intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Điều dưỡng cộng đồng (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:42

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Điều dưỡng cộng đồng (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Cao đẳng)" được biên soạn với mục tiêu giúp người học trình bày được các bước trong quy trình điều dưỡng cộng đồng; nắm được bước lập kế hoạch trong chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng và gia đình; nêu được các loại hồ sơ và sổ sách chính được quản lý tại trạm y tế;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Điều dưỡng cộng đồng (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: ĐIỀU DƯỠNG CỘNG ĐỒNG NGÀNH/NGHỀ: ĐIỀU DƯỠNG TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG CHƯƠNG TRÌNH 2 Ban hành kèm theo Quyết định số: 549 /QĐ-CĐYT ngày 9 tháng 8 năm 2021. của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa Thanh Hóa, năm 2021
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 1
  3. LỜI GIỚI THIỆU Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa có bề dày lịch sử 60 năm xây dựng và phát triển. Hiện nay Nhà trường đã và đang đổi mới về nội dung, phương pháp dạy học tích cực và lượng giá học tập của học sinh, sinh viên nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ y tế đáp ứng yêu cầu xã hội và quy định của Bộ Y tế. Cuốn sách Điều dưỡng cộng đồng được các giảng viên Bộ môn Y tế công cộng biên soạn dựa trên chương trình khung của Bộ Y tế năm 2010 và Thông tư số 03/2017/TT - BLĐTBXH, ngày 01 tháng 3 năm 2017 quy định về biên soạn giáo trình và chương trình chi tiết môn học/học phần của Nhà trường quy định. Cuốn sách trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng rất cần thiết, thực tiễn liên quan đến vấn đề Sức khỏe cộng đồng hiện nay. Những biến đổi của khí hậu mà đặc biệt là hiện tượng Enino gây hạn hán, lũ lụt, cháy rừng. Những vấn đề Vệ Sinh trong lao động, nghề nghiệp, nhà ở, trường học và cả vấn đề vệ sinh cá nhân được đề cập đều có ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Những ô nhiễm trong đất, nước, không khí có chiều hướng gia tăng trong môi trường sống của con người ngày nay, đều có nguy cơ hủy hoại sức khỏe con người, tàn phá môi trường sống của con người. Những phong tục tập quán lạc hậu, lối sống không lành mạnh, hành vi không có lợi cho sức khỏe… Vì vậy, kiến thức về Sức khỏe – cộng đồng là quan trọng của người cán bộ y tế trong lĩnh vực Y tế dự phòng mà sinh viên cần nắm được. Lần đầu tiên cuốn sách ra mắt nên có thể có thiếu sót, tập thể biên soạn xin ghi nhận ý kiến đóng góp xây dựng của đồng nghiệp, các thầy cô giáo, sinh viên và những người sử dụng cuốn sách này. Xin trân trọng cảm ơn! 2
  4. BAN BIÊN SOẠN Chủ biên: ThS.BS. Mai Văn Bảy Tham gia biên soạn: BS CK1. Lê Văn Hoan ThS. Trịnh Xuân Nhất ThS. Lê Viết Toản 3
