Giáo trình độc chất học đại cương - chương 2
lượt xem 50
download
Chương II Chẩn đoán và điều trị ngộ độc Nội dung chương 2 bao gồm các kiến thức về các bước chẩn đoán ngộ độc. Các biện pháp phòng và điều trị ngộ độc cũng được giải thích cụ thể trong chương này. 1. Chẩn đoán ngộ độc 1.1. Khái niệm Chẩn đoán ngộ độc là việc đánh giá, phát hiện các dấu hiệu, triệu chứng của sự rối loạn chức năng của các cơ quan, tổ chức của cơ thể để tìm ra nguyên nhân gây ngộ độc, nhằm điều chỉnh những tác dụng của chất độc, xử lý và...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình độc chất học đại cương - chương 2
- 35 Chương II Chẩn đoán và điều trị ngộ độc Nội dung chương 2 bao gồm các kiến thức về các bước chẩn đoán ngộ độc. Các biện pháp phòng và điều trị ngộ độc cũng được giải thích cụ thể trong chương này. 1. Chẩn đoán ngộ độc 1.1. Khái niệm Chẩn đoán ngộ độc là việc đánh giá, phát hiện các dấu hiệu, triệu chứng của sự rối loạn chức năng của các cơ quan, tổ chức của cơ thể để tìm ra nguyên nhân gây ngộ độc, nhằm điều chỉnh những tác dụng của chất độc, xử lý và điều trị ngộ độc, nhiễm độc. Chẩn đoán ngộ độc bao gồm các loại sau: a. Chẩn đoán lâm sàng (clinical diagnosis): được thực hiện trước tiên để xác định các hệ cơ quan nào bị ảnh hưởng bởi chất độc (ví dụ: sốc, động kinh nghiêm trọng, ngừng hô hấp…), theo dõi và khống chế các triệu chứng để cứu sống bệnh súc. b. Chẩn đoán tổn thương bệnh lý (lesion diagnosis) được thực hiện để mô tả những biến đổi bệnh lý ở mô, tổ chức (ví dụ: hoại tử trung tâm tiểu thùy gan). c. Chẩn đoán bệnh căn (etiologic diagnosis): Đây là chẩn đoán quan trọng nhất, nhằm xác định nguyên nhân gây độc hoặc nguồn gây độc, là cơ sở để tiến hành các biện pháp trị liệu và phòng chống cụ thể. Trong quá trình chẩn đoán nguyên nhân gây ngộ độc cho súc vật cần lưu ý: - Khi chưa chẩn đoán được nguyên nhân gây độc không nên sử dụng các loại thuốc đối kháng để giải độc. - Bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, tránh những chất độc tồn đọng trong chuỗi thức ăn thông qua việc khẳng định được chất cụ thể gây độc. - Xác định trách nhiệm và tránh được thiệt hại do ngộ độc, nhiễm độc gây ra. 1.2. Chẩn đoán ngộ độc Ngộ độc là loại bệnh xảy ra hàng loạt với một lượng lớn súc vật. Vì vậy việc chẩn đoán sớm và chính xác là bước rất quan trọng để phòng và điều trị ngộ độc có hiệu quả. Chẩn đoán ngộ độc bao gồm các bước sau: a. Thu thập thông tin về nguyên nhân và điều kiện gây ngộ độc. Vai trò của cán bộ thú y là tìm được nhiều thông tin có thể sử dụng trong thực tế chẩn đoán. Qua hỏi trực tiếp những người chăn nuôi, chủ gia súc. Thu các thông tin về loài, số lượng súc vật bị ngộ độc, loại thức ăn cho gia súc ăn trước đó vài tuần và thời điểm xảy ra ngộ độc. Ngộ độc thường xảy ra do khâu cho ăn, chăm sóc và sử dụng súc vật. Một trong những nguyên nhân gây ngộ độc thường xuyên nhất đối với gia súc chăn thả là cây cỏ độc. Đối với súc vật nuôi nhốt, ngoài các thực vật độc ra, súc vật còn bị ngộ độc bởi thức ăn bị hỏng, ôi thiu, thức ăn nhiễm nấm mốc, vi khuẩn và độc tố của chúng. Gia súc, gia cầm còn bị ngộ độc bởi các hóa chất BVTV, như các hợp chất clor hữu cơ, phosphor hữu cơ, một số hợp chất vô cơ như carbamid, muối ăn, sulfat đồng, calci và natri asenat, natri fluorid, phosphot kẽm... các chất hóa học là phân hữu cơ cũng có thể gây ngộ độc. Ngoài ra súc vật còn bị ngộ độc bởi nọc độc khi bị động vật độc cắn (rắn, nhện, ong...). 35
- 36 Cần xác định xem có xảy ra sự phơi nhiễm với loại chất độc (độc tố) đã được biết đến hoặc bị nghi ngờ không? Hỏi chủ gia súc những thay đổi về địa điểm, nguồn thức ăn, việc sử dụng chất hoá học (ví dụ: phun thuốc diệt côn trùng, bón phân cho đồng cỏ, sử dụng thuốc thú y điều trị cho súc vật) và những ứng dụng khác có thể gây ngộ độc, nhiễm độc (bảng 2.1). Nếu cần thiết phải kiểm tra nơi nuôi nhốt súc vật. Sự có mặt của một loại chất độc trong môi trường hay thậm chí súc vật đã ăn phải chất độc đó chưa đủ để khẳng định được nguyên nhân gây ngộ độc. Đây mới chỉ là những gợi ý cho phương hướng điều tra tiếp theo, đó là: - Khẳng định được sự phơi nhiễm với chất độc là đủ để gây ngộ độc. - Ghi lại các triệu chứng lâm sàng, những biến đổi về trao đổi chất, biến đổi ở các mô điển hình trong quá trình súc vật phơi nhiễm với với chất độc bị nghi ngờ. - Xác định mức độ gây độc của chất độc đối với cơ quan hay mô đích. Bảng 2.1. Những thông tin cần thu thập để chẩn đoán ngộ độc, nhiễm độc ở vật nuôi 1. Dữ liệu về chủ gia súc 2. Dữ liệu về bệnh súc Ngày: Loài: Tên chủ gia súc: Giống: Địa chỉ: Tính biệt: Số điện thoại: Trọng lượng: Tuổi: * Tiểu sử tình trạng sức khoẻ của bệnh súc Tình hình bệnh tật trong 6 tháng trước khi súc vật bị ngộ độc. Tình hình phơi nhiễm với chất độc của các súc vật khác trong vòng 30 ngày trước khi xảy ra ngộ độc. Lịch tiêm phòng Các biện pháp trị liệu, phun, tẩy thuốc... trong 6 tháng về trước Lần khám bệnh cuối cùng của bác sỹ thú y. Quy mô đàn (đối với súc vật nuôi theo đàn). Súc vật mua về hay được nuôi tại gia đình. Tình trạng ốm, chết của đàn (đối với súc vật nuôi theo đàn). Cá thể đầu tiên bị ngộ độc (bị ốm) được phát hiện: cần tìm hiểu con vật này đã sống khoẻ mạnh trong thời gian bao lâu? Hiện tượng ngộ độc đã xuất hiện trong đàn khi nào? * Dữ liệu về môi trường Thu thập các dữ liệu về: - Nơi ở của súc vật (ví dụ: đồng cỏ, rừng, lô đất, feedlot, gần sông hoặc ao; Chuồng nuôi, Khu nhà kín có hệ thống thông gió; ở trên sàn gỗ giát trên hố phân, gần đường tàu hoả, gần khu công nghiệp, gần bãi rác). 36
- 37 - Những thay đổi gần nhất về sự phơi nhiễm với môi trường (ví dụ: sự di chuyển, phun chất diệt côn trùng, chất diệt loài gặm nhấm, xây dựng mới, cải tạo các khu nhà cũ, di chuyển phân…). * Dữ liệu về khẩu phần ăn, nước uống của súc vật - Chế độ ăn: Những thay đổi về khẩu phần ăn gần đây (số lần cụ thể có liên quan đến các triệu chứng đã quan sát được). Sự thay đổi phương thức cho ăn (ví dụ: từ phương thức cho ăn hạn chế sang phương thức cho ăn tự do). Sự có mặt của các thức ăn ôi thừa và bị hỏng. - Nguồn nước uống, thay đổi trong việc cung cấp nước uống. b. Kiểm tra các triệu chứng lâm sàng. Bệnh do ngộ độc thường được phân biệt với các bệnh khác do sự đa dạng về các triệu chứng lâm sàng. Nguyên nhân ở đây là do nguồn gốc, tính chất lý hóa, động học của chất độc, sự mẫn cảm của súc vật. Để chẩn đoán ngộ độc cần quan sát các triệu chứng lâm sàng sau: Bảng 2.2: Triệu chứng lâm sàng thường gặp ở gia súc bị ngộ độc Mất điều hoà Nôn mửa Vàng da Tiết nước bọt ỉa chảy Chảy máu Mù/thị giác Phân có máu đen Hemoglobin-niệu Trầm cảm Ăn nhiều Huyết niệu Vui vẻ Khát nhiều Kiệt sức Động kinh Đa niệu Sốt Khản tiếng Khó thở Yếu Các loại khác (mô tả rõ) Ngộ độc cấp thường xảy ra với các triệu chứng liên quan đến các hệ cơ quan: tiêu hóa, thần kinh, hô hấp, tuần hoàn, tiết niệu... Những dấu hiệu thường xuyên nhất của ngộ độc đường tiêu hóa là: Tiết nước bọt, nôn, chướng hơi, ỉa chảy, có thể táo bón với sự biến đổi của phân (chứa chất nhầy, máu...), đau bụng và đôi khi nổi mề đay. Các dấu hiệu của ngộ độc thần kinh thường là: tăng quá trình hưng phấn thần kinh biểu hiện: bồn chồn không yên, trạng thái thao cuồng (có xu hướng di chuyển về phía trước, chân trước co và đạp mạnh), co giật, thở mạnh, co giật kiểu động kinh và kiểu giật rung thường quan sát thấy ở ngộ độc chì, atropin, veratrin, anconitin và picrotoxin. Sau trạng thái co giật (hoặc ngay lập tức) có biểu hiện ức chế, thể hiện tê liệt và liệt. Các dấu hiệu về hô hấp thường là thở gấp, thở khó, ngạt thở, ho, chảy nước mũi, tím tái, bồn chồn... Các triệu chứng về tim mạch: mạch nhanh, yếu. Các triệu chứng về tiết niệu: có hiện tượng đái nhiều, đái dắt, xuất hiện albumin niệu, huyết niệu, tế bào biểu mô thận trong nước tiểu hoặc bí đái trong một số trường hợp. 37
- 38 Khi bị rối loạn trao đổi khí, súc vật rất khó thở, mạch nhanh, kết mạc mắt đỏ, co giật, thân nnhiệt hạ, hôn mê, chết (ngộ độc các sản phẩm thực vật chứa cyano, ngộ độc nitrat, nitrat...). Rối loạn đông máu khi bị rắn độc cắn (do độc tố cardiotoxin trong nọc rắn). Viêm dộp da do chất nhạy cảm quang học chứa trong một số loại cỏ làm thức ăn chăn nuôi (Fagopyrum vulgare, Fagopyrum esculentum). Những triệu chứng lâm sàng thường là những thông tin có giá trị được sử dụng để chẩn đoán ngộ độc. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào các triệu chứng lâm sàng cũng chưa đủ để kết luận về chất gây ngộ độc vì hàng ngàn các chất hoá học khác nhau có thể gây ra những triệu chứng tương tự ở một số cơ quan nhất định của cơ thể (nói cách khác là cơ quan và mô có thể có phản ứng tương tự với nhiều chất hoá học khác nhau). Nhiều bệnh do nhiễm khuẩn, rối loạn nội tiết, rối loạn trao đổi chất gây ra các triệu chứng giống ngộ độc (ví dụ như nôn, động kinh…). Sự tiến triển của các triệu chứng lâm sàng cũng có giá trị chẩn đoán trong ngộ độc. Bác sĩ thú y khi khám bệnh có thể chỉ thấy được một trong các giai đoạn tiến triển của căn bệnh. Vì vậy cần hỏi chủ gia súc về những triệu chứng khác nếu có. Thời gian xuất hiện và thời gian duy trì các triệu chứng lâm sàng có thể giúp nhận dạng một vài chất độc và loại bỏ những chất độc khác. Tỷ lệ súc vật bị ngộ độc và tỷ lệ chết cũng có thể giúp xác định loại chất độc, sự tồn tại và hàm lượng của chất độc. Ngoài ra còn có các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến khả năng mẫn cảm của súc vật với chất bị nghi là gây độc, đó là: (1) Loài gia súc; (2) Tính biệt; (3) Sự tương tác giữa chất độc với các chất dinh dưỡng, các loại thuốc điều trị hay chất hoá học khác; (4) Stress hay tổn thương bệnh lý ở cơ quan, tổ chức trước khi bị ngộ độc. * Tiến triển bệnh Phụ thuộc vào: - Ngộ độc tối cấp: ít xảy ra. Xảy ra trong vòng 1 - 2 giờ hoặc thời gian ngắn hơn (acid silinic, kali cyanit, nitrit) - Ngộ độc cấp: xảy ra đột ngột, tiến triển nhanh sau khi ăn thức ăn có độc hoặc nhiễm độc. Gia súc thường bị chết. - Ngộ độc bán cấp: tiến triển trong vài ngày, sau khi điều trị có thể khỏi, có trường hợp chết. - Ngộ độc mãn: tiến triển chậm, triệu chứng lâm sàng không rõ, thường xảy ra khi súc vật bị nhiễm chất độc thường xuyên, kéo dài. Triệu chứng thường là ở đường tiêu hóa hơn là thần kinh. * Tiên lượng (prognose) Tiên lượng của bệnh do ngộ độc được xác định dựa trên mức độ nặng nhẹ của bệnh, bản chất và liều lượng chất độc cũng như khả năng trung hòa, đào thải chất độc khỏi cơ thể. - Trong các triệu chứng về thần kinh, triệu chứng kích thích thần kinh được coi là có tiên lượng tốt hơn là trạng thái trầm uất. Xấu nhất là triệu chứng bại liệt, thường dẫn đến chết. Co giật không phải lúc nào cũng có tiên lượng xấu. 38
- 39 - Bản chất của chất độc có ý nghĩa trong việc đánh giá tiên lượng. Loài vật ăn cỏ khi bị ngộ độc độc tố thực vật thường có tiên lượng tốt hơn ngộ độc các chất độc có nguồn gốc khoáng hoặc tổng hợp, do khó xác định được lượng các chất này đã hấp thu vào máu và chúng thường được chậm thải trừ ra khỏi cơ thể (ví dụ, asen, chì, thủy ngân...) - Các triệu chứng niêm mạc dạ dày, ruột xuất huyết nhất là ở súc vật non, suy giảm hoạt động tim mạch, trụy tim mạch. - Súc vật bị ngộ độc nhưng nôn được có tiên lượng tốt hơn là không nôn. c. Kiểm tra các tổn thương bệnh lý Việc xác định chính xác các cơ quan, mô và các qúa trình trao đổi chất chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi chất độc là một yếu tố quan trọng trong chẩn đoán ngộ độc. Đặc tính của các hệ cơ quan có thể sử dụng để đưa ra những chẩn đoán phân biệt phù hợp với những dấu hiệu lâm sàng. Các chất độc khác nhau có thể gây những biến đổi đặc trưng ở các cơ quan, tổ chức. Nếu bệnh súc bị chết, cần mổ khám kỹ và thu thập các mẫu thích hợp. Việc mổ khám tổng thể xác bệnh súc cần được thực hiện bởi chuyên gia độc chất học và chuyên gia bệnh lý. Những tổn thương bệnh lý do ngộ độc thường là: viêm dạ dày ruột, gan nhiễm mỡ, hoại tử giữa tiểu thùy gan, sưng vỏ thận, hemoglobin niệu, tim phì đại, tích nước xoang ngực, phù kẽ phổi, mắt sưng tấy. Nhiều chất độc gây các tổn thương bệnh lý đại thể và vi thể đặc trưng. Chất chứa dạ dày, ruột cần được kiểm tra về màu sắc, sự có mặt của cây cỏ, các vật lạ, viên thuốc, nang thuốc... Các mẫu tổ chức cần được bảo quản trong dung dịch đệm formalin 10% để kiểm tra bệnh tích vi thể. Ribac và Gorii dựa vào tác động của chất độc đến các cơ quan của cơ thể và những biến đổi bệnh lý ở các cơ quan này, chia chất độc thành 6 nhóm: - Chất độc đường ruột: gồm: hợp chất phosphor, asen, thủy ngân, bari, bismus... và một số saponin, alcaloid (morphin, protoveratrin...) glycoalcaloid (solanin...). Các chất độc này biến đổi chủ yếu ở ruột già, gan và các cơ quan tiêu hóa khác. - Chất độc thận: tổn thương chủ yếu ở nhu mô thận. Gồm phosphor, asen, sắt, đồng, chì, thủy ngân và một số thực vật gây độc. - Chất độc máu: Máu màu socola: methemoglobin- nitrat, nitrit. Gây hủy huyết (hemolyse): saponin. Tăng độ nhớt của máu: toxanbumin. - C h ất độc gây d ãn mạch, hạ huyết áp: l àm t ổn th ương thành m ạch: các muối bari, asen... - Chất độc xương: gây osteonopoza (thủy ngân), tăng phát triển mô xương (ngộ độc cấp các hợp chất phosphor, fluor). - Chất độc da: gây tổn thương da như phosphor, clor, iod, các chất photosensibiliti. Cần lưu ý là sự phân chia trên đây chỉ mang tính chất tương đối. Chất độc trong các nhóm trên không phải lúc nào cũng gây ra những biến đổi như đã miêu tả. Đôi khi các chất độc gây ra những biến đổi bệnh lý rất đa dạng và với mức độ khác nhau ở các súc vật bị ngộ độc. Biến đổi bệnh lý thường rõ nét trong các trường hợp ngộ độc mạn tính. - Ngộ độc alcaloid thường đi liền với các biến đổi bệnh lý như: khó thở, các cơ quan ứ máu, xuất huyết. Khi mổ khám xác định động vật bị ngộ độc, có thể thấy mùi đặc trưng. 39
- 40 d. Các xét nghiệm cơ bản cần thiết Các xét nghiệm cơ bản giúp phát hiện mức độ huỷ hoại đặc trưng đối với các cơ quan, tổ chức, góp phần xác định chất gây độc và định hướng trong điều trị. Các xét nghiệm này bao gồm: * Các xét nghiệm máu: (1) Các chỉ tiêu sinh lý máu: Số lượng hồng cầu, bạch cầu, công thức bạch cầu. Tốc độ máu đông (prothrombin time- PT, thrombopastin time - PTT); (2) Các chỉ tiêu sinh hóa máu: hoạt độ một số enzym như SGOT, SGPT, choliesterase... Điện giải máu (canxi, magiê, kali, natri). pH máu, độ kiềm dự trữ trong máu, độ thẩm thấu huyết tương (osmolality)... * Các xét nghiệm nước tiểu: huyết niệu, bilirubin, hemoglobin, trụ niệu và oxalat. Ngoài ra trong những điều kiện cho phép cần triển khai: * Điện tâm đồ: trong ngộ độc những chất gây rối loạn nhịp tim như digitalis, quinidin, ngộ độc củ ấu Tàu, trứng cóc, lá ngón... * Chụp X quang phổi: ngộ độc các chất gây phù phổi, xẹp phổi. * Các xét nghiệm độc chất Phân tích chất độc bao gồm các xét nghiệm về: - Thực vật: xác định loại thực vật gây độc. - Nấm: Xác định sự có mặt của nấm mốc gây độc và độc tố của chúng. - Vi khuẩn: Xác định sự có mặt của vi khuẩn gây độc và độc tố của chúng. - Phân tích hóa nghiệm: Xác định chất độc trong thức ăn, nước uống, trong chất chứa dạ dày, dạ cỏ, diều (gia cầm), dịch ruột, một số cơ quan nội tạng như gan, thận... - Sinh học: cho súc vật ăn những thức ăn nghi có nhiễm chất độc, xác định độ gây độc của thức ăn bằng một số phương pháp trong độc chất học. Sự có mặt, hàm lượng của chất độc, độc tố hay dạng chuyển hoá của nó trong các tổ chức thường là dấu hiệu quan trọng nhất để xác định ngộ độc. Để chẩn đoán ngộ độc, các phân tích hoá nghiệm không nên sử dụng độc lập vì một số lý do sau: - Hàm lượng hoá chất độc phát hiện thấy trong mô thường tương thích với tình trạng ngộ độc; tuy nhiên, một số hoá chất gây ngộ độc nhưng lại có mặt trong tổ chức ở hàm lượng rất thấp (dưới giới hạn kiểm tra). - Một số chất hoá học (ví dụ như các hợp chất phospho hữu cơ) có thể gây ngộ độc mà không phát hiện thấy trong mô bằng các phương pháp phân tích thông thường. - Một số hoá chất độc có thể tích luỹ với hàm lượng cao ở một số mô nhất định mà không gây ngộ độc (ví dụ: hợp chất clo hữu cơ tích lũy trong mô mỡ...). - Sự kết hợp của chất độc với các tác nhân hoặc chất dinh dưỡng khác có thể làm giảm hoạt tính chất độc lưu giữ trong mô (ví dụ như thuỷ ngân có thể kết hợp với selen và protein tạo thành một phức hợp lưu trữ trong mô mà không gây độc). * Các phương pháp xét nghiệm độc chất hiện nay bao gồm: 40
- 41 - Sắc ký lớp mỏng: chủ yếu định tính chất độc. có thể phát hiện hầu hết các chất gây độc thông thường như thuốc trừ sâu (PPHC, clo hữu cơ), thuốc diệt chuột, thuốc ngủ, các chất độc trong cây (alcaloid, glycosid)… - Các máy quang phổ khối, sắc ký khí, sắc ký lỏng hiệu năng cao… có thể định lượng nồng độ chất độc, tuy nhiên chỉ một số phòng thí nghiệm hiện đại mới được trang bị những máy này. 1.3. Lấy mẫu cho các xét nghiệm chẩn đoán ngộ độc a. Các nguyên tắc lấy mẫu kiểm tra ngộ độc * Các mẫu bệnh phẩm: Khi lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm, cần lưu ý: - Máu là môi trường chính để vận chuyển chất độc trong cơ thể. - Lấy mẫu chất nôn hoặc phân khi súc vật bị ngộ độc qua đường tiêu hóa. Một số chất độc được đào thải qua phân. - Nước tiểu là đường chính bài tiết nhiều chất độc, độc tố. - Da và tóc rất quan trọng đối với các trường hợp phơi nhiễm với chất độc qua da. Trong tóc tích luỹ kim loại và một số hợp chất hữu cơ gây độc mạn tính. * Các cơ quan quan trọng cần phải lấy mẫu để xét nghiệm chất độc: - Gan là cơ quan chính tham gia chuyển hoá và bài tiết chất độc. - Thận là đường bài tiết quan trọng đối với nhiều chất độc. - Dạ dày và ruột non phản ảnh ngộ độc do mới phơi nhiễm với chất độc qua đường miệng nhưng không quan trọng đối với những chất tích lũy hoặc gây ngộ độc mãn tính. * Các mẫu từ môi trường: Kết quả xét nghiệm các mẫu môi trường góp phần tìm ra nguồn chất độc hoặc là những gợi ý về nguồn phơi nhiễm. Các mẫu sẽ bao gồm: - Những mẫu thức ăn, nước mới được sử dụng. - Cây cỏ bị nghi là gây ngộ độc. - Mồi, bả có chứa chất độc. - Các chất hoá học, thuốc diệt côn trùng, dung môi và các vật dụng mà súc vật có thể tiếp xúc. - Các loại thuốc có thể gây ngộ độc cho súc vật hoặc gần đây được sử dụng trong trị liệu. - Thức ăn, nước, cây cỏ mà động vật đã ăn rất cần thiết cho việc phát hiện các nguồn gây độc. Một điều quan trọng phải lưu ý là những loại thức ăn đã gây ngộ độc có thể không còn tồn tại đến thời điểm kiểm tra. b. Các mẫu bệnh phẩm và mẫu từ môi trường cần thiết cho chẩn đoán ngộ độc Bảng 2.3: Các mẫu bệnh phẩm và mẫu từ môi trường cần thiết cho chẩn đoán ngộ độc Mẫu Lượng bệnh ý nghĩa chẩn đoán mẫu phẩm 1. Trước khi bệnh súc bị chết 41
- 42 Để phát hiện sự phơi nhiễm với hầu hết kim loại, các nguyên tố vi Máu 5 - 10 ml lượng, chotinesterase, thuốc trừ sâu và glycol ethylene, giúp đánh giá hình thái hồng cầu và bạch cầu, Huyết 5 - 10 ml Xác định chất điện giải, nitơ urê, nitơ ammoniac và chức năng các cơ quan của cơ thể; các kim loại, thuốc thú y và vitamin. thanh Nước tiểu 50 ml Phát hiện ancaloit, kim loại, chất điện phân, kháng sinh, thuốc, sulfonamides và oxalates. Phát hiện các chất độc qua đường miệng, các loại thuốc, chất độc Phân 250 g được bài tiết trước tiên qua mật. Chất nôn Phát hiện tất cả các loại chất độc đã hấp thụ, đặc biệt là những chất 250 g độc không thể tìm thấy trong mô (phospho hữu cơ, ionophores). Phát hiện sự phơi nhiễm với các chất diệt côn trùng, sự tích luỹ Tóc 5 - 10 g mạn tính một số kim loại (ví dụ asen, selen) 2. Sau khi bệnh súc bị chết Là nơi xảy ra các phản ứng chuyển hoá chính của cơ thể, nơi tích Gan 100 g luỹ các kim loại, các chất diệt côn trùng có hại, alkaloit, phenol và một số mycotoxin: Túi mật được dùng để phát hiện ra các độc tố tập trung trong mật (ví dụ như chì). Mẫu cần được bảo quản lạnh. Thận Cơ quan bài tiết chính đối với các chất kháng sinh và các loại thuốc 100 g khác, các chất độc đã qua chuyển hoá, alkaloit, chất diệt cỏ, một số kim loại, hợp chất phenol, oxalate. Chất chứa 500 g Xácđịnh các chất độc phơi nhiễm qua đường miệng trong thời gian dạ dày gần nhất. Chất chứa 500 g Xác định các chất độc phơi nhiễm qua đường miệng. dạ cỏ M ột số chất độc có thể bị thoái biến ở dạ cỏ (ví d ụ nh ư nitrate, đ ộc tố nấm). Định lượng chất độc khó do có sự khác nhau về nồng độ và thiếu sự tương quan giữa hàm lượng chất độc trong d ạ cỏ với hàm lượng chất độc trong mô. Mẫu lấy từ vài vị trí trong dạ cỏ và được bảo quản lạnh. Mỡ Phát hiện các chất độc tích luỹ trong mỡ (ví dụ chất diệt cỏ clo hữu 250 g cơ, dioxin) Dịch mắt Toàn bộ Phát hiện chất điện phân (ví dụ natri, canxi, kali, magiê) nitơ mắt amoniac, nitrat, nitơ urê, hàm lượng kali và urê, sử dụng để dự đoán thời điểm con vật bị chết. Tách riêng thuỷ dịch và thuỷ tinh dịch. Toàn bộ Phát hiện một số độc tố thần kinh (ví dụ thuốc trừ sâu clo hữu cơ, Não pyrethrin, natri, thuỷ ngân). não Tách riêng não theo mặt cắt dọc và tách nhân đuôi để phát hiện cholinesterase. Nửa bán cầu não được bảo quản lạnh, 1/2 cố định trong dung dịch đệm fomalin 10%. Nên lấy các mẫu đại diện và sau đó trộn lẫn thành một mẫu Môi 2 Kg trường hỗn hợp composite hoặc giữ lại các mẫu riêng lẻ (nhằm phát hiện thức ăn nguy cơ khác nhau trong thứcăn). Cỏ xanh, Mẫu được từ nhiều vị trí trên đồng cỏ hay trong nhà kho. 5 kg thức ăn ủ Silage nên được xử lý lạnh để tránh bị mốc và hỏng. chua 42
- 43 Mồi, bả Tất cả Toàn bộ số mồi, bả và nhãn mác bị nghi gây độc cần giữ lại để xét nghiệm. Nước Phát hiện nitrat, sulphat, kim loại, tảo và thuốc bảo vệ thực vật. 0,5 - 1lít Trước khi lấy mẫu từ giếng hay bể chứa cần để nước chảy làm sạch ống. Mẫu nước được lấy từ khu vực nghi phơi nhiễm với chất độc và được giữ sạch đến khi phân tích. Đất Mẫu đất được lấy từ độ sâu của rễ nếu thấy có hiện tượng ngộ độc 1kg do cây cối. Mẫu đất lấy từ nhiều vị trí và có sự cố vấn của các nhà khoa học về nông học và đất. c. Bảo quản mẫu gửi xét nghiệm Việc bảo quản mẫu, gửi xét nghiệm là rất cần thiết để có thể tiến hành phân tích một cách đầy đủ. Các mẫu bệnh phẩm được gửi xét nghiệm kèm theo danh sách mẫu, các phát hiện trong quá trình chẩn đoán, kết quả mổ khám… (bảng 2.3). Mẫu bệnh phẩm phải được giữ sạch, không bị hư hỏng. Mỗi mẫu được đựng trong túi nhựa hoặc bình thủy tinh trong riêng biệt, vô trùng. Các mẫu cần xét nghiệm thuốc trừ sâu, các hợp chất hữu cơ hàm lượng thấp được đựng trong lọ thủy tinh tốt hơn là túi nhựa. Việc bảo quản các mẫu bệnh phẩm là rất quan trọng. Hầu hết các mẫu cần được làm lạnh trừ khi những phân tích cụ thể đòi hỏi cách x ử lý khác. Làm lạnh mẫu nhằm tránh cho các chất độc khỏi bị phân hủy, tránh được sự phát triển của vi khuẩn và nấm mốc, ngăn không cho cho các tác nhân dễ bay hơi biến mất (ví dụ như amoni hay cyanide). Tuy nhiên nhiệt độ lạnh có thể ức chế hoạt tính một số men trong các test nhạy cảm, làm kết quả không chính xác. Vì vậy, nếu có nghi ngờ về biện pháp bảo quản cần sự tư vấn từ phòng thí nghiệm độc chất học. Huyết thanh cần được tách khỏi phần máu đông để kết quả phân tích không bị ảnh hưởng bởi các thành phần khác trong máu. Trong phân tích độc chất không chỉ xác định sự có mặt của chất độc mà còn phải xác định liều lượng và mức độ gây độc của các chất độc này. 1.4. Chẩn đoán phân biệt Để có thể can thiệp và xử lý kịp thời khi súc vật bị ngộ độc do các nguyên nhân khác nhau, cần chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây độc và chẩn đoán phân biệt với những bệnh khác. Bệnh do ngộ độc thường có những đặc điểm sau: - Ngộ độc cấp: Súc vật ốm nặng đột ngột, ốm đồng loạt nhiều con, nguyên nhân không rõ, khi đã loại trừ những nguyên nhân như cảm lạnh, bệnh truyền nhiễm... và thường bị chết. - Bệnh không lây, mắc bệnh đồng loạt, triệu chứng và các biến đổi bệnh lý của các cơ quan đều giống nhau, sau khi loại bỏ được nguyên nhân được nghi là gây độc thì bệnh ngừng lan ngay. - Xuất hiện các triệu chứng đường tiêu hóa (tiết nước bọt, nôn, ỉa chảy hoặc táo bón, đau bụng, bỏ ăn...) và các triệu chứng thần kinh (hung hãn kích thích hoặc ủ rũ, co giật, run cơ, vân động loạng choạng, liệt, hôn mê...). - Nhiều trường hợp gây vàng da thường là do gan bị tổn thương (ngộ độc các chất khoáng). - Thân nhiệt bình thường hoặc thấp hơn, rất ít khi sốt. 43
- 44 Trong một số trường hợp ngộ độc, mùi đặc trưng của chất độc rất có ý nghĩa chẩn đoán. Mùi trong hơi thở, hơi chọc từ dạ cỏ hoặc mùi từ chất nôn, nước tiểu... Ví dụ Hexacloran: mùi mốc đặc trưng. Nếu mổ khám sớm có thể phát hiện thấy mùi ở các cơ quan nội tạng như: dạ dày, ruột, phổi.. Kiểm tra nơi xảy ra ngộ độc, thức ăn còn thừa, những thứ đã bỏ rác, các chất hóa học gần với súc vật cũng giúp phát hiện được nguyên nhân gây ngộ độc - Ngộ độc cần được phân biệt với các bệnh truyền nhiễm. Phân biệt được với bệnh truyền nhiễm là không sốt. - Các kết quả xét nghiệm về vi sinh vật, ký sinh trùng và độc chất học có giá trị quyết định để chẩn đoán phân biệt với bệnh truyền nhiễm, ký sinh trùng. - Các bệnh thiếu dinh dưỡng: không phát hiện thấy các chất độc, đồng thời phát hiện thấy thiếu thành phần vitamin, khoáng trong thức ăn. Súc vật non thường hay mắc bệnh này. Bệnh thiếu dinh dưỡng thường ở dạng mạn tính còn ngộ độc trong đa số các trường hợp là cấp tính. - Khi phát hiện thấy chất độc trong phân, nước tiểu, máu... nhưng không xuất hiện các triệu chứng ngộ độc, chưa thể chẩn đoán là ngộ độc. Chỉ khi cùng với sự có mặt của chất độc trong các xét nghiệm là các triệu chứng lâm sàng đặc trưng mới xác định là ngộ độc bởi 1 loại chất độc (ví dụ ngộ độc mạn tính chì, thủy ngân...). 2. Điều trị ngộ độc Điều trị ngộ độc ở vật nuôi có thể thực hiện theo 3 nguyên tắc: (1) Điều trị nguyên nhân (Etiologic). (2) Điều trị theo cơ chế sinh bệnh học (pathogenetic). (3) Điều trị triệu chứng (symptomatic). Khi súc vật bị ngộ độc cấp phải xử trí và triển khai cấp cứu chống độc càng sớm càng tốt. Tránh cho súc vật tiếp tục tiếp xúc với nguồn gây độc băng cách di chuyển súc vật khỏi nơi ô nhiễm. Ngừng ngay cho thức ăn hoặc nước uống nghi có độc. Chủ gia súc và những người có thể bị ngộ độc khi chăm sóc bệnh súc (ví dụ khi súc vật bị ngộ độc do khí độc trong chuồng nuôi hoặc da, lông súc vật bám các thuốc trừ sâu, thuốc diệt ngoại ký sinh trùng…). Các phương pháp điều trị nhằm mục đích: - Loại trừ chất độc ra khỏi cơ thể. - Phá hủy hoặc trung hòa chất độc. - Điều trị các rối loạn triệu chứng (giải quyết các hậu quả của ngộ độc). Cần lưu ý là khi đã xuất hiện các dấu hiệu của ngộ độc gây ảnh hưởng đến các chức năng sống của bệnh súc thì việc điều trị triệu chứng, nâng cao sức đề kháng của cơ thể là quan trọng nhất và bao giờ cũng được áp dụng trước tiên (trước khi tiến hành các biện pháp loại trừ hoặc thải trừ chất độc ra khỏi cơ thể). 2.1. Loại chất độc ra khỏi cơ thể Việc loại chất độc khỏi cơ thể bằng nhiều biện pháp càng nhanh càng tốt nhằm giảm tối đa sự hấp thu chất độc vàp máu, đồng thời tăng thải chất độc ra ngoài. Đối với súc vật bị ngộ độc qua đường tiêu hóa, biện pháp này có hiệu quả nhất trong vòng 2 giờ đầu bị ngộ độc, sau 4 giờ sẽ ít tác dụng. a. Loại chất độc bám trên da, mắt 44
- 45 Làm sạch da, lông súc vật bằng nước ấm, xà phòng nếu chất độc bám vào da, lông. Súc vật lông dài thì cắt bớt. Nếu chất độc bám vào mắt cần phun rửa mắt liên tục bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý 0,9% từ 10 đến 15 phút. Chất độc là acid hay base cần duy trì pH= 6,5 - 7,5 sau khi rửa mắt. b. Loại chất độc qua đường tiêu hóa * Gây nôn Xử lý ngay vài phút sau khi súc vật ăn hoặc uống phải chất độc. Chống chỉ định trong các trường hợp sau: - Loài gậm nhấm, thỏ, ngựa và súc vật nhai lại hoặc không thể nôn sinh lý hoặc gây nôn không an toàn và không hiệu quả. - Bệnh súc bị hôn mê, bị động kinh, co giật có thể bị ngạt thở trong khi gây nôn. - Bệnh súc bị ngộ độc xăng, dầu hoặc các chất độc bay hơi dễ bị viêm phổi nếu gây nôn. Biện pháp gây nôn được thực hiện chủ yếu ở chó và lợn, có thể dùng các chất gây nôn sau: - Siro ipeca: 1 - 2 ml/kg cho chó, mèo - 3 ml/kg. Nếu sau 15 - 20 phút thuốc không có tác dụng thì dùng liều lặp lại. Nếu sử dụng cùng với than hoạt tính sẽ bị vô hoạt. - Apomorphin: Tiêm cho chó liều 0,04 mg/kg i.v, i.m; 0,08 mg/kg s.c. Có thể bị nôn quá mức hoặc triệu chứng ức chế thần kinh. Không dùng cho mèo. - Nước oxy già 3% cho uống liều 2 - 5 ml/kg thể trọng. Dùng không quá 40 - 50ml/con. - Xylazin: 1,1 mg/kg i.m có hiệu quả với mèo. Bệnh súc có thể bị ức chế hô hấp. - Đối với lợn tiêm veratrin (hormotonon, lentin) 0,02 - 0,03 g/kg thể trọng. - Lấy lòng trắng trứng hoà trong nước lạnh 2-3 quả/1lit, cho vật uống. * Rửa dạ dày Nếu không gây nôn được thì phải rửa dạ dày. Đây là biện háp hiệu quả nhất đối với chất độc dạng lỏng và dạng bột dễ tan. Rửa dạ dày hiệu quả nhất trong 60 phút đầu, nếu chất độc nhiều và là miéng to có thể trong 2 - 3 giờ đầu sau khi bị ngộ độc vẫ tốt. Khi rửa lấy 250 - 300 ml dịch rửa đầu tiên để phân tích xác định chất độc. Dung dịch để rửa dạ dày có thể là: - Dung dịch Kali permanganat 1 - 2 %; là chất oxy hóa phản ứng dễ với các chất hữu cơ. - Dung dịch Natri hydrocarbonat 5 ‰ (nếu ngộ độc bằng acid thì không dùng vì giải phóng khí CO2 gây chướng bụng, thủng dạ dày). - Dung dịch Magnesium oxyd hoặc Magnesium hydroxyd để trung hòa acid dùng nồng độ 2,5 % (tính cho MgO). - Huyết thanh mặn đẳng trương: dùng cho mọi trường hợp, - Rửa dạ dày (ngựa) bằng nước có than hoạt tính 3%, tanin 1% (trong trường hợp ngộ độc alcaloid). Những bệnh súc bị ngộ độc acid hoặc base mạnh, strychnin, uống phải chất dầu hoặc hôn mê sâu thì không rửa dạ dày. * Hấp phụ chất độc trong dạ dày, ruột 45
- 46 Than hoạt hấp phụ các chất độc, giảm thiểu tác dụng độc hại. Hấp thụ hầu hết các chất độc, thuốc, thực ăn có trong dạ dày, ruột non. Có hiệu quả nhất với các phân tử lớn, không phân cực. Một số chất hấp thụ kém với than hoạt, đó là: sắt, lithium, kali, cyanide, acid muối và rượu. Chống chỉ định: Không dùng cho bệnh súc hôn mê, co giật trừ khi có điều kiện đã được đặt ống nội khí quản và cho thuốc chống co giật. Liều lượng than hoạt tính: 2 - 5 g/kg thể trọng hòa trong nước theo tỷ lệ 2g/5ml nước. Theo tài liệu của Nikov: ĐGS: 400 - 700 g, TGS: 30 - 80g/con. + Các chất nhuận tràng: Các chất này kích thích nhu động ruột, thải những chất chưa bị hấp phụ hết bởi than hoạt, giảm hấp thu chất độc trong ruột và ngăn bị táo bón do than hoạt. - Magie sulfat và natri sulfat: liều lượng 250 mg/kg pha dung dịch 6 - 10%. Tác dụng sẽ nhanh hơn nếu cho cùng một lượng nước lớn - dung dịch. - Sorbitol 70%: Liều lượng 3 ml/kg per. ose. - Lợn, chó, mèo dùng chất tẩy dầu như dầu thầu dầu, tuy nhiên các chất tẩy dầu chống chỉ định khi ngộ độc các chất phosphor, santonin, DDT, phosphor hữu cơ hoặc những chất độc tan trong dầu. + Thụt trực tràng: Nên kết hợp thụt trực tràng với rửa dạ dày, thường dùng dung dịch NaCl 9‰ 1 - 2 lít/giờ. * Mở dạ dày hoặc mở dạ cỏ bằng phẫu thuật Trong trường hợp không can thiệp được bằng các biện pháp khác như gây nôn, rửa dạ dày, hấp phụ bằng than hoạt... có thể mở dạ dày hoặc dạ cỏ bằng phẫu thuật. Ví dụ: súc vật nuốt phải thỏi kim loại đặc biệt là kim loại nặng hoặc nhựa đường, hắc ín, dầu công nghiệp... c. Thải chất độc qua đường khác * Qua đường hô hấp Một số chất độc ở thể khí hoặc dễ bay hơi có thể loại nhanh chóng ra khỏi cơ thể bằng đường hô hấp. Để con bệnh nằm ở nơi thoáng, mát (trừ trường hợp ngộ độc những chất gây phù phổi: phosgen, clo, SO2...). Có điều kiện dùng máy trợ hô hấp nồng độ oxy 50 %. * Qua đường thận + Để thải nhanh chất độc ra khỏi cơ thể dùng các chất lợi tiểu, chất gây toát mồ hôi như liqmor kali acetic, diuretin..., dùng pilocarpin ở trạng thái tim phổi bình thường. - Truyền nhiều dịch, có thể cho dung dịch đường ưu trương, thuốc lợi niệu (nếu không bị bệnh thận). Chú ý là khi đái nhiều có thể mất chất điện giải Na+, K+, Cl-... - Một số chất độc có tính acid yếu thường đào thải nhanh trong môi trường kiềm (barbiturat) hoặc giảm tác dụng ở môi trường kiềm (phosphor hữu cơ); thường đưa dung dịch kiềm vào cơ thể bệnh súc nhưng cần theo dõi pH của máu không để vượt quá 7,6 vì nếu kiềm quá sẽ ức chế hô hấp. Một số chất độc giảm tác dụng trong môi trường acid nhưng trong lâm sàng giảm pH của máu dễ gây biến chứng nên ít áp dụng để điều trị. - Trong nhân y dùng phương pháp lọc máu bằng thận nhân tạo. Phương pháp này nhanh hơn nhưng rất tốn kém. 46
- 47 * Pha loãng máu Nếu chất độc đã hấp thu vào trong máu, cần tiến hành các biện pháp làm loãng, trung hòa và đào thải nhanh chất độc. Chất độc có thể được pha loãng bằng cách: thải bớt máu (chích máu) ĐGS: 1l máu/100kg thể trọng. Sau đó truyền dung dịch nước muối sinh lý hoặc glucose hoặc cho súc vật uống một lượng nước lớn qua ống thông thực quản. Thải bớt máu có chất độc là biện pháp hiệu quả nhất ở giai đoạn sớm của ngộ độc đặc biệt khi có các triệu chứng thần kinh, tim mạch và tích nước phổi. Chống chỉ định khi trụy tim mạch (niêm mạc nhợt nhạt, mạch nhỏ, nhanh, huyết áp thấp). Ví dụ nhiễm độc barbiturat, các chất phá vỡ hồng cầu, như hydro arsenid hoặc chất độc làm biến đổi hemoglobin (tạo hemoglobin). Trong mọi trường hợp dùng nước đường ưu trương, có ảnh hưởng tốt đến trao đổi chất, đến cơ tim, kích thích glycogenase và chức năng giải độc của gan, khả năng kháng độc của cơ thể càng cao nếu dự trữ glycogen càng cao. + Sử dụng vitamin trong một số trường hợp ngộ độc: B comflex trong tổn thương thần kinh do ngộ độc. Vitamin K trong tổn thương gan. Vitamin P trong ngộ độc có tổn thương thành mạch và tăng tính thấm thành mạch (asen, bensol). Trong hầu hết các trường hợp ngộ độc có nguồn gốc khoáng và các chất tổng hợp, cần thiết bổ sung vitamin đặc biệt vitamin C và B, tiêm tĩnh mạch kết hợp với glucose. 2.2. Phá hủy hoặc trung hòa chất độc bằng các chất kháng độc a. Nguyên lý trong điều trị đối kháng * Định nghĩa chất kháng độc: Chất kháng độc (chất đối kháng-antidot) là những chất có tác dụng đặc biệt, đối lập với tác dụng của một chất độc. * Nguyên lý trong điều trị đối kháng Chất đối kháng thường được sử dụng khi súc vật bị phơi nhiễm với chất độc và có biểu hiện ngộ độc trên lâm sàng. + Lựa chọn chất đối kháng và liều lượng dựa trên: - Liều lượng được xác định dựa trên liều đã sử dụng cho động vật thí nghiệm hoặc kinh nghiệm của nhân y. - Thời gian tác dụng của chất đối kháng sẽ khác nhau phụ thuộc vào thời gian tác dụng của chất độc. - Một số chất đối kháng có thể gây độc nếu dùng quá liều hoặc thời gian điều trị quá kéo dài. - Hiệu quả điều trị sẽ ngược lại nếu dùng chất đối kháng trong trường hợp không phát hiện đúng chất gây độc. Vì vậy chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây độc là bước rất quan trọng để dùng chất đối kháng trong giải độc. + Hiệu quả điều trị đối kháng bị hạn chế do: - Chưa thực hiện sự khử độc (decontamination) ở súc vật bị ngộ độc. - Liên quan đến loài giống, lứa tuổi súc vật. 47
- 48 b. Các chất kháng độc (chất đối kháng-antidot) - Cơ chế giải độc * Các chất đối kháng hóa học Các chất đối kháng hóa học thường tương tác với chất độc hoặc trung hòa chất độc. + Chất đối kháng liên kết với chất độc tạo thành phức hợp không qua được màng tế bào hoặc làm cho chất độc không gắn được với thụ thể đặc hiệu nữa. Ví dụ: - Acid dimercaprol và acid dimercaptosuccinic là các hợp chất sulfhydryl liên kết với kim loại nặng như asen, chì làm chúng không được gắn với thụ thể của chúng. - Chất càng cua EDTA, deferoxamin, D - penicillamin tạo chelat với kim loại nặng, tạo thành phức hợp dễ tan trong nước, dễ thải trừ qua nước tiểu. - Antivenin chống nọc rắn và kháng thể chống digitoxin là các tác nhân miễn dịch gắn đặc hiệu với nọc độc hoặc độc tố. + Chất đối kháng thông qua chuyển hóa: Một số chất đối kháng tham gia chuyển hóa chất độc thành các sản phẩm ít độc hơn. Ví dụ: - Nitrit kết hợp với hemoglobin và cyanid tạo thành cyanmethemoglobin ít độc hơn cyanid, giải phóng cytocrom oxydase trở lại hoạt động cứu con vật khỏi bị ngạt nội hô hấp. Dùng khi giải độc các glucozid chứa xit cyanhydric. - Thiosulfate có nhóm sulfate liên kết với cyanid tạo thành thiocyanate để dễ thải qua nước tiểu. * Các chất đối kháng dược lý Các chất đối kháng này có tác dụng trung hòa hoặc đối lập với tác dụng của chất độc thông qua các cơ chế: + Ngăn chặn quá trình chuyển hóa chất độc thành các sản phẩm độc hơn Ví dụ: Ethanol và 4 - methylpyrazole (4 - MP) cạnh tranh với alcohol dehydrogenase ngăn cản sự tạo thành chất trung gian độc hại từ ethylen glycol. +Làm tăng đào thải chất độc. Các chất đối kháng trong nhóm này làm thay đổi bản chất lý hóa của chất độc, dẫn đến làm tăng lọc chất độc qua tiểu cầu thận và giảm tái hấp thu ở ống thận. Ví dụ: mobibden và sulfate kết hợp với đồng tạo phức hợp dễ tan trong nước và dễ đào thải qua nước tiểu. + Chất đối kháng cạnh tranh thụ thể với chất độc. Cơ chế tác dụng trong trường hợp này là đối kháng cạnh tranh. Ví dụ: Naloxon phong bế tác dụng của các opioid thông qua cạnh tranh thụ thể với các chất độc này. + Chất đối kháng phong bế thụ thể của chất độc. Ví dụ: Atropin phong bế tác dụng của acetylcholin tại synap thần kinh và ở đầu nối thần kinh - cơ. + Chất đối kháng hồi phục chức năng bình thường của cơ thể bị ngộ độc: 48
- 49 Ví dụ: Trong trường hợp bị ngộ độc nitrit, chất đối kháng là xanh methylen kết hợp với NADPH (Reduce Nicotinamid Adenin Dinucleotid) để khử ion Fe3+ của methaemoglobin thành ion Fe2+ của haemoglobin, tham gia vận chuyển oxy. c. Các chất kháng độc thường dùng trong thú y Acetylcystein: điều trị ngộ độc acetaminophen. Liều cho uống: 140 mg/kg, 70 mg/kg 6 giờ cho một lần, không quá 7 lần. Tương kỵ với amphotericin B, tetracyclin, erythromycin, ampicillin, nước oxy già. Amonium molybdat: điều trị ngộ độc đồng ở cừu. Liều cho uống 200 mg/ngày, cho 3 tuần. Nếu ngộ độc cấp tiêm tĩnh mạch 1,7 - 3,4 mg/ngày, tiêm 3 lần cách nhật. Antivenin: điều trị ngộ độc độc tố nọc rắn, tiêm tĩnh mạch 1 ống, tiêm 1 lần. Atropin sulfat: điều trị ngộ độc các chất ức chế men cholinesterase (anticholinesterase). Liều lượng 2 mg/kg: tiêm tĩnh mạch 1/4 liều, tiêm dưới da 3/4 liều. Tương kỵ với thuốc tiêm natri bicarbonat. Calci dinatri EDTA (Calci dinatri Ethylen Diamin Tetraacetic Acid): là chất gắp kim loại nặng, dùng điều trị ngộ độc chì, kẽm. Liều lượng 110 mg/kg/ngày, chia 3 - 4 liều/ngày, liều đầu tiêm tĩnh mạch, 3 liều sau tiêm dưới da, không dùng quá 5 ngày. Trong nhân y có dạng ống 500 mg, pha 1 - 2 ống trong dung dịch glucose 30 - 50%, tiêm tĩnh mạch nhiều lần. Theo Holm và cộng sự, tiêm tĩnh mạch cho ngựa 66 mg/kg. Theo Radeleff: 110 mg/kg cho bò. (Trích theo Phạm Khắc Hiếu). Dimercaprol (BAL - British Anti –Lewisite): là chất gắp kim loại nặng, điều trị ngộ độc asen, thủy ngân, chì và vàng. Liều tiêm bắp trước khi xuất hiện triệu chứng 3 mg/kg, 8 giờ tiêm 1 lần, khi đã có triệu chứng ngộ độc tiêm 6 mg/kg 8 giờ 1 lần, tiêm 3 - 5 ngày. Cần theo dõi chức năng thận trong quá trình điều trị. D-Penicillamin: điều trị ngộ độc chì, liều cho uống 110 mg/kg cho 1 - 2 tuần. Khám lại bệnh súc 1 tuần sau đợt điều trị đầu tiên. Liều điều trị ngộ độc đồng ở chó là 10 - 15 mg/kg cho uống 2 lần trong ngày, cho hàng ngày. Ethanol 20%: điều trị ngộ độc ethylen glycol. Tiêm tĩnh mạch cho chó 5,5 ml/kg tiêm 5 lần cách nhau 4 giờ, sau đó tiêm tiếp 4 lần cánh 6giờ. Đối với mèo: 5 ml/kg i.v. 5 lần cách 6 gờ, rồi 4 lần cách 8 giờ. Natri nitrit: điều trị ngộ độc cyanid. Liều tiêm tĩnh mạch 22 mg/kg. Có thể dùng natri thiosulfat 660 mg/kg i.v. Nước lòng trắng trứng: (hòa tan 6 lòng trắng trứng vào thành 1 lít, có thể thêm chất thơm cho dễ uống) tạo với kim loại nặng albuminat không tan.Pralidoxim chlorid (2 - PAM): điều trị ngộ độc thuốc trừ sâu phospho hữu cơ, tiêm tĩnh mạch hoặc dưới da liều 10 - 15 mg/kg 2 - 3 lần/ngày đến khi khỏi. Tanin: làm kết tủa alcaloid, glycosid trong các cây độc thành những chất khó tan, khó hấp thu, dễ đào thải theo phân. Liều cho uống: 5 - 15 g (ngựa), 10 - 25 g (trâu bò), 2 - 5g (bê, nghé, ngựa non, dê, cừu), 1 - 2 g với lợn, chó 0,1 - 0,5 g. Vitamin C (acid ascorbic): điều trị ngộ độc đồng ở chó. Liều cho uống hàng ngày 500 - 1000 mg/con. Chống methemoglobinemia ở mèo, liều cho uống 30 mg/kg, 4 lần/ngày. Vitamin K: điều trị ngộ độc các chất chống đông máu coumarin và indanedion. Liều cho uống hoặc tiêm dưới da 2 - 5 mg/ngày chia 2 lần, sau đó cho uống 2 - 3 mg/kg/ngày chia 3 lần tiêm 1 tuần. 49
- 50 Xanh methylen 1 %: Điều trị ngộ độc nitrat, nitrit hoặc chlorat cho nhiều loài gia súc, gia cầm. Liều tiêm tĩnh mạch 4 - 15 mg/kg; có thể tiêm nhắc lại sau 6 - 8 giờ. Gây methemoglobinemia hoặc thể Heinz ở mèo. Tương kỵ với chất kiềm, các chất oxy hóa khử. 2.3. Hối sức cấp cứu và điều trị triệu chứng Trong điều trị ngộ độc cấp, một mặt vì chưa biết ngay chất độc nào (đang chờ kết quả phân tích), mặt khác chất chống độc không nhiều, con bệnh có thể bị chết vì rối loạn các chức phận. Vì vậy hồi sức cấp cứu và điều trị triệu chứng có vai trò rất quan trọng. Sau đây là những hội chứng chính do ngộ độc cần được can thiệp cấp cứu và điều trị kịp thời: a. Điều trị suy hô hấp Đặt ống nội khí quản, hỗ trợ hô hấp, cho thở oxy hoặc carbogen khi bệnh súc bị khó thở, ngạt thở. Trường hợp ngộ độc Clo, Brom, phosgen, SO2... không làm hô hấp nhân tạo. Nếu bị ngạt do tê liệt men phải dùng xanhmethylen hoặc glutation, chúng sẽ phản ứng với nước và cung cấp oxy cho cơ thể: Sau khi làm hô hấp nhân tạo có thể dùng thuốc kích thích hô hấp: - Ephedrin: tiêm bắp 1- 2 ml dung dịch 3%. - Amphetamin: tiêm tĩnh mạch 0,01- 0,02 g. - Theophylin hòa tan: tiêm tĩnh mạch hoặc dưới da 0,25 g ừ 3 lần/24h. - Lobelin dung dịch 1 % tiêm tĩnh mạch tối đa 0,1 g/ngày. - Doxapram 1 - 10 mg/kg tiêm tĩnh mạch. Quá liều gây động kinh hoặc bệnh súc rơi vào trạng thái hôn mê. b. Điều trị rối loạn nhịp tim Atropin sulfat, tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp 0,01 - 02 mg/kg khi ngộ độc hợp chất phospho hữu cơ, digitalis. Glycopyrrolat tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp 0,005 - 0,01 mg/kg khi ngộ độc carbamat, phenothiazin, c. Chống shock Nguyên nhân shock là do nôn mửa, ỉa chảy, xuất huyết dẫn đến giảm thể tích máu, giảm cung lượng tim đột ngột do rối loạn nhịp tim: truyền tĩnh mạch dung dịch ringer lactat hoặc chất thay thế huyết tương. d. Điều trị triệu chứng thần kinh Thường là hôn mê hoặc động kinh, co giật. Để giảm co giật tiêm tĩnh mạch diazepam 0,5 mg/kg , tiêm nhắc lại sau 10 - 20 phút. Có thể dùng phenobarbital 6 mg/kg i.v. Điều trị hôn mê, ức chế thần kinh bằng doxapram, camphora, cafein. e/ Chống rối loạn nước, điện giải và toan kiềm Chống mất nước và chất điện giải bằng cách truyền dung dịch glucose 5 % và dung dịch NaCl. Trường hợp ứ nước (giảm protid máu và Na+ trong huyết tương) thì không dùng dung dịch NaCl, dùng đơn thuần glucose. Điều chỉnh toan kiềm bằng các thuốc sau: 50
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình môn Thủy Sinh Thực Vật
24 p | 420 | 154
-
Giáo trình Dược liệu học: Tập 1 - Phần kỹ thuật chung về dược liệu
94 p | 798 | 108
-
Giáo trình độc chất học đại cương - chương 1
34 p | 459 | 104
-
Chương 6: ÐỘC CHẤT HỌC Y PHÁP
6 p | 262 | 92
-
Giáo trình độc chất học đại cương - chương 7
36 p | 269 | 79
-
Giáo trình độc chất học đại cương
171 p | 597 | 68
-
Giáo trình độc chất học đại cương - chương 6
21 p | 259 | 65
-
Giáo trình độc chất học đại cương - chương 5
12 p | 247 | 63
-
Giáo trình độc chất học đại cương - chương 3
22 p | 260 | 62
-
Giáo trình độc chất học part 6
18 p | 222 | 41
-
Giáo trình độc chất học part 4
18 p | 180 | 37
-
Giáo trình - Y pháp - Chương 6
6 p | 172 | 36
-
Giáo trình Khoa học môi trường - Sức khỏe môi trường: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản
101 p | 24 | 6
-
Giáo trình Hóa dược (Dành cho sinh viên đại học ngành Hóa): Phần 1
133 p | 8 | 4
-
Giáo trình Sức khỏe môi trường (Ngành: Hộ sinh - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Sơn La
99 p | 23 | 4
-
Giáo trình Hoá đại cương vô cơ (Ngành: Dược - CĐLT) - Trường Cao đẳng Y tế Sơn La (2021)
153 p | 9 | 2
-
Giáo trình Hoá dược (Dành cho sinh viên đại học ngành hoá): Phần 1 - PGS.TS Phạm Hữu Điển
200 p | 8 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn