Giáo trình Điều dưỡng ngoại khoa (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
lượt xem 0
download
Giáo trình "Điều dưỡng ngoại khoa (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Cao đẳng)" trang bị cho sinh viên kiến thức về giải phẫu sinh lý cơ thể người và các bệnh lý thường gặp. Cung cấp một số kiến thức, kỹ năng đảm bảo tác phong nhanh nhẹn, chính xác, khẩn trương cấp cứu và chăm sóc người bệnh. Có ý thức vô khuẩn trong các thủ thuật ngoại khoa. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Điều dưỡng ngoại khoa (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
- ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: ĐIỀU DƯỠNG NGOẠI KHOA NGÀNH/NGHỀ: ĐIỀU DƯỠNG TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG HÌNH THỨC ĐÀO TẠO: CHÍNH QUY Ban hành kèm theo Quyết định số 549 /QĐ- ngày 9 tháng 8 năm 2021 của Hiệu trưởng trường cao đẳng Y tế Thanh Hóa Tháng 6, năm 2021
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
- LỜI GIỚI THIỆU Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá có bề dày lịch sử đào tạo các thế hệ cán bộ Y - Dược, xây dựng và phát triển hơn 60 năm. Hiện nay, Nhà trường đã và đang đổi mới về nội dung, phương pháp và lượng giá học tập của học sinh, sinh viên nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo. Để có tài liệu giảng dạy thống nhất cho giảng viên và tài liệu học tập cho học sinh, sinh viên; Đảng uỷ - Ban Giám hiệu Nhà trường chủ trương biên soạn tập bài giảng của các chuyên ngành mà Nhà trường đã được cấp phép đào tạo. Tập bài giảng Điều dưỡng Ngoại khoa được các giảng viên Bộ môn Ngoại biên soạn dùng cho hệ Cao đẳng Điều dưỡng, dựa trên chương trình đào tạo của Trường ban hành năm 2021, Thông tư 03/2017/BLĐTBXH ngày 01 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động thương binh xã hội. Vì vậy môn học tự chọn giúp cho người học nắm được được những nguyên tắc chung nhất về chăm sóc người bệnh trong các đơn vị trong ngành y tế. Môn học “Điều dưỡng Ngoại khoa” giúp học viên sau khi ra trường có thể vận dụng tốt các kiến thức về Ngoại khoa đã học vào hoạt động nghề nghiệp. Tuy nhiên trong qua trình biên soạn tập bài giảng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tập thể biên soạn xin ghi nhận các ý kiến đóng góp xây dựng của các nhà quản lý, đồng nghiệp, độc giả
- và học sinh, những người sử dụng cuốn sách này để nghiên cứu bổ sung cho tập bài giảng ngày càng hoàn thiện hơn. Thanh Hóa, ngày 15 tháng 6 năm 2021
- Chủ biên Ths. Bs. Mai Văn Bảy Tham gia biên soạn 1. Ths. Bs. Mai Văn Bảy 2. Ths. Bs. Mã Văn Sánh 3. Ths. Lê Thị Hương 4. Ths. Hoàng Văn Tuấn 5. CNĐD Mai Thị Gấm
- MỤC LỤC 1. VAI TRÒ NGƯỜI ĐIỀU DƯỠNG NGOẠI KHOA .......Error! Bookmark not defined. 2. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SỐC CHẤN THƯƠNG ..................................... 9 3. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH TRƯỚC MỔ VÀ SAU MỔ ............................. 19 4. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NHIỄM KHUẨN NGOẠI KHOA ................... 31 5. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH VIÊM PHÚC MẠC ......................................... 41 6. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH CHẤN THƯƠNG NGỰC ................................ 56 7. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH CHẤN THƯƠNG BỤNG KÍN ........................ 70 8. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH CÓ VẾT THƯƠNG MẠCH MÁU .................. 