Giáo trình Điều dưỡng cơ sở 1 - Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình
lượt xem 11
download
Mục tiêu của giáo trình là giúp các bạn có thể trình bày được sơ lược lịch sử ngành Điều dưỡng, chức năng, nhiệm vụ, định hướng phát triển ngành Điều dưỡng, các nhu cầu cơ bản của con người, các bước qui trình Điều dưỡng và những kiến thức cơ bản về sự an toàn của người bệnh trong môi trường bệnh viện, các biện pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện. Trình bày được các kỹ thuật chăm sóc người bệnh toàn diện, trợ giúp thầy thuốc trong công tác điều trị và kiểm soát nhiễm khuẩn ở cơ sở y tế.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Điều dưỡng cơ sở 1 - Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình
- GIỚI THIỆU HỌC PHẦN ĐIỀU DƯỠNG CƠ SỞ 1 Đối tượng: CĐ điều dưỡng - Số tín chỉ: 4 (2/2) - Phân bổ thời gian: Lý thuyết: 30 tiết (2 tiết lên lớp / tuần) + Lên lớp : 30 tiết + Tự học: 60 giờ Thực hành: 60 tiết (4 tiết thực hành / tuần) + Thực tập phòng TH: 56 tiết + Kiểm tra, đánh giá: 04 tiết + Tự học: 60 giờ - Thời điêm thực hiện: Học kỳ II - Điều kiện tiên quyết: Giải phẫu-Sinh lý, Vi sinh-Ký sinh trùng, Sinh lý bệnh, Dược lý MỤC TIÊU HỌC PHẦN 1. Trình bày được sơ lược lịch sử ngành Điều dưỡng, chức năng, nhiệm vụ, định hướng phát triển ngành Điều dưỡng, các nhu cầu cơ bản của con người, các bước qui trình Điều dưỡng và những kiến thức cơ bản về sự an toàn của người bệnh trong môi trường bệnh viện, các biện pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn bệnh viện. 2. Trình bày được các kỹ thuật chăm sóc người bệnh toàn diện, trợ giúp thầy thuốc trong công tác điều trị và kiểm soát nhiễm khuẩn ở cơ sở y tế. 3. Theo dõi, phát hiện, xử trí các tai biến có thể sảy ra khi tiến hành các kỹ thuật chăm sóc người bệnh toàn diện, trợ giúp thầy thuốc trong công tác điều trị và kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện. 4. Xác định cho sinh viên kỹ năng cơ bản: Nhận định trên người bệnh.Theo dõi, phát hiện, xử trí các biểu hiện bất thường trên người bệnh. 5. Thực hiện được các kỹ thuật cơ bản chăm sóc người bệnh toàn diện, trợ giúp thầy thuốc trong công tác điều trị và kiểm soát nhiễm khuẩn ở cơ sở y tế. 6. Rèn luyện cho sinh viên kỹ năng tư duy, kỹ năng tự học, kỹ năng làm việc theo nhóm 7. Rèn luyện cho sinh viên tính thận trọng, tác phong nhanh nhẹn, cảm thông, chia sẻ với người bệnh trong quá trình chăm sóc. 8. Thái độ nhẹ nhàng niềm nở khi tiếp nhận người bệnh và thực hiện các kỹ thuật cơ bản trong công tác Điều dưỡng và kiểm soát nhiễm khuẩn. 9. Nhận thức được tầm quan trọng của môn học đối với ngành học và vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn công việc sau này. NỘI DUNG HỌC PHẦN Số tiết Trang STT Tên bài LT TH số 1 Giới thiệu lịch sử ngành điều dưỡng 1 0 3 2 Vai trò - chức năng Điều dưỡng 1 0 9 3 Chương trình hành động quốc gia về tăng cường công 1 0 14 tác Điều dưỡng, Hộ sinh đến năm 2020 1
- 4 Chuẩn năng lực cơ bản Điều dưỡng 0 41 5 Nhu cầu cơ bản của con người và mối liên quan với 1 0 48 công tác điều dưỡng 6 Hồ sơ khám chữa bệnh và cách ghi chép 1 0 52 7 Tiếp nhận người bệnh đến khám bệnh, vào viện, 1 0 62 chuyển viện, ra viện 8 Nhận định thực thể 2 0 71 9 Qui trình điều dưỡng 2 0 111 10 Đại cương về kiểm soát nhiễm khuẩn trong cơ sở y tế 1 0 122 11 Khử khuẩn tiệt khuẩn 1 0 135 12 Quản lý chất thải ở cơ sở y tế 1 0 149 13 Vệ sinh đôi tay, mặc áo choàng, mang tháo khẩu trang 0 4 154 và găng tay vô khuẩn 14 Chuẩn bị giường bệnh 0 2 169 15 Dự phòng và chăm sóc loét ép 1 1 179 16 Các tư thế nghỉ ngơi trị liệu thông thường 1 1 185 17 Chăm sóc hàng ngày và vệ sinh cho người bệnh 2 4 192 18 Chườm nóng – chườm lạnh 0 4 205 19 Dấu hiệu sinh tồn 0 8 213 20 Liệu pháp oxy 2 4 233 21 Thay băng, cắt chỉ, rửa vết thương 1 4 244 Kiểm tra thường xuyên 22 Kỹ thuật dùng thuốc 2 12 253 23 Kỹ thuật truyền dịch – truyền máu 1 4 277 24 Trợ giúp thầy thuốc khám bệnh 5 2 298 25 Chăm sóc bệnh nhân thở máy 0 2 305 26 Phụ giúp thầy thuốc chọc dịch màng bụng, màng 0 4 315 phổi, màng tim, tuỷ sống 27 Trợ giúp thầy thuốc đặt catheter, đặt nội khí quản, mở 0 4 336 khí quản Kiểm tra 2 4 Tổng số 30 60 353 ĐÁNH GIÁ - Hình thức thi: Chạy trạm hoặc vấn đáp - Thang điểm: 10 + Điểm chuyên cần: 10% + Điểm kiểm tra thường xuyên: 03 ( 01 bài thi Test, 02 bài thi vấn đáp) trọng số 20% + Thi hết học phần: (Thi chạy trạm hoặc vấn đáp) trọng số 70% - Cách tính điểm: Điểm CC x 10% + Điểm thường xuyên x 20% + Điểm thi kết thúc HP x 70% 2
- BÀI 1 GIỚI THIỆU LỊCH SỬ NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG MỤC TIÊU 1. Trình bày được sơ lược lịch sử ngành Điều dưỡng ở Việt Nam và trên thế giới 2. Trình bày được sự ra đời và phát triển của hội điều dưỡng việt nam NỘI DUNG 1. Sơ lược lịch sử ngành Điều dưỡng thế giới - Điều Dưỡng (Nursing) có nghĩa là chăm sóc, nuôi dưỡng. Nguồn gốc của sự chăm sóc là từ những hành động của bà mẹ đối với con kể từ khi chúng mới lọt lòng - Từ xa xưa do kém hiểu biết con người tin vào thần linh. Họ cho rằng:''Thần linh là đấng thiêng liêng có quyền uy'' .''Thượng đế ban sự sống cho muôn loài''... Khi có bệnh họ mời pháp sư đến vừa điều trị vừa cầu kinh, để chữa bệnh, khi bị chết thì họ cho là tại số, tại Thượng đế không cho sống. Từ đó hình thành nên các miếu, các đền thờ, sau đó họ tự phát hình thành các trung tâm chăm sóc, nuôi dưỡng người ốm tại đây. Các pháp sư lo cầu kinh chữa bệnh, có các nhóm người (phụ nữ) chuyên lo việc chăm sóc bệnh nhân. Hình thành mối liên hệ giữa Y khoa - Điều dưỡng - Tôn giáo. - Năm 60 bà Phoebe (Hy lạp) Bà đến từng nhà có người ốm để chăm sóc. Sau này bà là người phụ nữ được suy tôn là người điều dưỡng đầu tiên trên thế giới. - Thế kỷ thứ IV bà Phabiola (La mã) đã giành căn nhà sang trọng của mình làm nơi chăm sóc nuôi dưỡng người ốm do chính bà từ đảm nhiệm. - Thời kỳ chiến tranh (viễn chinh) ở Châu Âu có nhiều bệnh viện được thành lập. Nhiều người tham gia chăm sóc sức khoẻ cho mọi người thời kỳ này nghề Điều dưỡng đã tự hình thành và được nhiều người tôn kính. - Đến thế kỷ thứ XVI chế độ nhà tù ở Anh bị bãi bỏ, các tổ chức tôn giáo giải tán, dẫn đến sự thiếu hụt trầm trọng người chăm sóc những người ốm. Những người phụ nữ bị phạm tội thay vì đi tù họ đã được lựa chọn làm người chăm sóc người ốm. Những quan niệm xấu về nghề Điều dưỡng đã được hình thành từ đây. - Giữa thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, bà Floren nightingale (1820) là phụ nữ Anh. Bà sinh ra trong gia đình giàu có, được học hành, biết nhiều ngoại ngữ, xong bà có hoài bão và mơ ước được giúp đỡ những người nghèo. Bà vượt qua mọi trở ngại, phản kháng của gia đình, bà đã học và làm việc tại Bệnh viện Kaiser Weth (Đức) 1847 rồi ở Pari 1853). + Năm 1854 -1855 chiến tranh Crime nổ ra bà được phái sang Thổ Nhĩ Kỳ cùng 38 phụ nữ khác tham gia chăm sóc thương bệnh binh của quân đội Hoàng Gia Anh. Tại đây bà đưa lý thuyết về khoa học vệ sinh tại các cơ sở Y tế. Sau 2 năm thực hiện bà đã làm giảm tỷ lệ chết do nhiễm khuẩn từ 42% xuống còn 2%. Bà đã làm việc cần cù, đêm đêm cầm ngọn đèn đi tua chăm sóc thương bệnh binh. Bà đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng họ thời đó. Sau này trở về nước bà đã được tặng thưởng 50.000 bảng Anh - Bà Floren Nightingale đã lập Hội đồng quản lý số tiền này và dành toàn bộ số tiền trên để thành lập trường Điều dưỡng đầu trên thế giới (1860). Trường Floren Nightingale với trương trình đào tạo 1 năm, đã tạo nền móng cho hệ thống đào tạo Điều dưỡng ở Anh và nhiều nước trên thế giới. - Để tưởng nhớ công lao của và khẳng định quyết tâm tiếp tục sự nghiệp mà bà đã dày công xây dựng sau này hội Điều dưỡng thế giới đã quyết định lấy ngày sinh của bà (12/5) là ngày Điều dưỡng thế giới hàng năm. Ngọn đèn dầu trở thành biểu tượng 3
- của ngành Điều dưỡng. Bà Floren Nightingale đã trở thành người mẹ tinh thần của ngành Điều dưỡng trên toàn thế giới . Hiện nay tượng của bà đã được đặt ở nhiều nơi như : Bảo tàng Hội Điều dưỡng Thái Lan, Thủ đô Luân Đôn.... - Hiện nay ngành Điều dưỡng thế giới đã lớn mạnh, được coi trọng như các ngành khoa học khác, có nhiều trình độ và chức năng khác nhau, đạt được nhiều thành tích đáng ghi nhận. Các nước trên thế giới đã hình thành hai lĩnh vực: Lĩnh vực khám chữa bệnh do y, bác sỹ đảm nhiệm và lĩnh vực chăm sóc phục vụ do điều dưỡng viên đảm nhiệm. Mỗi lĩnh vực đều đòi hỏi cán bộ có trình độ ở bậc trung học, đại học, sau đại học. Ở các nước tiên tiến như Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Úc… và một số nước phát triển trong khu vực như: Thái Lan, Hàn quốc, Malaixia… việc đào tạo điều dưỡng đã đi vào nề nếp và có hệ thống, ổn định về qui mô đào tạo, ổn định về đội ngũ cán bộ giảng dạy đảm bảo đạt chuẩn. Ở Philipin có hơn 100 trường Điều dưỡng, ở Thái Lan có 55 Trường Điều dưỡng, đối tượng đào tạo từ sơ cấp đến sau đại học: Trợ lý điều dưỡng đào tạo 6 tháng (Nurses aide), điều dưỡng đào tạo 1 năm (practical Nurses), điều dưỡng đào tạo 2 năm (technical Nurses), đại học (Bachelor of Nursing Science) đào tạo 4 năm, Thạc sĩ điều dưỡng khoa học (master of Nursing Science) đào tạo 2 năm và Tiến sĩ Điều dưỡng Khoa học (PhD of Nursing Science) đào tạo 3 năm. Hội đồng quốc gia (Nursing Council) cấp chứng chỉ hành nghề (lisence) và điều dưỡng viên chỉ được làm việc khi có chứng chỉ hành nghề (Regitered Nurses). Ví dụ cụ thể tại một bệnh viện thực hành của Trường đại học Điều dưỡng ChiangMai Thái Lan có 1673 giường bệnh thì có: 1309 điều dưỡng có chứng chỉ hành nghề trình độ cử nhân trở lên (gồm 2 TS, 91 ThS, 1216 cử nhân điều dưỡng), 828 điều dưỡng (practical nurses) và 365 hộ lý (nurse aide), như vậy tổng có 2514 Điều dưỡng viên trên tổng số 500 Bác sỹ. Trường Sydney và trường Đại học Flinder của nam úc đào tạo cử nhân điều dưỡng và Thạc sỹ chuyên khoa điều dưỡng về Hồi sức, Sức khoẻ tâm thần…Hà Lan đào tạo 5 trình độ điều dưỡng và đào tạo trên đại học: Trình độ 4 và 5 (Level 4, 5- Nurse): đào tạo 4 năm. Trình độ 3 (Level 3 - Care- worker): đào tạo 3 năm. Trình độ 2 (Level 2 - Care helper): đào tạo 2 năm. Trình độ 1 (Level 1 - Care assistant): đào tạo 1 năm Trong các bệnh viện của Hà Lan sử dụng cả 5 loại hình đối tượng đào tạo trên và các điều dưỡng viên là điều dưỡng có trình độ trên đại học. Ở Anh còn có cả hệ thống điều dưỡng viên làm cố vấn điều dưỡng (consultant) thậm chí được quyền khám bệnh và kê đơn thuốc.... Số lượng điều dưỡng trên bác sỹ của các nước đạt tỷ lệ cao theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới (WHO) tỷ lệ này là từ 1:4 đến 1:8. Bảng 1.1: So sánh tỷ lệ bác sĩ và điều dưỡng của một số nước khác Tên nước Số bác sĩ Số điều dưỡng Tỷ lệ Thái Lan 12.713 153.296 1 : 12.0 Thuỵ điển 21.700 228.800 1 : 10.5 Canada 52.863 333.675 1 : 6.3 Malaysia 7.012 32.889 1 : 4.7 Hồng Kông 6.544 29.062 1 : 4.4 Nhật 203.797 745.291 1 : 3.7 Indonesia 33.522 115.428 1 : 3.5 2. Sơ lược lịch sử ngành Điều dưỡng Việt Nam 2.1. Giai đoạn trước năm 1954 Từ xa xưa các bà mẹ Việt Nam đã chăm sóc, nuôi dưỡng con cái. Bên cạnh tiếp thu những kinh nghiệm dân gian trong việc chăm sóc, chữa bệnh, nhiều đền thờ, miếu 4
- được xây dựng để mong trời, thần thánh phù hộ, cứu giúp khi có người bị bệnh, qua đời. Lịch sử y học dân gian ghi nhận hai danh y nổi tiếng thời xa xưa là Tuệ Tĩnh (thế kỷ XIV) với tác phẩm “ Nam dược thần hiệu” và “ Hồng nghĩa giác tự y thời” ; Hải thượng lãn ông Lê Hữu Trác( 1720-1791) đã mở trường đào tạo, trị bệnh cứu người. Các phương pháp dưỡng sinh đã được áp dụng trong việc chăm sóc, điều trị bệnh nhân. Nền Y học cổ truyền dân tộc xuất hiện từ rất sớm, đã giúp người Việt Nam không những tồn tai mà còn phát triển. - Thời kỳ Pháp thuộc thực dân Pháp không coi trọng người bản xứ đã xây nhiều bệnh viện, trước năm 1900 ban hành chế độ học việc cho những người muốn làm việc tại bệnh viện. Việc đào tạo là không chính quy, chỉ là cầm tay chỉ việc, họ là những người giúp việc, thạo kỹ thuật, vững tay nghề, phụ giúp cho bác sỹ và được gọi là y tá. - Năm 1901 mở lớp nam Y tá đầu tiên ở bệnh viện Trợ Quán nơi điều trị bệnh tâm thần và phong. - 1923 mở trường đào tạo Y tá tại bản xứ, chế độ chính sách không coi trọng người bản xứ, coi Y tá như là người giúp việc, lương thấp. - Năm 1924 hội Y tá ái hữu và nữ hộ sinh Đông Dương được thành lập do ông Lâm Quang Thiêm phụ trách. - Ở miền Bắc sau cách mạng tháng 8/1945 lớp Y tá đầu tiên được mở với thời gian học 6 tháng do giáo sư Đỗ Xuân Hợp làm hiệu trưởng tổ chức tại quân khu X Việt Bắc sau đó đến liên khu III -Tháng 11 năm 1946 Trường Y tá Vệ quốc đoàn Hà Nội ( sau đổi tên thành trường y tá Vệ quốc đoàn quân y cục) đã huấn luyện được 4 khóa y tá vệ quốc đoàn. Ngày 12/7/1946 tại giảng đường trường đại học Y khoa Hà Nội đã làm lễ bế mạc lớp y tá Vệ quốc đoàn khóa 3, đồng chí Võ Nguyên Giáp đã đến dự động viên và giao nhiệm vụ. - Ngày 25-3-1948 Bộ Quốc phòng định ra chức vụ y tá trưởng - Trong những năm 50, do yêu cầu cách mạng quân y mở lớp đào tạo Y tá cấp tốc 3 tháng. Trong giai đoạn này, cơ sở vật chất, thuốc men thiếu, phương tiện thô sơ, lạc hậu. Việc điều trị thương bệnh binh chủ yếu dựa vào chăm sóc. 2.2. Giai đoạn 1954 - 1975 2.2.1. Miền Nam - Năm 1956 trường Điều dưỡng riêng với chương trình đào tạo 3 năm do bà Lâm Thị Mỹ Hạ làm hiệu trưởng -1968 mở lớp đào tạo Y tá 12 tháng (sơ cấp) -1970 hội Điều dưỡng Miền Nam Việt Nam thành lập -1973 mở lớp đào tạo Điều dưỡng cộng đồng 3 năm 2.2.2. Miền Bắc - Năm 1954 Bộ y tế đã xây dựng chương trình đào tạo Y tá sơ cấp hoàn chỉnh để bổ túc cho y tá học cấp tốc trong kháng chiến - 1960 một số bệnh viện mà trường Trung học Y tế Trung ương mở lớp đào tạo Y tá trưởng - Năm 1968 xây dựng chương trình đào đạo Y tá trung cấp 2 năm 6 tháng cho đối tượng tốt nghiệp lớp 7 phổ thông tại bệnh viện Bạch Mai và các trường Trung học Y tế khác. 2.3. Giai đoạn từ 1975 đến nay Sau năm 1975 Bộ Y tế đẫ thống nhất chỉ đạo công tác chăm sóc và điều trị bệnh nhân trong cả nước, nghề Điều dưỡng cũng có tiếng nói chung cho cả 2 miền 2.3.1. Về công tác tổ chức 5
