intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Gá lắp kết cấu hàn (Nghề: Hàn) - Trường Cao đẳng Hàng hải II

Chia sẻ: Cố Tiêu Tiêu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:18

13
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Gá lắp kết cấu hàn (Nghề: Hàn) được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên làm chủ được các phương pháp và kỹ thuật trong việc gá các kết cấu hàn tấm phẳng, kết cấu dầm dàn, trụ đạt độ chính xác cao về kích thước hình dáng hình học của cấu kiện; thực hiện tốt công tác an toàn và vệ sinh công nghiệp;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Gá lắp kết cấu hàn (Nghề: Hàn) - Trường Cao đẳng Hàng hải II

  1. CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM TRƯỜNG CAO ĐẲNG HÀNG HẢI II GIÁO TRÌNH GÁ LẮP KẾT CẤU HÀN NGHỀ: HÀM (Ban hành theo quyết định số 397/QĐ-CĐHHII, ngày 04 tháng 08 năm 2021 của Hiệu trưởng Trường Cao Đẳng Hàng Hải II) ( Lưu hành nội bộ) Tp. HCM, năm 2021
  2. 1 MỤC LỤC I. LỜI GIỚI THIỆU .................................................................................... 2 II. MÔN HỌC: GÁ LẮP KẾT CẤU HÀN.................................................. 2 Bài 1: Gá lắp kết cấu tấm phẳng .................................................................... 4 1. Những vấn đề chung ................................................................................ 3 2. Chuẩn bị chi tiết hàn ................................................................................ 3 3. Kỹ thuật gá ............................................................................................. 6 4. Kỹ thuật chỉnh sủa phôi ............................................................................ 6 5. Kiểm tra kết cấu hàn ................................................................................ 6 6. An toàn khi gá lắp kết cấu hàn và vệ sinh phân xưởng................................. 6 Bài 2: Gá lắp kết cấu dàn phẳng ..................................................................... 8 1. Chuẩn bị chi tiết hàn ............................................................................... 8 2. Các loại dụng cụ ..................................................................................... 8 3. Kỹ thuật gá kết cấu ................................................................................. 8 4. Kỹ thuật chỉnh sửa .................................................................................. 8 5. Kiểm tra kết cấu hàn ............................................................................... 8 6. An toàn khi gá lắp................................................................................... 8 Bài 3: Gá lắp kết cấu dàn không gian.............................................................10 1. Chuẩn bị chi tiết hàn ..............................................................................11 2. Các loại dụng cụ ....................................................................................11 3. Kỹ thuật gá kết cấu dàn không gian .........................................................11 4. Kỹ thuật chỉnh sửa .................................................................................11 5. Kiểm tra kết cấu hàn ..............................................................................11 6. An toàn khi gá lắp..................................................................................11 Bài 4: Gá lắp kết cấu dạng tấm vỏ..................................................................12 1. Chuẩn bị chi tiết hàn ..............................................................................11 2. Các loại dụng cụ ....................................................................................11 3. Kỹ thuật gá kết cấu dạng tấm vỏ .............................................................11 4. Kỹ thuật chỉnh sửa .................................................................................11 5. Kiểm tra kết cấu hàn ..............................................................................11 6. An toàn khi gá lắp..................................................................................11 III. HỆ THỐNG BÀI TẬP ......................................................................... 15
  3. 2 GÁ LẮP KẾT CẤU HÀN Mã số mô-đun: MĐ12 Thời gian : 60 h (Lý thuyết: 15 h; Thực hành: 45 h) MỤC TIÊU MÔ-ĐUN: Nhằm trang bị cho người học các kiến thức về gá lắp kết cấu hàn đơn giản, thực hiện được các bài tập gá lắp kết cấu đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật. Hình thành cho người học sự tự tin, sáng tạo khi ra làm việc ở các nhà máy, xí nghiệp. MỤC TIÊU THỰC HIỆN: Học xong mô đun này người học sẽ có khả năng: - Làm chủ được các phương pháp và kỹ thuật trong việc gá các kết cấu hàn tấm phẳng, kết cấu dầm dàn, trụ đạt độ chính xác cao về kích thước hình dáng hình học của cấu kiện. - Thực hiện tốt công tác an toàn và vệ sinh công nghiệp NỘI DUNG CHÍNH - Gá lắp kết cấu tấm phẳng - Gá lắp kết cấu dàn phẳng - Gá lắp kết cấu dàn không gian - Gá lắp kết cấu dạng tấm vỏ- - Kiểm tra kết thúc mô đun YÊU CẦU ĐÁNH GIÁ HOÀN THÀNH MÔ-ĐUN *) Về kiến thức: Được đánh giá qua bài viết, kiểm tra vấn đáp đạt các yêu cầu sau: - Mô tả đầy đủ các loại đồ gá thường dùng và công dụng của các loại đồ gá. - Lựa chọn phương pháp gá hợp lý với hình dạng kích thước của kết cấu - Trình bày kỹ thuật gá đúng nguyên tắc đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. *)Về kỹ năng: Được đánh giá bằng kiểm tra trực tiếp các thao tác, bằng bài kiểm tra thực hành đạt các yêu cầu sau: - Sử dụng đồ gá, thao tác gá lắp phôi chính xác. - Gá kẹp phôi chắc chắn đúng kích thuớc. - Chỉnh sửa phôi đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. - Thao tác sử dụng dụng cụ đo và kỹ thuật đo kiểm thành thạo đúng quy trình. *)Về thái độ: Được đánh giá bằng phương pháp quan sát có bảng kiểm, đạt các yêu cầu sau: - Có ý thức tự giác, tính kỷ luật cao, tinh thần trách nhiệm trong công việc, có tinh thần hợp tác giúp đỡ lẫn nhau, tính cẩn thận tỷ mỉ, ý thức tiết kiệm vật liệu khi thực tập.
  4. 3 BÀI 1: GÁ LẮP KẾT CẤU TẤM PHẲNG MÃ BÀI: MĐ-12-01 I. MỤC TIÊU THỰC HIỆN: Sau khi học xong bài học này người học sẽ có khả năng: - Trình bày đúng các loại đồ gá để gá các kết cấu tấm phẳng. - Chuẩn bị phôi hàn đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật. - Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ dùng để định vị, kẹp chặt, và kiểm tra kết cấu hàn đầy đủ, hợp lý. - Gá phôi hàn chắc chắn, đúng kích thước, đảm bảo vị trí tương quan giữa các chi tiết hạn chế mức độ biến dạng trong khi hàn. - Kiểm tra kết cấu hàn bằng các dụng cụ đo kiểm, phát hiện được sai số về kích thước và hình dáng. - Chỉnh sửa kết cấu hàn đảm bảo chắc chắn, đúng kích thước. - Thực hiện tốt công tác an toàn và vệ sinh phân xưởng. II. NỘI DUNG CHÍNH : 1. Những vấn đề chung: Kết cấu kim loại trước khi hàn phải lắp ráp, trước hết tạm thời kẹp chặt liên kết sau đó gá lắp các chi tiết cho phù hợp với hướng dẫn trong bản vẽ. Các chi tiết giằng, lắp ráp bu lông làm cho kết cấu có vị trí hình học chính xác. Cột, dầm, cẩu được nối bằng các thép góc định vị và được kéo căng bằng các bu lông. Các chi tiết của kết cấu tấm lắp đặt vào các vị trí đã định và định vị tam thời (kẹp cứng hoặc nửa cứng) Kẹp cứng là những định vị được thực hiện bằng hàn điện: đường hàn đính dài 50 – 100 mm trên 400 – 500 mm và có tiết diện nhỏ hơn 2/3 chiều cao của mối hàn cơ bản. Que hàn dùng để hàn đính định vị cũng giống như que hàn dùng để hàn kết cấu Kẹp nửa cứng cho phép không cần thợ hàn có mặt trong quá trình lắp ráp, còn khi kẹp cứng thì nhất thiết phải có thợ hàn bậc cao, kẹp nửa cứng được thực hiện bằng các con nêm, con đệm vuông , hàn đính chúng với các tấm và các tấm lắp ráp Kẹp nửa cứng bằng con nêm cũng còn dùng cho lắp ráp các liên kết gối chồng và liên kết tạo góc. Kiểu kẹp này bảo đảm lắp ráp bền chắc, đồng thời chống được co ngót các chi tiết hàn có nghĩa là ứng suất và biến dạng trong trường hợp này sẽ nhỏ hơn nhiều so với khi kẹp cứng. Hàn đính thực hiện ở mặt sau của mối hàn và khi hoàn chỉnh mối hàn, chân các chi tiết kẹp được tháo ra. Khi hàn đính, phải đánh sáng mặt kim loại hàn trước khi hàn và xem kỹ các vết nứt, các khuyết tật khác. Điểm đầu và điểm kết thúc của mối hàn nối đầu phải được lắp đặt các bản mã công nghệ. Sau khi hàn, cắt bỏ các bản mã này và đánh sạch chỗ cắt. 2. Chuẩn bị chi tiết hàn. Tùy thuộc vào chiều dày chi tiết hàn và các phương pháp hàn mà các chi tiết hàn có thể phải gia công mép hàn hoặc không cần phải vát mép. Chuẩn bị chi tiết hàn là khâu rất quan trọng trước khi thực hiện đường hàn, nó quyết định đến sự thành bại của mối hàn mà người thợ hàn đảm nhận, chuẩn bị chi tiết hàn đảm bảo vị trí tương quan giữa các chi tiết, đúng kích thước bản vẽ, bề mặt chi tiết sạch, gá lắp đảm
  5. 4 bảo độ cứng vững sẽ là tiền đề để chúng ta thực hiện một mối hàn có tính thẩm mỹ và đạt chất lượng. Điều này yêu cầu người thợ hàn cần có kiến thức chuyên môn mà đặc biệt là trong công tác hàn đính, có tính cẩn thận, chịu khó trong công việc, có sự ham mê nghề nghiệp, một mong muốn sản phẩm mình làm ra được xã hội chấp nhận... Trong thực tế liên kết hàn dạng tấm có nhiều loại với các kiểu liên kết hàn khác nhau, mỗi liên kết hàn có một phương pháp gá lắp và hàn đính riêng ,tuy nhiên một vấn đề quan trọng đối với tất cả các liên kết hàn là sau khi hàn đính kết cấu phải đảm bảo vị trí hình học xác định và độ cứng vững của kết cấu là điều không thể thiếu. Gá đặt và hàn đính có vai trò quan trọng cho việc cải thiện chất lượng hàn : Các khuyết tật hàn rất thường gặp có nguyên nhân là sự non kém tay nghề hoặc quy trình hànkhông được tuân thủ . Các khuyết tật đó bao gồm : • Thiếu chảy , chồng mép • Thiếu ngấu • Nứt khi đông rắn • Bọt khí • Ngậm xỉ Một trong những nguyên nhân gây ra các khuyết tật đó là do quá trình chuẩn bị mối hàn quá cẩu thả . Mặt khác , các giám sát hàn và thợ hàn đôi khi xem nhẹ tác động của nguyên công gá đặt và hàn đính . Kết quả là quá trình hàn không được thực hiện suôn sẽ và trong nhiều trường hợp dẫn đến chất lượng hàn quá kém . Mối hàn được chuẩn bị tốt phải bảo đảm : • Góc hàn thíết kế hợp lý để tiết diện từng lớp hàn có tỉ lệ hợp lý giữa chiều cao và bệ rộng ; tạo thuận lợi cho quá trình thóat khí và chống nứt khi đông rắn mối hàn. • Mép hàn được tẩy sạch để hạn chế bọt khí , ngậm xỉ • Các mối hàn đính phải được thực hiện với cùng lọai que đắp , cùng phương pháp và qui trình hàn . • Các mối hàn đính phải chắc chắn và phân bố hợp lý để có thể chịu đượng được sự co rút , biến dạng do nhiệt sinh ra khi hàn . Sau đây là một số ví dụ về kết cấu hàn dạng tấm: Kết cấu hàn 2G vát mép chữ V Kết cấu hàn 1G vát mép chữ V Kết cấu hàn góc -2F Kết cấu hàn góc – 1F Kết cấu hàn góc 4 F Kết cấu hàn 2G vát mép chữ X
  6. 5 2: Các loại dụng cụ. thiết bị gá kẹp phôi. Dụng cụ gá kẹp phôi gồm có Thiết bị gá kẹp phôi chủ yếu là các loại đồ gá hàn Một số phương pháp gá kẹp phôi dạng tấm: 3: Kỹ thuật gá. Trước khi gá lắp các kết cấu dạng tấm cần chú ý chọn đúng chế độ hàn đính. Chế độ hàn đính thông thường sẽ lớn hơn chế độ hàn bình thường khoảng 10 ÷ 15%. Chọn vị trí gá lắp sao cho thao tác của người thợ là thoải mái nhất, đảm bảo không có chướng ngại gì cản trở quá trình làm việc Với bản vẽ kết cấu đã có đặt phôi vào đồ gá hàn đảm bảo tính cân đối về hình dạng, vị trí tương quan giữa các chi tiết. 4: Kỹ thuật chỉnh sửa phôi Căn cứ vào vị trí tương quan giữa các tấm kim loại,mức độ biến dạng của chúng 5: Kiểm tra kết cấu hàn Sau khi đã gá lắp và hàn đính, tiến hành kiểm tra kết cấu: - Kiểm tra về kích thước, hình dáng theo bản vẽ
  7. 6 - Kiểm tra vị trí tương quan giữa các chi tiết - Kiểm tra độ cứng vững của kết cấu có đảm bảo cho quá trình hàn không - Kiểm tra các mối hàn đính. 6: An toàn khi gá lắp kết cấu hàn và vệ sinh phân xưởng. Trong suốt quá trình gá lắp kết cấu hàn,vấn đề an toàn và vệ sinh phân xưởng sẽ thể hiện rõ thái độ làm việc của bản thân người thợ. Nơi làm việc gọn gàng, ngăn nắp, thiết bị dụng cụ làm việc đảm bảo an toàn sẽ là cơ sở để người thợ hàn có một ngày làm việc đạt kết quả cao. CÁC BƯỚC TIÊU CHUẨN DỤNG CỤ, THÁI ĐỘ CÁC LỖI THỰC HIỆN THỰC HIỆN TRANG T.BỊ CẦN CÓ THƯỜNG GẶP - Xác định được - Cẩn thận, - Đọc nhầm các B1: Đọc bản vẽ. kích thước, hình - Bản vẽ kỹ chính kích thước. dáng, vật liệu của thuật. xác. kết cấu. - Đúng kích thước - Bản vẽ kết cấu - Cẩn thận, - Không đảm bảo B2 : Gá kẹp như bản vẽ chi hàn. chính độ cứng vững. phôi. tiết. - Phôi hàn. xác, an - Đảm bảo vị trí - Đồ gá hàn. toàn tương quan của - Cần cẩu,xe các chi tiết. vận chuyển. - Đảm bảo độ cứng vững. - Vận hành được - Que hàn. - Cẩn thận, - Chọn chế độ hàn B3: Chọn chế máy hàn hồ quang - Bảng tra chế chính không phù hợp. độ hàn đính. tay độ hàn. xác. - Chọn dúng Uh ,Ih - Kết cấu hàn. ,Vh ,Th , đường - Máy hàn hồ kính que hàn. quang tay B4: Hàn đính. - Vận hành được - Kết cấu hàn. - Cẩn thận, - Không đảm bảo máy hàn hồ quang - Đồ gá hàn. chính độ cứng vững. tay - Máy hàn, dụng xác, an - Mối hàn đính cụ hàn. toàn. đúng kích thước - Thiết bị dụng đúng khoảng cụ đo kiểm. cách. - Đảm bảo độ cứng vững.
  8. 7 B5: Kiểm tra - Đúng kích - Kết cấu hàn. - Cẩn thận, - Chọn chuẩn đo kết cấu hàn sau thước,hình dáng - Thước chính kiểm sai. khi gá lắp. như bản vẽ đảm dây,thước xác, an bảo vị trí tương lá,thước góc toàn. quan của các chi tiết. - Đảm bảo độ cứng vững.
  9. 8 BÀI 2: GÁ LẮP KẾT CẤU DÀN PHẲNG MÃ BÀI: MĐ-12-02 I. GIỚI THIỆU: Dàn là một kết cấu rỗng bao gồm các thanh quy tụ và liên kết với nhau tại các nút thông qua một bản thép gọi là bản mã. Liên kết trong dàn thường dùng là liên kết hàn, bu lông hoặc đinh tán. Trong đó liên kết hàn được dùng phổ biến hơn cả. Dàn gồm các thanh biên trên( thanh cánh trên) và thanh biên dưới (thanh cánh dưới). Các thanh còn lại nằm trong phạm vi cánh trên và thanh cánh dưới là thanh bụng. Dàn thép làm việc cũng như dầm, có nghĩa là dàn phủ qua nhịp chịu uốn, nhận tải trọng và truyền xuống kết cấu đỡ nó. Nội lực trong các thanh dàn chủ yếu là lực trục(kéo hoặc nén), do vậy tiết kiệm vật liệu, nhẹ và cứng hơn dầm rất nhiều tuy nhiên tốn công chế tạo hơn. Hình dạng của dàn dễ chế tạo để phù hợp với yêu cầu của thiết kế. II. MỤC TIÊU THỰC HIỆN: Sau khi học xong bài này người học sẽ có khả năng: - Liệt kê rõ một số kết cấu dàn phẳng. - Chuẩn bị phôi hàn đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật. - Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ dùng để định vị, kẹp chặt và kiểm tra kết cấu hàn đầy đủ, hợp lý. - Gá phôi chắc chắn, đúng kích thước bản vẽ, đảm bảo vị trí tương quan giữa các chi tiết, hạn chế tốt mức độ biến dạng trong quá trình hàn. - Phát hiện đúng sai số về kích thước và hình dáng khi kiểm tra kết cấu hàn bằng các thiết bị, dụng cụ đo kiểm. - Chỉnh sửa kết cấu hàn đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. - Thực hiện tốt công tác an toàn và vệ sinh phân xưởng III. NỘI DUNG CHÍNH : 1: Chuẩn bị chi tiết hàn. 2: Các loại dụng cụ. thiết bị gá kẹp phôi. 3: Kỹ thuật gá kết cấu dàn 4: Kỹ thuật chỉnh sửa phôi 5: Kiểm tra kết cấu hàn 6: An toàn khi gá lắp kết cấu hàn và vệ sinh phân xưởng
  10. 9 Welded connections of lattice girder Welded connection of bracing
  11. 10 BÀI 3: GÁ LẮP KẾT CẤU DÀN KHÔNG GIAN MÃ BÀI: MĐ-12-03 I. GIỚI THIỆU: Dàn là kết cấu mảnh theo phương ngoài mặt phẳng cho nên dễ mất ổn định theo phương ngoài mặt phẳng của nó. Chính vì vậy giữa các dàn trong công trình cần phải được giằng lại với nhau tạo nên một khối không gian ổn định. Hệ giằng của dàn gồm 3 hệ: Hệ giằng cánh trên: được bố trí trong mặt phẳng cánh trên Trong thực tế có rất nhiều các loại dàn không gian. Dưới đây là một số dàn mà chúng ta thường gặp . Welded roof truss Welded joint of truss from circular hollow sections, KK-type joint Welded joint of top chord of a truss, On-site welded DK-type joint prior to KT-type joint final painting
  12. 11 Support of a footbridge from circular hollow sections - welded joints Offshore structure Construction of hangar, Heathrow Airport, London, 1950 II. MỤC TIÊU THỰC HIỆN Sau khi học xong bài này người học sẽ có khả năng: - Trình bày rõ một số kết cấu dàn không gian cơ bản (Các loại dàn giá,dàn khoan, dàn thao tác, cột điện thép, cột nhà, giàn cẩu...). - Chuẩn bị chi tiết hàn đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật. - Chuẩn bị dụng cụ định vị, kẹp chặt và kiểm tra đầy đủ. - Định vị các chi tiết đúng vị trí, kẹp chặt chắc chắn đảm bảo vị trí tương quan giữa các chi tiết, đúng kích thước bản vẽ, hạn chế tốt mức độ biến dạng của kết cấu trong quá trình hàn. - Phát hiện được sai số về kích thước và hình dáng khi kiểm tra kết cấu hàn. - Chỉnh sửa kết cấu dàn không gian đảm bảo chắc chắn, đúng kích thước. - Thực hiện tốt công tác an toàn khi gá lắp kết cấu dàn và vệ sinh phân xưởng III. NỘI DUNG CHÍNH : 1: Chuẩn bị chi tiết hàn. 2: Các loại dụng cụ. thiết bị gá kẹp phôi 3: Kỹ thuật gá kết cấu dàn không gian 4: Kỹ thuật chỉnh sửa phôi hàn. 5: Kiểm tra kết cấu hàn. 6: An toàn khi gá lắp kết cấu hàn và vệ sinh phân xưởng.
  13. 12 BÀI 4: GÁ LẮP KẾT CẤU DẠNG TẤM VỎ MÃ BÀI: MĐ-12-04 I. GIỚI THIỆU: -Kết cấu tấm là những kết cấu được tạo thành bằng việc liên kết các tấm kim loại với nhau tạo thành những dạng thùng chứa, bể chứa, vỏ tàu thủy, máy bay, xe ô tô, toa tàu, các loại bình chứa khí, chứa các loại chất lỏng, các loại ống dẫn.v.v.Các loại yêu cầu này thường có yêu cầu về độ kín, độ bền của mối hàn cao đảm bảo an toàn khi vận hành sử dụng. Các liên kết hàn trong kết cấu tấm thường là những liên kết hàn giáp mối, liên kết hàn góc. Các tấm kim loại trước khi hàn thường được tạo hình phù hợp với đặc điểm làm việc của kết cấu. Các mối hàn sau khi hàn thường được kiểm tra chặt chẽ theo quy định đã được tiêu chuẩn hóa. Kết cấu trước khi hàn Kết cấu sau khi hàn II. MỤC TIÊU THỰC HIỆN: Sau khi học xong bài này người học sẽ có khả năng: - Mô tả rõ một số kết cấu hàn dạng tấm vỏ thông thường như: Hình trụ, hình hộp, hình chóp, hình chỏm cầu. - Chuẩn bị phôi đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật. - Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ định vị, kẹp chặt, kiểm tra và hàn đính đầy đủ. - Gá kẹp phôi chắc chắn, đúng kích thước, đảm bảo vị trí tương quan giữa các chi tiết, hạn chế tốt mức độ biến dạng trong quá trình hàn. - Phát hiện chính xác các sai số về kích thước và hình dáng khi kiểm tra kết cấu. - Chỉnh sửa kết cấu dạng tấm vỏ đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật. - - Thực hiện tốt công tác an toàn và vệ sinh phân xưởng III. NỘI DUNG CHÍNH : 1: Các loại dụng cụ. thiết bị gá kẹp phôi. 2: Chuẩn bị phôi. 3: Kỹ thuật gá kết cấu hàn dạng tấm vỏ. 4: Kỹ thuật hàn đính. 5: Kiểm tra kết cấu hàn 6: An toàn khi gá lắp kết cấu hàn và vệ sinh phân xưởng
  14. 13 Ví dụ: Cho kết cấu có dạng như hình vẽ: Đồ gá hàn giáp mối tấm vỏ Chuẩn bị phôi: Gá lắp kết cấu: Cách 1. - Đặt một ống lên bàn gá, hướng mép vát lên trên, dùng căn khe hở khe hở bằng một lõi que hàn uốn cong hình chữ “U” , đặt tiếp ống còn lại lên trên, mép vát được ghép lại với nhau thành rãnh hàn. - Với độ lệch mép của hai ống tối đa là 1.6mm theo tiêu chuẩn - Hàn các mối hàn đính có chiều dài từ 10 - 15mm đối xứng nhau qua tâm ống. - Mối hàn đính phải có độ ngấu tốt vào chân và thấu vào trong của mối ghép. - Phải khống chế chiều cao của mối hàn thấu vào trong là 1/16” (1.6mm).
  15. 14 - Có thể di chuyển căn đệm khe hở thích hợp để khi hàn đính không bị co lệch khe hở. 0 - Mối hàn đính thứ ba và thứ tư vuông góc 90 từ các mối hàn đính một và hai. - Mài các mối hàn đính. Đòi hỏi mài tốt đúng yêu cầu kỹ thuật, thì khi đó các mối nối hàn sẽ đạt được chất lượng về độ ngấu. Cách 2. - Đặt nằm ống mẫu hàn lên một thanh “U” hai mép vát quay vào nhau, dùng căn đệm khe hở (bằng đường kính que hàn). - Dùng thành sắt tròn có đường kính phù hợp chiều dài 10 - 15 mm đặt lên rãnh hàn để hàn đính. - Có thể đính 4 mối hàn đính đối với ống có đường kính lớn và đính 3 mối đối với ống có đường kính nhỏ.
  16. 15 HỆ THỐNG BÀI TẬP MÔ ĐUN: GÁ LẮP KẾT CẤU HÀN Bài tập số 1: GÁ LẮP KẾT CẤU TẤM PHẲNG 1) Anh ( chị ) hãy trình bày một số kết cấu tấm phẳng thường gặp trong thực tế sản xuất. 2) Để gá lắp các kết cấu dạng tấm phẳng, anh (chị) sử dụng các loại đồ gá nào? 3) Anh (chị) hãy chuẩn bị phôi, xây dựng quy trình và gá lắp các kết cấu hàn dạng tấm phẳng sau: Hình 1: Kết cấu hàn giáp mối không vát mép Hình 2: Kết cấu hàn giáp mối vát mép chữ V
  17. 16 Hình 3: Kết cấu hàn góc Hình 4: Kết cấu hàn góc chữ T không vát mép Hình 5: Kết cấu hàn góc chữ T vát mép 2 phía. Bài tập số 2: GÁ LẮP KẾT CẤU DÀN PHẲNG 600 400
  18. 17 Hình 6: Kết cấu dàn vi kèo nhà dân dụng. Hình 7: Kết cấu khung chữ nhật.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2