intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Cây dược liệu: Phần 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:97

25
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Cây dược liệu là tài liệu dùng cho dạy học lý thuyết về cây dược liệu trong chương trình đào tạo sinh viên chuyên ngành trồng trọt, nông nghiệp công nghệ cao; đồng thời là tài liệu tham khảo cho các ngành học khác thuộc lĩnh vực nông – lâm nghiệp. Giáo trình được cấu trúc thành hai phần: Đại cương và Chuyên khoa. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 1 dưới đây!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Cây dược liệu: Phần 1

  1. TS. Lê Quang Ưng (Chủ biên) TS. Trần Trung Kiên, TS. Bùi Lan Anh, TS. Trần Đình Hà GIÁO TRÌNH CÂY DƯỢC LIỆU NHÀ XUẤT BẢN BÁCH KHOA HÀ NỘI 1
  2. Biên mục trên xuất bản phẩm của Thư viện Quốc gia Việt Nam Giáo trình cây dược liệu / B.s.: Lê Quang Ưng (ch.b.), Trần Trung Kiên, Bùi Lan Anh, Trần Đình Hà. - H. : Bách khoa Hà Nội, 2021. - 192tr. : hình vẽ, bảng ; 27cm 1. Cây thuốc 2. Giáo trình 633.880711 - dc23 BKH0121p-CIP 2
  3. LỜI NÓI ĐẦU Giáo trình Cây dược liệu là tài liệu dùng cho dạy học lý thuyết về cây dược liệu trong chương trình đào tạo sinh viên chuyên ngành trồng trọt, nông nghiệp công nghệ cao; đồng thời là tài liệu tham khảo cho các ngành học khác thuộc lĩnh vực nông – lâm nghiệp. Giáo trình được cấu trúc thành hai phần: Đại cương và Chuyên khoa. Phần Đại cương trình bày khái quát về vai trò, vị trí của cây dược liệu trong sản xuất, trong y học và các ngành kinh tế khác, cùng quá trình phát triển của ngành dược liệu Việt Nam; giới thiệu thành phần và vai trò của các nhóm hợp chất tự nhiên chính có trong cây dược liệu; các cây dược liệu có tác dụng chữa bệnh theo từng nhóm, là cơ sở cho việc nghiên cứu, phát triển các bài thuốc chữa bệnh, ứng dụng trong đời sống thực tiễn; những kiến thức cơ bản về kỹ thuật trồng trọt, thu hái, phơi sấy, chế biến sơ bộ và bảo quản dược liệu theo tiêu chuẩn GACP. Phần Chuyên khoa trình bày kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc và chế biến 12 cây dược liệu thông dụng và có giá trị ở Việt Nam. Với mỗi cây dược liệu cụ thể được giới thiệu sẽ cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về nguồn gốc, sự phân bố, đặc điểm thực vật học, thành phần hóa học chính cũng như công dụng của chúng trong phòng và chữa bệnh, cùng với kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hái, chế biến và tiêu chuẩn dược liệu. Tập thể tác giả biên soạn cuốn giáo trình này: TS. Lê Quang Ưng, chủ biên và biên soạn chính tất cả các chương; TS. Trần Trung Kiên, TS. Bùi Lan Anh, TS. Trần Đình Hà tham gia biên soạn kỹ thuật trồng trọt các cây dược liệu ở chương 5. Tập thể tác giả rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp bổ ích từ bạn đọc để có thể bổ sung, chỉnh lý Giáo trình Cây dược liệu hoàn thiện hơn, nhằm phục vụ có hiệu quả cho việc học tập, nghiên cứu và tham khảo của sinh viên các ngành nông – lâm nghiệp. Các tác giả 3
  4. MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU ..................................................................................................................... 3 PHẦN ĐẠI CƯƠNG Chương 1. GIỚI THIỆU VỀ CÂY DƯỢC LIỆU ........................................................... 11 1.1. Các định nghĩa và khái niệm cơ bản .................................................................... 11 1.2. Phân loại cây dược liệu .......................................................................................... 11 1.2.1. Phân loại theo dược lý học hiện đại ............................................................... 11 1.2.2. Phân loại theo nhóm bệnh lý .......................................................................... 12 1.2.3. Phân loại theo vị trí địa lý .............................................................................. 12 1.2.4. Phân loại theo nhóm thực vật ......................................................................... 12 1.2.5. Phân loại theo thành phần hóa học chính ....................................................... 13 1.3. Đặc điểm của cây dược liệu ................................................................................... 13 1.3.1. Đa dạng về chu kỳ sống ................................................................................. 13 1.3.2. Đa dạng về dạng cây ...................................................................................... 13 1.3.3. Đa dạng về phân bố ........................................................................................ 14 1.3.4. Đa dạng về bộ phận sử dụng .......................................................................... 15 1.4. Vai trò và giá trị của cây dược liệu ....................................................................... 15 1.4.1. Vai trò cây dược liệu trong phòng và chữa bệnh theo Y học cổ truyền ......... 15 1.4.2. Vai trò cây dược liệu trong ngành công nghiệp dược, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm ........................................................................................................ 16 1.4.3. Giá trị kinh tế ngành dược liệu....................................................................... 17 1.5. Lịch sử hình thành và phát triển dược liệu học Việt Nam ................................. 18 1.6. Tình hình khai thác, nghiên cứu cây dược liệu tại Việt Nam............................. 21 Chương 2. CÁC HỢP CHẤT TỰ NHIÊN TỪ CÂY DƯỢC LIỆU .............................. 24 2.1. Giới thiệu chung về hóa học các hợp chất tự nhiên ............................................ 24 4
  5. 2.2. Phân loại các hợp chất thiên nhiên ....................................................................... 24 2.2.1. Hợp chất sơ cấp .............................................................................................. 24 2.2.2. Hợp chất thứ cấp ............................................................................................ 26 Chương 3. CÂY DƯỢC LIỆU VÀ VỊ THUỐC CHỮA BỆNH .................................... 46 3.1. Các cây thuốc và vị thuốc chữa tê thấp, đau nhức .............................................. 46 3.1.1. Các cây thuốc và vị thuốc dùng theo đường uống ......................................... 46 3.1.2. Các cây thuốc và vị thuốc dùng ngoài............................................................ 48 3.2. Các cây thuốc và vị thuốc chữa gút ...................................................................... 49 3.3. Các cây thuốc và vị thuốc chữa bệnh tiểu đường ................................................ 52 3.4. Các cây thuốc và vị thuốc chữa đau dạ dày, đại trực tràng ............................... 54 3.5. Các cây thuốc và vị thuốc chữa mẩn ngứa, dị ứng .............................................. 55 3.5.1. Các cây thuốc và vị thuốc dùng theo đường uống ......................................... 56 3.5.2. Các cây thuốc và vị thuốc dùng ngoài............................................................ 57 3.6. Các cây thuốc và vị thuốc chữa bệnh gan ............................................................ 57 3.7. Các cây thuốc và vị thuốc chữa ho, hen ............................................................... 60 3.8. Các cây thuốc và vị thuốc lợi tiểu, tán sỏi ............................................................ 62 3.9. Các cây thuốc và vị thuốc an thần ........................................................................ 64 3.10. Các cây thuốc và vị thuốc bổ, tăng cường hệ miễn dịch ................................... 65 Chương 4. THỰC HÀNH TỐT GIEO TRỒNG VÀ THU HÁI DƯỢC LIỆU ............ 68 4.1. Điều kiện trồng cây dược liệu ................................................................................ 68 4.1.1. Những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất cây dược liệu ........................... 68 4.1.2. Điều kiện trồng cây thuốc theo GACP ........................................................... 69 4.2. Hạt giống và nguyên liệu nhân giống ................................................................... 69 4.2.1. Chọn giống ..................................................................................................... 69 4.2.2. Lai lịch giống cây ........................................................................................... 69 4.2.3. Nguyên liệu nhân giống ................................................................................. 70 4.3. Trồng trọt ................................................................................................................ 70 4.3.1. Chọn địa điểm ................................................................................................ 70 4.3.2. Môi trường sinh thái và tác động xã hội ........................................................ 70 4.3.3. Khí hậu ........................................................................................................... 71 5
  6. 4.3.4. Đất trồng ........................................................................................................ 72 4.3.5. Kỹ thuật nhân giống ....................................................................................... 73 4.3.6. Kỹ thuật gieo trồng và chăm sóc cây dược liệu ............................................. 74 4.4. Thu hoạch cây dược liệu ........................................................................................ 78 4.4.1. Nguyên tắc thu hoạch cây dược liệu .............................................................. 78 4.4.2. Kỹ thuật thu hái cây dược liệu ....................................................................... 79 4.5. Nguyên tắc, tiêu chuẩn khai thác dược liệu tự nhiên .......................................... 81 4.5.1. Lập kế hoạch khai thác................................................................................... 81 4.5.2. Chọn dược liệu để khai thác ........................................................................... 82 4.5.3. Khai thác ........................................................................................................ 82 4.6. Sơ chế, đóng gói, bảo quản, vận chuyển dược liệu sau khi thu hoạch và khai thác ............................................................................................................. 83 4.6.1. Cơ sở chế biến ................................................................................................ 83 4.6.2. Kiểm tra và phân loại dược liệu ..................................................................... 83 4.6.3. Sơ chế dược liệu ............................................................................................. 83 4.6.4. Đóng gói và dán nhãn hàng chờ đóng gói ...................................................... 87 4.6.5. Bảo quản và vận chuyển ................................................................................ 88 4.6.6. Bảo đảm chất lượng ....................................................................................... 89 4.7. Hồ sơ tài liệu ........................................................................................................... 89 4.8. Nhân sự và vệ sinh.................................................................................................. 90 4.8.1. Nhân sự và đào tạo ......................................................................................... 90 4.8.2. Vệ sinh và vệ sinh môi trường ....................................................................... 90 4.9. Đặc chế và chế biến dược liệu ............................................................................... 91 PHẦN CHUYÊN KHOA Chương 5. KỸ THUẬT TRỒNG TRỌT MỘT SỐ CÂY DƯỢC LIỆU ...................... 98 5.1. Cây Actiso ............................................................................................................... 98 5.1.1. Nguồn gốc và phân bố.................................................................................... 98 6
  7. 5.1.2. Giá trị kinh tế.................................................................................................. 98 5.1.3. Thành phần hóa học và công dụng ................................................................. 99 5.1.4. Đặc điểm thực vật học .................................................................................. 100 5.1.5. Điều kiện sinh thái........................................................................................ 101 5.1.6. Kỹ thuật trồng trọt ........................................................................................ 101 5.1.7. Thu hoạch, sơ chế và bảo quản .................................................................... 105 5.1.8. Tiêu chuẩn dược liệu .................................................................................... 105 5.2. Cây Ba kích ........................................................................................................... 106 5.2.1. Nguồn gốc và phân bố .................................................................................. 106 5.2.2. Giá trị kinh tế................................................................................................ 106 5.2.3. Thành phần hóa học và công dụng ............................................................... 106 5.2.4. Đặc điểm thực vật học .................................................................................. 107 5.2.5. Điều kiện sinh thái........................................................................................ 107 5.2.6. Kỹ thuật trồng trọt ........................................................................................ 108 5.2.7. Thu hoạch, sơ chế và bảo quản .................................................................... 111 5.2.8. Tiêu chuẩn dược liệu .................................................................................... 112 5.3. Cây Bạch truật ...................................................................................................... 112 5.3.1. Nguồn gốc và phân bố .................................................................................. 112 5.3.2. Giá trị kinh tế................................................................................................ 112 5.3.3. Thành phần hóa học và công dụng ............................................................... 113 5.3.4. Đặc điểm thực vật học .................................................................................. 114 5.3.5. Điều kiện sinh thái........................................................................................ 114 5.3.6. Kỹ thuật trồng trọt ........................................................................................ 115 5.3.7. Thu hoạch, sơ chế và bảo quản .................................................................... 119 5.3.8. Tiêu chuẩn dược liệu .................................................................................... 120 5.4. Cây Đương quy Nhật Bản ................................................................................... 121 5.4.1. Nguồn gốc và phân bố .................................................................................. 121 5.4.2. Giá trị kinh tế................................................................................................ 121 7
  8. 5.4.3. Thành phần hóa học và công dụng ............................................................... 121 5.4.4. Đặc điểm thực vật học.................................................................................. 121 5.4.5. Điều kiện sinh thái ....................................................................................... 122 5.4.6. Kỹ thuật trồng trọt ........................................................................................ 123 5.4.7. Thu hoạch, sơ chế và bảo quản .................................................................... 128 5.4.8. Tiêu chuẩn dược liệu .................................................................................... 129 5.5. Cây Giảo cổ lam bảy lá ........................................................................................ 129 5.5.1. Nguồn gốc và phân bố.................................................................................. 129 5.5.2. Giá trị kinh tế ............................................................................................... 129 5.5.3. Thành phần hóa học và công dụng ............................................................... 129 5.5.4. Đặc điểm thực vật học.................................................................................. 130 5.5.5. Điều kiện sinh thái ....................................................................................... 130 5.5.6. Kỹ thuật trồng trọt ........................................................................................ 131 5.5.7. Thu hoạch, sơ chế và bảo quản .................................................................... 133 5.5.8. Tiêu chuẩn dược liệu .................................................................................... 134 5.6. Cây Hà thủ ô đỏ .................................................................................................... 134 5.6.1. Nguồn gốc và phân bố.................................................................................. 134 5.6.2. Giá trị kinh tế ............................................................................................... 134 5.6.3. Thành phần hóa học và công dụng ............................................................... 135 5.6.4. Đặc điểm thực vật học.................................................................................. 135 5.6.5. Điều kiện sinh thái ....................................................................................... 136 5.6.6. Kỹ thuật trồng trọt ........................................................................................ 136 5.6.7. Thu hoạch, sơ chế và bảo quản .................................................................... 139 5.6.8. Tiêu chuẩn dược liệu .................................................................................... 139 5.7. Cây Hòe ................................................................................................................. 139 5.7.1. Nguồn gốc và phân bố.................................................................................. 139 5.7.2. Giá trị kinh tế ............................................................................................... 140 5.7.3. Thành phần hóa học và công dụng ............................................................... 140 8
  9. 5.7.4. Đặc điểm thực vật học .................................................................................. 141 5.7.5. Điều kiện sinh thái........................................................................................ 142 5.7.6. Kỹ thuật trồng trọt ........................................................................................ 142 5.7.7. Thu hoạch, sơ chế và bảo quản .................................................................... 145 5.7.8. Tiêu chuẩn dược liệu .................................................................................... 145 5.8. Cây Hoài sơn ......................................................................................................... 145 5.8.1. Nguồn gốc và phân bố .................................................................................. 146 5.8.2. Giá trị kinh tế................................................................................................ 146 5.8.3. Thành phần hóa học và công dụng ............................................................... 146 5.8.4. Đặc điểm thực vật học .................................................................................. 147 5.8.5. Điều kiện sinh thái........................................................................................ 148 5.8.6. Kỹ thuật trồng trọt ........................................................................................ 149 5.8.7. Thu hoạch, sơ chế và bảo quản .................................................................... 152 5.8.8. Tiêu chuẩn dược liệu .................................................................................... 152 5.9. Cây Sinh địa .......................................................................................................... 152 5.9.1. Nguồn gốc và phân bố .................................................................................. 152 5.9.2. Giá trị kinh tế................................................................................................ 152 5.9.3. Thành phần hóa học và công dụng ............................................................... 153 5.9.4. Đặc điểm thực vật học .................................................................................. 154 5.9.5. Điều kiện sinh thái........................................................................................ 156 5.9.6. Kỹ thuật trồng trọt ........................................................................................ 156 5.9.7. Thu hoạch, sơ chế và bảo quản .................................................................... 159 5.9.8. Tiêu chuẩn dược liệu .................................................................................... 159 5.10. Cây Tam thất ...................................................................................................... 159 5.10.1. Nguồn gốc và phân bố ................................................................................ 159 5.10.2. Giá trị kinh tế.............................................................................................. 159 5.10.3. Thành phần hóa học và công dụng ............................................................. 160 5.10.4. Đặc điểm thực vật học ................................................................................ 163 9
  10. 5.10.5. Điều kiện sinh thái ..................................................................................... 164 5.10.6. Kỹ thuật trồng trọt ...................................................................................... 164 5.10.7. Thu hoạch, sơ chế và bảo quản .................................................................. 169 5.10.8. Tiêu chuẩn dược liệu .................................................................................. 170 5.11. Cây Thiên môn đông .......................................................................................... 170 5.11.1. Nguồn gốc, phân bố và các loài ................................................................. 170 5.11.2. Giá trị kinh tế ............................................................................................. 170 5.11.3. Thành phần hóa học và công dụng ............................................................. 170 5.11.4. Đặc điểm thực vật học................................................................................ 171 5.11.5. Điều kiện sinh thái ..................................................................................... 172 5.11.6. Kỹ thuật trồng trọt ...................................................................................... 172 5.11.7. Thu hoạch, sơ chế và bảo quản .................................................................. 175 5.11.8. Tiêu chuẩn dược liệu .................................................................................. 175 5.12. Cây Quế ............................................................................................................... 175 5.12.1. Nguồn gốc và phân bố................................................................................ 175 5.12.2. Giá trị kinh tế ............................................................................................. 176 5.12.3. Thành phần hóa học và công dụng ............................................................. 177 5.12.4. Đặc điểm thực vật học................................................................................ 177 5.12.5. Điều kiện sinh thái ..................................................................................... 178 5.12.6. Kỹ thuật trồng trọt ...................................................................................... 179 5.12.7. Thu hoạch, sơ chế và bảo quản .................................................................. 187 5.12.8. Tiêu chuẩn dược liệu .................................................................................. 188 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 189 10
  11. PHẦN ĐẠI CƯƠNG Chương 1 GIỚI THIỆU VỀ CÂY DƯỢC LIỆU 1.1. Các định nghĩa và khái niệm cơ bản Dược liệu là nguyên liệu làm thuốc có nguồn gốc tự nhiên từ thực vật, động vật, khoáng vật và đạt tiêu chuẩn làm thuốc (Luật Dược năm 2016). Cây dược liệu là đối tượng nghiên cứu của khoa học thảo dược, bao gồm những loài thực vật có tác dụng phòng bệnh, chữa bệnh hoặc bồi bổ cơ thể khi được sử dụng. Thuốc thảo dược là những nguyên liệu nguồn gốc thực vật có lợi ích trị liệu hoặc những lợi ích cho sức khỏe của con người, bao gồm các nguyên liệu thô hoặc đã chế biến từ một hoặc nhiều loài thực vật. Định nghĩa này không áp dụng khi thành phần hoạt chất đã được xác định và được phân lập hoặc tổng hợp thành thành phần hóa học của sản phẩm thuốc. Sản phẩm thảo dược là thành phẩm được dán nhãn dược phẩm ở dạng bào chế có chứa một hoặc nhiều chất sau: nguyên liệu thực vật dạng bột, chiết xuất, chiết xuất tinh khiết hoặc hoạt chất được tinh chế một phần được phân lập từ nguyên liệu thực vật. Các loại thuốc có chứa nguyên liệu thực vật kết hợp với các hoạt chất được xác định về mặt hóa học, bao gồm các thành phần biệt dược, được xác định về mặt hóa học của thực vật, không được coi là thuốc thảo dược. 1.2. Phân loại cây dược liệu Theo kinh nghiệm tích lũy từ đời này sang đời khác trong việc sử dụng cây dược liệu, dẫn đến việc phân loại nhằm sắp xếp những kinh nghiệm đó lại thành hệ thống, trở thành quy luật dự đoán cho những cây dược liệu mà con người chưa biết đến. Mỗi sự phân loại đều dựa trên quy luật chung. Có các cách phân loại dược liệu như sau: 1.2.1. Phân loại theo dược lý học hiện đại Khoa học công nghệ phát triển, nhiều công trình nghiên cứu về hóa học các hợp chất thiên nhiên và các hoạt động sinh học đã chứng minh và phân chia các vị thuốc, các hợp chất sạch thành các nhóm chức năng chủ yếu khác nhau: – Nhóm tác dụng chống oxy hóa cao: Đinh hương, Quế, Nghệ tây, Húng Quế, Việt quất, Câu kỷ tử, Hoàng kỳ, Thành ngạnh v.v.. 11
  12. – Nhóm tác dụng chống viêm: Hoàng liên, Kim ngân hoa, Sài đất, Bồ công anh v.v.. – Nhóm tác dụng giảm đau: Độc hoạt, Dây đau xương v.v.. – Nhóm tác dụng tăng lực: Nhân sâm, Đinh lăng v.v.. – Nhóm tác dụng đối với hệ nội tiết: các dược liệu chữa bệnh tiểu đường như Thìa canh, Dâu tằm. – Nhóm tác dụng đối với hệ miễn dịch: Cát sâm, Hoàng kỳ, Bạch truật v.v.. – Nhóm tác dụng cải thiện công năng các tạng phủ: Sinh địa, Hà thủ ô v.v.. 1.2.2. Phân loại theo nhóm bệnh lý Đây là cách phân chia theo tính dược, theo kinh nghiệm cổ truyền đã được xác minh phần nào trên cơ sở khoa học về dược lý, hóa học, sắp xếp theo yêu cầu điều trị hiện nay thành từng nhóm gần giống thuốc tân dược như: thuốc hạ nhiệt, thuốc tẩy sổ, thuốc nhuận gan mật, thuốc ho, thuốc long đờm, thuốc trị tiểu đường, thuốc trị viêm, đau xương khớp, thuốc trị bệnh dạ dày, đại tràng, thuốc trị bệnh trĩ, thuốc trị thần kinh tọa v.v., để tiện cho cán bộ Tây y sử dụng dược liệu làm thuốc theo yêu cầu dược lý trị liệu hiện nay. Cách sắp xếp và phân loại theo nhóm bệnh lý được trình bày chi tiết trong chương 3. 1.2.3. Phân loại theo vị trí địa lý Tùy theo vị trí địa lý, các vị thuốc được chia thành hai nhóm: thuốc Nam và thuốc Bắc. Thuốc Nam bao gồm các vị thuốc xuất xứ ở phương Nam (Việt Nam), các vị thuốc thuộc nhóm này sinh trưởng ở vùng khí hậu á nhiệt đới và nhiệt đới. Thuốc Bắc bao gồm các vị thuốc xuất xứ ở phương Bắc (Trung Quốc), các vị thuốc này sinh trưởng ở vùng khí hậu á nhiệt đới đến ôn đới. Phần lớn các vị thuốc bồi bổ sức khỏe là các vị thuốc Bắc. 1.2.4. Phân loại theo nhóm thực vật Các nhà thực vật học đã chia giới thực vật ra thành những bậc phân loại như sau: Ngành và phân ngành Lớp và phân lớp Bộ và phân bộ Họ và phân họ Tông và phân tông Chi và phân chi Tổ và phân tổ Loài và phân loài Thứ và phân thứ hay giống trồng Dạng và phân dạng 12
  13. Trong các bậc phân loại này, loài là đơn vị cơ bản, xếp các loài vào chi, các chi vào họ tương ứng. Tùy theo hệ thống phân loại của các tác giả mà có sự khác nhau trong tên gọi (Võ Văn Chi, 2019). Một chi có nhiều loài khác nhau: Giảo cổ lam ba lá, năm lá, bảy lá và chín lá v.v. là các loài khác nhau thuộc chi Gynostemma. 1.2.5. Phân loại theo thành phần hóa học chính – Nhóm cây có tinh dầu: Sả, Hương thảo, Long não v.v.. – Nhóm cây có chứa carbohydrat. – Nhóm cây chứa Glycosid: saponin: họ Nhân sâm (Araliaceae), Cam thảo, Cát cánh, Viễn chí, Ngưu tất, Ngũ gia bì chân chim, Thổ phục linh, Mạch môn v.v.; glycosid tim: Hạt Đay, Trúc đào v.v.. – Nhóm cây chứa ancaloit: họ Á phiện (Papaveraceae), morphin và codein từ cây Thuốc phiện, strychnin từ cây Mã tiền, aconitin từ cây Ô đầu (Chu Thị Thơm và cộng sự, 2006). 1.3. Đặc điểm của cây dược liệu 1.3.1. Đa dạng về chu kỳ sống – Cây hằng năm: Gừng, Nghệ vàng, Sinh địa, Ngưu tất, Ích mẫu, Nhân trần, Hạ khô thảo, Long nha thảo, Tía tô v.v.. – Cây hai năm: Cát cánh, Bạch truật v.v.. – Cây lâu năm: Quế, Hồi, Thiên môn đông, Hà thủ ô trắng, Hà thủ ô đỏ, Tam thất, Bảy lá một hoa, Ba kích, Kim ngân hoa v.v. (Chu Thị Thơm và cộng sự, 2006). 1.3.2. Đa dạng về dạng cây – Cây mọng nước: Nha đam, Thủy bồn thảo v.v.. – Cây thân thảo: Diếp cá, Mã đề, Lá lốt, Bồ công anh, Kim tiền thảo v.v.. – Cây thân leo: Ba kích, Hà thủ ô, Kim ngân, Hoài sơn, Hoàng đằng v.v.. – Cây thân bụi: Đinh lăng, Nhân trần, Hoàn ngọc, Đơn mặt trời v.v.. – Cây thân gỗ nhỏ: Hoa Hòe, Dâu tằm, Bọ mẩy, Gối hạc v.v.. – Cây thân gỗ lớn: Đỗ trọng, Long não, Đơn tướng quân, Vối, Quế, Hồi v.v.. (Chu Thị Thơm và cộng sự, 2006). 13
  14. 1.3.3. Đa dạng về phân bố Việt Nam có nền Y học cổ truyền lâu đời, chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền Y học cổ truyền Trung Quốc. Việt Nam là nước nhiệt đới gió mùa có nguồn tài nguyên thực vật phong phú và đa dạng. Cây dược liệu có một vị trí và vai trò quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Cho đến nay, Việt Nam được ghi nhận có 5.117 loài thực vật và nấm lớn có công dụng làm thuốc (Viện Dược liệu, 2016). Nguồn gen cây thuốc ở Việt Nam không những đa dạng về thành phần loài, chủng, giống, dưới loài mà còn rất đa dạng theo các vùng sinh thái. Vùng núi cao có khí hậu á nhiệt đới: Sa Pa – Lào Cai, Sìn Hồ – Lai Châu và Đồng Văn, Quản Bạ – Hà Giang có các dược liệu bản địa và nhập nội: Bình vôi, Đảng sâm, Hà thủ ô đỏ, Tục đoạn, Actiso, Đỗ trọng, Độc hoạt, Đương quy, Hoàng bá, Mộc hương, Ô đầu, Tam thất, Xuyên khung v.v.. Vùng núi trung bình có khí hậu á nhiệt đới: Bắc Hà – Lào Cai, Mộc Châu – Sơn La, Nguyên Bình – Cao Bằng, Na Rì – Bắc Kạn và Đà Lạt – Lâm Đồng có các dược liệu: Bình vôi, Hà thủ ô, Tục đoạn, Giảo cổ lam, Bảy lá một hoa v.v.. Vùng trung du miền núi Bắc Bộ: Thái Nguyên, Bắc Giang, Yên Bái, Quảng Ninh, Lạng Sơn có các dược liệu chính: Chè hoa vàng, Ba kích, Đinh lăng, Địa liền, Gấc, Giảo cổ lam, Ích mẫu, Kim tiền thảo, Hồi, Quế, Sả, Sa nhân tím, Thanh hao hoa vàng, Ý dĩ, Hoàng bá nam, Nghệ vàng, Địa hoàng, Thiên môn đông, Mạch môn, Tô mộc, Dây đau xương, Thổ phục linh, Khôi nhung, Dạ cẩm v.v.. Vùng Đồng bằng sông Hồng: Hà Nội, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình và Thái Bình có các dược liệu: Cúc hoa vàng, Diệp hạ châu, Địa liền, Đinh lăng, Gấc, Hòe, Hoài sơn, Hương nhu trắng, Tía tô, Kinh giới, Dâu tằm, Râu mèo, Ích mẫu, Thanh hao hoa vàng, Mã đề, Ngưu tất, Bạc hà, Nhân trần, Diếp cá, Cốt khí củ v.v.. Vùng các tỉnh Bắc Trung Bộ: Thanh Hóa, Nghệ An có các dược liệu: Ba kích, Nghệ vàng, Diệp hạ châu, Đinh lăng, Hoài sơn, Hương nhu trắng, Hòe, Quế, Sả, Thổ phục linh v.v.. Vùng Nam Trung Bộ: Quảng Nam, Khánh Hòa có các dược liệu: Bụp giấm, Diệp hạ châu, Dừa cạn, Hoài sơn, Đậu ván trắng, Sâm Ngọc Linh, Râu mèo, Sa nhân tím, Quế v.v.. Vùng Tây Nguyên: Kon Tum, Gia Lai, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắk Nông có các dược liệu: Gấc, Gừng, Hương nhu trắng, Đảng sâm, Nghệ vàng, Sa nhân tím, Sả v.v.. Vùng Tây Nam Bộ và Đông Nam Bộ: An Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Tiền Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, 14
  15. Tây Ninh có các dược liệu: Gừng, Trinh nữ hoàng cung, Nghệ vàng, Nhàu, Rau đắng biển, Hoàn ngọc, Tràm, Xuyên tâm liên, Râu mèo, Kim tiền thảo, Sương sáo, Sương sâm v.v.. 1.3.4. Đa dạng về bộ phận sử dụng – Nhóm cây dược liệu khai thác rễ, củ: Sinh địa, Hoài sơn, Tam thất, Thổ phục linh, Cỏ tranh, Ngưu tất, Đinh lăng, Thiên niên kiện, Địa liền, Hà thủ ô, Gối hạc, Đạm trúc diệp, Thiên môn đông, Mạch môn, Bạch truật, Thương truật, Bạch thược, Xuyên khung v.v.. – Nhóm cây dược liệu khai thác lấy thân, cành: Quế, Long não, Núc nác, Hậu phác, Ô dược, Tô mộc v.v.. – Nhóm cây dược liệu khai thác lấy lá: Khôi nhung, Dâm dương hoắc, Chè vằng, Thìa canh, Lá dâu, Hoắc hương v.v.. – Nhóm cây dược liệu khai thác nụ hoa, quả: hoa Nhài, hoa Hòe, hoa Hồi, hoa Kim ngân, nụ Vối, hoa Cúc, hoa Hạ khô thảo, Đinh hương v.v.. – Nhóm cây dược liệu khai thác cả thân, lá và rễ: Gối hạc, Đơn mặt quỷ, Bọ mẩy, Xạ can, Dong riềng đỏ, Dạ cẩm v.v. (Chu Thị Thơm và cộng sự, 2006). 1.4. Vai trò và giá trị của cây dược liệu 1.4.1. Vai trò cây dược liệu trong phòng và chữa bệnh theo Y học cổ truyền Cây dược liệu giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong nền Y học cổ truyền của nhiều nước trên thế giới như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Việt Nam v.v.. Tất cả các lương y, bác sỹ Đông y, các hiệu thuốc gia truyền đều sử dụng sản phẩm từ cây dược liệu trong phòng bệnh, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho người dân. Theo dữ liệu năm 2015 của Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia Mỹ, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) báo cáo rằng có khoảng 60% dân số thế giới dùng thuốc thảo dược và khoảng 80% dân số ở các nước đang phát triển dùng thuốc thảo dược và các biện pháp chữa bệnh Y học cổ truyền khác để chăm sóc sức khỏe. Các nước trên thế giới đã dùng tới 35.000 loài thảo dược trong phòng và chữa bệnh. Không chỉ Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam có truyền thống sử dụng dược liệu với mục đích phòng và chữa bệnh, mà các nước tiên tiến có nền công nghiệp phát triển trên thế giới cũng có một phần tư số thuốc kê trong đơn chứa các hoạt chất trong dược liệu. Việt Nam có hệ thống bệnh viện y dược cổ truyền công lập tuyến Trung ương và tuyến tỉnh gồm 65 bệnh viện. Tỷ lệ bệnh viện đa khoa tuyến huyện có khoa, tổ y dược cổ truyền đạt 92,7%; trạm y tế có hoạt động khám chữa bệnh bằng y dược cổ truyền đạt 84,8%. Theo thống kê của Cục Quản lý Y Dược cổ truyền, Bộ Y tế, năm 2017, tỷ lệ lượt 15
  16. khám bệnh bằng Y học cổ truyền hoặc kết hợp Y học cổ truyền và Y học hiện đại trên tổng số lượt khám chữa bệnh chung của cả nước đạt 4,1% ở tuyến Trung ương, 11,7% ở tuyến tỉnh, 13,4% ở tuyến huyện và 28,5% ở tuyến xã. Việc kết hợp khám chữa bệnh giữa Y học cổ truyền với Y học hiện đại ở các tuyến luôn được xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe người dân. 1.4.2. Vai trò cây dược liệu trong ngành công nghiệp dược, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm Dược liệu Việt Nam đã cung cấp nhiều nguyên liệu quan trọng cho ngành công nghiệp dược phẩm để sản xuất thuốc. Hóa học các hợp chất thiên nhiên trong phát triển thuốc đã phát triển mạnh vào những năm giữa thế kỷ XX. Ngày nay, với những kỹ thuật sàng lọc hoạt tính sinh học mới, hiện đại, có tốc độ nhanh, lượng mẫu nhỏ, việc phát hiện các hợp chất thiên nhiên có hoạt tính sinh học mới là rất có triển vọng. Sau khi phát hiện ra các hoạt chất có hoạt tính mới, thì việc nghiên cứu chuyển hóa chúng thành các dẫn xuất bằng nhiều con đường trong đó có hóa tổng hợp để thử hoạt tính sinh học vẫn luôn là một lĩnh vực hấp dẫn. Các công ty đa quốc gia đang có xu hướng phát triển các dược phẩm có chứa một hoạt chất từ cây thuốc (tinh chất dược liệu), do các chế phẩm này có giá trị kinh tế lớn hơn nhiều so với các sản phẩm chứa cao thuốc hoặc hợp chất toàn phần chưa xác định được trong các công thức cổ truyền, kinh điển. Ở Trung Quốc, giai đoạn 1979 – 1990 có 42 chế phẩm thuốc mới từ cây thuốc được đưa ra thị trường, trong đó có 11 chế phẩm chữa bệnh tim mạch, 5 chế phẩm chữa ung thư, 6 chế phẩm chữa tiêu hóa. Cho đến nay, đã có trên 4.000 bằng sáng chế về thuốc đông dược của Trung Quốc được đăng ký, với 40 dạng bào chế khác nhau, được sản xuất ở 684 nhà máy chuyên về đông dược. Từ năm 1990 đến nay là giai đoạn phát triển rất mạnh của lĩnh vực sản xuất thuốc từ dược liệu với hàng trăm chế phẩm mới ra đời. Nhật Bản là nước dẫn đầu thế giới về nghiên cứu các hợp chất có tác dụng sinh học từ cây thuốc, chiếm 60% bằng phát minh trên thế giới về lĩnh vực này trong 5 năm (1990 – 1995). Trong giai đoạn 2000 – 2005, các công ty dược phẩm đa quốc gia đã có 23 sản phẩm thuốc mới từ nguồn gốc tự nhiên được phép đưa ra thị trường để điều trị bệnh ung thư, bệnh thần kinh, bệnh nhiễm trùng, bệnh tim mạch, các bệnh liên quan đến hệ miễn dịch, chống viêm v.v.. Với sự phát triển của các kỹ thuật phân tích hiện đại, nhiều hoạt chất được tách chiết từ dược liệu, nghiên cứu xác định cấu trúc và tác dụng dược lý. Kết hợp với công nghệ bào chế, các nhà sản xuất đã cho ra đời những dạng thuốc thuận tiện cho người sử dụng như viên nén, viên nang, cốm thuốc, trong đó nguyên liệu đầu vào là tinh chất hoặc cao dược 16
  17. liệu chuẩn hóa có hàm lượng hoạt chất chính xác. Điển hình trong nhóm này là các chế phẩm viên nén, viên nang cao Bạch quả (Ginkgo biloba), chứa các hoạt chất ginkgo flavon glycosid, terpen lacton, bilobalid, ginkgolid A, ginkgolid B, ginkgolid C; viên tỏi chứa dịch chiết tỏi có hoạt chất chính là allicin, viên nén cao Kế sữa (Cardus marianus) chứa hoạt chất chính là silymarin v.v.. Nhiều hoạt chất chiết xuất từ dược liệu được tinh chế đạt đến độ tinh khiết có thể sử dụng làm nguyên liệu bào chế thuốc tiêm. Điển hình trong nhóm này là các chế phẩm thuốc tiêm chứa flavonoid của Ginkgo biloba (biệt dược Tanakan®, Pháp; thuốc tiêm chứa paclitaxel phân lập từ cây Thông đỏ (Taxus brevifolia) (biệt dược Taxol ®, Mỹ); thuốc tiêm chứa vinblastin phân lập từ cây Dừa cạn (Vinca rosea) (biệt dược Velbe ®, Pháp) có tác dụng phòng chống ung thư. Nguồn tài nguyên cây cỏ và tri thức sử dụng cây cỏ làm thuốc là cơ sở quan trọng để sàng lọc và tìm ra thuốc mới. Hướng nghiên cứu này đang rất được coi trọng ở các nước có nền y học tiên tiến như Mỹ, Pháp, Nhật Bản, Trung Quốc. Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thiết kế các phân tử thuốc mới, cũng như trong nghiên cứu mối tương quan cấu trúc, hoạt tính đang ngày càng phát triển. Ở Việt Nam, một số thuốc đang được nghiên cứu lâm sàng giai đoạn I, II, III như thuốc viêm lợi Dentonin, thuốc trị lỵ và thương hàn Geranin, thuốc hỗ trợ và điều trị ung thư Panacrin, thuốc điều hòa miễn dịch Angala v.v.. Nhiều thảo dược được sử dụng trong công nghiệp dược, thực phẩm chức năng để tạo nhiều sản phẩm khác nhau với mục đích hỗ trợ và điều trị bệnh: cây Kim tiền thảo là nguyên liệu chính để sản xuất thuốc chữa sỏi thận, thuốc Crila được bào chế từ chiết xuất ancaloit của cây Trinh nữ hoàng cung (Crinum latifolium L. var. crilae) có tác dụng chữa bệnh u xơ tử cung, cây Thìa canh là nguyên liệu chính để sản xuất thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường v.v.. 1.4.3. Giá trị kinh tế ngành dược liệu Việt Nam sở hữu nhiều dược liệu quý, hiếm, đặc dụng; được đánh giá là quốc gia có tiềm năng, lợi thế lớn để phát triển cây dược liệu. Tuy nhiên, sản xuất, thu hái dược liệu trong nước chỉ mới đáp ứng ở mức thấp, khoảng 20 – 25% nhu cầu sử dụng; số còn lại phải nhập khẩu từ nước ngoài. Theo Cục Quản lý Y dược cổ truyền (Bộ Y tế), hằng năm, ngành dược liệu Việt Nam sử dụng khoảng 60.000 tấn dược liệu các loại, trong đó có khoảng 80 – 85% dược liệu có nguồn gốc nhập khẩu chủ yếu từ Trung Quốc. Ngành dược liệu đóng vai trò quan trọng nhất định trong nền kinh tế. Việt Nam đã xếp cây dược liệu vào vị trí cây công nghiệp cao cấp. Sản xuất cây dược liệu cho hiệu quả kinh tế cao gấp 3 – 10 lần lúa. Nhiều cây dược liệu được lựa chọn để chuyển đổi cơ cấu 17
  18. cây trồng nông nghiệp truyền thống, tăng giá trị kinh tế nông hộ: Đinh lăng được trồng ở Nam Định, giá trị thu được là 900 triệu/ha; Đương quy cho thu 500 – 900 triệu/ha, sinh địa thu 300 – 400 triệu/ha v.v.. Thực hiện xây dựng các chuỗi giá trị khép kín từ sản xuất tới thu hoạch, chế biến và phân phối ra thị trường nhằm phát triển ngành dược liệu theo hướng bền vững là việc cần thiết. Trong báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5, khóa XI đã nêu rõ vai trò của sản xuất, chế biến dược liệu trong nền kinh tế quốc dân: “Một nhiệm vụ cấp bách là khai thác mọi khả năng sẵn có trong nước nhằm tạo ra các nguồn dược liệu, tích cực xây dựng ngành công nghiệp dược phẩm và sản xuất thiết bị y tế, tạo mọi điều kiện để sớm khắc phục tình trạng thiếu thuốc kể cả con đường xuất để nhập”. 1.5. Lịch sử hình thành và phát triển dược liệu học Việt Nam Việt Nam có lịch sử phát triển y dược học từ lâu đời. Khoảng từ 4000 năm trước Công nguyên, Thần Nông đã dạy cho người dân cách sử dụng các loại ngũ cốc, thực phẩm và biết phân biệt thực vật có tác dụng chữa bệnh. Thời kỳ Hồng Bàng (2879 trước Công nguyên), tổ tiên ta đã biết sử dụng nhiều cây có bột như bột đao, bột báng để ăn, dùng gừng, hành, tỏi làm gia vị hỗ trợ tiêu hóa và chống lạnh, ăn trầu để bảo vệ bộ răng và giúp da dẻ hồng hào, uống nước vối, nước chè cho dễ tiêu. Theo sử sách ghi chép, dưới thời Nam Việt Giao Chỉ, nhiều vị thuốc đã được phát hiện: Cau, Ý dĩ, Long nhãn, Vải, Gừng gió, Quế, Trầm hương, Quả giun (sử quân tử), Hương bài. Trong thời kỳ Bắc thuộc (207 trước Công nguyên đến 905 sau Công nguyên), người Trung Quốc đô hộ thường lấy các loại thuốc quý hiếm từ nước ta đem về nước họ và cũng trong thời kỳ này, nền y dược của ta bắt đầu giao lưu với Trung Quốc. Dưới các triều Ngô – Đinh – Tiền Lê – Lý, nước ta đã có nhiều thầy thuốc chuyên nghiệp chữa bệnh cho dân và trong triều đình đã tổ chức Ty Thái Y có nhiệm vụ chăm lo sức khoẻ cho hoàng gia. Đời nhà Lý có một vị danh y nổi tiếng là nhà sư Nguyễn Minh Không (Phạm Xuân Sinh, 2002). Đến thế kỷ thứ XIV dưới đời nhà Trần (1225 – 1399), nền y dược học nước ta mới bắt đầu phát triển. Viện Thái Y có nhiệm vụ chữa bệnh cho vua quan trong triều và trông nom cả việc cứu tế cho người dân, có mở khoa thi tuyển chọn lương y. Sau đây là những vị danh y đã có nhiều cống hiến cho sự nghiệp bảo vệ sức khỏe người dân và xây dựng nền y dược học nước ta: 18
  19. – Phạm Công Bân, dưới triều vua Trần Anh Tông (1293 – 1314), ngoài nhiệm vụ ở Viện Thái Y, về nhà còn chữa bệnh cho người dân. Ông đề cao tinh thần trách nhiệm đối với tính mạng bệnh nhân, không phân biệt sang hèn, bệnh nguy chữa trước và tận tụy phục vụ bệnh nhân, không quản ngại khó khăn. Phạm Công Bân là một tấm gương sáng cho nền y học nước nhà (Phạm Xuân Sinh, 2002). – Chu Văn An là một danh y nổi tiếng dưới thời vua Trần Dụ Tông (1341). Ông đã biên soạn cuốn “Y học yếu giải tập chú di biên” tổng kết các nguyên nhân của bệnh, phân tích cơ chế bệnh lý với phương pháp chẩn đoán và biện chứng luận trị. Ông chính là người đã có công nghiên cứu để bước đầu xây dựng cơ bản nền y học của nước ta. – Tuệ Tĩnh, có tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh (đi tu lấy pháp danh là Tuệ Tĩnh), quê ở làng Nghĩa Phú, tổng Văn Thai, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng, tỉnh Hải Dương (nay là xã Cẩm Vũ, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương). Khi còn nhỏ, Tuệ Tĩnh đã nghiên cứu về cây cỏ Việt Nam, đồng thời sưu tầm những bài thuốc giản dị thường dùng trong dân gian kết hợp với kinh nghiệm trị bệnh của Trung y, từ đó xây dựng một sự nghiệp có tính chất dân tộc, đại chúng và sáng tạo trong thời kỳ mà thuốc Bắc rất thịnh hành. Tuệ Tĩnh đã để lại hai tác phẩm có giá trị là “Hồng Nghĩa giác tư y thư” và “Nam Dược thần hiệu”. Bộ “Nam dược thần hiệu” gồm 11 quyển, quyển đầu nói về dược tính của 499 vị thuốc Nam, mười quyển sau, mỗi quyển nói về một khoa trị bệnh (Phạm Xuân Sinh, 2002). Dưới thời nhà Minh đô hộ (1407 – 1427), nhà Minh chủ trương đồng hóa dân tộc ta và thủ tiêu văn hóa nước ta, nên trong thời kỳ này, chúng ta không có trước tác y học. Những thế kỷ tiếp theo (Y học dưới triều Lê, 1428 – 1788), nước ta xuất hiện nhiều danh y: thế kỷ XV có danh y Phan Phù Tiên và Nguyễn Trực; thế kỷ XVI có danh y Hoàng Đôn Hòa; thế kỷ XVII có danh y Lê Đức Vọng, Nguyễn Đạo An, Bùi Công Chính, Lý Công Tuân; thế kỷ XVIII, nước ta có danh y Nguyễn Quỳnh, Ngô Lâm Đáp, Trịnh Đình Ngoạn, Nguyễn Hữu Đạo v.v. và đặc biệt là đại danh y nổi tiếng Hải Thượng Lãn Ông. Hải Thượng Lãn Ông tên thật là Lê Hữu Trác (1720 – 1791), sinh ở xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên ngày nay (xưa thuộc trấn Hải Dương). Ông đã kế thừa xuất sắc sự nghiệp “Nam dược trị Nam nhân” của Tuệ Tĩnh trong việc sử dụng thuốc Nam cho người Việt. Ông nghiên cứu sâu lý luận Trung y, nhưng kết hợp với thực tế để đúc kết ra kiến thức Y học cổ truyền dân tộc. Tác phẩm nổi tiếng của Hải Thượng Lãn Ông là bộ sách “Hải Thượng Y tông tâm lĩnh” xuất bản năm 1884, gồm 28 tập, 66 quyển về y lý và dược liệu (Phạm Xuân Sinh, 2002). Dưới thời Tây Sơn (1788 – 1802), vì chiến tranh liên tiếp, tình hình y dược học không có gì đổi mới. Danh y thời bấy giờ có tiến sĩ Nguyễn Gia Phan đã có công dập tắt được nhiều vụ dịch, cứu sống nhiều người, ông đã biên soạn cuốn “Liệu dịch phương pháp 19
  20. toàn tập”. Danh y Nguyễn Quang Tuân biên soạn cuốn “La Khê phương dược” gồm 13 quyển và cuốn “Kim ngọc quyển” viết bằng chữ Nôm ghi lại nhiều phương thuốc gia truyền. Dưới thời triều Nguyễn có Trần Nguyệt Phương viết cuốn “Nam Bang thảo mộc”, trong đó viết nhiều cây thuốc theo kinh nghiệm. Dưới thời Pháp thuộc (1885 – 1945), thực dân Pháp tổ chức nền y tế theo lối Tây y, hạn chế Đông y. Tuy nhiên, nước ta trong thời kỳ này vẫn có nhiều tập sách có giá trị. – Đinh Nho Chấn và Phạm Văn Thái biên soạn “Trung Việt dược tính hợp biên” gồm 16 cuốn viết công dụng, cách chế biến 1655 vị thuốc Bắc và Nam. – Nguyễn An Nhân với tập “Y học tùng thư” gồm 16 cuốn viết bằng tiếng Việt. – Phó Đức Thành với tập “Việt Nam Dược học” gồm 5 cuốn bằng tiếng Việt. Sau Cách mạng tháng Tám (1945), được sự quan tâm của Đảng và Chính phủ, ngành Y tế đã xuất bản nhiều sách về dược liệu như “450 cây thuốc Nam” của Phó Đức Thành; “Thuốc Nam thường dùng” của Đỗ Tất Lợi (1969); Danh mục “Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của Đỗ Tất Lợi (1962), cùng hàng loạt sách về dược liệu do Bộ Y tế, các viện, các trường y xuất bản dùng làm tài liệu nghiên cứu, giảng dạy, học tập về Dược liệu học. Nước ta đã thành lập Viện Nghiên cứu về Đông y (1957), Viện Dược liệu (1961), có các vườn thuốc ở Văn Điển (Hà Nội), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Ba Vì (Hà Tây), Sa Pa (Lào Cai), thành lập các công ty Dược ở Trung ương và các công ty, trạm nghiên cứu Dược liệu ở các tỉnh, thành phố làm nhiệm vụ nghiên cứu nuôi trồng, kinh doanh các cây con làm thuốc để giữ gìn, kế thừa và phát triển nguồn dược liệu phong phú của Việt Nam. Trong những năm kháng chiến bảo vệ Tổ quốc (1954 – 1975), Bộ Y tế, các trường đại học như Đại học Dược, Đại học Lâm nghiệp, Viện Dược liệu, các trạm nghiên cứu Dược liệu v.v. đã tiến hành điều tra sưu tầm cây thuốc, tổ chức khai thác, bảo vệ tái sinh và nuôi trồng dược liệu có hiệu quả làm thuốc, đồng thời sưu tầm các bài thuốc, phương pháp bào chế, chế biến và sử dụng các bài thuốc đó trong y học. Thời kỳ này, nước ta đã di thực được hầu hết các cây thuốc Bắc như Đương quy, Bạch chỉ, Bạch truật, Xuyên khung, Sinh địa, Ngưu tất v.v. từ Trung Quốc về trồng trọt ở Việt Nam. Có thể nói, đây là thời kỳ hoàng kim của ngành dược liệu Việt Nam. Ngành dược Việt Nam đã cung cấp được nhiều thuốc cho quân và dân ta ở chiến trường, hậu phương và cho xuất khẩu. Từ khi thống nhất đất nước (1975) đến nay, do thuốc Bắc tràn vào Việt Nam, nên việc trồng trọt cây thuốc bị hạn chế. Nhiều địa phương không còn hạt giống và cây giống để trồng trọt. Hầu hết các tỉnh đã bỏ các trạm nghiên cứu dược liệu. Do đó, tình trạng thiếu thuốc Đông dược trở nên rất nghiêm trọng. Trước tình hình đó, năm 2002, Chính phủ đã có 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
14=>2