- - Năm 1982 Bộ ban hành chức danh Y tá trưởng bệnh viện và Y tá trưởng khoa, mở nhiều lớp đào tạo y tá trưởng. - Năm 1990 Bộ ban hành quyết định thành lập phòng Điều dưỡng trong các bệnh viện có từ 150 giường trở lên - Năm 1992 thành lập phòng Điều dưỡng của bộ nằm trong vụ điều trị. - Năm 2010 về mặt tổ chức: + Có 1 phó cục trưởng cục khám chữa bệnh và điều trị là Điều dưỡng phụ trách công tác Điều dưỡng- Hộ sinh. + Mỗi sở Y tế có 1 Điều dưỡng trưởng/phó trưởng phòng nghiệp vụ y phụ trách công tác Điều dưỡng - Hộ sinh. + Bệnh viện Trung ương, bệnh viện tỉnh, bệnh viện bộ ngành, bệnh viện huyện có phòng Điều dưỡng. Một số bệnh viện có phó giám đốc bệnh viện là Điều dưỡng phụ trách công tác chăm sóc, mỗi khoa có Điều dưỡng trưởng khoa phụ trách công tác chăm sóc. 2.3.2. Về công tác đào tạo, phát triển nhân lực Điều dưỡng - Năm 1985 mở khoá đào tạo đại học Điều dưỡng tại chức đầu tiên tại trường ĐHY Hà Nội và Y dược thành phố Hồ Chí Minh. - Năm 1993 chuyển đổi mô hình đào tạo Y tá trung học thành Điều dưỡng trung học (tại trường cao đẳng Y tế Nam Định) - Năm 1994 mở lớp đào tạo cao đẳng Y tế Điều dưỡng, Hộ sinh, Kỹ thuật viên tại chức tại trường Cao đẳng Y tế Nam Định, trường ĐHY Hà Nội, ĐHY – Dược thành phố Hồ Chí Minh. - Năm 1995 tại trường Đại học Y Hà Nội, Y – Dược thành phố HCM đã mở hệ đào tạo cử nhân Điều dưỡng chính qui. - Năm 1998 tại trường Cao đẳng Y tế Nam Định mở hệ đào tạo Y tế cao đẳng Điều dưỡng chính quy. - Năm 2002 đào tạo cử nhân Điều dưỡng tại chức tại trường Y Hà Nội, Y Huế, Y – Dược thành phố HCM. - Ngày 26- 2-2004 Trường cao đẳng Y tế nam Định được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định nâng cấp lên Trường Đại học, đây là Trường đại học chuyên ngành Điều dưỡng đầu tiên ở Việt Nam Hiện nay, điều dưỡng tại Việt Nam đang được đào tạo ở 5 trình độ: sơ cấp, trung học, cao đẳng, đại học và sau đại học. Trong số các trường đào tạo điều dưỡng, có 3 cơ sở đào tạo điều dưỡng sau đại học, 18 cơ sở đào tạo điều dưỡng trình độ đại học (4 năm); 35 cơ sở đào tạo điều dưỡng trình độ cao đẳng (3 năm); trên 100 cơ sở đào tạo điều dưỡng trình độ trung học; 4 cơ sở đào tạo điều dưỡng trình độ sơ cấp 2.3.3. Về công tác phát triển hội nghề nghiệp - Hội Điều dưỡng Việt Nam có tên giao dịch tiếng Anh là “Vietnam Nurses Association - viết tắt là VNA”. Hội Điều dưỡng đại diện cho khoảng 60 ngàn Điều dưỡng- hộ sinh và Kỹ thuật viên, Hội được thành lập ngày 26/10/1990 tại Quyết định số 375/CT ngày 26/10/1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính Phủ). Trải qua chặng đường phát triển 21 năm, Hội đã qua 5 kỳ Đại Hội: 1990, 1993, 1997, 2002 và 2007, mỗi kỳ Đại hội đánh dấu một mốc lịch sử phát triển của ngành Điều dưỡng và người Điều dưỡng Việt Nam. - Ban chấp hành Hội khóa V nhiệm kỳ 2007-2012 có 99 ủy viên trong đó có 25 ủy viên Ban thường vụ. Chủ tịch Hội là Bà Vi Nguyệt Hồ, người lãnh đạo có uy tín và một tấm gương tận tụy với người bệnh. - Hội hoạt động trên phạm vi toàn quốc, đến tháng 2 năm 2010 Hội có 59 6
- Tỉnh/Thành Hội trên tổng số 63 tỉnh/thành trong cả nước. Do có số lượng Hội viên đông lại trải rộng trong cả nước nên Hội được tổ chức thành ba cấp, Trung ương Hội, Tỉnh/Thành Hội và Chi hội. Trong tương lai, để tăng cường tính chuyên nghiệp của Hội viên, Hội sẽ phát triển thêm các Chi hội Điều dưỡng chuyên khoa như: Điều dưỡng nhi khoa, Điều dưỡng sản phụ khoa, Điều dưỡng phòng mổ, Điều dưỡng tâm thần, Chi hội giáo viên Điều dưỡng… - Trong quá trình phát triển ngành Điều dưỡng Việt Nam đã nhận được sự giúp đỡ của các tổ chức và cá nhân trên toàn thế giới: Hội Điều dưỡng của Thụy Điển, Canada, Mỹ, Nhật Bản, Thái Lan.... và được các tổ chức trong và ngoài nước thừa nhận. Điều dưỡng Việt nam đã tranh thủ được sự hợp tác và được thừa hưởng những kinh nghiệm của các tổ chức quốc tế và tổ chức Điều dưỡng các nước bạn (Hội Điều dưỡng Canada, Hội Đồng Điều dưỡng Quốc tế, Tổ chức Y tế Thế giới khu vực Tây Thái Bình Dương, Pathfinder International, Đại học Công nghệ Queesland Australia, Pact của Mỹ…). - Có mối quan hệ tốt và được sự ủng hộ nhiệt tình của các tổ chức chính quyền, đoàn thể trong cả nước như Tổng hội Y học Việt nam, Bộ Y tế, Bộ Nội Vụ, Văn phòng Chính phủ, Công đoàn Y tế Việt Nam, các cơ sở y tế, cơ sở đào tạo Điều dưỡng, các tổ chức đoàn thể trong và ngoài ngành y tế. LƯỢNG GIÁ Hoàn thiện câu sau bằng cách chọn từ , cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống: 1. Vào năm 60 bà ....A.....đã chủ động đến từng nhà có người ốm để chăm sóc. 2. Vào thế kỷ IV bà ...A......đã giành căn nhà sang trọng của mình làm nơi chăm sóc người ốm 3. Nhờ có lý luận về khoa học vệ sinh trong chăm sóc bà Floren Nightingale đã làm giảm tỷ lệ tử vong từ ...A....xuống cong 2 %. 4. Lớp Điều dưỡng đầu tiên được đào tạo vào năm.....A..... Chọn ý đúng nhất để trả lời cho các câu hỏi sau: 5. Những quan niệm xấu về nghề Điều dưỡng được hình thành vào thế kỷ thứ: A:XIV B:XV C:XVI D:XVII E. XVIII 6.Trường đầu tiên trên thế giới được thành lạp ở nước Anh vào năm: A:1858 B:1859 C:1860 D:1861 E. 1862 7. Hội Điều dưỡng Việt Nam được thành lập vào ngày 26/ 10 năm: A:1990 B:1991 C:1992 D:1993 E. 1995 Phân biệt đúng, sai các câu sau bằng cách diền dấu ( ) vào cột A cho câu đúng và cột B cho câu sai 7
- TT Nội dung A B 1 Đến năm 2003 cả nước đã có 58 tỉnh thành hội Điều dưỡng 2 Mô hình Điều dưỡng trung học được đào tạo khoá đầu tiên vào năm 1993 3 Ngày 13 tháng 5 hàng năm là ngày Điều dưỡng thế giới 8
- BÀI 2 VAI TRÒ – CHỨC NĂNG ĐIỀU DƯỠNG MỤC TIÊU 1.Trình bày được định nghĩa, các định hướng của nghề Điều dưỡng. 2. Trình bày được vai trò, chức năng của Điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh. NỘI DUNG 1. Đại cương Con người là tài sản vô giá của xã hội, của toàn nhân loại. Con người tồn tại và phát triển được cần có nhu cầu cơ bản: Thể chất, tinh thần, xã hội. Bình thường con người tự đáp ứng nhu cầu ấy cho bản thân mình. Sức khoẻ là sự thoải mái hoàn toàn về thể chất, tinh thần và xã hội. Nó không chỉ bao hàm là tình trạng không có bệnh, tật (theo tổ chức Y tế thế giới). Sức khoẻ không chỉ là nhu cầu mà còn là quyền cơ bản của mỗi con người. Sức khoẻ chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố: Di truyền, môi trường (tự nhiên, xã hội) hành vi cá nhân và sự chăm sóc y tế. Khi con người không khoẻ (ốm đau bệnh tật ...) không đáp ứng được nhu cầu của bản thân, họ cần có sự chăm sóc y tế. Chăm sóc y tế thực chất là sự chăm sóc, nuôi dưỡng, điều trị bệnh của người Điều dưỡng và sự cung cấp đầy đủ, tiện lợi các dịch vụ y tế cho cộng đồng, trong nghề Điều dưỡng có vai trò hết sức quan trọng. 2. Điều dưỡng và nghề Điều dưỡng 2.1. Định nghĩa Điều dưỡng Do vị trí xã hội, trình độ và sự phát triển của ngành Điều dưỡng ở các nước rất khác nhau, cho đến nay chưa có sự thống nhất về định nghĩa chung cho ngành Điều dưỡng. Quan niệm về Điều dưỡng phản ánh mối quan tâm của thời đại và của xã hội với sự nghiệp chăm sóc, nâng cao sức khỏe cho người dân. Dưới đây là một số định nghĩa về Điều dưỡng đã được dân số các nước công nhận: Theo quan điểm của Florent Nightingale 1860: Điều dưỡng là một nghệ thuật sử dụng môi trường của người bệnh để hỗ trợ sự phục hồi của họ. Vai trò của người Điều dưỡng là giải quyết các yếu tố môi trường xung quanh bệnh nhân để họ phục hồi sức khỏe một cách tự nhiên ( Lý thuyết về khoa học vệ sinh) Định nghĩa của Florent Nightingale về Điều dưỡng phản ánh mối quan tâm của thời đại mà bà đang sống. Bà đặt vai trò trọng tâm của người Điều dưỡng là giải quyết các yếu tố môi trường xung quanh nơi người bệnh để người bệnh phục hồi một cách tự nhiên. Bà đã xây dựng chương trình đào tạo và mở trường Điều dưỡng đầu tiên trên thế giới tại bệnh viện Thomas Anh quốc và từ đó đặt nền tảng cho đào tạo Điều dưỡng sau này. - Theo quan điểm của Viginia Handerson 1960: Chức năng nghề nghiệp cơ bản của Điều dưỡng là hỗ trợ các hoạt động nâng cao hoặc phục hồi sức khoẻ của người bệnh hoặc người khoẻ hoặc cho cái chết được thanh thản mà mỗi cá nhân có thể thực hiện nếu như họ có đủ sức khoẻ, ý trí và kiến thức. Giúp đỡ các cá thể sao cho họ đạt được sự độc lập càng sớm càng tốt... Định nghĩa của Viginia Handerson đã được hội Điều dưỡng quốc tế chấp nhận vào năm 1973 và đa số các nhà học thuyết Điều dưỡng cũng có sự thống nhất. Then Handerson chức năng nghề nghiệp của người Điều dưỡng là chăm sóc và hỗ trợ người bệnh thực hiện các hoạt động thường ngày. - Theo quan điểm của hội Điều dưỡng Mỹ (1965): Điều dưỡng là một nghề hỗ trợ cung cấp các dịch vụ chăm sóc đóng góp vào việc phục hồi nâng cao sức khoẻ. 9
