intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dược vị Y Học: HY THIÊM (Cỏ Đĩ )

Chia sẻ: Abcdef_39 Abcdef_39 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

76
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tên thuốcHerba Siegesbeckiae Tên khoa học: Siegesbeckia orientalis L Họ Cúc (Compositae) Bộ phận dùng: cả cây. Cả cây từ chỗ đâm cành trở lên có nhiều lá và hoa sắp nở, bỏ gốc rễ. Khô, không mục, không vụn nát, không mọt là tốt. Tính vị: vị đắng, tính hàn, chín thì ôn. Quy kinh: : vào kinh Can và Thận. Tác dụng: làm thuốc khu phong, trừ thấp, hoạt huyết. Chủ trị: trừ phong thấp, trị tê bại. Liều dùng: Ngày dùng 12 - 16g, thuốc phiến hoặc 1 - 3ml cao lỏng. Cách bào chế: Theo Trung...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dược vị Y Học: HY THIÊM (Cỏ Đĩ )

  1. HY THIÊM (Cỏ Đĩ ) Tên thuốcHerba Siegesbeckiae Tên khoa học: Siegesbeckia orientalis L Họ Cúc (Compositae) Bộ phận dùng: cả cây. Cả cây từ chỗ đâm cành trở lên có nhiều lá và hoa sắp nở, bỏ gốc rễ. Khô, không mục, không vụn nát, không mọt là tốt. Tính vị: vị đắng, tính hàn, chín thì ôn. Quy kinh: : vào kinh Can và Thận. Tác dụng: làm thuốc khu phong, trừ thấp, hoạt huyết. Chủ trị: trừ phong thấp, trị tê bại. Liều dùng: Ngày dùng 12 - 16g, thuốc phiến hoặc 1 - 3ml cao lỏng. Cách bào chế: Theo Trung Y: Hái lấy cành nhỏ và lá phơi khô, nửa tẩm rượu nửa tẩm mật trộn lẫn vớinhau. Đồ chín rồi phơi (làm chín lần).
  2. Theo kinh nghiệm Việt Nam: Rửa sạch, thái khúc 2 – 3 cm, phơi khô, cứ 1kg dược liệu tẩm với 100g rượu hoà với 50g, thưng lên rồi lại tẩm phơi (9 lần). Sao vàng. Sau khi bào chế như trên, có thể nấu thành cao đặc 1 ml = 10g dược liệu hoặc tán bột làm hoàn. Bảo quản: dễ hút ẩm, mốc, mục, mọt, vì vậy phải để nơi khô ráo, thường xuyên phơi. Ghi chú: không nhầm với cây Cỏ hôi (hay cây Cứt lợn, Thắng hồng kê) (Ageratum conyzoides Lin, họ cúc) hoa trắng, tím lơ vẫn dùng nấu nước để gội đầu. Kiêng ky: không phải phong thấp không nên dùng. ÍCH MẪU THẢO Tên thuốc: Herba leonuri Tên khoa học: Leonurus heterophyllus Su Họ hoa môi (Lamiaceace) Bộ phận dùng: cả cây (thân, lá, hoa, bột).
  3. Dùng thứ cây có thân cành vuông, có nhiều lá, sắp ra hoa, dài độ 20 - 40cm kể từ ngọn trở xuống thì tốt nhất, nói chung phải khô, nhiều lá, không mốc, vụn nát. Tính vị: vị cay, hơi đắng, tính hàn. Quy kinh: : vào kinh Can và Tâm bào. Tác dụng: thuốc hoạt huyết, thông kinh, sáng mắt, ích tinh. Chủ trị: Dùng hột (Sung úy tử:) trị phong nhiệt nhiễm vào huyết, điều kinh. Dùng cả cây: trị nhọt lở, tiêu thuỷ, trị mọi bệnh do thai sản gây ra. - Ứ huyết biểu hiện như bế kinht, ít kinh, vô kinh, đau bụng sau đẻ và sưng và đau do chấn thương ngoài: Dùng Ích mẫu thảo với Đương qui, Xuyên khung, Xích thược. Cũng có thể dùng riêng Ích mẫu thảo. - Ít nước tiểu hoặc phù: Dùng Ích mẫu thảo với Bạch mao căn. Liều dùng: Ngày dùng 6 - 12g. Cách Bào chế:
  4. Theo Trung Y: Khoảng tháng 4 - 5, hái cả cây (rễ, thân, lá, hoa quả) rửa sạch để ráo, dùng cối chày giã nhỏ bỏ vào nồi (không dùng nồi sắt), đổ ngập nước trên 10 cm nấu nhừ, còn lại 1/3 nước, thì lấy ra lọc kỹ, cô lại thành cao đặc. Theo kinh nghiệm Việt Nam: Lấy về rửa sạch, băm nát, tẩm rượu hoặc tẩm giấm sao vàng (dùng trong thuốc thang). Rửa sạch băm nát nấu thành cao đặc (l ml = 10g dược liệu khô). Tránh dùng dụng cụ bằng sắt. Bảo quản: để nơi khô ráo, thoáng gió, tránh ẩm, năng phơi. Kiêng ky: nếu huyết không bị ứ đọng thì kiêng dùng. ÍCH TRÍ NHÂN Tên thuốc: Fructus Alpiniae Axyphyllae. Tên khoa học: Alpinia oxyphylla Miq Họ Gừng (Zingiberaceae) Bộ phận dùng: quả và hạt. Quả nhỏ bằng đầu ngón tay út, da hơi màu vàng nâu, thứ khô, to, dày, nhiều dầu thơm hạt chắc, không ẩm, mọt là tốt. Không dùng thứ sao sẵn để đã lâu (kém chất).
  5. Tính vị: vị thơm cay, tính ấ m. Quy kinh: vào kinh Tỳ, Tâm, Thận. Tác dụng: tráng dương, ấm Thận, ôn Tỳ. Chủ trị: trị tiểu gắt, di tinh, cầm tiêu chảy. - Hàn phạm vào tỳ và thận biểu hiện như đau bụng và nôn: Dùng phối hợp ích chí nhân với đẳng sâm, bạch truật và can khương. - Thận hư biểu hiện như đái dầm và di tinh: Dùng phối hợp ích chí nhân với sơn dược và ô dược. - Tiêu chảy và tiết nước bọt nhiều do tỳ hư: Dùng phối hợp ích chí nhân với phục linh, sơn dược, đẳng sâm và bán hạ. Liều dùng: Ngày dùng 4 - 12g. Cách Bào chế: Theo Trung Y: Đập bỏ vỏ ngoài, cứ 1kg Ích trí nhân lấy 50g muối ăn hoà tan với 100 ml nước, cho vào trộn đều ủ 3 giờ sao qua. Khi dùng giã dập.
  6. Theo kinh nghiệm Việt Nam: Mua về, bỏ lọ đậy kín. Khi dùng: - Dùng sống: đập bỏ vỏ lấy nhân giã dập. Trong chứng trướng đầy thì không phải bỏ vỏ chỉ đập dập. - Dùng chín: lấy nhân sao qua đập dập (vào Tỳ ). + Lấy nhân tẩm muối, sao qua, đập dập để nó chạy vào Thận (thường dùng) Ghi chú: không nên đập dập hoặc tẩm sao sẵn để lâu ngày, và sao kỹ quá thì mất tinh dầu. Bảo quản: để nơi khô ráo, lọ kín, tránh ẩm, nóng vì nó làm mất hết tinh dầu. Kiêng ky: bệnh thực hoả, các bệnh do hoả nghịch lâu không nên dùng. Âm hư kèm vượng hỏa, di tinh, tiểu nhiều và chảy máu tử cung do nhiệt.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2