intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Điều dưỡng cơ bản và cấp cứu ban đầu (Ngành: Y sỹ - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:341

7
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Điều dưỡng cơ bản và cấp cứu ban đầu (Ngành: Y sỹ - Trình độ: Trung cấp)" được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên nắm được các kiến thức về: Vai trò, đạo đức của người điều dưỡng; những nhu cầu cơ bản của con người và ứng dụng trong chăm sóc người bệnh nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc người bệnh toàn diện; những trường hợp áp dụng, không áp dụng, tai biến có thể xảy ra khi tiêm thuốc, truyền dịch tĩnh mạch, cho người bệnh thở oxy, hút đờm dãi và một số kỹ thuật cấp cứu ban đầu như sơ cứu gãy xương, sơ cứu chảy máu, hồi sinh tim phổi... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Điều dưỡng cơ bản và cấp cứu ban đầu (Ngành: Y sỹ - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA TRUỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: ĐIỀU DƢỠNG CƠ BẢN & CẤP CỨU BAN ĐẦU NGÀNH/NGHỀ: Y SỸ TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP (Ban hành kèm theo Quyết định số: 549/QĐ-CĐYT-ĐT ngày 9/8/2021 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa) Thanh Hóa, 2021
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể đƣợc phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
  3. 1 LỜI GIỚI THIỆU Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá có bề dày lịch sử đào tạo các thế hệ cán bộ Y - Dược, xây dựng và phát triển hơn 60 năm. Hiện nay, Nhà trường đã và đang đổi mới về nội dung, phương pháp và lượng giá học tập của học sinh, sinh viên nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo. Để có tài liệu giảng dạy thống nhất cho giảng viên và tài liệu học tập cho học sinh, sinh viên; Đảng uỷ - Ban Giám hiệu Nhà trường chủ trương biên soạn tập bài giảng của các chuyên ngành mà Nhà trường đã được cấp phép đào tạo. Tập bài giảng Điều dưỡng cơ bản & cấp cứu ban đầu được các giảng viên Bộ môn Điều dưỡng biên soạn dùng cho hệ Trung cấp Y sỹ dựa trên chương trình đào tạo của Trường ban hành năm 2021, Thông tư 03/2017/BLĐTBXH ngày 01 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động thương binh xã hội. Môn học giúp cho người học nắm được kiến thức, kỹ năng của các kỹ thuật điều dưỡng cơ bản và kỹ thuật cấp cứu ban đầu, giúp người học sau khi ra trường có thể vận dụng tốt các kiến thức về kỹ thuật điều dưỡng đã học vào hoạt động nghề nghiệp. Tuy nhiên trong qua trình biên soạn tập bài giảng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tập thể biên soạn xin ghi nhận các ý kiến đóng góp xây dựng của các nhà quản lý, đồng nghiệp, độc giả và học sinh, những người sử dụng cuốn sách này để nghiên cứu bổ sung cho tập bài giảng ngày càng hoàn thiện hơn. Thanh Hóa, tháng 8 năm 2021
  4. 2 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên TS.BS MAI VĂN BẢY 2. Những ngƣời biên soạn ĐDCK1. TRẦN THỊ THANH HUYỀN ThS. CHU THỊ HOÀNG ANH ThS. ĐỖ THỊ ÁNH TUYẾT CN. NGUYỄN THỊ HÀ CN. TRẦN MAI HUYỀN CN. LÊ THỊ HUYỀN TRANG
  5. 3 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG LỜI GIỚI THIỆU 1 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC 6 BÀI 1: CÔNG TÁC QUẢN LÝ BUỒNG BỆNH 7 BÀI 2: TỔ CHỨC VỆ SINH, SẮP XẾP BUỒNG BỆNH 12 BÀI 3: NHU CẦU CƠ BẢN CỦA CON NGƢỜI 18 BÀI 4: GIAO TIẾP VỚI NGƢỜI BỆNH 31 BÀI 5: MỘT SỐ CHẾ ĐỘ ĂN BỆNH LÝ 38 BÀI 6: RỬA TAY, MẶC ÁO VÀ MANG GĂNG VÔ KHUẨN 49 BÀI 7: CHĂM SÓC SỨC KHỎE BAN ĐẦU 68 BÀI 8: HỒ SƠ NGƢỜI BỆNH VÀ CÁCH GHI 78 BÀI 9: THEO DÕI DẤU HIỆU SINH TỒN 92 BÀI 10: THỞ OXY – HÖT ĐỜM DÃI 106 BÀI 11: KỸ THUẬT TIÊM THUỐC 119 BÀI 12: TRUYỀN TĨNH MẠCH 144 BÀI 13: TRUYỀN MÁU 154 BÀI 14: KỸ THUẬT ĐẶT SONDE DẠ DÀY 167 BÀI 15: KỸ THUẬT THỤT THÁO 176 BÀI 16: KỸ THUẬT THÔNG TIỂU 187 BÀI 17: KỸ THUẬT BĂNG 206 BÀI 18: THAY BĂNG, RỬA VẾT THƢƠNG, CẮT CHỈ 218 BÀI 19: KỸ THUẬT LÂY MÁU XÉT NGHIỆM 246 BÀI 20: SƠ CỨU GÃY XƢƠNG 259 BÀI 21: CÁC BIỆN PHÁP CẦM MÁU TẠM THỜI 279 BÀI 22: HỒI SINH TIM PHỔI 291 BÀI 23: KỸ THUẬT ĐO CHIỀU CAO, CÂN NẶNG 298 BÀI 24: PHÂN LOẠI NGƢỜI BỆNH 312
