớn, người ta dùng cảm biến vị trí bướm ga để xác định chế độ tải. ECU sử dụng tín hiệu này để làm giàu hỗn hợp cho động cơ. Hình 1.7: Chế độ toàn tải KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 5
  12. BÀI 1. KHÁI NIỆM VỀ HỆ THỐNG EFI, ESA, ISC – LÝ THUYẾT 1.1.6. KẾT CẤU CƠ BẢN CỦA HỆ THỐNG EFI Hệ thống phun xăng điện tử được chia làm 3 hệ thống nhỏ: Hệ thống nạp không khí, hệ thống nhiên liệu và hệ thống điện điều khiển. 1.1.7. HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN ĐIỀU KHIỂN ĐIỆN TỬ Hệ thống điều khiển điện tử bao gồm ECU, các cảm biến, các tín hiệu và các bộ chấp hành. Các cảm biến và các tín hiệu được bố trí xung quanh để xác định tình trạng làm việc thực tế của động cơ. ECU tiếp nhận tín hiệu từ các cảm biến, từ đó tính toán và điều khiển các bộ chấp hành làm việc cho chính xác. Các bộ chấp hành là các kim phun, bộ điều khiển đánh lửa (Igniter), van điều khiển tốc độ cầm chừng, rơ le bơm, đèn Check, van dầu của hệ thống điều khiển bướm ga thông minh… Hình 1.8: Hệ thống điều khiển điện tử L - JETRONIC KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 6
  13. BÀI 1. KHÁI NIỆM VỀ HỆ THỐNG EFI, ESA, ISC – LÝ THUYẾT 1.1.8 HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU Dùng một bơm điện để cung cấp nhiên liệu. Nhiên liệu sau khi đi qua lọc và bộ dập dao động, nó sẽ đi vào ống phân phối. Tại ống phân phối, nhiên liệu được cung cấp đến các kim phun, kim phun khởi động lạnh, lượng nhiên liệu thừa đi qua bộ điều áp và trở lại thùng nhiên liệu. Khi ECU điều khiển kim phun mở, nhiên liệu được cung cấp vào đường ống nạp bên cạnh xú pap nạp. Nhiên liệu được cung cấp qua kim phun dưới một áp suất không đổi nhờ bộ điều áp, lượng nhiên liệu cung cấp cho động cơ nhiều hay ít phụ thuộc vào thời gian mở kim phun. Hình 1.9: Sơ đồ khối hệ thống cung cấp nhiên lệu 1.1.9 HỆ THỐNG NẠP KHÔNG KHÍ Trong quá trình động cơ hoạt động, do sự chênh lệch áp suất môi trường và trong xy lanh không khí được cung cấp vào động cơ. Lượng không khí nạp vào động cơ được điều khiển bởi cánh bướm ga và được kiểm tra bởi cảm biến lưu lượng không khí nạp. Căn cứ vào lượng không khí nạp, ECU sẽ điều khiển lượng nhiên liệu phun tương ứng. KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 7
  14. BÀI 1. KHÁI NIỆM VỀ HỆ THỐNG EFI, ESA, ISC – LÝ THUYẾT Hình 1.10: Sơ đồ khối hệ thống nạp khí 1.2. Khái quát về hệ thống ESA Hệ thống ESA phát hiện các điều kiện của động cơ căn cứ vào các tín hiệu do các cảm biến khác nhau cung cấp, và điều khiển các bugi đánh lửa ở thời điểm thích hợp. Căn cứ vào tốc độ động cơ và tải trọng của động cơ, ESA điều khiển chính xác thời điểm đánh lửa để động cơ có thể tăng công suất, làm sạch các khí xả, và ngăn chặn kích nổ một cách có hiệu quả. Hệ thống đánh lửa phải đáp ứng được 3 yêu cầu sau:  Tia lửa phải mạnh.  Thời điểm đánh lửa phải chính xác ở mọi chế độ tốc độ và tải của động cơ.  Phải có độ tin cậy cao. KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 8