76 9. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH BÓ BỘT ......................................................... 86 10. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH GÃY THÂN XƯƠNG ĐÙI .......................... 96 11. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH BONG GÂN- SAI KHỚP .............................104 12. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH VIÊM XƯƠNG ............................................115 13. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH VẾT THƯƠNG PHẦN MỀM .......................123 14. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH BỎNG ..........................................................131 15. CHĂM SÓC TRƯỚC VÀ SAU MỔ ĐƯỜNG TIẾT NIỆU Error! Bookmark not defined. 16. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH VIÊM RUỘT THỪA ....................................154 17. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH THỦNG DẠ DÀY – TÁ TRÀNG .................166 18. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH TẮC RUỘT ..................................................179 19. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH CÓ HẬU MÔN NHÂN TẠO ........................187 20. CHĂM SÓC BỆNH NHÂN BỆNH TRĨ- RÒ HẬU MÔN ..........................194 21. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SỎI MẬT .....................................................205 22. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH VIÊM TỤY CẤP TÍNH ................................210 23. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH CHẤN THƯƠNG SỌ NÃO ..........................216 24. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH CHẤN THƯƠNG CỘT SỐNG .....................230 25. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SỎI TIẾT NIỆU............................................240 26. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH CHẤN THƯƠNG TIẾT NIỆU .....................249 27. CHĂM SÓC BỆNH NHÂN U XƠ TIỀN LIỆT TUYẾN ............................266
- 28. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH GÃY XƯƠNG CÁNH TAY .........................270 29. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH GÃY TRÊN LỒI CẦU XƯƠNG CÁNH TAY277 30. CHĂM SÓC BỆNH NHÂN GÃY CỔ XƯƠNG ĐÙI .................................285 31. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH NHÂN GÃY XƯƠNG CẲNG CHÂN ..........300 32. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH CÓ SONDE DẪN LƯU NGOẠI KHOA ......314 33. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH MỞ KHÍ QUẢN ...........................................322
- GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: Điều dưỡng Ngoại khoa Mã môn học: MH 29 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học. Vị trí: Môn học “Điều dưỡng Ngoại khoa” là môn học được bố trí học ngay sau các môn học thuộc khối kiến thức giáo dục đại cương và kiến thức cơ sở ngành, chuyên ngành: Điều dưỡng Nội khoa; Điều dưỡng người bệnh cao tuổi; Điều dưỡng hồi sức cấp cứu. Tính chất: Môn học trang bị cho sinh viên kiến thức về giải phẫu sinh lý cơ thể người và các bệnh lý thường gặp. Cung cấp một số kiến thức, kỹ năng đảm bảo tác phong nhanh nhẹn, chính xác, khẩn trương cấp cứu và chăm sóc người bệnh. Có ý thức vô khuẩn trong các thủ thuật ngoại khoa. MỤC TIÊU MÔN HỌC 1. Kiến thức 1.1. Trình bày và phân tích được nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh, triệu chứng, biến chứng của các bệnh ngoại khoa. 1.2. Trình bày được chẩn đoán chăm sóc và các nội dung cần chăm sóc người bệnh ngoại khoa. 1.3. Trình bày được các nội dung giáo dục sức khoẻ cho cộng đồng phòng tránh các bệnh ngoại khoa thường gặp. 2. Kỹ năng 2.1. Giao tiếp hướng dẫn, giáo dục sức khoẻ cho người bệnh và người nhà người bệnh.