  5. MỤC LỤC TT NỘI DUNG TRANG 1 LỜI GIỚI THIỆU 02 2 KHÁI NIỆM VỀ ĐIỀU DƯỠNG CỘNG ĐỒNG. 06 3 QUY TRÌNH ĐIỀU DƯỠNG CỘNG ĐỒNG 10 4 LƯỢNG GIÁ NHU CẦU ĐIỀU DƯỠNG 15 5 LẬP KẾ HOẠCH CHĂM SÓC CHO MỘT CỤM DÂN CƯ 24 6 LẬP KẾ HOẠCH CHĂM SÓC CHO GIA ĐÌNH 28 7 THĂM VÀ CHĂM SÓC TẠI NHÀ 31 8 GHI CHÉP VÀ QUẢN LÝ HỒ SƠ SỨC KHỎE TẠI TRẠM Y TẾ 37 4
  6. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: ĐIỀU DƯỠNG CỘNG ĐỒNG Mã môn học: MH 22 Thời gian thực hiện môn học: 60 giờ (Lý thuyết: 14 giờ. Thực hành: 44 giờ. Kiểm tra:02 giờ) I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔN HỌC -Vị trí: thuộc khối kiến thức chuyên ngành học sau các môn cơ sở ngành -Tính chất: Môn học này cung cấp các bước cơ bản và kỹ năng để thực hiện chăm sóc sức khỏe cộng đồng II. MỤC TIÊU MÔN HỌC 1. Kiến thức - Trình bày được các bước trong quy trình điều dưỡng cộng đồng - Trình bày bước lập kế hoạch trong chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng và gia đình - Trình bày được các loại hồ sơ và sổ sách chính được quản lý tại trạm y tế - Trình bày được chức năng, nhiệm vụ của điều dưỡng cộng đồng trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng và gia đình 2. Kỹ năng - Thực hiện được kỹ năng giao tiếp, truyền thông, tư vấn và giáo dục sức khỏe tại cộng đồng - Thực hiện kỹ năng thu thập thông tin ở cộng đồng, trạm y tế 3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm Năng lực huy động sự tham gia của cộng đồng,làm việc nhóm III. NỘI DUNG MÔN HỌC 5
  7. Bài 1. KHÁI NIỆM VỀ ĐIỀU DƯỠNG CỘNG ĐỒNG Giới thiệu: Điều dưỡng cộng đồng là một ngành khoa học và nghệ thuật, nó tổng hợp kiến thức từ y tế công cộng, đồng thời tổng hợp kiến thức từ nghề điều dưỡng Mục tiêu: 1. Trình bày được khái niệm cộng đồng là gì và nêu định nghĩa sức khoẻ. 2. Trình bày được các khái niệm về điều dưỡng cộng đồng, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, người điều dưỡng cộng đồng. Mục tiêu của điều dưỡng cộng đồng. 3. Liệt kê được các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao sức khoẻ. 4. Liệt kê được các chức năng nhiệm vụ của người điều dưỡng cộng đồng. Nội dung chính: 1. Khái niệm cộng đồng và định nghĩa sức khỏe 1.1. Khái niệm về cộng đồng. Cộng đồng là 1 nhóm người hoặc 1 tập đoàn người chung sống trong 1 liên kết xã hội nhất định, có chung 1 số đặc điểm như: Tôn giáo, phong tục tập quán, lối sống, văn hoá, tín ngưỡng, lịch sử dân tộc... và dựa vào nhau để cùng phát triển. Như vậy ta hiểu cộng đồng theo nghĩa con người mà không theo lãnh thổ. Ví dụ: • Cộng đồng những người theo đạo phật và cộng đồng những người theo đạo thiên chúa giáo ở bản A. (Xét về tín ngưỡng). • Cộng đồng của những người Việt Nam ở nước Mỹ. (Xét về lịch sử dân tộc). 1.2. Định nghĩa về sức khoẻ: Lịch sử y học và y tế đã có nhiều học thuyết về sức khoẻ nhưng chưa có học thuyết nào đủ sức thuyết phục bằng định nghĩa sức khoẻ tổ chức y tế thế giới (WHO) đưa ra tại hội nghị Alma- Ata năm 1978. Định nghĩa sức khoẻ của WHO (Worl health organition): Sức khoẻ là một tình trạng thoải mái cả về thể chất lẫn tinh thần và xã hội, chứ không chỉ đơn thuần là không có bệnh tật và thương tích. Định nghĩa sức khỏe này bao gồm 3 thành phần chính:  Thể chất lành mạnh.  Thoải mái về tâm thần và xã hội. 6
  8.  Không có bệnh tật và thương tích. Đây là định nghĩa hướng tới sức khỏe hoàn hảo và lý tưởng mà mọi người, mọi quốc gia đều phấn đấu.. Định nghĩa sức khỏe của WHO là sức khỏe tĩnh, bởi vì cả 3 thành phần trên cá nhân mỗi người có thể kiểm soát được, để bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho bản thân. 2. Các khái niệm và mục tiêu điều dưỡng cộng đồng. 3. Chăm sóc sức khoẻ cộng đồng Chăm sóc sức khoẻ cộng đồng là làm cho cộng đồng khoẻ mạnh lên. Điều đó có nghĩa là nâng cao sức khoẻ con người qua cách sống lành mạnh và xây dựng những quan niệm sức khoẻ đúng đắn, khoa học, có thể thực hiện được tại cộng đồng. 4. Điều dưỡng cộng đồng Điều dưỡng cộng đồng là một ngành khoa học và nghệ thuật, nó tổng hợp kiến thức từ y tế công cộng, đồng thời tổng hợp kiến thức từ nghề điều dưỡng. 5. Người điều dưỡng cộng đồng: Là người hoạt động trong cộng đồng và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân trong cộng đồng đó. Chăm sóc tổng hợp có 3 cấp là: - Chăm sóc cấp I (chăm sóc ban đầu): Dành cho những người khoẻ mạnh để phòng ngừa yếu tố nguy cơ và nâng cao sức khoẻ. - Chăm sóc cấp II: Là chăm sóc bệnh nhân, để người bệnh nhanh chóng bình phục và phòng ngừa các biến chứng của bệnh. - Chăm sóc cấp III: Là chăm sóc PHCN sau điều trị. 6. Mục tiêu của điều dưỡng cộng đồng - Phòng bệnh tật - Duy trì và nâng cao sức khoẻ. - Định hướng phục vụ vào: Cộng đồng, các nhóm người có nguy cơ, gia đình, cá nhân một cách liên tục trong suốt cuộc đời họ, chứ không chỉ khi họ bị bệnh. 7. Các yếu tố tác động đến sức khoẻ: 7
  9. Sức khoẻ Lối sống - Hành vi Môi trường Hệ thống y tế Di truyền- bẩm sinh 8. Các chức năng và nhiệm vụ của điều dưỡng cộng đồng: Hoạt động của điêù dưỡng cộng đồng rất đa dạng, nó không chỉ đối với đối tượng là bệnh nhân mà điểm chính là tăng cường, nâng cao sức khoẻ và phòng bệnh cho cá nhân, gia đình và cộng đồng. Vai trò của điều dưỡng cộng đồng trải rộng với các hoạt động khác nhau, đòi hỏi đa năng hơn là chuyên sâu. Việc thực hiện chăm sóc tại cộng đồng phải nỗ lực và cần phối hợp với nhiều ban ngành, cơ quan, đoàn thể khác cùng tham gia. Tóm lại có 6 lĩnh vực tổng quát sau:  Quản lý sức khoẻ bệnh nhân, các bệnh trong các trường hợp cấp cứu.  Theo dõi và đảm bảo chất lượng chăm sóc tại trạm, tại gia đình.  Có khả năng tổ chức và năng lực làm việc tại cộng đồng: 2.1.1. Lập kế hoạch điều dưỡng cho cá nhân, gia đình và cộng đồng. 2.1.2. Huy động cộng đồng. 2.1.3. Hoạt động lồng ghép trong ngành, liên ngành với các mục tiêu sức khoẻ.  Vai trò giúp đỡ người bệnh và các bạn đồng nghiệp.  Thực hiện chức năng giảng dạy và huấn luyện.  Có vai trò tư vấn và giáo dục sức khoẻ. Bài tập: Hãy so sánh nhiệm vụ chính(+++) và nhiệm vụ liên quan (+) phối hợp giữa điều dưỡng cộng đồng và điều dưỡng bệnh viện theo bảng dưới đây: Điều dưỡng Điều dưỡng Nhiệm vụ cộng đồng bệnh viện (+++) (+) (+++) (+) 1. Chăm sóc người lành tại cộng đồng 2. Chăm sóc người bệnh 3. Chăm sóc môi trường sinh sống 4. Tư vấn, khuyên bảo 8
  10. 5. Chăm sóc sức khoẻ gia đình 6. Thực hiện quản lý khoa phòng điều trị 7. Thực hiện quản lý cơ sở tại cộng đồng 8. Chăm sóc sức khoẻ ban đầu 9. Quản lý sức khoẻ theo nhu cầu và ưu tiên 10. Giáo dục sức khoẻ 11. Chẩn đoán cộng đồng 12.Lập và thực hiện kế hoạch chăm sóc 13.Lồng ghép liên ngành 14. Huy động cộng đồng vào chăm sóc sức khoẻ. Ghi nhớ: - Cộng đồng là gì và định nghĩa sức khoẻ. - Điều dưỡng cộng đồng, người điều dưỡng cộng đồng. - chức năng nhiệm vụ của người điều dưỡng cộng đồng. Câu hỏi lượng giá: 1. Nêu định nghĩa cộng đồng là gì? 2. Trình bày và vẽ sơ đồ sức khoẻ của WHO. 3. Vẽ sơ đồ sức khoẻ toàn diện. 4. Hãy liệt kê các yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao sức khoẻ. 5. Liệt kê 6 lĩnh vực về chức năng và nhiệm vụ của điều dưỡng cộng đồng. Tài liệu tham khảo: [1]. Điều dưỡng cộng đồng, vụ khoa học đào tạo Bộ y tế, năm 2009. [2]. Quản lý và tổ chức y tế, vụ khoa học đào tạo Bộ y tế, năm 2009. [3]. Thực hành cộng đồng, Bộ y tế, nhà xuất bản y học, năm 2007. [4]. Sổ tay giảng dạy điều dưỡng cộng đồng, Tổ chức y tế thế giới, năm 2000. [5]. Quá trình điều dưỡng sức khỏe gia đình, Lĩnh vực đào tạo Sida-Indevelop, năm 2000. [6]. Y tế cộng đồng, Lĩnh vực đào tạo Sida-Indevelop, năm 2000. 9
  11. Bài 2. QUY TRÌNH ĐIỀU DƯỠNG CỘNG ĐỒNG Giới thiệu: Quy trình điều dưỡng cộng đồng là một hệ thống các hoạt động đã được định trước để đạt được những mục tiêu nhằm phục hồi, duy trì, phòng bệnh, nâng cao sức khoẻ và thoả mãn các nhu cầu chăm sóc cho cộng đồng. Mục tiêu: 1. Trình bày được định nghĩa quy trình điều dưỡng cộng đồng (vẽ sơ đồ quy trình) 2. Trình bày được 4 phương pháp thu thập thông tin để lượng giá nhu cầu điều dưỡng cộng đồng. 3. So sánh được thực hiện chăm sóc cá nhân và chăm sóc cộng đồng. 4. Liệt kê được các bước cơ bản trong quy trình điều dưỡng cộng đồng. Nội dung chính: 1. Khái niệm quy trình điều dưỡng cộng đồng 1.1. Định nghĩa: Quy trình điều dưỡng cộng đồng là một hệ thống các hoạt động đã được định trước để đạt được những mục tiêu nhằm phục hồi, duy trì, phòng bệnh, nâng cao sức khoẻ và thoả mãn các nhu cầu chăm sóc cho “Khách hàng”(các cá nhân, gia đình và cộng đồng). 1.2. Sơ đồ quy trình điều dưỡng: Lượng giá   Lập kế hoạch Nâng nhu cầu cao Phòng bệnh Duy trì sức khoẻ Đánh giá   Thực hiện kế Phục hồi sức khoẻ hoạch 10
  12. 2. Các bước trong Quy trình điều dưỡng cộng đồng: 2.1. Lượng giá nhu cầu: Người điều dưỡng cần phải thu thập thông tin về tình hình bệnh tật, sức khoẻ, môi trường và nhu cầu chăm sóc để có những chẩn đoán điều dưỡng cộng đồng kịp thời và chuẩn xác. Để thu thập được thông tin phải dựa vào 4 phương pháp: 2.1.1. Hỏi trực tiếp “khách hàng”: - Phương pháp này đòi hỏi người điều dưỡng phải có kiến thức, khéo léo, tế nhị, am hiểu tâm lý và kinh nghiệm giao tiếp. - Đặt câu hỏi phải rõ ràng, dễ hiểu, chú ý lắng nghe họ trả lời, có thể ghi chép nhanh. - Quan sát thái độ của họ qua nét mặt, cử chỉ, để từ đó phát hiện ra các dấu hiệu bệnh lý hoặc diễn biến tâm lý của “khách hàng”. - Chú ý các mong muốn và đề nghị của họ để đáp ứng các nhu cầu về chăm sóc. 2.1.2. Phương pháp gián tiếp: - Thu thập thông tin qua sổ sách, thống kê báo cáo tại trạm y tế hoặc hồ sơ, y bạ cá nhân. - Trao đổi qua thư từ điện thoại. - Trao đổi với lãnh đạo và những người quan tâm đến sức khoẻ cộng đồng. 2.1.3. Phương pháp dịch tễ học cộng đồng: - Dịch tễ học mô tả: Mô tả các vấn đề sức khỏe xảy ra tại cộng đồng. - Dịch tễ học phân tích: Tìm ra các yếu tố nguy cơ. - Dịch tễ học can thiệp hay thực nghiệm: Từ yếu tố nguy cơ trên tìm ra các biện pháp. - Dịch tễ học đánh giá: Đo lường các kết quả của các biện pháp can thiệp nhằm tìm ra biện pháp hiệu quả nhất. 2.1.4. Khám thực thể: - Đối với cá nhân: Nhìn, sờ, gõ, nghe ..... - Đối với gia đình và cộng đồng: test sàng lọc, dân số học... Phương pháp này nhằm kiểm tra về thể chất và hoạt động của cơ quan chức năng người bệnh, cũng như tình hình và các chỉ số sức khoẻ của cộng đồng. 2.2. Lập kế hoạch chăm sóc (điều dưỡng): Bao gồm các bước chính:  Chọn lựa chăm sóc ưu tiên.  Xác định mục tiêu chăm sóc  Lựa chọn các hoạt động chăm sóc  Viết hoàn thành bản kế hoạch chăm sóc 11
  13. Như vậy ta đã hoàn thành một bản kế hoạch chăm sóc cho cá nhân, cho gia đình, cho cộng đồng. 2.3. Thực hiện kế hoạch điều dưỡng (chăm sóc) - Thực hiện những hoạt động chăm sóc theo phần lập kế hoạch đã đề ra. - Khi triển khai, người điều dưỡng vừa phải thực hiện kế hoạch chăm sóc vừa phải thực hiện y lệnh điều trị của thầy thuốc, vì vậy phải thông thạo kỹ thuật, đồng thời phải có trách nhiệm cao. * So sánh thực hiện chăm sóc cá nhân với chăm sóc gia đình và cộng đồng: Chăm sóc cá nhân Chăm sóc gia đình và cộng đồng 1. An ủi, giúp đỡ người bệnh 1. Tuyên truyền, giáo dục, tư vấn 2. Thực hiện kỹ thuật chăm sóc 2. Tổ chức và vận động thực hiện 3. Theo dõi diễn biến bệnh 3. Giám sát thường xuyên 4. Báo cáo thường xuyên (BS, Ytá 4. Liên tục trao đổi với gia đình và cộng trưởng) đồng. 2.4. Đánh giá điều dưỡng (chăm sóc): Là để kiểm tra lại kế hoạch chăm sóc đã tốt chưa? Thực hiện chăm sóc có kết quả không? 2.4.1. Với các cá nhân (người bệnh): - Hành động chăm sóc có thực hiện đúng kế hoạch không? - Các diễn biến của người bệnh và đáp ứng chăm sóc có kịp thời không? - Tiến triển của người bệnh hiện tại thế nào? \ Nếu tốt: Tiếp tục thực hiện như kế hoạch đã lập. \ Nếu chưa tốt: - Tìm nguyên nhân - Bàn bạc với gia đình - Điều chỉnh kế hoạch hoặc chuyển viện. 2.4.2. Với gia đình và cộng đồng: - So sánh kết quả với mục tiêu xem có đạt không. - Nếu đạt: Tiếp tục thực hiện như kế hoạch đã lập. - Nếu không đạt: \ Tìm nguyên nhân (tổ chức, phương pháp, nguồn lực....) \ Bàn bạc với gia đình và cộng đồng xác định lại mục tiêu, điều chỉnh lại kế hoạch cho phù hợp vói tình trạng và nhu cầu thực tế. Câu hỏi lượng giá: Câu 1: Trình baỳ định nghĩa quy trình điều dưỡng cộng đồng. Vẽ sơ đồ. Câu 2: Điền và chỗ trống cho đủ 4 phương pháp thu thập thông tin để lượng giá nhu cầu điều dưỡng cộng đồng: A……………………. B. Phương pháp gián tiếp. 12
  14. C …………………… D………………….... Câu 3: Phương pháp dịch tễ học cộng đồng bao gồm 4 loại là: A................................. B. Dịch tễ học phân tích. C .................................. D. Dịch tễ học đánh giá. Câu4: Bốn bước chính trong khâu lập kế hoạch điều dưỡng là: A. Lựa chọn............ B.............................. C ............................. D. Viết hoàn thành bản kế hoạch chăm sóc. Câu 5: So sánh thực hiện chăm sóc cá nhân với chăm sóc gia đình và cộng đồng. Câu 6: Các bước cơ bản trong quy trình điều dưỡng cộng đồng: Bước 1: Lượng giá nhu cầu Cần thực hiện thu thập thông tin qua 4 phương pháp: A. Hỏi trực tiếp “khách hàng” B………………………. C ………………………. D………………………. Bước 2: Lập kế hoạch điều dưỡng bao gồm: Bước 3: Thực hiện kế hoạch điều dưỡng Bước 4:……………………….. A. Với cá nhân người bệnh B. Với…………………….. Câu 7: Viết chữ “Đ” vào câu đúng, chữ “S” vào câu sai Câu hỏi Đ S 1. Để lượng giá nhu cầu, khi hỏi trực tiếp “Khách hàng” cần phải quan sát thái độ, nét mặt của họ. 2. Trao đổi với người lãnh đạo cộng đồng. Thuộc phương pháp hỏi trực tiếp “Khách hàng” 3. Thu thập thông tin qua thư, điện thoại là phương pháp gián tiếp. 4. Bước thứ 3 trong khâu lập kế hoạch điều dưỡng là xác định mục tiêu chăm sóc. Chi nhớ: - Vẽ sơ đồ quy trình điều dưỡng cộng đồng - Các bước cơ bản trong quy trình điều dưỡng cộng đồng. 13
  15. Tài liệu tham khảo: [1]. Điều dưỡng cộng đồng, vụ khoa học đào tạo Bộ y tế, năm 2009. [2]. Quản lý và tổ chức y tế, vụ khoa học đào tạo Bộ y tế, năm 2009. [3]. Thực hành cộng đồng, Bộ y tế, nhà xuất bản y học, năm 2007. [4]. Sổ tay giảng dạy điều dưỡng cộng đồng, Tổ chức y tế thế giới, năm 2000. [5]. Quá trình điều dưỡng sức khỏe gia đình, Lĩnh vực đào tạo Sida-Indevelop, năm 2000. [6]. Y tế cộng đồng, Lĩnh vực đào tạo Sida-Indevelop, năm 2000. 14
  16. Bài 3. LƯỢNG GIÁ NHU CẦU ĐIỀU DƯỠNG Giới thiệu: Lượng giá nhu cầu điều dưỡng là khâu đầu tiên của quy trình điều dưỡng. Sử dụng phương pháp thu thập và phân tích thông tin để phát hiện các nhu cầu sức khoẻ và chăm sóc sức khoẻ cho các cá nhân, gia đình và cộng đồng Mục tiêu: 1. Kể được 5 mục đích của lượng giá nhu cầu điều dưỡng. 2. Trình bày được các kỹ năng người điều dưỡng sử dụng để xác định nhu cầu điều dưỡng với cá nhân người bệnh. 3. Trình bày được 3 bước để xác định nhu cầu điều dưỡng với gia đình và cộng đồng. 4. Phân biệt được chẩn đoán chăm sóc với chẩn đoán điều trị, giữa chẩn đoán chăm sóc với chẩn đoán cộng đồng. Nội dung chính: 1. Khái niệm Lượng giá nhu cầu điều dưỡng là khâu đầu tiên của quy trình điều dưỡng. Sử dụng phương pháp thu thập và phân tích thông tin để phát hiện các nhu cầu sức khoẻ và chăm sóc sức khoẻ cho các cá nhân, gia đình và cộng đồng (“ Khách hàng”). 2. Mục đích của lượng giá nhu cầu điều dưỡng . Phát hiện nhu cầu chăm sóc “ Khách hàng”. Ví dụ: Tại thôn A trong năm 2000 - Có 1000 hộ gia đình (theo thống kê hiện hành). - Trong đó có 200 hộ sử dụng nguồn nước sạch (nước mưa, nước giếng khơi, nước giếng khoan, nước máy). - Vậy chỉ có 200/ 1000 x 100 = 20% HGĐ dùng nước sạch. Nhận xét: Nhân dân thôn A còn 80% HGĐ chưa được dùng nước sạch, cần được chăm sóc. . Xác định nhu cầu chăm sóc cơ bản của “ khách hàng”. Ví dụ: Tại xã Thanh Sơn trong tháng 1/2000 có : - 7 trẻ được sinh ra. - 5 trẻ được cân. 15
  17. - 3 trẻ có trọng lượng < 2500g. Nhận xét: - Chăm sóc dinh dưỡng các bà mẹ mang thai tại xã Thanh sơn chưa tốt. - Nhu cầu chăm sóc cơ bản là: Cần lưu ý chăm sóc 3 cháu có trọng lượng thấp < 2500g (suy dinh dưỡng sơ sinh) và chăm sóc tốt cho các bà mẹ mang thai. . Phát hiện nguy cơ cho các cá nhân, gia đình và cộng đồng. Ví dụ: Tại ấp C, chị Tâm 42 tuổi sắp đẻ con so và chị Thanh chửa tháng thứ 8 có chiều cao cơ thể là 1,40 m. Nhận xét: Cần theo dõi sát chăm sóc tốt thai nghén, của chị Tâm và chị Thanh tại ấp Tân chi, vì có nguy cơ đẻ khó. . Lập kế hoạch hoạt động chăm sóc: Dựa vào lượng giá nhu cầu điều dưỡng, ta lập được bản kế hoạch phù hợp với thực tế và có tính khả thi, đề xuất các biện pháp giải quyết. . Lượng giá nhu cầu điều dưỡng, giúp đo lường sự đáp ứng điều dưỡng và kết quả chăm sóc, giúp cho giám sát liên tục và lượng giá thường xuyên. 2.3. Xác định nhu cầu điều dưỡng: (Lượng giá nhu cầu điều dưỡng / Nhận định điều dưỡng): 2.3.1. Với cá nhân người bệnh: Khi tiếp xúc với người bệnh và thân nhân người bệnh phải có: - Kỹ năng quan sát. - Kỹ năng phỏng vấn, khai thác tiền sử, bệnh sử. - Kỹ năng khám thực thể lâm sàng (khám bệnh nhân).  Quan sát người bệnh: Người điều dưỡng phải: - Thể hiện sự quan tâm, ân cần, chú ý toàn trạng Ví dụ: Thấy mặt người bệnh đỏ phải nghĩ đến có thể đang sốt, phải đo nhiệt độ. - Quan sát thường xuyên, liên tục. - Quan sát kết hợp với các giác quan khác: Nhìn, sờ, gõ, nghe, ngửi...để phát hiện sớm các diễn biến của người bệnh.  Hỏi: + Hỏi trực tiếp người bệnh: - Bằng các câu hỏi đơn giản, dễ hiểu. - Chú ý lắng nghe, ghi chép đầy đủ. 16
  18. - Tiếp tục quan sát, kể cả các ngôn ngữ cơ thể không lời. + Hỏi người nhà hoặc người chăm sóc: - Đặc biệt là trẻ em, người mất ý thức. - Những thông tin này cần phải phân tích thận trọng, khách quan.  Khai thác từ nguồn thông tin khác: Qua hồ sơ, y bạ, bệnh án, nhân viên y tế... để biết thêm chi tiết của quá trình diễn biến bệnh tật.  Khám bệnh nhân: * Người điều dưỡng cũng được khám bệnh nhân theo những chức năng nhiệm vụ chăm sóc, đặc biệt là những điều dưỡng làm việc độc lập ở thôn, xã xa xôi. * Người điều dưỡng phải có kỹ năng khám thực thể lâm sàng cơ bản (khám bệnh nhân): + Nhìn (quan sát): Nét mặt, tư thế nằm, màu da... + Sờ: - Mạch: mạnh hay yếu, nhanh hay chậm, đều hay không đều. - Sự mềm mại của thành bụng. - Cảm giác nhiệt độ da nóng hay lạnh. - Sự đàn hồi da để biết mức độ mất nước. - Da ẩm, khô... + Gõ: Phát hiện các hiện tượng bất thường. - Gõ phản xạ gân xương để pháp hiện liệt cứng hay mềm. - Gõ phát hiện vùng đục trước gan mất trong trường hợp thủng tạng rỗng. + Nghe: - Kể tình trạng đau, cảm xúc... - Nghe tiếng cò cử, tiếng thở rít, tiếng ran của phổi, tiếng tim bệnh lý, tiếng thổi trong chít hẹp lòng mạch hoặc bướu cổ bằng ống nghe, nghe tim thai bằng ống nghe tim thai... + Ngửi: - Mùi phân, nước tiểu. Ví dụ: Mùi phân thối khẳm trong xuất huyết tiêu hoá hoặc viêm ruột hoại tử. - Mùi hơi thở. Ví dụ: Hơi thở hôi trong trong trường hợp nhiễm khuẩn, sốt..... 2.3.2. Xác định nhu cầu của gia đình và cộng đồng: Dựa vào phương pháp lượng giá nhu cầu điều dưỡng cho cá nhân người bệnh và kỹ năng y tế cộng đồng: 17
  19. - Thu thập thông tin – chỉ số. - Xác định vấn đề sức khỏe và chọn vấn đề sức khỏe ưu tiên . - Tìm giải pháp chăm sóc và kỹ thuật chăm sóc thích hợp. Xác định nhu cầu điều dưỡng của gia đình và cộng đồng có 3 buớc: Bước 1: Thu thập chỉ số có 4 nhóm chỉ số. + Chỉ số về dân số: - Dân số trung bình (DSTB) DS đầu năm + DS cuối năm DSTB = 2 Hoặc lấy số dân ngày 1/7 năm đó. - Tỷ suất sinh thô (TSST): Số trẻ sinh sống trong năm TSST(%0) = x 1000 DSTB - Tỷ suất chết thô (TSCT): Tổng số người chết trong năm TSCT(%0) = x 1000 DSTB - Tỷ suất tăng dân số tự nhiên (TSTDSTN) TSTDSTN(%0) = TSST – TSCT Hoặc: TS sinh sống trong năm – TS chết trong năm TSTDSTN = x 1000 DSTB - Số kết hôn trong năm. + Chỉ số về sức khoẻ bệnh tật hoặc tử vong: - 10 nguyên nhân gây tử vong cao nhất. - 10 loại bệnh mắc cao nhất. - Số trẻ em < 5 tuổi suy dinh dưỡng. - Số phụ nữ có thai không tăng đủ 9 kg trong thời gian mang thai. + Chỉ số về Văn hoá - Kinh tế - Xã hội: - Phân bố về nghề nghiệp (% làm ruộng, % giáo viên, % thất nghiệp...) - Số hộ nghèo - Thu thập bình quân / người/ năm. - Số hộ có phương tiện truyền thông. 18
  20. - Số người nghiện hút. - Số người mù chữ - Số đoàn thể, các tổ chức xã hội tại cộng đồng. + Chỉ số về phục vụ y tế: - Số cán bộ y tế - Số trang thiết bị y tế, cơ sở vật chất. - Số lượt người đến khám bệnh. - Số người áp dụng các biện pháp tránh thai. - Số đối tượng được tiêm chủng. - Số thai phụ được khám đủ 3 lần theo định kỳ. - Số hộ gia đình có nhà tiêu hợp vệ sinh. - Số hộ gia đình có nguồn nước hợp vệ sinh Bước 2: Xác định vấn đề sức khoẻ. Dựa vào bảng gồm 4 tiêu chuẩn sau: Tiêu chuẩn Vấn đề I Vấn đề II Vấn đề III 1. Vấn đề đã vượt quá mức bình thường 2. Vấn đề gây tổn hại đe doạ sức khoẻ cộng đồng 3. Vấn đề là nhu cầu cấp thiết được cả cộng đồng quan tâm 4. Vấn đề có thể giải quyết được Cộng * Cách cho điểm: Có 4 mức độ. - Rất rõ ràng: 3đ - Rõ ràng: 2đ - Không rõ lắm: 1đ - Không rõ, không có: 0đ Nếu tiêu chuấn đó ở mức độ nào thì cho điểm ở mức độ đó. Ví dụ: Theo báo cáo cuối năm 2006, Tại xã M có 3 vấn đề sức khoẻ là: - Bệnh giun đũa trẻ em chiếm tỷ lệ 60%. - KHHGĐ chưa đạt hiệu quả. 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1