  6. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: ĐIỀU DƢỠNG CƠ BẢN & CẤP CỨU BAN ĐẦU Mã môn học: MH 15 I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT, Ý NGHĨA VÀ VAI TRÕ CỦA MÔN HỌC - Vị trí: Kiến thức thuộc học phần chuyên môn . - Tính chất: Môn học này cung cấp cho người học những kiến thức về vai trò, chức năng người điều dưỡng, cách xây dựng quy trình điều dưỡng nhằm đáp ứng những nhu cầu cơ bản cho người bệnh trong quá trình điều trị tại viện, đồng thời giới thiệu đến người học những kỹ thuật điều dưỡng cơ bản như theo dõi dấu hiệu sinh tồn, kỹ thuật đưa thuốc vào cơ thể cho người bệnh, .... - Ý nghĩa và vai trò của môn học: + Giúp sinh viên nắm kiến thức cơ bản của các kỹ thuật điều dưỡng. + Thực hiện thành thạo các kỹ thuật điều dưỡng cơ bản và cấp cứu ban đầu + Nhận định được người bệnh, phát hiện và xử trí các tai biến xảy ra khi thực hiện kỹ thuật. II. MỤC TIÊU MÔN HỌC - Về kiến thức: + Trình bày được chức năng, vai trò, đạo đức của người điều dưỡng. + Trình bày được những nhu cầu cơ bản của con người và ứng dụng trong chăm sóc người bệnh nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc người bệnh toàn diện + Trình bày những trường hợp áp dụng, không áp dụng, tai biến có thể xảy ra khi tiêm thuốc, truyền dịch tĩnh mạch, cho người bệnh thở oxy, hút đờm dãi và một số kỹ thuật cấp cứu ban đầu như sơ cứu gãy xương, sơ cứu chảy máu, hồi sinh tim phổi... + Trình bày cách nhận định người bệnh sau khi thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng, nhằm đảm bảo an toàn cho người bệnh đáp ứng nhu cầu chăm sóc người bệnh toàn diện. - Về kỹ năng: + Vận dụng được những kiến thức đã học để nhận định được người bệnh, đảm bảo an toàn trước, trong và sau khi thực hiện kỹ thuật. + Chuẩn bị được người điều dưỡng, người bệnh và dụng cụ để thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng. + Tiến hành đúng trình tự các bước của các kỹ thuật nhằm đảm bảo sự chính xác, an toàn trong quá trình chăm sóc người bệnh. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Rèn luyện được thái độ và tác phong giao tiếp với bệnh nhân ân cần, nhẹ nhàng và chu đáo khi thực hành kỹ thuật điều dưỡng. + Theo dõi phát hiện kịp thời các tai biến, chủ động đưa ra các biện pháp để xử trí các tai biến trong phạm vi nghề nghiệp của mình. III. NỘI DUNG CỦA MÔN HỌC 1
  7. BÀI 1: CÔNG TÁC QUẢN LÝ BUỒNG BỆNH Giới thiệu Buồng bệnh là nơi điều trị bệnh đồng thời cũng là nơi tĩnh dưỡng cho bệnh nhân nên việc xây dựng nhất thiết phải có kế hoạch chu đáo. Buồng bệnh sạch sẽ, ngăn nắp sẽ tạo ra cảm giác thoải mái, an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế. Mục tiêu - Trình bày được tầm quan trọng của công tác quản lý buồng bệnh. - Mô tả được cách thay đổi không khí buồng bệnh. - Trình bày được yêu cầu của một buồng bệnh. Nội dung 1. Tầm quan trọng của công tác quản lý buồng bệnh Buồng bệnh là nơi điều trị bệnh đồng thời cũng là nơi tĩnh dưỡng cho bệnh nhân nên việc xây dựng nhất thiết phải có kế hoạch chu đáo. Tuy phải hết sức đơn giản nhưng cần phải có đầy đủ điều kiện vệ sinh cần thiết, đảm bảo cho bệnh nhân được thoải mái, an toàn. Khung cảnh buồng bệnh hết sức quan trọng đối với tinh thần người bệnh, giúp cho bệnh nhân điều trị có kết quả nhanh chóng phục hồi sức khỏe. Quản lý buồng bệnh là một phần công việc hàng ngày của nhân viên y tế. Các nhân viên y tế phải thấy rõ một buồng bệnh sạch sẽ, ngăn nắp sẽ tạo ra cảm giác thoải mái an toàn khi làm việc. Nhưng bệnh viện hiện nay thường chưa thỏa mãn được yêu cầu của người bệnh nên điều dưỡng cần dựa vào khả năng hiểu biết của mình, căn cứ vào tình hình của bệnh nhân và kế hoạch điều trị của thầy thuốc, tạo những điều kiện thuận lợi và có ích nhất trong việc điều trị và chăm sóc người bệnh. 2. Cách thay đổi không khí trong buồng bệnh 2.1. Nhiệt độ Nhiệt độ lý tưởng là vào khoảng 18-220C vừa phải không lạnh đồng thời cũng không làm đổ mồ hôi. Trong trường hợp đặc biệt phải thay đổi nhiệt độ cho phù hợp. Đối với trẻ em và người già nhiệt độ có thểđể hơi tăng. Đối với bệnh nhân sốt nóng nhiệt độ cần giảm xuống một ít. Mùa rét cần ấm hơn. Để tránh nhiệt độ thay đổi bất ngờ mỗi buồng bệnh nên có một hàn thử biểu đề thường xuyên kiểm tra nhiệt độ trong buồng bệnh. Mùa đông tốt nhất là có hơi ấm để cho buồng bệnh ấm áp. Tốt nhất là dùng máy điều hòa nhiệt độ vì không có tro, khói, khí CO2 và mùi khét. Nhưng trong hoàn cảnh hiện nay chưa thể sử dụng máy điều hòa nhiệt độrộng rãi, ta có thể dùng lò sưởi điện, lò sưởi than...Nếu dùng lò sưởi nhất thiết phải làm ống khói để carbon oxyd, khí carbonic...được hút ra ngoài. Dùng lò sưởi điện thường tốn kém, dùng chậu than sưởi thì dễ xảy ra nạn cháy, nếu không có ống khói thì dễ ngộđộc vì hơi than nhất là khi buồng bệnh 2
  8. đóng kín cửa. ở những bệnh viện hiện đại người ta sử dụng máy điều hòa nhiệt độ, dễ dùng cho các bệnh nhân nặng hoặc những bệnh nhân hậu phẫu. 2.2. Độ ẩm Có hai loại độ ẩm: Độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm tương đối. 2.2.1.Độ ẩm tuyệt đối Là tỷ lệ hơi nước ở mọt nhiệt độ nhất định trong một thể tích không khí nhất định lượng hơi nước đã được bão hòa. 2.2.2.Độ ẩm tương đối Là tỷ lệ hơi nước ở một nhiệt độ nhất định trong một thể tích không khí nhất định so với lượng hơi nước bão hòa (tính là 100). Nếu lượng hơi nước thực tế chỉ bằng một nửa lượng bão hòa thì độ ẩm tương đối là 50%. Bảng độ ẩm nói chung đều chỉ độ ẩm tương đối. Độ ẩm trong buồng bệnh thích hợp nhất là 60% nhưng đối với một số bệnh nhân như viêm phế quản cần độ ẩm cao hơn, có thể nâng tới 80%. Trái lại trong buồng bệnh nhân hen xuyễn thì cần không khí khô ráo hơn, có thể giảm độ ẩm xuống 20% đến 10%. Chúng ta có thể điều hòa độ ẩm trong buồng bệnh cho thích hợp như mùa đông làm ẩm bằng cách nhân tạo. Trong buồng bệnh thường bị khô quá có thể đặt ấm nước trên lò sưởi để nước bốc hơi. Mùa hè nóng bức có thể treo rèm vải ướt ở cửa sổ làm cho không khí trong buồng mát mẻ vì nước dễ bốc hơi. Điều hòa nhiệt độ và độ ẩm được đúng mức, không khí trong buồng sẽ ấm áp dễ chịu rất có lợi cho sức khỏe. 2.3. Không khí lưu thông và trong sạch Khi chen chúc trong phòng đông người, ta thường thấy khó chịu vì nhiệt độ và độ ẩm trong phòng lên cao, tình trạng này ở buồng bệnh lại càng khó chịu hơn, vì ngoài hơi người trong buồng bệnh còn có mùi của các chất bài tiết (nước tiểu, phân...) dễ có mùi tanh, hôi nên việc thay đổi không khí trong buồng bệnh có tầm quan trọng rất lớn. Muốn vậy cần: 2.3.1.Yêu cầu về diện tích, không khí Mỗi người bệnh phải có 30m3 không khí và 6-7m2 diện tích. Mỗi giường cách nhau 2.4m, bệnh nhân truyền nhiễm phải cho nằm buồng bệnh để đề phòng nước bọt hoặc bụi có vi khuẩn truyền bệnh. 2.3.2.Cửa sổ và ống thông hơi Buồng bệnh phải có nhiều cửa số, cửa chớp để không khí lưu thông dễ dàng, nhưng không được kê giường bệnh sát cửa sổ để tránh gió lùa. Buồng bệnh cần có hệ thống thông hơi để không khí mới lùa vào, mở một cửa thông hơi ở chỗ cao để hơi nóng trong buồng bay ra vì về nguyên tắc không khí nóng nhẹ hơn không khí lạnh nên không khí nóng sẽ bay lên cao và thoát ra qua cửa thông hơi, làm không khí lưu chuyển, do đó không khí được lưu thông, trong sạch. 2.3.3.Quạt điện Về mùa nóng dùng quạt điện nên dùng quạt trần nhẹ, không để quạt thẳng vào bệnh nhân. 3
  9. Nhưng dù áp dụng cách nào, khi thay đổi không khí cũng cần phải chú ý không nên để không khí lưu chuyển quá nhanh hay để gió thổi vào bệnh nhân vì như thế dễ bị cảm lạnh. 2.3.4.Giờ giấc thực hiện Thường thay đổi không khí sau giờ vệ sinh buổi sáng, trước khi ngủ trưa và ngủ tối hoặc khi có mùi hôi thối trong buồng bệnh. Về mùa rét cần đóng kín cửa buồng bệnh, trời lạnh mỗi ngày phải mở cửa thông gió 3-4 lần mỗi lần 15 phút. Khi làm thoáng khí phải đề phòng bệnh nhân cảm lạnh, người ta bảo vệ cho bệnh nhân khỏi bị cảm lạnh bằng cách đắp thêm chăn, đặt túi chườm nóng, để bình phong che gió lùa... 3. Ánh sáng trong buồng bệnh 3.1. Ánh sáng thiên nhiên Ánh sáng mặt trời rất quan trọng đối với sức khỏe con người. Nó có tác dụng làm không khí ấm áp, diệt khuẩn mạnh. Ngoài ra tia ngoại tím trong ánh sáng mặt trời còn có tác dụng phòng bệnh còi xương, vì vậy buồng bệnh cần có đầy đủ ánh sáng. Muốn vậy, khi xây dựng phải chú ý sao cho diện tích cửa sổ phải bằng 1/4 diện tích mặt đất của buồng bệnh. Hàng ngày sáng, chiều cần mở cửa sổ và cửa ra vào cho buồng sáng sủa, một mặt để bệnh nhân được hưởng ánh sáng mặt trời, mặt khác để thuận lợi cho việc khám bệnh, điều trị và săn sóc bệnh nhân. Những buổi trưa sau bữa ăn cần khép cửa, buông rèm làm cho buồng tối lại để bệnh nhân nghỉ ngơi hoặc ngủ trưa. 3.2. Ánh sáng nhân tạo Bệnh nhân phải có đủ ánh sáng nhân tạo để khám, chữa bệnh và làm các thủ thuật. Ánh sáng đèn tùy theo sự cần thiết mà bố trí sáng hay mờ. Đèn cho bệnh nhân không nên sáng quá để khỏi chói mắt và nên lắp ở chỗ cao phía sau đầu bệnh nhân. Ban đêm phải để ánh sáng mờ và lên chiếu ở dưới lên để ánh sáng không soi qua mép giường. Trong ánh sáng nhân tạo tốt nhất là ánh sáng điện vì đèn điện sáng trong và dễ sử dụng. Những nơi không có điện, có thể dùng đèn dầu hỏa nhưng phải chú ý thay đổi không khí trong buồng bệnh và phải đề phòng cẩn thận tránh hỏa hoạn. Ngoài ra người điều dưỡng cần có một đèn pin để dùng đến khi bất thường. 4. Cung cấp nước Ở những thành phố, thị xã việc sử dụng nước máy là một điều kiện thuận lợi cho công tác vệ sinh và ăn uống cho người bệnh. Nước ăn uống cần đảm bảo vô khuẩn. Cách sát khuẩn tốt nhất là đun sôi hoặc dùng thuốc sát khuẩn hoá chất như clorur vôi. Ở nông thôn không có nước máy, chỉ có nước giếng hoặc nước sông, khi sử dụng cần vận động nhân dân không rửa vật bẩn, không đổ phân, nước tiểu, rác rưởi xuống sông để giữ vệ sinh dòng nước. Trước khi dùng cần kiểm tra xem trong nước có vi khuẩn không, nhất là khi có bệnh đường ruột lan tràn như lỵ, thương hàn... Thường kỳ phải lấy nước đi xét nghiệm kiểm tra các tiêu chuẩn nước sạch. 5. Yêu cầu của một buồng bệnh 4
  10. 5.1.Trang trí Buồng bệnh phải gọn gàng sạch sẽ, cần tạo cho khung cảnh của buồng bệnh vui tươi lành mạnh, phải tránh buồn tẻ vì sẽ làm cho bệnh nhân chán nản, vì vậy trang trí phòng cần hết sức đơn giản để tẩy uế tránh lây bệnh. Mặt khác, phòng cần được trang hoàng bằng những màu sắc tươi sáng. Tường quét màu ve nhạt hoặc vàng nhạt. Trên tường có thể treo một vài tranh ảnh sinh động, đẹp mắt và phải thay đổi luôn. Giường, bàn ăn, ghế, tủđầu giường, lọ hoa...cần được sắp xếp gọn gàng, trật tự sạch sẽ. 5.2. Vệ sinh Bệnh tật phần lớn là do tình trạng mất vệ sinh mà ra. Trong buồng bệnh thường xuyên có bệnh nhân nằm nhất là những người phải nằm liệt giường, ăn uống, ỉa đái đều ở tại giường nên càng dễ mất vệ sinh. Vì vậy việc tẩy uế là hết sức quan trọng. Thường kỳ phải giặt chăn, màn, chiếu, lau giường, tủ đầu giường. Khi bệnh nhân ra viện, phải giặt chăn màn, chiếu, phơi đệm và thay đệm khác. Nếu bệnh nhân tử vong phải tẩy uế lần cuối giường, màn, chiếu, chăn...bằng các biện pháp lau rửa, ngâm thuốc sát khuẩn... Khi lau chùi cần dùng khăn lau ướt để tránh bụi bay lên. Khi quét nhà cần vẩy nước trước khi quét, có thể sử dụng máy hút bụi để làm vệ sinh buồng bệnh. Dùng khăn khô lau nhà sau đó tẩy uế bằng dung dịch không mùi hoặc có mùi thơm dễ chịu, không được dùng các chất thơm để làm át mùi hôi thối trước khi cọ rửa cho mất mùi. Các dụng cụ như bô, xô, đại tiểu tiện dùng xong phải đổ ngay vào nơi quy định, rửa sạch và có thể được khử khuẩn rồi mới đem về phòng. Trong buồng bệnh cần phải diệt: Ruồi, muỗi, rận, rệp, gián, chuột... Ghi nhớ - Cách thay đổi không khí trong buồng bệnh - Yêu cầu của một buồng bệnh LƢỢNG GIÁ o Câu hỏi truyền thống: Anh/ chị hãy: Câu 1: Trình bày tầm quan trọng của công tác quản lý buồng bệnh? Câu 2: Trình bày những yêu cầu của một buồng bệnh? o Câu hỏi trắc nghiệm: *Anh (chị) hãy chọn A cho câu trả lời đúng, B cho câu trả lời sai trong các câu sau: Câu 1: Nhiệt độ lý tưởng trong buồng bệnh là 15-200C A. Đúng B. Sai Câu 2: Có hai loại độ ẩm trong buồng bệnh là độ ẩm tương đối và độ ẩm tuyệt dối. A. Đúng B. Sai 5
  11. Câu 3: Đối với bệnh nhân hen suyễn, buồng bệnh cần không khí khô ráo, có thể tăng độ ẩm lên từ 10-20%. A. Đúng B. Sai Câu 4: Dùng điều hòa trong phòng bệnh mùa đông thường bị khô, có thể đặt ấm nước trên lò sưởi để tránh khô da cho người bệnh, A. Đúng B. Sai Câu 5: Mùa hè nóng bức có thể treo rèm vải ướt ở cửa sổ làm cho không khí trong buồng bệnh mát mẻ A. Đúng B. Sai * Chọn từ hoặc cụm từ điền vào chỗ trống trong các câu sau: Câu 6: Nhiệt độ lý tưởng trong buồng bệnh khoảng.......0C A. 18-220C B. 15-200C C. 20-300 Câu 7: Đối với bệnh nhân bị sốt nhiệt độ trong phòng bệnh cần...... A. Tăng nhiệt độ B. Giảm nhiệt độ C. Giữ nguyên nhiệt độ trong phòng Câu 8: Độ ẩm trong buồng bệnh thích hợp nhất là: A. 60% B. 70% C. 50% Câu 9: Khi xây dựng diện tích của cửa sổ phải bằng .....diện tích mặt đất của buồng bệnh A. 1/4 B. 1/3 C. 1/2 * Chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau: Câu 10: Trời lạnh buồng bệnh cần đóng kín cửa, mỗi ngày mở cửa thông gió 3 - 4 lần, mỗi lần: A. 5 phút B. 10 phút C. 15 phút D. 25 phút E. 30 phút Câu 11: Trong buồng bệnh mỗi giường nằm cách nhau; A. 2m B. 2,2m C. 2,4m D. 2,6m E. 2,8m 6
  12. 7 BÀI 2: TỔ CHỨC VỆ SINH, SẮP XẾP BUỒNG BỆNH Giới thiệu Buồng bệnh là nơi điều trị bệnh đồng thời cũng là nơi tĩnh dưỡng cho bệnh nhân nên việc xây dựng nhất thiết phải có kế hoạch chu đáo. Tuy phải hết sức đơn giản nhưng cần phải có đầy đủ điều kiện vệ sinh cần thiết, đảm bảo cho bệnh nhân được thoải mái, an toàn. Khung cảnh buồng bệnh hết sức quan trọng đối với tinh thần người bệnh, giúp cho bệnh nhân điều trị có kết quả nhanh chóng phục hồi sức khỏe. Mục tiêu - Trình bày được mục đích của việc sắp xếp giữ vệ sinh, tẩy uế và bảo quản đồ dùng trong buồng bệnh. - Nêu được những điểm cần lưu ý khi sắp xếp giữ vệ sinh, tẩy uế và bảo quản đồ dùng trong buồng bệnh. Nội dung 1. Dọn dẹp buồng bệnh và bộ phận phụ cận 1.1. Mục đích - Để buồng bệnh và các buồng phụ cận luôn được sạch sẽ, gọn gàng, hợp vệ sinh. - Để tránh lây truyền mầm bệnh cho bệnh nhân. 1.2. Dọn dẹp và làm vệ sinh buồng bệnh 1.2.1.Cọ rửa sàn nhà a) Chuẩn bị dụng cụ: - Chổi có cán, chổi lúa, chổi bông lau. - Khăn lau ẩm, bao tải ướt có cán. - Thùng chứa nước Javen hoặc Cresin 50/00, dầu sả. - Máu hút bụi b) Tiến hành (một số công việc cần làm trước) - Đưa các bô nước tiểu, ống nhổ (nếu có) vào buồng phụ cận sau khi bác sĩđã xem và ghi nhận xét về nước tiểu, đờm của người bệnh. - Lau giường ghế, tủđầu giường bằng khăn ấm sau đó sắp xếp lại cho gọn gàng. Dặn bệnh nhân không được bày bừa thức ăn, quà bánh lên tủđầu giường, phải để gọn gàng trong tủ. - Lau cửa kính, kiểm tra hệ thống đèn, nếu có hỏng xin sửa ngay cho bệnh nhân. - Dùng chổi quét nhẹ hoặc máy hút bụi nếu có; chú ý: quét cả những chỗ ngóc ngách của buồng bệnh. - Cọ rửa các chất dịch, chất thải, vết bẩn vương ra sàn nhà. - Dùng bảo tải ướt vắt hết nước lau, thỉnh thoảng lại đem giặt bao tải cho sạch, nhúng khăn vào nước sát khuẩn để lau, chú ý các chăn tường. 1.2.2.Dọn và làm vệ sinh bộ phận phụ cận a) Phòng tắm và rửa mặt - Cọ rửa la bô, bồn tắm bằng xà phòng nước lã sau đó dội sạch. - Lau gương soi nếu có. 7
  13. 8 - Cọ rửa tường sàn nhà bằng bàn chải, xà phòng. Lưu ý: Khóa vòi nước khi không dùng đến. b) Phòng vệ sinh (hố xí) - Đổ giấy, rửa bô bằng nước lã xà phòng, phơi khô. - Dùng giẻ lau hoặc bàn chải mềm nhúng thuốc sát khuẩn lau chỗngồi, lỗ tiểu, sàn nhà. - Lau khô bệ ngồi, vẩy một ít thuốc sát khuẩn trừ mùi hôi. - Dùng khăn lau nhúng dung dịch khử khuẩn lau khô sàn nhà tránh trơn ngã. - Thường xuyên vẩy nước chống hôi trong nhà xí. - Để thoáng khí. - Treo biển quy ước sử dụng hố xí. c) Buồng chứa đồ vải - Buồng phải thoáng, thường xuyên lau bụi trong các ngăn tủ. - Xếp đồ vải các loại các cỡ riêng. - Dán nhãn để dễ tìm. - Các loại có màu xếp riêng để dùng trong trường hợp các thuốc có màu. - Thường xuyên vệ sinh sàn nhà, tường nhà, trần nhà. d) Phòng chứa đồ đạc Phòng cần sáng sủa, thoáng khí sàn nhà và tường lát gạch men để dễ cọ rửa, có cống thoát nước, có thuốc chống hôi như dầu sả... Trong phòng này gồm có: - Bể rửa bát - Chậu, khăn mặt, xà phòng - Thùng đựng rác, bô, xô - Thùng chứa bông băng riêng: Hàng ngày thu ở buồng bệnh mang đổ rác bông băng chất thải vào nơi quy định rồi mang dụng cụ về buồng này cọ rửa - Có bể để đánh rửa dụng cụ sau khi đã dùng xong. - Một ngăn tủ để chổi, tải, phất trần, các dụng cụ để lau chùi cọ rửa xếp riêng. Tất cả đều có nhãn. - Tất cả các dụng cụ như chổi, bao lau, sau khi vệ sinh xong giặt sạch phơi khô và cất vào buồng máy. e) Những điểm cần lưu ý: - Khi dọn dẹp và cọ rửa làm các dụng cụ ít bẩn trước, các dụng cụ bẩn và nhiễm khuẩn làm sau. - Thỉnh thoảng quét mạng nhện ở trần nhà. - Khi làm phát hiện thấy dụng cụ hỏng thì báo để sửa chữa ngay. - Luôn luôn duy trì vệ sinh sạch sẽ buồng bệnh và các buồng phụ thuộc vì điều này rất ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh và cũng góp phần không nhỏ tạo một bộ mặt đẹp cho bệnh viện. 2. Tẩy uế và bảo quản đồ dùng trong buồng bệnh Một số dụng cụđồ dùng ở buồng bệnh cần phải được tẩy uế thường xuyên và bảo quản tốt nhằm mục đích: - Khi cần có dụng cụ sạch để dùng ngay và đề phòng lây bệnh. 8
  14. 9 - Tránh lãng phí và hư hỏng dụng cụ. 2.1. Đồ sắt tráng men 2.1.1. Cách rửa - Chải rửa bằng xà phòng bàn chải. - Những chỗ dính máu rửa bằng xà phòng, chỗ cáu dầu mỡ thì rửa bằng nước kiềm nóng. - Dội nước lã và lau khô 2.1.2.Cách khử khuẩn a) Chậu rửa mặt Sau khi dùng xong buổi sáng và buổi tối, đánh rửa xà phòng dội nước lã sau đó tráng nước sôi để lên giá chậu. b) Bô ỉa, vịt đái, ống nhổ... - Sau khi bệnh nhân đã dùng xong, đổ chất thải vào nơi quy định, dội sạch dùng bàn chải cọ sau đó ngâm nước sublime 1/500 trong 1 giờ hoặc nước cresyl hoặc đun sôi trong 5 phút. - Ở khoa truyền nhiễm các dụng cụ này thường được khử khuẩn bằng nồi hấp ướt. c) Chậu rửa chân Dùng xong rửa sạch bằng nước lã xà phòng, nếu có điều kiện cho một ít cồn vào đốt sát khuẩn. d) Ca, cốc súc miệng Một tuần đánh rửa bằng xà phòng nước lã sau đó đun sôi 5 phút. 2.2. Đồ thủy tinh 2.2.1. Đồ thủy tinh thường dùng: Cốc, chai, lọ, bô can. a) Cách rửa - Dùng xong rửa ngay nước lã, sau đó rửa xà phòng dội nước lã cho sạch. - Trường hợp bô can đựng nước tiểu có đóng cặn vôi, thì dùng acid clohydric loãng để làm mất cặn, chú ý clor bốc hơi làm cay mắt, kích thích đường hô hấp, ăn mòn tay, làm hỏng sàn nhà vì vậy phải tráng nhiều nước lã, lau khô. b) Cách khử khuẩn - Lấy gạc hoặc khăn điều trị gói lại cho vào nước lã đun sôi 5 phút, xong lấy ra. 2.2.2. Đồ thủy tinh đặc biệt a) Bơm tiêm - Dùng xong tháo pittong ra. - Rửa sạch nước lã, xà phòng. - Kiểm tra xem có bị sứt mẻ không. - Nếu tiêm thuốc dầu phải rửa bằng nước nóng, xà phòng. - Lau khô gói lại đem hấp, chú ý tránh nhầm số. b) Nhiệt kế - Dùng xong rửa sạch nước lã, xà phòng. - Ngâm cồn 70 trong 30 phút hoặc ngâm trong dung dịch oxy cyanur 1% hoặc nước sublime dưới đáy cốc lót một lớp gạc mỏng. 2.3. Đồ cao su Chú ý: đồ cao su dễ bị gập lại, ống cao su dễ bị đè bẹp khi gặp nóng quá hoặc dính phải chất dầu dễ bị hỏng. 9
  15. 10 - Tuyệt đối không sấy khô mà phải hấp ướt. 2.1.3. Ống thông các loại (thông đái, Faucher, Einhorn, Foley, Nelaton) Dùng xong rửa sạch cả trong lẫn ngoài, những ống nhỏ dùng bơm tiêm phụt nước, dùng hai ngón tay bóp ống từ trên xuống dưới. - Ngâm trong dung dịch sát khuẩn như nước Sublime 1/500 trong 15 phút hoặc đem hấp ướt. Lưu ý: cuộn tròn để không làm hỏng ống. 2.3.3. Vải cao su hoặc nylon. - Dùng xong rửa sạch nước lã, xà phòng - Phơi khô chỗ mát 2.3.4. Túi chườm nóng, chườm lạnh, vòng hơi. Cách rửa giống như trên, sau đó treo ngược trên giá cho khô, lưu ý khi cất phải thổi vào một ít hơi để khỏi dính vào nhau. 2.4. Đồ vải - Dùng xong giặt sạch nước lã xà phòng , phơi khô. - Kiểm tra xem có bị rách không. - Khi gấp. gấp hình nan quạt để dễ lấy và khi hấp hơi nước thấm được vào dễ dàng. - Gói xếp trong hộp vừa phải không chặt quá. - Gói tiệt khuẩn bằng sức nóng ẩm. 2.5. Đồ kim loại 2.5.1. Kim tiêm - Dùng xong hút nước sạch vào ngay để khỏi tắc kim. - Rửa sạch cả trong lẫn ngoài, dùng bơm tiêm phụt kỹ lòng kim. - Dùng bơm tiêm khô phụt nước để tránh gỉ. - Lau khô kim để trong hộp có lót gạc gửi đi tiệt khuẩn. - Nếu là kim trọc dò bỏ cả thông nòng, dưới đáy ống có lót bông hoặc gạc, đầu kim nút bông gửi đi hấp. - Nếu không có điều kiện thì có thể đun sôi 15 phút. 2.5.2. Kìm cặp - Dùng xong rửa sạch nước lã xà phòng. - Dùng bàn chải cứng cọ rửa, chú ý các răng và các kẽ nối giáp nhau. - Kiểm tra xem có bị hư hỏng không, lau khô, xếp vào hộp bên dưới lót lớp vải hoặc gạc, gói trong khăn điều trị gửi đi tiệt khuẩn bằng sức nóng khô hay ướt. - Nếu chưa dùng bôi vaselin cho khỏi gỉ. 2.5.3. Dao mổ, kéo Dùng xong rửa sạch nước lã xà phòng ngâm vào cồn 70 trong 5 phút có thể khử khuẩn được nhưng không triệt để. - Nếu đem tiệt khuẩn lấy gạc bọc lại đem sấy khô hoặc hấp ướt. 2.6. Những điểm cần lưu ý - Dụng cụ phải rửa thật sạch dầu mỡ, máu mủ nhất là ở các kẽ và chỗ giáp nối. - Kim tiêm và ống thông các loại phải lưu ý rửa sạch kỹ bên trong. - Xếp dụng cụ hay vật dụng trong các hộp các gói đúng quy cách. Để cho dụng cụ tiếp xúc với hơi nước hoặc sức nóng được đầy đủ. 10
  16. 11 - Chọn phương phát tiệt khuẩn thích hợp để tránh hỏng dụng cụ. 3. Xếp đặt và quét dọn buồng bệnh khi bệnh nhân xuất viện Sau khi bệnh nhân mắc các bệnh thông thường ra viện, cần phải thu dọn buồng bệnh, giường nằm và các phương tiện khác. - Để phòng bệnh được sạch sẽ gọn gàng. - Để có giường bệnh sạch sẽ đón tiếp bệnh nhân mới nhập viện. 3.1. Chuẩn bị dụng cụ - Khăn lau, bàn chải, chổi. - Xà phòng, chậu, xô xách nước rửa sàn nhà. - Túi đựng đồ vải bẩn. 3.2. Tiến hành - Cuộn tất cả đồ vải (vải trải, lylon, vỏ chăn, vỏ gối, màn,…) bỏ vào túi đựng đồ bẩn rồi đưa xuống nhà giặt. - Thay chiếu, giặt chiếu. - Đệm, gối, chăn dạ đem phơi chỗ thoáng nắng hoặc dùng bàn chải mềm chải dung dịch formol 2%. - Quét dọn, lau giường tủ, bàn ghế, tủ kính,… - Rửa và sát khuẩn các đồ dùng trong buồng bệnh như ấm, chén, ca, bô vịt, ống nhổ, túi chườm,… - Quét, lau rửa sàn nhà, mở cửa sổ cho thoáng. - Lau lại sàn nhà cho khô dùng dung dịch khử khuẩn để lau. - Xếp đặt trải lại giường bệnh và đồ dùng về chỗ cũ cho gọn gàng để đón tiếp bệnh nhân mới. - Giặt và thu dọn dụng cụ cất vào nơi quy định. Lưu ý : Trong lúc lau chùi, luôn dùng giẻ ướt để tránh bụi bay. Ghi nhớ - Mục đích của việc sắp xếp giữ vệ sinh, tẩy uế và bảo quản đồ dùng trong buồng bệnh. - Những điểm cần lưu ý khi sắp xếp giữ vệ sinh, tẩy uế và bảo quản đồ dùng trong buồng bệnh. LƢỢNG GIÁ *Anh (chị) hãy chọn A cho câu trả lời đúng, B cho câu trả lời sai trong các câu sau: Câu 1: Mục đích của vệ sinh, dọn dẹp buồng bệnh là để tránh lây truyền mầm bệnh cho bệnh nhân. A. Đúng B. Sai Câu 2: Khi dọn dẹp buồng bệnh, cọ rửa dụng cụ nhiễm khuâne trước, dụng cụ ít bẩn sau: A. Đúng B. Sai Câu 3: Khi dọn dẹp buồng bệnh, phát hiện dụng cụ hỏng phải sửa chữa ngay. 11
  17. 12 A. Đúng B. Sai * Chọn từ hoặc cụm từ điền vào chỗ trống trong các câu sau: Câu 4: Bô, ống nhổ của bệnh nhân sau khi dùng xong, đổ chất thải đúng nơi quy định, cọ rửa sau đó ngâm nước crecyl 1h hoặc đun sôi...... A. 5 phút B. 10 phút C. 15 phút Câu 5: Ca, cốc súc miệng của bệnh nhân, 1 tuần đánh rửa bằng xà phòng và nước lã sau đó đun sôi..... A. 5 phút B. 10 phút C. 15 phút * Chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau: Câu 6: Nhiệt kế dùng xong rửa sạch bằng nước xà phòng, sau đó ngâm cồn trong: A. 5 phút B. 10 phút C. 15 phút D. 25 phút E. 30 phút Câu 7: Ống thông của người bệnh dùng xong rửa sạch, sau đó ngâm trong dung dịch sát khuẩn như nước sublime 1/500 trong thời gian: A. 5 phút B. 10 phút C. 15 phút D. 25 phút E. 30 phút Câu 8: Khi quét dọn buồng bệnh cho người bệnh cần chuẩn bị các loại dụng cụ: A. Khăn lau, bàn chải. B. Chổi, xô, chậu đựng nước C. Xà phòng D. Túi đựng đồ vải bẩn E. Cả A,B,C và D đúng 12
  18. 13 BÀI 3: NHU CẦU CƠ BẢN CỦA CON NGƢỜI Giới thiệu Cơ thể con người được tạo nên bởi các yếu tố vật chất, con người tồn tại, phát triển về thể chất và tinh thần là do được cung cấp đầy đủ các yếu tố vật chất, tinh thần, xã hội. Nhu cầu cơ bản của con người vừa có tính đồng nhất, vừa có tính duy nhất, có một số nhu cầu cơ bản phổ biến với tất cả mọi người, cũng có những đặc điểm chỉ giống một số người, có những đặc điểm không giống bất cứ người nào, tạo nên sự đa dạng nhu cầu của con người. Mục tiêu - Trình bày được 5 nhu cầu cơ bản của con người theo phân cấp của Maslow - Liệt kê được 14 Nội dung chăm sóc cơ bản đáp ứng nhu cầu của người bệnh. - Trình bày được sự phân cấp chăm sóc người bệnh tại các cơ sở y tế. Nội dung 1. Một số học thuyết nhu cầu cơ bản của con người ứng dụng trong chăm sóc người bệnh toàn diện tại Việt Nam. 1.1. Nhu cầu cơ bản của con người được phân cấp theo Maslow 1.1.1 Nhu cầu về thể chất Là nền tảng của hệ thống phân cấp nhu cầu và được ưu tiên hàng đầu, cần được đáp ứng để duy trì sự sống của con người. Nhu cầu về thể chất bao gồm: oxy, thức ăn, nước uống, bài tiết, vận động, ngủ, nghỉ ngơi … 1.1.2. Nhu cầu an toàn và được bảo vệ Nhu cầu an toàn và được bảo vệ bao gồm an toàn về cả tính mạng và tinh thần. - An toàn về tính mạng là bảo vệ cho người ta tránh được các nguy cơ đe dọa cuộc sống như: bệnh tật, thiên tai, chiến tranh, … - An toàn về tinh thần: là tránh được mọi sự lo lắng, sợ hãi, những tác động xấu về tinh thần cũng có thể gây nguy hại cho tính mạng con người. 1.1.3 Nhu cầu về tình cảm và quan hệ (nhu cầu về sự giao tiếp) Khi hai nhu cầu trên của con người đã được thỏa mãn thì nhu cầu quyền sở hữu và sự yêu thương sẽ trở nên rõ ràng hơn. Mỗi cá nhân dù khỏe mạnh hay bệnh tật đều mong mỏi tình cảm của bạn bè, làng xóm, gia đình v.v..do đó người điều dưỡng luôn biểu lộ thái độ thân thiện đúng mức đối với người bệnh, quan tâm đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu tình cảm chínhđáng cho người bệnh. 1.1.4. Nhu cầu được tôn trọng Sự tôn trọng tạo cho con người lòng tự tin và tính độc lập. Khi sự tôn trọng không được đáp ứng thì họ có cảm giác cô độc, tự ti. 13
  19. 14 Điều dưỡng đáp ứng nhu cầu này của người bệnh bằng cách biết được tâm tư, nguyện vọng của người bệnh, chăm sóc ân cần và thân mật, niềm nở, chú ý lắng nghe ý kiến của người bệnh. 1.1.5. Nhu cầu tự hoàn thiện (tự khẳng định) Là mức cao nhất trong phân loại nhu cầu của Maslow. Maslow đánh giá chỉ 1% dân số đạt đến mức tự hoạt động, tự khẳng định bản thân. Nhu cầu hoàn thiện diễn ra trong suốt cuộc đời, nó chỉ xuất hiện khi các nhu cầu dưới nó được đáp ứng trong một chừng mực nhất định. Các nhu cầu cơ bản càng được đáp ứng thì càng tạo ra động lực sáng tạo và tự hoàn thiện ở mỗi con người. Người điều dưỡng phải đánh giá đúng những nhu cầu của người bệnh để từ đó có sự chăm sóc thích hợp. Mức Nhu cầu tự cao hoàn thiện Nhu cầu đƣợc tôn trọng Nhu cầu về tình cảm (sự giao tiếp) Nhu cầu về an toàn Mức thấp Nhu cầu về thể chất Hình 1: Bậc thang phân cấp nhu cầu của con người theo Maslow 1.2. Sự liên quan giữa nhu cầu và nguyên tắc điều dưỡng 1.2.1 Nguyên tắc điều dưỡng - Nguyên tắc điều dưỡng xuất phát từ việc đáp ứng các nhu cầu cho người bệnh. Khi bị bệnh tật, ốm yếu người bệnh không tự đáp ứng được các nhu cầu hàng ngày cho chính mình nên cần sự hỗ trợ của người điều dưỡng. - Người bệnh luôn đòi hỏi rất cao nhu cầu an toàn và được bảo vệ, cuộc sống tính mạng của họ phụ thuộc vào nhân viên y tế. Để giúp người bệnh khỏi bị nguy hiểm, người điều dưỡng phải biết rõ tính chất, đặc điểm của người bệnh. Nhận biết được những tai biến có thể xảy ra cho 14
  20. 15 người bệnh trong quá trình điều trị, chăm sóc. Nếu có tai biến xảy ra người điều dưỡng có thể xử trí một cách thông minh, nhanh nhẹn, kịp thời. 1.2.2 Nhu cầu cơ bản - Nhu cầu của con người vừa có tính đồng nhất, vừa có tính duy nhất nên người điều dưỡng cần có kế hoạch chăm sóc riêng biệt cho từng người bệnh. - Nhu cầu của con người tuy cơ bản giống nhau nhưng mức độ và tầm quan trọng đối với từng nhu cầu ở từng người có khác nhau. Hơn nữa nhu cầu trong cùng một người cũng có khác nhau nhu cầu này có thể mạnh hơn nhu cầu khác và thay đổi mức độ ưu tiên theo từng giai đoạn của cuộc sống. - Điều dưỡng cần nhận biết được các nhu cầu ưu tiên của người bệnh để lập kế hoạch chăm sóc cho người bệnh thích hợp. 1.2.3 Sự tham gia của người bệnh vào kế hoạch chăm sóc + Chăm sóc xuất phát từ nhu cầu của người bệnh, người bệnh hiểu rõ nhu cầu của họ trừ trường hợp hôn mê, tâm thần ... + Khi lập kế hoạch chăm sóc người điều dưỡng cần tham khảo ý kiến người bệnh và gia đình họ để tạo cho họ cơ hội tham gia tích cực vào quá trình điều trị, chăm sóc, phục hồi sức khỏe. - Điều dưỡng cần tạo ra môi trường chăm sóc thích hợp để người bệnh thoải mái, mau chóng lành bệnh. 1.2.4. Điều dưỡng chủ động tạo môi trường chăm sóc thích hợp - Trong điều kiện được đáp ứng thỏa mãn các nhu cầu phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và tính chất bệnh, môi trường bệnh viện, khoa phòng thích hợp … người bệnh thoải mái, hiệu quả khám chữa bệnh sẽ được nâng cao. - Nhu cầu cơ bản của con người là cơ sở để thực hiện các Nội dung chăm sóc cơ bản. Nhận biết được các nhu cầu cơ bản của con người, nhu cầu của người bệnh sẽ thiết lập chẩn đoán, kế hoạch chăm sóc và thực hiện kế hoạch chăm sóc chính xác và an toàn. 1.3. Nhu cầu chăm sóc cơ bản Theo Virginia Henderson có 14 Nội dung chăm sóc cơ bản: - Đáp ứng các nhu cầu về hô hấp - Giúp đỡ người bệnh về ăn uống, dinh dưỡng - Giúp đỡ người bệnh trong sự bài tiết - Giúp người bệnh về tư thế vận động và luyện tập - Đáp ứng nhu cầu ngủ và nghỉ ngơi - Giúp người bệnh mặc và thay quần áo - Giúp người bệnh duy trì thân nhiệt - Giúp người bệnh vệ sinh cá nhân hàng ngày - Giúp người bệnh tránh mọi nguy hiểm khi nằm viện - Giúp người bệnh trong sự giao tiếp - Giúp người bệnh thoải mái về tinh thần và tự do tín ngưỡng - Giúp người bệnh lao động, để tránh mặc cảm là người vô dụng - Giúp người bệnh trong các hoạt động vui chơi giải trí - Giúp người bệnh có kiến thức về y học 15
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1