- Năm 1980 định nghĩa về Điều dưỡng của Mỹ đã được sửa đổi phản ánh rõ bản chất nghề nghiệp, các khía cạnh luật pháp về phạm vi thực hành của người Điều dưỡng và thể hiện xu thế của nghành Điều dưỡng trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ: Điều dưỡng là chuẩn đoán (Diagnosis) và điều trị (treatment) những phản ứng của con người đối với bệnh hiện tại hoặc bệnh có tiềm năng xảy ra. Định nghĩa trên là cơ sở để đưa ra qui trình Điều dưỡng mà hiện nay được áp dụng tại rất nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên cũng có một số ý kiến cho rằng, định nghĩa trên thiên về kỹ thuật và giảm đi thiên chức của nghề đó là chăm sóc - Theo quan điểm của các nhà khoa học Việt Nam Mãi tới cuối thế kỷ XIX khi các bệnh viện đầu tiên của Việt Nam được người Pháp thành lập thì Điều dưỡng được đào tạo tại các bệnh viện theo cầm tay chỉ việc để làm công tác phục vụ trong các bệnh viện và cứu thương. Đến năm 1946 các khoá đào tạo y tá, hộ sinh nông thôn được mở ra và sau đó tăng lên trình độ trung học vào cuối những năm 1960 và đào tạo Cao đẳng và Đại học Điều dưỡng được bắt đầu vào cuối thế kỷ XX. Mặc dù trình độ đào tạo và phạm vi thực hành của Điều dưỡng Việt Nam hiện nay đã có nhiều thay đổi song trong nhận thức chung về vai trò của người Điều dưỡng chưa được cập nhật cho phù hợp thực tế. Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Khoa học xã hội 1999 định nghĩa: Y tá (Điều dưỡng) là người có trình độ trung cấp trở xuống và chăm sóc người bệnh theo y lệnh của bác sĩ. Chúng ta cần có định nghĩa mới về Điều dưỡng và nghề Điều dưỡng trong sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ hiện nay. - Theo quan điểm Hội nghị toàn quốc chuyên ngành Điều dưỡng Việt Nam năm 2005: Điều dưỡng là khoa học chăm sóc người bệnh, góp phần nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị tại bệnh viện và quá trình phục hồi sức khỏe sau điều trị để người bệnh đạt tới kết quả ngày càng tốt hơn. 2.2. Định hướng nghề Điều dưỡng Điều dưỡng là một nghề dịch vụ sức khoẻ cộng đồng (Public healthservice). Tổ chức Y tế thế giới đánh giá dịch vụ chăm sóc sức khoẻ do Điều dưỡng – hộ sinh cung cấp là một trong những trụ cột của hệ thống dịch vụ Y tế nên đã đưa ra nhiều nghị quyết về củng cố và tăng cường dịch vụ Điều dưỡng – hộ sinh toàn cầu. Phát triển nguồn nhân lực Điều dưỡng có trình độ được coi là một chiến lược quan trọng để tăng cường sự tiếp cận của người nghèo với các dịch vụ Y tế, cũng như đảm bảo công bằng xã hội trong Y tế. Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo các nước xây dựng và củng cố ngành Điều dưỡng theo các định hướng cơ bản sau đây. Điều dưỡng là một nghề chuyên nghiệp - Y học ngày càng phát triển đòi hỏi phải nâng cao kiến thức và trình độ chuyên nghiệp của Điều dưỡng. Việc nâng cao trình độ chuyên nghiệp của Điều dưỡng ở bậc đại học và sau đại học đã tạo ra sự thay đổi về mối quan hệ giữa người thầy thuốc và người Điều dưỡng (Doctor Nurse relationship), người Điều dưỡng trở thành người cộng sự của thầy thuốc, một thành viên của nhóm chăm sóc thay vì chỉ là người thực hiện y lệnh. - Nghề Điều dưỡng với bản chất nghề nghiệp là chăm sóc, nuôi dưỡng, đáp ứng nhu cầu cơ bản cho người bệnh giúp họ nhanh chóng trở về trạng thái bình thường khoẻ mạnh. - Đối tượng phục vụ của người Điều dưỡng là con người. Vì vậy để thực hiện được các công việc chăm sóc từ đơn giản đến phức tạp, từ việc thực hiện các thủ thuật đến việc quản lý, đào tạo, nghiên cứu khoa học đòi hỏi người Điều dưỡng phải có kiến thức, kỹ năng, thái độ thích hợp để đảm đương công việc hết sức nặng nề và vinh quang này mà Đảng và Nhà nước giao phó: Duy trì, bảo vệ, nâng cao tình trạng sức khoẻ của nhân dân. 10
- Điều dưỡng là một khoa học về chăm sóc người bệnh. - Người Điều dưỡng không phải là bác sỹ thu nhỏ về phương diện kiến thức và kỹ năng, nói một cách khác kiến thức và kỹ năng của người thầy thuốc sẽ vừa thừa vừa thiếu đối với người Điều dưỡng. Do bởi hai nghề có định hướng khác nhau về vai trò nghiệp vụ. Vai trò chính của bác sỹ là chẩn đoán và điều trị vai trò chính của người Điều dưỡng là chăm sóc và đáp ứng những nhu cầu cơ bản của người bệnh về thể chất và tinh thần. Do đó đào tạo một đội ngũ giảng viên là Điều dưỡng để giảng dạy Điều dưỡng trong tương lai là một trong những chính sách thiết yếu để phát triển nghề Điều dưỡng ở Việt Nam. - Người làm công tác Điều dưỡng phải trải qua một quá trình đào tạo thích đáng về nghề nghiệp, trong các trường đào tạo tin cậy để được trang bị các kiến thức khoa học y học và Điều dưỡng. Điều dưỡng là một ngành học - Do đặc thù của nghề Điều dưỡng là làm các công việc chăm sóc từ đơn giản nhất đến những công việc phức tạp. Từ việc thay ga trải giường tới các công việc nghiên cứu, quản lý, đào tạo và trở thành những chuyên gia Điều dưỡng lâm sàng có trình độ (Nusing expert) nên các nước đã đào tạo Điều dưỡng ở các trình độ từ sơ học đến trung học, đại học và sau đại học để đáp ứng nhu cầu hành nghề. Ngày nay Điều dưỡng không chỉ là một nghành học có nhiều chuyên khoa như Điều dưỡng nhi, Điều dưỡng phòng mổ, Điều dưỡng cộng đồng, Điều dưỡng tâm thần và nhiều nước còn áp dụng đào tạo hộ sinh là một chuyên khoa của Điều dưỡng. Phạm vi hành nghề của Điều dưỡng được pháp luật quy định Bao gồm luật về phạm vi hành nghề (Scope of Nursing Practices) và đạo đức nghề Điều dưỡng (Nursing ethics). Những quy định này là rất cần thiết để người Điều dưỡng thực hiện đúng nghĩa vụ nghề nghiệp của mình đối với xã hội, đồng thời người Điều dưỡng cũng được pháp luật bảo vệ trong quá trình hành nghề. 3. Vai trò của người điều dưỡng. 3.1. Người chăm sóc - Việc thực hiện chăm sóc cho người bệnh của người Điều dưỡng là sự kết hợp cả nghệ thuật và khoa học về điều dưỡng trong việc đáp ứng các nhu cầu về thể chất, tinh thần, trí tuệ, văn hoá xã hội và tôn giáo cho người bệnh. - Tuy nhiên khi là một người thực hiện hành động chăm sóc, hay nói cách khác với cương vị là người chăm sóc thì người điều dưỡng hội tụ các vai trò là người tuyên truyền viên, hướng dẫn viên, cố vấn viên, và người lãnh đạo, người nghiên cứu, người bảo lãnh để tăng cường sức khoẻ thông qua các hoạt động phòng bệnh, phục hồi sức khoẻ và thích nghi với việc thiếu hụt chức năng và chấp nhận cái chết. - Vai trò thực hiện hành động chăm sóc là vai trò đầu tiên của người điều dưỡng. 3.2. Người truyền đạt thông tin Sử dụng hiệu quả các kỹ năng cá nhân và y tế cộng đồng để thiết lập và duy trì các mối quan hệ tương trợ giữa người bệnh ở mọi lứa tuổi trong các cơ sở chăm sóc sức khoẻ đa dạng rộng lớn để tuyên truyền giáo dục nâng cao kiến thức về sức khỏe cho mỗi cá nhân 3.3. Người giáo dục 11
- Sử dụng các kiến thức và kỹ năng cộng đồng để nhận định, thực hiện và đánh giá các kế hoạch hướng dẫn cho mỗi cá nhân thỏa mãn các nhu cầu về học tập nâng cao kiến thức y học cho người bệnh và gia đình họ. 3.4. Người tư vấn Điều dưỡng sử dụng các kỹ năng y tế cộng đồng để cung cấp, đưa ra các thông tin thích hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho người bệnh giải quyết các vấn đề sức khỏe của họ, cũng như giúp họ trong việc đưa ra các quyết định thích hợp trong chăm sóc sức khỏe. 3.5. Người biện hộ cho người bệnh Trong vai trò là người biện hộ, người Điều dưỡng luôn bảo vệ quyền lợi cho người bệnh hoặc duy trì các quyền theo luật pháp và đảm bảo việc chăm sóc cho tất cả các người bệnh đều dựa trên lòng tin rằng người bệnh có quyền đưa ra các quyết định về sức khoẻ và cuộc sống của bản thân họ. 3.6. Người lãnh đạo Vai trò lãnh đạo của người Điều dưỡng được thể hiện đó là sự quyết đoán, tự tin trong thực hành khi chăm sóc người bệnh, hoặc thực hiện các thay đổi, tổ chức thực hiện các chức năng khác trong cùng nhóm chăm sóc. 3.7. Người nghiên cứu Điều dưỡng ứng dụng phương pháp luận về nghiên cứu khoa học để tham gia hoặc chỉ đạo các nghiên cứu Điều dưỡng nhằm tăng cường kiến thức về điều dưỡng và nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc người bệnh 4. Chức năng của người Điều dưỡng Theo tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo Điều dưỡng có hai chức năng: Chức năng chủ động và chức năng phối hợp. 4.1. Chức năng chủ động (chức năng độc lập) Chức năng chủ động của người điều dưỡng bao gồm những nhiệm vụ chăm sóc cơ bản thuộc phạm vi kiến thức mà người diều dưỡng đã được lựa chọn và họ có thể thực hiện được một cách chủ động. Thực hiện các chức năng chủ động là nhằm đáp ứng các nhu cầu cơ bản cho người bệnh. Các nhu cầu cơ bản đó bao gồm các nhu cầu của người bệnh về: Hô hấp, ăn uống, bài tiết, vận động, duy trì thân nhiệt, vệ sinh cá nhân, thay mặc quần áo, ngủ và nghỉ, an toàn, giao tiếp, tín ngưỡng, lao động, học tập, hỗ trợ tinh thần. 4.2. Chức năng phối hợp Chức năng này liên quan tới việc thực hiện các y lệnh của thầy thuốc và việc báo cáo tình trạng người bệnh cho thầy thuốc. Trong khi thực hiện chức năng này người Điều dưỡng phải hiểu được mình là người cộng tác với thầy thuốc(Co-ordinator), chứ không phải là người trợ giúp cho thầy thuốc như quan điểm trước đây. Chức năng phối hợp của người Điều dưỡng bao hàm cả việc người Điều dưỡng cần có sự phối hợp với bạn bè đông nghiệp (Điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên khác) để hoàn thành công việc của mình. 5. Nhiệm vụ chuyên môn của điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh - Thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng - Theo dõi, đánh giá người bệnh - Chăm sóc về tinh thần - Chăm sóc vệ sinh cá nhân - Chăm sóc dinh dưỡng - Chăm sóc phục hồi chức năng - Chăm sóc người bệnh có chỉ định phẫu thuật, thủ thuật - Dùng thuốc và theo dơi dùng thuốc cho người bệnh 12
- - Chăm sóc người bệnh giai đoạn hấp hối và người bệnh tử vong - Bảo đảm an toàn và phũng ngừa sai sút chuyờn mụn, kỹ thuật trong chăm sóc người bệnh - Ghi chép hồ sơ bệnh án - Tư vấn, hướng dẫn giáo dục sức khỏe LƯỢNG GIÁ Hoàn thiện câu sau bằng cách chọn từ , cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống: 1.Theo quan điểm hội Điều dưỡng Mỹ ( 1965 ): Điều dưỡng là ...A....hỗ trợ cung cấp các dịch vụ ...B....đóng góp vào việc phục hồi và nâng cao sức khoẻ. 2. Theo quan điểm hội Điều dưỡng Mỹ ( 1980 ): Điều dưỡng là chẩn đoán và điều trị những...A...của con người đối với ..B... hoặc bệnh có tiềm năng xảy ra. 3. Liệt kê 2 chức năng của Điều dưỡng A:.......................... B:.......................... 4. Chức năng chủ động của người Điều dưỡng là nhằm đáp ứng các ...A...cơ bản của người bệnh. 5. Nghề Điều dưỡng phát triển theo 4 định hướng. A:..................... B: Khoa học về chăm sóc người bệnh C:....................... D: Pháp luật bảo vệ Chọn ý đúng nhất để trả lời câu hỏi sau: 6. Chức năng phối hợp của Điều dưỡng là sự phối hợp công tác giữa người Điều dưỡng với: A: Bác sỹ B: Điều dưỡng C: Nhân viên y tế khác D: Hộ sinh E. Bác sỹ,Điều Dưỡng 7. Chức năng của người Điều Dưỡng có: A. 2 chức năng C. 4 chức năng E. 6 chức năng B. 3 chức năng D. 5 chức năng 13
- BÀI 3 CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC ĐIỀU DƯỠNG, HỘ SINH ĐẾN NĂM 2020 MỤC TIÊU: 1. Trình bày được các hướng đi mới của ngành Điều Dưỡng Quốc tế. 2. Trình bày được quan điểm chung về dịch vụ Điều Dưỡng của các nước khu vực 3. Trình bày được kế hoạch định hướng phát triển ngành Điều Dưỡng Việt Nam NỘI DUNG 1. SỰ CẦN THIẾT 1.1 Vai trò của điều dưỡng, hộ sinh trong chăm sóc sức khỏe. Trong chiến lược phát triển công tác điều dưỡng (ĐD), hộ sinh (HS) 2002- 2008 Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG) đã khẳng định: dịch vụ ĐD, HS là một trong những trụ cột của hệ thống chăm sóc y tế. Nghị quyết chăm sóc sức khỏe ban đầu trong sự tăng cường hệ thống y tế của TCYTTG cũng đã ghi nhận điều dưỡng viên (ĐDV), hộ sinh viên (HSV) có mặt ở mọi tuyến của hệ thống y tế và có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu của hệ thống y tế như tăng cường sự tiếp cận các dịch vụ y tế cơ bản, bảo đảm tính phổ cập, công bằng, hiệu quả trong các dịch vụ chăm sóc sức khỏe 1. ĐDV, HSV là lực lượng trực tiếp chăm sóc sức khỏe cho người dân ở cộng đồng và trong các cơ sở y tế với chi phí hợp lý và hiệu quả; đóng góp tích cực vào việc phòng và kiểm soát bệnh tật thông qua truyền thông, giáo dục nâng cao sức khỏe, khuyến khích lối sống lành mạnh cho người dân trong cộng đồng; duy trì và tăng cường sức khỏe, chất lượng cuộc sống của người cao tuổi, đồng thời đóng góp vai trò to lớn làm giảm tử vong sơ sinh, tử vong trẻ dưới một tuổi, tử vong mẹ trong vai trò của người đỡ đẻ có kỹ năng và người cung cấp các dịch vụ an toàn cho bà mẹ và trẻ sơ sinh. ĐDV, HSV cung cấp các dịch vụ y tế trong môi trường làm việc rất rộng bao gồm các bệnh viện (BV), các cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu ở tuyến cơ sở và cộng đồng, xử trí từ các cấp cứu, tai nạn cho đến các chăm sóc giảm nhẹ lúc cuối đời. ĐDV, HSV không những cung cấp dịch vụ chủ yếu trong các thảm họa và sau thảm họa mà còn đóng góp tích cực vào truyền thông cho cộng đồng về nguy cơ thảm họa, chịu trách nhiệm lập kế hoạch và tham gia liên ngành trong chuẩn bị ứng phó với thảm họa dịch bệnh. 1.2. Yêu cầu nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe Việt Nam đang phải đương đầu với gánh nặng bệnh tật kép do sự chuyển dịch mô hình bệnh tật từ các bệnh nhiễm trùng là chủ yếu sang các bệnh không lây nhiễm, tai nạn, ngộ độc, chấn thương, bệnh tim mạch, ung thư, đái tháo đường, rối loạn tâm thần, suy dinh dưỡng, béo phì…trong khi đó các bệnh truyền nhiễm nhóm A như Cúm A (H1N1, H5N1) và các dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác lây lan nhanh trong cộng đồng và có tỷ lệ tử vong cao có thể xảy ra bất cứ lúc nào. 14