  15. BÀI 1. KHÁI NIỆM VỀ HỆ THỐNG EFI, ESA, ISC – LÝ THUYẾT Trong quá trình động cơ hoạt động, thời điểm đánh lửa phải đảm bảo chính xác ở mọi chế độ làm việc của động cơ. Theo thực nghiệm người ta thấy rằng, công suất động cơ đạt tối ưu khi áp suất hỗn hợp cháy trong xy lanh đạt cực đại sau điểm chết trên từ 10°- 15°. Thời gian cháy của hỗn hợp khí phụ thuộc vào tốc độ của động cơ, áp suất trong đường ống nạp, nhiệt độ của động cơ, nhiệt độ không khí nạp…Do vậy, để đảm bảo thời điểm đánh lửa chính xác bằng cách người ta sử dụng các cảm biến bố trí xung quanh động cơ để ghi nhận điều kiện làm việc thực tế, tín hiệu từ các cảm biến được chuyển về ECU của động cơ và ECU sẽ cho ra tín hiệu điều khiển hệ thống đánh lửa hoạt động sao cho công suất và hiệu suất của động cơ được duy trì ở mức tối ưu. 1.2.1 TÍN HIỆU IGT Khi tiếp nhận tín hiệu từ các cảm biến, ECU sẽ cho ra tín hiệu điều khiển thời điểm đánh lửa IGT. Tín hiệu IGT do ECU phát ra trước điểm chết trên (BTDC) ở quá trính nén, nó dạng xung vuông. Đối với động cơ 4 xy lanh trong một chu kỳ làm việc của động cơ, ECU cung cấp 4 tín hiệu IGT, mỗi xung cách nhau một góc độ là 180°. Động cơ 6 xy lanh, hệ thống đánh lửa tiếp nhận 6 tín hiệu IGT, xung này cách xung kia một góc 120°. Hay nói cách khác, số xung của tín hiệu IGT do ECU cung cấp bằng với số xy lanh của động cơ. KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 9
  16. BÀI 1. KHÁI NIỆM VỀ HỆ THỐNG EFI, ESA, ISC – LÝ THUYẾT Tín hiệu IGT được cung cấp đến bộ đánh lửa (Igniter). Igniter sẽ điều khiển dòng điện đi qua cuộn sơ cấp của bô bin. Khi xung tín hiệu IGT mất, dòng điện đi qua cuộn sơ cấp bị ngắt, làm cảm ứng trong cuộn thứ một sức điện động có điện áp cao và nhờ bộ chia điện, điện áp này sẽ được cung cấp đến bu gi đã định trước. 1.2.2 GÓC ĐÁNH LỬA SỚM BAN ĐẦU Góc đánh lửa sớm ban đầu là góc đánh lửa ứng với chế độ khởi động, thời điểm đánh lửa xảy ra cách điểm chết trên một góc độ là 5°, 7° hoặc 10° tùy theo động cơ. ECU nhận biết góc đánh lửa sớm ban đầu qua tín hiệu G và Ne. Trong quá trình động cơ khởi động, khi ECU nhận được xung tín hiệu điều khiển thời điểm đánh lửa G đầu tiên và kế tiếp là xung tín hiệu Ne ở số vòng quay dưới 500 v/p thì nó sẽ phát ra xung IGT để điều khiển góc đánh lửa sớm ban đầu.  Khi nhận xung tín hiệu góc độ trục khuỷu G thì ECU sẽ phát ra xung tín hiệu IGT.  Tại điểm A: ECU nhận tín hiệu xung Ne đầu tiên căn cứ vào xung tín hiệu G.  Tại điểm B: Là điểm kết thúc xung tín hiệu Ne. Tại điểm này xung tín hiệu IGT mất, tia lửa điện cao áp xuất hiện ở bu gi. 1.2.3 GÓC ĐÁNH LỬA SỚM Góc đánh lửa sớm cơ bản là góc đánh lửa sớm tương ứng với bộ đánh lửa sớm chân không và li tâm trong hệ thống đánh lửa transistor. Hay nói cách khác, hệ thống đánh lửa sớm điện tử (ESA) căn cứ vào cảm biến lưu lượng không khí nạp và cảm biến số vòng quay động cơ Ne để xác định góc đánh lửa sớm cơ bản. KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 10
  17. BÀI 1. KHÁI NIỆM VỀ HỆ THỐNG EFI, ESA, ISC – LÝ THUYẾT Để đảm bảo thời điểm đánh lửa là tối ưu nhất, ECU còn căn cứ vào tín hiệu từ các cảm biến khác như nhiệt độ nước làm mát, nhiệt độ không khí nạp, vị trí bướm ga, tốc độ xe, cảm biến kích nổ… Góc đánh lửa căn cứ vào các cảm biến trên dùng để hiệu chỉnh thời điểm đánh lửa cho chính xác được gọi là góc đánh lửa hiệu chỉnh. Góc đánh lửa sớm do ECU điều khiển thực tế = GĐL sớm cơ bản + GĐL sớm hiệu chỉnh. Góc đánh lửa sớm của động cơ = góc đánh lửa ban đầu + Góc đánh lửa sớm thực tế. 1.3. Khái quát về hệ thống ISC Hệ thống ISC điều khiển tốc độ không tải sao cho nó luôn luôn thích hợp ở các điều kiện thay đổi (hâm nóng, phụ tải điện, v.v...). Để giảm thiểu mức tiêu thụ nhiên liệu và tiếng ồn, một động cơ phải hoạt động ở tốc độ càng thấp càng tốt trong khi vẫn duy trì một chế độ chạy không tải ổn định. Hơn nữa, tốc độ chạy không tải phải tăng lên để đảm bảo việc hâm nóng và khả năng làm việc thích hợp khi động cơ lạnh hoặc đang sử dụng máy điều hòa không khí. KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 11
  18. BÀI 1. KHÁI NIỆM VỀ HỆ THỐNG EFI, ESA, ISC – LÝ THUYẾT 1.3.1. Kieåu motor böôùc (Stepper motor) Caáu taïo 1- Rotor 2- Stator 3- Van 4- Beä van 5- Truïc van 6- Ñóa chaën Caáu taïo cuûa motor böôùc Van ñieàu khieån treân hình treân laø loaïi motor böôùc. Motor naøy coù theå quay cuøng chieàu hoaëc ngöôïc chieàu kim ñoàng hoà ñeå van di chuyeån theo höôùng ñoùng hoaëc môû. Motor ñöôïc ñieàu khieån bôûi ECU. Moãi laàn dòch chuyeån laø moät böôùc, töø vò trí ñoùng hoaøn toaøn ñeán môû hoaøn toaøn coù 125 böôùc (soá böôùc coù theå thay ñoåi). Vieäc di chuyeån seõ laøm taêng giaûm tieát dieän cho gioù qua. Löu löôïng gioù ñi qua van raát lôùn neân ta khoâng caàn duøng van gioù phuï troäi cuõng nhö vít chænh toác ñoä caàm chöøng cuõng ñöôïc vaën kín hoaøn toaøn. Rotor: goàm moät nam chaâm vónh cöûu 16 cöïc. Soá cöïc phuï thuoäc vaøo töøng loaïi ñoäng cô. Stator: Goàm hai boä loõi, 16 cöïc xen keõ nhau. Moãi loõi ñöôïc quaán hai cuoän daây ngöôïc chieàu nhau. * Hoaït ñoäâng ECU ñieàu khieån caùc transistor laàn löôït noái mass cho cuoän stator. Döïa vaøo nguyeân lyù: caùc cöïc cuøng teân ñaåy nhau, caùc cöïc khaùc teân huùt nhau seõ taïo ra moät löïc töø laøm xoay rotor moät böôùc. Chieàu quay cuûa rotor seõ thay ñoåi nhôø söï thay ñoåi thöù töï KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 12
  19. BÀI 1. KHÁI NIỆM VỀ HỆ THỐNG EFI, ESA, ISC – LÝ THUYẾT doøng ñieän ñi vaøo boán cuoän stator. Vôùi loaïi rotor vaø stator 16 cöïc, cöù moãi laàn doøng ñieän ñi qua caùc cuoän daây thì rotor quay ñöôïc 1/32 voøng. Vì truïc van gaén lieàn vôùi rotor neân khi rotor quay, truïc van di chuyeån ra vaøo laøm giaûm hoaëc taêng khe hôû giöõa van vôùi beä van. Hoaït ñoäng cuûa motor böôùc * Maïch ñieän Toác ñoä caàm chöøng quy ñònh ñaõ ñöôïc löu tröõ trong boä nhôù theo traïng thaùi hoaït ñoäng cuûa maùy ñieàu hoøa vaø giaù trò cuûa nhieät ñoä nöôùc laøm maùt. Khi ECU nhaän tín hieäu töø coâng taéc caùnh böôùm ga vaø toác ñoä ñoäng cô baùo cho bieát laø ñang ôû cheá ñoä caàm chöøng thì noù seõ môû theo thöù töï töø transistor Tr1 ñeán Tr4 cho doøng ñieän qua stator ñieàu khieån môû hoaëc ñoùng van cho ñeán khi ñaït toác ñoä aán ñònh. KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 13
  20. BÀI 1. KHÁI NIỆM VỀ HỆ THỐNG EFI, ESA, ISC – LÝ THUYẾT Maïch ñieän cuûa kieåu motor böôùc 1.3.2. Kieåu Solenoid Caáu taïo nhö hình : Caáu taïo cuûa kieåu solenoid Cuoän solenoid ñöôïc ECU ñieàu khieån theo ñoä hoång xung. Khi coù tín hieäu, solenoid seõ hoaït ñoäng laøm thay ñoåi khe hôû giöõa van solenoid vaø beä van cho gioù vaøo nhieàu hay ít. Cöù khoaûng 120ms cuoän daây cuûa van ñöôïc nhaän moät xung ñieän (ON- OFF). Vì taàn soá ñoùng môû khaù lôùn neân coù theå coi nhö caùc cuoän daây ñöôïc caáp ñieän lieân tuïc, song giaù trò trung bình cuûa doøng ñieän ñöôïc tính baèng tæ soá giöõa thôøi gian caáp ñieän (ON) vaø thôøi gian ngaét ñieän (OFF). Tæ soá naøy goïi laø chæ soá laøm vieäc W ñöôïc tính theo coâng thöùc: KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ 14
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2