Giáo trình Gia công cơ khí trên máy công cụ (Nghề: Cơ điện tử - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ
lượt xem 8
download
Giáo trình "Gia công cơ khí trên máy công cụ (Nghề: Cơ điện tử - Trình độ: Cao đẳng)" được biên soạn với mục tiêu giúp sinh viên trình bày được cấu tạo, công dụng, nguyên lý làm việc máy tiện, máy phay vạn năng; vận hành được các loại máy tiện, máy phay vạn năng sử dụng trong nghề cắt gọt kim loại đạt yêu cầu;...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Gia công cơ khí trên máy công cụ (Nghề: Cơ điện tử - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 1
- LỜI GIỚI THIỆU Gia công cơ khí trên máy công cụ là một trong những mô đun cơ sở của nghề Cơ Điện tử được biên soạn dựa theo chương trình đào tạo đã xây dựng và ban hành năm 2021 của trường Cao đẳng nghề Cần Thơ dành cho nghề Cơ Điện tử hệ Cao đẳng. Giáo trình được biên soạn làm tài liệu học tập, giảng dạy nên giáo trình đã được xây dựng ở mức độ đơn giản và dễ hiểu, trong mỗi bài học đều có thí dụ và bài tập tương ứng để áp dụng và làm sáng tỏ phần lý thuyết. Khi biên soạn, nhóm biên soạn đã dựa trên kinh nghiệm thực tế giảng dạy, thiết bị thực hành của trường, tham khảo đồng nghiệp, tham khảo các giáo trình hiện có và cập nhật những kiến thức mới có liên quan để phù hợp với nội dung chương trình đào tạo và phù hợp với mục tiêu đào tạo, nội dung được biên soạn gắn với nhu cầu thực tế. Nội dung giáo trình được biên soạn với dung lượng thời gian đào tạo 45 giờ gồm có: Bài 1 MĐ 25-01: Nội qui xưởng thưc hành Bài 2 MĐ 25-02: Sử dụng và bảo quản dụng cụ đo kiểm Bài 3 MĐ 25-03: Tiện cơ bản. Bài 4 MĐ 25-04: Phay cơ bản Giáo trình cũng là tài liệu giảng dạy và tham khảo tốt cho các nghề Cơ điện tử, Công nghệ kỹ thuật cơ khí, Sửa chữa máy công cụ. Mặc dù đã cố gắng tổ chức biên soạn để đáp ứng được mục tiêu đào tạo nhưng không tránh được những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô, bạn đọc để nhóm biên soạn sẽ điều chỉnh hoàn thiện hơn. Cần Thơ, ngày tháng năm 2021 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: Trần Thanh Điền 2. Lê Hoàng Lộc 2
- MỤC LỤC Trang TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN.........................................................................................1 LỜI GIỚI THIỆU.........................................................................................................2 MỤC LỤC....................................................................................................................3 BÀI 1: NỘI QUY XƯỞNG THỰC HÀNH...............................................................8 1. Nội quy khi thực tập tại xưởng máy công cụ.........................................................8 2. Những quy định khi thực tại xưởng tại xưởng máy công cụ.................................8 2.1. Trước khi làm viêc................................................................................................8 2.2.Trong thời gian làm việc.......................................................................................9 2.3. Sau khi làm việc....................................................................................................9 Bài 2: SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN DUNG CỤ ĐO KIỂM...................................10 1 Các dụng cụ đo đo kiểm thước cặp.......................................................................10 1.1 Công dụng và cấu tạo thước cặp.........................................................................10 1.2. Cách đọc kết quả trên thước cặp........................................................................11 1.3. Cách sử dụng thước cặp.....................................................................................12 1.4. Cách bảo quản thước cặp...................................................................................12 2. Các sử đụng dụng cụ đo kiểm panme...................................................................13 2.1. Công dụng và cấu tạo panme.............................................................................13 2.2.Cách đọc kết quả trên panme cơ.........................................................................13 2.3.Cách sử dụng Panme...........................................................................................15 2.4.Cách bảo quản Panme..........................................................................................15 BÀI 3: TIỆN CƠ BẢN..............................................................................................17 1. Khái niệm nghề cắt gọt kim loại...........................................................................17 2. Cấu tạo của máy tiện.............................................................................................18 3. Các phụ tùng kèm theo, công dụng của các phụ tùng.........................................19 4. Quy trình vận hành máy tiện.................................................................................23 4.1. Kiểm tra nguồn điện...........................................................................................23 4.2. Kiểm tra bôi trơn và hệ thống bôi trơn tự động................................................24 4.3. Vận hành các chuyển động bằng tay.................................................................24 4.4. Điều chỉnh máy...................................................................................................24 4.5. Vận hành tự động các chuyển động...................................................................25 4.6. Báo cáo kết quả vận hành máy..........................................................................25 5. Chăm sóc máy và các biện pháp an toàn khi sử dụng máy tiện..........................25 6. Dao tiện..................................................................................................................26 6.1 Cấu tạo của dao tiện............................................................................................26 6.2. Yêu cầu của vật liệu làm phần cắt gọt...............................................................26 6.3. Các thông số hình học của dao tiện ở trạng thái tĩnh.......................................27 6.4. Sự thay đổi thông số hình học của dao tiện khi gá dao....................................28 6.5. Ảnh hưởng của các thông số hình học của dao tiện đến quá trình cắt............30 6.6. Mài dao tiện........................................................................................................31 7. Phương pháp gia công tiện trụ trơn ngắn.............................................................35 7.1. Gá lắp điều chỉnh phôi.......................................................................................35 7.2. Gá lắp điều chỉnh dao.........................................................................................36 7.3 Điều chỉnh máy....................................................................................................37 7.4 Cắt thử và đo........................................................................................................38 7.5 Tiến hành gia công..............................................................................................38 7.6. Dạng sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp đề phòng.......................................40 3
- 7.7. Kiểm tra sản phẩm..............................................................................................41 8. Phương pháp gia công tiện mặt đầu và khoan lỗ tâm..........................................41 8.1. Gá lắp, điều chỉnh phôi......................................................................................41 8.2 Gá lắp điều chỉnh dao..........................................................................................42 8.3 Điều chỉnh máy....................................................................................................42 8.4. Cắt thử và đo.......................................................................................................43 8.5. Tiến hành gia công.............................................................................................43 9. Phương pháp tiện rãnh, cắt đứt.............................................................................47 9.1. Cấu tạo của dao tiện rãnh, cắt đứt.....................................................................47 9.2. Các thông số hình học của dao tiện rãnh, cắt đứt ở trạng thái tĩnh.................47 9.3. Sự thay đổi thông số hình học của dao tiện khi gá dao....................................47 9.4. Mài dao tiện........................................................................................................48 9.5. Vệ sinh công nghiệp...........................................................................................49 9.6.Trình tự tiện rãnh cắt đứt....................................................................................50 9.7.Bài Tập ứng dụng gia công rãnh vuông.............................................................51 BÀI 4: PHAY CƠ BẢN.............................................................................................55 1.Cấu tạo máy phay....................................................................................................55 2. Các phụ tùng kèm theo máy phay.........................................................................56 3. Quy trình vận hành máy phay...............................................................................59 3.1. Kiểm tra nguồn điện...........................................................................................59 3.2 Kiểm tra bôi trơn và hệ thống bôi trơn tự động.................................................60 3.3. Điều khiển bàn máy chuyển động đi lại bằng tay.............................................60 3.4.Điều chỉnh............................................................................................................61 3.5.Điều khiển bàn máy chuyển động tự động.........................................................62 3.6. Chăm sóc máy và các biện pháp an toàn khi sử dụng máy phay.....................62 4. Kết thúc ca thực tập...............................................................................................63 5. Phương pháp gia công...........................................................................................63 5.1.Gá lắp, điều chỉnh êtô..........................................................................................63 5.2.Gá lắp, điều chỉnh phôi.......................................................................................64 5.3.Gá lắp, điều chỉnh dao.........................................................................................64 5.4. Điều chỉnh máy...................................................................................................65 5.5. Cắt thử và đo.......................................................................................................66 5.6.Tiến hành gia công..............................................................................................66 6. Dạng sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp đề phòng..........................................70 7. Kiểm tra sản phẩm.................................................................................................70 TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................72 4
- CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: GIA CÔNG CƠ KHÍ TRÊN MÁY CÔNG CỤ Mã số mô đun: MĐ 25 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun - Vị trí: Là mô đun đào tạo bắt buộc trong chương trình cao đẳng nghề Cơ điện tử. Mô đun gia công trên máy công cụ được bố trí học sau khi học môn học cơ sở: kỹ thuật gia công cơ khí, nguyên lý chi tiết máy, autocad, an toàn lao động. - Tính chất: Là mô đun bắt buộc trong chương trình cao đẳng Cơ điện tử. - Ý nghĩa và vai trò của mô đun: Các chi tiết gia công phục vụ trong nhiều lĩnh vực. Có thể kể đến như ngành công nghiệp ô tô, quân sự, gia công thiết bị y tế, các vật dụng trong đời sống như dụng cụ nhà bếp, đồ trang trí nội thất, thiết bị vệ sinh Mục tiêu đào tạo: - Kiến thức: + Trình bày được cấu tạo, công dụng, nguyên lý làm việc máy tiện, máy phay vạn năng,; + Vận hành được các loại máy tiện, máy phay vạn năng sử dụng trong nghề cắt gọt kim loại đạt yêu cầu + Liệt kê được các loại dao cắt thường dùng trong gia công tiện, phay - Kỹ năng: + Thành thạo thao tác vận hành máy tiện, máy phay đúng kỹ thuật + Mài sửa được các loại dao tiện đúng yêu cầu kỹ thuật +.Gia công tiện, phay được các chi tiết có độ chính xác trung bình. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác, ngăn nắp trong công việc. Nội dung mô đun: Thời gian (giờ) Thực hành, Số Tên các bài trong mô đun Tổng Lý thí nghiệm, Kiểm TT số thuyết thảo luận, bài tra tập 1 Bài 1: Nội qui xưởng thưc hành 1 1 1.Nội quy khi thực tập tại xưởng máy 0.5 0.5 công cụ 2. Những quy định khi thực tại xưởng 0.5 0.5 tại xưởng máy công cụ 2.1.Trước khi làm việc 2.2. Trong khi đang làm việc 2.3. Sau khi làm việc 2. Bài 2: Sử dụng và bảo quản dụng cụ 3 1 2 đo kiểm 1. Các sử đụng cụ đo kiểm thước cặp 1.5 0.5 1 1.1. Công dụng và cấu tạo thước cặp 1.2. Cách đọc trị số đo trên thước cặp 1.3. Cách sử dụng thước cặp 1.4. Cách bảo quản thước cặp 2. Các sử đụng cụ đo kiểm Panme 1.5 0.5 1 2.1. Công dụng và cấu tạo panme 5
- 2.2. Cách đọc trị số đo trên panme 2.3. Cách sử dụng panme 2.4. Cách bảo quản panme 3 Bài 3. Tiện cơ bản 20 6 13 1 1. Khái niệm về cắt gọt kim loại. 0.5 0.5 2. Cấu tạo của máy tiện: 0.5 0.5 3. Các phụ tùng kèm theo, công dụng 0.5 0.5 của các phụ tùng. 4. Quy trình vận hành máy tiện 1.5 0.5 1 4.1. Kiểm tra nguồn điện 4.2. Kiểm tra bôi trơn và hệ thống tự động 4.3. Vận hành các chuyển động bằng tay 4.4. Điều chỉnh máy 4.5. Vận hành các chuyển động bằng tay 4.6. Báo cáo kết quả vận hành máy 5. Chăm sóc máy và các biện pháp an 2.5 0.5 2 toàn khi sử dụng máy tiện: 6. Dao tiện 2.5 0.5 2 6.1. Cấu tạo dao tiện 6.2. yêu cầu của vật liệu làm phần cắt gọt 6.3 Các thông số hình học cảu dao tiện ở trạng thái tĩnh 6.4. Sự thay đổi thông số hình học của dao tiện đến quá trình cắt 6.5. Ảnh hưởng của các thông số hình học của dao tiện đến quá trình cắt 6.6 Mài dao tiện 7. Phương pháp gia công tiện trụ trơn 4 1 3 ngắn: 7.1. Gá lắp điều chỉnh phôi 7.2. Gá lắp điều chỉnh dao 7.3. Điều chỉnh máy 7.4. Cắt thử và đo 7.5. Tiến hành gia công 7.6. Dạng sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp đề phòng 7.7 Kiểm tra sản phẩm 8. Phương pháp gia công tiện mặt đầu 4 1 3 8.1. Gá lắp và điều chỉnh phôi 8.2. Gá lắp điều chỉnh dao 8.3. Điều chỉnh máy 8.4. Điều chỉnh máy 8.5. Tiến hành gia công 6
- 9. Phương pháp tiện rãnh, cắt đứt. 3 1 2 9.1. Cấu tạo dao tiện rãnh, cắt đứt 9.2. Các thông số hình học của dao tiện rãnh, cắt đứt ở trạng thái tĩnh 9.3. Sự thay đổi thông số hình học của dao tiện khi gá dao 9.4. Mài dao tiện 9.5. Vệ sinh công nghiệp 9.6. Trình tự tiện rãnh cắt đưt 9.7. Bài tập ứng dụng gia công rãnh vuông Kiểm tra 1 1 4 Bài 4. Phay cơ bản 21 7 13 1 1. Cấu tạo máy phay 2 0.5 1.5 2. Các phụ tùng kèm theo máy phay 2 0.5 1.5 3. Quy trình vận hành máy phay 3 1 2 3.1. Kiểm tra nguồn điện 3.2. kiểm tra bôi trơn và hệ thống tự động. 3.3.Điều khiển bàn máy chuyển động đi lại bằng tay. 3.4.Điều chỉnh 3.5.Điều khiển bàn máy chuyển động tự động 3.6. Chăm sóc máy và các biện pháp an toàn khi sử dụng máy phay 4. Kết thúc ca thực tập 4 2 2 5. Phương pháp gia công 5 1 4 5.1. Gá lắp, điều chỉnh ê tô 5.2. Gá lắp, điều chỉnh phôi 5.3. Gá lắp, điều chỉnh dao 5.4. Điều chỉnh máy 5.5. Cắt thử và đo 5.6. Tiến hành gia công 6.Dạng sai hỏng, nguyên nhân và 2 1 1 biện pháp đề phòng 7. Kiểm tra sản phẩm 2 1 1 Kiểm tra 1 1 Cộng 45 15 28 2 7
- BÀI 1: NỘI QUY XƯỞNG THỰC HÀNH Mã bài: MĐ 25 - 01 Giới thiệu: Nội quy và những quy định là một trong những việc quan trong mà chúng ta cần phải thực hiện tốt trong mọi công việc nhất là trong xưởng thực tập. Nếu không tuân thủ tốt những điều này thì không thể tổ chức học tập được, gây ra mất an toàn lao động, làm hư hỏng thiết bị, máy móc.....Vì vậy trước khi thực tập tại xưởng máy công cụ. Sinh viên cần phải biết một số điều nội quy xưởng và những quy định về an toàn lao động và mong muốn mọi người phải tuyệt đối nghiêm chỉnh chấp hành các nội quy đã đề ra. Mục tiêu: - Phân tích được nhiệm vụ của sinh viên khi thực tập tại xưởng máy công cụ. - Nêu được tầm quan trọng và ý nghĩa của nội quy với những quy định khi thực tập tại xưởng máy công cụ. - Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, chủ động và tích cực trong học tập. Nội dung chính: 1. Nội quy khi thực tập tại xưởng máy công cụ - Điều 1: Học sinh phải có mặt trước giờ thực tập từ 5 - 10 phút, để chuẩn bị điều kiện cho thực tập và sản xuất. - Điều 2: Trước khi vào lớp học sinh phải mặc đồng phục, đi giầy, đeo thẻ học sinh và có đầy đủ trang thiết bị, dụng cụ phục vụ cho học tập và sản xuất. - Điều 3: Đi học muộn từ 15 phút trở lên hoặc bỏ học giữa giờ, buổi học đó coi như nghỉ không lý do. Ra khỏi xưởng hoặc nơi thực tập phải xin phép và được sự đồng ý của giáo viên phụ trách - Điều 4: Khi xuống xưởng học sinh phải chấp hành tuyệt đối sự phân công hướng dẫn của giáo viên, không được tự ý sử dụng thiết bị, dụng cụ và máy móc, khi chưa được hướng dẫn, phân công hoặc chưa hiểu - Điều 5: Không được làm đồ tư hoặc lấy cắp vật tư của xưởng trường - Điều 6: Phải đảm bảo đủ thời gian cho học tập, sản xuât, Không được làm việc riêng hoặc đùa nghịch trong giờ học - Điều 7: Không nhiệm vụ không được vào nơi học tập hoặc sản xuất khác - Điều 8: Cuối giờ phải thu dọn vật tư, vệ sinh dụng cụ, thiết bị, máy móc và nơi làm việc - Điều 9: Tất cả học sinh thực tập tại xưởng máy công cụ, phải nghiêm chỉnh chấp hành những nội quy trên. Nếu vi phạm tuỳ theo mức độ sẽ bị kỷ luật theo quy định chung của nhà trường 2. Những quy định khi thực tại xưởng tại xưởng máy công cụ 2.1. Trước khi làm viêc -Phải mặc quần áo bảo hộ gọn gàng. Nếu là nữ tóc dài phải quấn lên cho vào trong mũ - Trước khi cho máy chạy phải kiểm tra an toàn lao động (người và thiết bị), dùng tay quay thử mâm cặp để kiểm tra các bộ phận của máy - Sắp xếp lại vị trí làm việc, thu dọn những vật thừa ở trên máy và xung quanh vị trí làm việc - Nếu máy và bộ phận điện bị hỏng phải báo ngay cho người phụ trách - Vị trí nơi làm việc phải sạch sẽ. Không để dưới nền nhà (dưới chân) có rác bẩn, phôi,dầu mỡ 8
- - Nếu phôi có khối lượng 20 kg trở lên khi gá phải dùng thiết bị nâng cẩu - Không để chìa khoá trên mâm cặp khi đã kẹp chặt hoặc tháo phôi xong - Trước khi cho máy chạy phải kiểm tra an toàn về mọi mặt 2.2.Trong thời gian làm việc - Không đeo găng tay hoặc bao tay khi làm việc. Nếu ngón tay bị đau, băng lại và đeo găng cao su mỏng - Không để dung dịch làm nguội hoặc dầu bôi trơn đổ ra bục đứng và nền nhà xung quanh nơi làm việc - Không rời vị trí làm việc khi máy đang chạy - Không thay đổi tốc độ và điều chỉnh các tay gạt khi máy chưa dừng hẳn. Không dùng tay hãm mâm cặp. - Không đo, kiểm khi máy chưa dừng hẳn - Trong quá trình tiện phải đeo kính bảo hộ 2.3. Sau khi làm việc - Phải tắt động cơ điện - Thu dọn và sắt xếp gọn gàng các chi tiết và phôi vào đúng nơi quy định - Lau chùi sạch sẽ thiết bị, dụng cụ và tra dầu vào các bề mặt làm việc của máy Những trọng tâm cần chú ý trong bài 1 - Tuân thủ theo nội quy thực tập xưởng máy công cụ - Năm vững những quy định khi thực tại xưởng tại xưởng máy công cụ. - Tầm quan trọng và ý nghĩa của nội quy xưởng và quy định khi thực tập tại xưởng máy công cụ Bài tập mở rộng và nâng cao Bài 1: Trình bày đầy đủ những quy định khi thực tại xưởng tại xưởng máy công cụ. Bài 2: Phân tích quyền lợi và nghĩa của mình khi thực tập tại xưởng máy công cụ Bài 3: Giải thích tầm quan trọng và ý nghĩa của nội quy xưởng và quy định khi thực tập tại xưởng máy công cụ Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập bài Nội dung: + Về kiến thức: Trình bày được các nội quy xưởng thực tập và các quy định thực tập trước, trong khi thực tâp và sau khi thực tập - Quy trình quy định khi thực tại xưởng tại xưởng máy công cụ. + Về kỹ năng: Thực hiện các nội dung trước khi thực tập, trong khi thực tập và sau khi thực tập. + Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Đảm bảo an toàn và vệ sinh công nghiệp. Phương pháp: + Về kiến thức: Được đánh giá bằng hình thức kiểm tra viết tự luận. + Về kỹ năng: Đánh giá kỹ năng thực hành các quy định thực tập trước, trong khi thực tâp và sau khi thực tập + Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác, ngăn nắp trong công việc. 9
- Bài 2: SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN DUNG CỤ ĐO KIỂM Mã bài: MĐ 25-02 Giới thiệu: Thước cặp, panme là một dụng cụ cần thiết, không thể thiếu trong ngành kỹ thuật giúp tăng hiệu quả công việc, đảm bảo tính chính xác nhất cho một sản phẩm, công trình... Sau bài học này giúp cho học viên sẽ tìm hiểu sâu thêm về loại thước cặp, panme và biết cách sử dụng nó như thế nào cho chính xác. Mục tiêu: - Trình bày công dụng, cấu tạo và nguyên lý làm việc của thước cặp, panme - Nắm được cách đọc trị số đo của thước cặp và panme - Biết cách bảo quản thước cặp và panme - Tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác, ngăn nắp trong công việc. Nội dung chính: 1 Các dụng cụ đo đo kiểm thước cặp 1.1 Công dụng và cấu tạo thước cặp Công dụng Thước cặp dùng để đo các kích thước chiều dài, chiều rộng, chiều cao, đường kính, chiều rộng rãnh của các bề mặt ngoài và trong. Thước cặp 1/10 còn đo được chiều sâu của bậc, lỗ, rãnh. Cấu tạo Hình 2-1: Thước cặp 1/10 + Thước cặp gồm hai phần cơ bản: thân thước và du xích - Thân thước: mang thước chính gắn với đầu đo cố định, trên thân thước chính có khắc các vạch theo đơn vị mm. - Du xích (thước động): mang thước phụ gắn với đầu đo di động, trên du xích có các khoảng chia. + Thước cặp thường được chế tạo với các phạm vi đo khác nhau: 0 – 150; 0- 200; 0-320; 0 – 500; 250- 710; 320- 1000; 500 –1400; 800 –2000. Về tính chính xác: - Thước cặp 1/10: đo được kích thước chính xác tới 0.1mm. - Thước cặp 1/20: đo được kích thước chính xác tới 0.05mm. - Thước cặp 1/50: đo được kích thước chính xác tới 0.02mm. Về đặc điểm: - Thước cặp đồng hồ: hiển thị kết quả đo trên mặt đồng hồ số - Thước cặp cơ khí: hiển thị kết quả đo trên vạch cơ khí - Thước cặp điện tử: hiển thị kết quả đo trên mặt đồng hồ điện tử Ngoài ra còn có loại: 10
- Thước cặp có gắn đồng hồ chia độ. Loại thước này có ưu điểm là đọc giá trị đo nhanh và chính xác. Giá trị phần nguyên của kích thước được đọc trên thước chính, phần lẻ được đọc trên đồng hồ đo với độ chính xác 0.1; 0.05; 0.02mm. Hình 2-2: Thước cặp có gắn đồng hồ chia độ - Thước cặp có bộ phận hiện số điện tử. Loại này khắc phục được những sai sót trong quá trình đọc trị số đo, độ chính xác của thước cặp là 0.01mm. Thước cặp này có hai nút điều khiển, một nút dùng để tắt mở phần hiện số, một nút dùng chọn đơn vị đo (hệ mét, hệ inch). Hình 2-3: Thước cặp có bộ phận hiện số điện tử 1.2. Cách đọc kết quả trên thước cặp + Hướng dẫn đọc trị số đo thước cặp. Để đọc trị số đo trên dụng cụ đo một cách chính xác thì hướng quan sát để đọc trị số phải vuông góc với dụng cụ đo. Nếu hướng nhìn không vuông góc với dụng cụ đo thì trị số đọc được trên dụng cụ đo sẽ là giá trị ở phía trước hoặc sau so với giá trị thực tuỳ thuộc vào hướng đọc nghiêng về phía trước hoặc sau. Giá trị kích thước được tính bằng kích thước phần nguyên đọc được trên thân thước chính cộng với kích thước phần lẻ trên thân du xích. Kích thước phần nguyên trên thân thứơc chính được xác định tùy thuộc vào vạch số “ 0” trên du xích. Kích thước phần lẻ trên thân du xích được xác định bằng cách xem vạch thứ mấy trên thân du xích trùng với vạch chia trên thân thước chính, rồi lấy số thứ tự của vạch đó nhân với độ chính xác của thước. Hình 2.4: Kích thước đo là 15,5mm 11
- Hình 2.5:Kích thước đo 37,46mm Quan sát hình có 2 chỗ cần chú ý trên thước cơ như mũi tên. -Thứ 1 là vạch chia 0.02 mm. Còn những vạch chia khác như 0.1 mm, 0.05 mm. Hoặc đơn vị là inch (vạch chia ở đây là khả năng đọc của thước) -Thứ 2: vạch trên thước chính và vạch trên du xích. *Vạch trên du xích: Ta để ý vạch trên du xích hay thước phụ có 50 vạch, trải dài từ 0 1 2… đến 9 0. Mỗi vạch trên thước tương ứng với 0.02 mm. 50 vạch x 0.02 = 1 mm. 50 vạch trên du xích tương ứng với 1 mm trên thước chính. *Vạch trên thước chính: Ở hình trên ta thấy vạch 0 trên du xích đã gần ngay giữa 2 vạch 37 mm và 38 mm. Nếu nhìn sơ sơ chưa tính kết quả đo chính xác thì kết quả gần 37.50. Giờ ta tính kết quả cụ thể như sau: Ta dùng kính lúp xem vạch nào trùng nhất ngay thẳng nhất 1 đường thẳng từ vạch trên thước chính xuống thước phụ thì vạch đó là số lẻ phía sau số nguyên của thước chính. Hình 2.5 trên vạch trùng nhất là vạch 23 trên du xích Ta có: 37+(23*0.02)= 37.46 mm Hình 2.6:kích thước đo 8,08mm Ở hình 2.6 do vạch số 0 trên du xích đã qua vạch 8 mm trên thước chính vàvạch số 4 trên du xích là trùng nhất thì kết quả đo như sau: Ta có: 8+(4*0.02)=8.08 mm 1.3. Cách sử dụng thước cặp - Trước khi đo cần kiểm tra xem thước có chính xác không. - Phải kiểm tra xem mặt vật đo có sạch không. - Khi đo phải giữ cho hai mặt phẳng của thước song song với kích thước cần đo. - Trường hợp phải lấy thước ra khỏi vị trí đo thì vặn đai ốc hãm để cố định hàm động với thân thước chính. - Chú ý: Nếu đo mặt trong của chi tiết thì ta phải cộng thêm 10mm với thước đơn vị mm 1.4. Cách bảo quản thước cặp 12
- - Không được dùng thước kẹp cặp để đo khi vật đang quay. - Không đo các mặt thô, bẩn. - Không ép mạnh hai mỏ đo vào vật đo. - Cần hạn chế việc lấy thước ra khỏi vật đo rồi mới đọc trị số đo. - Thước đo xong phải đặt đúng vị trí ở trong hộp, không đặt thước chồng lên các dụng cụ khác hoặc đặt các dụng cụ khác chồng lên thước. - Luôn giữ cho thước không bị bụi bẩn bám vào thước, nhất là bụi đá mài, phôi gang, dung dịch tưới. - Hàng ngày hết ca làm việc phải lau chùi thước bằng giẻ sạch và bôi dầu mỡ 2. Các sử đụng dụng cụ đo kiểm panme 2.1. Công dụng và cấu tạo panme Công dụng: - Panme là dụng cụ đo kích thước dài có đọ chính xác cao hơn thước cặp, khả năng đo được đến 0,01mm. Có 3 loại chính: - Panme đo ngoài: dùng để đo các kích thước như chiều rộng,chiều dài, độ dày, đường kính… - Panme đo trong:dùng để đo các kích thước như chiều rộng rãnh, đường kính lỗ.. - Panme đo chiều sâu: dùng để đo các kích thước như chiều sâu các rãnh, lỗ bậc và bậc thang… Các loại này chỉ khác nhau về thân mỏ đo các bộ phận chủ yếu khác có cấu tạo giống nhau. Hình 2.7: Cấu tạo panme Cấu tạo: Panme có cấu tạo trên nguyên lý chuyển động của ren vít và đai ốc biến chuyển động quay của tay thành chuyển động của đầu đo di động. Để bảo đảm độ chính xác của panme chiều dài phần ren vít trong cơ cấu chuyển động thường là 25 mm nhằm giảm sai số tích luỹ bước ren trong quá trình chế tạo. 2.2.Cách đọc kết quả trên panme cơ Có nhiều loại Panme đo khác nhau. Panme đo trong, panme đo ngoài, panme đo bánh răng, panme đo mép lon… Phạm vi đo của Panme cũng rất là đa dạng từ (0-1000) mm và sai số dao động từ (±1 µm đến ±16 µm) Cũng như thước cặp, panme cũng có 2 loại: loại panme điện tử và panme đo cơ. Thay vì phải dùng kính lúp đọc vạch chia trên panme cơ khí rồi tính toán ra kết quả, để nhanh gọn lẹ và đỡ tốn nhiều thời gian thì ta chỉ cần mua loại panme điện tử 13
- cho ra kết quả nhanh chóng, đỡ tốn nhiều thao tác như trên và giá thành cũng cao hơn loại thước panme cơ. Tên gọi các chi tiết của panme cơ: Hình 2.8 Panme 0-25 + Hướng dẫn cách đọc kết quả đo của panme cơ: Hình 2.9:Cách đọc trị soosddo panme Quan sát nhìn kỹ hình panme chỗ A và B -Thứ 1: trục chính là số nguyên có đơn vị mm. Giữa 2 vạch trên trục chính là 1 mm, còn vạch giữa ở dưới trục chính là 0.5 mm. -Thứ 2: Vạch trên thước phụ là 50 vạch từ 0 đến 50. Mỗi vạch tương ứng với 0.01 mm. Nếu ta quay 1 vòng sẽ được 0.50 mm và 2 vòng là 1 mm (nhớ 2 vòng được 1 mm nhé). Từ 2 thứ trên ta đọc kết quả như sau: Thước chính đã qua vạch 55 mm Thước phụ ở vạch thứ 45 và đã qua vạch A: 0.45 + 0.5 =0.95 mm Kết quả: 55+0.95=55.95 mm Ví dụ tiếp theo Hình 2.10: Giá trị đo panme Vạch chính 7 mm. 14
- Do chưa qua vạch ở dưới trên trục chính và chưa đầy 1 vòng trên thước phụ nên không thể cộng 0.50 mm vào. Kết quả như sau: 7 + 0.38 =7.38 mm Hình 2.11:Giá trị đo panme 2.3.Cách sử dụng Panme Trước khi đo ta nên vệ sinh sạch sẽ 2 đầu đo, tránh bụi hay cát… Kiểm tra panme trước khi đo bằng cách điều chỉnh panme về 0 xem panme có lệch hay không. Nếu lệch ta phải chỉnh lại. Panme từ 25-50 mm trở lên sẽ kèm theo pin chuẩn để chỉnh về giá trị chuẩn trước khi đo. Khi đo ta nên gắn panme trên 1 cái đế để giữ cố định, nếu không có đế ta dùng tay giữ cố định panme. Dùng núm vặn, vặn từ từ vào vật cần đo đên khi nghe tiếng tạch tạch, ta khóa chốt lại và đọc kết quả đo. Tuyệt đối không dùng thước phụ để xoay khi 2 đầu panme đã chạm vào vật sẽ gây ra hiện tượng hư hỏng 2.4.Cách bảo quản Panme - Tuyệt đối không sử dụng Panme để đo khi vật thể còn đang chuyển động. - Không đo các vật thể bẩn, mặt thô. - Khi khi đo cần phải lau sạch vật thể. - Không được vặn ống vặn thước phụ để mỏ đo ép vào vật đo. hi mới đọc kích thước, cần hạn chế việc lấy Panme ra khỏi vị trí đo Những trọng tâm cần chú ý trong bài 2 - Công dụng, cấu tạo, nguyên lý làm việc thước cặp và panme - Nắm vững thao tác đo thước cặp và panme - Những điểm chú ý khi sử dụng thước cặp và panme - Biết cách bảo quản thước cặp và panme Bài tập mở rộng và nâng cao Bài 1: Trình bày trình cách sử dụng thước cặp, panme. Bài 2: Giải thích giá trị thước cặp 1/10, 1/20, 1/50 Bài 3: Cách bảo quản thước cặp, và panme Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập bài 2 Nội dung: + Về kiến thức: Trình bày được Công dụng, cấu tạo, nguyên lý làm việc của thước cặp và panme 15
- - Cách sử dụng và bảo quản thước cặp, panme + Về kỹ năng: Thực hiện đo kiểm các chi tiết trụ ngoài, lỗ, bậc bằng thước cặp và panme đúng yêu cầu kỹ thuật + Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Đảm bảo an toàn và vệ sinh công nghiệp. Phương pháp: + Về kiến thức: Được đánh giá bằng hình thức kiểm tra viết, trắc nghiệm. + Về kỹ năng: Đánh giá kỹ năng thực hành đo kiểm các chi tiết trụ ngoài, lỗ, bậc bằng thước cặp và panme trên các sản phẩm cơ khí. + Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác, ngăn nắp trong công việc. 16
- BÀI 3: TIỆN CƠ BẢN Mã bài: MĐ 25- 03 Giới thiệu: Tiện là phương pháp gia công có phôi được thực hiện bằng sự phối hợp hai chuyển động gọi là chuyển động tạo hình gồm chuyển động chính là chuyển động quay tròn của chi tiết và chuyển động chạy dao (chuyển động chạy dao dọc và chuyển động chạy dao ngang). Sau bài học này học viên tiên được trụ ngắn, dài, bậc, cắt rãnh Mục tiêu: - Trình bầy được lịch sử phát triển của nghề cắt gọt kim loại - Phân tích được nguyên lý gia công, độ chính xác kinh tê, độ chính xác đạt được của các công nghệ gia công cắt gọt kim loại có phôi - Giải thích được các yếu tố cắt gọt của mỗi công nghệ gia công cơ. - Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, chủ động và tích cực trong học tập Nội dung chính: 1. Khái niệm nghề cắt gọt kim loại Cắt gọt kim loại là một phương pháp gia công cơ khí nhằm loại bỏ đi một lớp lượng dư gia công để tạo thành hình dáng, kích thước chi tiết theo yêu cầu. bằng các loại dụng cụ cắt gọt và được thực hiện trên các máy công cụ. Công nghệ tiện Hình 3.1:Máy tiện vạn năng Khái niệm Tiện là phương pháp gia công cho dao cắt gọt tương đối với vật gia công được gá lắp trên máy tiện, để làm thay đổi hình dáng kích thước của phôi, khiến cho nó trở thành chi tiết có hình dáng, kích thước khác nhau như mặt trụ, mặt côn, mặt ren theo yêu cầu. Nguyên lý gia công Chi tiết gia công được gá trên máy, đứng yên quay tròn quanh tâm. Còn dao chuyển động tịnh tiến theo các hướng để cắt gọt. Trong trường hợp đặc biệt có thể ngược lại. Đặc điểm gia công Chi tiết được gia công tiện, thì các bề mặt thường là song song và đồng tâm. 17
- - Tiện gia công được các chi tiết có dạng hình trụ, hình côn, ren, hình cầu.....Đồng thời có thể làm thay một số công việc của máy phay, máy bào, máy khoan và máy doa... - Các chi tiết gia công tiện đảm bảo về hình dáng, hình học và độ chính xác đến 0,02 và đạt độ nhám bề mặt là Ra = 3,2 tương đương với 6. - Gia công tiện cho ra rất nhiều các loại phôi, như phôi xếp, phôi bậc, phôi dây xoắn, phôi dây hình dải, phôi vụn. - Khi gia công tiện ngoài vật liệu là kim loại ra thì tiện có thể gia công được một số vật liệu phi kim loại như cao su, gỗ, nhựa..... 2. Cấu tạo của máy tiện Hình 3.2: Hình dáng máy tiện vạn năng 1.Ụ trước với hộp tốc độ 2. Bộ bánh răng thay thế 3. Hộp bước tiếu 4. Thân máy 5. Hộp xe dao 6. Xe dao 7. Ụ sau 8. Tủ điện * Máy tiện vạn năng thường có các bộ phận cơ bản sau: + Hộp trục chính: Dùng để đỡ trục chính, bảo đảm vị trí cho trục chính và truyền dẫn chuyển động cho trục chính. Hộp trục chính có thể tạo ra một vài cấp tốc độ cho trục chính. Các cấp tốc độ này khác nhau 2 lần so với n số nguyên. + Thân máy: Dùng để lắp ráp với các phận khác tạo thành chi tiết cơ sở, bảo đảm vị trí các đường dẫn hướng cho các bộ phận có chuyển động tịnh tiến trong máy. + Hộp chạy dao: Dùng để thay đổi tốc độ chạy dao phù hợp với các yêu cầu làm việc khác nhau. Trên máy tiện thường có một hoặc một số hộp dao, tuỳ theo công việc trên máy. + Bàn xe dao: Dùng để di chuyển dao theo các phương chính xác. Trên bàn xe dao có một số bộ phận như: Đài gá dao, bàn xe dao, hộp xe dao. Đài gá dao là bộ phận trực tiếp thực hiện nhiệm vụ gá dao, nó có thể gá được 4 dao trên đài gá dao. Bàn xe dao tạo ra các chuyển động chạy dao theo các phương. Với máy tiện vạn năng thì còn có bàn trượt dọc phụ cũng thực chất là bàn xe dao, tạo chuyển động chạy dao theo phương dọc hoặc xiên với phạm vi nhỏ. + Hộp xe dao: Làm nhiệm vụ phân phối chuyển động chạy dao theo các phương, nó không có khả năng làm thay đổi lượng chạy dao. + Ụ động: Nhiều máy tiện có trang bị động, nhiệm vụ của ụ động là: Lắp mũi tâm để chống tâm cho chi tiết khi cần độ cứng vững cao hoặc gá mũi khoan, mũi khoét, mũi doa, bộ phận ta rô hay bàn ren hoặc đầu cán ren. + Bệ máy: Có thể được chế tạo rời hoặc liền, dùng đẻ đỡ toàn bộ trọng lượng của máy hoặc chứa một số bộ phận khác của máy + Ngoài các bộ phận cơ bản của máy được kể tên ở trên ra, thì trên máy tiện còn có một số bộ phận khác nữa như: bộ phận điện, bộ bánh răng đầu ngựa, bộ phận bơm nước, trục vít me, trục trơn, trục khởi động, các tay gạt, du xích... 18
- 3. Các phụ tùng kèm theo, công dụng của các phụ tùng Các loại mâm cặp Mâm cặp, chấu cặp là loại đồ gá dùng để định vị và gá kẹp phôi trong quá trình gia công trên máy tiện. Mâm cặp gồm các loại như sau: Mâm cặp hai chấu, mâm cặp ba chấu, mâm cặp bốn chấu, mâm cạp hoa..... Mâm cặp hai chấu: Hình 3.3: Mâm cặp 2 chấu Mâm cặp hai chấu thường có dạng khối V hoặc dạng định hình, có thể chuyển động ra vào theo hướng kính, 2 chấu này có liên hệ chặt chẽ với nhau nên đảm bảo cho mâm cặp có khả năng tự định tâm được. Mâm cặp 2 chấu chỉ gá đặt được chi tiết có dạng trụ tròn. Loại mâm cặp này rất ít được dùng trong thực tế. Mâm cặp 3 chấu: Hình 3.4: Mâm cặp 3 chấu Trên mâm cặp này có 3 chấu dạng bậc thang, ba chấu này được chuyển động ra, vào theo hướng kính với 3 phương lệch nhau 120°. Chuyển động của 3 chấu được thực hiện nhờ một đĩa Ácimét, nếu lắp các chấu theo thứ tự thì mâm cặp này tự định tâm cho chi tiết gia công được, các chấu cặp dùng ở đây có thể là chấu phải, chấu trái, chấu cứng hoặc chấu mềm. - Chấu trái dùng để định vị chi tiết theo mặt trụ và mặt đầu của nó. Nó dùng để kẹp các chi tiết có đường kính lớn tỷ số chiều dài / đường kính nhỏ(chi tiết dạng đĩa) - Chấu phải dùng để các chi tiết theo mặt trụ ngoài chi tiết dạng tròn xoay. Nó dùng để kẹp các chi tiết có đường kính không lớn. Tỷ số chiều dài / đường kính lớn (chi tiết dạng thanh). Chấu phải còn dược dùng để gá kẹp chi tiết theo mặt trụ trong (chi tiết dạng ống) - Chấu cứng là loại chấu được tôi cứng, không sửa được bằng cách tiện - Chấu mềm là chấu chưa được tôi cứng, người ta có thể sửa lại nó được. Nhờ vậy đảm bảo độ đồng tâm cao. Chấu mềm dễ bị biến dạng, nhanh mòm, nó ít được 19
- dùng trong gia công thô mà chỉ dùng để gá kẹp các chi tiết có bề mặt đã được qua gia công ít nhất một lần. - Mâm cặp 3 chấu là loại mâm cặp được dùng phổ biến nhất trong thực tế. Mâm cặp 4 chấu: Hình 3.5: Mâm cặp 4 chấu - Trên mâm cặp gá lắp 4 chấu dạng bậc thang, các chấu này di chuyển theo hướng kính và lệch nhau 90°. Các chấu này di chuyển độc lập với nhau nên không tự định tâm được, nhờ đó có thể ga lắp được các chi tiết có dạng phức tạp và các chi tiết để tiện lệch tâm. - Trên mâm cặp này có các rãnh hướng kính dạng rãnh chữ T. Người ta có thể dùng các rãnh này để lắp bu lông cố định các bộ phận gá đặt chi tiết khác như ke gá. Nhờ vậy mà có thể gá được nhiều chi tiết dạng phức tạp. Mâm cặp hoa: - Mâm cặp này là mâm phẳng có diện tích lớn. Trên mâm phẳng có các rãnh hướng kính và các rãnh là vòng tròn đồng tâm. Các rãnh này có dạng chữ T. Người ta lắp các bu lông nên các rãnh này để bố trí các cơ cấu định vị và kẹp chặt chi tiết. - Mâm cặp hoa thích hợp để gá đặt các chi tiết phức tạp hoặc các chi tiết lớn. - Mâm cặp hoa được dùng trên các máy tiện cụt, máy tiện đứng. Mũi tâm: - Mũi tâm dùng để gá chi tiết kiểu chống tâm hoặc mâm cặp, chống tâm tuỳ từng trường hợp cụ thể mà người ta dùng loại mũi tâm khác nhau. Mũi tâm cố định: Hình 3.6: Mũi tâm cố định 1. Phần Côn làm việc 2. Chuôi côn - Loại mũi tâm này có thân mũi tâm và đầu mũi tâm là liền 1 khối. Vì vậy mà đầu mũi tâm cố định so với thân mũi tâm. Trong quá trình gia công đầu mũi tâm không quay cùng với chi tiết gia công. Mũi tâm này có ưu điểm là đơn giản, độ chính xác về độ định tâm cao nhưng có nhược điểmlà dễ bị mòn và gây mòm cho lỗ tâm (với mũi tâm lắp ở nòng ụ động) 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Gia công cơ khí - NXB Giáo dục
368 p | 1030 | 372
-
Giáo trình gia công cơ khí part 1
37 p | 626 | 198
-
Giáo trình gia công cơ khí part 3
37 p | 257 | 94
-
Giáo trình gia công cơ khí part 4
37 p | 270 | 94
-
Giáo trình gia công cơ khí part 5
37 p | 262 | 94
-
Giáo trình gia công cơ khí part 6
37 p | 216 | 80
-
Giáo trình gia công cơ khí part 7
37 p | 183 | 76
-
Giáo trình Gia công cơ khí nâng cao với Pro/Engineer Creo 1.0: Phần 1
115 p | 241 | 64
-
Giáo trình Gia công cơ khí (Dùng trong các trường THCN): Phần 1
168 p | 171 | 33
-
Giáo trình Gia công cơ khí nâng cao với Pro/Engineer Creo 1.0
193 p | 47 | 7
-
Giáo trình Gia công cơ khí trên máy công cụ (Nghề: Cơ điện tử - Cao đẳng): Phần 1 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội
70 p | 27 | 7
-
Giáo trình Gia công cơ khí trên máy công cụ (Nghề: Cơ điện tử - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận
153 p | 8 | 7
-
Giáo trình Gia công cơ khí trên máy công cụ (Nghề: Cơ điện tử - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội
74 p | 26 | 5
-
Giáo trình Gia công cơ khí (Nghề: Hàn - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Xây dựng
70 p | 21 | 5
-
Giáo trình Gia công cơ khí trên máy công cụ (Nghề: Cơ điện tử - Trình độ: Cao đẳng nghề) – CĐN Kỹ thuật Công nghệ (2021)
162 p | 18 | 4
-
Giáo trình Gia công cơ khí trên máy công cụ (Nghề: Cơ điện tử - Trung cấp) - Trường CĐ Nghề Kỹ thuật Công nghệ
162 p | 23 | 3
-
Giáo trình Gia công cơ khí (Nghề: Hàn - Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Xây dựng (Chương trình năm 2019)
70 p | 18 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn