intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Điều dưỡng cơ sở I (Ngành: Điều dưỡng) - Trường Trung học Y tế Lào Cai

Chia sẻ: Chuheo Dethuong25 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:273

36
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Điều dưỡng cơ sở I (Ngành: Điều dưỡng) cung cấp cho người học những kiến thức như: Những vấn đề cơ bản về điều dưỡng; Các kỹ thuật điều dưỡng cơ sở I. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Điều dưỡng cơ sở I (Ngành: Điều dưỡng) - Trường Trung học Y tế Lào Cai

  1. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MÔ ĐUN: ĐIỀU DƯỠNG CƠ SỞ I NGÀNH/NGHỀ: ĐIỀU DƯỠNG TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP Lào Cai, năm 2019 1
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình Điều dưỡng cơ sở I do tập thể giáo viên tổ môn điều dưỡng khoa Y- Dược trường cao đẳng Lào cai biên soạn, giáo trình được biên soạn dựa vào các tài liệu theo quy định của Bộ lao động thương binh và xã hội,Vụ Khoa học và đào tạo, Bộ Y tế, dựa trên những mục tiêu và nội dung trong khung chương trình đã được thống nhất, được cập nhật những thông tin kiến thức mới về lĩnh vực điều dưỡng, có đổi mới phương pháp biên soạn tạo tiền đề để giáo viên và học sinh áp dụng các phương pháp dạy – học hiệu quả, giúp cho h ọ c sinh nâng cao kiến thức cũng như thực hành và tự lượng giá. Giáo trình Điều dưỡng cơ sở I là những vấn đề cơ bản về điều dưỡng và các kỹ thuật điều dưỡng cơ bản trong chăm sóc người bệnh gồm 2 chương: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về điều dưỡng Chương 2: Các kỹ thuật điều dưỡng cơ sở I Tuy nhiên, trong quá trình biên soạn, không thể tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp ý kiến của các bạn đồng nghiệp, các thầy cô giáo và học sinh nhà trường để giáo trình môn học ngày càng hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn sự nhận xét đánh giá và góp ý của hội đồng thẩm định giáo trình để đưa tập giáo trình Điều dưỡng cơ sở I vào sử dụng giảng dậy chính thức trong nhà trường. 2
  3. MỤC LỤC GIÁO TRÌNH................................................................................................................................................ 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN............................................................................................................................ 2 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐIỀU DƯỠNG......................................................................9 1. LỊCH SỬ ĐIỀU DƯỠNG.......................................................................................................................... 9 1.1. LỊCH SỬ ĐIỀU DƯỠNG THẾ GIỚI............................................................................................ 9 1.2. LỊCH SỬ ĐIỀU DƯỠNG VIỆT NAM........................................................................................14 2. NHU CẦU CƠ BẢN CỦA CON NGƯỜI VÀ MỐI LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC ĐIỀU DƯỠNG........19 2.1. GIỚI THIỆU..................................................................................................................... 19 2.2. HỌC THUYẾT CỦA ABRAHAM H. MASLOW (1908-1970) VỀ NHU CẦU CƠ BẢN CỦA CON NGƯỜI......19 2.3. NHU CẦU CƠ BẢN CỦA NGƯỜI BỆNH VÀ CHĂM SÓC.................................................................22 2.4. SỰ LIÊN QUAN GIỮA NHU CẦU VÀ NGUYÊN TẮC ĐIỀU DƯỠNG....................................................23 2.5. KẾT LUẬN....................................................................................................................... 24 3. NHỮNG NGUYÊN TẮC ĐIỀU DƯỠNG CƠ BẢN.................................................................................24 3.1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN..................................................................................................... 24 3.2. CÁC ĐỊNH NGHĨA VỀ ĐIỀU DƯỠNG.......................................................................................25 3.3. CÁC HỌC THUYẾT VÀ NGUYÊN LÝ CƠ BẢN..............................................................................26 3 . VAI TRÒ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA NGƯỜI ĐIỀU DƯỠNG......................................................29 3.1. VAI TRÒ CỦA NGƯỜI ĐIỀU DƯỠNG.......................................................................................29 3.2.CHỨC NĂNG CỦA NGƯỜI ĐIỀU DƯỠNG..................................................................................31 4. CHUẨN ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA NGƯỜI ĐIỀU DƯỠNG VIỆT NAM VÀ QUY ĐỊNH VỀ QUY TẮC ỨNG XỬ CỦA CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC, NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀM VIỆC TẠI CÁC CƠ SỞ Y TẾ ................................................................................................................................................................... 40 4.1. GIỚI THIỆU..................................................................................................................... 40 4.2. NỘI DUNG CỦA CHUẨN ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA ĐIỀU DƯỠNG VIÊN......................................41 4.3. NỘI DUNG ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA ĐIỀU DƯỠNG DƯỠNG VIÊN............................................42 4.4. QUY TẮC ỨNG XỬ CỦA NVYT THEO QUY ĐỊNH THÔNG TƯ 07/2014/TT-BYT..............................49 5. QUY TRÌNH ĐIỀU DƯỠNG.................................................................................................................. 51 5.1. GIỚI THIỆU..................................................................................................................... 51 5.2. CÁC THÀNH PHẦN CỦA QUY TRÌNH ĐIỀU DƯỠNG.....................................................................53 6. HỒ SƠ NGƯỜI BỆNH VÀ CÁCH GHI CHÉP.......................................................................................60 6.1. GIỚI THIỆU..................................................................................................................... 60 6.2. MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC GHI CHÉP HỒ SƠ..................................................................................60 6.3. NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG, GHI CHÉP VÀ BẢO QUẢN HỒ SƠ..........................................................60 6.4. QUY ĐỊNH VỀ SẮP XẾP VÀ DÁN HỒ SƠ NGƯỜI BỆNH................................................................86 7. TIẾP NHẬN NGƯỜI BỆNH ĐẾN KHÁM, NHẬP VIỆN VÀ CHUẨN BỊ CHO NGƯỜI BỆNH CHUYỂN KHOA, CHUYỂN VIỆN VÀ RA VIỆN......................................................................................................... 86 7.1. GIỚI THIỆU..................................................................................................................... 86 7.2. XU HƯỚNG THỰC HÀNH DỰA TRÊN CHỨNG CỨ......................................................................86 7.3. TIẾP NHẬN NGƯỜI BỆNH ĐẾN KHÁM, VÀO VIỆN.......................................................................87 7.4. CHUẨN BỊ CHO NGƯỜI BỆNH CHUYỂN KHOA, CHUYỂN VIỆN.......................................................92 3
  4. 7.5. CHUẨN BỊ CHO NGƯỜI BỆNH RA VIỆN...................................................................................95 7.6. ĐO CHIỀU CAO – CÂN NẶNG.............................................................................................. 98 7. 7. ĐÁNH GIÁ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH.........................................102 7.8. TÓM TẮT KỸ NĂNG.......................................................................................................... 102 CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG I................................................................................................................ 104 CHƯƠNG 2. CÁC KỸ THUẬT ĐIỀU DƯỠNG CƠ SỞ I..........................................................................105 8.1. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC BẢO QUẢN CÁC DỤNG CỤ Y TẾ THƯỜNG DÙNG...............................105 8.2. PHÂN LOẠI CÁC DỤNG CỤ Y TẾ THƯỜNG DÙNG:....................................................................106 8.3. XỬ LÝ VÀ BẢO QUẢN CÁC DỤNG CỤ Y TẾ THƯỜNG DÙNG:......................................................106 8.4. NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý:................................................................................................113 9. CÁC TƯ THẾ NGHỈ NGƠI TRỊ LIỆU THÔNG THƯỜNG....................................................................114 9.1. MỤC ĐÍCH.................................................................................................................... 114 9.2. CÁC TƯ THẾ NGHỈ NGƠI TRỊ LIỆU THÔNG THƯỜNG................................................................114 9.3. QUY TRÌNH KỸ THUẬT...................................................................................................... 115 9.4. NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý................................................................................................. 120 10.TRỢ GIÚP THẦY THUỐC KHÁM BỆNH............................................................................................ 120 10.1.MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC TRỢ GIÚP THẦY THUỐC KHÁM BỆNH.......................................................120 10.2. CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI TRỢ GIÚP THẦY THUỐC KHÁM BỆNH....................................................120 10.3. CÁC TƯ THẾ KHÁM BỆNH............................................................................................... 121 11. CHUẨN BỊ GIƯỜNG BỆNH............................................................................................................... 123 11.1. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC CHUẨN BỊ GIƯỜNG BỆNH.........................................................123 11.2. GIƯỜNG VÀ CÁC DỤNG CỤ DÙNG KHI CHUẨN BỊ GIƯỜNG BỆNH..............................................123 11.3. NUYÊN TẮC CHUẨN BỊ GIƯỜNG BỆNH...............................................................................125 11.4. PHÂN LOẠI CÁC CÁCH CHUẨN BỊ GIƯỜNG...............................................................125 11.5. QUY TRÌNH KỸ THUẬT CỦA CHUẨN BỊ GIƯỜNG BỊ GIƯỜNG BỆNH.............................................126 12. CHĂM SÓC HÀNG NGÀY VÀ VỆ SINH CHO NGƯỜI BỆNH..........................................................135 12.1. MỤC ĐÍCH CỦA CHĂM SÓC HÀNG NGÀY VÀ VỆ SINH CHO NGƯỜI BỆNH....................................135 12.2. CHĂM SÓC RĂNG MIỆNG................................................................................................ 135 12.3. RỬA MẶT.................................................................................................................... 137 12.4. CHẢI ĐẦU VÀ GỘI ĐẦU.................................................................................................. 138 12.5. TẮM CHO NGƯỜI BỆNH TẠI GIƯỜNG.................................................................................140 13. ĐO MẠCH, NHIỆT ĐỘ, HUYẾT ÁP, ĐẾM NHỊP THỞ.......................................................................146 13.1. ĐẠI CƯƠNG................................................................................................................ 146 13.2. THEO DÕI MẠCH.......................................................................................................... 146 13.3. THEO DÕI NHIỆT ĐỘ CƠ THỂ.......................................................................................... 150 13.4. THEO DÕI HUYẾT ÁP..................................................................................................... 157 13.5. ĐẾM TẦN SÓ THỞ....................................................................................................... 164 13.6. NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI ĐO DẤU HIỆU SINH TỒN..........................................................167 14. KỸ THUẬT DÙNG THUỐC: ĐƯỜNG TIÊM, ĐƯỜNG UỐNG, NHỎ THUỐC...................................170 14.1. NHỮNG YÊU CẦU CẦN THIẾT CHO VIỆC DÙNG THUỐC...........................................................170 14.2. NGUYÊN TẮC CHUNG KHI CHO NGƯỜI BỆNH DÙNG THUỐC....................................................172 A. KỸ THUẬT DÙNG THUỐC BẰNG ĐƯỜNG TIÊM..............................................................................172 14.1. ĐẠI CƯƠNG................................................................................................................ 172 4
  5. 14.2. KỸ THUẬT TIÊM TRONG DA......................................................................................180 14.3. KỸ THUẬT TIÊM DƯỚI DA...............................................................................................184 14.4. KỸ THUẬT TIÊM BẮP...................................................................................................... 186 14.5. KỸ THUẬT TIÊM TĨNH MẠCH............................................................................................191 14.6. KỸ THUẬT ĐƯA THUỐC VÀO CƠ THỂ BẰNG ĐƯỜNG MIỆNG....................................................193 14.7. THUỐC DÙNG NGOÀI DA, NIÊM MẠC.................................................................................196 QUY TRÌNH KỸ THUẬT TIÊM TĨNH MẠCH............................................................................................209 QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHO NGƯỜI BỆNH UỐNG THUỐC................................................................210 15. TRUYỀN DỊCH................................................................................................................................... 211 15.1. KHÁI NIỆM...................................................................................................................................... 211 15.6. NGUYÊN TẮC TRUYỀN TĨNH MẠCH:...................................................................................211 15.7. QUY TRÌNH KỸ THUẬT.................................................................................................... 212 15.7.1. CHUẨN BỊ NGƯỜI BỆNH.............................................................................................. 212 QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRUYỀN DỊCH................................................................................................. 217 16. CÁCH LẤY BỆNH PHẨM LÀM XÉT NGHIỆM..................................................................................219 16.1. MỤC ĐÍCH....................................................................................................................................... 219 16.3. CÁCH LẤY ĐỜM, PHẦN, MỦ ĐỂ XÉT NGHIỆM:......................................................................222 16.3.1. CHUẨN BỊ NGƯỜI BỆNH:.............................................................................................222 16.4. CÁCH LẤY NƯỚC TIỂU XÉT NGHIỆM:.................................................................................224 17. LIỆU PHÁP ÔXY................................................................................................................................ 226 17.1. ĐẠI CƯƠNG................................................................................................................................... 226 17.5. HỆ THỐNG VÀ DỤNG CỤ CUNG CẤP OXY............................................................................227 QUY TRÌNH KỸ THUẬT THỞ OXY......................................................................................................... 235 18.2. CÁC KIỂU BĂNG CƠ BẢN:............................................................................................... 237 18.3. ỨNG DỤNG CÁC KIỂU BĂNG CƠ BẢN ĐÊ BĂNG CÁC VẾT THƯƠNG TRÊN CƠ THỂ........................240 18.4. BĂNG TAM GIÁC........................................................................................................... 247 18.5.BĂNG DẢI.................................................................................................................... 249 18.6. CÁCH CỐ ĐỊNH BĂNG TRƯỚC KHI KẾT THÚC.......................................................................251 18.7. THEO DÕI BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN SAU KHI BĂNG..................................................................251 QUY TRÌNH KỸ THUẬT BĂNG BẰNG BĂNG CUỘN VÙNG ĐẦU MẶT CỔ.........................................253 QUY TRÌNH KỸ THUẬT BĂNG BẰNG BĂNG CUỘN VÙNG CHI TRÊN...............................................255 19. THỤT THÁO - THỤT GIỮ.................................................................................................................. 259 19.1. THỤT GIÁO................................................................................................................. 259 19.2. THỤT GIỮ................................................................................................................... 262 19.2.1. MỤC ĐÍCH:.............................................................................................................. 262 QUY TRÌNH KỸ THUẬT THỤT THÁO..................................................................................................... 264 BẢNG QUY TRÌNH KỸ THUẬT THỤT THÁO.........................................................................................265 20. ĐO LƯỢNG DỊCH VÀO RA............................................................................................................... 266 20.1. ÐẠI CƯƠNG................................................................................................................ 266 20.2. XÁC ĐỊNH NGUỒN DỊCH VÀO, DỊCH RA..............................................................................266 20.3. QUY TRÌNH KỸ THUẬT.................................................................................................... 267 5
  6. 21. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH HẤP HỐI TỬ VONG..............................................................................270 21.1. ĐẠI CƯƠNG................................................................................................................ 270 21.2. NĂM GIAI ĐOẠN CUỐI CÙNG CỦA CUỘC ĐỜI NGƯỜI BỆNH.....................................................270 21.3. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH Ở GIAI ĐOẠN CUỐI.......................................................................270 21.4. NHẬN BIẾT NHỮNG DẤU HIỆU DẪN ĐẾN SỰ CHẾT................................................................272 21.5. QUY TRÌNH KỸ THUẬT CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH TỬ VONG......................................................273 CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG II............................................................................................................... 274 TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐỂ DẠY VÀ HỌC.............................................................................................. 275 6
  7. Tên môn học: ĐIỀU DƯỠNG CƠ SỞ I Mã môn học: MH 10 Vị trí tính chất môn học - Vị trí: Sinh viên được học sau môn: Giải phẫu Sinh lý; Dược lý. - Tính chất: là môn học lý thuyết cơ sở bắt buộc Mục tiêu của môn học * Kiến thức Trình bày được lịch sử điều dưỡng,các học thuyết cơ bản, tổ chức ngành điều dưỡng, những nguyên tắc cơ bản của điều dưỡng. Trình bày được chuẩn năng lực, chuẩn đạo đức và quy tắc ứng xử của người điều dưỡng. Mô tả được vai trò, nhiệm vụ, chức năng của người điều dưỡng Trình bày định nghĩa, mục đích và các bước của quy trình điều dưỡng Phân biệt sự khác nhau giữa chẩn đoán điều dưỡng và chẩn đoán điều trị Trình bày mục đích, nguyên tắc sử dụng, ghi chép và bảo quản hồ sơ bệnh án Trình bày các thủ tục cần thiết khi đến khám, vào viên, chuyển khoa, chuyển viện Trình bày đánh giá tình trạng dinh dưỡng cho người bệnh qua chiều cao, cân nặng, chỉ số BMI. * Kỹ năng Vận dụng được kiến thức vào việc học tập , học các môn học khác và công tác chăm sóc người bệnh. * Năng lực tự chủ và trách nhiệm Rèn luyện thái độ và tác phong nghiêm túc, thận trọng, chính xác, khoa học trong thực hành nghề nghiệp. Nội dung môn học: Thời gian (giờ) Số Thực hành, Tên chương, mục Tổng Lý Kiểm TT thảo luận, số thuyết tra bài tập 1 Lịch sử Điều dưỡng 1 1 2 Nhu cầu cơ bản của con người và mối liên 1 1 quan đến công tác điều dưỡng 3 Những nguyên tắc điều dưỡng cơ bản 2 2 4 Vai trò, chức năng , nhiệm vụ của người 1 1 điều dưỡng 7
  8. 5 Chuẩn đạo đức nghề nghiệp của người điều dưỡng Việt nam và quy định về quy tắc ứng 2 2 xử của công chức viên chức, người lao động làm việc tại các cơ sở y tế 5 Quy trình điều dưỡng 6 2 4 6 Hồ sơ người bệnh và cách ghi chép 2 1 1 7 Tiếp nhận người bệnh vào viện, ra viện, 1 1 chuyển viện 8 Sử dụng, bảo quản dụng cụ y tế trong buồng 2 1 1 bệnh. 9 Các tư thế nghỉ ngơi trị liệu thông thường 3 1 2 10 Trợ giúp thầy thuốc khám bệnh 1 1 11 Chuẩn bị giường bệnh 5 1 4 12 Chăm sóc hàng ngày, vệ sinh cho người 5 1 4 bệnh 13 Dấu hiệu sinh tồn - cách chăm sóc 8 2 6 14 Kỹ thuật dùng thuốc: đường tiêm, uống 1 20 4 15 thuốc, nhỏ thuốc 15 Truyền dịch 6 2 4 16 Kỹ thuật lấy bệnh phẩm xét nghiệm 5 2 3 17 Liệu pháp Oxy 5 1 4 18 Kỹ thuật băng 6 2 4 19 Thụt tháo - thụt giữ 5 1 3 1 20 Đo lượng dịch vào ra 2 1 1 21 Chăm sóc người bệnh hấp hối tử vong 1 1 Tổng 90 30 58 2 8
  9. CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐIỀU DƯỠNG Mục tiêu: * Kiến thức: Trình bày được lịch sử điều dưỡng,các học thuyết cơ bản, tổ chức, khái niệm ngành điều dưỡng, những nguyên tắc cơ bản của điều dưỡng. Trình bày được chương trình hành động quốc gia về tăng cường công tác điều dưỡng. Trình bày được chuẩn năng lực, chuẩn đạo đức và quy tắc ứng xử của người điều dưỡng. Mô tả được vai trò, nhiệm vụ, chức năng của người điều dưỡng. Phân tích được 5 nhu cầu cơ bản của con người theo bậc thang nhu cầu của Maslow. Trình bày được 14 nhu cầu cơ bản của người bệnh theo Virginnia Henderson. Trình bày được mục đích ghi chép hồ sơ, nguyên tắc sử dụng,cách ghi chép và bảo quản hồ sơ. Trình bày được mục đích và các thủ tục cần thiết khi người bệnh đến khám, nhập viện, chuyển khoa, chuyển viện và ra viện. * Kỹ năng Áp dụng kiến thức đã học để ghi chép được các biểu mẫu theo dõi,tiếp nhận người bệnh đến khám, vào viện, chuyển khoa, chuyển viện và ra viện an toàn, chăm sóc đúng quy định và chính xác * Năng lực tự chủ và trách nhiệm Rèn luyện đức tính cẩn thận, chính xác khi ghi chép các biểu mẫu theo dõi, chăm sóc người bệnh. Thể hiện được sự tự hào nghề nghiệp,ân cần, niềm nở và cảm thông với người bệnh khi người bệnh đến khám, vào viện, chuyển khoa, chuyển viện và ra viện. 1. LỊCH SỬ ĐIỀU DƯỠNG 1.1. Lịch sử điều dưỡng thế giới. Điều dưỡng khởi nguồn từ chức năng thiên bẩm làm mẹ. Từ thời hoang sơ cho đến thế giới văn minh hiện đại ngày nay, điều dưỡng đã tồn tại và phát triển với tư cách là nền tảng cho sự nghiệp chăm sóc bảo vệ loài người. Về mặt thuật ngữ: Điều dưỡng mang ý nghĩa nuôi nấng. Thuật ngữ nurse lưu hành và mở rộng qua nhiều thế kỷ đã bao hàm cả nghĩa săn sóc người ốm 9
  10. 1.1.1. Thời kỳ nguyên thuỷ với điều dưỡng sơ khai. Thời hoang sơ người nguyên thuỷ cho rằng linh hồn tội lỗi cũng như tà ma yêu quái gây ra ốm đau, bệnh tật và người ta chữa bệnh bằng các hình thức cũng rất nguyên kĩy: - Đập mạnh vào thân thể người ốm để đánh đuổi linh hồn tội lỗi ra ngoài - Để trục xuất linh hồn tội lỗi ra khỏi đường tiêu hoá, người ta dùng các loại thảo dược với công dụng khác nhau: thuốc xổ (Purgatives), thuốc gây nôn (Emetics) - Tiếng ồn khủng khiếp cũng được sử dụng để tống khứ tà ma yêu quái trú ngụ trong đầu, dồn nó thoát ra qua các lỗ hổng trên hộp sọ. - Hình tượng Shama: các thầy thuốc (Medicine man) hoặc thầy mo (Witch doctor) là các chuyên gia thực hiện các nghi lễ chữa bệnh bao gồm cả nhảy múa, ca hát và chơi nhạc cụ, thường kéo dài nhiều giờ, nhiều ngày. 1.1.2. Thời kỳ văn minh cổ đại. Người Hy Lạp và La Mã cho rằng bệnh chính là sự nguyền rủa và trừng phạt được trút lên đầu kẻ loạn nghịch báng bổ thần thánh, bởi vậy: Những nơi đền thờ trở thành nơi cầu nguyện chữa bệnh. Các nhà lãnh đạo tôn giáo đảm nhiệm việc chữa bệnh gọi là pháp sư. Người bệnh cầu nguyện kết hợp dùng một vài thứ thuốc kết hợp với nhau. Thời kỳ này đã hình thành mối liên kết y tế - tôn giáo. Về hoạt động điều dưỡng nổi lên hai tấm gương tiêu biểu: + Năm 60 sau công nguyên bà Phoebe (Hy lạp) đã đến từng gia đình có người ốm để giúp đỡ chăm sóc. Bà được tôn vinh là nữ điều dưỡng đầu tiên của thế giới. + Thế kỷ thứ IV, bà Fabiola (La Mã) đã tự nguyện biến căn nhà sang trọng của mình thành bệnh viện đón những người nghèo khổ, đau ốm về để nuôi dưỡng chăm sóc. Điều dưỡng trong thế giới cơ đốc giáo việc chăm sóc người ốm và người có hoàn cảnh đáng thương được gắn kết một ý nghĩa tinh thần là lòng kính Chúa. Cơ đốc giáo đã góp phần tôn vinh hình tượng điều dưỡng như một vị thánh: Chăm sóc người ốm trở thành việc làm cao quý. Tu viện trở thành nơi nương tựa cho người nghèo và người ốm. Thầy dòng và tăng đồ gánh vác các dịch vụ điều dưỡng và chăm sóc người bệnh. Đội ngũ nữ điều dưỡng đầu tiên là các bà trợ tế của nhà thờ về sau họ trở thành nicô. Thánh Paula là một bà goá giàu có đã cải tâm theo đạo cơ đốc và dành cả quãng đời còn lại để chăm sóc những người đau ốm. Cơ đốc giáo có một sự tác động lớn lao đối với việc thực hành điều dưỡng. Khi đạo cơ đốc phát triển, nhà thờ đã xây các bệnh viện để chăm sóc người ốm người mất trí và các người bệnh phong. Năm 717 sau công nguyên, một bệnh viện có tên là Santo Spirito Hospital đã được xây dựng ở Roma theo lệnh của đức giáo hoàng (Pope). Người ta đã quan tâm đến sự sạch sẽ, tráng lệ nội thất của các bệnh viện. 1.1.3. Thời kỳ thập tự chinh (Thánh chiến) Quãng thời gian giữa 1096 đến 1291 sau công nguyên, nhiều cuộc viễn chinh quân sự (thập tử chinh) của các quốc gia Thiên chúa giáo châu Âu chinh phục Jerusalem, giành lại đất thánh từ tay những người đạo Hồi thời trung cổ. 10
  11. Trên đường hành hương tới đất thánh, các “chiến binh của chúa” đã gặp nhiều bất hạnh, nhiều sinh mạng bị chết vì đói ăn, bởi bệnh tật hơn là bị giết do chiến trận. Thời kỳ viễn chinh châu Âu, bệnh tật (như bệnh phong, giang mai, các bệnh gia liễu khác) và sự đau ốm lan tràn nhanh chóng theo sau các vụ dịch. Về mặt điều dưỡng: Lực lượng điều dưỡng quân đội được hình thành để chăm sóc các chiến binh bị ốm và bị thương. Các tu sỹ bệnh viện, các nghĩa hiệp đã tình nguyện tham gia đội ngũ điều dưỡng này. Đội ngũ hành khất (ăn mày của bố thí) được hình thành để đưa tôn giáo và điều dưỡng đến với mọi người. Rất nhiều người chấp nhận điều dưỡng là nghề chính của họ, trong đó xuất hiện một số vị thánh điều dưỡng nổi tiếng như: Thánh Francis ở Assisi (1182-1226), Thánh Louis của pháp (1214-1270), thánh Elyzabeth của Bồ Đào Nha (1271- 1336). Trong suốt thế kỷ XII đến thế kỷ XIV, số lượng các bệnh viện ở Châu Âu phát triển rất nhanh. Ở thế kỷ XIV, thứ bệnh gọi là “cái chết đen” hoành hành khắp Châu Âu 4 lần. Dịch lan truyền bởi chuột theo các con tàu lớn chuyên chở đi khắp Châu Âu. Hơn 60 triệu người (1/4 dân số thế giới thời ấy) đã chết do dịch này. Các bệnh viện tràn ngập người bệnh nhưng không có khả năng chữa trị mà thuần tuý chỉ là bị nhốt, canh giữ suốt 24 giờ trong ngày. 1.1.4. Thời kỳ phục hưng và phong trào cải cách Thế kỷ XVI, thế giới có 2 sự kiện lớn : Thời kỳ Phục hưng và phong trào cải cách. Thời kỳ phục hưng : có những đặc điểm đáng chú ý: Có sự suy giảm quyền lực nhà thờ trong đời sống xã hội . Đã có những mối quan tâm đến các sự kiện thế giới vượt ra ngoài ý chúa. Đã có những đổi mới quan điểm trong lĩnh vực nghệ thuật và khoa học. Các ngành khoa học đã có những ảnh hưởng to lớn đối với sự phát triển kiến thức y học Phong trào cải cách tôn giáo: Cuộc vận động cải tổ xã hội thiên chúa giáo La mã ở Châu Âu trong thế kỷ XVI dẫn đến việc ra đời giáo hội cải lương gọi là đạo tín hành (protestant) Châu Âu và thế giới phương tây phân chia thành những quốc gia Thiên chúa và quốc gia Tín lành. Sự cải cách tôn giáo không ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động điều dưỡng ở các quốc gia Thiên chúa giáo. Ngược lại, ở các quốc gia tín lành, bệnh viện và điều dưỡng bị xáo trộn gây ra sự thiếu hụt nghiêm trọng những nhân viên chăm sóc người ốm và người nghèo. Những tiến bộ trong y học Cách mạng khoa học và các ứng dụng của nó đã thúc đẩy y học phát triển mạnh mẽ: Sự sáng chế ra máy in đã giúp các nhà y học xuất bản và phổ biến các công trình nghiên cứu của họ. Nhiệt kế và ống nghe được chế tạo Tia X cũng được khai thác và sử dụng cho chẩn đoán. 11
  12. Ether và Chloroform được đưa vào khi gây mê toàn thân Hiểu biết về giải phẫu được nâng cao thông qua việc phẫu thuật (Operation) và mổ xác Phát hiện ra vi khuẩn và kiểm soát nhiễm khuẩn Năm 1863: Louis Pastuer đã phát minh ra vi khuẩn, ông cho rằng vi khuẩn là một loại vi sinh vật rất nhỏ bé mà mắt thường không nhìn thấy được và nó là nguyên nhân gây sốt chảy mủ vết mổ. Ông cũng đã phát minh ra vacxine và quy trình tiệt khuẩn để phòng chống nhiễm khuẩn. Năm1867: Joseph Lister đã giới thiệu cách sử dụng hóa chất tiệt khuẩn trong phòng mổ để giúp ngăn ngừa nhiễm khuẩn. (Suốt thời Lister, nhiễm khuẩn được thừa nhận là một tai hoạ không tránh được. Nhiễm khuẩn xuất hiện trong khu vực bệnh viện và cướp đi nhiều sinh mạng. Ai có đủ may mắn thì sau phẫu thuật hồi phục chậm và chỉ hồi phục phần nào). Tất cả những phát minh trên đã làm biến đổi một cách kỳ diệu nền y học thế giới. Tình hình Điều dưỡng sau giai đoạn cải cách tôn giáo. Ở các quốc gia thiên chúa, hoạt động điều dưỡng vẫn được duy trì ổn định Ngược lại, ở các quốc gia tin lành, tình hình Điều dưỡng trở nên tồi tệ: Các bệnh viện thuộc đạo thiên chúa giáo hoặc bị đóng cửa hoặc bị tiếp thu bởi những người đạo tin lành. Các thầy tu, ni cô bị sa thải gây tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng đội ngũ nhân viên chăm sóc lành nghề. Đội ngũ Điều dưỡng gồm toàn những phụ nữ mới chiêu mộ, trong đó nhiều người được giao phó công việc điều dưỡng thay vì bị tống giam. Các bệnh viện ở những nước có đạo tin lành trở nên tồi tệ như nhà tù. Người bệnh thường phải nằm ghép, vệ sinh kém và thường bùng phát bệnh nhiễm trùng. Biện pháp điều trị chủ yếu cho mọi loại bệnh là cho uống thuốc tẩy và trích máu. Tình cảnh điều dưỡng thật sự rơi vào “giai đoạn đen tối”. Nhân viên y tế không được đào tạo. Đa số trong họ là vô học, và thuộc tầng lớp xã hội thấp với nhiều thói hư tật xấu. Điều dưỡng viên được chiêu mộ từ các người bệnh ra viện, từ các tù nhân và từ các tầng lớp thấp nhất của xã hội. Họ cọ rửa, lau chùi, làm mọi thứ tạp dịch trong nhiều giờ, đôi khi lao động một mạch từ 24 đến 48 giờ. Với đồng lương tại thời điểm này, ít ỏi và thường bị khấu trừ, các điều dưỡng viên mong đợi và nhận biếu xén bất cứ khi nào có điều kiện. Không ai muốn vào nghề Điều dưỡng trừ khi họ không thể kiếm sống bằng bất kỳ nghề nào. Tình hình y tế: Trong giai đoạn này tình hình y tế cũng khá ảm đạm: Dịch bệnh tiếp tục xẩy ra ở Châu Âu từ thế kỷ 16 qua suốt thế kỷ 19. Hệ thống vệ sinh kém, xử lý chất thải không thoả đáng, thành phố bẩn thỉu, nguồn nước ô uế. Động vật gây hại như chuột, chấy rận, rệp gieo rắc nhiễm trùng. Tại London, gần 1/3 dân số chết trong dịch bệnh trong khoảng thời gian từ năm1603 - 1625. Cứ 10 người lành thì có một người chết hoặc bị rỗ mặt do đậu mùa. 12
  13. Tỷ lệ nhiễm trùng sản khoa, tử vong bà mẹ và trẻ em đặc biệt nghiêm trọng trong thế kỷ 18. Sốt sau đẻ hay còn gọi là sốt sản khoa rất phổ biến, nhiều ca tử vong là do bà đỡ hoặc phẫu thuật viên không rửa tay sạch. Có từ 10 -20% các bà mẹ sinh đẻ trong bệnh viện sản khoa bị tử vong. Tại London, khoảng thời gian năm 1730 - 1750, 75% của tất cả trẻ sơ sinh được rửa tội đã chết trước 5 tuổi. Trong 10272 trẻ em được vào bệnh viện Dublin Foundling trong suốt 21 năm ( 1775 - 1796) chỉ có 45 trẻ em sống sót, còn lại 99,6% bị tử vong. Sự lan truyền bệnh giang mai cũng là vấn đề trầm trọng. Mãi cho đến Thế kỷ 16, bản chất tình dục và đặc điểm xã hội của bệnh vẫn chưa được đề cập. Nhưng khi được chỉ rõ rằng giang mai được lây truyền qua quan hệ tình dục thì thái độ của dân chúng thay đổi rất nhanh. Và rồi sự bưng bít, che giấu trở nên phổ biến trong những người nhiễm bệnh, điều đó dẫn đến việc phát hiện và điều trị muộn màng hậu quả là sự lan truyền bệnh tiếp tục xảy ra thông qua hôn nhân. 1.1.5. Florence Nightingale người điều dưỡng vĩ đại. Florence Nightingale sinh ngày 12/5/1820 trong một gia đình người Anh giầu có. Sinh trưởng trong một gia đình quý tộc Anh, với bản tính thông minh, khi còn trẻ bà đã biểu lộ một niềm khát khao gắn bó với công việc điều dưỡng. Bà đã học và làm việc tại bệnh viện Kaiser - Weth (Đức) năm 1847, sau đó học thêm ở Paris năm 1853. Khi cuộc chiến tranh Crimean giữa Nga và các đồng minh Châu Âu trong đó có nước Anh nổ ra, tình hình thương vong của các chiến binh hết sức bi đát, khủng khiếp: Tỷ lệ tử vong cao do vết thương trầm trọng, do nhiễm trùng, do dịch tả và do thiếu sự chăm sóc chu đáo. Trước tình cảnh đó, Bộ trưởng chiến tranh Anh quyết định xoá bỏ tiền lệ và lần đầu tiên trong lịch sử nước Anh, gửi một đoàn nữ Điều dưỡng do Nightingale chỉ huy tới các bệnh viện quân đội. Nightingale được Bộ trưởng yêu cầu trông coi, giám sát các bệnh viện quân đội trên đất Thổ Nhĩ Kỳ. Nightingale rời nước Anh đến bệnh viện Scutari Barracks vào tháng 10/1854 với 38 Điều dưỡng viên gồm các tín đồ tôn giáo và một số người tình nguyện không chuyên nghiệp. Nightingale đã dũng cảm chịu đựng mọi khó khăn, gian khổ, vượt qua nhiều thách thức để tạo ra một môi trường vệ sinh sạch sẽ cho các bệnh viện chiến trường và có được nguồn thực phẩm chất lượng giúp nâng cao khả năng phục hồi sức khoẻ, phục hồi thương tật cho thương binh. Sau hai năm, tỷ lệ tử vong tại các bệnh viện tiền phương do bà phụ trách giảm từ 43% xuống 2%. Đêm đến khi các y tá khác đã đi ngủ, bà một mình đi thăm khắp bệnh viện. Bà dừng bước, chăm chút theo dõi tình trạng của những người người bệnh nặng. Những cuộc thăm người bệnh này được tiến hành đêm đêm với một ngọn đèn xách tay - ngọn đèn đã trở thành một biểu tượng nổi tiếng bất diệt. Sau chiến tranh Nightingale đã xây dựng lần đầu tiên một chương trình tổ chức đào tạo điều dưỡng. Một lần nữa bà lại phải dũng cảm đấu tranh cho những dự định của mình. Với sự ủng hộ của bệnh viện ST. Thomas ở London và với 50.000 bảng do dân chúng và binh lính 13
  14. biếu tặng riêng bà, năm 1860 trường điều dưỡng đầu tiên trên thế giới - Trường Nightingale ra đời. Những sinh viên tốt nghiệp chương trình đào tạo tại trường Nightingale ngay lập tức được các bệnh viện mời làm việc và về sau học trở thành những nhà lãnh đạo điều dưỡng ở trình độ quốc tế. Trường Nightingale đã góp phần tôn vinh nghề nghiệp Điều dưỡng, khẳng định phẩm chất, năng lực và cả sự kính trọng của xã hội đối với đội ngũ Điều dưỡng. Để tưởng nhớ công lao của bà, Hiệp hội Điều dưỡng quốc tế (International Counsil of Nurses) quyết định lấy ngày 12/5 (ngày sinh của Florence Nightingale) là ngày điều dưỡng Quốc tế hàng năm. 1.2. Lịch sử Điều dưỡng Việt Nam. Xuất xứ của Điều dưỡng Việt Nam cũng từ chức năng thiên bẩm làm mẹ. Các bà mẹ Việt Nam xa xưa đã nuôi dưỡng, chăm sóc con cái và gia đình mình, ngoài ra còn biết trao đổi, học tập, phổ biến những bài thuốc, những cách chữa bệnh cổ truyền lưu hành trong dân gian. Thời phong kiến, đã nổi lên 2 danh y: Hải thượng Lãn ông và Tuệ Tĩnh sử dụng phép dưỡng sinh để chữa bệnh đạt hiệu quả cao. 1.2.1. Giai đoạn trước cách mạng tháng 8/1945. Thời Pháp đô hộ trước những năm 1900, người Pháp đã xây dựng một số bệnh viện tại Việt Nam. Họ đào tạo không chính quy theo kiểu cầm tay, chỉ việc cho đội ngũ phụ việc cho bác sĩ. Năm 1901, tại bệnh viện Chợ Quán (nơi điều trị bệnh tâm thần và phong) đã mở lớp đào tạo y tá đầu tiên. Ngày 20/12/1906, Toàn quyền Đông dương ban hành nghị định thành lập ngạch nhân viên điều dưỡng bản xứ. Năm 1910, tại bệnh viện Chợ Rẫy đã tiến hành đào tạo y tá đa khoa. Ngày 1/12/1912, Công sứ Nam kỳ ra nghị định tuy nhiên mãi đến 18/06/1923 mới (chính thức có nghị định) mở trường điều dưỡng bản xứ. Năm 1924 Hội ái hữu và nữ hộ sinh Đông Dương thành lập do ông Lâm Quang Thiêm. Hội đã đấu tranh đòi được đối xử công bằng với điều dưỡng bản xứ. Năm 1937 Hội Chữ thập đỏ Pháp tuyển sinh lớp y tá nữ đầu tiên tại Việt Nam (thành phố Sài gòn cũ). 1.2.2. Giai đoạn từ tháng 8/1945 đến năm 1954. Ngành y tế cách mạng non trẻ ra đời với vài chục bác sỹ, vài trăm y tá được đào tạo thời Pháp thuộc. Lớp y tá đầu tiên do y tế Việt Nam đào tạo do giáo sư Đỗ Xuân Hợp làm hiệu trưởng tại khu X Việt Bắc. Tiếp theo, liên khu III cũng mở lớp đào tạo y tá. Năm 1950 đã mở nhiều lớp đào tạo y tá cấp tốc 3 tháng. Cục quân y cũng mở một số lớp đào tạo y tá trưởng nhưng chương trình chưa hoàn thiện. 14
  15. Trong hoàn cảnh khó khăn thiếu thốn của cuộc kháng chiến chống Pháp, việc điều trị bệnh binh, thương binh ngoài mặt trận nhờ chính vào sự chăm sóc của đội ngũ Điều dưỡng. 1.2.3. Giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1975. 1.2.3.1. Miền Nam. - 1956: Mở trường đào tạo điều dưỡng 3 năm. - 1968: Mở thêm ngạch đào tạo điều dưỡng sơ học 12 tháng. - Từ những năm 60 đã có sở y tế thuộc Bộ Y tế. - 1970: Hội điều dưỡng Việt Nam được thành lập - 1973: Mở lớp Điều dưỡng y tế cộng đồng 3 năm. 1.2.3.2. Miền Bắc. - 1954: Xây dựng chương trình Y tá sơ cấp. - 1968: Xây dựng chương trình đào tạo Y tá trung cấp. Thời gian học là 2 năm 6 tháng. Đến năm 1975 thì học sinh vào trường này phải tốt nghiệp trung học. - Bộ Y tế gửi một số giảng viên đi tập huấn ở Liên Xô, cộng hoà dân chủ Đức, Ba Lan. - Việc đào tạo điều dưỡng trưởng cũng được quan tâm ngay từ năm 1960. - Ngày 21 tháng 11 năm 1963, Bộ trưởng Bộ Y tế ra quyết định về chức vụ y tá trưởng ở các cơ sở điều trị bệnh viện, viện điều dưỡng, trại phong, bệnh xá từ 30 giường bệnh trở lên. 1.2.4. Giai đoạn từ 1975 đến 1990 Lịch sử tên gọi: danh từ "Nurse" được gọi là Y tá ở miền Bắc và gọi là điều dưỡng ở miền Nam. Y tá là một chức danh chính thức do nhà nước quy định, tuy nhiên cán bộ y tế và nhân dân các tỉnh phía nam quen gọi y tá là điều dưỡng. Từ đó xuất hiện một danh từ kép là Y tá-Điều dưỡng để dung hoà trong trong giai đoạn quá độ. Sau 1975 Bộ Y tế đã thống nhất chỉ đạo công tác chăm sóc và điều trị người bệnh trong cả nước, nghề Điều dưỡng cũng có tiếng nói chung cho cả 2 miền. 1.2.4.1.Về công tác tổ chức 1982 Bộ ban hành chức danh Y tá trưởng bệnh viện, trưởng khoa. Năm 1987, với sự hỗ trợ của các chuyên gia điều dưỡng Thụy Điển phòng Y tá đầu tiên được thành lập tại bệnh viện Nhi Trung ương và Ban Y tá được thành lập tại bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí. Cũng vào những năm này Bộ Y tế thành lập tổ nghiên cứu công tác y tá quốc gia. Ngày 14/7/1990 BYT ban hành Quyết định: 570/BYT-QĐ thành lập phòng Điều dưỡng trong các bệnh viện có từ 150 giường bệnh trở lên. 15
  16. 1.2.4.2.Về công tác đào tạo, phát triển nhân lực Điều dưỡng Năm 1985 mở khoá đào tạo đại học Điều dưỡng tại chức đầu tiên tại trường ĐH Y Hà Nội và Y dược TP. Hồ Chí Minh. Về công tác phát triển hội nghề nghiệp Năm 1986, sau hàng loạt những cố gắng của những người lãnh đạo điều dưỡng các tỉnh phía nam, Hội điều dưỡng khu vực thành phố HCM được thành lập và đã xuất bản được nội san điều dưỡng. Năm 1989, Hội điều dưỡng Thủ đô Hà nội và Quảng Ninh ra đời. 3 Hội điều dưỡng trên đã đặt nền tảng cho việc hình thành tổ chức hội điều dưỡng sau này. Năm 1990, Hội y tá - điều dưỡng Việt nam được Chính phủ cho phép thành lập. Hội là một tổ chức có pháp nhân đại diện cho người điều dưỡng, nữ hộ sinh, KTV toàn quốc. Đại hội thứ nhất của Hội đã được tổ chức tại hội trường Ba đình lịch sử. Hội đã đươc nhà nước phê duyệt Điều lệ và được Nhà nước cho phép xuất bản Thông tin điều dưỡng, lần đầu tiên người điều dưỡng có tờ báo vừa đại diện cho tiếng nói chung của điều dưỡng vừa là diễn đàn để hội viên trao đổi nghề nghiệp. 1.2.4.3.Quan hệ và hợp tác quốc tế. Vào những năm 1980, các chuyên gia điều dưỡng Thuỵ Điển được cử đến làm việc ở bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển và bệnh viện Nhi trung ương là Bà Lola Carson, Ann.Marie Nilson, Sirka Bloom, Eva Jonhansson… đã có công trong việc đưa các quan niệm mới về điều dưỡng vào Việt nam. 1.2.5. Giai đoạn từ 1990 đến nay. 1.2.5.1. Về công tác tổ chức. Năm 1992, Bộ trưởng Bộ Y tế ra Quyết định số 356/BYT-QĐ ngày 13/3/1992 thành lập Phòng Y tá thuộc Vụ Quản lý sức khỏe. Ban đầu phòng chỉ có một biên chế và một số cán bộ trưng tập. Tháng 4/2002 Bộ trưởng Bộ Y tế đã ký quyết định phê duyệt kế hoạch hành động quốc gia về tăng cường công tác Điều dưỡng - Hộ sinh, giai đoạn 2002 - 2010, theo nội dung kế hoạch cho đến 2010 về mặt kiện toàn tổ chức: + Phấn đấu có 1 phó vụ trưởng là Điều dưỡng có trình độ trên đại học phụ trách công tác Điều dưỡng - Hộ sinh. + Bệnh viện Trung ương, bệnh viện tỉnh, bệnh viện bộ ngành có phòng Điều dưỡng, có một phó giám đốc bệnh viện là Điều dưỡng - Hộ sinh phụ trách công tác chăm sóc, mỗi khoa có 1 phó trưởng khoa là Điều dưỡng phụ trách công tác chăm sóc. + Trung tâm y tế quận, huyện, thành phố trực thuộc tỉnh có phòng Điều dưỡng - Hộ sinh, có một phó giám đốc trung tâm là Điều dưỡng - Hộ sinh phụ trách công tác chăm sóc. + Đảm bảo tỷ lệ 1 bác sỹ có 2,5 - 3 Điều dưỡng - Hộ sinh hoặc 1 Điều dưỡng - Hộ sinh cho 2 giường bệnh. Năm 2008, Phòng Y tá thuộc Vụ Điều trị được lấy tên là Phòng Điều dưỡng - Tiết chế, thuộc Cục Quản lý Khám, chữa bệnh. 16
  17. Phòng Điều dưỡng – Tiết chế của Bộ Y tế từ khi ra đời đến nay đã cùng đồng hành với Hội Điều dưỡng Việt Nam, hoạt động và thúc đẩy sự phát triển hệ thống quản lý điều dưỡng ở các cấp của hệ thống y tế. Phòng Điều dưỡng và Hội Điều dưỡng Việt Nam đã thống nhất 5 nguyên tắc hoạt động quản lý điều hành điều dưỡng là: (1) Điều hành thống nhất; (2) Hiểu rõ mục đích của hệ thống tổ chức; (3) Giao trách nhiệm và quyền hạn tương ứng cho điều dưỡng trưởng; (4) Duy trì thông tin hai chiều có hiệu quả; (5) Ủy quyền cho cấp dưới. Tháng 3/2010 Hội Điều dưỡng Việt Nam đã xây dựng kế hoạch chiến lược nâng cao năng lực và phát triển nghề điều dưỡng Việt Nam giai đoạn 2010-2015, theo Quyết định số 09/QĐ-HĐD ngày 05 tháng 03 năm 2010. Chiến lược đưa ra như sau: + Củng cố và phát triển hệ thống tổ chức Hội các cấp, đảm bảo hoạt động hiệu quả và phát triển bền vững. + Tăng cường hình ảnh, vị thế và giá trị của người Điều dưỡng trong ngành Y tế và trong xã hội. + Tăng cường xây dựng, bổ sung các chính sách, tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn thực hành Điều dưỡng - hộ sinh tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho sự phát triển của hệ thống và nghề Điều dưỡng tại Việt Nam. + Tăng cường công tác đào tạo thường xuyên và liên tục, nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực liên quan tới chuyên môn của hội viên. + Tăng cường năng lực và phạm vi hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước. + Xây dựng các mô hình cung cấp dịch vụ chăm sóc chất lượng cao. Ngày 12/4/2013 Bộ trưởng Bộ Y tế Ban hành Quyết định số 1215/QĐ-BYT về Chương trình hành động quốc gia về tăng cường công tác điều dưỡng- hộ sinh giai đoạn từ nay đến năm 2020. 1.2.5.2. Về công tác đào tạo, phát triển nhân lực Điều dưỡng Năm 1993 chuyển đổi mô hình đào tạo Y tá trung học thành Điều dưỡng trung học (tại trường Cao đẳng Y tế Nam Định). Năm 1994 mở lớp đào tạo cao đẳng Điều dưỡng, Hộ sinh, Kỹ thuật viên tại chức tại trường Cao đẳng Y tế Nam Định, trường ĐH Y Hà Nội, ĐH Y - Dược TP. Hồ Chí Minh. Năm 1995 tại trường Đại học Y Hà Nội, Y - Dược thành phố TP. Hồ Chí Minh đã mở hệ đào tạo cử nhân Điều dưỡng chính quy, hiện nay có thêm trường Đại học Y Huế. Năm 1998 tại trường Cao đẳng Y tế Nam Định mở hệ đào tạo Cao đẳng Điều dưỡng chính quy. Ngày 26/2/2004 trường Đại Học Điều dưỡng Nam Định được thành lập, đây là trường đại học chuyên ngành Điều dưỡng đầu tiên ở Việt Nam. Ở Việt Nam hiện nay ngành Điều dưỡng được đào tạo các hình thức khác nhau như: chính quy, liên thông, vừa làm vừa học và các trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học, thạc sỹ. Hiện nay cả nước có 20 cơ sở đào tạo Điều dưỡng trình độ đại học và sau đại học trong đó có 5 cơ sở đào tạo ngoài công lập, 39 cơ sở đào tạo điều dưỡng – hộ sinh trình độ cao đẳng và 67 trường trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề. 17
  18. Trường đại học Y dược Thành Phố Hồ Chí Minh đã đào tạo Thạc sĩ điều dưỡng từ năm 2007 đến nay và đã hoàn thành được 7 khóa, Trường đại học Y Hà Nội hợp tác với đại học Gothenberg Thụy Điển đào tạo 1 khóa thạc sỹ Nhi khoa. Trường đại học Y khoa Huế, Đại học Điều dưỡng Nam Định, Đại học Y – Dược Thái Nguyên đã đào tạo Điều dưỡng chuyên khoa I. Hệ thống đào tạo Y- Dược được quản lý bởi Hệ thống giáo dục và Y tế quản lý theo chuyên ngành. 1.2.5.3.Về công tác phát triển hội nghề nghiệp Hội Y tá - Điều dưỡng Việt Nam đổi tên thành Hội Điều dưỡng Việt Nam năm 1997, cho đến nay Hội đã hoạt động được 3 nhiệm kỳ với 6 lần đại hội, theo thứ tự: 10/1990; 3/1993; 5/1997; 5/2002; 10/2007 và 10/2012. Chủ tịch hội Điều dưỡng Việt Nam qua 4 lần đại hội là bà Vi Nguyệt Hồ, hiện nay chủ tịch Hội điều dưỡng Việt Nam là Thạc sỹ Phạm Đức Mục – nguyên Phó cục trưởng Cục quản lý khám chữa bệnh Bộ Y Tế, 4 Phó Chủ tịch là các ông, bà: Trần Quang Huy, Nguyễn Bích Lưu, Trần Thị Châu, và Tô Thị Điền. Tổng Thư ký là bà Nguyễn Thị Minh Tâm. Ở cấp tỉnh, thành Hội, tính đến tháng 2 năm 2010, Hội Điều dưỡng Việt Nam có 59 tỉnh, thành hội trong tổng số 63 tỉnh/thành trong cả nước. Các hội thành viên của Hội Điều dưỡng Việt Nam đều có tư cách pháp nhân, có con dấu, có điều lệ, hoạt động hiệu quả và tuân thủ pháp luật của Nhà nước. Ngoài ra, Hội Điều dưỡng Việt Nam có 01 hội ngành và 6 chi hội trực thuộc trung ương Hội, trong đó Chi Hội Giáo viên Điều dưỡng được thành lập gần đây nhất vào tháng 10 năm 2010 và 793 chi hội đã được thành lập tại các bệnh viện và các trường y với hơn 75.000 hội viên trên cả nước. Sự ra đời và hoạt động thường xuyên của Hội đã góp phần động viên đội ngũ Y tá - Điều dưỡng trong cả nước thêm yêu nghề và nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh. 1.2.5.4. Quan hệ và hợp tác quốc tế. Điều dưỡng Việt Nam được nhiều tổ chức điều dưỡng quốc tế giúp đỡ cả về tinh thần, vật chất, đào tạo bồi dưỡng kiến thức chuyên môn. Chúng ta đã có quan hệ với: + Bộ Y tế: WHO, JICA, ICN, UNFPA. + Hội Điều dưỡng Việt Nam: CNA, PI, HAIVN, QUT. + Các bệnh viện: JICA, Thụy Điển, Úc, Phần Lan, Mỹ… + Các trường điều dưỡng: Hà Lan, Mỹ, Thái Lan, Úc, Đài Loan, Singapore…. Kết luận. Ngành điều dưỡng thế giới trong vòng 50 năm trở lại đây đã có những bước chuyển biến rất quan trọng trên cả 4 lĩnh vực: Quản lý, giáo dục, nghiên cứu và thực hành. Ngành điều dưỡng Việt Nam có những thay đổi mang tính chất nền móng rất cơ bản kể từ 1990 sau khi Hội Điều Dưỡng Việt Nam ra đời, đó là: Đã hình thành hệ thống 18
  19. quản lý điều dưỡng ở các cấp, đào tạo điều dưỡng đã nâng lên ở trình độ cao đẳng và đại học, thực hành điều dưỡng đang có chuyển biến thông qua thực hiện chăm sóc người bệnh toàn diện, vị trí xã hội của người điều dưỡng đã được lãnh đạo các cấp của ngành y tế và xã hội nhìn nhận ngày càng đúng mức. 2. NHU CẦU CƠ BẢN CỦA CON NGƯỜI VÀ MỐI LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC ĐIỀU DƯỠNG 2.1. Giới thiệu. - Đối tượng phục vụ của điều dưỡng là con người: bao gồm cả người khoẻ và người bệnh. - Con người được tạo ra bởi các yếu tố thể chất, tinh thần và xã hội. - Có một số nhu cầu cơ bản phổ biến đối với tất cả mọi người. Những nhu cầu này được phân loại theo thứ tự ưu tiên. Tuy nhiên khi một số nhu cầu cần thiết (thiết yếu) được thoả mãn con người sẽ chuyển đến nhu cầu khác ở mức cao hơn. 2.2. Học thuyết của Abraham H. Maslow (1908-1970) về nhu cầu cơ bản của con người. Abraham Maslow sinh ngày 1/4/1908 tại Brooklyn, New York, Mỹ. Là tiến sỹ tâm lý học thuộc trường Đại học Tổng hợp Wisconsin. Năm 1954, Abraham Maslow đã đưa ra lý thuyết về nhu cầu của con người và nhu cầu này được sắp xếp theo các thứ bậc khác nhau. Lý thuyết của ông dựa trên bằng chứng quan sát từ những con người khoẻ mạnh, sáng tạo, sử dụng tất cả tài năng, tiềm năng và năng lực trong công việc. Vào thời điểm đó, phương pháp này khác biệt với các công trình nghiên cứu khác về tâm lý con người. Theo ông, con người có hai nhóm nhu cầu chính: Nhu cầu cơ bản (basic needs, bậc 1-2) và Nhu cầu bậc cao (meta needs, bậc 3,4,5) Những nhu cầu cơ bản của con người được Maslow phân cấp Hình 2.1: Chân như sau: dung A.H. Maslow 19
  20. Biểu đồ 2.1: Năm bậc thang nhu cầu của con người theo A.H. Maslow. Cấp độ thấp nhất và cơ bản nhất là nhu cầu thể chất hay thể xác của con người gồm nhu cầu ăn, mặc, ở... Cấp độ tiếp theo là nhu cầu an toàn hay nhu cầu được bảo vệ. Nhu cầu an toàn là an toàn về tính mạng và an toàn về tài sản. Cao hơn nhu cầu an toàn là nhu cầu quan hệ như quan hệ giữa người với người, quan hệ con người với tổ chức hay quan hệ giữa con người với tự nhiên. Con người luôn có nhu cầu yêu thương gắn bó. Cấp độ nhu cầu này cho thấy con người có nhu cầu giao tiếp để phát triển. Ở trên cấp độ này là nhu cầu được nhận biết và tôn trọng. Đây là mong muốn của con người nhận được sự chú ý, quan tâm và tôn trọng từ những người xung quanh và mong muốn bản thân là một “mắt xích” không thể thiếu trong hệ thống phân công lao động xã hội. Việc họ được tôn trọng cho thấy bản thân từng cá nhân đều mong muốn trở thành người hữu dụng theo một điều giản đơn là “xã hội chuộng của chuộng công”. Vì thế, con người thường mong muốn có địa vị cao để được nhiều người tôn trọng và kính nể. Vượt lên trên tất cả các nhu cầu đó là nhu cầu sự thể hiện. Đây là khát vọng và nỗ lực để đạt được mong muốn. Con người tự nhận thấy bản thân cần thực hiện một công việc nào đó theo sở thích và chỉ khi công việc đó được thực hiện thì họ mới cảm thấy hài lòng. Sơ đồ Maslow cho thấy các nhu cầu được phân loại và sắp xếp theo một trình tự khoa học, logic trong đó sự phân chia thành loại nhu cầu ở mức thấp và những nhu cầu ở mức cao, đồng thời chúng thể hiện một ý nghĩa và mối tương quan đặc biệt. - Nhu cầu ở mức thấp thể hiện những đòi hỏi gần với bản năng của con người, nó cấp thiết hơn, gần gũi và quy mô hơn. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2