- Quy mô dân số của Việt Nam gia tăng hằng năm, cơ cấu dân số biến động mạnh, chỉ số già hóa dân số (số người >60 tuổi/số người dưới 15 tuổităng từ 24,5% năm 1999 lên 35,9% năm 2009). Sự gia tăng dân số và già hóa dân số làm tăng nhanh nhu cầu chăm sóc ĐD nhất là chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi trong thời gian tới. Đồng thời, nhóm phụ nữ bước vào tuổi sinh đẻ cũng rất lớn, sẽ ảnh hưởng nhiều tới nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và nhi khoa. Vì vậy, dịch vụ chăm sóc ĐD trở nên thiết yếu với mọi người, mọi gia đình. Trong những năm qua, ngành y tế đã tăng cường ứng dụng kỹ thuật cao trong chẩn đoán, điều trị và chăm sóc người bệnh (CSNB). Các chuyên khoa theo hệ nội, ngoại, sản, nhi, truyền nhiễm nay đã có sự phân hóa thành các lĩnh vực chuyên môn sâu. Sự phát triển đó đòi hỏi ngành ĐD, HS cũng cần có sự phát triển tương xứng với sự phát triển của y học và bảo đảm cho các kíp chuyên môn đa thành phần hoạt động nhịp nhàng và hiệu quả. Kinh tế ngày càng phát triển, nhận thức và thái độ về sức khỏe của người dân thay đổi, đồng thời đòi hỏi chuẩn mực chăm sóc sức khỏe cao hơn cả về số lượng, chất lượng, thời gian, không gian, địa điểm cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe nói chung và chăm sóc ĐD, HS nói riêng. Điều này, đòi hỏi phải tăng cường chuẩn mực chăm sóc ĐD và HS. Mặt khác, sự phát triển kinh tế làm cho khoảng cách giàu – nghèo giữa các địa phương, vùng miền, giữa các nhóm dân cư có xu hướng gia tăng. Đây là yếu tố quan trọng tác động đến sự mất công bằng trong tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế. Lực lượng ĐD, HS trong hệ thống cung cấp dịch vụ y tế, sẽ có vai trò rất quan trọng trong việc tăng cường sự tiếp cận của người dân đối với các dịch vụ y tế góp phần quan trọng để thực hiện chính sách công bằng y tế đối với nhóm người nghèo và nhóm người cần được ưu tiên trong chăm sóc sức khỏe. Trong tương lai gần nhu cầu chăm sóc y tế sẽ cân bằng hơn giữa khám bệnh, chữa bệnh (KBCB) và chăm sóc. Dịch vụ chăm sóc ĐD, HS được dự đoán sẽ tăng lên nhiều lần vào cuối thập niên thứ hai của thế kỷ XXI. Điều này đòi hỏi cần có định hướng phát triển nguồn nhân lực ĐD, HS phù hợp hơn về số lượng và cơ cấu để đáp ứng nhu cầu chăm sóc ngày càng gia tăng của người dân. 1.3.Yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế Tổ chức Y tế thế giới, Hội đồng ĐD thế giới, Liên đoàn HS thế giới đã đưa ra chuẩn cho ĐD, HS tối thiểu là cao đẳng với thời gian đào tạo 3 năm trỏ lên. Khuyến cáo này đã được Chính phủ của nhiều quốc gia thừa nhận trong đó có các nước ASEAN. Mười quốc gia ở khu vực Đông Nam Á đã ký các thỏa thuận khung về công nhận dịch vụ Y, ĐD và Nha khoa, theo đó tiến tới thừa nhận và cho phép công dân của các nước thành viên có chứng chỉ hành nghề hợp pháp được hành nghề Y, ĐD, Nha khoa ở các nước thành viên. Năm 2009, TCYTTG đưa ra chuẩn toàn cầu giáo dục ĐD và HS với yêu cầu cụ thể về xây dựng chương trình dựa trên năng lực, đào tạo tiếp cận đa ngành, quy trình xây dựng và thẩm định chương trình, cũng như các chuẩn đầu vào, đầu ra. Đây là những hướng dẫn có giá trị để hỗ trợ cho việc nâng cao chất lượng đào tạo ĐD, HS. Tình trạng khủng hoảng nhân lực ĐD, HS đang diễn ra trên quy mô toàn cầu, đặc biệt ở các nước phát triển. Đây vừa là cơ hội để đào tạo ĐD, HS theo các chuẩn quốc tế để chuẩn bị nguồn nhân lực ĐD, HS có tay nghề đi xuất khẩu nhưng cũng là dự báo về nguy cơ thiếu ĐD và HS trong tương lai. 15
- Vì vậy hội nhập khu vực và quốc tế là cơ hội nhưng cần có định hướng cụ thể để duy trì và phát triển nguồn nhân lực ĐD và HS. 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐIỀU DƯỠNG, HỘ SINH 2.1. Những thành tựu đã đạt được 2.1.1. Hệ thống y tế được củng cố và chất lượng dịch vụ điều dưỡng, hộ sinh trong chăm sóc người bệnh đã từng bước được tăng cường Trong những năm qua, dịch vụ ĐD, HS đã có nhiều tiến bộ góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe (CSSK). Những đổi mới quan trọng nhất bao gồm: bước đầu chuyển đổi mô hình phân công chăm sóc theo công việc sang mô hình phân công chăm sóc theo đội, theo nhóm tại các khoa trọng điểm như khoa Hồi sức cấp cứu, Hồi sức tích cực, Chống độc, Khoa sơ sinh; ban hành các Hướng dẫn quy trình kỹ thuật CSNB đã được BYT chuẩn hóa và cập nhật. ĐD, HS đã có sự đóng góp tích cực trong công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản, chương trình tiêm chủng mở rộng, các chương trình phòng chống bệnh lao, phong, tâm thần, chăm sóc người HIV/AIDS, vệ sinh môi trường và hướng dẫn giáo dục sức khỏe cho người dân ở cộng đồng. Vai trò, chức năng và vị thế của người ĐD, HS ngày càng được tăng cường, mở rộng. ĐD, HS phối hợp chặt chẽ với các bác sĩ trong công tác KBCB. 2.1.2 Xây dựng chính sách cho công tác điều dưỡng, hộ sinh Trong giai đoạn 2002-2010, nhiều chính sách cho ĐD, HS được xây dựng, bổ sung và sửa đổi góp phần làm tăng vị thế của ĐDV, HSV trong ngành y tế, đồng thời tạo cơ sở pháp lý cho hai ngành ĐD và HS phát triển độc lập như: tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch viên chức y tế ĐD, HS; các chế độ lương phụ cấp trách nhiệm cho điều dưỡng trưởng (ĐDT), hộ sinh trưởng (HST), xét tặng các danh hiệu cao quý Thầy thuốc ưu tú, Thầy thuốc nhân dân cho ĐDV, HSV. 2.1.3. Đào tạo và phát triển nghề nghiệp Trong những năm qua, hệ thống đào tạo ĐD, HS bao gồm các trường đại học, cao đẳng và trung cấp ở khắp các tỉnh, thành trong toàn quốc đã được tăng cường về mặt số lượng và các bậc đào tạo. Cụ thể như sau: Cả nước có 20 cơ sở đào tạo ĐD trình độ đại học và sau đại học trong đó có 5 cơ sở đào tạo ngoài công lập. Trường đại học Y, Dược thành phố Hồ Chí Minh đã đào tạo thạc sĩ ĐD; đại học Y Hà Nội hợp tác với đại học Gothenberg Thụy Điển đào tạo 01 khóa thạc sĩ ĐD nhi khoa; Trường Đại học Y, Dược Huế và Trường Đại học ĐD Nam Định đào tạo chuyên khoa I ĐD. Từ năm 2012, Viện Nghiên cứu sức khỏe trẻ em thuộc BV Nhi Trung ương bắtđầuđào tạo ĐD chuyên khoaINhi. Hiện có 39 cơ sở đào tạo ĐD, HS trình độ cao đẳng. Trong 5 năm trở lại đây, số trường trung cấp y được nâng cấp lên trường cao đẳng y tế để đào tạo ĐD trình độ cao đẳng tăng rất nhanh, trong đó, một số trường có đào tạo cao đẳng HS. Hệ thống các trường trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề gồm 67 trường trực thuộc các tỉnh, thành phố, trung ương và BYT quản lý. Hầu hết các tỉnh thành trong cả nước đều đã có một cơ sở đào tạo nhân lực y tế bậc trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề. Ngoài ra, còn có một số trường ngoài công lập tham gia đào tạo nhân lực y tế trình độ trung cấp. Hầu hết các cơ sở đào tạo đã được nâng cấp cơ sở hạ tầng và trang thiết bị dạy học. 16
- Sau khi Bộ Y tế ban hành Chuẩn năng lực cơ bản của điều dưỡng Việt Nam (2012), một số trường đang đổi mới nội dung, chương trình đào tạo dựa trên năng lực để từng bước hội nhập với các nước trong khu vực. Hiện nay, ngành ĐD đã có chương trình đào tạo sau đại học (thạc sĩ, chuyên khoa I); ngành HS đã có chương trình đào tạo cao đẳng được xây dựng trên cơ sở các chương trình tiên tiến, đáp ứng chuẩn quốc tế; Các Hội đồng Chương trình quốc gia do BYT, Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập đã có sự tham gia và phản biện của Hội ĐD Việt Nam, Hội HS Việt Nam. 2.1.4. Quản lý điều dưỡng, hộ sinh Hệ thống quản lý ĐD, HS từ Bộ Y tế đến các Sở Y tế (SYT) và các bệnh viện (BV) đã được hình thành và hoạt động tương đối hiệu quả. Tại Cục Quản lý khám, chữa bệnh, BYT đã thành lập Phòng Điều dưỡng - Tiết chế với vai trò tham mưu quản lý nhà nước về hoạt động của ĐD. Trong số 63 SYT, đã có 48 SYT bổ nhiệm ĐD trưởng SYT (76,2%), trong đó 34 ĐD trưởng SYT là Phó phòng Nghiệp vụ Y. Tại các BV trực thuộc BYT và các BV tỉnh đã thành lập Phòng ĐD; phần lớn các BV tuyến huyện đã có Phòng ĐD, số còn lại thành lập Tổ ĐD. Một số BV đã bổ nhiệm ĐDV, HSV là Phó Giám đốc BV Phụ trách công tác ĐD. 2.1.5. Phối kết hợp hoạt động với các hội nghề nghiệp Trong quá trình xây dựng chính sách cho ĐD, HS, Hội ĐD Việt Nam đã có nhiều công sức đóng góp và phối hợp chặt chẽ với BYT và các Bộ ngành liên quan thúc đẩy quá trình vận động và xây dựng chính sách cho ĐD và HS. Các Hội ĐD và Hội HS đã tích cực tham gia vào trong quá trình xây dựng các chính sách có liên quan đến ĐD và HS. Hội ĐD Việt Nam đã được BYT công nhận là đơn vị có đủ điều kiện đào tạo liên tục về lĩnh vực điều dưỡng và kiểm soát nhiễm khuẩn. 2.2 Những tồn tại và thách thức 2.2.1. Chất lượng chăm sóc điều dưỡng, hộ sinh chưa đáp ứng tốt các nhu cầu chăm sóc có chất lượng của người bệnh và cộng đồng Do thiếu nhân lực ĐDV, HSV nên đa số các khoa lâm sàng áp dụng chế độ thường trực 24 giờ/ngày, mới chỉ tổ chức làm ca ở một số khoa trọng điểm. Nhiều BV trong ca trực đêm chỉ có một ĐDV hoặc một HSV phải theo dõi, chăm sóc cho 30-50 NB, dẫn đến NB khi vào viện phải đưa theo người nhà để chăm sóc. Cơ sở vật chất, trang thiết bị cho CSNB còn nhiều hạn chế. NB chủ yếu phải tự nuôi ăn, đồ vải và trang thiết bị tối thiểu phục vụ việc sinh hoạt, nghỉ ngơi của NB khi nằm viện còn rất thiếu. Việc hướng tới bảo đảm chất lượng của công tác KBCB, đặc biệt dịch vụ ĐD và HS là các đòi hỏi cấp thiết trong thời gian tới. Môi trường chăm sóc y tế hiện nay có nhiều áp lực về tâm lý và cường độ công việc nhất là tại các BV trực thuộc BYT và một số BV tỉnh. Ngoài ra còn thiếu các trang bị, phương tiện phòng hộ cá nhân để phòng ngừa lây nhiễm cho NB và nhân viên y tế trong các hoạt động chăm sóc. Mô hình bệnh tật thay đổi với sự xuất hiện ngày càng tăng của các bệnh không lây nhiễm kết hợp với sự gia tăng dân số, nguy cơ già hóa dân số cao tuổi và chi phí nằm viện ngày càng cao, cần thiết phải tăng cường chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, hệ thống chăm sóc sức khỏe tại nhà hiện nay chưa phát triển kịp với nhu cầu xã hội. Tình trạng quá tải NB và quá tải công việc làm cho ĐDV, HSV không có nhiều thời gian giao tiếp với NB tăng nguy cơ sai sót chuyên môn. NB phải chờ đợi lâu mới được 17
- chăm sóc, phục vụ dẫn đến người bệnh kém hài lòng với các dịch vụ chăm sóc của ĐDV, HSV. Do vậy, việc điều chỉnh khối lượng công việc của ĐDV, HSV thông qua áp dụng các giải pháp chống quá tải BV; tăng số lượng ĐDV và HSV để áp dụng đúng tỉ số ĐDV và HSV trên số giường bệnh và tỉ lệ ĐDV và HSV trên số bác sĩ là những khâu đột phá quan trọng nhằm tăng cường chất lượng dịch vụ ĐD, HS trong những năm tới. 2.2.2. Hệ thống chính sách, tiêu chuẩn về điều dưỡng, hộ sinh còn thiếu và chưa đáp ứng với yêu cầu hội nhập quốc tế Hiện nay, hệ thống chính sách, tiêu chuẩn về ĐD và HS ở Việt Nam chưa được hoàn thiện so với các chuẩn mực quốc tế. Việt Nam tuy đã ban hành Luật Khám bệnh, chữa bệnh nhưng còn thiếu các điều khoản cụ thể được quy định trong Luật hành nghề ĐD, HS (Nursing and Midwifery Act) như ở nhiều nước trên thế giới để tạo điều kiện cho ngành ĐD và HS phát triển độc lập tương xứng với vị trí và tầm quan trọng trong hệ thống chăm sóc y tế. Hiện tại, do chưa có phân cấp cụ thể phạm vi hành nghề của ĐDV, HSV theo trình độ đào tạo dẫn đến ĐDV, HSV dù có trình độ đào tạo khác nhau nhưng thực hành không khác nhau và thiếu sự phân định giữa vai trò của ĐDV, HSV và của bác sĩ trong chuỗi chăm sóc y tế liên tục cho NB. Trong thực hành chăm sóc NB, ĐDV và HSV còn thiếu tính tự chủ mà chủ yếu phụ thuộc vào y lệnh của bác sĩ. Điều này đã dẫn đến một thực tế là nghề ĐD và HS vẫn còn chưa được nhìn nhận như các nghề độc lập. Vì vậy trong tương lai, các văn bản qui định trách nhiệm rõ ràng giữa các loại hình nhân viên y tế trong khi hành nghề KBCB cần được làm rõ. Bên cạnh đó, do còn bị ảnh hưởng bởi quan niệm cũ coi ĐDV, HSV chỉ là người giúp việc cho bác sỹ nên tính chuyên nghiệp của ĐDV, HSV còn nhiều hạn chế. Bản thân họ còn mang nặng tư tưởng tự ti, phụ thuộc. Đây là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến chất lượng CSNB đồng thời làm cho mối quan hệ giữa bác sĩ và ĐDV, HSV chưa mang tính chủ động và cộng tác, từ đó ảnh hưởng đến việc xây dựng và áp dụng ở Việt Nam các mô hình làm việc tiên tiến trong đó ĐDV và HSV làm chủ, chịu trách nhiệm chính như ở các nước phát triển. Chưa xây dựng và ban hành Chuẩn năng lực HS Việt Nam nên đã ảnh hưởng đến quá trình xây dựng, thẩm định chương trình đào tạo, tài liệu dạy-học, đánh giá năng lực của sinh viên trong quá trình học tập, của HSV trong quá trình làm việc, các chính sách liên quan đến sử dụng và cấp giấy phép hành nghề cho HSV. Thiếu chuẩn thực hành lâm sàng trong đào tạo ĐDV và HSV dẫn đến chưa áp dụng được đào tạo dựa trên năng lực một cách toàn diện. Do vậy chưa thể bảo đảm ĐDV và HSV khi tốt nghiệp đạt được những năng lực cần thiết theo chuẩn quốc gia và khu vực. Việt Nam là một trong số ít các quốc gia chưa áp dụng mô hình Hội đồng ĐD và Hội đồng HS đã làm hạn chế sự tham gia của ĐDV và HSV trong quá trình xây dựng và thực hiện các chính sách, thẩm định chương trình đào tạo liên quan, tham gia giám sát thực hành ĐD, HS và cấp chứng chỉ hành nghề cho ĐDV, HSV. 2.2.3. Nhân lực điều dưỡng, hộ sinh thiếu cả số lượng, chất lượng và cơ cấu chưa phù hợp Việt Nam được xếp vào nhóm những nước có tỷ lệ cán bộ y tế/10.000 dân cao (35 người/vạn dân, 2009), nhưng cơ cấu lại không đồng đều và mặc dù số lượng nhân lực ĐD, HS có tăng lên qua từng năm nhưng tỷ lệ ĐDV, HSV/10.000 dân lại xếp vào các nhóm nước có tỷ lệ thấp do chính sách tuyển dụng tại các cơ sở y tế. Theo thống kê năm 2008 của TCYTTG, tỷ lệ ĐDV,HSV/bác sỹ ở Philippine là 5,1; ở Indonesia là 8,0; Thái 18
- Lan là 7,0 trong khi đó tỷ lệ này ở Việt Nam chỉ là 1,6 xếp ở hàng thấp nhất trong khu vực Đông Nam Á. Tỷ lệ ĐDS, HSV/bác sỹ ở các cơ sở KBCB còn rất thấp, ảnh hưởng trực tiếp đến công tác ĐD, CSNB và chất lượng dịch vụ KBCB. Theo Quyết định số 153/2006/QĐ- TTg ngày 30 tháng 6 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ quy định 1 bác sĩ có 3,5 ĐDV, HSV, như vậy ước tính cả nước còn thiếu khoảng 100.000 ĐDV, HSV làm việc tại các cơ sở y tế. Mặc dù lượng ĐDV, HSV tốt nghiệp hằng năm không thiếu nhưng do các cơ sở y tế dành chỉ tiêu biên chế để tuyển bác sĩ, dược sĩ và các chức danh khác vì vậy nên khó có cơ hội để tuyển đủ số lượng ĐDV, HSV. Trong những năm gần đây với sự phát triển của công tác đào tạo ĐDV, HSV, nhiều loại hình ĐDV, HSV được hình thành, như cử nhân ĐD, cử nhân ĐD sản-phụ khoa, thạc sĩ, chuyên khoa I. Mặc dù vậy, 85% lực lượng ĐD, HS còn ở trình độ trung cấp (kết quả kiểm tra BV 2010, Cục QLKCB). Như vậy, hiện nay Việt Nam mới chỉ có 15% ĐDV, HSV có trình độ cao đẳng, đại học tương đương với chuẩn đào tạo mà chính phủ các nước ASEAN đã ký kết trong Thỏa thuận công nhận lẫn nhau về dịch vụ ĐD và theo khuyến cáo của TCYTTG. Vấn đề khác đáng quan tâm là y học ngày càng ứng dụng các thành tựu khoa học vào công tác điều trị và tính chuyên khoa hóa ngày càng cao, đòi hỏi các bác sĩ, ĐDV, HSV phối hợp chặt chẽ với nhau trong công tác chuyên môn. Trong khi ngành ĐD thế giới đã phát triển thành ngành đào tạo đa khoa có nhiều chuyên khoa thì tại Việt Nam mới chỉ có một số ít các các cơ sở triển khai đào tạo ĐD chuyên khoa nhưng cũng mới chỉ trên một phạm vi rất hạn chế. Bên cạnh những hạn chế nêu trên về nhân lực ĐD, HS, hiện đang có sự mất cân đối về cơ cấu và phân bổ nhân lực y tế nói chung và nhân lực ĐD, HS nói riêng ở các vùng nông thôn và vùng khó khăn. Nhân lực ĐD có trình độ cao chủ yếu tập trung ở khu vực thành thị và các trung tâm lớn. Tình trạng dịch chuyển nhân lực ĐD, HS từ tuyến dưới lên tuyến trên, về các thành phố lớn là đáng báo động, ảnh hưởng đến việc bảo đảm số lượng nhân lực y tế cần thiết ở nông thôn, miền núi và y tế cơ sở. 2.2.4. Chất lượng đào tạo chưa đáp ứng được các chuẩn năng lực nghề nghiệp đặc biệt là năng lực thực hành, kỹ năng giao tiếp với người bệnh, người nhà người bệnh và cộng đồng Hiện nay, do còn thiếu nghiêm trọng đội ngũ giảng viên là ĐDV, HSV có trình độ và kỹ năng thực hành lâm sàng, nên phải sử dụng tới 75% giảng viên các chuyên ngành khác để giảng dạy cho ĐDV, HSV. Đội ngũ giáo viên tại nhiều cơ sở đào tạo vừa thiếu vừa yếu về chất lượng. Tài liệu đào tạo đại học và cao đẳng chưa phân biệt rõ ràng. Đối với chương trình trung cấp trước đây thời gian đào tạo là 3 năm, hiện nay theo Luật Giáo dục, chương trình này chỉ có 2 năm, thời gian đào tạo như vậy là quá ngắn, không tương đương với chuẩn của khu vực ASEAN, chưa đạt chuẩn theo khuyến cáo của TCYTTG, của Hội đồng ĐD và của Liên đoàn HS quốc tế. Các trường thiếu kinh phí thường xuyên để nâng cấp các phòng thực hành các môn y học cơ sở, thực hành ĐD tiền lâm sàng, trong khi đó các môn này là xương sống của một chương trình đào tạo ĐD, HS. Tình trạng này thực sự ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo, nhất là năng lực thực hành của ĐDV, HSV. 19
- Cơ sở thực hành lâm sàng chưa đáp ứng nhu cầu thực tập của học sinh, sinh viên. Nhiều trường chưa có cơ sở thực hành lâm sàng mẫu, thiếu đội ngũ giảng viên hướng dẫn thực hành lâm sàng. Các điều kiện thực hành tại BV còn rất nhiều khó khăn làm ảnh hưởng đến năng lực thực hành của ĐDV, HSV sau khi ra trường do trong quá trình học không được thực hành nhiều như trước đây. Việc đào tạo hệ trung cấp và cao đẳng, đại học ĐD hiện nay đang rất tự phát, thiếu quy hoạch, không có sự điều phối của cơ quan chức năng. Các trường tự xác định quy mô đào tạo và áp dụng quy chế xét tuyển nên nhiều trường nhất là trường trung cấp ngoài công lập tuy mới thành lập nhưng đã tuyển sinh hết công suất, trong khi đang thiếu đội ngũ giảng viên cơ hữu, thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị và cơ sở thực hành. Chất lượng đào tạo không đồng đều giữa các trường do các điều kiện hỗ trợ học tập và trình độ giáo viên chênh lệch. Điều này đặt ra yêu cầu cần kiểm định chất lượng chặt chẽ hơn và cần có đánh giá chất lượng thực hành của ĐDVtrước khi cấp chứng chỉ hành nghề đối với ĐDV, HSV, đặc biệt là bậc đào tạo trung cấp. 3. CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC ĐD, HS 3.1 Mục tiêu 3.1.1 Mục tiêu chung Đến năm 2020, dịch vụ chăm sóc sức khỏe do ĐDV, HSV cung cấp bảo đảm an toàn, chất lượng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân và sự hài lòng của người bệnh tại các cơ sở KBCB; ngành ĐD và HS phát triển đạt theo chuẩn nghề nghiệp khu vực và quốc tế. 3.1.2 Mục tiêu cụ thể Mục tiêu cụ thể 1: Tăng cường chất lượng dịch vụ ĐD, HS nhằm bảo đảm an toàn, hiệu quả và tăng cường sự hài lòng của NB, người nhà NB và cộng đồng. Chỉ tiêu phấn đấu: Chỉ tiêu 1: Năm 2015, 100% các BV Trung ương, 70% các BV tuyến tỉnh, 50% số BV tuyến huyện và đến năm 2020, 100% các BV triển khai thực hiện đầy đủ các quy định về chăm sóc NB theo Thông tư 07/2011/TT-BYT. Chỉ tiêu 2: Năm 2015, 100% các BV tuyến Trung ương, 50% các BV tuyến tỉnh, tuyến huyện và đến năm 2020, 100% các BV tổ chức cho ĐDV, HSV làm việc theo ca tại các khoa trọng điểm, có cường độ làm việc cao của BV, bao gồm các khoa: Cấp cứu, Hồi sức tích cực, Gây mê – Phẫu thuật, Phòng đẻ, sơ sinh. Chỉ tiêu 3: Năm 2015,100% BV tuyến Trung ương, 50% các BV tuyến tỉnh, tuyến huyện và đến năm 2020, 100% các BV áp dụng mô hình chăm sóc phù hợp trên nguyên tắc lấy NB làm trung tâm và phát huy tính tự chủ của ĐDV, HSV. Chỉ tiêu 4: Năm 2015, 20% BV các tuyến và đến năm 2020, 80% BV các tuyến thực hiện phân cấp phạm vi thực hành của ĐDV, HSV theo trình độ đào tạo. Chỉ tiêu 5: Năm 2015, 30% các tỉnh, thành phố và đến năm 2020, 60% các tỉnh, thành phố áp dụng mô hình CSSK người cao tuổi tại nhà. Mục tiêu cụ thể 2: Hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo đảm tính tự chủ, độc lập và vị thế của nghề ĐD và HS trong CSSK nhân dân, quản lý và điều hành công tác ĐD và HS ở các cấp được xây dựng và hoàn thiện theo khuyến cáo quốc tế. Chỉ tiêu phấn đấu: 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Điều dưỡng cơ sở: Phần 1 - BS. Nguyễn Văn Thịnh
141 p | 624 | 88
-
Giáo trình Điều dưỡng cơ sở: Phần 2 - BS. Nguyễn Văn Thịnh
136 p | 284 | 56
-
Giáo trình Điều dưỡng cơ sở: Phần 1
104 p | 270 | 46
-
Giáo trình Điều dưỡng cơ sở: Phần 2
189 p | 136 | 32
-
Giáo trình Điều dưỡng cơ sở (Dành cho ngành Chăm sóc sắc đẹp) - CĐ Y tế Hà Nội
178 p | 27 | 11
-
Giáo trình Điều dưỡng cơ sở I (Ngành: Điều dưỡng) - Trường Trung học Y tế Lào Cai
273 p | 38 | 8
-
Giáo trình Điều dưỡng cơ sở II (Ngành: Điều dưỡng) - Trường Trung học Y tế Lào Cai
199 p | 42 | 7
-
Giáo trình Điều dưỡng cơ sở 1 (Ngành: Điều dưỡng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Sơn La
221 p | 20 | 7
-
Giáo trình Điều dưỡng cơ sở (Dùng cho sinh viên Cao đẳng Hộ sinh) - CĐ Y tế Hà Nội
428 p | 23 | 6
-
Giáo trình Điều dưỡng cơ sở 2 (Ngành: Điều dưỡng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Sơn La
146 p | 16 | 6
-
Giáo trình Điều dưỡng cơ sở (Ngành: Hộ sinh - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Sơn La
259 p | 12 | 5
-
Giáo trình Điều dưỡng cơ sở (Trình độ: Trung cấp) - CĐ Y tế Hà Nội
268 p | 18 | 5
-
Giáo trình Điều dưỡng cơ sở (Dùng cho sinh viên Cao đẳng Hình ảnh y học) - CĐ Y tế Hà Nội
262 p | 12 | 4
-
Giáo trình Điều dưỡng cơ sở (Trình độ: Trung cấp) - Trường Trung cấp Y tế Tây Ninh
283 p | 16 | 3
-
Giáo trình Điều dưỡng cơ bản 1 (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Cao đẳng văn bằng 2) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
294 p | 10 | 2
-
Giáo trình Điều dưỡng cơ bản và cấp cứu ban đầu (Ngành: Y sỹ - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
341 p | 6 | 1
-
Giáo trình Điều dưỡng cơ bản (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
215 p | 1 | 1
-
Giáo trình Điều dưỡng cơ bản 1 (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
294 p | 3 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn