intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Đông dược và thừa kế (Ngành: Y sĩ y học cổ truyền - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:94

2
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Đông dược và thừa kế (Ngành: Y sĩ y học cổ truyền - Trình độ: Trung cấp)" cung cấp những kiến thức cơ bản về cách trồng, thu hái và chế biến một số cây thuốc nam thường dung; những nguyên tắc, cấu tạo, cách xây dựng một bài thuốc y học cổ truyền; phân loại các bài thuốc y học cổ truyền và 30 bài thuốc cổ phương cơ bản và các bài thuốc nam thường dùng trong cộng đồng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Đông dược và thừa kế (Ngành: Y sĩ y học cổ truyền - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA TRUỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: ĐÔNG DƯỢC VÀ THỪA KẾ NGÀNH/NGHỀ: Y SĨ Y HỌC CỔ TRUYỀN TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP (Ban hành kèm theo Quyết định số: 549/QĐ – CĐYT, ngày 09 tháng 08 năm 2021 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá) Thanh Hóa, 2021
  2. 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
  3. 1 LỜI GIỚI THIỆU Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá có bề dày lịch sử đào tạo các thế hệ cán bộ Y - Dược, xây dựng và phát triển hơn 60 năm. Hiện nay, Nhà trường đã và đang đổi mới về nội dung, phương pháp và lượng giá học tập của học sinh, sinh viên nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo. Để có tài liệu giảng dạy thống nhất cho giảng viên và tài liệu học tập cho học sinh, sinh viên; Đảng uỷ - Ban Giám hiệu Nhà trường chủ trương biên soạn tập bài giảng của các chuyên ngành mà Nhà trường đã được cấp phép đào tạo. Tập bài giảng Đông dược và thừa kế được các giảng viên Bộ môn Phục hồi chức năng – Y học cổ truyền biên soạn dùng cho hệ Trung cấp y sĩ Y học cổ truyền dựa trên chương trình đào tạo của Trường ban hành năm 2021, Thông tư 03/2017/BLĐTBXH ngày 01 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động thương binh xã hội. Môn học giúp cho người học nắm được những kiến thức về cách trồng, thu hái và chế biến một số cây thuốc nam thường dùng, bộ phận dùng, tính vị, quy kinh, tác dụng, chỉ định, chống chỉ định, cách dùng và liều lượng dùng khoảng 166 vị thuốc YHCT thường dùng và các vị thuốc nam thường dùng trong cộng đồng, những nguyên tắc, cấu tạo, cách xây dựng một bài thuốc YHCT, phân loại các bài thuốc YHCT và 30 bài thuốc cổ phương cơ bản và các bài thuốc nam thường dùng trong cộng đồng. Môn học Đông dược và thừa kế giúp học viên sau khi ra trường có khả năng thăm khám, chẩn đoán, đề ra các phương pháp phòng và chữa bệnh bằng Y học cổ truyền. Tuy nhiên trong qua trình biên soạn tập bài giảng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tập thể biên soạn xin ghi nhận các ý kiến đóng góp xây dựng của các nhà quản lý, đồng nghiệp, độc giả và học sinh, những người sử dụng cuốn sách này để nghiên cứu bổ sung cho tập bài giảng ngày càng hoàn thiện hơn. Thanh Hóa, năm 2021
  4. 2 Tham gia biên soạn Chủ biên: ThS.BS MAI VĂN BẢY Những người biên soạn Th.S TÔ ÁNH NGUYỆT Th.S DOÃN HỒNG HÀ VÂN BS. LÊ AN GIANG
  5. 3 MỤC LỤC Lời Giới Thiệu ....................................................................................................... 1 Mục Lục ................................................................................................................ 2 Giáo Trình Môn Học ............................................................................................. 4 Bài 1: Đại Cương Về Thuốc Đông Dược.............................................................. 5 Bài 2 : Thuốc Giải Biểu ................................................................................... 12 Bài 4: Thuốc Lợi Thủy ...................................................................................... 25 Bài 5: Thuốc Trừ Hàn ....................................................................................... 28 Bài 6 : Thuốc Bình Can .................................................................................... 31 Bài 7: Thuốc An Thần ....................................................................................... 34 Bài 13 : Thuốc Chỉ Huyết ................................................................................ 53 Bài 14 : Thuốc Bổ ............................................................................................ 55 Bài 15: Các Bài Thuốc Thừa Kế Của Địa Phương ............................................. 61 Bài 16: Đại Cương Về Bài Thuốc Y Học Cổ Truyền ......................................... 63 Bài 17 : Các Bài Thuốc Giải Biểu ....................................................................... 71 Bài 18: Các Bài Thuốc Thanh Nhiệt ................................................................... 75 Bài 19: Các Bài Thuốc Bổ................................................................................... 80 Bài 20: Các Bài Thuốc Trừ Phong ...................................................................... 86 Bài 21: Cách Kê Đơn Thuốc ............................................................................... 89 Tài Liệu Tham Khảo ........................................................................................... 92
  6. 4 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: LÝ LUẬN CƠ BẢN Y HỌC CỔ TRUYỀN Mã môn học: MH 20 I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔN HỌC: - Vị trí: Môn học được bố trí sau khi học sinh đã học xong môn Lý luận cơ bản Y học cổ truyền. - Tính chất: Môn học cung cấp những kiến thức cơ bản về cách trồng, thu hái và chế biến một số cây thuốc nam thường dung; những nguyên tắc, cấu tạo, cách xây dựng một bài thuốc YHCT. Phân loại các bài thuốc YHCT và 30 bài thuốc cổ phương cơ bản và các bài thuốc nam thường dùng trong cộng đồng.. II. MỤC TIÊU MÔN HỌC: * Về kiến thức: + Trình bày được những kiến thức cơ bản về cách trồng, thu hái và chế biến một số cây thuốc nam thường dùng; + Trình bày được bộ phận dùng, tính vị, quy kinh, tác dụng, chỉ định, chống chỉ định, cách dùng và liều lượng dùng khoảng 166 vị thuốc YHCT thường dùng và các vị thuốc nam thường dùng trong cộng đồng + Trình bày những nguyên tắc, cấu tạo, cách xây dựng một bài thuốc YHCT. Phân loại các bài thuốc YHCT và 30 bài thuốc cổ phương cơ bản và các bài thuốc nam thường dùng trong cộng đồng. * Về kỹ năng: + Có khả năng sử dụng một số cây thuốc, vị thuốc để phòng và chữa bệnh một số bệnh thông thường. + Kê đơn điều trị một số bệnh, chứng bệnh thường gặp bằng bài thuốc cổ phương. Phân loại các bài thuốc YHCT và 30 bài thuốc cổ phương cơ bản và các bài thuốc nam thường dùng trong cộng đồng. + Phân tích được các bài thuốc cổ phương và vận dụng các bài thuốc cổ phương đã học vào lâm sàng. * Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Hình thành và rèn luyện tác phong nghiêm túc, thận trọng, chính xác, khoa học trong thực tập. + Có thái độ đúng trong việc điều trị một số bệnh, chứng thông thường bằng phương pháp Y học cổ truyền. III. NỘI DUNG CỦA MÔN HỌC:
  7. 5 BÀI 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ THUỐC ĐÔNG DƯỢC Giới thiệu Thuốc y học cổ truyền gồm các loại thực vật, động vật, khoáng vật và một số chế phẩm hóa học. Thuốc xuất hiện trong thực tiễn kinh nghiệm đấu tranh với bệnh tật của nhân dân mà tìm ra. Mục tiêu - Trình bày được lịch sử và nguồn gốc thuốc đông dược. - Biết cách thu hái, bảo quản, bào chế đơn giản. - Trình bày được tứ khí và ngũ vị. Nội dung 1.Sơ lược về lịch sử thuốc Đông Dược. Phương pháp chữa bệnh bằng thuốc được sử dụng để chữa các bệnh cấp và mãn tính phổ biến dựa vào hệ thống lý luận YHCT trên cơ sở triết học duy vật biện chứng cổ đại bao gồm trong các tác phẩm : Kinh dịch, Khổng tử, Lão tử, một số luận thuyết đã được vận dụng trong YHCT như: Âm dương, Ngũ hành, kinh lạc, tạng phủ, thiên nhân hợp nhất để tìm hiểu sinh lý, bệnh lý của con người, chỉ đạo việc phòng bệnh, chữa bệnh cho con người. Thuốc YHCT gồm các loại thực vật, động vật, khoáng vật và một số chế phẩm hóa học. Thuốc xuất hiện trong thực tiễn kinh nghiệm đấu tranh với bệnh tật của nhân dân mà tìm ra. Dân tộc Việt nam đã có trên 4000 năm lịch sử đã có nhiều kinh nghiệm phòng bệnh và chữa bệnh bảo vệ sức khỏe và đã có một nền y học dân tộc không ngừng phát triển qua các thời đại lịch sử. Gần 1000 năm bị phong kiến phương Bắc đô hộ cha ông ta đã tìm kiếm các phương pháp chữa bệnh, các phương thuốc trong nước và tiếp thu nền Trung y với các vị thuốc và các thầy thuốc của người Trung quốc. Thời nhà Lý triều đình tổ chức Ty thái y để bảo vệ sức khỏe của vua quan trong triều, có nhiều thầy thuốc chuyên nghiệp với phương pháp chữa bệnh bằng tâm lý mang màu sắc duy tâm được triều đình nâng đỡ ( Lương y Nguyễn Chí Thành ở Gia Viễn Ninh bình chữa khỏi bệnh tinh thần cho Lý Thần Tông , được phong quốc sư)
  8. 6 Thời kỳ nhà Trần, nho giáo phát triển mạnh, y học phát triển mạnh, triều đình chủ trương phát thuốc cho nhân dân ở các vùng dịch, tổ chức trồng, hái thuốc dùng cho quân đội và nhân dân. Thời kỳ này xuất hiện nhiều danh y và một số tác phẩm y học đã được xuất bản như Nam dược thần hiệu, Hồng Nghĩa giác tư y thư của Tuệ tĩnh, Y học giả chú của Chu Văn An… Thời kỳ giặc Minh xâm lược nước ta chúng vơ vét sách vở, đưa các danh y nước ta về nước chúng do vậy nền y học nước nhà không phát triển được nữa. Thời Hậu Lê, Tây sơn, Nguyễn: đã xuất hiện nhiều danh y có cống hiến cho nền y học nước nhà như Nguyễn Trực, Lê Hữu Trác ( Hải Thượng Lãn ông). Đặc biệt là Hải Thượng Lãn ông ( 1720-1791) quê ở xã Văn xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hải Dương , văn hay, võ giỏi từ bỏ con đường làm quan, quyết tâm nghiên cứu y thuật, tổng hợp thành tựu của nền y học Đông phương đến thế kỷ 18, áp dụng sáng tạo với điều kiện thiên nhiên và bệnh tật ở nước ta, tổng kết hoàn chỉnh từ lý luận đến phương pháp chữa bệnh thành bộ sách Hải Thượng Y tông Tâm lĩnh gồm 28 tập,chia thành 66 quyển nội dung gồm các vấn đề về đạo đức người thầy thuốc, vệ sinh phòng bệnh, lý luận cơ sở, chẩn đoán học,mạch học, dược học,nghiệm phương…,Về thuốc ông tìm ra hơn 300 vị thuốc mới và 2854 bài nghiệm phương, chú trọng khuyến khích học trò và đồng nghiệp chú trọng sử dụng các vị thuốc trong nước để chữa bệnh. * 9 điều căn dặn của Hải Thượng Lãn Ông. 1. Phàm người học thuốc tất phải hiểu lý luận đạo Nho, có thông lý luận đạo Nho thì học thuốc mới dễ. khi có chút thời giờ nhàn rỗi nên luôn luôn nghiên cứu các sách thuốc xưa nay, luôn phát huy biến hóa , thâm nhập được vào tâm, thấy rõ được ở mắt thì tự nhiên ứng vào được việc làm mà không phạm sai lầm. 2. Phàm người mời đi thăm bệnh, nên tùy bệnh cần kíp hay không mà sắp đặt đi thăm trước hay sau. Chớ nên vì giàu sang hay nghèo nàn mà nơi đến trước, chỗ tới sau hoặc bốc thuốc lại phân biệt hơn kém. Khi lòng mình có chỗ không thành thật thì khó mong thu được hiệu quả. 3.Khi xem bệnh cho đàn bà, con gái và đàn bà góa, ni cô cần phaỉ có người nhà bên cạnh mới bước vào phòng mà thăm bệnh để tránh hết sự nghi ngờ, dù cho đến con
  9. 7 hát, nhà thổ cũng vậy, phải đứng đắn, coi họ như con nhà tử tế, chớ nên đùa cợt mà mang tiếng bất chính sẽ bị hậu quả về tà dâm. 4. Phàm thầy thuốc nên nghĩ đến việc giúp đỡ người không nên tự ý cầu vui như mang rượu lên núi, chơi bời ngắm cảnh, vắng nhà chốc lát nhỡ có bệnh nhân cấp cứu nguy hại đến tính mạng con người. Vậy cần phải biết nhiệm vụ của mình là quan trọng đến mức nào. 5. Phàm gặp phải chứng bệnh nguy cấp, muốn hết sức mình để cứu chữa tuy đó là lòng tốt, song phải nói rõ cho gia đình người ốm biết trước rồi mới cho thuốc, lại có khi phải cho không cả thuốc, như thế thì thuốc uống nếu có công hiệu thì người ta biết sẽ cảm phục mình, nếu không khỏi bệnh, cũng không có sự oán trách mà tự mình cũng không bị hổ thẹn. 6. Phàm chuẩn bị thuốc men thì nên mua giá cao để được thứ tốt. Theo sách Lôi Công mà bào chế và cất giữ cho cẩn thận, hoặc y theo từng phương mà bào chế, hoặc tùy thời tùy bệnh mà gia giảm. Khi lập ra phương mới, phải phỏng theo ý nghĩa của người xưa, chớ nên tự lập ra những phương bừa bãi để thử bệnh. Thuốc sắc và thuốc tán nên có đủ. Thuốc hoàn và thuốc đan nên chế sẵn. Có như thế mới ứng dụng được kịp thời, khi gặp bệnh khỏi phải bó tay. 7. Khi gặp bạn đồng nghiệp, cần nên khiêm tốn, hòa nhã, giữ gìn thái độ kính cẩn, không nên khinh nhờn, người học giỏi thì coi như bậc thầy, người kiêu ngạo thì mình nhân nhượng, người kém cỏi thì mình dìu dắt họ. Giữ được lòng đức hậu như thế, sẽ đem lại nhiều hạnh phúc cho mình. 8.Khi đến xem bệnh ở những nhà nghèo túng hay mồ côi, góa bụa, hiếm hoi càng nên chăm sóc đặc biệt vì những người giàu sang không lo không có người chữa còn những người nghèo hèn thì không đủ sức đón được thầy giỏi, vậy ta để tâm một chút, họ sẽ được sống một đời. Còn như những người con thảo vợ hiền vì nghèo mà mắc bệnh, ngoài việc cho thuốc lại tùy sức mình mà chu cấp cho họ nữa vì có thuốc mà không có ăn thì vẫn đi đến chỗ chết. Cần phải cho họ được sống toàn diện mới đáng được gọi là nhân thuật. Còn những kẻ vì chơi bời mà nghèo thì không đáng thương tiếc lắm.
  10. 8 9. Khi chữa cho ai khỏi bệnh rồi, chớ có mưu cầu quà cáp, vì những người nhận của người khác cho thường hay sinh ra nể nang huống chi đến với kẻ giàu sang tính khí thất thường mà mình cầu cạnh thường hay bị khinh rẻ. Còn việc tâng bốc người ta để cầu lợi, thường hay sinh ra chuyện, cho nên nghề thuốc là thanh cao, ta phải giữ khí tiết cho trong sạch. Tôi xét lời dạy bảo của các bậc tiên hiền về lòng tử tế và đức hàm dục. Rèn luyện cho mình rất chặt chẽ và đầy đủ. Đạo làm thuốc, một nhân thuật chuyên bảo vệ sinh mạng con người, phải lo cái lo của người, phải vui cái vui cuả người, chỉ lấy việc cứu sống mạng người để làm nhiệm vụ của mình, không nên cầu lợi kể công, tuy không có sự báo ứng ngay nhưng để làm ân đức về sau. Thời kỳ thực dân Pháp xâm lược thực chất việc chữa bệnh cho nhân dân lao động do các lương y phụ trách. Thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền bắc và thống nhất nước nhà, Hồ Chủ Tịch đã quan tâm đến vấn đề kết hợp giữa Y học hiện đại và Y học cổ truyền để xây dựng nền y học Việt nam. Trong thư gửi cán bộ ngành y tế ngày 27.2.1955 người đã viết: “ Y học phải dựa trên nguyên tắc khoa học, dân tộc và đại chúng. Ông cha ta ngày trước có nhiều kinh nghiệm quí báu về chữa bệnh bằng thuốc ta, thuốc bắc. Để mở rộng phạm vi y học, các cô các chú cũng nên chú trọng nghiên cứu phối hợp thuốc Đông y và thuốc Tây y. Ngày nay, kiên trì thực hiện đường lối của Đảng và Nhà nước, nền Y học cổ truyền đã và đang phát triển song song với nền Y học hiện đại để hoàn thành sứ mệnh chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân. 2. Nguồn gốc - thu hái - và bảo quản 2.1. Nguồn gốc Thời nguyên thủy, thực vật hay động vật do nguồn tự nhiên cung cấp, sau thiếu dần phải gieo trồng, thu hái và chăn nuôi. Các vị thuốc khoáng vật phát triển theo nguồn khai thác mỏ. Trước kia các thuốc thường dùng đều phải nhập. Hiện nay đã tìm và xác định theo khoa học được nhiều cây thuốc có trong nước, một số thuốc đã di thực được như sinh địa, bạch truật, huyền sâm , bạch chỉ. Một số vị thuốc do điều kiện đất đai thổ nhưỡng chưa di thực được còn phải nhập.
  11. 9 2.2. Thu hái Các bộ phận cây thuốc có thời kỳ sinh trưởng nhất định nên thời gian thu hái khác nhau để đảm bảo tỷ lệ hoạt chất cao nhất. Gốc, củ , vỏ rễ thu hái lúc cây khô héo ( đầu thu cuối đông) , Mầm,lá lúc xuân hè, Hoa lúc mới nở hoặc đang ngậm nụ, Quả lúc đã chín, Hạt lúc quả thật chín… 2.3. Bào chế - Bảo quản Bào chế: Để làm mất hoặc giảm độc tính của thuốc; Điều hòa tính năng của các vị thuốc, làm hòa hoãn hoặc tăng công hiệu; Loại bỏ tạp chất và bảo quản dễ dàng. Có thể dùng Hỏa chế, Thủy chế, Thủy hỏa hợp chế. Bảo quản: Tránh ẩm thấp, nóng, ánh sáng mặt trời, sâu, mọt. Thuốc có tinh dầu cần đậy kín, phơi âm can 3. Tính năng dược vật Tính năng dược vật là tác dụng dược lý của vị thuốc để điều chỉnh lại sự mất cân bằng âm dương trong cơ thể. 3.1. Tứ khí còn gọi là tứ tính( Tính chất của thuốc) + Tứ khí ( Tứ tính) gồm Hàn ( Lạnh), Nhiệt ( Nóng), Ôn ( Ấm) , Lương ( Mát). + Xu hướng tác dụng của thuốc: Thăng ( Đi lên), Giáng ( Đi xuống), Phù( Ra ngoài), Trầm ( Vào trong). Hàn, lương , trầm , giáng thuộc Âm dược chữa chứng Nhiệt, Dương chứng. Nhiệt ,ôn, phù , thăng là Dương dược để chữa chứng Hàn, Âm chứng. Ngoài ra còn một số thuốc có tính chất hòa hoãn gọi là tính bình. Muốn sử dụng đúng thuốc để chữa bệnh phải chẩn đoán đúng và nắm chắc tính của thuốc. Tránh sử dụng sai sẽ gây hậu quả không mong muốn. 3.2. Vị của thuốc +Ngũ vị: Cay (Tân), Đắng ( Khổ), Chua ( Toan), Mặn ( Hàm), Ngọt( Cam) -Tân: vị cay vào phế , đại trường chủ yếu phát tán chữa các chứng cảm mạo phong hàn, phong nhiệt -Khổ: vị đắng vào tâm, tiểu trường tác dụng tả hạ, táo thấp -Toan: vị chua vào can đởm tác dụng thu liễm, cố sáp, tự hãn. -Hàm: vị mặn vào thận, bàng quang tác dụng nhuyễn kiên, tiêu thực… -Cam : có tác dụng bổ dưỡng chữa các chứng hư, giảm cơn đau,giảm độc tính.
  12. 10 -Đạm: vị nhạt tác dụng thắng thấp, lợi niệu + Sự quy kinh của thuốc: Là đem tác dụng của vị thuốc quan hệ với lục phủ ngũ tạng và 12 kinh mạch, nói rõ tác dụng của vị thuốc đối với bệnh trạng của phủ tạng, kinh lạc nào đó. Sự quy kinh lấy lý luận ngũ hành làm cơ sở đặc biệt là quan hệ ngũ tạng, ngũ vị, ngũ sắc. -Sự phối hợp của các vị thuốc ( phối ngũ) : Là việc sử dụng hai vị thuốc trở lên, là cơ sở tạo thành các bài thuốc trên lâm sàng. Có 7 kiểu phối ngũ trên lâm sàng gọi là : “ Thất tình hòa hợp” -Tương tu: Hai thứ thuốc cùng 1 tác dụng để hỗ trợ kết qủa cho nhau -Tương sử:Hai vị thuốc chính và phụ để nâng cao hiệu quả chữa bệnh -Tương úy: Dùng để chế ngự tác dụng xấu của nhau -Tương sát: Dùng để tiêu trừ độc tính cuả nhau -Tương ố: Giảm hoặc mất hiệu lực cuả nhau -Tương phản: Dùng độc thêm -Độc vị Sự cấm kỵ trong dùng thuốc: + Cấm kỵ khi có thai, thận trọng khi có thai. + Các vị thuốc tương phản lẫn nhau. +Cấm kỵ khi uống thuốc: Khi ăn uống chú ý không nên dùng các thức ăn chống lại tác dụng của thuốc. Ghi nhớ - Nguồn gốc, thu hái và chế biến các loại thuốc - Tứ khí, Ngũ vị và sự quy kinh - Phối ngũ Lượng giá Câu hỏi tự luận Câu 1: Trình bày được tứ tính của các vị thuốc YHCT? Câu 2: Trình bày được ngũ vị của các loại thuốc YHCT? Câu hỏi lựa chọn đáp án đúng nhất
  13. 11 Câu 3: Thăng , giáng, phù , trầm là chỉ xu hướng của thuốc là đi lên ( thăng), đi xuống ( giáng), phát tán ra ngoài ( phù), thẩm lợi vào trong và xuống dưới( trầm). Đúng hay sai? A.Đúng B.Sai Câu 4: Trong điều trị phải chú ý tới nguyên tắc chữa bệnh theo YHCT? A. Hư thì bổ, thực thì bổ B. Hư thì tả, thực thì bổ C. Hư thì bổ, thực thì tả D. Hư thì tả, thực thì tả Câu 5: Thủy hỏa hợp chế: Phối hợp dùng lửa và nước gồm: chưng, nấu, tôi. Đúng hay sai? A.Đúng A. Sai Câu 6: Thuốc đông dược có thể có nguồn gốc từ: A. Thực vật B. Động vật C.Khoáng vật D.Tất cả các phương án trên đều đúng
  14. 12 BÀI 2 : THUỐC GIẢI BIỂU Giới thiệu Thuốc giải biểu là những thuốc dùng để đưa ngoại tà (Phong, Hàn, Thấp , Nhiệt) ra ngoài bằng đường mồ hôi chữa những bệnh còn ở bên ngoài (Biểu), làm cho bệnh không xâm nhập vào trong (Lý). Mục tiêu - Trình bày được định nghĩa thuốc giải biểu - Kể được tác dụng chung và phân loại của thuốc giải biểu - Trình bày được tên gọi, bộ phận dùng, tính vị quy kinh, tác dụng ứng dụng lâm sàng, liều dùng Nội dung 1.Đại cương 1.1. Định nghĩa *Thuốc giải biểu là những thuốc dùng để đưa ngoại tà( Phong, Hàn, Thấp, Nhiệt) ra ngoài bằng đường mồ hôi chữa những bệnh còn ở bên ngoài ( Biểu), làm cho bệnh không xâm nhập vào trong (Lý). 1.2. Phân loại : 3 loại Phát tán phong hàn ( Tân ôn giải biểu): Là những vị thuốc vị cay, tính ấm chữa các bệnh do phong hàn gây ra ( Cảm phong hàn, ho hen do lạnh, dị ứng do lạnh, đau thần kinh ngoại biên, đau khớp do lạnh). Phát tán phong nhiệt ( Tân lương giải biểu): Là thuốc có tính cay mát ( Tân lương) hoặc bình chữa các chứng cảm mạo phong nhiệt, giảm ho, giảm sốt do viêm họng, viêm phế quản, làm mọc ban chẩn. Phát tán phong thấp Là thuốc chữa các bệnh do Phong thấp xâm nhập vào da, kinh lạc gân xương gây nên ( chứng Tý) 1.3.Tác dụng chung: -Phát tán giải biểu: chữa ngoại cảm phong hàn, phong nhiệt, phong thấp gây các bệnh cảm mạo, truyền nhiễm., các chứng đau dây thần kinh, co cứng cơ. -Tuyên phế bình suyễn : Chữa ho, hen suyễn, tức ngực khó thở, viêm họng, viêm phế quản, hen phế quản. -Giải độc, giải dị ứng, làm mọc các nốt ban chẩn.
  15. 13 -Hành thủy tiêu thũng: Lợi niệu, trừ phù thũng, giải dị ứng trong ban chẩn dị ứng, viêm cầu thận cấp do lạnh. -Chữa chứng tý: Đau nhức các khớp xương do phong , hàn, thấp. 1.4.Chú ý: - Chỉ sử dụng khi tà còn ở biểu. - Mùa hè nóng dùng lượng ít. Mùa đông lạnh dùng lượng cao hơn. - Phụ nữ sau đẻ, trẻ em, người già dùng lượng ít và phối ngũ với các vị thuốc dưỡng âm, bổ huyết , ích khí. - Thuốc phát hãn không nên dùng kéo dài. - Khi uống thuốc cho ra mồ hôi cần uống nóng, ăn cháo nóng, đắp chăn, mặc quần áo ấm để giúp việc ra mồ hôi được tốt hơn. 1.5.Cấm kỵ (chống chỉ định): - Tự hãn hoặc đạo hãn. - Thiếu máu, đái ra máu, nôn ra máu, mất nước điện giải. - Mụn nhọt đã vỡ, các nốt ban đã mọc hết, bay hết, thời kỳ phục hồi của các bệnh truyền nhiễm. 2.Thuốc chữa phong hàn ( Tân ôn giải biểu) -Bạch chỉ: Dùng rễ ( củ) của cây bạch chỉ phơi khô; Cay ấm vào Phế, Vỵ, Đại trường; Chữa cảm mạo phong hàn, đau đầu, đau răng, dị ứng, chốc lở, giảm mủ ở các vết thương có mủ, viêm tuyến vú, tắc tia sữa. Liều: 6-12g/ngày. -Quế chi: Vỏ cành quế nhỏ; Ngọt, cay, ấm vào kinh Tâm, kinh Bàng quang; Chữa cảm mạo phong hàn, đau khớp, đau dây thần kinh ngoại biên, đau lưng do lạnh. Liều: 6-12g/ngày. -Sinh khương : Dùng củ gừng tươi; Cay ấm vào kinh Phế, Vỵ; Chữa đau bụng, nôn do lạnh, ho có đờm do lạnh, kích thích tiêu hóa, dị ứng, ngộ độc thức ăn, Liều : 8- 16g/ngày. -Kinh giới: Dùng cành, lá, hoa tươi hoặc khô; Cay ấm vào kinh Can, Phế; Chữa cảm mạo phong hàn không có mồ hôi, dị ứng, Hoa kinh giới sao đen có tác dụng cầm máu. Liều: 6-12g/ngày.
  16. 14 -Địa liền ( Sa khương, Tam nại, Sơn tam nại): Dùng củ tươi hoặc khô; Đắng ấm vào kinh Tỳ, kinh Vỵ; Chữa cảm mạo phong hàn, đau khớp do lạnh;đầy bụng, đau bụng do lạnh,dị ứng, giảm hôi miệng, Liều: 6-12g/ngày. -Tía tô: Dùng lá( tô diệp), quả ( tô tử), cành ( tô ngạnh) của cây tía tô, tính vị cay, ấm vào kinh tỳ và phế chữa cảm hàn, làm ra mồ hôi, hạ nhiệt, nôn, trừ đàm, an thai, di mộng tinh, giải độc, sát trùng, liều dùng từ 4-12g /ngày -Ma hoàng: Dùng toàn cây bỏ rễ và đốt. Vị cay, đắng, tính ấm vào hai kinh phế và bàng quang. Chữa cảm lạnh, sốt , không có mồ hôi,đau đầu, nhức răng, hen suyễn, tiêu phù, liều dùng 4-12g. 3.Thuốc chữa phong nhiệt ( Tân lương giải biểu). -Cát căn: Dùng rễ, củ của cây sắn dây sấy khô; Cay , ngọt , bình vào kinh tỳ, vỵ; Chữa cảm mạo phong nhiệt, mất tân dịch do sốt,giải nhiệt về mùa hè, ỉa chảy nhiễm trùng( sao vàng). -Bạc hà: Dùng toàn cây bỏ rễ tươi hoặc khô;Cay mát vào kinh Phế, Can; Chữa cảm mạo phong nhiệt, đau mắt đỏ, viêm họng, viêm Amidal, mọc ban sởi; Liều: 6- 12g/ngày. -Tang diệp:Lá dâu bánh tẻ tươi hoặc khô; Đắng , mát vào kinh Can, Phế; Chữa cảm mạo phong nhiệt, ho sốt do viêm họng, ho ra máu, chảy máu cam, đạo hãn, cầm máu ( sao đen); Liều: 8-16g/ngày. -Sài hồ: Dùng rễ và lá của cây Sài hồ, vị đắng, tính hàn vào kinh Can và Đởm, tác dụng hạ sốt, sơ can giải uất, ích khí thăng đề, liều dùng 8-16 g. -Thăng ma: Dùng rễ cây Thăng ma vị cay, ngọt, hơi đắng, tính hàn vào Phế, vị, đại tràng, Tác dụng làm ra mồ hôi, thanh nhiệt, giảm độc, liều dùng: 4-8g/ ngày. -Cúc hoa: Dùng hoa chưa nở phơi hoặc sấy khô; Ngọt, đắng ,lạnh vào kinh Phế, Can ,Thận; Chữa cảm mạo phong nhiệt,chứng Can hỏa vượng, cao huyết áp, đau mắt đỏ, giảm thị lực, mụn nhọt, mẩn ngứa, chốc lở; Liều: 8-16g/ngày. 4. Thuốc phát tán Phong thấp. - Chỉ định: Chữa các bệnh về khớp như viêm khớp dạng thấp, thoái khớp, đau dây thần kinh ngoại biên, dị ứng nổi ban chẩn.
  17. 15 - Chú ý: Cần phân biệt tính chất hàn nhiệt của vị thuốc để chữa các chứng bệnh do phong thấp hàn ( Viêm đa khớp tiến triển mạn tính, thoái khớp) hay do phong thấp nhiệt ( Viêm khớp có sưng nóng đỏ đau, viêm khớp cấp). Muốn đẩy mạnh tác dụng của thuốc cần phối ngũ: + Với thuốc Hoạt huyết ( Trị phong tiền trị huyết, huyết hành phong tất diệt). + Với các thuốc lợi niệu để đưa thấp ra ngoài. + Theo lý luận YHCT phải phối hợp kiện Tỳ, dưỡng Can, bổ Thận và thông kinh hoạt lạc tránh ứ đọng. + Bệnh lâu ngày cần dùng thuốc ngâm rượu cho mau dẫn. - Các vị thuốc trong nước: + Ké đầu ngựa (Thương nhĩ tử): Dùng quả già phơi khô sao sém gai; Ngọt, hơi đắng vào kinh Phế; Chữa chứng phong thấp sưng đau có di chuyển, mụn nhọt, viêm cơ, dị ứng, chốc lở, viêm mũi dị ứng; Liều: 6-12g/ngày. + Hy thiêm thảo: Dùng toàn cây cỏ đĩ bỏ rễ phơi khô; Đắng ,lạnh vào kinh Can, Thận; Chữa chứng Phong thấp cấp hoặc mãn, liệt ½ người, đau thần kinh ngoại biên,mụn nhọt, dị ứng, chốc lở; Liều : 8-16g/ngày. + Dây đau xương ( Khoan cân đằng) : Dùng dây của cây đau xương cắt khúc phơi khô; Hơi đắng, mát vào kinh Can, Tỳ; Chữa chứng phong thấp cấp, mãn, đau nhức xương khớp, dùng ngoài chữa bong gân, tụ máu, gãy xương; Liều: 8-16g/ngày. + Thổ phục linh: Dùng củ của cây khúc khắc phơi khô; Ngọt , bình vào kinh Can, vị; Chữa chứng phong thấp, mụn nhọt, chốc lở, giải độc thủy ngân; Liều:10- 20g/ngày. + Thiên niên kiện ( Sơn thục) :Dùng rễ của cây Sơn thục phơi khô; Cay đắng vào kinh Can, Thận; Chữa chứng phong hàn thấp, bổ can thận, đau lưng, mỏi gối, ù tai. Liều: 6-12g/ngày. + Ngũ gia bì : Dùng vỏ cây ngũ gia bì chân chim;Cay ấm vào kinh Can, Thận; Chữa thấp khớp cấp, mãn, tăng trí nhớ ở tuổi già,khỏe mạnh gân xương,liệt dương, di tinh, trẻ em chậm phát triển, chậm biết đi, chậm mọc răng; Liều: 10-20g/ngày.
  18. 16 + Khương hoạt: Dùng rễ phơi khô của cây Khương hoạt, Cay, đắng, ấm vào kinh Bàng quang, phát tán phong hàn, phong thấp, trừ đau; Chữa viêm khớp mạn, đau dây thần kinh, đau cơ do lạnh, liều 4-12g/ ngày. + Độc hoạt: Dùng rễ cây Độc hoạt, Đắng, cay hơi ấm vào kinh thận , bàng quang, tác dụng trừ phong hàn, phong thấp ; chữa đau khớp, đau dây thần kinh, cảm mạo phong hàn. Liều 6-12g/ngày. + Phòng phong: Dùng rễ cây phòng phong, Cay, ngọt, ấm vào kinh can, bàng quang có tác dụng phát tán giải biểu trừ phong thấp; chữa ngoại cảm phong hàn đau dây thần kinh,co cứng các cơ,đau các khớp, giải dị ứng. Liều: 6-12g/ngày. + Uy linh tiên: Dùng rễ cây uy linh tiên, vị cay tính ấm vào kinh bàng quang tác dụng trừ phong thấp, thông kinh hoạt lạc chữa đau khớp, đau dây thần kinh, ho, long đờm dùng ngoài ngâm rượu chữa hắc lào. Liều 4-12g/ngày. + Mộc qua:Dùng quả phơi khô của cây dưa Mộc qua, vị chua tính ấm vào kinh can thận tác dụng trừ thấp, chữa đau khớp, đau dây thần kinh, phù do thiếu B1, liều 6- 12g/ ngày. + Cây xấu hổ: Nữ trinh tử: dùng rễ cây xấu hổ, vị cay đắng tính ôn và kinh bàng quang chữa viêm khớp, đau dây thần kinh, liều dùng: 4-12g/ ngày. + Lá lốt: Dùng cây và rễ để chữa đau khớp, đau dây thần kinh, liều 6-12g/ ngày Ghi nhớ - Các nguyên tắc sử dụng thuốc giải biểu. -Tính, vị , qui kinh, tác dụng , bộ phận dùng của các vị thuốc giải biểu. LƯỢNG GIÁ Câu 1: Tính vị của thuốc giải biểu đa phần là: A. Vị cay , tính ấm B. Vị ngọt, tính ấm C. Vị đắng, tính hàn D. Vị cay, tính hàn Câu 2: Thuốc giải biểu là những thuốc dùng để đưa ngoại tà( Phong, Hàn, Thấp , Nhiệt) ra ngoài bằng ………..chữa những bệnh còn ở bên ngoài ( Biểu), làm cho bệnh không xâm nhập vào trong ( Lý). A. Đường tiêu hóa
  19. 17 B. Đường miệng C. Đường mồ hôi D. Đường nước tiểu Câu 3: Bộ phận dùng của Sinh khương là gì? A. Củ B. Thân C. Lá D. Hoa Câu 4: Bộ phận dùng của vị thuốc Cúc hoa là gì A. Hoa B. Lá C. Củ D. Thân rễ Câu 5: Cấm kỵ khi sử dụng thuốc giải biểu là A. Tự hãn hoặc đạo hãn. B. Thiếu máu, đái ra máu, nôn ra máu, mất nước điện giải. C. Mụn nhọt đã vỡ, các nốt ban đã mọc hết, bay hết, thời kỳ phục hồi của các bệnh truyền nhiễm. D. Cả 3 đáp án trên. Câu 6: Vị thuốc nào sau đâu thuộc loại “Tân lương giải biểu” A. Quế chi B. Cúc hoa @ C. Sinhkhuong D. Thông bạc Câu 7: Thuốc phát tán phong hàn còn gọi là A. Thuốc tân ôn giải biểu @ B. Thuốc tân lương giải thể C. Thuốc khử hàn D. Thuốc an trung tán hàn Câu 8: Khi sử dụng thuốc giải biểu cần lưu ý A. Không sắc thuốc lâu B. Không dùng liều quá cao làm ra mồ hôi nhiều C. Thậntrọng đối với người cơ thể hư nhược, trẻ em, tuổi già, phụ nữ có thai D. Cả 3 câu trên đúng @
  20. 18 BÀI 3:THUỐC THANH NHIỆT Giới thiệu Thuốc Thanh nhiệt là những thuốc có tính hàn, lương để chữa chứng nhiệt. Nhiệt độc chia ra nhiều loại khác nhau, cần xác định rõ nguyên nân để đưa ra pháp điều trị phù hợp. Mục tiêu -Trình bày được định nghĩa thuốc thanh nhiệt -Kể được tác dụng chung và phân loại của thuốc thanh nhiệt -Trình bày được tên gọi, bộ phận dùng, tính vị quy kinh, tác dụng ứng dụng lâm sàng, liều dùng Nội dung 1. Định nghĩa Thuốc Thanh nhiệt là những thuốc có tính hàn, lương để chữa chứng nhiệt. Do thực nhiệt như hỏa độc hay nhiệt độc gây các bệnh nhiễm trùng, truyền nhiễm. Do thấp nhiệt gây các bệnh nhiễm trùng đường sinh dục tiết niệu và tiêu hóa. Do thử nhiệt gây sốt mùa hè, say nắng. Do các tạng nhiệt gây tình trạng dị ứng nhiễm trùng. Do ôn nhiệt xâm phạm vào phần Dinh, Huyết gây mất tân dịch nhiễm độc thần kinh, rối loạn thành mạch thường là những biến chứng trong giai đoạn toàn phát của các bệnh truyền nhiễm. 2. Tác dụng Hạ sốt, Giải độc ( chữa các bệnh nhiễm trùng, truyền nhiễm), Dưỡng âm sinh tân ( Chữa sốt kéo dài, khát nước, họng khô, táo bón), An thần, chống co giật do sốt cao, cầm máu do sốt cao nhiễm độc gây rối loạn thành mạch làm chảy máu. 3. Phân loại Phân loại thuốc Thanh nhiệt theo nguyên nhân: + Thanh nhiệt Giải độc: Do nhiệt độc gây ra các bệnh nhiễm trùng và truyền nhiễm( Đây chính là thuốc kháng sinh trong YHCT) + Thanh nhiệt táo thấp: Do thấp nhiệt gây ra các bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa và sinh dục tiết niệu. + Thanh nhiệt Giáng hỏa: Do hỏa độc phạm vào phần khí gây ra. + Thanh nhiệt lương huyết: Do huyết nhiệt gây ra. 4. Chú ý: + Không dùng thuốc này khi bệnh tà còn ở biểu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2