- 2.2. Kỹ tìm kiếm và sử dụng tài liệu tham khảo. 2.3. Kỹ năng tự học, tự nghiên cứu. 2.4. Kỹ năng ghi nhớ kiến thức. 3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm 3.1. Rèn luyện đạo đức người điều dưỡng, có trách nhiệm cao. 3.2. Tác phong nhanh nhẹn, khẩn trương, chính xác. NỘI DUNG MÔN HỌC
- VAI TRÒ NGƯỜI ĐIỀU DƯỠNG NGOẠI KHOA (Thời gian 2 giờ) GIỚI THIỆU: Công việc của người điều dưỡng Ngoại khoa ngoài chăm sóc người bệnh và đáp ứng các nhu cầu cơ bản của họ, thì công tác chủ yếu là chăm sóc người bệnh phẫu thuật, cấp cứu người bệnh. Do đó, Người điều dưỡng Ngoại khoa luôn phải rèn luyện cho mình một tác phong nhanh nhẹn, thành thạo tay nghề và tinh thông nghiệp vụ để có thể xử lý những diễn biến bất ngờ của người bệnh. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này, sinh viên phải: 1. Nêu được yêu cầu, nhiệm vụ chính của người điều dưỡng ngoại khoa. 2. Trình bày được vai trò của người điều dưỡng ngoại khoa trong việc chuẩn bị người bệnh trước mổ. 3. Trình bày được vai trò của người điều dưỡng ngoại khoa trong việc chăm sóc người bệnh sau mổ trong 24h đầu. NỘI DUNG: 1. Đại cương Trong các bệnh viện chuyên khoa ngoại hay khoa ngoại thuộc các bệnh viện đa khoa thì công tác chữa bệnh chủ yếu là phẫu thuật, cấp cứu người bệnh. Do dó phải khẩn trương chuẩn bị người bệnh. Vì vậy người điều dưỡng ngoại khoa cần đạt được 4 yêu cầu sau: - Phải tinh thông nghiệp vụ, thành thạo tay nghề, làm tốt các kỹ thuật ngoại khoa. - Thực hiện khẩn trương, chính xác và đầy đủ các y lệnh của Bác sỹ. - Phải đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn trong khi tiến hành các thủ thuật. - Theo dõi phát hiện các biến chứng và diễn biến người bệnh báo cáo kịp thời bác sỹ 1
- 2. Vai trò người điều dưỡng ngoại khoa Trong khoa ngoại có nhiều bộ phận khác nhau, mỗi một bộ phận có nội dung công tác riêng. Do đó vai trò người điều dưỡng công tác ở mỗi bộ phận cũng khác nhau, nhưng dù công tác có khác nhau vẫn phải tập trung đảm bảo nhiệm vụ chính là: - Nhận định được tình trạng người bệnh. - Đánh giá được các nhu cầu cần thiết của người bệnh để phục vụ cho cuộc mổ và những vấn đề liên quan sau mổ. - Giúp thầy thuốc trong công tác khám bệnh, chẩn đoán, phẫu thuật điều trị người bệnh. - Thực hiện y lệnh đúng, đủ của người thầy thuốc. - Lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch chăm sóc đó, đánh giá được kết quả chăm sóc 2.1 Tiếp đón người bệnh - Thái độ phải vui vẻ, hòa nhã, gần gũi, thân mật tạo niềm tin cho người bệnh và người nhà người bệnh . - Khẩn trương chuẩn bị dụng cụ cho thầy thuốc khám bệnh. - Với người bệnh cấp cứu: Khẩn trương, nhanh chóng chuẩn bị dụng cụ, thuốc hồi sức tại chỗ để cứu chữa người bệnh. 2.2. Chuẩn bị người bệnh trước mổ Việc chuẩn bị người bệnh trước mổ tuỳ thuộc vào chương trình mổ và tổ chức cơ quan vùng cần mổ, có hai loại chính là mổ kế hoạch và mổ cấp cứu - Động viên, an ủi người bệnh cần tìm hiểu về hoàn cảnh gia đình, điều kiện kinh tế - Theo dõi diễn biến người bệnh, chú ý phát hiện các biến chứng xảy ra nếu có 2
- - Theo dõi hàng ngày: DHST, ăn uống … - Thực hiện đầy đủ các y lệnh hoặc các thủ thuật cho người bệnh trong những ngày trước mổ. - Chú ý theo dõi về vấn đề ăn uống giấc ngủ người bệnh. - Chuẩn bị đầy đủ các xét nghiệm, HSBA, khám các chuyên khoa cần thiết theo chỉ định bác sỹ, địa chỉ người bệnh phải được ghi rõ ràng, tỉ mỉ. - Vệ sinh vùng mổ,cạo lông, thay quần áo, thực hiện y lệnh tiền mê cho người bệnh 2.3.Theo dõi và chăm sóc sau mổ 2.3.1 Trong 24h đầu - An ủi, động viên người bệnh chia sẻ thông cảm với nỗi đau của người bệnh - Nâng đỡ người bệnh nằm theo tư thế thích hợp để người bệnh đỡ đau, dễ thở, thoải mái - Theo dõi tình trạng toàn thân, ý thức, sắc mặt - Theo dõi DHST theo y lệnh bác sỹ - Theo dõi lượng dịch vào và lượng dịch ra, kiểm tra y lệnh và tốc độ truyền để đảm bảo người bệnh được truyền đúng dịch và đúng tốc độ - Theo dõi vết mổ, sonde dẫn lưu theo đúng nguyên tắc, số lượng nước tiểu trong 24h - Theo dõi sát người bệnh đề phòng các biến chứng có thể xảy ra + Nôn: Nếu người bệnh nôn phải cho người bệnh nghiêng đầu sang bên nôn ra khay quả đậu sau đó lau sạch miệng cho người bệnh + Ngạt: Do tụt lưỡi ra sau, tắc đờm rãi hoặc do liệt cơ hô hấp cần phát hiện sớm báo ngay cho bác sỹ + Shock: Thường do chảy máu sau mổ cần xem ngay băng vết mổ, dẫn lưu và báo cho bác sỹ biết 3
- - Thực hiện nghiêm chỉnh, kịp thời các y lệnh về hồi sức: truyền dịch, truyền máu, thở oxy, ủ ấm - Khi người bệnh gần tỉnh hay giãy giụa người điều dưỡng cần phải chăm sóc chu đáo - Hướng dẫn người bệnh tập thở, tập ho, chú ý vệ sinh răng miệng xoa bóp tay chân 2.3.2. Trong những ngày sau - Theo dõi tình trạng toàn thân: Mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở và các diễn biến người bệnh nếu có - Theo dõi số lượng nước tiểu, trung tiện (nếu người bệnh mổ vùng bụng), sau khi trung tiện được thì cho người bệnh ăn uống - Theo dõi và chăm sóc dẫn lưu chỉ rút khi có y lệnh - Đảm bảo thay băng vết mổ theo y lệnh - Hướng dẫn người bệnh tập vận động: ngồi dậy, tập cử động tay chân, tập đi men quanh giường. - Rửa mặt, đánh răng, súc miệng, lau người, vệ sinh vùng tiết niệu sinh dục cho người bệnh - Thực hiện y lệnh về điều trị, ăn uống, chú ý xoay trở người bệnh đề phòng loét, viêm phổi nếu người bệnh nằm lâu. Quy trình điều dưỡng ngoại khoa Nhận định/ đánh giá tình trạng người bệnh Chuẩn bị người bệnh trước mổ Chăm sóc người bệnh trong mổ Chăm sóc người bệnh sau mổ Phục hồi chức năng Giáo dục sức khoẻ và chuẩn bị người bệnh ra viện ra viện 4
- 2.3.3. Chuẩn bị người bệnh xuất viện Căn dặn người bệnh các chế độ sau khi ra viện - Uống thuốc theo đơn - Chế độ sinh hoạt hàng ngày - Nếu có bất thường đến khám lại ngay - Hướng dẫn người bệnh và người nhà cách xử trí khi bị đau, cách thay đổi tư thế - Chế độ sinh hoạt đặt biệt giũ gìn giấc ngủ - Cách giữ gìn và bảo vệ vết mổ - Các triệu chứng báo hiệu về những biến chứng có thể xảy ra - Cách tập luyện để phục hồi chức năng sinh lý - Chuẩn bị các giấy tờ hướng dẫn người bệnh thanh toán và làm các thủ tục ra viện 3. Những yêu cầu đối với người điều dưỡng ngoại khoa - Phải tinh thông nghiệp vụ, thành thạo tay nghề, làm tốt các kỹ thuật ngoại khoa + Luôn có tinh thần học tập nghiệp vụ nâng cao tay nghề và những hiểu biết về bệnh lý, cách chăm sóc theo dõi người bệnh + Luôn rèn luyện tay nghề thủ thuật, kỹ thuật điêu luyện và chính xác + Nghiêm túc và khẩn trương thực hiện các y lệnh + Theo dõi tỉ mỉ, ghi chép đầy đủ nhạy cảm phát hiện các diễn biến của người bện - Có ý thức và tác phong vô khuẩn trong mọi kỹ thuật và chăm sóc người bệnh - Luôn tự giác chấp hành kỹ thuật vô khuẩn, có ý thức giữ gìn vô khuẩn cho mình và cho người bệnh 5
- - Theo dõi phát hiện các biến chứng và diễn biến người bệnh báo cáo kịp thời bác sỹ + Theo dõi tỉ mỉ, ghi chép đầy đủ nhạy cảm phát hiện các diễn biến của người bệnh + Bình tĩnh không hoang mang hốt hoảng trong những trường hợp người bệnh nguy kịch phải khẩn trương cứu chữa đến cùng + Không ngại khó khăn vất vả, bẩn thỉu tất cả vì người bệnh - Có lòng yêu thương người bệnh, thực hiện lời dạy của Bác Hồ “Lương y phải như từ mẫu” + Nêu cao trách nhiệm trước người bệnh động viên an ủi thông cảm với sự đau đớn của người bệnh + Hiểu rõ vai trò trách nhiệm vinh quang của mình trong sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân GHI NHỚ: + Vai trò của người điều dưỡng Ngoại khoa trong chuẩn bị người bệnh trước mổ. + Nhiệm vụ của người Điều dưỡng Ngoại khoa trong chăm sóc người bệnh sau mổ LƯỢNG GIÁ Anh (chị) hãy trả lời các câu hỏi sau bằng cách chọn ý đúng nhất điền vào chỗ trống cho các câu từ 1 đến Câu1: Người điều dưỡng ngoại khoa cần thường xuyên có ý thức và tác phong……trong khi thực hiện các kỹ thuật và chăm sóc người bệnh. A. Vô khuẩn. B. Sát khuẩn C. Tiệt khuẩn. D. Tiệt trùng. 6
- E. Làm việc. Câu 2: Yêu cầu của người điều dưỡng ngoại khoa phải tinh thông nghiệp vụ, ……..tay nghề, làm tốt các kỹ thuật ngoại khoa. A. Thành thạo. B. Làm chủ. C. Thuần thục. D. Tinh thông. E. Kỹ năng. Câu 3: Yêu cầu của người điều dưỡng ngoại khoa phát hiện những biến chứng, giúp thầy thuốc xử lý kịp thời đồng thời………với thầy thuốc để nhận định tình trạng bệnh. A. Cộng tác. B. Cộng sự. C. Trợ giúp. D. Phụ giúp. Câu 4: Một trong những nhiệm vụ chính của người điều dưỡng ngoại khoa là: giúp người thầy thuốc trong công tác………, chẩn đoán, phẫu thuật điều trị người bệnh A. Tư vấn. B. Khám bệnh. C. Cấp phát thuốc. D. Cả A, B, C. Câu 5: Tuỳ thuộc vào chương trình mổ hoặc tổ chức cơ quan vùng cần mổ, phân thành hai loại chính:…………..và ……… A. Mổ theo yêu cầu và mổ theo kế hoạch B. Mổ cấp cứu và mổ theo kế hoạch C. Mổ theo yêu cầu và mổ cấp cứu 7
- D. Mổ chương trình và mổ theo kế hoạch Câu 6: Quy trình chăm sóc một người bệnh ngoại khoa trải qua. A. 3 giai đoạn B. 4 giai đoạn C. 5 giai đoạn D 6 giai đoạn Anh (chị) hãy trả lời các câu hỏi sau bằng cách chọn A(đúng), B (Sai) cho các câu từ câu 7 đến câu 11 Câu 7: Quy trình điều dưỡng ngoại khoa theo thứ tự: chuẩn bị trước mổ, nhận định, chăm sóc trong mổ, chăm sóc sau mổ, phục hồi chức năng và chuẩn bị ra viện. A. Đúng. B. Sai. Câu 8: Nhiệm vụ chính của người điều dưỡng ngoại khoa chỉ là thực hiện tuyệt đối các y lệnh của bác sỹ A. Đúng. B. Sai. Câu 9: Người bệnh ngoại khoa chỉ được điều trị bằng thuốc. A. Đúng. B. Sai. Câu 10: Hướng dẫn người bệnh tập thở, ho, khạc nhổ, vận động là một việc làm rất cần thiết của người điều dưỡng ngoại khoa. A. Đúng. B. Sai. Câu 11: Ngươi điều dưỡng ngoại khoa chỉ cần đánh giá tình trạng thể chất người bệnh tốt để chịu đựng cuộc mổ. A. Đúng. B. Sai. 8
- CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SỐC CHẤN THƯƠNG (Thời gian 2 giờ) GIỚI THIỆU: Khi cơ thể chịu tổn thương quá nặng và mất máu nhiều sau các cuộc phẫu thuật lớn hoặc sau các chấn thương sẽ rơi vào trạng thái sock với hội chứng suy sụp các chức năng lớn trong cơ thể đó là hệ tuần hoàn và hệ hô hấp. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài này, sinh viên phải: 1. Nêu được nguyên nhân, rối loạn chức năng các cơ quan trong sốc chấn thương. 2. Kể được triệu chứng lâm sàng của 2 giai đoạn trong sốc chấn thương. 3. Trình bày được cách phòng chống shock chấn thương ở tuyến y tế cơ sở. 4. Trình bày được chẩn đoán và nội dung chăm sóc người bệnh sốc chấn thương. NỘI DUNG: 1. Đại cương Shock chấn thương là tình trạng suy sụp toàn thân kéo dài sau các chấn thương hoặc phẫu thuật lớn, thể hiện rõ nét trên lâm sàng bằng hội chứng suy sụp chức năng tuần hoàn và các chức năng khác, dẫn đến không cung cấp đủ oxy cho các cơ quan và tổ chức. 2. Nguyên nhân - Suy tuần hoàn, giảm khối lượng tuần hoàn do mất máu. - Những chấn thương dập nát lớn. - Bỏng nặng. - Thương tích ở bụng gây lòi phủ tạng, thương tích ở ngực. - Nạn nhân bị vùi lấp do sức ép gây tổn thương phổi, tăng áp lực nội sọ. - Nhiễm độc do tháo garo(Garo để quá lâu trên 3 giờ). 9
- 3. Yếu tố thuận lợi - Bệnh nhân gầy, già yếu. - Tinh thần căng thẳng, đói rét. - Sự bất động thô bạo, vận chuyển gây đau đớn. 4. Sinh lý bệnh trong sốc chấn thương 4.1. Các thuyết giải thích cơ chế bệnh sinh - Thuyết tuần hoàn: Do sự giảm khối lượng tuần hoàn là yếu tố chủ yếu. Điển hình là mất máu do vỡ tạng đặc, gãy xương lớn, bỏng nặng, trong mổ … - Thuyết nhiễm độc: Sốc xuất hiện khi tháo garô, do tổ chức dập nát tiết ra chất độc tác động trực tiếp lên mạch máu, thần kinh. - Thuyết thần kinh nội tiết: Dưới tác dụng của Strees gây ra phản ứng thần kinh – nội tiết lúc đầu là phản ứng bảo vệ, sau đó do Strees kéo dài hoặc quá nhanh thì phản ứng bù trừ bị ức chế. Người mệt mỏi, căng thẳng sợ hải dễ bị sốc khi bị thương. - Thuyết chu kỳ Moon chia sốc làm 4 giai đoạn: + Gđ1: Suy tuần hoàn do mất máu, nhiễm độc. + Gđ2: Cơ thể bù trừ bằng các phản ứng bảo vệ. + Gđ3: Mất bù, tuần hoàn lại suy sụp trầm trọng gây thiếu oxy tổ chức. + Gđ4: Thiếu Oxy làm giải phóng chất độc, tác động lên mạch và thần kinh làm dãn mạch, tăng thấm làm giảm tiếp khối lượng tuần hoàn. 4.2. Rối loạn chức năng các cơ quan trong sốc chấn thương 4.2.1. Rối loạn chức năng tuần hoàn - Giảm khối lượng tuần hoàn: + Khối lượng tuần hoàn giảm từ: 15-30% thì HAĐM sẽ giao động. + Khối lượng tuần hoàn giảm trên 30% thì HAĐM sẽ giảm xuống còn 60 – 80mmHg. 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Điều dưỡng ngoại khoa - Bài 12
6 p | 443 | 126
-
Giáo trình Điều dưỡng ngoại khoa - Bài 11
6 p | 591 | 125
-
Giáo trình Điều dưỡng ngoại khoa - Bài 13
5 p | 499 | 120
-
Giáo trình Điều dưỡng ngoại khoa - Bài 14
5 p | 374 | 114
-
Giáo trình Điều dưỡng ngoại khoa - Bài 23
5 p | 474 | 104
-
Giáo trình Điều dưỡng ngoại khoa - Bài 15
7 p | 360 | 101
-
Giáo trình Điều dưỡng ngoại khoa - Bài 16
5 p | 320 | 92
-
Giáo trình Điều dưỡng ngoại khoa - Bài 24
5 p | 414 | 89
-
Giáo trình Điều dưỡng ngoại khoa - Bài 18
6 p | 283 | 86
-
Giáo trình Điều dưỡng ngoại khoa - Bài 20
6 p | 322 | 84
-
Giáo trình Điều dưỡng ngoại khoa - Bài 21
5 p | 336 | 79
-
Giáo trình Điều dưỡng ngoại khoa - Bài 25
7 p | 280 | 78
-
Giáo trình Điều dưỡng ngoại khoa - Bài 17
7 p | 302 | 78
-
Giáo trình Điều dưỡng ngoại khoa - Bài 19
6 p | 140 | 68
-
Giáo trình Điều dưỡng ngoại khoa - Bài 22
5 p | 191 | 61
-
Giáo trình Điều dưỡng ngoại khoa: Phần 1
80 p | 32 | 11
-
Giáo trình Điều dưỡng ngoại khoa (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Trung cấp văn bằng 2) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
148 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn