Giáo trình động vật hại nông nghiệp part 6
lượt xem 41
download
. Sang tháng 4, 5 và tháng 6 sau những lứa hái đầu tiên cây chè tạo được bộ khung tán với số lượng lá chừa cao, lúc này cùng với nhiệt độ cao 25 - 30oC, mật độ nhện đỏ rất cao có thể lên tới 10 con/lá, cá biệt có nơi 20 - 25 con/lá, trung bình 3 - 5,5 con/lá. Lúc này nếu thời tiết khô hạn và không được chăm sóc đúng lô chè có thể bị “cháy”. Sang tháng 7, 8, 9 tuy nhiệt độ cao nhưng các trận mưa rào đã rửa trôi...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình động vật hại nông nghiệp part 6
- thấp thường dưới 1 con/lá, sang tháng 3 khi nhiệt độ ấm dần lên, nhện đỏ phát sinh mạnh đạt 2,3 con/lá. Sang tháng 4, 5 và tháng 6 sau những lứa hái đầu tiên cây chè tạo được bộ khung tán với số lượng lá chừa cao, lúc này cùng với nhiệt độ cao 25 - 30oC, mật độ nhện đỏ rất cao có thể lên tới 10 con/lá, cá biệt có nơi 20 - 25 con/lá, trung bình 3 - 5,5 con/lá. Lúc này nếu thời tiết khô hạn và không được chăm sóc đúng lô chè có thể bị “cháy”. Sang tháng 7, 8, 9 tuy nhiệt độ cao nhưng các trận mưa rào đã rửa trôi đa số nhện hại nên mật độ nhện hại chỉ còn khoảng 0,6 - 1,1 con/lá. Mật độ nhện hại trong các tháng 10 - 11 cao hơn các tháng mùa mưa chút ít đạt 1,0 - 2,0 con/lá. Đây có thể được coi là 1 cao điểm phụ. Mật độ nhện hại tiếp tục giảm dần trong tháng 12 và đạt bình quân 0,9 con/lá. Mật độ nhện hại phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giống, tuổi cây chè, các thao tác đốn, cây che bóng, nhiệt độ, lượng mưa... và các biện pháp canh tác khác. Nghiên cứu sức tăng quần thể nhện đỏ trên 5 giống chè thấy rằng nhện đỏ có sức tăng quần thể cao và chúng sinh trưởng mạnh trên các giống PH1, 1A, tiếp theo là các giống Gia Vài, Tham vè và Trung Du (Nguyễn Văn Đĩnh 1994). 10 9 8 7 Gièng chÌ MËt ®é (con/l¸) 6 Trung du 5 PH1 TRI 777 4 1A 3 2 1 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Th¸ng Hình 10.7. Diễn biến mật độ gây hại của nhện đỏ hại chè trung bình 3 năm (1994 - 1996) (Nguồn: Nguyễn Thái Thắng, 2001) Tương quan giữa mật độ nhện đỏ và tỷ lệ hại là thuận và khá chặt, r = 0,7835 (Nguyễn Thái Thắng, 2001). Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Động vật hại nông nghiệp……… …………………105
- Mật độ nhện đỏ ở các lô đốn đau thường thấp hơn ở các lô đốn phớt, Nơi có cây che bóng thấp hơn nơi không có cây che bóng. Các thao tác hái như san trật và hái theo lứa không có ảnh hưởng tới mật độ nhện hại. Trên nương chè vùng Phú Thọ nhện đỏ có tập đoàn thiên địch gồm 5 loài (Nguyễn Thái Thắng, 2001). 4.6. Biện pháp phòng chống Sử dụng biện pháp IPM, trong đó các thao tác như: trồng chè đúng kỹ thuật, bón phân cân đối, trồng cây che bóng hợp lý có thể làm giảm mật độ nhện đỏ. Tưới nước đầy đủ, nhất là tưới phun. Khi mật độ nhện đạt trên 4 - 6 con/lá cần tiến hành phun thuốc hoá học. Các loại thuốc có thể sử dụng là Nissorun 5EC, Rufast 3EC, Ortus 5SC, Danitol 10EC với liều lượng 500 lít/ha (Nguyễn Thái Thắng, 2001). 5. NHỆN ĐỎ HẠI CAM CHANH Panonychus citri M. Hä Tetranychidae 5.1. Phân bố Có mặt gây hại ở nhiều nước trên thế giới: Tuynidi, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Nam Phi, Đông dương, Ấn Độ, Srilanka, New Zealand, Úc, Brazil, Achentina, Chi Lê, Pêru, Colômbia..., nơi có mặt các loài cây thuộc giống cam chanh Citrus. 5.2. Phạm vi ký chủ Gây hại trên các cây trồng như cam, quýt, bưởi, chanh... Cây trong giai đoạn vườn ươm và giai đoạn nhỏ tuổi bị hại nặng hơn giai đoạn khác. 5.3. Triệu chứng và mức độ gây hại Nhện trưởng thành và nhện non sống ở mặt trên của lá, dùng miệng chích hút dịch lá, tạo nên các vết châm nhỏ li ti màu trắng vàng. Khi mật độ cao chúng có mặt cả trên quả, cành bánh tẻ. Khi bị hại nặng toàn bộ lá và quả có màu trắng hơi vàng, lá bị rụng, sự phát triển của cây bị đình trệ. 5.4. Đặc điểm hình thái Trưởng thành cái có hình ô van, màu đỏ sẫm. Lông trên lưng dài mọc trên u lông. Con đực có cơ thể nhỏ hơn, nhưng chân con đực dài hơn. Trứng hình cầu hơi dẹt, ở giữa trứng có cuống, phía trên đỉnh có vài sợi lông. Trứng thường được đẻ ở gần giữa gân chính của mặt trên lá. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Động vật hại nông nghiệp……… …………………106
- a b c Hình 10.8. Loài Panonychus citri M. (Meyer, 1981) a. Nhện đực nhìn từ mặt bên; b. Nhện cái nhìn từ mặt lưng; c. Lá quất bị hại ở các mức tăng dần từ trái qua phải 5.5. Tập quán sinh sống và qui luật phát sinh gây hại Nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của loài nhện đỏ hại cam chanh là 250C. Nhiệt độ trên 35 - 40oC không thích hợp, chúng có thể bị chết hàng loạt (Jeppson và ctv., 1975). Mưa nặng hạt kèm theo gió to có thể rửa trôi nhện hại. Thời gian các pha phát triển của nhện đỏ cam chanh ở nhiệt độ 30oC ngắn hơn ở nhiệt độ 25oC (bảng 10.5). Bảng 10.5. Thời gian các pha phát triển (ngày) của nhện đỏ hại cam chanh P. citri ở nhiệt độ 25oC và 30oC (Nguyễn Văn Đĩnh, 1994) Trứng Nhện non I Nhện non II Nhện non III Vòng đời Tuổi thọ o 25 C TB 5,58 1,66 1,42 1,45 11,87 27,43 SD 0,11 0,11 0,18 0,32 0,32 2,4 30oC TB 3,4 1,27 0,77 1,52 8,44 14,73 SD 0,14 0,15 0,13 0,15 0,30 0,40 NhÖn ®á cam chanh cã søc ®Î trøng vµ tû lÖ sèng ë 250C cao h¬n ë 30oC. Ở 30oC nhện bắt đầu đẻ trứng sớm hơn, số lượng trứng đẻ trong ngày cao hơn nhưng nhanh chóng kết thúc giai đoạn đẻ trứng. Do có vòng đời ngắn hơn và lại đẻ tập trung nên tuy sức sinh sản (số lượng trứng) thấp hơn ở 25oC nhưng ở 30oC nhện đỏ P. citri có tỷ lệ tăng tự nhiên (r = 0,311) cao hơn ở 25oC (r = 0,288). Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Động vật hại nông nghiệp……… …………………107
- Tại vùng Hà Nội, sự tấn công gây hại của nhện đỏ trên các giống cam chanh có sự khác nhau. Các loại cây cam chanh đem lại hiệu quả cao được thâm canh nhiều như cam Canh, bưởi Diễn đều có mật độ nhện và tỷ lệ hại cao (Nguyễn Thị Thuỷ, 2003). Kẻ thù tự nhiện của nhện đỏ cam chanh gồm các loài côn trùng bắt mồi, chủ yếu thuộc 2 giống bọ rùa Stethorus và cánh cộc Oligota. Chúng thường xuất hiện khi mật độ nhện hại cao. Ngoài ra còn một số loài côn trùng thuộc nhóm Cánh mạch nâu với vai trò chưa rõ ràng. Bọ trĩ Scolothrips sexmaculatus P. được coi là loài bắt mồi quan trọng trên cam chanh ở California (McMurtry và ctv., 1970) Các loài nhện bắt mồi họ Phytoseiidae phổ biến thuộc giống Amblyseius gồm 6 loài có khả năng kìm hãm nhện hại, ngay cả khi mật độ của chúng còn thấp 1 - 3 con/lá. Loài nhện hại cam chanh ở vùng nóng ẩm còn bị nấm thuộc giống Entomopthora và 1 loại bệnh virus tấn công khá mạnh. 5.6. Biện pháp phòng chống Nghiên cứu tại nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Nam Phi, Úc chỉ ra rằng loài P. citri trở thành loài gây hại nguy hiểm sau khi sử dụng thuốc trừ sâu bệnh có phổ tác dụng rộng (McMurtry, 1985). Vì vậy việc sử dụng thuốc có tính chọn lọc cao hoặc giảm hẳn việc sử dụng thuốc hoá học được coi là một biện pháp quan trọng. Việc điều tra diễn biến mật độ nhện hại và mật độ thiên địch của chúng đặc biệt là nhện bắt mồi cần được quan tâm đúng mức. Hình 10.9. Sự tái phát của quần thể nhện đỏ (con/lá) tại 4 công thức (Nguyễn Thị Thuỷ, 2003) Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Động vật hại nông nghiệp……… …………………108
- Ghi chú: CT1: Phun định kỳ Ortus 5SC; CT2: Phun 3 loại thuốc tại các đỉnh cao; CT3: Phun định kỳ luân phiên 3 loại thuốc; CT4: Đối chứng. Đối với cây cam chanh gốc ghép trong vườn ươm ở miền Bắc nước ta việc phòng trừ bằng thuốc hoá học có phổ tác dụng hẹp (xem phần thuốc hoá học đối với nhện rám vàng) là cần thiết để giúp cho cây con nhanh lớn để ghép trong thời vụ thích hợp sẽ làm giảm đáng kể chi phí cây giống và thời gian xuất vườn đúng thời vụ vào mùa xuân năm sau (Nguyễn Văn Đĩnh, 1994). Nguyễn Thị Thuỷ (2003) đề xuất tỉa cành, tạo tán, phun nước trên tán lá, trồng xen canh trong vườn cam quýt sẽ làm giảm đáng kể mật độ nhện hại. Các loại thuốc hoá học có hiệu quả cao gồm Pegasus 500SC, Dandy 1,5EC, Sirbon 5EC, Nissorun 5SC và thuốc sinh học Tập kỳ 1,8EC cho hiệu quả trừ nhện cao. Không nên sử dụng một loại thuốc liên tục sẽ gây hiện tượng tái phát nhanh (Hình 10.9). 6. NHỆN RÁM VÀNG Phyllocoptruta oleivora A. Hä Eriophyidae 6.1. Ph©n bè §−îc coi lµ mét trong c¸c loµi g©y h¹i cam chanh quan träng nhÊt trªn thÕ giíi (Meyer, 1981). Ph©n bè t¹i nhiÒu n−íc thuéc ch©u Mü, ch©u Phi vµ ch©u Á. Là loài bản địa của vùng Đông Nam Á (Meyer, 1981), nơi là nguồn gốc của cây cam chanh. 6.2. Phạm vi ký chủ Gây hại trên các loài cây thuộc giống cam chanh (Citrus), nhất là chanh, cam, bưởi, quất, quýt. 6.3. Triệu chứng và mức độ gây hại Cả trưởng thành và nhện non tập trung chích hút dịch vỏ quả, làm cho vỏ quả biến màu, chuyển sang màu xỉn, màu xi măng hoặc màu nâu đen, thường được gọi là “rám/nám quả”. Triệu chứng hại điển hình là khi quả đủ lớn, vỏ quả có màu xám bạc, mất màu xanh hoặc vàng đặc trưng, toàn bộ vỏ quả hay một diện lớn phía dưới quả có màu thâm hơi nâu hoặc thâm đen, làm giảm đáng kể giá trị thương phẩm. Nếu bị hại từ lúc quả nhỏ, quả không lớn được, có khi bị khô đét và rụng. Những quả bị hại thường tập trung ở chỗ rậm rạp trong tán lá và là nơi ít ánh sáng. Hiện tượng rám quả do nhện rám vàng nhiều hơn là do nhện trắng (Nguyễn Văn Đĩnh, 1994). Mặt dưới lá khi bị hại thường có màu nâu hơi đen hoặc hơi vàng. Cành nhỏ màu nâu hơi tím hoặc thâm đen. 6.4. Đặc điểm hình thái Nhện rám vàng (NRV) Phyllocoptruta oleivora A. có kích thước cơ thể rất nhỏ, màu vàng, không nhìn thấy bằng mắt thường. Cơ thể có hình củ cà rốt và hơi dẹt, dài 150 - 170 Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Động vật hại nông nghiệp……… …………………109
- µm. Có 2 đôi chân hướng về phía trước. Vuốt bàn chân có 5 lông. Trứng hình cầu, mầu trắng hơi vàng, trứng được đẻ rải rác trên quả hoặc gần gân chính lá. Nhện non có 2 tuổi. Xác lột màu trắng, khi nhiều tạo nên đám trắng bạc. a c b Hình 10.10. Nhện rám vàng Phyllocoptruta oleivora A. (Meyer, 1981) a. Nhìn từ mặt lưng; b. Nhìn từ mặt bên; c. Quả cam bên trái bị hại nặng, quả bên phải bình thường 6.5. Tập quán sinh sống và qui luật phát sinh gây hại Nhện rám vàng có thời gian các pha phát triển ngắn. Tại nhiệt độ 30oC thời gian phát triển của các pha ngắn hơn ở 25oC (bảng 8.6). Jeppson và ctv. (1975) và Meyer (1981) cho rằng: thời gian phát triển của nhện non tuổi 1 ở 32oC là 1,8 ngày và ở 22oC là 4,3 ngày, còn thời gian phát dục nhện non tuổi 2 ở 2 nhiệt độ tương ứng là 1,3 và 6,4 ngày. Bảng 10.6 cũng chỉ ra rằng vòng đời, yếu tố quyết định tới sức tăng chủng quần của nhện rám vàng ở 30oC ngắn hơn ở 25oC là 5,6 ngày. Bảng 10.6. Thời gian các pha phát triển (ngày) của NRV ở nhiệt độ 25oC và 30oC (Nguyễn Thị Phương, 1997) Nhiệt độ 25oC Nhiệt độ 30oC Pha phát triển % nở hoặc % nở hoặc n Thời gian (ngày) n Thời gian (ngày) sống sót sống sót 4,88 ± 0,21 3,68 ± 0,04 T r ứ ng 60 93,33 60 98,3 3,96 ± 0,15 2,14 ± 0,03 Tuổi 1 56 94,64 59 96,61 3,84 ± 0,15 1,57 ± 0,03 Tuổi 2 53 98,11 57 89,47 13,88 ± 0,22 8,24 ± 0,21 Vòng đời 36 - 33 - Đời/(tuổi thọ) 20,40 ± 1,10 13,41 ± 0,95 15 - 16 - - Đực 25,07 ± 1,32 17,50 ± 0,89 - Cái 16 - 33 - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Động vật hại nông nghiệp……… …………………110
- Tû lÖ sèng cña con c¸i rÊt cao, ë c¶ 2 ng−ìng nhiÖt ®é ®Òu ®¹t 97 - 100% khi b¾t ®Çu ®Î trøng. Sè l−îng trøng ®Î trong ngµy cao nhÊt lµ ngµy thø 4 vµ ngµy thø 5 sau khi ®Î qu¶ trøng ®Çu tiªn. Sau ®ã sè l−îng trøng ®Î gi¶m dÇn vµ dõng h¼n ë thêi ®iÓm 32 ngµy vµ 22 ngµy t−¬ng øng ®èi víi nhiÖt ®é 25oC vµ 30oC. Sù ph©n bè cña nhÖn r¸m vµng trªn 2 mÆt cña l¸ vµ trªn c¸c ®ît léc kh¸c nhau lµ kh¸c nhau. MËt ®é cña nhÖn r¸m vµng cã liªn quan kh¸ chÆt ®èi víi l−îng m−a (H×nh 10.11). Khi c©y ch−a ra hoa kÕt tr¸i nhÖn sèng ë tÇng l¸ b¸nh tÎ lµ chÝnh. Sau khi qu¶ ®Ëu chóng di chuyÓn tõ c¸c l¸ d−íi lªn c¸c l¸ trªn vµ lªn qu¶. Trªn quÊt c¶nh vïng Hµ Néi, tõ khi h×nh thµnh qu¶ (5/8) cho tíi toµn bé qu¶ chÝn vµng (25/12) mËt ®é nhÖn r¸m vµng trªn quang tr−êng vá qu¶ (1cm2) liªn tôc t¨ng vµ ®¹t trung b×nh 2 - 3,5 con/1cm2. C¸c ®iÓm t¨ng chËm hoÆc h¬i gi¶m mËt ®é lµ do m−a. NhiÒu nghÖ nh©n trång quÊt c¶nh cho r»ng trong nh÷ng n¨m cã mïa hÌ thu Ýt m−a khã gi÷ ®−îc m· qu¶ ®Ñp. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Động vật hại nông nghiệp……… …………………111
- Tháng o C Tháng Tháng H×nh 10.11. DiÔn biÕn mËt ®é nhÖn r¸m vµng trªn cam t¹i n«ng tr−êng Cao Phong n¨m 1998 (TrÇn Xu©n Dòng, 2003) T¹i H−ng Yªn, tû lÖ h¹i vµ chØ sè h¹i do nhÖn r¸m vµng g©y nªn trªn qu¶ quÊt lµ kh¸c nhau ®¸ng kÓ gi÷a trong v−ên nhµ vµ ë ngoµi ®ång, trong v−ên nhµ cao h¬n ë ngoµi ®ång. C¸c tuæi cam kh¸c nhau tû lÖ h¹i vµ chØ sè h¹i kh¸c nhau râ rÖt, tuæi cµng cao chØ sè h¹i vµ tû lÖ h¹i cµng cao (b¶ng 10.7). B¶ng 10.7. Tû lÖ qu¶ bÞ r¸m vµ chØ sè qu¶ r¸m trªn c©y cam 7, 15 vµ 25 n¨m tuæi t¹i T©n Quang, Mü V¨n, H−ng Yªn Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Động vật hại nông nghiệp……… …………………112
- Tuổi cây (năm) Tỷ lệ quả rám (%) Chỉ số quả rám (%) 7 34,5 11,63a 15 58,12 26,54b 25 77 31,74c n = 1000; a, b, c - kh¸c ch÷ lµ sai kh¸c ®¸ng kÓ ë 95%. Tû lÖ vµ chØ sè qu¶ r¸m bªn trong t¸n c©y cao h¬n h¼n bªn ngoµi r×a t¸n c©y. 6.6. BiÖn ph¸p phßng chèng Áp dụng biện pháp IPM trong đó chú ý các điểm sau đây: - Tỉa tạo tán thông thoáng và bón phân cân đối; - Tưới phun sẽ làm giảm mật độ nhện hại; - Sử dụng thuốc trừ dịch hại trên cam chanh một cách chọn lọc tránh phun các loại thuốc quá độc đối với thiên địch của nhện hại. Khi áp dụng các loại thuốc hoá học cần chú ý: phun ướt đều 2 mặt lá và quả với lượng nước thuốc 800 lít/ha. Ở những nơi tỷ lệ hại cao trong các năm trước nên tiến hành phun 2 lần thuốc trừ nhện rám vàng vào các thời điểm khi hoa nở xong và quả có đường kính 1 - 2 cm. Các loại thuốc có thể sử dụng là Pegasus, Nissorun, Comite, Ortus và Danitol. Một số nơi trên thế giới vẫn sử dụng Zineb để trừ nhện rám vàng kết hợp với phòng trừ nấm bệnh. Tuy nhiên từ những năm 1975, Jeppson và ctv. đã đề cập tới hiện tượng nhện rám vàng kháng Zineb ở Mỹ và Israel. 7. NHỆN LÔNG NHUNG HẠI NHÃN VẢI Eriophyes litchii Keifer. Hä Eriophyidae 7.1. Phân bố Nhện xuất hiện gây hại nặng tại các vùng trồng vải ở cận nhiệt đới như Ha-oai, Pakistan, Việt Nam... 7.2. Phạm vi ký chủ Ở nước ta, bệnh lông nhung do loài E. litchii thấy có trên cây vải và cây nhãn, chủ yếu trên cây vải. 7.3. Triệu chứng và mức độ gây hại Triệu chứng điển hình là mặt dưới lá, trên quả có 1 lớp lông nhung màu vàng nâu đến nâu thẫm, lá nhăn nheo và dầy. Khi bị hại nặng cây không phát triển được, nụ và quả bị rụng. Ban đầu, khi mới bị hại vết hại có màu xanh hơn bình thường, đồng thời xuất hiện các lông dài và mảnh có màu trắng bạc, sau đó 3 - 4 ngày lớp lông này chuyển sang màu nâu nhạt rồi nâu đậm. Lúc này lá bị nhăn nhúm. Khi lá già hoặc lớp lông nhung chuyển Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Động vật hại nông nghiệp……… …………………113
- sang màu nâu thẫm nhện chuyển sang các lá non khác để sinh sống. Vết hại trên quả cũng tương tự như trên lá. Nhưng khi bị hại nặng quả không lớn được và rụng sớm. Trên cây bị nặng, cây có thể không có quả hoặc rất ít quả, lộc hè, thu rất ít và ngắn. Bệnh lông nhung trên vải được ghi nhận đầu tiên ở vùng Hà Nội vào năm 1994. Trong vài ba năm lại đây, bệnh lông nhung theo như đánh giá của nhiều nhà vườn đã xuất hiện gây hại ngày một nhiều trên các vùng trồng vải, nhãn ở Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Hải Dương... 7.4. Đặc điểm hình thái A B Hình 10.12. Triệu chứng lá vải bị Eriophyes litchii K. hại A. Lá vải bình thường; B. Lá vải bị nhện lông nhung hại Nhện nhỏ, hình củ cà rốt màu trắng ngà, chiều dài 0,12 - 0,17mm, phía cuối cơ thể thon dần. Phía trước cơ thể có 2 đôi chân, vuốt chân lông 5 hàng. Trên mặt lưng có 70 - 72 ngấn cắt ngang. 7.5. Tập quán sinh sống và qui luật phát sinh gây hại Nhện phát sinh gây hại quanh năm nhưng mạnh nhất vào vụ xuân khi có các đợt lộc xuân. Nhện trưởng thành di chuyển đến các chồi non nhờ gió, bám vào côn trùng hoặc tự di chuyển đến lộc non. Nhện đẻ trứng từng quả rải rác trên các lá non, quả non và nụ hoa. Thời gian phát dục của trứng 2,5 ngày, nhện non tuổi 1 là 2 - 3 ngày, nhện non tuổi 2 là 6 ngày, thời gian trưởng thành trước đẻ trứng là 1,5 ngày. Vòng đời 13 - 19 ngày. Đỉnh cao mật độ nhện thường xuất hiện trùng với đợt ra lộc xuân rộ của cây vải, tuy nhiên nhiệt độ cao kèm theo độ ẩm cao và mưa lớn là những điều kiện không thuận lợi đối với sự phát triển quần thể nhện. 7.6. Biện pháp phòng chống Biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) cần sử dụng, chủ yếu gồm: Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Động vật hại nông nghiệp……… …………………114
- - Vệ sinh: ngắt bỏ những lá, cành lộc bị lông nhung ra khỏi vườn trước khi lông nhung chuyển sang màu vàng nâu. - Bón phân cân đối, giảm tới mức thấp nhất việc sử dụng thuốc trừ dịch hại vì chúng có thể tiêu diệt kẻ thù tự nhiên của nhện lông nhung. - Khi phun thuốc cần phun đúng lúc lộc non đang nhú. Một số thuốc hoá học có thể sử dụng hiện nay gồm Pegasus 0,1%; Ortus 3SC 0,1%; Regent 0,1% với liều lượng 600 - 800 lít/ha. Chú ý phun ướt đều 2 mặt lá, nhất là mặt dưới lá lộc. CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Nhện đỏ hại cam chanh Panonychus citri và biện pháp phòng chống? 2. Nhện đỏ hại chè Oligonychus coffeae và biện pháp phòng chống? 3. Nhện đỏ son Tetranychus cinnabarinus và biện pháp phòng chống? 4. Nhện rám vàng Phyllocoptruta oleivora và biện pháp phòng chống? 5. Nhện trắng Polyphagotarsonemus latus và biện pháp phòng chống? 6. Nhện lông nhung Eriophyes litchii và biện pháp phòng chống? Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Động vật hại nông nghiệp……… …………………115
- Phần C Chuét HẠI CÂY TRỒNG VÀ BIỆN PHÁP PHỀNG CHỐNG Chương XI VAI TRÒ VÀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU CHUỘT HẠI Nói đến chuột chúng ta nghĩ ngay đến những tác hại ghê gớm của chúng đối với con người. Trong hơn 10 năm qua, chuột đã trở thành một trong các nhóm dịch hại quan trọng nhất đối với cây lúa. Không chỉ phá hại trên lúa chúng còn tấn công trên các cây màu, cây ăn quả. Do sự tấn công mạnh mẽ của chúng mà năm 1998, Thủ tướng chính phủ đã ra chỉ thị “Các biện pháp cấp bách diệt trừ chuột bảo vệ mùa màng và sức khoẻ nhân dân” yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố tổ chức phong trào diệt chuột trong các tầng lớp nhân dân. Ngoài tác hại trực tiếp, chuột còn là trung gian truyền nhiều bệnh nguy hiểm cho cộng đồng. Trên thế giới, nghiên cứu về chuột được chú ý từ lâu. Mới đây đã hình thành mạng lưới nghiên cứu về chuột hại mang tính vùng và mang tính thế giới. 1. TẦM QUAN TRỌNG CỦA CHUỘT HẠI Chuột là nhóm động vật nhỏ chiếm 42% các loài thú có ý nghĩa rất quan trọng đến đời sống con người. Với sự thích nghi kỳ diệu, chuột là nhóm động vật phổ biến tại nhiều sinh cảnh (MacDonald, 2001). Nhiều trường hợp nhóm động vật này là có lợi, chúng săn bắt động vật, côn trùng gây hại, tạo độ màu mỡ cho đất. Tuy nhiên gần 5% các loài chuột là có hại về kinh tế và sức khỏe con người. Về kinh tế, thiệt hại do chuột gây nên gồm các mặt sau: Phá hại cây cối: cây lương thực, rau, quả, cây công nghiệp, cây rừng... - Ăn các sản phẩm là thức ăn của người và gia súc, gia cầm; ăn hại gia cầm và gia - súc nhỏ... Làm nhiễm bẩn và rơi vãi thức ăn - Cắn phá làm hỏng nhà cửa, công trình giao thông, đê kè - Làm hư hỏng các đồ đạc trong nhà, các loại vật liệu linh kiện như đường đây điện - thoại... Thiệt hại kinh tế lớn nhất là đối với nghề trồng lúa. Chỉ tính riêng ở châu Á, thiệt hại do chuột trên ruộng lúa ước tính nuôi đủ 200 triệu người (Singleton và CTV, 2003). Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Động vật hại nông nghiệp……… …………………116
- Tại Ấn Độ, Hart (2001) tính rằng tổng thiệt hại đối với cây lấy hạt ở ngoài đồng là 25%, sau thu hoạch là 25 - 30% tương đương 5 tỷ đô la Mỹ/năm, các loại cây trồng bị tấn công nghiêm trong gồm: lúa (1,1 - 44,5%), dừa 4,5 - 55%), ca cao (30 - 50%), cọ dừa (11,2 - 57,3%), mía (2,1 - 31,0%). Trên thế giới có 10 loài chuột hại quan trọng đối với cây trồng (bảng 11.1) Bảng 11.1. Các loài chuột hại quan trọng trên thế giới TT Loài chuột hại Nơi gây hại Cây trồng 1 Sigmodon hispidus Trung và Nam châu Mỹ Lúa, mía, bông 2 Arvicanthis niloticus, Cận Sahara Cây lương thực Mastomus (Praomys) natalensis 3 Meriones spp. Bắc Phi và Trung Cận Đông Cây có hạt 4 Bandicota bengalensis Tiểu lục địa ấn Độ, Đông Nam á Mía, Cây có hạt, cây lương thực 5 Rattus argentiventer Đông Nam á Lúa (cọ dầu) 6 Rattus rattus, R. norvegicus, R. exulans Các đảo Dừa, cây lương thực * Còn phải kể đến R. flavipectus ở Nam Trung Quốc và Đông Dương (dẫn theo Alan P. Buckle, 1999) Đối với nước ta, nạn chuột khuy khá phổ biến ở vùng trung du miền núi. Vụ mùa năm 1953, chúng phá lúa nương, lúa ruộng ở Bắc Cạn, Hà Giang, một số vùng ở Tây Bắc làm thất thu tới 60% sản lượng, có năm tới 100% và được gọi là “giặc hoặc nạn giặc”. Trong các năm 1962, 1963 tại nhiều vùng ở tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hoá chuột phá hại làm thất thu 50% sản lượng lúa (Lê Vũ Khôi và CTV, 1979). Chuột gây hại mạnh trên lúa tại đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) suốt từ năm 1991 đến nay. Chỉ tính riêng Vụ Đông xuân 1992 - 1993 ở tỉnh Long An, có trên 10.000 ha bị thiệt hại 10 - 30%, 4000 ha thiệt hại 50 - 100%. Đến năm 1996 diện tích bị chuột hại của cả vùng ĐBSCL đã lên tới 130.000 ha. Ngoài gây hại trên lúa chuột còn tấn công gây hại trên các loại hoa màu như ngô, đậu đỗ, khoai lang, khoai tây, cà chua, bắp cải... Do mức độ gây hại ngày một nghiêm trọng của chuột, Thủ tướng Chính phủ đã ra chỉ thị số 09/1998/CT - TTg về “Các biện pháp cấp bách diệt trừ chuột bảo vệ mùa màng và sức khoẻ nhân dân” yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố tổ chức phong trào diệt chuột trong các tầng lớp nhân dân. Đối với sức khoẻ con người, Lê Vũ Khôi và CTV (1979), liệt kê có ít nhất 16 loại bệnh có liên quan đến chuột. Có 3 phương thức bệnh lây truyền từ chuột sang người: Qua vết chuột căn (bệnh sốt chuột cắn) và bệnh dại; - Qua thức ăn, nước uống bị nhiễm bẩn do chuột: bệnh giun xoắn, thương hàn, tả, lỵ... - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Động vật hại nông nghiệp……… …………………117
- Bệnh lây lan qua côn trùng trung gian: dịch hạch, sốt mò, sốt phát ban chuột... - Phương thức thứ 3 nguy hiểm hơn cả, đã từng gây nên các đợt dịch lớn, làm chết nhiều người. Chẳng hạn như bệnh dịch hạch được biết từ 3000 năm trước Công nguyên, đã từng hoành hành dữ dội ở châu Âu, châu Á và châu Phi làm cho hàng vạn người bị chết và đã trở thành nỗi khủng khiếp của nhân loại. Bệnh do bọ chét ký sinh trên chuột truyền vi trùng dịch hạch Bacterium pestis sang người. Cho tới nay ở nước ta có 2 lần dịch hạch bùng phát mạ nh đó là vào năm 1908-1914 ở Phan Rang, Phan Thiết và năm 1970 tại Hà Nội. Bệnh sốt mò do Rickettsia orientalis gây nên, chúng được truyền từ chuột rừng, chuột đồng và chuột nhà qua mò đỏ Trombicula akamuski. Bệnh thường thấy ở Sơn La, Yên Bái, Quảng Ninh và các vùng dọc dãy Trường Sơn. Bệnh Leptospiroses, chủ yếu là thể vàng da chảy máu do nhiều loài chuột mang xoắn khuẩn gây nên... 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU Trên thế giới, đã có nhiều nghiên cứu về chuột, chủ yếu liên quan tới dịch tễ học các bệnh lan truyền từ chuột sang người. Trong lĩnh vực nông nghiệp, mới đây, tổ chức Nghiên cứu nông nghiệp quốc tế của Australia (ACIAR) đă ng tải 2 tuyển tập công trình về Sinh thái quản lý chuột (1999) và Sinh học và Quản lý chuột (2003) đã tập hợp nhiều kết quả nghiên cứu mới nhất của các nước và khu vực Đông Na m châu Á về tác hại, đặc điểm sinh học, sinh thái học, quy luật phát sinh gây hại, các biện pháp quản lý, nhất là quản lý dựa theo các nguyên tắc sinh thái và dựa vào cộng đ ồng (Singleton và CTV, 2003). Tại Việt Nam trong thời Pháp thuộc, từ thế kỷ XIX đã có các cuộc điều tra khảo sát về động vật nói chung và gặm nhấm nói riêng. Mẫu gặm nhấm đầu tiên được sưu tầm và mô tả là loài sóc chân vàng Callosciurus flavimanus Geof. 1831 ở Đà Nẵng. Morice (1875) đã thống kê được 3 loài chuột, 7 loài sóc và một loài nhím ở Nam Bộ. De Pousargeus (1904) đã phân tích tư liệu của Đoàn nghiên cứu về lịch sử và động vật ở bán đảo Đông Dương từ 1879 - 1895 ghi nhận 28 loài gặm nhấm. Nghiên cứu về chuột ở Việt Nam có thể chia làm 2 giai đoạn chính như sau: Giai đoạn năm 1950-1986 chủ yếu tập trung vào nghiên cứu cơ bản đặc điểm sinh học, sinh thái của chuột hại như hang tổ, thức ăn, biến động số lượng của chuột hại, hoạt động sinh sản, phân bố của một số loài chuột hại thường gặp ở Việt Nam (Đào Văn Tiến, 1964, 1985; Đào Văn Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Động vật hại nông nghiệp……… …………………118
- Tiến, Grohopskaia,1963; Đào Văn Tiến và Hoàng Trọng Cư, 1966; Đào Văn Tiến và CTV, 1966 a, 1966 b; Lê Vũ Khôi 1970, 1985, Lê Vũ Khôi, Nguyễn Văn Biền 1980; Nguyễn Minh Tâm và CTV, 1986) Cuốn "Chuột và biện pháp phòng trừ" của Lê Vũ Khôi, Vũ Quốc Trung và Nguyễn Văn Bền (1979) đã tổng hợp khá đầy đủ kết quả nghiên cứu và các biện pháp phòng trừ chuột hại trong giai đoạn này. Giai đoạn 2 là từ năm 1986 đến nay, chuột gây hại ngày một tăng và đã thực sự trở thành một nguy hại lớn cho sản xuất nông nghiệp. Kể từ khi có chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ (1998), Uỷ ban nhân dân các tỉnh, các tổ chức quần chúng đều tham gia thực hiện phong trào toàn dân diệt chuột. Các nghiên cứu về chuột trong giai đoạn này chủ yếu tập trung vào ứng dụng các biện pháp phòng chống chuột trên đồng ruộng và trong kho bảo quản thông qua bẫy bả, bẫy cây trồng, sử dụng vi sinh vật phòng trừ chuột (Lê Vũ Khôi, Nguyễn Văn Biền, 1980; Cao Văn Sung, 1995; Nguyễn Minh Tâm, Cao Văn Sung, Phạm Tiến Đức, 1986; Lê Văn Thuyết và CTV, 1999; Nguyễn Phú Tuân, 1996 a, 1996 b; Nguyễn Phú Tuân. 2002; Nguyễn Quí Hùng và CTV, 1998; Nguyễn Quí Hùng và CTV, 1999; Cao Văn Sung và CTV 1997; Cao Văn Sung và CTV 1999; Nguyễn Phú Tuân và CTV, 1999, Aplin và CTV, 2003...) CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Tầm quan trọng của chuột đối với đời sống con người nói chung và đối với sản xuất nông nghiệp nói riêng? Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Động vật hại nông nghiệp……… …………………119
- Chương XII ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CẤU TẠO VÀ PHÂN LOẠI CHUỘT HẠI Trên thế giới có khoảng 1500 loài chuột với 200 giống tập hợp trong 17 họ phụ. Họ phụ Murinae là quan trọng nhất đối với châu Á và châu Âu. Các đặc điểm hình thái quan trọng cần phân biệt của bộ gặm nhấm với các bộ khác là răng cửa, răng hàm và nhất là khoảng cách không có răng (diastema). Trong các giai đoạn phát triển hay các độ tuổi khác nhau thì đặc điểm lông, độ lớn của các bộ phận sinh dục...có sự sai khác. 1. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO NGOÀI Cơ thể chuột được chia làm 3 phần rõ rêt: đầu, thân và đuôi (Hình 12.1) Chiều dài thân Chiều dài đuôi Chiều dài bàn chân sau Chiều dài tai Hình 12.1. Các phần cơ thể chuột 1 2 Hình 12.2. Răng chuột cống 1. Răng cửa; 2. Răng hàm Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Động vật hại nông nghiệp……… …………………120
- 1.1. Đầu Trên đầu có 2 mắt, 2 tai, cơ quan miệng, quanh cơ quan miệng có râu mép. Đầu cứng chắc do xương mặt và xương sọ hình thành. Mắt và tai khác nhau tuỳ loài và phụ thuộc vào mức độ thích nghi của chúng đối với môi trường. Loài ăn đêm thường có mắt và tai to, râu mép phát triển. Răng cửa có 1 đôi hàm trên và 1 đôi hàm dưới (Hình 12.2). Điểm đặc trưng của chuột là răng cửa phát triển liên tục. Hình 12.3. Sự phát triển không bình thường của răng cửa hàm trên do răng cửa hàm dưới đối diện với nó bị hỏng Răng cửa có đặc điểm uốn cong hình lưỡi liềm và cắm sâu vào trong hàm (Hình 12.3). Do đó áp suất lên vành răng được san đều và không ảnh hưởng tới chân răng. Răng dùng để cắt thức ăn và chúng luôn phát triển, khoảng 10 mm/năm. Vì vậy nếu răng cửa đối diện bị hỏng, nó sẽ phát triển và tạo thành vòng răng (Hình 12.3) không có tác dụng dinh dưỡng và có thể làm cho con vật chết. Do đó để cho răng có hiệu quả, nhóm gặm nhấm phải “mài” răng liên tục, gặm bất cứ thứ gì chúng có thể gặm được. Răng gồm chủ yếu là chất Đentin mềm, phía trước có bọc 1 lớp men rất cứng, vì thế răng mòn không đều, bên trong mòn nhiều hơn bên ngoài làm cho răng có hình vát nhọn từ trong ra ngoài (Hình 12.4). 3 2 1 4 Hình 12.4. Sơ đồ cấu tạo răng cửa chuột 1. Đentin; 2. Men; 3. Lỗ xoang ở gốc răng cửa; 4. Mặt tròn Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Động vật hại nông nghiệp……… …………………121
- Trên hàm không có răng nanh, giữa răng cửa và răng hàm có khoảng trống lớn không có răng gọi là diastema (Hình 12.5, hình 12.6) và đây là khác biệt cơ bản giữa gặm nhấm và các thú ăn thịt khác như mèo và thú ăn sâu bọ. Không có răng nanh và có khoảng trống giữa răng cửa và răng hàm là đặc điểm khác biệt giữa Bộ gặm nhấm và các bộ khác. Ngoài răng cửa, chuột có 3 đôi răng hàm. Răng hàm có mặt nghiền rộng và trên đó có các mấu nghiền thức ăn. Tùy theo loại thức ăn, cấu tạo răng hàm có thể khác nhau và tuỳ theo độ tuổi, độ mòn của răng hàm khác nhau. Hình 12.5. Đặc điểm đặc trưng của hàm răng chuột 1. R¨ng cöa; 2. R¨ng hµm; 3. Kho¶ng c¸ch kh«ng cã r¨ng (diastema) Hình 12.6. Đặc điểm cấu tạo của hệ răng 1. Gặm nhấm (thấy rất rõ răng cửa phát triển, không có răng nanh); 2. Thú ăn thịt (răng nanh rất phát triển, răng cửa nhỏ); 3. Thú ăn sâu bọ (răng cửa, răng nanh và răng hàm không khác nhau rõ rệt) 1.2. Thân Thân chuột có hình trụ, được tính từ ngay sau cổ đến hậu môn. Có 4 chân, 2 chân trước và 2 chân sau. Do sự thích ứng nên chân trước và chân sau phát triển khác nhau. Loài chuột đồng có chân trước cùng bàn chân và móng chân phát triển cứng cáp hơn chân sau. Chuột nhảy sinh sống ở vùng hoang mạc, để thích nghi cho việc nhảy vọt, chúng có 2 chân Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Động vật hại nông nghiệp……… …………………122
- sau dài gấp 2 - 4 lần chân trước, còn chân trước chỉ thích hợp cho việc đào hang và tìm thức ăn. Loài chuột sống dưới nước hoặc cạnh nước thì chân có màng mỏng như chân vịt. Loài chuột sống trên cạn bay được có màng da dọc theo thân mình, nối chi trước với chi sau, có thể phóng mình liệng xa tới vài chục mét. 1.3. Đuôi Có dạng tròn hoặc dạng bẹt, nhìn chung thuôn dần về phía cuối. Phía cuối đuôi có thể có túm lông hoặc không. 1.4. Ngoại hình con đực và con cái Sự phân biệt đực cái chủ yếu dựa vào số lỗ ở cuối bụng. Con đực có 2 lỗ (lỗ hậu môn và lỗ đái sinh dục), tinh hoàn của con trưởng thành võng xuống rõ rệt. Con cái có 3 lỗ (lỗ hậu môn, lỗ đái và lỗ âm đạo). Hai bên ngực bụng của chuột cái có 2 - 5 cặp đầu vú. Khi còn nhỏ con đực và con cái có sự khác biệt về độ dài giữa hậu môn và lỗ đái sinh dục: ở con đực dài còn ở con cái thì ngắn hơn. 1.5. Về độ tuổi Bên ngoài có thể căn cứ vào màu lông, sự thõng xuống của hòn dái (đối với con đực) và đầu vú (đối với con cái) để phân biệt độ tuổi một cách tương đối. Lông ngay ngắn, mềm, đồng màu, đầu to là chuột non. Lông không đồng đều, có một số lông dài rải rác giữa lông mềm là chuột nhỡ. Còn chuột trưởng thành con đực có hòn dái thõng xuống, con cái có đầu vú nhô rõ, lông thô và cứng. - Đối với chuột cái + Xác định trạng thái của tuyến sữa Chuột non: Đầu vú nhỏ không thấy rõ, đầu vú bị lông phủ kín. Chuột non đã trưởng thành về sinh dục nhưng chưa sinh sản: Đầu vú thấy rõ hơn, bầu sữa to ra, xung quanh đầu vú chưa trụi lông, bóp đầu vú chưa có sữa tiết ra. Chuột cái mang thai: Bụng to, bầu sữa to, ấn lên bầu sữa có sữa đặc. Chuột cái nuôi con: Đầu vú lớn, lông xung quanh đầu vú thưa hoặc trụi, bầu sữa căng, ấn tay lên bầu sữa đầu vú vươn ra, tiết ra sữa đặc và đục. Chuột cái thôi nuôi con: Đầu vú lớn, lông xung quanh đầu vú thưa hoặc trụi, bầu sữa không căng, ấn lên bầu sữa thì đầu vú vươn ra tiết ra sữa trong. Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Động vật hại nông nghiệp……… …………………123
- Chuột cái thôi nuôi con một thời gian dài: Đầu vú lớn, đen, dài, xung quanh bầu vú có lông bao phủ, bầu sữa không lớn lắm. Khi ấn vào bầu sữa không có sữa tiết ra. + Trạng thái của âm đạo Chuột non: Chưa hoạt động giao phối âm đạo đóng kín. Chuột cái đã trưởng thành sinh dục, đã có hoạt động giao phối: Âm đạo mở ra, mép ngoài âm đạo hơi sưng lên, đôi khi có nút chai. Chuột đã sinh sản: Âm đạo mở to. + Xác định trạng thái buồng trứng và tử cung Hệ sinh dục của chuột cái bao gồm: buồng trứng, vòi phalop, tử cung phân đôi, âm đạo và cơ quan sinh dục ngoài. Chuột cái non: Tử cung mảnh như sợi chỉ. Chuột cái đã lớn, chưa trưởng thành sinh dục: Khi chuột cái sắp thành thục sinh dục tử cung mỏng và sáng, buồng trứng sáng. Dưới kính lúp có độ phóng đại 5-10 lần thấy các tế bào hình tròn, nhỏ ở bề mặt buồng trứng. Chuột đã hoạt động sinh sản: Trên bề mặt buồng trứng có bao noãn chín khi đó chuột cái bắt đầu động đực. Tử cung mở rộng ra một chút. Chuột có chửa: Trứng được thụ tinh đến ngày thứ 5 xuất hiện thể vàng ở buồng trứng. Tử cung dày, rộng và có màu hồng. Sau 5 ngày có phôi ở 2 nhánh của tử cung và có thể đếm số lượng phôi ở tử cung. Đôi khi gặp trường hợp phôi bị teo, số lượng phôi trong tử cung ít hơn số thể vàng trong buồng trứng. Chuột đã đẻ: Trên thành tử cung có vết sẹo nhau thai, gọi là vết nhau. Cắt rời tử cung ra khỏi cơ thể và căng lên tấm lam kính, các vết màu đen thể hiện rõ đếm số lượng vết nhau. Từ số phôi của chuột cái đang mang thai và số vết nhau có thể xác định được cường độ sinh sản của quần thể chuột trong thời điểm xác định. + Số phôi của mỗi lứa + Số lứa đã sinh ra - Đối với chuột đực Cơ quan sinh dục chuột đực có đôi tinh hoàn hình trứng. Phụ tinh hoàn bao lấy phần nửa có mô mỡ bao quanh. Trong phụ tinh hoàn có các ống cuộn là nơi chứa các tinh trùng Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Giáo trình Động vật hại nông nghiệp……… …………………124
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Động vật hại nông nghiệp - PGS.TS. Nguyễn Văn Đĩnh
204 p | 1115 | 264
-
Giáo trình động vật hại nông nghiệp part 1
21 p | 275 | 92
-
Giáo trình động vật hại nông nghiệp part 2
21 p | 254 | 69
-
Giáo trình động vật hại nông nghiệp part 3
21 p | 209 | 55
-
Giáo trình động vật hại nông nghiệp part 4
21 p | 172 | 54
-
Giáo trình động vật hại nông nghiệp part 5
21 p | 195 | 46
-
Giáo trình động vật hại nông nghiệp part 8
21 p | 175 | 45
-
Giáo trình động vật hại nông nghiệp part 10
15 p | 214 | 43
-
Giáo trình động vật hại nông nghiệp part 7
0 p | 205 | 40
-
Giáo trình động vật hại nông nghiệp part 9
21 p | 160 | 35
-
Giáo trình Động vật hại cây trồng và nông sản - Nghề: Bảo vệ thực vật (Cao đẳng) - CĐ Nghề Đà Lạt
162 p | 82 | 11
-
Giáo trình Động vật hại nông nghiệp (chuột, ỗc, nhện) (Nghề: Bảo vệ thực vật - Cao đẳng): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
43 p | 20 | 8
-
Giáo trình Động vật hại cây trồng và nông sản (Nghề: Trồng trọt và bảo vệ thực vật - Trung cấp) - Trường Trung cấp Trường Sơn, Đắk Lắk
95 p | 18 | 8
-
Giáo trình Động vật hại nông nghiệp (chuột, ỗc, nhện) (Nghề: Bảo vệ thực vật - Cao đẳng): Phần 1 - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
66 p | 26 | 7
-
Giáo trình mô đun Động vật hại cây trồng và nông sản (Ngành/nghề: Bảo vệ thực vật) – Phần 1
115 p | 44 | 5
-
Giáo trình mô đun Động vật hại cây trồng và nông sản (Ngành/nghề: Bảo vệ thực vật) – Phần 2
47 p | 27 | 3
-
Giáo trình Động vật hại nông nghiệp và nông sản (Nghề: Bảo vệ thực vật - Trung cấp) - Trường Trung cấp nghề GDTX Hồng Ngự
82 p | 8 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn