Giáo trình Dược lý 1 (Cao đẳng Dược): Phần 2 - Trường CĐ Phạm Ngọc Thạch Cần Thơ
lượt xem 8
download
Giáo trình Dược lý 1 phần 2 về thực hành với các nội dung chính như: Thuốc tác dụng trên hệ thần kinh trung ương; Các thuốc tác dụng trên hệ thần kinh thực vật; Thuốc chống viêm phi steroid; Thuốc kháng sinh;....Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Dược lý 1 (Cao đẳng Dược): Phần 2 - Trường CĐ Phạm Ngọc Thạch Cần Thơ
- PHẦN THỰC HÀNH Bài 1 THUỐC TÁC DỤNG TRÊN HỆ THẦN KINH TRUNG ƯƠNG MỤC TIÊU 1. Nhận dạng và chỉ ra được tác dụng, tác dụng phụ, chỉ định, chống chỉ định, cách dùng và liều lượng của một số thuốc tác dụng trên hệ thần kinh trung ương. 2. So sánh được tác dụng của các thuốc trong nhóm. 3. Phân tích được các bài tập tình huống 4. Thực hiện được phần nhận thức các thuốc trong nhóm theo các tiêu chí 5. Tư vấn, hướng dẫn tốt cho người sử dụng an toàn, hiệu quả, hợp lý các thuốc trong bài. NỘI DUNG 1. Thuốc Isofluran. A, Qui cách đóng gói B, Cách dùng, liều lượng Nồng độ phế nang tối thiểu của isofluran thay đổi tùy theo tuổi. Khởi mê: Nếu dùng isofluran cho khởi mê thì nồng độ bắt đầu là 0,5%. Nồng độ từ 1,5 - 3,0% thường dẫn đến mê cho phẫu thuật trong vòng 7 - 10 phút. Một thuốc barbiturat tác dụng ngắn hoặc một thuốc khởi mê tĩnh mạch như midazolam, etomidat được khuyến cáo dùng trước khi cho hít hỗn hợp isofluran. Isofluran có thể sử dụng với oxygen hoặc với hỗn hợp oxygen - protoxid nitơ Dùng cho duy trì mê: Mê giai đoạn phẫu thuật được duy trì với nồng độ 1 - 2,5% isofluran kèm protoxid nitơ và oxygen. Nếu chỉ dùng với oxygen duy nhất nồng độ isofluran phải tăng cao từ 1,5 - 3,5% 2. Thuốc Fentanyl. A, Qui cách đóng gói 138
- - Ống tiêm 2 ml, 5 ml, 10 ml, 20 ml (50 microgam/ml); lọ 20, 30 và 50 ml (50 microgam/ml). - Ống tiêm 2 ml chứa 50 microgam fentanyl và 2,5 mg droperidol/ml. B, Cách dùng, liều lượng Liều lượng dao động tùy theo phẫu thuật và đáp ứng của người bệnh. Dùng cho tiền mê: 50 - 100 microgam có thể tiêm bắp 30 - 60 phút trước khi gây mê, tuy nhiên thường hay tiêm tĩnh mạch chậm ít nhất từ 1 đến 2 phút. Bổ trợ trong gây mê: Liều lượng có thể thay đổi tùy theo tiểu, trung hoặc đại phẫu thuật và có hỗ trợ hô hấp hay không. Với người bệnh tự thở: 50 - 200 microgam, sau đó tùy theo tình hình có thể bổ sung 50 microgam, 30 phút sau. Với liều trên 200 microgam, suy hô hấp đã có thể xảy ra. Với người bệnh được hô hấp hỗ trợ có thể dùng liều khởi đầu từ 300 - 3500 microgam (tới 50 microgam/kg thể trọng), sau đó từng thời gian bổ sung 100 - 200 microgam tùy theo đáp ứng của người bệnh. Liều cao thường áp dụng trong mổ tim và các phẫu thuật phức tạp về thần kinh và chỉnh hình có thời gian mổ kéo dài. Giảm đau sau phẫu thuật: 0,7 - 1,4 microgam/kg thể trọng, có thể nhắc lại trong 1 - 2 giờ nếu cần. Dùng phối hợp với droperidol để gây trạng thái giảm đau an thần (neuroleptanalgesia) để có thể thực hiện những thủ thuật chẩn đoán hoặc phẫu thuật nhỏ như nội soi, nghiên cứu X quang, băng bó vết bỏng, trong đó người bệnh có thể hợp tác làm theo lệnh thầy thuốc. Liều dùng: 1 - 2 ml (tối đa 8 ml). Loại ống tiêm chứa 50 microgam fentanyl và 2,5 mg droperidol/ml. Tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch. Với người cao tuổi phải giảm liều. Với trẻ em (từ 2 - 12 tuổi): Trường hợp không có hỗ trợ hô hấp, liều khởi đầu từ 3 - 5 microgam/kg thể trọng, liều bổ sung 1 microgam/kg; trường hợp có hỗ trợ hô hấp, liều khởi đầu có thể tăng lên là 15 microgam/kg thể trọng. Hoặc có thể dùng liều 2 - 3 microgam/kg ở trẻ em 2 - 12 tuổi. Fentanyl chỉ dùng ở bệnh viện do cán bộ có kinh nghiệm về gây mê bằng đường tĩnh mạch và quen xử trí các tai biến của thuốc giảm đau opioid. Cơ sở phải có sẵn thuốc đối kháng opioid, thuốc hồi sức, phương tiện đặt nội khí quản và oxygen, trong và sau khi dùng fentanyl. 3. Thuốc Thiopental. A, Qui cách đóng gói 139
- - Lọ hoặc chai 0,5 g; 1 g; 2,5 g; 5 g bột đông khô màu vàng, kèm một ống hoặc chai nước cất vô khuẩn (20 ml, 40 ml, 100 ml hoặc 200 ml) để pha tiêm. B, Cách dùng, liều lượng - Hòa tan lọ thuốc bột bằng cách thêm nước cất hoặc dung dịch nước muối sinh lý cho đến nồng độ 2,5 - 5%. Nên dùng dung dịch 2,5% cho tất cả các người bệnh cao tuổi và người bệnh có nguy cơ, nhưng đôi khi cũng dùng dung dịch 5%. Có thể tiêm vào bất kỳ tĩnh mạch nào ở nông. - Không thể qui định liều nhất định cho mọi trường hợp. Phải quan sát đáp ứng của mỗi người bệnh và điều chỉnh liều dựa vào lúc bắt đầu mê. - Sau khi tiêm được 2 - 3 ml dung dịch 2,5% với tốc độ không quá 1 ml/10 giây, cần phải quan sát trước khi tiêm nốt số thuốc còn lại. Trong khoảng 30 giây đến 1 phút, cần quan sát phản ứng của người bệnh. Nếu người bệnh còn phản ứng, nên tiếp tục tiêm thuốc với tốc độ bình thường, cho đến khi đạt được mức độ mê mong muốn thì ngừng thuốc. - Hầu hết người bệnh cần không quá 0,5 g. Nếu dùng liều cao hơn, thời gian thoát mê sẽ kéo dài và có thể gặp tai biến. Ða số các thầy thuốc có kinh nghiệm cho rằng bình thường liều không quá 1 g và liều tối đa là 2 g. Tuy nhiên trong những trường hợp rất hãn hữu có thể cần liều cao hơn mức bình thường. Người có thể tích máu tăng hoặc thể tích máu bình thường có khả năng chịu đựng liều cao hơn. Những trường hợp kháng thuốc thường là người nghiện rượu, người trước đây đã dùng hoặc đang dùng barbiturat hoặc người nghiện barbiturat. Thuốc tiêm thiopental dùng cho trẻ em cũng tương tự như người lớn. Liều thường dùng là 2 - 7 mg/kg, tiêm tĩnh mạch. - Trong mọi trường hợp, người bệnh nên được tiền mê bằng atropin và nếu cần bằng một thuốc giảm đau hoặc an thần, mặc dù dùng thuốc giảm đau hoặc an thần sẽ làm thời gian hồi phục kéo dài. Nếu tiền mê bằng clorpromazin hoặc promethazin, lượng thiopental cần gây mê sẽ giảm. - Nếu dùng thiopental cho khoa răng cần đặt dụng cụ mở miệng vào trước khi tiêm thuốc. Họng phải được nhét gạc vào để tránh đờm dãi, máu trào vào thanh quản, và liều dùng không nên quá 0,25 g. 4. Thuốc Propofol. A, Qui cách đóng gói - Nhũ dịch propofol (Diprivan) để tiêm là một nhũ dịch vô khuẩn, không gây sốt, chứa 10 mg/ml propofol, thích hợp để dùng đường tĩnh mạch. Cùng với thành 140
- phần có hoạt tính, propofol, chế phẩm còn chứa dầu đậu tương, glycerol, lecithin từ trứng và dinatri edetat; với natri hydroxyd để điều chỉnh pH. Nhũ dịch tiêm propofol đẳng trương, có pH 7 - 8,5. Thuốc dưới dạng ống tiêm 20 ml, lọ chứa dung dịch tiêm truyền 50 ml hoặc 100 ml, và những bơm tiêm có sẵn 50 ml chứa 10 mg/ml propofol. B, Cách dùng, liều lượng Xác định liều lượng và tốc độ tiêm truyền thuốc cho từng cá nhân để đạt được tác dụng mong muốn, tùy theo những yếu tố có liên quan về lâm sàng, bao gồm sự tiền mê và các thuốc dùng đồng thời, tuổi, phân loại về thể chất và mức độ suy nhược của người bệnh. Propofol có 2 loại nhũ dịch 1% và 2%. Loại 1% có thể tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm truyền, loại 2% chỉ dùng để tiêm truyền. Khởi mê: Người lớn khỏe mạnh dưới 55 tuổi: 40 mg, cứ 10 giây tiêm tĩnh mạch một lần cho tới khi bắt đầu mê (2 đến 2,5 mg/kg). Người bệnh cao tuổi, hoặc suy yếu: 20 mg, cứ 10 giây tiêm tĩnh mạch một lần cho tới khi bắt đầu mê (1 đến 1,5 mg/kg). Gây mê cho người bệnh tim: 20 mg, cứ 10 giây tiêm tĩnh mạch một lần cho tới khi bắt đầu mê (0,5 đến 1,5 mg/kg). Người bệnh phẫu thuật thần kinh: 20 mg, cứ 10 giây tiêm tĩnh mạch một lần cho tới khi bắt đầu mê (1 đến 2 mg/kg). Trẻ em khỏe mạnh từ 3 tuổi trở lên: 2,5 đến 3,5mg/kg, tiêm tĩnh mạch trong 20 - 30 giây. Duy trì mê, truyền tĩnh mạch: Người lớn khỏe mạnh dưới 55 tuổi: 100 đến 200 microgam/kg/phút (6 đến12 mg/kg/giờ). Người bệnh cao tuổi hoặc suy yếu: 50 đến 100 microgam/kg/phút (3 đến 6 mg/kg/giờ). Gây mê người bệnh tim: Ða số người bệnh cần: Nếu dùng nhũ dịch tiêm propofol là thuốc chủ yếu, có bổ sung opioid là thuốc thứ yếu, thì tốc độ truyền propofol là 100 - 105 microgam/kg/phút. Nếu dùng opioid là thuốc chủ yếu, thì dùng liều thấp nhũ dịch propofol 50 - 100 microgam/kg/phút. Người bệnh phẫu thuật thần kinh: 100 đến 200 microgam/kg/phút (6 đến 12 mg/kg/giờ). Trẻ em khỏe mạnh, từ 3 tuổi trở lên: 125 đến 300 microgam/kg/phút (7,5 đến 18 mg/kg/giờ). Duy trì mê - tiêm tĩnh mạch cách quãng: Người lớn khỏe mạnh dưới 55 tuổi: Gia tăng từ 20 đến 50 mg khi cần thiết. Gây an thần - vô cảm có theo dõi bằng monitor: Người lớn khỏe mạnh dưới 55 tuổi: Áp dụng kỹ thuật tiêm truyền chậm hoặc tiêm chậm để tránh ngừng thở hoặc hạ huyết áp. Phần lớn người bệnh cần tiêm truyền tĩnh mạch từ 100 đến 150 microgam/kg/phút (6 đến 9 mg/kg/giờ) trong 3 đến 5 phút; hoặc tiêm chậm tĩnh mạch 0,5 mg/kg trong 3 đến 5 phút, và tiếp ngay sau đó tiêm truyền để duy trì. Người bệnh cao tuổi hoặc suy yếu hoặc người bệnh thần kinh: Phần lớn người bệnh cần những liều lượng tương tự như người lớn khỏe mạnh. Tránh áp dụng kỹ thuật tiêm tĩnh mạch nhanh. Duy trì an thần - vô cảm có theo dõi bằng monitor: Người lớn khỏe mạnh dưới 55 tuổi: Kỹ thuật tiêm truyền với tốc độ thay đổi được ưa dùng hơn kỹ thuật tiêm tĩnh mạch cách quãng. Ða số người bệnh cần được 141
- tiêm truyền 25 đến 75 microgam/kg/phút (1,5 đến 4,5 mg/kg/giờ) hoặc tiêm tĩnh mạch với các liều gia tăng 10 mg hoặc 20 mg. Người cao tuổi hoặc suy yếu hoặc phẫu thuật thần kinh: Ða số người bệnh cần 80% liều thường dùng cho người lớn. Tránh tiêm tĩnh mạch nhanh. Gây và duy trì an thần ở đơn vị điều trị tích cực cho người bệnh được đặt ống nội khí quản, thông khí bằng máy: Người lớn: Vì những tác dụng còn lại của lần gây mê trước hoặc của thuốc an thần, ở phần lớn người bệnh, liều tiêm truyền đầu tiên là 5 microgam/kg/phút (0,3 mg/kg/giờ) trong ít nhất 5 phút. Tiếp theo đó có thể tiêm truyền những lượng gia tăng từ 5 đến 10 microgam/kg/phút (0,3 đến 0,6 mg/kg/giờ) trong 5 đến 10 phút cho tới khi đạt được mức độ an thần mong muốn. Có thể cần dùng lượng gia tăng để duy trì từ 5 đến 50 microgam/kg/phút (từ 0,3 đến 3 mg/kg/giờ) hoặc cao hơn. Phải đánh giá mức độ an thần và chức năng hệ thần kinh trung ương hàng ngày trong thời kỳ duy trì để xác định liều tối thiểu nhũ dịch tiêm propofol cần thiết. Nếu thời gian gây an thần vượt quá 3 ngày, nồng độ lipid phải được giám sát theo dõi. 5. Thuốc Procain. A, Qui cách đóng gói B, Cách dùng, liều lượng Khi gây tê bằng procain cần phải sẵn các dụng cụ hồi sức, oxygen cũng như các thuốc cấp cứu khác. Liều dùng ở đây là liều trung bình cho một người nói chung, do vậy cần phải hiệu chỉnh liều theo sự dung nạp của từng cá thể, diện tích vùng gây tê, phân bố mạch máu vùng gây tê và kỹ thuật gây tê. Gây tê tủy sống: khi gây tê tủy sống cần pha loãng procain 10% với nước muối sinh lí hoặc dung dịch glucose hoặc nước cất hoặc nước não tủy. Tùy thuộc vị trí gây tê tủy sống mà tỉ lệ procain/dung dịch pha loãng thay đổi từ 1/1 đến 2/1. Tốc độ tiêm: 1ml trong 5 giây. Gây tê tiêm thấm: Trường hợp dùng procain hydroclorid dung dịch 0,25 hoặc 0,5% để gây tê kiểu tiêm thấm có thể dùng liều 350 – 600mg. Phong bế thần kinh: để phong bế thần kinh ngoại vi, liều thường dùng là 500mg procain hydroclorid với dung dịch 0,5% (100ml), 1% (50ml) hoặc 2% (25ml). Có thể dùng liều tối đa 1000mg. Để kéo dài tác dụng của procain trong những trường hợp gây tê tiêm thấm hoặc bế thần kinh ngoại vi có thể pha trộn adrenalin và dung dịch procain để cho nồng độ cuối cùng của adrenalin là 1/200000 hoặc 1/100.000. 142
- 6. Thuốc Lidocain. A, Qui cách đóng gói Hàm lượng và liều lượng được tính theo lidocain hydroclorid. Thuốc tiêm: 0.5% (50 ml); 1% (2 ml, 5 ml, 10 ml, 20 ml, 30 ml, 50 ml); 1,5% (20 ml); 2% (2 ml, 5 ml, 10 ml, 20 ml, 30 ml, 50 ml); 4% (5 ml); 10% (3 ml, 5 ml, 10 ml); 20% (10 ml, 20 ml). Dung dịch tiêm truyền tĩnh mạch trong glucose 5%: 0,2% (500 ml); 0,4% (250 ml, 500 ml, 1000 ml); 0,8% (250 ml, 500 ml): Dung dịch 4% (25 ml, 50 ml), dung dịch 5% (20 ml) để pha với dung dịch glucose 5% thành 250, 500, 1000 ml dịch tiêm truyền tĩnh mạch lidocain hydroclorid 0,2%, 0,4%, 0,8%, 1%. Thuốc dùng ngoài: Gel: 2% (30 ml); 2,5% (15 ml). Thuốc mỡ: 2,5%, 5% (35 g). Dung dịch: 2% (15 ml, 240 ml); 4% (50 ml). Kem: 2% (56 g). B, Cách dùng, liều lượng Thiết bị hồi sức, oxy và những thuốc để cấp cứu phải sẵn sàng để có ngay, nếu cần. Khi dùng thuốc tê để khám nghiệm hoặc thực hiện kỹ thuật với dụng cụ, liều khuyến cáo là để dùng cho một người trung bình; cần hiệu chỉnh liều theo từng cá nhân, dựa trên tuổi, kích thước và tình trạng cơ thể, và dự đoán tốc độ hấp thu toàn thân từ chỗ tiêm. - Gây tê tại chỗ niêm mạc mũi, miệng, họng, khí phế quản, thực quản và đường niệu - sinh dục: Bôi trực tiếp dung dịch lidocain hydroclorid (2% - 10%). Liều tối đa an toàn để gây tê tại chỗ cho người lớn cân nặng 70 kg là 500 mg lidocain. - Gây tê từng lớp: Tiêm trực tiếp vào mô thuốc tiêm lidocain hydroclorid (0,5% - 1%); khi không pha thêm adrenalin: Liều lidocain tới 4,5 mg/kg; khi có pha thêm adrenalin: có thể tăng liều này thêm một phần ba (7 mg/kg). - Gây tê phong bế vùng: Tiêm dưới da dung dịch lidocain hydroclorid với cùng nồng độ và liều lượng như gây tê từng lớp. - Gây tê phong bế thần kinh: Tiêm dung dịch lidocain vào hoặc gần dây thần kinh hoặc đám rối thần kinh ngoại vi có tác dụng gây tê rộng hơn so với những kỹ thuật nêu trên. Ðể phong bế trong 2 - 4 giờ, có thể dùng lidocain (1% - 1,5%) với liều khuyến cáo ở trên (xem gây tê từng lớp). - Ðiều trị cấp tính loạn nhịp thất: Ðể tránh sự mất tác dụng có liên quan với phân bố, dùng chế độ liều nạp 3 - 4 mg/kg trong 20 - 30 phút, ví dụ, dùng liều ban đầu 100 mg, tiếp theo cho liều 50 mg, cứ 8 phút một lần cho 3 lần; sau đó, có thể duy trì nồng độ ổn định trong huyết tương bằng tiêm truyền 1 - 4 mg/phút, để thay thế thuốc bị loại trừ do chuyển hóa ở gan. Thời gian đạt nồng độ lidocain ở trạng thái ổn định là 8 - 10 giờ. 143
- 7. Thuốc Phenobarbital. A, Qui cách đóng gói Viên nén 15 mg, 50 mg, 100 mg; dung dịch tiêm 200 mg/1 ml; dung dịch uống 15 mg/5 ml; viên đạn B, Cách dùng, liều lượng Cách dùng - Phenobarbital có thể uống, tiêm dưới da, tiêm bắp sâu và tiêm tĩnh mạch chậm. Ðường tiêm dưới da gây kích ứng mô tại chỗ, không được khuyến cáo. Tiêm tĩnh mạch được dành cho điều trị cấp cứu các trạng thái co giật cấp, tuy vậy tác dụng của thuốc cũng bị hạn chế trong các trường hợp này (thuốc được lựa chọn trong trạng thái động kinh là diazepam hoặc lorazepam). Khi tiêm tĩnh mạch, người bệnh phải nằm bệnh viện và được theo dõi chặt chẽ. Thuốc phải tiêm chậm vào tĩnh mạch, tốc độ không quá 60 mg/phút. - Ðể tiêm dưới da hoặc tiêm bắp, 120 mg bột natri phenobarbital khan được hòa tan trong 1 ml nước cất pha tiêm vô khuẩn. Ðể tiêm tĩnh mạch, 120 mg bột natri phenobarbital khan cần được hòa tan trong 3 ml nước cất pha tiêm vô khuẩn. Nếu đã dùng dài ngày, phải giảm liều phenobarbital dần dần để tránh các triệu chứng cai thuốc khi người bệnh đã nghiện. Khi chuyển sang dùng thuốc chống co giật khác, phải giảm liều phenobarbital dần dần trong khoảng 1 tuần, đồng thời bắt đầu dùng thuốc thay thế với liều thấp. Liều lượng Liều lượng tùy thuộc từng người bệnh. Nồng độ phenobarbital huyết tương 10 microgam/ml gây an thần và nồng độ 40 microgam/ml gây ngủ ở đa số người bệnh. Nồng độ phenobarbital huyết tương lớn hơn 50 microgam/ml có thể gây hôn mê và nồng độ vượt quá 80 microgam/ml có khả năng gây tử vong. Tổng liều dùng hàng ngày không được vượt quá 600 mg. - Ðường uống (tính theo phenobarbital base): Liều thông thường người lớn: Chống co giật: 60 - 250 mg mỗi ngày, uống 1 lần hoặc chia thành liều nhỏ. An thần: Ban ngày 30 - 120 mg, chia làm 2 hoặc 3 lần mỗi ngày. Gây ngủ: 100 - 320 mg, uống lúc đi ngủ. Không được dùng quá 2 tuần điều trị mất ngủ. Chống tăng bilirubin huyết: 30 - 60 mg, 3 lần mỗi ngày. Liều thông thường trẻ em: Chống co giật: 1 - 6 mg/kg/ngày, uống 1 lần hoặc chia nhỏ liều. An thần: Ban ngày 2 mg/kg, 3 lần mỗi ngày. Trước khi phẫu thuật: 1 - 3 mg/kg. 144
- Chống tăng bilirubin - huyết: Sơ sinh: 5 - 10 mg/kg/ngày, trong vài ngày đầu khi mới sinh. Trẻ em tới 12 tuổi: 1 - 4 mg/kg, 3 lần mỗi ngày. - Ðường tiêm: (tiêm bắp sâu hoặc tiêm tĩnh mạch). Liều thông thường người lớn: Chống co giật: 100 - 320 mg, lặp lại nếu cần cho tới tổng liều 600 mg/24 giờ Trạng thái động kinh: Tiêm tĩnh mạch 10 - 20 mg/kg, lặp lại nếu cần. An thần: Ban ngày, 30 - 120 mg/ngày, chia làm 2 hoặc 3 lần. Trước khi phẫu thuật: 130 - 200 mg, 60 đến 90 phút trước khi phẫu thuật. Gây ngủ: 100 - 325 mg. Liều thông thường trẻ em: Chống co giật: Liều ban đầu: 10 - 20 mg/kg, tiêm 1 lần (liều tấn công hoặc liều nạp). Liều duy trì: 1 - 6 mg/kg/ngày. Trạng thái động kinh: Tiêm tĩnh mạch chậm (10 - 15 phút) 15 - 20 mg/kg. An thần: 1 - 3 mg/kg, 60 - 90 phút trước khi phẫu thuật. Chống tăng bilirubin huyết: 5 - 10 mg/kg/ngày, trong vài ngày đầu sau khi sinh. Ghi chú: Người bệnh cao tuổi và suy nhược có thể bị kích thích, lú lẫn hoặc trầm cảm với liều thông thường. Ở những người bệnh này có thể phải giảm liều. 8. Thuốc Diazepam. A, Qui cách đóng gói - Thuốc uống: Dạng cồn thuốc 2 mg/5 ml, dạng siro hoặc dung dịch sorbitol; dung dịch uống 5 mg/5 ml, dung dịch uống đậm đặc 5 mg/1 ml; viên nén: 2 mg, 5 mg, 10 mg; viên nang: 2 mg, 5 mg, 10 mg. - Thuốc tiêm: Ống tiêm 10 mg/2 ml, lọ 50 mg/10 ml. - Thuốc trực tràng: Viên đạn 5 mg, 10 mg; dạng ống thụt hậu môn 5 mg, 10 mg B, Cách dùng, liều lượng Khi điều trị liên tục và đạt được tác dụng mong muốn thì nên dùng liều thấp nhất. Ðể tránh nghiện thuốc (không nên dùng quá 15 - 20 ngày). Viên nén Người lớn: Ðiều trị lo âu, bắt đầu từ liều thấp 2 - 5 mg/lần, 2 - 3 lần/ngày. Tuy nhiên trong trường hợp lo âu nặng, kích động có thể phải dùng liều cao hơn nhiều (cơn hoảng loạn lo âu nên ưu tiên điều trị bằng thuốc chống trầm cảm tác dụng lên hệ serotonin). Trường hợp có kèm theo mất ngủ: 2 - 10 mg/ngày, uống trước khi đi ngủ. Người già và người bệnh yếu ít khi dùng quá 2 mg. Ðạn trực tràng Người lớn: 5 - 10 mg/lần, 2 - 3 lần/ngày. 145
- Người cao tuổi và người bệnh yếu: 5 mg/ngày. Trẻ em 3 - 14 tuổi: 1/2 - 1 đạn 5 mg, dùng 1 - 2 lần/ngày. Dạng dung dịch Trẻ em: 1 - 3 tuổi: 0,4 - 1 mg/lần, 3 lần/ngày. Trên 3 tuổi: 1 - 2 mg/lần, 3 lần/ngày. Người lớn: 2 - 6 mg/lần, 3 lần/ngày. Người cao tuổi và người yếu: 2 mg/lần, 1 - 2 lần/ngày. Thuốc tiêm Người lớn: Ðiều trị lo âu nặng và co thắt cơ cấp tính 10mg tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp, nhắc lại sau 4 giờ nếu cần thiết. Bệnh uốn ván: 100 - 300 microgam/kg thể trọng, có thể tiêm tĩnh mạch và dùng nhắc lại sau 1 - 4 giờ; hoặc bằng cách tiêm truyền liên tục với liều 3 - 10 mg/kg thể trọng trong 24 giờ, có thể dùng liều tương tự bằng dùng ống thông mũi - tá tràng. Ðộng kinh liên tục: 150 - 250 microgam/kg thể trọng, tiêm bắp hoặc tĩnh mạch và nhắc lại sau 30 - 60 phút nếu cần. Trẻ em: Liều tối đa là 200 microgam/kg thể trọng, tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch. Người cao tuổi: Không nên vượt quá 1/2 liều người lớn. Ống thụt hậu môn Trẻ em dưới 10 kg: Không dùng; từ 10 - 15 kg: 1 ống 5 mg; trên 15 kg: 1 ống 10 mg. Người lớn: 0,5 mg/kg (2 ống 10 mg). Người cao tuổi và người yếu: Không nên dùng quá 1/2 liều người lớn. Thuốc tiền mê: Liều thường dùng cho người lớn và trẻ em trên 12 kg: 10 mg diazepam. Người cao tuổi và trẻ em dưới 12 kg: 5 mg diazepam. 9. Thuốc Morphin. A, Qui cách đóng gói - Viên nén (giải phóng nhanh hoặc giải phóng chậm) 5 mg, 10 mg, 30 mg, 60 mg, 100 mg, 200 mg dưới dạng muối sulfat. - Nang (giải phóng chậm) 10 mg, 30 mg, 60 mg, 100 mg, 200 mg, thường dùng dưới dạng muối sulfat. - Ống tiêm 10 mg/1 ml; 20 mg/2 ml, dưới dạng muối hydroclorid hoặc muối sulfat. - Ống tiêm 2 mg/1 ml; 4 mg/1ml và 10 mg/1 ml, dưới dạng muối hydroclorid hoặc muối sulfat, không có chất bảo quản để tiêm ngoài màng cứng. B, Cách dùng, liều lượng Thuốc uống Nang hoặc viên nén, nên nuốt không nhai. 146
- Liều uống trung bình là 1 nang hoặc 1 viên nén 10 mg. Morphin giải phóng nhanh có thể dùng ngày 4 lần, nhưng loại giải phóng chậm dùng ngày 2 lần, cứ 12 giờ một lần. Liều thay đổi tùy theo mức độ đau. Nếu đau nhiều hoặc đã quen thuốc, liều có thể tăng 30, 60, 100 mg hoặc phối hợp morphin với thuốc khác để được kết quả mong muốn. Ðối với người bệnh đã tiêm morphin, liều uống phải đủ cao để bù cho tác dụng giảm đau bị giảm đi khi uống. Liều có thể tăng 50 - 100%. Cần thay đổi liều theo từng người bệnh, do có khác nhau lớn giữa các cá thể. Thuốc tiêm Liều tiêm dưới da hoặc bắp thường dùng cho người lớn là 10 mg, cứ 4 giờ 1 lần, nhưng có thể thay đổi từ 5 - 20 mg. Tiêm tĩnh mạch: Liều khởi đầu 10 - 15 mg, tiêm tĩnh mạch chậm. Truyền tĩnh mạch liên tục tùy theo trạng thái người bệnh, thông thường 60 - 80 mg/24 giờ. Tiêm ngoài màng cứng (loại dung dịch không có chất bảo quản) để giảm đau vùng rễ lưng và đám rối thần kinh ngoài màng cứng. Ðặc biệt hay dùng trong phẫu thuật và trong sản khoa (đau sau phẫu thuật và đau sau chấn thương). Ðau cấp tính và đau mạn tính: 0,05 - 0,10 mg/kg (2 - 4 mg cho đến 5 mg). Nếu cần, có thể dùng lặp lại liều 2 - 4 mg khi tác dụng giảm đau của liều đầu tiên không còn. Thường sau 6 - 24 giờ. Morphin tiêm ngoài màng cứng 10 mg/ml chỉ dùng cho người ung thư đã điều trị kéo dài nên quen thuốc. Tiêm trong màng cứng (loại dung dịch không có chất bảo quản) chỉ để giảm đau trực tiếp trên trung ương (tác dụng trực tiếp trên não và tủy). Ðau cấp tính: 0,02 - 0,03 mg/kg/ngày. Ðau mạn tính: 0,015 - 0,15 mg/kg/ngày. Liều có thể gấp 10 lần tùy theo tình trạng người bệnh. Trẻ em trên 30 tháng tuổi: Tiêm dưới da hoặc tiêm bắp: 0,1 - 0,2 mg/kg/1 liều. Tối đa 15 mg; có thể tiêm lặp lại cách nhau 4 giờ. Tiêm tĩnh mạch: Liều bằng 1/2 liều tiêm bắp. Người cao tuổi: Giảm liều khởi đầu. 10. Thuốc Codein A, Qui cách đóng gói - Viên nén: 15 mg, 30 mg, 60 mg. - Ống tiêm: 15; 30; 60 mg/ml, 600 mg, 1200 mg/20 ml. - Siro: 25 mg/ml. - Thuốc nước: 3 mg, 15 mg/5 ml. - Dung dịch uống: Codein phosphat 5 mg, dicyclomin hydroclorid 2,5 mg, kali clorid 40 mg, natri clorid 50 mg, natri citrat 50 mg/5 ml. - Dịch treo: Codein phosphat 5 mg, kaolin nhẹ 1,5 g/ml. 147
- B, Cách dùng, liều lượng Ðau nhẹ và vừa. - Uống: Mỗi lần 30 mg cách 4 giờ nếu cần thiết; liều thông thường dao động từ 15 - 60 mg, tối đa là 240 mg/ngày. Trẻ em 1 - 12 tuổi: 3 mg/kg/ngày, chia thành liều nhỏ (6 liều). - Tiêm bắp: Mỗi lần 30 - 60 mg cách 4 giờ nếu cần thiết. Ho khan: 10 - 20 mg 1 lần, 3 - 4 lần trong ngày (dùng dạng thuốc nước 15 mg/5 ml), không vượt quá 120 mg/ngày. Trẻ em 1 - 5 tuổi dùng mỗi lần 3 mg, 3 - 4 lần/ngày (dùng dạng thuốc nước 5 mg/5 ml), không vượt quá 12 mg/ngày; 5 - 12 tuổi dùng mỗi lần 5 - 10 mg, 3 - 4 lần trong ngày, không vượt quá 60 mg/ngày. 11. Thuốc Naloxon A, Qui cách đóng gói Ngoài đường tiêu hóa: Thuốc tiêm chứa naloxon hydroclorid: 0,02 mg/ml; 0,4 mg/ml; 1 mg/ml B, Cách dùng, liều lượng Naloxon hydroclorid có thể tiêm tĩnh mạch, dưới da, tiêm bắp, hoặc truyền tĩnh mạch. Nên dùng đường tĩnh mạch trong trường hợp cấp cứu. Trong trường hợp cấp cứu, khi không dùng được đường tĩnh mạch, một số ít chứng cứ gợi ý có thể dùng thuốc có hiệu quả qua ống nội khí quản. Thuốc tiêm naloxon hydroclorid có ở thị trường chứa 0,02 mg/ml được dùng để điều trị ngạt ở trẻ sơ sinh; thuốc tiêm 0,4 mg và 1 mg/ml dùng cho người lớn. Tiêm truyền tĩnh mạch liên tục naloxon hydroclorid có thể là biện pháp thích hợp nhất đối với người bệnh cần dùng các liều cao hơn, vẫn tái diễn ức chế hô hấp hoặc ức chế hệ thần kinh sau khi đã điều trị có kết quả bằng các liều nhắc lại, và/ hoặc ở những người mà tác dụng kéo dài của opiat đang được đối kháng. Ðể tiêm truyền tĩnh mạch liên tục, có thể pha loãng 2mg naloxon hydroclorid trong 500 ml dung dịch tiêm natri clorid 0,9% hoặc dextrose 5% để tạo thành dung dịch chứa 0,004 mg/ml (4 microgam/ml). Trước khi dùng, phải kiểm tra kỹ dung dịch naloxon hydroclorid tiêm tĩnh mạch xem có chất lạ hoặc biến màu. Chỉ dùng dung dịch thuốc đã pha loãng trong vòng 24 giờ; thuốc đã pha loãng sau 24 giờ phải loại bỏ. Ức chế hô hấp do opiat gây nên Khi dùng naloxon hydroclorid để làm mất một phần tác dụng ức chế do opiat dùng trong khi phẫu thuật, liều tiêm tĩnh mạch ban đầu thường là 0,1 - 0,2 mg/kg cho người lớn, hoặc 0,005 - 0,01 mg/kg cho trẻ em, cách 2 đến 3 phút lại tiêm một liều, cho tới khi đạt được đáp ứng mong muốn. Có thể cần những liều bổ sung cách nhau 1 đến 2 giờ, tùy theo đáp ứng của người bệnh và tùy theo liều lượng và thời gian tác dụng của opiat đã dùng. Một số thầy thuốc lâm sàng khuyên dùng phác đồ cho người lớn là tiêm tĩnh mạch 0,005 mg/kg và nhắc lại sau 15 phút nếu cần. Một cách dùng khác là 15 phút sau liều tiêm tĩnh mạch ban đầu, tiêm bắp liều 0,01 mg/kg. Liều 148
- naloxon tiêm bắp bổ sung có tác dụng dài hơn liều tiêm tĩnh mạch nhắc lại. Cũng dùng cách tiêm truyền tĩnh mạch liên tục naloxon với liều 0,0037 mg/kg trong mỗi giờ ở người lớn để hủy tác dụng ức chế hô hấp do opiat gây ra sau mổ. Ức chế hô hấp ở trẻ sơ sinh do opiat: Khi dùng để điều trị ngạt do opiat ở trẻ sơ sinh, liều naloxon hydroclorid ban đầu thường dùng là 0,01 mg/kg, tiêm vào tĩnh mạch rốn trẻ sơ sinh, cách 2 đến 3 phút lại tiêm một liều cho tới khi đạt được đáp ứng mong muốn. Có thể cần các liều bổ sung cách nhau từ 1 đến 2 giờ tùy theo đáp ứng của trẻ sơ sinh và tùy theo liều lượng và thời gian tác dụng của opiat dùng cho người mẹ. Khi không thể dùng đường tĩnh mạch, có thể tiêm bắp hoặc dưới da. Quá liều opiat (đã biết hoặc nghi ngờ) Ðể điều trị quá liều opiat đã biết hoặc để hỗ trợ chẩn đoán khi nghi ngờ quá liều opiat, liều naloxon hydroclorid ban đầu thường dùng đối với người lớn là 0,4 - 2 mg, tiêm tĩnh mạch; cứ cách 2 đến 3 phút lại tiêm tiếp một liều nếu cần; nếu không thấy đáp ứng sau khi cho tổng liều 10 mg, thì trạng thái ức chế có thể là do một thuốc hoặc một quá trình bệnh lý không đáp ứng với naloxon. Trẻ em có thể dùng một liều ban đầu tiêm tĩnh mạch là 0,01 mg/kg; nếu liều này không gây mức độ đáp ứng mong muốn, có thể cho một liều tiếp sau là 0,1 mg/kg. Một cách khác, đối với trẻ sơ sinh và trẻ em tới 5 tuổi, dùng liều ban đầu 0,1 mg/kg tiêm tĩnh mạch, tiêm nhắc lại cứ 2 - 3 phút một lần, khi cần thiết; ở 5 tuổi, có thể dùng liều tối thiểu 2 mg tiêm tĩnh mạch và tiêm nhắc lại khi cần thiết. Khi không thể dùng đường tĩnh mạch ở người lớn hoặc trẻ em, có thể tiêm bắp hoặc dưới da. Vì thời gian tác dụng của opiat thường dài hơn so với naloxon, tác dụng ức chế của opiat có thể trở lại khi tác dụng của naloxon giảm, nên có thể cần dùng các liều naloxon bổ sung (hoặc cần tiêm truyền tĩnh mạch liên tục). Phải theo dõi chặt chẽ người bệnh trong một ngày hoặc lâu hơn, không kể đến mức độ cải thiện bề ngoài. Phác đồ liều lượng naloxon tiêm truyền tĩnh mạch liên tục chưa được xác định tốt và phải dò tốc độ tiêm truyền tùy theo đáp ứng của người bệnh. Ở người lớn, một số thầy thuốc lâm sàng khuyên dùng một liều nạp tiêm tĩnh mạch ban đầu là 0,4 mg, tiếp sau là tiêm truyền liên tục với tốc độ ban đầu là 0,4 mg/giờ. Một cách khác, các thầy thuốc lâm sàng đã khuyên dùng một liều nạp tiêm tĩnh mạch là 0,005 mg/kg, tiếp sau là tiêm truyền liên tục 0,0025 mg/kg mỗi giờ. Trẻ em có thể cần tốc độ tiêm truyền tính theo mg/kg/giờ lớn hơn so với người lớn. Trong nhiều báo cáo, tốc độ tiêm truyền ở trẻ em xê dịch trong khoảng 0,024 - 0,16 mg/kg mỗi giờ. Một số thầy thuốc lâm sàng khuyên dùng tốc độ tiêm truyền ban đầu cho trẻ em là 0,4 mg/giờ. 12. Thuốc Niketamid A, Qui cách đóng gói 149
- B, Cách dùng, liều lượng Tiêm bắp thịt, tĩnh mạch hoặc dưới da - Người lớn: 1-2 ống/lần. Có thể đến 8 ống tuỳ trường hợp. - Trẻ em: 25mg/kg thể trọng 1 lần. 13. Thuốc Strychnin A, Qui cách đóng gói B, Cách dùng, liều lượng Tiêm bắp theo chỉ dẫn của thầy thuốc - Liều khuyến cáo đối với người lớn: 01 ống x 2 lần/ngày - Trong bệnh tê liệt dây thần kinh, phải tiêm với liều tăng dần. Bắt đầu với liều 2 mg/ngày, mỗi ngày tăng thêm 1 mg, dần dần có thể lên tới 5 mg/ngày, rồi rút xuống 2 mg mỗi ngày đến liều ban đầu. - Trẻ em dưới 2 tuổi không được dùng - Liều tối đa đối với: Người lớn: 2 mg/lần; 5 mg/ngày Trẻ 2 tuổi: 0,25 mg/lần; 0,5 mg/ngày Trẻ 3 – 4 tuổi: 0,3 mg/lần; 0,6 mg/ngày Trẻ 5 – 6 tuổi: 0,5 mg/lần; 1 mg/ngày Trẻ 7 – 9 tuổi: 6,0 – 0,7 mg/lần; 1,2 – 1,5 mg/ngày Trẻ 10 – 14 tuổi: 0,75 – 1 mg/lần; 1,5 – 2 mg/ngày 14. Thuốc Phenytoin A, Qui cách đóng gói 150
- Viên nén 50 mg, 100 mg phenytoin; nang tác dụng kéo dài và nang tác dụng nhanh chứa 30 mg, 100 mg phenytoin; dịch treo (hỗn dịch): 30 mg/5 ml và 125 mg/5 ml; thuốc tiêm 50 mg phenytoin natri (50 mg/ml). B, Cách dùng, liều lượng Liều phenytoin phải được điều chỉnh theo nhu cầu từng người bệnh để khống chế cơn động kinh, nên cần giám sát nồng độ thuốc trong huyết tương (10 - 20 microgam/ml). Các tên thương mại khác nhau của phenytoin cũng như các dạng bào chế khác nhau của cùng một nhà sản xuất cũng có sinh khả dụng và tốc độ hòa tan khác nhau, do đó người bệnh cần tiếp tục dùng Loại thuốc đã dùng ban đầu để ổn định bệnh, và nếu cần thay thuốc khác thì cần thiết phải ổn định lại. Ðể giảm bớt kích ứng dạ dày, phenytoin phải uống cùng hoặc sau bữa ăn. Nếu người bệnh đang dùng thuốc chống động kinh khác, mà chuyển sang phenytoin thì phải thực hiện dần dần, liều dùng có thể chồng lên nhau. Khi tiêm tĩnh mạch, phải chọn một tĩnh mạch lớn, dùng kim to hoặc một ống thông tĩnh mạch để tiêm với tốc độ không được vượt quá 50 mg/phút. Tiêm nhanh có thể gây hạ huyết áp, trụy tim mạch hoặc ức chế hệ thần kinh trung ương, do thuốc tiêm có chất propylen glycol. Không khuyến khích tiêm bắp vì hấp thu chậm và kích ứng tại chỗ. Lắc hỗn dịch trước khi dùng. Chú ý khi sử dụng nang thuốc tác dụng kéo dài hoặc nang tác dụng nhanh. Chỉ nang thuốc tác dụng kéo dài mới được sử dụng 1 lần/ngày. Không nên dùng nang thuốc tác dụng nhanh 1 lần/ngày. Thuốc uống Người lớn và thiếu niên: Liều ban đầu là: 100 - 125 mg/lần, 3 lần/ngày. Cần điều chỉnh liều theo khoảng cách 7 - 10 ngày. Liều duy trì: 300 - 400 mg/ngày. Trẻ em: Liều ban đầu là 5 mg/kg/ngày, chia 2 - 3 lần. Ðiều chỉnh liều khi cần, nhưng không được vượt 300 mg/ngày. Liều duy trì: 4 - 8 mg/kg/ngày, chia 2 - 3 lần. Thuốc tiêm: Ðể điều trị trạng thái động kinh, thường bắt đầu tiêm tĩnh mạch benzodiazepin (như diazepam), tiếp theo là tiêm tĩnh mạch phenytoin. - Người lớn và thiếu niên: 15 - 20 mg/kg, tiêm tĩnh mạch trực tiếp, tốc độ không vượt quá 50 mg/phút. Liều duy trì: Tiêm tĩnh mạch trực tiếp 100 mg/lần, 6 - 8 giờ/lần, tốc độ không vượt quá 50 mg/phút. - Trẻ em: Tiêm tĩnh mạch trực tiếp 15 - 20 mg/kg, tốc độ không vượt quá 50 mg/phút (tốc độ 1 - 3 mg/kg thể trọng/phút). - Người cao tuổi, bệnh nặng hoặc người suy gan cần phải giảm liều bởi có sự chuyển hóa chậm của phenytoin hoặc giảm liên kết với protein huyết tương. Ðối với người béo phì, toàn bộ liều phải được tính toán dựa trên trọng lượng lý tưởng cộng với 1,33 lần phần vượt quá cân nặng lý tưởng, bởi vì phenytoin được phân bố nhiều trong mỡ. 151
- 15. Thuốc Carbamazepin A, Qui cách đóng gói Viên nén: 200 mg. Viên nhai: 100 mg; 200 mg. Viên giải phóng chậm: 100 mg; 200 mg; 400 mg. Hỗn dịch uống: 100 mg/5 ml. Ðạn trực tràng 125 mg, 250 mg B, Cách dùng, liều lượng Ðiều trị động kinh: Nên ưu tiên dùng một thuốc nhưng cũng có thể cần phải phối hợp. Phải bắt đầu cho carbamazepin với liều thấp và khi tăng hoặc giảm liều phải tiến hành dần dần từng bước. Khi bổ sung carbamazepin vào chế độ trị liệu chống co giật, thì nên thêm dần dần carbamazepin trong khi đó phải duy trì hoặc giảm dần các thuốc chống co giật kia, trừ phenytoin có thể phải tăng liều. Khi ngừng dùng carbamazepin, phải giảm liều từ từ để tránh tăng cơn động kinh hoặc tình trạng động kinh liên tục Phenytoin ít hiệu quả hơn carbamazepin nhưng lại là thuốc được chọn dùng nếu người bệnh bị dị ứng với carbamazepin Với người mang thai chỉ nên dùng carbamazepin đơn trị liệu với liều thấp nhất có thể được Liều cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Bắt đầu uống 100 - 200 mg, 1 hoặc 2 lần/ngày và cứ một tuần lại tăng thêm 200 mg cho đến khi đạt được đáp ứng tối đa. Liều dùng không được quá 1.000 mg/ngày cho trẻ em từ 12 đến 15 tuổi và 1200 mg cho người bệnh trên 15 tuổi. Những liều tới 1600 mg/ngày cho người lớn cũng đã được dùng trong một vài trường hợp cá biệt. Liều duy trì: Dùng liều thấp nhất có hiệu quả, thường từ 800 - 1200 mg/ngày Liều cho trẻ em từ 6 đến 12 tuổi: Bắt đầu 200 mg/ngày chia làm 2 - 4 lần/ngày và cứ sau một tuần lại tăng thêm 100 mg Liều dùng không được quá 1.000 mg/ngày. Liều duy trì điều chỉnh đến liều thấp nhất có hiệu quả, thường là: 400 - 800 mg/ngày Liều cho trẻ em dưới 6 tuổi: Bắt đầu 10 - 20 mg/kg/ngày, chia thành 2 hoặc 3 liều và cứ tăng liều dần sau mỗi tuần cho tới khi đạt được đáp ứng lâm sàng tối đa. Liều duy trì điều chỉnh đến liều thấp nhất có hiệu quả, thường là 15 - 35 mg/kg/ngày Còn có thể dùng carbamazepin theo đường trực tràng với liều tối đa là 250 mg/lần, cách 6 giờ/1 lần, cho người bệnh tạm thời không thể dùng đường uống. Nên tăng liều thêm 25%, khi chuyển từ dạng uống sang dạng đưa thuốc vào trực tràng và không nên dùng đường này quá 7 ngày Ðiều trị đau do thần kinh và do trung ương: Nên dùng thuốc ở liều thấp và tăng dần. Uống 100 mg, hai lần/ngày, cứ cách 3 ngày lại tăng một lần cho tới liều tối đa là 400 mg, hai lần/ngày Ðiều trị viêm dây thần kinh tam thoa: 152
- Uống 100 mg, hai lần/ngày. Liều tăng từ từ để tránh buồn ngủ. Có thể dùng liều 400 mg, hai lần/ngày, cho một số người bệnh. Khi đã giảm đau được một số tuần, thì giảm dần liều Liều ở người cao tuổi: Ðộ thanh thải carbamazepin bị giảm ở một số người cao tuổi, do đó liều duy trì có thể cần phải thấp hơn 16. Thuốc Clorpromazin A, Qui cách đóng gói - Viên nén: 10 mg, 25 mg, 50 mg, 100 mg, 200 mg. - Viên nang giải phóng thuốc kéo dài: 30 mg, 75 mg, 150 mg, 200 mg, 300 mg. - Dung dịch uống: 30 mg/ml; 40 mg/ml; 100 mg/ml. - Sirô: 10 mg/5 ml, 25 mg/5 ml, 100 mg/5 ml. - Ống tiêm: 25 mg/1 ml. - Thuốc đạn: 25 mg, 100 mg. B, Cách dùng, liều lượng Liều lượng thuốc thay đổi theo từng người bệnh và theo mục đích điều trị. Clorpromazin không được tiêm dưới da vì có thể gây hoại tử mô nặng. - Tiêm bắp: Pha loãng dung dịch tiêm clorpromazin bằng dung dịch natri clorid tiêm và/hoặc thêm 2% procain để phòng kích ứng nơi tiêm. - Tiêm tĩnh mạch: Chỉ dùng khi bị nấc nặng, khi phẫu thuật hoặc trong bệnh uốn ván. Trước khi tiêm cần pha loãng thuốc với dung dịch natri clorid tiêm. Cần theo dõi chặt chẽ huyết áp để phòng và kịp xử lý hạ huyết áp khi dùng dạng tiêm. Liều và hàm lượng của các dạng thuốc tính theo clorpromazin base (không theo dạng muối hydroclorid). Với các chứng nấc khó chữa: Khi bắt đầu điều trị dùng dạng uống, nếu các triệu chứng vẫn còn kéo dài 2 hoặc 3 ngày, thì dùng dạng tiêm bắp, nếu vẫn còn nấc thì truyền tĩnh mạch chậm. Ðiều trị các bệnh loạn tâm thần Người lớn: Uống: 10 - 25 mg/lần, 2 - 4 lần/ngày. Với viên nang giải phóng chậm: 30 - 300 mg, 1 - 3 lần/ngày. Tiêm bắp khi có những rối loạn nặng: Bắt đầu 25 - 50 mg; có thể tiêm nhắc lại trong 1 giờ và sau đó cách 3 đến 12 giờ một lần; có thể tăng liều, nếu cần. Liều tối đa: 1 g/ngày (đôi khi có thể tăng dần tới 2 g/ngày hoặc hơn trong thời gian ngắn). Trẻ em: Từ 6 tháng tuổi trở lên: 0,55 mg/kg thể trọng/lần, uống cách 4 - 6 giờ/lần hoặc tiêm bắp cách6 - 8 giờ/lần. Ðiều trị buồn nôn, nôn Người lớn: Uống 10 - 25 mg/lần ; cách 4 giờ một lần nếu cần. Tiêm bắp: Ðầu tiên 25 mg; sau đó có thể tiêm từ 25 mg tới 50 mg, cách 3 - 4 giờ một lần nếu cần. 153
- Ðặt trực tràng: 50 - 100 mg/lần; cách 6 - 8giờ một lần nếu cần. Trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi: Liều chưa được xác định. Trẻ em: Từ 6 tháng tuổi trở lên: thường dùng 0,55 mg/kg thể trọng, uống 4 - 6 giờ/lần hoặc tiêm bắp:6 - 8 giờ/lần, hoặc đặt trực tràng: 1 mg/kg thể trọng, 6 - 8 giờ/lần. An thần trước phẫu thuật Người lớn: Uống: 25 - 50 mg, 2 - 3 giờ trước phẫu thuật. Tiêm bắp: 12,5 - 25 mg, 1 - 2 giờ trước phẫu thuật. Trẻ em: Từ 6 tháng tuổi trở lên: 0,55 mg/kg thể trọng, uống trước khi mổ 2 - 3 giờ, hoặc tiêm bắp trước khi mổ 1 - 2 giờ. Ðiều trị nấc Người lớn: Uống hoặc tiêm bắp 25 - 50 mg/lần, 3 hoặc 4 lần/ngày. Tiêm truyền tĩnh mạch: 25 - 50 mg, pha loãng trong 500 đến 1000 ml dung dịch tiêm natri clorid và truyền chậm với tốc độ 1 ml/phút. Theo dõi huyết áp sát sao. Trẻ em: Liều chưa được xác định. Ðiều trị rối loạn chuyển hóa porphyrin Người lớn: Uống 25 - 50 mg/lần; 3 hoặc 4 lần/ngày. Tiêm bắp: 25 mg/lần; cách 6 hoặc 8 giờ một lần, cho tới khi người bệnh có thể điều trị theo đường uống. Trẻ em: Liều chưa được xác định. Ðiều trị uốn ván Người lớn: Tiêm bắp: 25 - 50 mg/lần; 3 hoặc 4 lần/ngày. Liều có thể tăng lên dần nếu cần. Tiêm truyền tĩnh mạch: 25 - 50 mg pha loãng tới nồng độ ít nhất 1 mg/ml, bằng dung dịch tiêm natri clorid và truyền với tốc độ 1 ml/phút. Trẻ em: Tiêm bắp hoặc truyền tĩnh mạch: 0,55 mg/kg thể trọng; cách 6 - 8 giờ một lần. 17. Thuốc Haloperidol A, Qui cách đóng gói Viên nén haloperidol 0,5 mg; 1 mg; 1,5 mg; 2 mg; 5 mg; 10 mg và 20 mg. Ống tiêm 5 mg/ml (dung dịch 0,5%). Ống tiêm haloperidol decanoat 50 mg và 100 mg/ml (Tính theo base của muối haloperidol base). Ðây là dạng thuốc tác dụng kéo dài. Dung dịch uống haloperidol loại 0,05% (40 giọt = 1 mg), loại 0,2% (10 giọt = 1 mg). B, Cách dùng, liều lượng 154
- - Cách dùng: Haloperidol có thể uống, tiêm bắp. Haloperidol decanoat là thuốc an thần tác dụng kéo dài, dùng tiêm bắp. Nên uống haloperidol cùng thức ăn hoặc 1 cốc nước (240 ml) hoặc sữa nếu cần. Dung dịch uống không được pha vào cafê hoặc nước chè, vì sẽ làm haloperidol kết tủa. - Liều lượng: Liều lượng tùy theo từng người bệnh, bắt đầu từ liều thấp trong phạm vi liều thường dùng. Sau khi có đáp ứng tốt (thường trong vòng 3 tuần), liều duy trì thích hợp phải được xác định bằng giảm dần đến liều thấp nhất có hiệu quả. Bệnh loạn thần và các rối loạn hành vi kết hợp. Người lớn: Ban đầu 0,5 mg - 5 mg, 2 - 3 lần/24 giờ. Liều được điều chỉnh dần khi cần và người bệnh chịu được thuốc. Trong loạn thần nặng hoặc người bệnh kháng thuốc, liều có thể tới 60 mg một ngày, thậm chí 100 mg/ngày. Liều giới hạn thông thường cho người lớn: 100 mg Trẻ em: Dưới 3 tuổi: Liều chưa được xác định. 3 - 12 tuổi (cân nặng 15 - 40 kg): Liều ban đầu 25 - 50 microgam/kg (0,025 - 0,05 mg/kg) mỗi ngày, chia làm 2 lần. Có thể tăng rất thận trọng, nếu cần. Liều tối đa hàng ngày 10 mg (có thể tới 0,15 mg/kg). Người cao tuổi: 500 microgam (0,5 mg) cho tới 2 mg, chia làm 2 - 3 lần/ngày. Thuốc tiêm: Dùng trong loạn thần cấp: tiêm bắp ban đầu 2 - 5 mg. Nếu cần 1 giờ sau tiêm lại, hoặc 4 - 8 giờ sau tiêm lặp lại. Ðể kiểm soát nhanh loạn thần cấp hoặc chứng sảng cấp, haloperidol có thể tiêm tĩnh mạch, liều 0,5 - 50 mg với tốc độ 5 mg/phút, liều có thể lặp lại 30 phút sau nếu cần. Liều giới hạn thông thường tiêm bắp cho người lớn: 100 mg/ngày. Liều tiêm thông thường cho trẻ em: Chưa xác định được độ an toàn và hiệu quả. Khi người bệnh đã ổn định với liều uống haloperidol và cần điều trị lâu dài, có thể tiêm bắp sâu haloperidol decanoat. Liều ban đầu, thông thường tương đương 10 đến 15 lần tổng liều uống hàng ngày, cho tới tối đa 100 mg. Các liều sau, thường cho cách nhau 4 tuần, có thể tới 300 mg, tùy theo nhu cầu của người bệnh, cả hai liều và khoảng cách dùng thuốc phải được điều chỉnh theo yêu cầu. Liều giới hạn kê đơn thông thường cho người lớn: 300 mg (base) mỗi tháng. Ðiều trị buồn nôn và nôn do các nguyên nhân: Liều thông thường: 1 - 2 mg tiêm bắp, cách nhau khoảng 12 giờ 18. Thuốc Imipramin A, Qui cách đóng gói Viên nén 10 mg, 25 mg; ống tiêm: 25 mg/2 ml; sirô: 25 mg/5ml B, Cách dùng, liều lượng Tùy theo từng người bệnh. Gợi ý về liều trong một số bệnh: Liều cho người lớn: 155
- Tiêm bắp: Trong giai đoạn đầu điều trị, nếu không thể uống được, tiêm bắp liều ban đầu để điều trị trầm cảm cho tới 100 mg/ngày chia làm nhiều lần nhưng phải thay thế bằng uống càng sớm càng tốt. Ðối với thiếu niên và người bệnh ngoại trú, cần giảm liều. Uống: Chứng sợ khoảng rộng, hiệu quả phụ thuộc vào liều; có thể tới 150 mg/ngày hoặc cao hơn. Chứng ăn vô độ: 75 - 275 mg/ngày. Trầm cảm: Người bệnh nội trú: Liều ban đầu thường là 100 mg/ngày chia làm nhiều lần, nếu cần tăng dần lên tới 200 mg/ngày. Nếu sau 2 tuần không có kết quả thì có thể tăng liều lên tới 250 - 300 mg/ngày.Người bệnh ngoại trú: Liều ban đầu thường là 75 mg/ngày uống một lần hay chia làm nhiều lần; liều tối đa nên dùng là 150 - 200 mg/ngày. Liều duy trì hằng ngày (150 mg/ngày hoặc ít hơn) có thể uống một lần vào lúc đi ngủ. Có thể dùng thuốc dài ngày để điều trị duy trì đối với người bệnh trầm cảm mạn tính có đáp ứng với imipramin. Ðái không tự chủ: Uống từ 10 đến 50 mg/ngày, liều phải được điều chỉnh theo nhu cầu và khả năng dung nạp thuốc, tới liều tối đa 150 mg/ngày. Liều imipramin 75 mg/ngày có tác dụng trong điều trị đái không tự chủ do gắng sức ở phụ nữ như ho, cười, cúi xuống hoặc nâng nhấc 1 vật. Imipramin 25 mg, ba lần một ngày được dùng để điều trị đái không tự chủ ở phụ nữ do cơ vòng của bàng quang không ổn định. Cơn hoảng sợ cấp có kèm chứng sợ khoảng rộng:2,25 mg/kg/ngày (khoảng 100 mg/ngày). Dùng liều cao hơn thì có kết quả hơn nhưng tỷ lệ phải bỏ thuốc cao do bị tác dụng phụ. Liều ở người cao tuổi Nên giảm liều ở người cao tuổi vì người bệnh cao tuổi dùng thuốc chống trầm cảm 3 vòng có tỷ lệ gia tăng các phản ứng loại lú lẫn và các triệu chứng thần kinh trung ương khác. Với người cao tuổi, nên giảm một phần ba hay một nửa liều thuốc chống trầm cảm 3 vòng. Tuổi tăng thì thời gian ổn định của nồng độ thuốc trong huyết thanh của imipramin, desipramin và amitriptylin cũng tăng theo. Trầm cảm: Liều ban đầu nên dùng là 30 - 40 mg/ngày; có thể dùng liều thấp ban đầu 10 mg vào buổi tối; thường không cần thiết vượt quá 100 mg/ngày. Ðái không tự chủ kèm theo cơ vòng bàng quang co thắt bất thường: Liều bắt đầu là 25 mg uống vào lúc đi ngủ và tăng dần mỗi lần 25 mg cho đến khi người bệnh đái tự chủ hoặc bị tác dụng phụ hay khi đã đạt đến liều 150 mg/ngày. Liều cho trẻ em Suy giảm chú ý: Liều dùng từ 25 đến 100 mg/ngày; liều thường thấp hơn liều dùng điều trị trầm cảm. Trẻ thường có đáp ứng trong vòng 24 giờ sau khi bắt đầu điều trị. Trầm cảm: Trẻ em dưới 6 tuổi, không nên dùng. Từ 6 đến 12 tuổi: Liều bắt đầu là 1,5 mg/kg/ngày uống một lần hoặc chia đều làm 4 lần; cứ 3 - 4 ngày lại tăng liều lên 1 mg cho mỗi kg cân nặng. Liều hàng ngày không được vượt quá 5 mg/kg/ngày. Trẻ uống liều 3,5 mg/kg/ngày cần phải được theo dõi chặt chẽ. Ðối với thiếu niên: liều ban đầu là 30 - 40 mg/ngày. Thường không cần dùng đến liều cao hơn 100 mg/ngày. Ðái dầm: Trẻ em trên 6 tuổi cần bắt đầu với liều 25 mg uống trước khi đi ngủ 1 giờ. Nếu trong vòng 1 tuần mà không có kết quả thì có thể tăng liều thêm 25 mg/ngày; liều tối đa cho trẻ dưới 12 tuổi: 50 mg/ngày; liều tối đa cho trẻ trên 12 tuổi: 75 mg/ngày. Nếu đái dầm sớm trong đêm, thì nên uống thuốc sớm hơn và chia làm nhiều lần, ví dụ uống 25 mg buổi chiều rồi uống thêm một liều trước khi đi ngủ. Thời gian điều trị, kể cả thời gian giảm dần liều trước khi ngừng thuốc, không được quá 3 tháng. Không cần phải bổ sung liều sau khi lọc máu thận nhân tạo hoặc thẩm phân màng bụng. 156
- Ngừng thuốc đột ngột sau trị liệu lâu ngày bằng imipramin có thể gây triệu chứng cai thuốc như nhức đầu, buồn nôn, khó chịu toàn thân. Cần ngừng thuốc từ từ trong khoảng thời gian 1 tháng nhằm phát hiện tái phát và để tránh hiện tượng tái cường phát mất ngủ, lo âu hay mệt mỏi, đặc biệt là ở người bệnh được điều trị với liều cao. Thậm chí ngay cả giảm liều dần dần vẫn có thể gây ra các triệu chứng nhất thời (tăng kích thích, bồn chồn, kích động, rối loạn giấc ngủ và mơ); các triệu chứng này thường mất đi sau vài tuần. 19. Thuốc Olanzapin A, Qui cách đóng gói B, Cách dùng, liều lượng Liều khuyên dùng khởi đầu của Olanzapine là 10 mg, dùng một lần trong 24 giờ mà không cần chú ý bữa ăn. Sau này có thể điều chỉnh liều hằng ngày tùy theo tâm trạng lâm sàng, thay đổi từ 5 mg đến 20 mg trong 24 giờ. Chỉ được tăng liều cao hơn liều thông thường 10 mg trong 24 giờ, nghĩa là dùng liều 15 mg trong 24 giờ hoặc cao hơn, sau khi đã có đánh giá lâm sàng thích hợp. * Trẻ em: Olanzapine chưa được nghiên cứu ở người dưới 18 tuổi. * Người bệnh cao tuổi: Không nên dùng, thường quy liều khởi đầu thấp là 5 mg nhưng nên cân nhắc đối với người bệnh hơn 65 tuổi khi có kèm các yếu tố lâm sàng không thuận lợi. * Người bệnh suy thận và / hoặc suy gan: nên cân nhắc để dùng liều khởi đầu thấp là 5 mg. Trong trường hợp suy gan trung bình (xơ gan loại A hoặc B Child - Pugh) nên dùng liều khởi đầu 5 mg và cẩn thận khi tăng liều. * Người bệnh nữ so với người bệnh nam: Không có khác nhau về liều khởi đầu và phạm vi liều thông thường. * Người bệnh không hút thuốc so với người bệnh có hút thuốc: Không có khác nhau về liều khởi đầu và phạm vi liều thông thường. Khi có nhiều hơn một yếu tố làm chậm quá trình chuyển hóa của Olanzapine (nữ giới, tuổi già, không hút thuốc...) nên cân nhắc để dùng liều khởi đầu thấp. Nên cẩn thận khi có chỉ định tăng liều ở những người bệnh này. Yêu cầu sinh viên thực hành cần * Quan sát kỹ đặc điểm, quy cách đóng gói, nhãn thuốc * Ghi chép các đặc điểm của từng thuốc về: - Tên thuốc, tên quốc tế, tên khác, tên biệt dược - Dạng thuốc, nồng độ, hàm lượng - Đặc điểm, màu sắc, quy cách đóng gói... - Tác dụng, tác dụng phụ - Chỉ định, chống chỉ định - Cách dùng, liều lượng và chú ý khi dùng. - Chế độ và kỹ thuật bảo quản, hạn dùng của thuốc. * Nhận xét chất lượng bằng cảm quan. 157
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
DƯỢC LÝ LÂM SÀNG part 1
48 p | 596 | 195
-
Giáo trình Bệnh lý tủy răng và vùng quanh chóp
8 p | 476 | 126
-
Giáo trình Hóa Dược - Dược Lý part 9
36 p | 221 | 100
-
Dược lý học part 9
23 p | 162 | 44
-
Giáo trình Bệnh Parkinson (Phần 1)
27 p | 214 | 39
-
Thuốc điều trị sốt rét (Kỳ 1)
5 p | 132 | 27
-
Dược lý học part 6
23 p | 134 | 21
-
Giáo trình Đảm bảo chất lượng xét nghiệm: Phần 1 - Trường ĐH Y tế Công cộng
78 p | 60 | 13
-
Giáo trình Dược liệu học (Dùng cho đào tạo dược sĩ cao đẳng): Phần 2 - PGS.TS. Trần Công Luận
81 p | 37 | 13
-
Giáo trình Bào chế và sinh dược học (Tập 1): Phần 1
92 p | 32 | 10
-
Giáo trình Cây dược liệu: Phần 1
97 p | 24 | 8
-
Giáo trình Chăm sóc sức khỏe trẻ em (Ngành: Hộ sinh - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Sơn La
250 p | 23 | 8
-
Giáo trình Dược lý 1 (Cao đẳng Dược): Phần 1 - Trường CĐ Phạm Ngọc Thạch Cần Thơ
137 p | 68 | 7
-
Giáo trình Chăm sóc sức khỏe phụ nữ, bà mẹ và gia đình - Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình
133 p | 71 | 7
-
Giáo trình Dược lý 1 (Ngành: Dược - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Sơn La
142 p | 21 | 6
-
Giáo trình Chăm sóc sức khoẻ cộng đồng: Phần 2
43 p | 14 | 6
-
Giáo trình Quản lý tồn trữ thuốc (Nghề: Dược - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn (2022)
82 p | 15 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn