Giáo trình Dinh dưỡng lâm sàng - tiết chế 1 (Ngành: Dinh dưỡng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
lượt xem 0
download
Giáo trình "Dinh dưỡng lâm sàng - tiết chế 1" nhằm cung cấp cho sinh viên và học viên những kiến thức cơ bản về dinh dưỡng, sức khỏe và bệnh tật, nhu cầu và vai trò dinh dưỡng cho người bệnh trong các bệnh lý, cơ chế chuyến hoá chất dinh dưỡng trong các trường hợp bệnh cụ thể để từ đó đưa người học đến với các kế hoạch đánh giá và chẩn đoán tình hình dinh dưỡng của người bệnh và lập kế hoạch chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Dinh dưỡng lâm sàng - tiết chế 1 (Ngành: Dinh dưỡng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
- ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: DINH DƯỠNG LÂM SÀNG – TIẾT CHẾ 1 NGÀNH/NGHỀ: DINH DƯỠNG TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG CHÍNH QUY Ban hành kèm theo Quyết định số: 549 /QĐ-CĐYT ngày 09 tháng 08 năm 2021 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa Thanh Hóa, năm 2021
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
- 1 LỜI GIỚI THIỆU Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh là yếu tố quan trọng, cần thiết góp phần vào sự thành công của diều trị. Hải Thượng Lãn Ông xưa kia đã nói “Thức ăn là thuốc”, chế độ ăn hợp lý sẽ góp phần phòng được bệnh, chế độ ăn hợp lý cũng góp phần điều trị bệnh và chế độ ăn hợp lý cũng làm cho người bệnh phục hồi nhanh hơn. Ngày nay với sự thay đổi của điều kiện kinh tế xã hội, môi trường, mô hình bệnh tật trên thế giới nói chung và Việt nam nói riêng cũng có nhiều thay đổi. Sự gia tăng các bệnh mãn tính không lây là gánh nặng cho ngành y tế và xã hội. Vấn đề dinh dưỡng trong bệnh viện ở Việt nam gần đây đã được ngành y tế và toàn xã hội quan tâm đến, tuy nhiên chúng ta còn phải phấn đấu rất nhiều trong vấn đề chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh trong bệnh viện để đảm bảo chất lượng chăm sóc toàn diện cho người bệnh. Cuốn giáo trình dinh dưỡng lâm sàng- tiết chế ra đời nhằm mục đích phục vụ giảng dạy cho đối tượng Cao đẳng dinh dưỡng và các đối tượng sinh viên và học viên khác. Mục tiêu của cuốn sách nhằm cung cấp cho sinh viên và học viên những kiến thức cơ bản về dinh dưỡng, sức khỏe và bệnh tật, nhu cầu và vai trò dinh dưỡng cho người bệnh trong các bệnh lý, cơ chế chuyến hoá chất dinh dưỡng trong các trường hợp bệnh cụ thể để từ đó đưa người học đến với các kế hoạch đánh giá và chẩn đoán tình hình dinh dưỡng của người bệnh và lập kế hoạch chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh. Một phần không nhỏ của cuốn sách cũng giới thiệu về hoạt động triển khai và quản lý dinh dưỡng tiết chế trong bệnh viện. Chúng tôi hy vọng rằng cuốn sách sẽ là tài liệu học tập tốt cho các sinh viên chương trình cử nhân dính dưỡng và các sinh viên và học viên khác. Lần đầu tiên xuất bản sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Nhóm tác giả mong nhận được những ý kiến đóng góp của các độc giả. Xin trân trọng cảm ơn và giới thiệu cuốn sách đến các độc giả Thanh Hóa, năm 2021
- 2 BAN BIÊN SOẠN Chủ biên: ThS.BS. Mai Văn Bảy Tham gia biên soạn: BS CK1. Lê Văn Hoan TS. Lê Thanh Tuấn ThS. Trịnh Xuân Nhất ThS. Lê Viết Toản
- 3 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ATTP An toàn thực phẩm BMI Chỉ số cơ thể - Body Mass Index CBYT Cán bộ y tế CC/T Chiều cao/ tuổi CED Thiếu năng lượng trường diễn CN/CC Cân nặng/Chiều cao CN/T Cân nặng/tuổi FAO Tổ chức Lương thực và nông nghiệp Liên hợp quốc FFQ Tần suất tiêu thụ thực phẩm IOMS Tổ chức y tế quốc tế KT-VH-XH Kinh tế - Văn Hóa - Xã hội LMDD Lớp mỡ dưới da LTTP Lương thực thực phẩm MUAC Mid-Upper-Arm-Cicrumfence NCBSM Nuôi con bằng sữa mẹ PCSDDTE Phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em RBP Retiol-binding protein SDD Suy dinh dưỡng SD Độ lệch chuẩn - Standard Deviation SF Ferritin huyết thanh sTfR Serum Transferrin receptor TBPA Thyroxin-binding Pre-albumin
- 4 TT-GDSK Truyền thông giáo dục sức khỏe TTDD Tình trạng dinh dưỡng UNICEF Quỹ nhi đồng thế giới VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm WHO Tổ chức Y tế thế giới YNSKCĐ ý nghĩa sức khỏe cộng đồng
- 5 MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU 2 Bài 1. TỔNG QUAN DỊCH TỄ HỌC CÁC BỆNH MẠN TÍNH KHÔNG LÂY LIÊN QUAN ĐẾN DINH DƯỠNG 9 Bài 2. YẾU TỐ NGUY CƠ CÁC BỆNH ẠN TÍNH KHÔNG LÂY LIÊN QUAN ĐẾN DINH DƯỠNG 16 Bài 3. NGUYÊN TẮC DỰ PHÒNG CÁC BỆNH MẠN TÍNH KHÔNG LÂY LIÊN QUAN ĐẾN DINH DƯỠNG 25 Bài 4. CAN THIỆP DỰ PHÒNG BỆNH KHÔNG LÂY NHIỄM LIÊN QUAN ĐẾN DINH DƯỠNG 37 Bài 5. VAI TRÒ CỦA DINH DƯỠNG TRONG BỆNH VIỆN VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA TƯ VẤN DINH DƯỠNG TIẾT CHẾ 48 Bài 6. QUY TRÌNH TƯ VẤN DINH DƯỠNG CHO NGƯỜI BỆNH 56 Bài 7. CÁC KỸ NĂNG TƯ VẤN TRONG DINH DƯỠNG TIẾT CHẾ 62 Bài 8. NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC DINH DƯỠNG, VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG BỆNH VIỆN 72 Bài 9. HỆ THỐNG TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ DINH DƯỠNG TRONG BỆNH VIỆN 85 Bài 10. QUY TRÌNH CHĂM SÓC DINH DƯỠNG TRONG BỆNH VIỆN 96
- 6 CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: DINH DƯỠNG LÂM SÀNG – TIẾT CHẾ 1 Mã môn học: MH 34 Thời gian thực hiện môn học: 45 tiết (Lý thuyết: 42 tiết; Thực hành: 0 tiết; Kiểm tra đánh giá: 3 tiết) I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT, Ý NGHĨA VÀ VAI TRÒ CỦA MÔN HỌC - Vị trí: Môn học thuộc khối kiến thức chuyên ngành. - Tính chất: Dinh dưỡng và các bệnh mãn tính không lây; tư vấn dinh dưỡng tiết chế & tổ chức, quản lý dinh dưỡng bệnh viện. Đại cương quy trình chăm sóc/can thiệp dinh dưỡng. Nhóm hỗ trợ dinh dưỡng trong thúc đẩy hoạt động dinh dưỡng tiết chế trong bệnh viện. Phương thức và chỉ định chế độ dinh dưỡng. - Ý nghĩa và vai trò: Cung cấp cho sinh viên những kiến thức để mô tả được chức năng nhiệm vụ của người làm công tác tiết chế dinh dưỡng, các nguyên tắc cơ bản trong thực hành tiết chế dinh dưỡng cho người bệnh II. MỤC TIÊU MÔN HỌC 1. Kiến thức - Trình bày được sơ lược về lịch sử dinh dưỡng điều trị, sự ra đời của nghề tiết chế ở Việt Nam và trên thế giới. - Mô tả được nguyên nhân, hậu quả và can thiệp phòng chống suy dinh dưỡng của người bệnh - Phân tích được vai trò của nhóm hỗ trợ dinh dưỡng trong bệnh viện. - Phân tích cách tiếp cận cá thể hóa trong tiết chế dinh dưỡng - Phân tích các giai đoạn của ,quy trình chăm sóc/can thiệp dinh dưỡng. - Mô tả được chức năng nhiệm vụ của người làm công tác tiết chế dinh dưỡng. 2. Kỹ năng - Rèn luyện năng lực tư duy độc lập trong nghiên cứu, kỹ năng làm việc cá nhân, làm việc nhóm và trình bày kết quả nghiên cứu. - Vận dụng lý thuyết và cách tiếp cận hiện đại về dinh dưỡng tiết chế, dinh dưỡng điều trị trong thực hành cải thiện tình trạng dinh dưỡng theo lứa tuổi, theo tình trạng bệnh lý tại cộng đồng và trong bệnh viện. 3. Năng lực tự chu và trách nhiệm - Rèn luyện thái độ nghiêm túc, chính xác, thận trọng trong học tập
- 7 - Nghiêm túc nhận biết cách tiếp cận hiện đại về dinh dưỡng tiết chế, dinh dưỡng điều trị trong thực hành cải thiện tình trạng dinh dưỡng tại cộng đồng và trong bệnh viện. - Nhận biết được ý nghĩa, tầm quan trọng của học phần đối với các học phần chuyên ngành tiếp theo.
- 8 Bài 1. TỔNG QUAN DỊCH TẾ HỌC CÁC BỆNH MẠN TÍNH KHÔNG LÂY LIÊN QUÂN ĐẾN DINH DƯỠNG Giới thiệu: Chế độ ăn và dinh dưỡng là các yếu tố quan trọng trong tăng cường và duy trì sức khỏe tốt trong suốt cả cuộc đời. Vai trò của chúng như là các yếu tố xác định của các bệnh mạn tính không lây là chắc chắn và do đó chúng chiếm một vị trí chủ đạo trong hoạt động dự phòng. Các bệnh mạn tính được xem xét trong nội dung này các bệnh có liên quan tới chế độ ăn và dinh dưỡng và cho thấy gánh nặng sức khỏe cộng đồng lớn nhất, kể cả về mặt chi phí trực tiếp đối với xã hội và nhà nước. Các bệnh đó bao gồm béo phì, đái tháo đường, các bệnh tim mạch, ung thư, loãng xương và các bệnh về răng. Mục tiêu: Sau khi học xong, sinh viên có khả năng: 1. Trình bày được thực trạng và khuynh hướng bệnh mạn tính không lây trên thế giới. 2. Trình bày được thực trạng và khuynh hướng bệnh mạn tính không lây ở Việt Nam. 3. Nêu giải pháp can thiệp dự phòng bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng. Nội dung chính: 1. Thực trạng và khuynh hướng bệnh mạn tính trên thế giới 1.1. Khái niệm: bệnh không lây nhiễm – hay bệnh mạn tính không lây - là những bệnh có thời gian bị bệnh dài và nhìn chung là tiến triển chậm. Có nhiều loại BKLN khác nhau, tuy nhiên hiện nay Liên hợp quốc (UN) và WHO tập trung vào 4 nhóm bệnh chính, gồm bệnh tim mạch (tăng huyết áp, đột quỵ, suy tim, bệnh mạch vành, ...), đái tháo đường (chủ yếu là týp 2), ung thư, bệnh đường hô hấp mạn tính (bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen) và bệnh sức khỏe tâm thần (trầm cảm). 1.2. Gánh nặng toàn cầu của các bệnh mạn tính không lây Trên thế giới các bệnh mạn tính không lây hàng năm đã gây tử vong cho 38 triệu người, và có tới 28 triệu người ở các nước có kinh tế trung bình và thấp, 16 triệu người chết trước 70 tuổi. Bệnh tim mạch gây ra tử vong tới 17,5 triệu người hàng năm, ung thư 8,2 triệu, bệnh phổi 4 triệu, đái tháo đường 1,5 triệu. Bốn nguyên chính này gây nên tử vong tới 82% của tất cả các bệnh mạn mạn tính không lây.
- 9 Chế độ ăn và dinh dưỡng là các yếu tố quan trọng trong tăng cường và duy trì sức khỏe tốt trong suốt cả cuộc đời. Vai trò của chúng như là các yếu tố xác định của các bệnh mạn tính không lây là chắc chắn và do đó chúng chiếm một vị trí chủ đạo trong hoạt động dự phòng. Các bệnh mạn tính được xem xét trong nội dung này các bệnh có liên quan tới chế độ ăn và dinh dưỡng và cho thấy gánh nặng sức khỏe cộng đồng lớn nhất, kể cả về mặt chi phí trực tiếp đối với xã hội và nhà nước. Các bệnh đó bao gồm béo phì, đái tháo đường, các bệnh tim mạch, ung thư, loãng xương và các bệnh về răng. Gánh nặng của các bệnh mạn tính đang tăng nhanh trên khắp thế giới. Các bệnh mạn tính đã được tính toán là đóng góp vào khoảng 60% của 56,5 triệu tổng số ca tử vong được báo cáo trên khắp thế giới và khoảng 46% gánh nặng bệnh tật toàn cầu năm 2001. Tỷ lệ gánh nặng của các bệnh mạn tính được ước tính sẽ tăng lên tới 57% vào năm 2020. Vấn đề các bệnh mạn tính không chỉ giới hạn ở các khu vực phát triển của thế giới. Ngược lại với những điều mà phần đông mọi người đều tin tưởng, các nước đang phát triển cũng phải gánh chịu ở mức cao các vấn đề sức khỏe cộng đồng liên quan tới các bệnh mạn tính. Trong số 5 trong 6 khu vực của WHO, tử vong do các bệnh mạn tính chiếm đa phân các số số liệu thống kê về tử vong. Trước đây, các bệnh mạn tính được cho là “bệnh của nhà giàu". Ngày nay, bệnh xuất hiện ở cả các nước nghèo và các nhóm dân cư nghèo. Sự chuyển đổi trong mô hình bệnh tật đang diễn ra với một tốc độ ngày càng tăng; hơn nữa, nó xảy ra với tốc độ nhanh hơn ở các nước đang phát triển so với các khu vực công nghiệp hóa của thế giới nửa thế kỷ trước. Tốc độ thay đổi nhanh chóng này, cùng với gánh nặng bệnh tật tăng lên, đang tạo ra mối đe dọa chính cho sức khỏe cộng đồng mà đòi hỏi phải có hành động hiệu quả và ngay lập tức. Các bệnh mạn tính được ước đoán rằng tới năm 2020 sẽ chiếm gần ba phần tư tổng số ca tử vong trên thế giới, và 71% ca tử vong là do nhồi máu cơ tim (IHD), 75% ca tử vong do đột qụy, và 70% ca tử vong do đái tháo đường sẽ xảy ra ở các nước đang phát triển. Số lượng người bị đái tháo đường ở các nước đang phát triển sẽ tăng hơn 2,5 lần, từ 84 triệu vào năm 1995 lên 228 triệu vào năm 2025. Trên toàn cầu, 60% gánh nặng của các bệnh mạn tính sẽ xảy ra ở các nước đang phát triển. Ví dụ thừa cân và béo phì, tốc độ tăng hàng năm ở tất cả các khu vực đang phát triển là đáng kể, hậu quả sức khỏe cộng đồng của hiện tượng này gây sửng sốt, và đã trở nên rõ ràng.
- 10 Đất nước Ấn Độ hiện nay đang phải đối mặt với một sự kết hợp của các bệnh lây truyền và các bệnh mạn tính, với gánh nặng của các bệnh mạn tính vượt quá cả gánh nặng của các bệnh lây truyền. Tuy nhiên các dự đoán cũng cho thấy rằng các bệnh lây truyền vẫn còn chiếm một vị trí rất quan trọng cho tới năm 2020. Điển hình là tình trạng béo phì ngày càng trở nên một vấn đề nghiêm trọng trên khắp châu Á, Mỹ La tinh và nhiều khu vực của châu Phi, mặc cho sự hiện diện rộng khắp của suy dinh dưỡng. Ở một số nước, tỷ lệ béo phì đã tăng gấp đôi hoặc gấp ba trong thập kỷ vừa qua. Các bệnh mạn tính có thể phòng ngừa được một cách rộng rãi. Tuy nhiên vẫn cần nhiều hơn nữa các nghiên cứu cơ bản về một số khía cạnh về cơ chế liên quan giữa chế độ ăn và sức khỏe, các bằng chứng khoa học hiện có cũng đã cung cấp một cơ sở đủ mạnh, và đáng tin cậy để đưa ra các hành động cần thiết ngay bây giờ. Ngoài việc điều trị y tế thích hợp cho những người đã bị bệnh, giải pháp sức khỏe cộng đồng của phương pháp dự phòng cơ bản có tính chi phí hiệu quả tốt nhất, chi phí có thể chấp nhận được và có tính bền vững để đối phó với nạn dịch của các bệnh mạn tính trên khắp thế giới. Mô hình ăn uống và hoạt động thể lực hiện đại là các hành vi nguy cơ được du nhập từ một quần thể dân cư này sang quần thể dân cư khác như một bệnh nhiễm trùng, ảnh hưởng tới mô hình bệnh tật toàn cầu. Một điều rõ ràng là tuổi, giới tính và tính nhạy cảm di truyền là các yếu tố không thể thay đổi được, nhiều yếu tố nguy cơ liên quan tới tuổi và giới tính lại có thể thay đổi được. Các yếu tố nguy cơ đó bao gồm các yếu tố hành vi (đó là chế độ ăn, không hoạt động thể lực, hút thuốc lá, uống rượu); các yếu tố sinh học (đó là rối loạn mỡ máu, cao huyết áp, thừa cân, tăng insulin trong máu); và cuối cùng là các yếu tố xã hội bao gồm một phức họp các chỉ số kinh tế, xã hội, văn hoá và môi trường tương tác lẫn nhau. Chế độ ăn đã được biết đến trong nhiều năm là có đóng vai trò như là yếu tố nguy cơ chính đối với các bệnh mạn tính. Các chế độ ăn truyền thống chủ yếu gồm các thức ăn thực vật đã được thay thế bằng các chế độ ăn giàu năng lượng, nhiều chất béo với thành phần chủ yếu là thức ăn động vật. Nhưng chế độ ăn, trong khi giữ vị trí then chốt đối với việc dự phòng, cũng chỉ là một yếu tố nguy cơ. Không hoạt động thể lực, giờ đây ngày càng được nhận biết là một yếu tố xác định quan trọng của sức khỏe, là kết quả của một sự chuyển đổi lối sống với xu hướng tĩnh tại, ở các nước đang phát triển cũng nhiều như các nước công nghiệp hóa. Số liệu gần đây của Sao Paulo, Braxin là một ví dụ cho thấy 70 - 80% dân số ít hoạt động thể lực. Sự phối hợp của các yếu tố này và các yếu tố nguy cơ khác, như hút thuốc lá, có thể có ảnh hưởng thêm vào hoặc thậm chí ảnh hưởng tăng lên, tốc độ xuất hiện của các bệnh mạn tính ở các nước đang phát triển.
- 11 Sự cần thiết phải hành động để tăng cường các giải pháp phòng chống để đối phó với sự lan tràn của nạn dịch các bệnh mạn tính giờ đây đang được nhiều quốc gia nhận rõ, nhưng các nước đang phát triển thì bị tụt lại phía sau trong việc thực hiện các giải pháp đó. Hội nghị Dinh dưỡng Quốc tế năm 1992 đã nhận rõ sự cần thiết phải phòng chống các vấn đề sức khỏe cộng đồng của các bệnh mạn tính đang gia tăng bằng cách khuyến khích chế độ ăn hợp lý và lối sống lành mạnh. Các phân tích về ba yếu tố nguy cơ chính (hút thuốc lá, huyết áp cao, tăng cholesterol máu) cho thấy chế độ ăn - hoạt động thông qua làm giảm cholesterol huyết tương và huyết áp - chiếm phần lớn hơn trong việc giảm bệnh tim mạch đi một cách chắc chắn. Sự đóng góp của việc điều trị bệnh (các thuốc hạ lipid máu và hạ huyết áp, và phẫu thuật) là rất nhỏ. Hơn nữa việc giảm các bệnh tim mạch đạt được phần lớn thông qua hành động cộng đồng và các chương trình can thiệp ở cộng đồng cả về ăn uống và hoạt động thể lực. Nhiều nghiên cứu cho thấy một mối quan hệ giữa sức khỏe và thu nhập ở bộ phận dân cư nghèo nhất là nhóm có nguy cơ cao nhất. Người nghèo có nhiều khó khăn về xã hội hơn về tỷ lệ mới mắc các bệnh mạn tính, cũng như việc tiếp cận với điều trị. Các nghiên cứu này cũng cho thấy tỷ lệ chấp nhận các hành vi khuyến khích sức khỏe thấp hơn so với các bộ phận khác của xã hội. Do vậy, các chính sách phải tạo điều kiện cho người nghèo và phải nhằm đúng đối tượng một cách thích hợp, vì người nghèo là nhóm có nguy cơ cao nhất và lại có ít khả năng để thay đổi. 2. Tình hình bệnh mạn tính không lây ở Việt Nam Hình 1. Xu hướng cơ cấu số lượt khám chữa bệnh theo nhóm bệnh, 1986-2010 Nguồn Bộ Y tế Niên giám thông kê 2010: xu hướng các bệnh mạn tính đã tăng nhanh từ 39% năm 1986, và cứ 10 năm đã tăng trên 10%, tới năm 2010 là 71,7%.
- 12 Trong khi đó các bệnh truyền nhiễm đã giảm dần từ 59,2% năm 1986, và 37,6% năm 1996, 24,9% năm 2006 và 19,8% năm 2010. Ở Việt Nam, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính: năm 2008 có 430.000 tử vong vì NCD, chiếm 75% tổng số tử vong. Trong đó, tử vong do bệnh tim mạch chiếm 40%, ung thư 14%, bệnh đường hô hấp mạn tính 8% và đái tháo đường 3%. Theo một điều tra quốc gia thực hiện năm 2009/10 (ở nhóm người 25 64 tuổi): Tỷ lệ người bị thừa cân và béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường và tăng lipid máu lần lượt là 12,0%, 19,2%, 2,7% và 30,1%. Tỷ lệ nam giới hút thuốc hàng ngày vẫn còn cao, tới 56,4%, khoảng 25% nam giới uống rượu ở mức gây hại, số người thiếu vận động thể lực chiếm 28,7%. Chương trình phòng chống NCD đã được thành lập từ năm 2002 với các cấu phần đại diện cho từng nhóm NCD: tăng huyết áp, đái tháo đường, ung thư, bệnh đường hô hấp mạn tính và rối loạn tâm thần. Tuy vậy, cho tới nay hoạt động phòng chống bệnh không lây nhiễm vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu. Có một số lý do sau: Cho tới nay, Việt Nam vẫn áp dụng phương pháp tiếp cận đối với từng bệnh cụ thể trong phòng chống NCD, trong đó các bệnh viện chuyên khoa (như Bệnh viện K chuyên về ung thư và Bệnh viện Nội tiết chuyên về đái tháo đường) điều phối tất cả các hoạt động của quốc gia về lĩnh vực đó. Việt Nam đang đề xuất sửa đổi cách làm này nhằm tập trung hơn vào các yếu tố nguy cơ để dự phòng NCD phổ biến. Chương trình phòng chống bệnh không lây nhiễm chỉ bó hẹp trong ngành y tế, và hầu như không có hành động phối hợp liên ngành để giải quyết các yếu tố nguy cơ, trừ vấn đề hút thuốc lá nhưng lại thuộc về một chương trình riêng. Tình trạng phân tách của hệ thống y tế, nhất là việc chia tách hai hệ điều trị và hệ y tế dự phòng, trong đó hệ y tế dự phòng có nhiều tiềm năng nhưng mới chỉ tham gia rất ít vào công tác phòng chống NCD, là một trong những rào cản chính trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, Việt Nam có những thế mạnh và cơ hội riêng để giải quyết những vấn đề này, như là có cam kết chính trị mạnh mẽ, hệ thống y tế được tổ chức tốt, có kinh nghiệm làm việc liên ngành khác để giải quyết vấn đề bệnh truyền nhiễm. Nỗ lực của Bộ Y tế để cải thiện hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu, chủ yếu nhằm mục đích giảm tải cho các bệnh viện, cũng sẽ mang lại lợi ích lớn lao cho công tác phòng chống bệnh không lây nhiễm. Chương trình phòng chống NCD đã
- 13 trở thành Chương trình Mục tiêu quốc gia. Kế hoạch Hành động phòng chống NCD giai đoạn 2011-2015 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. 3. Giải pháp lồng ghép đối với các bệnh mạn tính không lây liên quan tới dinh dưỡng và chế độ ăn Nguyên nhân gốc rễ của suy dinh dưỡng bao gồm nghèo và bất bình đẳng. Xóa bỏ các nguyên nhân này đòi hỏi hành động chính trị và xã hội mà trong đó các chương trình dinh dưỡng chỉ có thể là một khía cạnh. Cung cấp thực phẩm đủ, an toàn và đa dạng không chỉ phòng suy dinh dưỡng mà còn giảm nguy cơ các bệnh mạn tính. Thiếu dinh dưỡng đã được biết rõ là làm tăng nguy cơ các bệnh nhiễm trùng phổ biến, đặc biệt ở trẻ em, và ngược lại. Các giải pháp sức khỏe cộng đồng và các ưu tiên chính sách cộng đồng, giữa các chính sách và chương trình được thiết kế để phòng ngừa các bệnh mạn tính và để phòng ngừa các bệnh khác liên quan tới dinh dưỡng và chế độ ăn. Gánh nặng kép về bệnh tật được giải quyết một cách hiệu quả nhất bằng một loạt các chính sách và chương trình lồng ghép. Một giải pháp lồng ghép như vậy mang tính then chốt để hành động ở các nước mà ngân sách giành cho sức khỏe cộng đồng vốn đã rất ít lại chắc chắn vẫn còn giành tất cả cho việc dự phòng sự thiếu và nhiễm trùng. Các nước có thu nhập cao quen với các chương trình được thiết kế để dự phòng các bệnh mạn tính có thể tăng hiệu quả của chương trình bằng cách chủ động dự phòng thiếu dinh dưỡng và các bệnh nhiễm trùng liên quan tới thực phẩm. Các hướng dẫn được thiết kế để tạo ra sự ưu tiên bình đẳng đối với phòng ngừa thiếu dinh dưỡng và các bệnh mạn tính, đã được xây dựng cho khu vực Mỹ La- tinh. Các khuyến nghị gần đây về dự phòng ung thư cũng tính đến giảm cả nguy cơ thiếu dinh dưỡng và các bệnh nhiễm trùng liên quan tới thực phẩm, và các hướng dẫn chế độ ăn cho người dân Braxin cũng dành ưu tiên ngang nhau cho phòng chống thiếu dinh dưỡng, các bệnh nhiễm trùng liên quan tới thực phẩm và các bệnh mạn tính. Ghi nhớ: - Thực trạng và khuynh hướng bệnh mạn tính không lây ở Việt Nam. - Giải pháp can thiệp dự phòng bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng. Câu hỏi lượng giá: 1. Anh/Chị trình bày định nghĩa các bệnh mạn tính không lây và các bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng
- 14 2. Anh/Chị nêu tình hình bệnh mạn tính không lây liền quan đến dinh dưỡng ở Việt Nam 3. Anh/Chị hãy nêu giải pháp lồng ghép dự phòng và can thiệp các bệnh mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng và chế độ ăn Tài liệu tham khảo: 1. Hà Huy Khôi (2002), Dinh dưỡng dự phòng các bệnh mạn tính, NXB Y học. 2. Phạm Duy Tường (2012), Dinh dưỡng và An toàn thực phẩm, sách dùng cho đào tạo bác sĩ Y học dự phòng, NXB Y học. 3. Đại học Y Hà Nội (2016), Giáo trình Dinh dưỡng lâm sàng – tiết chế, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội
- 15 Bài 2. YÊU TỐ NGUY CƠ CỦA BỆNH MẠN TÍNH KHÔNG LÂY LIÊN QUAN ĐẾN DINH DƯỠNG Giới thiệu: Giới thiệu: Chế độ ăn và dinh dưỡng là các yếu tố quan trọng trong tăng cường và duy trì sức khỏe tốt trong suốt cả cuộc đời. Vai trò của chúng như là các yếu tố xác định của các bệnh mạn tính không lây là chắc chắn và do đó chúng chiếm một vị trí chủ đạo trong hoạt động dự phòng. Các bệnh mạn tính được xem xét trong nội dung này các bệnh có liên quan tới chế độ ăn và dinh dưỡng và cho thấy gánh nặng sức khỏe cộng đồng lớn nhất, kể cả về mặt chi phí trực tiếp đối với xã hội và nhà nước. Các bệnh đó bao gồm béo phì, đái tháo đường, các bệnh tim mạch, ung thư, loãng xương và các bệnh về răng. Mục tiêu: Sau khi học xong, sinh viên có khả năng: 1. Nêu được các yếu tố nguy cơ mắc các bệnh mạn kinh không lây do thay đổi điều kiện môi trường xã hội và kinh tế. 2. Trình bày được các yếu tố nguy cơ mắc các bệnh mạn kinh không lây có thể thay đổi được. 3. Trình bày được yếu tố nguy cơ mắc các bệnh mạn tính không lây do rối loạn chuyển hóa. 4. Nêu các yếu tố nguy cơ mắc các bệnh mạn tính không lây theo chu kì vòng đời. Nội dung chính: 1. Điều kiện kinh tế - xã hội - môi trường và bệnh mạn tính không lây 1.1. Các yếu tố kinh tế xã hội và dân số Kinh tế-xã hội và đô thị hóa: tốc độ tăng trưởng ổn định của nền kinh tế Việt Nam trong vài thập niên gần đây đã góp phần quan trọng trong việc làm tăng thu nhập của người dân, cải thiện tình trạng dinh dưỡng. Tuy nhiên, mặt trái của tăng trưởng kinh tế và quá trình đô thị hóa nhanh chóng ở Việt Nam thời gian qua là làm thay đổi chế độ ăn uống (tiêu thụ các thức ăn chứa nhiều mỡ, đồ uống ngọt và có ga...), gia tăng ô nhiễm môi trường và các hành vi không có lợi cho sức khỏe. Già hóa dân số Già hóa dân số ở Việt Nam là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới gánh nặng bệnh tật do bệnh không lây. Tuổi thọ trung bình của người Việt Nam đã tăng từ 65 tuổi năm
- 16 1989 lên 73,1 tuổi vào năm 2013, đưa Việt Nam trở thành một trong số các quốc gia có tỷ lệ già hóa dân số nhanh nhất. Năm 2010 ở nhóm người từ 70 tuổi trở lên, tử vong do bệnh không lây nhiễm BKLN) chiếm 85% tổng tử vong và 86% gánh nặng bệnh tật tính bằng DALY. Đối với nhóm 50-69 tuổi, (BKLN) hay bệnh mạn tính không lây chiếm 82% tổng tử vong và 82% tổng gánh nặng bệnh tật tính bằng DALY. Tỷ lệ dân số tuổi cao càng lớn, gánh nặng do BKLN càng tăng. Mối quan hệ giữa đói nghèo, bệnh KLN và mục tiêu phát triển thiên niên kỷ 1.2. Nhóm các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được Bốn nhóm BKLN chính cùng có chung bốn nhóm yếu tố nguy cơ về hành vi, đó là hút thuốc lá, sử dụng rượu bia ở mức có hại, chế độ ăn không hợp lý và thiếu hoạt động thể lực. Đặc biệt các yếu tố nguy cơ này có xu hướng ngày càng tăng ở các nước đang phát triển. Theo Ngân hàng thế giới tập trung vào đầu tư sớm cho các hoạt động dự phòng các yếu tố nguy cơ, đặc biệt trong nhóm người trẻ tuổi là rất quan trọng. Bảng: Các yếu tố nguy cơ chung của bốn BKLN có thể thay đổi được.
- 17 Bệnh Hút Sử dụng rượu, Chế độ ăn Thiếu hoạt thuốc lá bia ở mức có hại không hợp lý động thể lực Tim mạch, tăng x x x X huyết áp Đái tháo đường x x x X Ung thư x x x X Bệnh phổi tắc x nghẽn mạn tính Hút thuốc lá Hút thuốc là yếu tố nguy cơ của hàng loạt BKLN: tai biến mạch máu não, bệnh đường hô hấp mạn tính như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư (phổi, gan, dạ dày, vòm họng, thực quản, tụy, cổ tử cung, miệng, bạch cầu) bệnh tim thiếu máu cục bộ, đái tháo đường,.... Xu hướng hút thuốc lá ở Việt Nam bắt đầu giảm, nhưng tỷ lệ hút vẫn còn cao. Việt Nam nằm trong nhóm 15 nước có số người hút thuốc lá nhiều nhất trên thế giới với khoảng 15,3 triệu người trưởng thành đang hút thuốc lá. Đặc biệt, tỷ lệ hút thuốc lá của thạnh thiếu niên Việt Nam vẫn ở mức cao và độ tuổi bắt đầu hút thuốc lá ngày càng trẻ. Sử dụng rượu, bia quá mức Sử dụng rượu, bia quá mức liên quan tới nhiều bệnh mạn tính và chấn thương. Tổng cộng, sử dụng rượu, bia gây ra 5,7% tổng số ca tử vong và 4,7% tổng gánh nặng bệnh tật tính bằng DALY của Việt Nam năm 2010. Mức tiêu thụ rượu, bia bình quân đầu người tăng nhanh. Giai đoạn 2008- 2010 nam giới bình quân tiêu thụ 12,1 lít/năm trong khi nữ giới tiêu thụ 0,2 lít/năm. Việt Nam có thu nhập bình quân đầu người đứng thứ 8 trong khu vực ASEAN nhưng có mức tiêu thụ rượu, bia đứng thứ nhất ở ASEAN và thứ 3 tại Châu Á. Ít hoạt động thể lực Ít hoạt động thể lực liên quan nhiều loại BKLN như chứng loãng xương, viêm xương khớp, đau lưng, béo phì, bệnh tim mạch, ung thư vú, ung thư tiền liệt tuyến, ung thư trực tràng, trầm cảm, lo âu, căng thẳng. Ít hoạt động thể lực gây ra 2,8%
- 18 tổng số tử vong và 1,5% gánh nặng bệnh tật tính bằng DALY theo ước tính tại Việt Nam năm 2010. Đặc biệt, theo nghiên cứu ở Việt Nam, gánh nặng bệnh tật liên quan ít hoạt động thể lực hoàn toàn do BKLN, trong đó chủ yếu là các bệnh tim mạch, ung thư đại tràng và đái tháo đường là các vấn đề sức khỏe chính liên quan đến tình trạng ít vận động. Tỷ lệ người luyện tập thể dục thể thao thường xuyên năm 2013 mới chỉ đạt 27,2%. Chế độ dinh dưỡng không hợp lý Liên quan các bệnh tim mạch có các yếu tố nguy cơ là ăn quá ít rau, quả, ngũ cốc nguyên cám, hạt (như lạc, vừng), chất xơ, hải sản chứa axit béo Omega; ăn nhiều axit béo bão hòa, và ăn thừa muối, thịt chế biến (như chả, giò, giăm bông), chất béo chuyển hóa (TFA). Yếu tố nguy cơ của ung thư, chủ yếu ung thư dạ dày và đại trực tràng là ăn quá ít chất xơ, rau, quả, sữa, can-xi và ăn nhiều thịt đỏ, thịt chế biến và muối. Đái tháo đường liên quan đến ăn thiếu ngũ cốc nguyên cám và ăn thừa thịt bò, thịt chế biến và đồ uống có đường. Thừa cân, béo phì là hậu quả của việc ăn thừa thực phẩm, đặc biệt đồ uống ngọt, đồng thời là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh tật. 1.3. Nhóm yếu tố nguy cơ do chuyển hóa Tăng huyết áp Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ chính gây ra tai biến mạch máu não, bệnh mạch vành, và các bệnh tim mạch khác. Theo điều tra của Viện Tim mạch trung ương, tỷ lệ mắc tăng huyết áp ở người trưởng thành là 25,1%, nam cao hơn nữ (28,3% và 23,1%). Huyết áp cao gây ra tử vong (năm 2010) chiếm 20,8% tổng số tử vong và 7,2% tổng số DALY. Tăng cholesterol máu Hàm lượng cholesterol toàn phần trong máu cao là yếu tố nguy cơ của bệnh tim thiếu máu cục bộ và tai biến mạch máu não do thiếu máu cục bộ. Số liệu điều tra các yếu tố nguy cơ năm 2008 cho thấy tỷ lệ mỡ máu cao (trên 5 mmol/l) ở Việt Nam là 30,1%. Hàm lượng cholesterol toàn phần trong máu cao gây ra 1,4% ca tử vong và 0,7% tổng số DALY ở Việt Nam năm 2010.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Bệnh suy dinh dưỡng
24 p | 393 | 27
-
SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM
12 p | 124 | 11
-
Giáo trình Dinh dưỡng học (Tái bản lần thứ 4 - Có chỉnh sửa và bổ sung): Phần 2
334 p | 18 | 10
-
Giáo trình Dược lâm sàng đại cương - Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình
176 p | 50 | 7
-
Giáo trình Chăm sóc trẻ dưới 5 tuổi (Ngành: Hộ sinh - Trình độ: Cao đẳng liên thông) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
137 p | 7 | 4
-
Giáo trình Bệnh học nhi (Ngành: Dinh dưỡng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
140 p | 7 | 3
-
Giáo trình Điều dưỡng chuyên khoa hệ nội (Ngành: Điều dưỡng đa khoa - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
132 p | 2 | 2
-
Giáo trình Điều dưỡng nhi khoa (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
164 p | 15 | 2
-
Giáo trình Điều dưỡng nhi khoa (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Cao đẳng liên thông) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
232 p | 4 | 2
-
Giáo trình Điều dưỡng nhi (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Cao đẳng chương trình 2) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
235 p | 5 | 2
-
Thực trạng phối hợp dạy học thực hành trên lâm sàng giữa cơ sở giáo dục và cơ sở thực hành trong đào tạo nhân lực y tế tại tỉnh Bình Dương
8 p | 9 | 2
-
Kiến thức, thái độ, nhu cầu tư vấn về dinh dưỡng cho người bệnh ung thư của người chăm sóc chính tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định năm 2020
5 p | 6 | 2
-
Giáo trình Dược lâm sàng (Ngành: Dược - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Sơn La
126 p | 19 | 2
-
Thực trạng giao tiếp của điều dưỡng - hộ sinh với bệnh nhân tại các khoa lâm sàng Bệnh viện Sản – Nhi tỉnh Trà Vinh
7 p | 12 | 2
-
Sự hài lòng về môi trường học tập lâm sàng của sinh viên điều dưỡng trường Đại học Duy Tân
11 p | 36 | 1
-
Giáo trình Dinh dưỡng lâm sàng - tiết chế 2 (Ngành: Dinh dưỡng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
287 p | 4 | 1
-
*Giáo trình Điều dưỡng nhi khoa (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
163 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn