intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Điều khiển tàu trong các trường hợp thông thường - MĐ03: Điều khiển tàu cá

Chia sẻ: Minh Minh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:82

85
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình “Điều khiển tàu trong các trường hợp thông thường” giúp người học tiếp cận với kiến thức và kỹ năng cơ bản khi: điều khiển tàu theo la bàn, chập tiêu, phương vị; điều khiển tàu cập cầu, rời cầu, cập phao, rời phao, thả neo, thu neo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Điều khiển tàu trong các trường hợp thông thường - MĐ03: Điều khiển tàu cá

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN ĐIỀU KHIỂN TÀU TRONG CÁC TRƢỜNG HỢP THÔNG THƢỜNG MÃ SỐ: MĐ03 NGHỀ: ĐIỀU KHIỂN TÀU CÁ Trình độ: Sơ cấp nghề
  2. 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 03
  3. 3 LỜI GIỚI THIỆU Nghề “Điều khiển tàu cá” là nghề sử dụng kiến thức và kỹ năng về hàng hải để điều khiển tàu cá hoạt động trên biển đảm bảo an toàn, khai thác hải sản đạt hiệu quả cao. Người làm nghề “Điều khiển tàu cá ” trình độ sơ cấp nghề được bố trí làm việc trực tiếp trên các tàu cá hoạt động trên biển phải có kiến thức cơ bản về tàu thuyền, về hàng hải, có sức khoẻ tốt để hoàn thành nhiệm vụ trong điều kiện làm việc trên biển. Việt Nam là một quốc gia ven biển có vùng đặc quyền kinh tế rộng gần 1 triệu km2 với chiều dài bờ biển trên 3260 km. Hiện tại, đội tàu cá nước ta có khoảng 130 000 chiếc, trong đó có khoảng 52 000 chiếc có công suất trên 90cv, nhưng số người làm nghề khai thác hải sản làm việc trên tàu cá đã qua đào tạo là rất ít. Trong thời gian tới, để bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, giảm áp lực khai thác ven bờ, Nhà nước có chủ trương giảm dần, tiến tới giải bản các tàu cá công suất nhỏ khai thác ven bờ, hiện đại hoá các tàu có công suất lớn khai thác hải sản xa bờ, xây dựng các nghiệp đoàn đánh cá xa bờ hoạt động dài ngày trên biển với quy mô công nghiệp. Do đó, nhu cầu đào tạo lao động nông thôn có tay nghề có thể quản lý, vận hành được các tàu cá hiện đại là rất lớn. Trước khi biên soạn giáo trình này, chúng tôi đã khảo sát thực tế tại nhiều sơ sở đánh cá ở các địa phương khác nhau. Đối tượng học là những lao động nông thôn có trình độ học vấn không đồng đều, nên giáo trình được viết ngắn gọn, dễ tiếp thu, cân xứng giữa kênh hình và kênh chữ, tập trung vào kỹ năng thực hành. Tuy nhiên thức tế sản xuất luôn biến động, khoa học công nghệ luôn đổi mới. Vì vậy, trong quá trình biên soạn chúng tôi gặp những khó khăn nhất định. Song, tập thể Ban biên soạn đã cố gắng biên soạn giáo trình này bám sát chương trình đào tạo. Giáo trình thể hiện đầy đủ nội dung cần truyền đạt cho học viên, ngoài ra còn có nội dung mở rộng để ngwoif học cũng cố kiến thức phục vụ tốt hơn quá trình sản xuất. Giáo trình “Điều khiển tàu trong các trường hợp thông thường” giúp người học tiếp cận với kiến thức và kỹ năng cơ bản khi: điều khiển tàu theo la bàn, chập tiêu, phương vị; điều khiển tàu cập cầu, rời cầu, cập phao, rời phao, thả neo, thu neo, giáo trình gồm 6 bài: Bài 1: Điều khiển tàu đi theo đường chập tiêu Bài 2: Điều khiển tàu đi theo đường phương vị Bài 3: Điều khiển tàu quay trở Bài 4: Điều khiển tàu cập cầu, rời cầu Bài 5: Điều khiển tàu cập phao, rời phao Bài 6: Điều khiển tàu thả neo, thu neo
  4. 4 Ban biên tập xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản Vịnh Bắc Bộ; Lãnh đạo Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sảnHải Phòng; Ban Giám hiệu và giáo khoa Khai thác Trường trung học Thuỷ sản TP Hồ Chí Minh; Ban Giám hiệu và giáo viên khoa Công nghệ Thuỷ sản Trường Cao đẳng nghề Thuỷ sản Miền Bắc và những người đã tham gia góp ý kiến cho giáo trình này. Ban biên tập đã cố gắng biên soạn các bài trong giáo trình, trình bày làm rõ những nội dung cơ bản của từng bài. Nhưng do trình độ có hạn, nên cuốn sách không tránh khỏi những hạn chế. Rất mong nhận đwocj ý kiến của bạn đọc. Xin chân thành cảm ơn! Tham gia biên soạn 1. Hồ Đình Hải - Chủ biên 2. Phạm Văn Khoát 3. Đỗ Ngọc Thắng 4. Nguyễn Quý Thạc 5. Nguyễn Văn Bôn
  5. 5 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG Lời giới thiệu ............................................................................................. 3 Mục lục ...................................................................................................... 5 Bài 1: Điều khiển tàu đi theo đường chập tiêu .......................................... 8 Mục tiêu ..................................................................................................... 8 A. Nội dung ............................................................................................... 8 1. Chuẩn bị ................................................................................................. 8 2. Dẫn tàu đi theo đường chập tiêu ............................................................ 10 2.1. Dẫn tàu đi đến gần chập tiêu .............................................................. 10 2.2. Dẫn tàu đi ra xa chập tiêu ................................................................... 11 B. Câu hỏi và bài tập thực hành ................................................................ 12 C. Ghi nhớ ................................................................................................. 12 Bài 2: Điều khiển tàu đi theo đường phương vị ........................................ 13 Mục tiêu ..................................................................................................... 13 A. Nội dung ............................................................................................... 13 1. Chuẩn bị ................................................................................................. 13 2. Dẫn tàu đi theo đường phương vị .......................................................... 14 2.1. Dẫn tàu đi theo đường phương vị đến gần mục tiêu .......................... 14 2.2. Dẫn tàu đi theo đường phương vị ra xa mục tiêu ............................... 14 B. Câu hỏi và bài tập thực hành ................................................................ 15 C. Ghi nhớ ................................................................................................. 15 Bài 3: Điều khiển tàu quay trở ................................................................... 16 Mục tiêu ..................................................................................................... 16 A. Nội dung ............................................................................................... 16 1. Chuẩn bị ................................................................................................. 16 1.1. Chuyển động quay trở của tàu ............................................................ 16 1.2. Quá trình quay trở của tàu .................................................................. 17 1.3. Đường kính quay trở và đường kính lớn nhất của vòng quay trở ..... 18 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quay trở .................................................... 18 2. Điều khiển tàu quay trở ......................................................................... 18 2.1. Điều khiển tàu quay trở khi tàu đi ngược nước .................................. 18 2.2. Điều khiển tàu quay trở khi tàu đi xuôi nước ..................................... 19 2.3. Điều khiển tàu quay trở trên neo ........................................................ 20 B. Câu hỏi và bài tập thực hành ................................................................ 21 C. Ghi nhớ ................................................................................................. 21 Bài 4: Điều khiển tàu cập cầu, rời cầu ....................................................... 22 Mục tiêu ..................................................................................................... 22 A. Nội dung ............................................................................................... 22
  6. 6 1. Chuẩn bị ................................................................................................. 22 1.1. Chuẩn bị thiết bị chằng buộc tàu ...................................................... 22 1.2. Các yêu cầu đối với thiết bị chằng buộc ............................................. 23 1.3. Tên gọi và tác dụng các loại dây khi buộc tàu vào cầu ...................... 25 2. Điều khiển tàu cập cầu .......................................................................... 25 2.1. Nguyên tắc cơ bản của cập cầu .......................................................... 25 2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc cập cầu ........................................ 26 2.3. Cập cầu khi gió nước êm .................................................................... 26 2.4. Cập cầu khi có gió .............................................................................. 28 2.5. Cập cầu khi có dòng chảy ................................................................... 33 2.6. Các trường hợp cập cầu khác ............................................................. 35 3. Điều khiển tàu rời cầu ........................................................................... 36 3.1. Điều khiển tàu rời cầu khi có gió thổi, không có dòng nước ............. 36 3.2. Điều khiển tàu rời cầu khi có dòng nước, không có gió ..................... 38 3.3. Điều khiển tàu rời cầu khi không có gió, dòng nước ......................... 40 B. Câu hỏi và bài tập thực hành ................................................................ 41 C. Ghi nhớ ................................................................................................. 41 Bài 5: Điều khiển tàu cập phao, rời phao .................................................. 42 Mục tiêu ..................................................................................................... 42 A. Nội dung ............................................................................................... 42 1. Chuẩn bị ................................................................................................. 42 2. Điều khiển tàu cập phao ........................................................................ 42 2.1. Điều khiển tàu cập phao khi có gió, dòng nước ................................. 42 2.2. Điều khiển tàu cập phao khi gió, nước êm ......................................... 44 3. Điều khiển tàu rời phao ......................................................................... 45 3.1. Điều khiển tàu rời 1 phao ................................................................... 45 3.2. Điều khiển tàu rời hai phao ................................................................ 46 B. Câu hỏi và bài tập thực hành ................................................................ 49 C. Ghi nhớ ................................................................................................. 49 Bài 6: Điều khiển tàu thả neo, thu neo ...................................................... 50 Mục tiêu ..................................................................................................... 50 A. Nội dung ............................................................................................... 50 1. Chuẩn bị ................................................................................................. 50 1.1. Chọn khu vực neo tàu ......................................................................... 50 1.2. Chuẩn bị tàu, thiết bị neo .................................................................... 50 1.3. Chọn phương pháp neo tàu ................................................................. 52 2. Điều khiển tàu thả neo ........................................................................... 52 2.1. Điều khiển tàu thả 2 neo ..................................................................... 52 2.2. Điều khiển tàu thả 1 neo ..................................................................... 56 3. Điều khiển tàu thu neo ........................................................................... 59 3.1. Điều khiển tàu thu 2 neo ..................................................................... 59
  7. 7 3.2. Điều khiển tàu thu 1 neo ..................................................................... 61 B. Câu hỏi và bài tập thực hành ................................................................ 62 C. Ghi nhớ ................................................................................................. 62 Phụ lục ....................................................................................................... 63 Hướng dẫn giảng dạy mô đun .................................................................. 69 I. Vị trí, tính chất của mô đun .................................................................. 69 II. Mục tiêu ............................................................................................... 69 III. Nội dung chính của mô đun ................................................................ 69 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành ....................................... 70 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập .................................................. 78 VI. Tài liệu tham khảo .............................................................................. 81 Danh sách Ban chủ nhiệm ........................................................................ 82 Danh sách Hội đồng nghiệm thu .............................................................. 82
  8. 8 MÔ ĐUN ĐIỀU KHIỂN TÀU TRONG CÁC TRƢỜNG HỢP THÔNG THƢỜNG Mã mô đun: MĐ 03 Giới thiệu mô đun: Mô đun ”Điều khiển tàu trong các trường hợp thông thường” là mô đun chuyên môn nghề trong chương trình ”Điều khiển tàu cá” trình độ sơ cấp nghề, nhằm cung cấp cho người học kiến thức và kỹ năng tay nghề cơ bản trong các trường hợp: điều khiển tàu đi theo đường chập tiêu; đường phương vị; quay trở; cập cầu, rời cầu; cập phao, rời phao; thả neo, thu neo. Mô đun được giảng dạy lý thuyết và thực hành trên tàu. Việc đánh giá kết quả học tập thông qua kết quả các bài kiểm tra định kỳ và bài kiểm tra kết thúc mô đun kết hợp với đánh giá ý thức của người học trong quá trình học tập. Bài 1: Điều khiển tàu đi theo đƣờng chập tiêu Mục tiêu: - Trình bày khái niệm, chức năng, tác dụng của đường chập tiêu; - Nhận biết các đường chập tiêu trong vùng biển tàu hoạt động có thể dùng vào việc dẫn tàu an toàn; - Thành thạo điều khiển tàu đi theo đường chập tiêu A. Nội dung: 1. Chuẩn bị Xác định đường chập tiêu để dẫn tàu Bước 1: Xác định đường chập tiêu trên hải đồ hoặc trên biển để dẫn tàu đi - Chọn chập tiêu trong khu vực tàu đang hoạt động để dẫn tàu đi theo kế hoạch hành trình sao cho việc dẫn tàu đi tránh được chướng ngại vật, đá ngầm, bãi cạn... đảm bảo an toàn cho con tàu. - Có thể chọn chập tiêu cho sẵn trên hải đồ hoặc tự chọn chập tiêu trong khu vực tàu đang hoạt động. Bước 2: Xác định hướng dẫn tàu - Phải xác định dẫn tàu đi đến gần chập tiêu hay đi ra xa chập tiêu.
  9. 9 - Nếu đi đến gần chập tiêu thì phải dẫn tàu đi theo hướng bao nhiêu độ và ngược lại. Hình 1-1: Chập tiêu
  10. 10 Hình 1-2: Sơ đồ đường chập tiêu Bước 3: Xác định ảnh hưởng của gió, nước khi dẫn tàu đi trên đường chập tiêu - Xác hướng, tốc độ của gió và dòng nước. - Dự đoán được góc dạt tổng hợp. - Tàu bị dạt trái hay bị dạt phải. Bước 4: Từ vị trí hiện tại, dẫn tàu đi vào đường chập tiêu 2. Dẫn tàu đi theo đƣờng chập tiêu 2.1. Dẫn tàu đi đến gần chập tiêu - Từ vị trí hiện tại, dẫn tàu đi vào đường chập tiêu - Điều khiển tàu sao cho người lái tàu nhìn thấy hai mục tiêu của chập tiêu trùng nhau hoặc nằm trên một đường thẳng đứng ở phía trước mũi tàu. - Đánh giá góc dạt tổng hợp để điều khiển vô lăng lái.
  11. 11 Hình 1-2: Dẫn tàu đi vào đường chập tiêu - Luôn quan sát chập tiêu, nếu thấy hai mục tiêu tách xa nhau hoặc không nằm trên một đường thẳng đứng thì điều khiển vô lăng lái để đưa tàu đi đúng đường chập tiêu. Hình 1-3: Dẫn tàu đi đến gần mục tiêu 2.2. Dẫn tàu đi ra xa chập tiêu - Điều khiển tàu sao cho người lái tàu nhìn thấy hai mục tiêu của chập tiêu trùng nhau hoặc nằm trên một đường thẳng đứng ở phía sau lái tàu. - Đánh giá góc dạt tổng hợp để điều khiển vô lăng lái.
  12. 12 - Luôn quan sát chập tiêu, nếu thấy hai mục tiêu tách xa nhau hoặc không nằm trên một đường thẳng đứng thì điều khiển vô lăng lái để đưa tàu đi đúng đường chập tiêu. Hình 1-4: Dẫn tàu đi ra xa mục tiêu B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài tập thực hành 1: Dẫn tàu đi theo đường chập tiêu, đến gần mục tiêu. Bài tập thực hành 2: Dẫn tàu đi theo đường chập tiêu, ra xa mục tiêu. C. Ghi nhớ: - Nhớ mục đích của việc dẫn tàu đi theo đường chập tiêu.
  13. 13 Bài 2: Điều khiển tàu đi theo đƣờng phƣơng vị Mục tiêu: - Nhận biết các mục tiêu quan trọng trong vùng biển tàu hoạt động có thể dùng vào việc dẫn tàu an toàn; - Thành thạo điều khiển tàu đi theo đường phương vị. A. Nội dung: 1. Chuẩn bị Xác định đường đường phương vị Tại các vùng biển ven bờ có nhiều chướng ngại vật, đá ngầm, bãi cạn... để đảm bảo an toàn đối với tàu thuyền, thông thường ta mục tiêu và kẻ đường phương vị an toàn để dẫn tàu đi. Bước 1: Xác định mục tiêu trên hải đồ hoặc trên biển để dẫn tàu đi theo đường phương vị. - Xác định mục tiêu trong vùng biển mà tàu cần đi vào. - Từ mục tiêu kẻ các đường giới hạn mà trong phạm vi đó tàu hành trình an toàn. - Kẻ đường phương vị để dẫn tàu vào vùng biển theo yêu cầu. Hình 2-1: Sơ đồ đường phương vị
  14. 14 Bước 2: Đo giá trị phương vị kẻ từ mục tiêu để dẫn tàu đi. Bước 3: Xác định ảnh hưởng của gió, nước khi dẫn tàu đi theo đường phương vị. Bước 4: Xác định hướng dẫn tàu: đi đến gần mục tiêu hay đi ra xa mục tiêu. Bước 5: Từ vị trí hiện tại, dẫn tàu đi vào đường phương vị. 2. Dẫn tàu đi theo đƣờng phƣơng vị 2.1. Dẫn tàu đi theo đường phương vị đến gần mục tiêu - Xác định hướng đi la bàn khi tàu đi trên đường phương vị đến gần mục tiêu. - Điều khiển tàu sao cho người lái tàu nhìn thấy vạch chỉ giá trị hướng đi la bàn đã đo trên đĩa la bàn và mục tiêu nằm trên một đường thẳng và mục tiêu ở phía trước mũi tàu. Hình 2-2: Sơ đồ dẫn tàu đi theo đường phương vị đến gần mục tiêu - Đánh giá góc dạt tổng hợp để điều khiển vô lăng lái - Luôn quan sát mục tiêu, nếu thấy vạch chỉ giá trị hướng đi la bàn đã đo và mục tiêu không nằm trên một đường thẳng thì điều khiển vô lăng lái để đưa tàu đi đúng đường phương vị 2.2. Dẫn tàu đi theo đường phương vị ra xa mục tiêu - Xác định hướng đi la bàn khi tàu đi trên đường phương vị ra xa mục tiêu.
  15. 15 - Điều khiển tàu sao cho người lái tàu nhìn thấy vạch chỉ giá trị hướng đi la bàn đã đo trên đĩa la bàn và mục tiêu nằm trên một đường thẳng và mục tiêu ở phía sau lái tàu. - Đánh giá góc dạt tổng hợp để điều khiển vô lăng lái Hình 2-3: Sơ đồ dẫn tàu đi theo đường phương vị ra xa mục tiêu - Luôn quan sát mục tiêu, nếu thấy vạch chỉ giá trị hướng đi la bàn đã đo và mục tiêu không nằm trên một đường thẳng thì điều khiển vô lăng lái để đưa tàu đi đúng đường phương vị. B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài tập thực hành 1: Điều khiển tàu đi theo đường phương vị, đến gần mục tiêu. Bài tập thực hành 2: Điều khiển tàu đi theo đường phương vị, ra xa mục tiêu. C. Ghi nhớ: - Khi điều khiển tàu trong khu vực gần bờ có nhiều chướng ngại vật nguy hiểm, đá ngầm, bãi cạn nên chọn mục tiêu, xác định phương vị an toàn để dẫn tàu đi.
  16. 16 Bài 3: Điều khiển tàu quay trở Mục tiêu: - Mô tả chuyển động quay trở của tàu - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quay trở của tàu - Điều khiển tàu quay trở trong từng trường hợp cụ thể A. Nội dung: 1. Chuẩn bị 1.1. Chuyển dộng quay trở của tàu Khi tàu đang chuyển động, nếu ta bẻ lái về một bên mạn với một góc độ nào đó so với vị trí số không, con tàu sẽ vẽ lên một quĩ đạo cong, đó chính là vòng quay trở với bán kính xác định. Giá trị bán kínhòng quay trở phụ thuộc vào tốc độ tàu và góc bẻ lái. Định nghĩa: Vòng quay trở của tàu là quỹ đạo chuyển động của trọng tâm (G) của tàu khi ta bẻ lái sang một bên mạn với một góc lái nhất định nào đó. Hình 3-1. Các góc lái khác nhau và quĩ đạo quay trở tương ứng Khi chân vịt quay trong nước sinh ra một lực đẩy làm tàu chuyển động. Khi bẻ lái sang một bên thì dòng nước chảy bao xung quanh vỏ tàu và dòng nước do chân vịt đẩy sẽ tác dụng vào mặt bánh lái, gây nên áp lực làm tàu quay trở và giảm chuyển động thẳng của tàu.
  17. 17 Mỗi góc lái khác nhau thì trọng tâm tàu vạch nên các quỹ đạo khác nhau. Góc lái càng lớn quỹ đạo vạch ra càng hẹp. Vận tốc nhỏ thì đường kính vòng quay trở nhỏ nhưng thời gian quay trở tăng (xem hình 3-1). 1.2. Quá trình quay trở của tàu Giai đoạn 1: Là thời gian cần thiết bẻ bánh lái từ số không (00) đến góc lái nào đó. Tức là từ khi bắt đầu bẻ lái cho đến khi bẻ lái xong. Trung bình, giai đoạn này kéo dài từ 10  15 giây. Ở giai đoạn này tàu vừa chuyển động tiến lên, vừa dịch chuyển ngược với phía bẻ lái và nghiêng về phía bẻ lái một góc khoảng 2  3o. Sự dịch chuyển này sẽ giảm dần và mất hẳn khi bắt đầu xuất hiện góc quay, lúc này tàu có xu hướng ngả mũi về phía bẻ lái. Giai đoạn này còn gọi là giai đoạn chết vì tàu chưa nghe lái. Giai đoạn 2: Còn gọi là giai đoạn tiến triển, tính từ khi bẻ lái xong cho đến khi tàu bắt đầu có sự chuyển động tròn đều, lúc này vận tốc góc quay trở đạt giá trị cố định (tàu đã quay được 90 100o). Ở giai đoạn này xuất hiện góc nghiêng ngang cùng hướng với mạn bẻ lái. Giai đoạn 3: Gọi là giai đoạn lượn ổn định hay là giai đoạn quay trở ổn định nếu không thay đổi góc bẻ lái, không ảnh hưởng môi trường bên ngoài. Vòng quay trở của tàu được biểu diễn như hình. 3-2. Hình 3-2. Vòng quay trở của tàu
  18. 18 1.3. Đường kính quay trở và đường kính lớn nhất của vòng quay trở: Đường kính vòng quay trở là đường kính của vòng tròn do trọng tâm tàu vạch ra sau khi tàu quay trở với một góc bẻ lái nhất định, thường là góc lái tối đa (gọi là đường kính vòng quay trở ổn định). Chúng ta có thể xác định đường kính vòng quay trở theo chiều dài tàu, hoặc dựa vào kinh nghiệm cho từng loại tàu và thực tế. Nó biểu thị tính năng quay trở của tàu. Đường kính lớn nhất của vòng quay trở là khoảng cách di chuyển theo chiều ngang tính từ trọng tâm tàu lúc bẻ lái đến khi con tàu đã quay được 180 o. Nó biểu thị khả năng tránh va về phía mạn quay trở theo chiều ngang. 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quay trở - Ảnh hưởng của nông cạn: Gọi H là độ sâu nơi quay trở và T là mớn nước của tàu lúc quay trở, người ta thấy rằng khi tỉ số H/T  2,5 bắt đầu có ảnh hưởng của nông cạn, đường kính vòng quay trở tăng lên. Tàu quay nhanh hơn nơi nước sâu. - Ảnh hưởng của chiều quay chân vịt: Với tàu chân vịt chiều phải, bán kính quay trở khi quay sang trái sẽ nhỏ hơn khi quay sang phải. Tuy nhiên, độ chênh lệch này rất nhỏ. - Ảnh hưởng của mớn nước: Khi tàu xếp đầy hàng đường kính vòng quay trở sẽ lớn hơn so với không hàng khi quay cùng tốc độ và cùng điều kiện ngoại cảnh. - Ảnh hưởng do chúi: Nếu chúi mũi, đường kính quay trở nhỏ hơn chúi lái nhưng tốc độ quay chậm hơn so với chúi lái. - Ảnh hưởng do nghiêng: Tàu dễ quay về phía mạn cao và vòng quay trở về phía mạn đó sẽ nhỏ hơn khi quay về phía mạn thấp. 2. Điều khiển tàu quay trở 2.1. Điều khiển tàu quay trở khi tàu đi ngược nước - Cho máy tới, dẫn tàu đi về phía bờ đối diện với phía định quay với tốc độ đủ để tàu ăn lái, nhưng đảm bảo tàu không bị mắc cạn (vị trí 1). - Bẻ hết lái về mạn ngoài cho tàu quay ngang dòng nước và tiến dần về bờ đối diện (vị trí 2). - Nếu vùng nước đủ rộng, đảm bảo an toàn thì cho tàu quay đến khi nào tàu quay đến hướng ngược lại (xuôi dòng) thì trả lái về vị trí thẳng lái và cho tàu hành trình tiếp.
  19. 19 - Nếu vùng nước hẹp, khi tàu tiến đến gần bờ đối diện thì tốp máy, thẳng lái, sau đó cho máy lùi (vị trí 3). - Khi tàu lùi ra đến giữa dòng, thì tốp máy, bẻ lái về mạn ngoài, sau đó cho máy tới để tàu quay (vị trí 4). - Khi tàu quay đến hướng ngược lại (xuôi dòng) thì thẳng lái và cho tàu tiếp tục hành trình (vị trí 5). Hình 3-3: Sơ đồ điều khiển tàu quay trở ngược nước 2.2. Điều khiển tàu quay trở khi tàu đi xuôi nước Khi tàu đi xuô nước muốn cho tàu quay ngược lại, ta sử dụng neo để hỗ trợ cho việc điều khiển tàu quay trở. Neo là thiết bị trợ giúp rất có hiệu quả cho việc quay trở, không những cho cả khi tàu đang neo mà cả khi đang chạy.
  20. 20 Hình 3-4: Sơ đồ điều khiển tàu quay trở khi tàu đi xuôi nước - Nếu tàu đang chạy xuôi nước ta phải giảm máy và cho tàu chạy sát vào bờ đối diện với phía định quay, đồng thời chuẩn bị neo mũi (vị trí 1). - Bẻ lái về phía mạn cần quay trở. Khi mũi tàu đã quay lệch khỏi hướng của dòng chảy thì dừng máy, sử dụng trớn vừa đủ để thả neo (vị trí 2). - Khi neo đã thả xong ta vẫn để bánh lái về phía mạn thả neo, xông lỉn từ 1,5  2 lần độ sâu rồi hãm lỉn lại, dưới tác dụng của dòng nước vào hông tàu, bánh lái và lực giữ của neo sẽ làm cho mũi tàu quay (vị trí 3). - Khi tàu quay được khoảng 1200 so với hướng ban đầu ta kéo neo, cho máy chạy tới đi theo hướng đã định (vị trí 4). Nếu tàu đang chạy ngược nước, cũng tiến hành tương tự như trên, nhưng sau khi thả neo phải và neo đã bám đáy chắc chắn ta vẫn để bánh lái về mạn cần quay (mạn phải) cho máy tới thật chậm. Lúc đó đuôi tàu sẽ tiếp tục quay dưới tác dụng của bánh lái và máy chân vịt. Khi tàu quay được 1200 ta kéo neo, điều động theo hướng đi đã định. 2.3. Điều khiển tàu quay trở trên neo Trường hợp tàu đang neo ở khu vực chật hẹp mà muốn quay trở tàu trên neo người ta tiến hành như sau:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0