intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Gia công hệ thống ống (Nghề: Vận hành, sửa chữa thiết bị lạnh - Trình độ: Cao đẳng) - CĐ Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:43

15
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Gia công hệ thống ống (Nghề: Vận hành, sửa chữa thiết bị lạnh - Trình độ: Cao đẳng)" nhằm giúp các bạn sinh viên trình bày được nắm được quy trình gia công các loại đường ống thường được sử dụng trong hệ thống máy lạnh; sử dụng thành thạo các loại dụng cụ gia công ống; lắp đặt các loại đường ống đúng yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Gia công hệ thống ống (Nghề: Vận hành, sửa chữa thiết bị lạnh - Trình độ: Cao đẳng) - CĐ Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn

  1. UBND TỈNH BÌNH ĐỊNH TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ QUY NHƠN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: GIA CÔNG HỆ THỐNG ỐNG NGHỀ: VẬN HÀNH SỬA CHỮA THIẾT BỊ LẠNH TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo Quyết định số: 99 /QĐ-KTCNQN ngày 14 tháng 3 năm 2018 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn Bình Định, năm 2018
  2. 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
  3. 2 LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm gần đây, sự phát triển của các ngành kinh tế ngày càng nhanh, đặc biệt là các ngành kỹ thuật. Trên xu hướng đó thì mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo nghề, nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động kỹ thuật trong giai đoạn hội nhập là việc cần thiết. Để đáp ứng yêu cầu trên, công tác đào tạo đội ngũ giảng dạy cho các ngành, nghề ngày càng được chú trọng và quan tâm nhiều hơn. Trong đó, việc đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy trong các trường Cao Đẳng, Dạy nghề là vô cùng cần thiết. Qua đó, vấn đề đặt ra là cần biên soạn mới tài liệu chuyên môn dành cho cán bộ giảng dạy các trường, sinh viên, các nhà quản lý và những công nhân kỹ thuật. Để đáp ứng nhu cầu đó chúng tôi đã biên soạn tài liệu “Gia công hệ thống ống” hướng dẫn học viên và sinh viên nghề Vận hành sửa chữa thiết bị lạnh. Trong quá trình biên soạn giáo trình, tác giả đã tham khảo các giáo trình của các trường Đại học, học viện... Mặc dù đã hết sức cố gắng để giáo trình đạt được chất lượng tốt nhất. Tuy nhiên, trong quá trình biên soạn không thể tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ các đồng nghiệp, các bạn đọc để giáo trình được hoàn thiện hơn. Trân trọng cảm ơn! Quy Nhơn, ngày tháng năm Biên soạn Phan Văn Thảo
  4. 3 MỤC LỤC Trang Lời giới thiệu 2 Bài 1: Gia công và lắp đặt đường ống đồng 6 1.1. Giới thiệu các dụng cụ gia công ống đồng 6 1.2. Kỹ thuật gia công 7 1.3. Hàn ống đồng 15 1.4. Kỹ thuật nối ống đồng 19 1.5. Bài tập gia công hệ thống ống đồng 21 Bài 2: Gia công và lắp đặt đường ống nước 24 2.1. Kỹ thuật gia công ống thép 24 2.2. Thực hành lắp đặt đường ống nước 27 Bài 3: Kết nối mô hình hệ thống máy lạnh 37 3.1. Sơ đồ mô hình hệ thống máy lạnh 37 3.2. Lắp đặt mô hình 38 3.3. Thử kín hệ thống 38 TÀI LIỆU THAM KHẢO 42
  5. 5 GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Gia công hệ thống ống Mã mô đun: MĐ 22 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun: - Vị trí: Môđun Gia công hệ thống ống hệ thống lạnh được bố trí học sau khi học xong các môn học, môđun kỹ thuật cơ sở. -Tính chất: Là mô đun chuyên môn trong chương trình đào tạo nghề vận hành, sửa chữa thiết bị lạnh. - Ý nghĩa và vai trò của mô đun: Mô đun này cung cấp các kỹ năng về gia công ống đồng, sắt, PVC và kết nối hệ thống máy lạnh Mục tiêu mô đun: - Kiến thức: Nắm được quy trình gia công các loại đường ống thường được sử dụng trong hệ thống máy lạnh. - Kỹ năng: + Sử dụng thành thạo các loại dụng cụ gia công ống. + Lắp đặt các loại đường ống đúng yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Rèn luyện tác phong công nghiệp; chủ động trong công việc; + Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị. Nội dung của mô đun: Số Thời gian (giờ) Tên các bài trong mô đun TT TS LT TH KT 1 Bài 1: Gia công và lắp đặt đường ống đồng 35 12 22 01 2 Bài 2: Gia công và lắp đặt đường ống nước 30 09 20 01 3 Bài 3: Kết nối mô hình hệ thống máy lạnh 25 09 16 0 Cộng 90 30 58 02
  6. 6 BÀI 1: GIA CÔNG VÀ LẮP ĐẶT ĐƯỜNG ỐNG ĐỒNG Mã bài: MĐ 22-01 Thời gian: 35giờ (LT: 04; TH: 15; Tự học: 15; KT: 01) Giới thiệu: Trong quá trình lắp đặt, sửa chữa hệ thống lạnh thì công việc gia công ống đồng chiếm vai trò quan trọng. Bài học này giới thiều các kỹ thuật gia công và lắp đặt ống đồng Mục tiêu: - Sử dụng thành thạo các loại đồ nghề gia công ống - Biết được quy trình gia công như: loe ống, nông ống, hàn ống, uốn ống,... - Rèn luyện tính cẩn thận, tuân thủ quy định an toàn. Nội dung chính: 1.1. Giới thiệu các dụng cụ gia công ống đồng Trong quá trình lắp đặt hệ thống và thiết bị, các quá trình kết nối, liên kết thiết bị cũng như khắc phục những sự cố (rò rỉ đường ống, di chuyển thiết bị…) đòi hỏi người tiến hành phải thực hiện nhiều thao tác để hoàn thành tốt công việc như: cắt ống, loe ống, nông ống, uốn ống, hàn ống… Trong phần này sẽ trình bày những thiết bị sử dụng cũng như giới thiệu các kỹ thuật trong thao tác để tiến hành những thao tác trên. ● Bộ cắt ống Hình 1.1. Dao cắt ống đồng 1. Núm vặn điều chỉnh lưỡi dao; 2. Lưỡi dao cắt; 3. Trục lăn; 4. Ống đồng; 5. Dao nạo ba via ● Bộ loe ống Hình 1.2. Cấu tạo dụng cụ loe ống lệch tâm. ● Bộ nông ống
  7. 7 Hình 1.3. Bộ nông ống Hình 1.4. Các cỡ đầu nông ống ● Bộ uốn ống Hình 1.5. Bộ uốn ống đồng 1.2. Kỹ thuật gia công ống đồng 1.2.1. Cắt ống đồng 1.2.1.1. Lý thuyết liên quan: - Cách sử dụng dao cắt ống - Chuẩn bị ống từ cuộn ống: + Đặt cuộn ống đứng thẳng áp lên tấm gỗ phẳng, nhẵn,giữ một đầu ống và lăn cuộn ống để có đủ độ dài cần cắt. + Dùng dũa con đánh dấu chiều dài ống cần thiết + 5 đến 15mm dự trữ 1.2.1.2. Trình tự thực hiện Bước 1: Kiểm tra tổng quát - Kiểm tra cẩn thận chiều dài của ống, sau đó lấy dũa vạch dấu vào chổ cần phải cắt. - Kiểm tra dao cắt. Bước 2: Đặt ống vào dao cắt - Đặt ống vào giữa những con lăn đĩa cắt. - Đặt đúng lưỡi dao cắt vào vạch dấu đã vạch bằng dũa. - Vặn tay vít tới khi lưỡi cắt chạm sát vào ống đồng. Bước 3: Tiến hành cắt
  8. 8 - Quay từ từ dao cắt xung quanh ống để dao cắt ăn sâu dần vào ống. Chú ý quay dao cắt theo chiều ngược chiều kim đồng hồ. - Sau khi thấy nhẹ tay, siết thêm tay vít để làm tăng sức ép của dao cắt, và lại quay dao xung quanh ống. - Tiếp tục cắt bằng cách tăng dần sức ép của đĩa cắt nhưng không mạnh quá để khỏi làm ống hỏng. (ảnh hưởng đến quá trình nông ống và loe ống để kết nối với hệ thống). Bước 4: Nạo ba via Mặt cắt ống có ba via cần được nạo nhẵn trước khi tiến hành các công đoạn gia công khác. - Quay mặt cắt cần nạo ba via của ống đồng xuống phía dưới để phôi đồng không rơi vào bên trong ống. - Dùng dao nạo ba via để nạo - Không làm hư hỏng bề mặt trong ống bằng dao nạo ba via. Hình 1.6. Chuẩn bị cắt ống * Thực hành: - Từng học sinh thực hành cắt ống đồng với nhiều loại đường kính khác nhau, ở nhiều vị trí khác nhau. - Mỗi học sinh làm một sản phẩm theo yêu cầu của giáo viên 1.2.2. Loe ống. 1.2.2.1. Lý thuyết liên quan Mục đích của việc loe ống là để tạo mối nối bằng rắc co. Khi nối ống bằng răcco ta phải loe trước một đầu ống để nó ôm sát vào thân răcco tạo thành một mối nối kín. 1.2.2.2. Trình tự thực hiện Bước 1: Chuẩn bị ống - Sau khi cắt xong cần phải mài nhẵn mặt cắt và làm sạch hoàn toàn bề mặt trong của ống khỏi bụi bẩn và mạt đồng. (mạt đồng và bụi bẩn có thể làm cho máy nén và các chi tiết bị mài mòn nhanh chóng). - Lồng răcco đúng chủng loại vào ống trước khi loe. (phải thật lưu ý để tránh phải cắt ống khi quên lồng racco) Bước 2: Đặt ống vào bộ kẹp và gắn đồ gá - Đặt vị trí của ống sao cho đầu ống cao hơn mặt của đồ kẹp tùy theo kích cỡ răcco, kẹp chặc ống. Kích thước loe xem hình 1.8 và bảng 1.1. Nếu chiều cao đầu ống so với mặt dụng cụ loe A quá nhỏ, đoạn loe sẽ quá nhỏ, khả năng rò rỉ gas lớn. Nếu A quá lớn, mép ống dễ bị rách, nhăn và không vừa mũ ren.
  9. 9 Hình 1.8. Kích thước loe ống Bảng 1.1. Kích thước A Cỡ ống Φ6,4 Φ9,5 Φ12,7 Φ15,9 Φ19,1 A 0,5mm 1mm - Đặt ống vào trong bộ kẹp, chọn đường kính của lỗ kẹp thật sự phù hợp với đường kính của ống. Kiểm tra lại răcco đã lồng vào ống chưa. - Bôi trơn đầu loe. - Lắp nón loe lên đầu ống: nón loe phải được vuông góc hoàn toàn lên bề mặt cắt của ống nếu không đầu loe sẽ bị lệch. Bước 3: Tiến hành loe ống - Gắn đồ gá có gắn đầu loe ống vào và tiến hành vặn tay vặn để đầu loe ép chặt vào ống, khi vặn nên vặn vào độ một vòng lại nới ra ¼ vòng rồi lại vặn tiếp. - Khi đầu loe đã ăn sâu tới mức cần thiết thì vặn ngược lại để rút đầu ra. - Tháo ống ra: quay ngược chiều kim đồng hồ tay quay cho đến hết ren để tháo ra. Bước 4: Kiểm tra đầu ống đã loe (xem bảng 1.2) - Bề mặt loe có đồng tâm không? - Miệng loe có bị nứt hay không? - Bề mặt loe có nhẵn không, có bị vết sẹo không? - Miệng loe có bị ba via gờ sắc hay không?
  10. 10 Hình 1.9. Vặn tay vặn cho đầu loe tiến sát vào ống Bảng 1.2.Kích thước sau khi gia công xong theo tiêu chuẩn Nhật JISB 8607-1975 Đường kính danh định Đường kính ống D, mm A, mm 1/4" 6,35 8,3 ~ 8,7 3/8" 9,25 12,0 ~ 12,4 1/2" 12,7 15,4 ~ 15,8 5/8" 15,88 18,6 ~ 19 3/4" 19,05 22,9 ~ 23,3 Hình 1.10. Giới thiệu một số lỗi cơ bản của đầu ống loe
  11. 11 Hình 1.10. Một số lỗi cơ bản của đầu ống loe Hình 1.11. Kích thước tiêu chuẩn đầu loe 1.2.2.3. Thực hành: - Từng học sinh thực hành loe ống đồng với nhiều loại đường kính khác nhau, ở nhiều vị trí khác nhau. - Mỗi học sinh làm một sản phẩm theo yêu cầu của giáo viên 1.2.3. Nông ống. 1.2.3.1. Lý thuyết liên quan - Để nối hai đầu ống có cùng đường kính, ta phải làm rộng một đầu để đầu kia có thể đưa lọt vừa khít vào. 1.2.3.2. Trình tự thực hiện Bước 1: Đặt ống vào bộ kẹp và gắn đồ gá - Đưa ống vào bộ kẹp và chọn đường kính lỗ cho phù hợp với đường kính ống. - Đặt đầu ống thò lên mặt bộ kẹp 1 độ dài bằng đường kính ống cộng thêm 3mm. Ví dụ nếu ống có đường kính 6mm, thì chiều dài ống thò lên là: 6 + 3 = 9mm. - Kẹp chặt ống. - Chọn đầu nông có đường kính phù hợp để nông ống. Bước 2: Tiến hành nông ống - Gắn đồ gá có gắn đầu nông vào thiết bị và tiến hành vặn tay vặn để đầu nông tiến sâu vào ống (tiến hành thao tác không nên quá vội vàng tránh làm biến dạng ống). - Khi vặn xuống vừa đủ thì vặn ngược lại để rút đầu nông ra. - Tháo ống ra và lắp vào đầu ống kia. - Nếu đầu nông quá rộng thì cần phải loe đầu ống còn lại sao cho hai miệng ống thật sát nhau. Bước 3: Kiểm tra đầu ống đã nông
  12. 12 Hình 1.12. Kỹ thuật nông ống 1.2.3.3. Thực hành: - Từng học sinh thực hành nông ống đồng với nhiều loại đường kính khác nhau, ở nhiều vị trí khác nhau. - Mỗi học sinh làm một sản phẩm theo yêu cầu của giáo viên 1.2.4. Uốn ống. 1.2.4.1. Lý thuyết liên quan - Trong quá trình thi công lắp đặt hệ thống, không phải lúc nào đường ống dẫn môi chất cũng nằm trên một đường thẳng, chính vì vậy ta phải uốn ống để vừa đảm bảo tính thẩm mĩ, không làm ảnh hưởng đến chất lượng ống cũng như yêu cầu lắp đặt hệ thống. 1.2.4.2. Trình tự thực hiện Bước 1: Đưa ống vào dụng cụ uốn ống. - Đặt ống cần uốn vào đúng rãnh tương ứng với đường kính của ống - Hình 1.13, đưa ống vào dụng cụ uốn ống, đặt cán xoay ở 1800, nâng móc giữ ống ra khỏi vị trí. Đặt ống vào rãnh của bánh xe định hình. - Xác định góc cần uốn. Hình 1.13. Đưa ống vào dụng cụ uốn ống - Hình 1.14 ngoàm móc ống, nâng cán xoay ra đúng vị trí và đúng góc yêu cầu, lựa đặt guốc định hình lên vị trí uốn. Chú ý, góc của guốc định hình chỉ đúng vào dấu
  13. 13 000, ghi độ góc trên bánh xe định hình. Hình 1.14. Cách đặt ống đúng vị trí Bước 2: Tiến hành uốn ống Hình 1.15. Trường hợp uốn ống 900 - Quay cần gạt một góc đúng bằng góc cần uốn để tạo hình ống theo yêu cầu - Hình 1.14, tiến hành uốn ống theo góc uốn mong muốn đã được đánh dấu trên bánh xe định hình. Trên hình 1.15 là trường hợp góc uốn 900. Bước 3: Tháo ống ra Hình 1.16. Cách tháo ống ra Để tháo ống ra, xoay cán xoay và cán giá ra xa nhau, tháo móc giữ ống rồi tháo ống ra. Chú ý: nên nhỏ dầu nhớt vào trục bánh xe, guốc định hình để uốn ống dễ dàng hơn. Rãnh tròn của bánh xe định hình nên giữ sạch sẽ và khô rao để tránh ống bị trượt khi uốn. (Hình 1.16). Chú ý: Đối với ống cứng khó uốn, có thể dùng êtô để giữ cán giá. Kẹp cán gá
  14. 14 vào má êtô càng sát với bánh xe định hình càng tốt. Hình 1.17 hướng dẫn kích thước uốn 2 đoạn cong liền kề 900 có khoảng cách là X: cần bố trí ống sao cho khoảng cách từ tâm ống đoạn cong trước đến đường tiếp tuyến song song với bánh xe định hình là X. Hình 1.17. Hướng dẫn kích thước uốn trái * Có thể dùng lò so có đường kính vòng xoắn vừa đủ lồng ngoài chỗ ống cần uốn và dùng tay uốn ống. khi đó ống được uốn cong quá góc uốn yêu cầu khoảng 50 Hình 1.18. Lò xo uốn ống Hình 1.19. Kỹ thuật uốn ống bằng lò xo + Không nên uốn ống quá cong. + Bán kính vòng uốn không nhỏ hơn 25mm 1.2.4.3. Thực hành: - Từng học sinh thực hành nông ống đồng với nhiều loại đường kính khác nhau, ở nhiều vị trí khác nhau. - Mỗi học sinh làm một sản phẩm theo yêu cầu của giáo viên 1.3. Hàn ống đồng 1.3.1. Tổng quan về hàn Trong một hệ thống làm lạnh, các bộ phận được nối liền với nhau một cách liên
  15. 15 tục, kín mít và chắc chắn để gas khỏi bị rò rỉ ra ngoài. Vì vậy công việc hàn trong ngành lạnh chiếm một vị trí hết sức quan trọng, thường xuyên gặp phải trong việc lắp ráp, sửa chữa hàng ngày. * Các loại mối hàn Đối với phương pháp hàn nói chung, thường bao gồm các loại hàn sau: a. Mối hàn giáp mối: Mối hàn loại này khâu chuẩn bị đơn giản, dễ hàn, kim loại mỏng không cần vác mép. Tuy nhiên trước khi hàn phải hàn đính. Mối hàn náy áp dụng cho cả hàn điện và hàn khí. b. Mối hàn gấp mép: Trong phương pháp hàn khí, loại mối hàn náy rất phổ biến, áp dùng cho kim loại hàn có chiều dày mỏng. Mối hàn có độ kín cao, tăng độ bền chắc so với chiều dày. c. Mối hàn chồng: Loại náy ít sử dụng vì tốn kim loại, thường áp dụng cho phương pháp hàn điện. d. Mối hàn góc: Loại náy áp dụng trong thiết kế để chế tạo một cấu kiện mới. Mối hàn có độ cứng vững và bền chắc cao. e. Mối hàn nối các ống: Mối hàn náy áp dụng một cách phổ biến trong chế tạo cũng như sửa chữa của ngành nhiệt điện lạnh. Đối với kim loại đen dày, chỉ cần đấu mí để hàn. Còn đối với đồng, hoặc thau một ống để nguyên còn ống kia được nông ra lồng vào nhau trước khi hàn. Đối với ngành nhiệt điện lạnh, trong khâu sửa chữa ta thường gặp các mối hàn nối cụ thể như hình 1.19: - Mối hàn đầu ra giữa block với giàn nóng. (ha) - Mối hàn giữa hàn giàn nóng với bộ lọc. (hb) - Mối hàn nối giữa bộ lóc với ống mao. (hc) - Mối hàn giữa đường về đầu hút với block máy. (hd) - Mối hàn Racco vào block máy để nạp gas. (he) - Mối hàn Racco với bộ lọc. (hf)
  16. 16 Hình 1.19. Các mối hàn thường gặp * Các loại que hàn - Các loại que hàn đồng (bảng 1.3): dùng hàn nối những đường ống dẫn môi chất cần đén sự bền chặt và các ống đồng hoặc đồng pha kẽm hay sắt Bảng 1.3. Các loại que hàn đồng Que hàn Nhiệt độ Áp lực cắt, Vật liệu Theo JIC nóng chảy, Tên thương mại 0 kG/cm2 Z3264 C Đồng – đồng Copsil–2(NEIS Co.) Bcup–6 735÷815 Khoảng 25 Đồng – thép Brass–64(NEIS Co.) BcuZn1 905÷955 Khoảng 30 Đồng – gang Đồng – thau Đồng – thép Sil 107 (NEIS Co.) BAg–2 700÷845 Khoảng 20 Đồng – gang - Que hàn bạc: chỉ dùng riêng biệt cho những đường ống dẫn môi chất bằng đồng. * Các thiết bị hàn khí: (02 – C2H2) Trong sửa chữa ngành điện lạnh, phương pháp hàn sử dụng nhiều nhất đó là hàn khí. Vì vậy yêu cầu đối với phương pháp này là phải taọ được một mối hàn chắc, kín, không giảm tiết diện ống, mối hàn bóng đẹp phủ đều và phải an toàn khi sử dụng. Thiết bị hàn khí bao gồm: - Bình chứa 02 - Bính chứa C2H2 - Van giảm áp bình 02 - Van giảm áp bình C2H2 - Dây hàn - Cần và mỏ hàn.
  17. 17 Hình 1.20. Bộ hàn khí oxy axetilen a. Bình chứa 02 Là loại chai lớn làm bằng thép có chiều dày từ (12 ÷ 16) mm, trong chứa khí oxy dưới áp suất 150kg/cm2. Thân chai cao, ốm sơn màu xanh lá cây. Trên đầu chai có gắn 1 cặp đồng hồ đo áp suất, tạm đặt tên là đồng hồ A và B. Đồng hồ A bên phải có ghi từ số 0 đến 3000 dùng để chỉ áp suất trong chai. Đồng hồ B bên trái có ghi từ số 0 đến 200 và có 1 cái van giảm áp để điều khiển áp suất khí oxy qua đường dây đi ra mà ta muốn sử dụng để hàn. b. Bính chứa C2H2 Cũng làm bằng thép có chiều dày (10 ÷ 12)mm, trong chứa C2H2 dưới áp suất 1,5kg/cm2 chiều cao thấp hơn bình oxy. Trên đầu chai có gắn 1 cặp đồng hồ đo áp suất, tạm đặt tên là đồng hồ A và B. Đồng hồ A bên phải có ghi từ số 0 đến 400 dùng để chỉ áp suất trong chai. Đồng hồ B bên trái dùng để điều khiển áp suất khí C2H2 qua đường dây đi ra mà ta muốn sử dụng để hàn. C2H2 là loại khí rất dể cháy nỗ, nên hết sức cẩn thận khi sử dụng. c. Van giảm áp Công dụng của van giảm áp cho 02 và C2H2 là như nhau. Có nghĩa là nó làm giảm áp suất trong bình xuống bằng với áp suất sử dụng ở mỏ hàn. Khi sử dụng van giảm áp ta điều chỉnh tay vặn theo chiều kim đông hồ. Đối với 02 từ (3 ÷ 6) kgf/cm2 Đối với C2H2 từ (0,3÷ 0,6) kgf/cm2 Khi không sử dụng ta nới lỏng tay vặn.
  18. 18 d. Dây hàn Dùng để dẫn khí từ van giảm áp đến cần và mỏ hàn. Dây hàn chịu được áp lớn nhờ cấu tạo gồm nhiều lớp. Để tránh nhầm lẫn người ta qui ước dây đỏ cho C2H2, màu xanh cho 02. Ngoài ra các đầu nối đối với 02 có ren phải, C2H2 có ren trái, tránh lắp lẫn cho nhau. e. Cần và mỏ hàn Dùng để hoà trộn 02 và C2H2 và tạo ngọn lửa hàn, phụ thuộc vào công suất ngọn lửa mà ta có thể thay đổi mỏ hàn bằng các kích cỡ khác nhau. Bộ phận được làm bằng đồng; một đầu là tay cầm, nơi đây là mối nối của 2 đầu ống cao su dẫn hơi và trên tay cầm có 2 núm vặn (1 cái để hiệu chỉnh oxy, 1 cái để hiệu chỉnh C2H2). Còn phần kia là lỗ trong để đốt lửa hàn gọi là đầu mỏ hàn. Trong khi đốt lửa hàn với tỷ lệ hòa trộn thích hợp giữa oxy và C2H2 thì ngọn lửa có sức nóng đến 32000C. 1.3.2. Kỹ thuật hàn ống đồng 1.3.2.1. Lý thuyết liên quan: Đối với hàn bạc có một số đặc điểm sau: - Nhiệt độ nóng chảy vào khoảng > 900C - Độ chảy loãng, điền đầy cao, do đó rất dễ thẩm thấu vào những khe nhỏ của mối hàn, làm cho mối hàn chắc, kín. - Mối hàn bạc có độ bền chắc ngang cả ở nhiệt độ khá thấp. - Mối hàn bạc thường đựơc sử dụng khi nối hai kim loại: Đồng với đồng, đồng với thau. - Mối hàn có độ dẻo rất cao. Đối với hàn đồng có một số đặc điểm sau: - Nhiệt độ nóng chảy của thau vào khoảng 820 0C, cao hơn so với bạc. - Độ chảy loãng và thẩm thấu kém bạc. - Mối hàn có tính bền chắc và cứng vững cao. - Có thể dùng để ghép hai kim loại: đồng với đồng, đồng với thau, thép với đồng thép với thép… - Độ cứng cao nhưng độ dẻo kém bạc. - Mối hàn trở nên dòn khi làm việc ở nhiệt độ < -20 0C. 1.3.2.2. Trình tự thực hiện: Muốn hàn một mối hàn được kín, chắc và đẹp, đòi hỏi phải có sự khéo léo và thành thạo các dụng cụ, cũng như biết được nhiệt độ hàn cho chính xác. Muốn vậy phải làm theo hướng dẫn sau: Bước 1: Làm sạch bề mặt vật hàn: Bề mặt kim loại phải được làm sạch dầu mỡ, han gỉ và bụi bẩn. Nếu không nước kim loại hàn sẽ bị ngăn cách với kim loại nền.Dầu mỡ khi bị đốt nóng sẽ bị phân hủy tạo ra một lớp màng ngăn cản kim loại hàn chảy di chuyển, tạo ra những điểm trống trên bề mặt kim loại nền, những điểm này nhanh chóng bị oxy hóa và tạo ra những lỗ rỗng trong mối hàn. Kim loại hàn chảy cũng không liên kết với bề mặt kim loại nền bị han gỉ. Bước 2: Mồi lửa và điều chỉnh lượng oxy, axetilen - Vặn mở hết mức van bình oxy - Vặn khoảng ¼ đến 1/3 vòng để mở bình axetilen - sau khi mở van các bình, đồng hồ áp suất cao của các bộ giảm áp sẽ chỉ áp suất trong bình. - Điều chỉnh các bộ giảm áp để áp lực làm việc của oxy (10PSI), của axetilen (5PSI).
  19. 19 - Bật để tạo ngoạn lửa ở đầu mỏ hàn và từ từ mở van axetilen ở tay hàn (mở khoảng ¼ vòng) - Sau khi bắt lử mở thêm van axetilen để ngọn lửa hết khói, độ dài ngọn lửa lúc này khoảng 20cm - Bổ sung oxy bằng cách mở van oxy ở tay hàn. - Điều chỉnh cả 2 van để được ngọn lửa có màu xanh sáng, hết màu vàng - Điều chỉnh bộ giảm áp để áp suất axetilen đạt 10PSI, áp suất oxy khoảng 40 đến 60 PSI - Điều chỉnh van oxy và van axetilen để có ngọn lửa thích hợp cho công việc Đối với đồng thau: ngọn lửa oxy hóa Đối với đồng đỏ: Ngọn lửa trung tính hoặc hơi bị oxy hóa Bước 3: Tiến hành hàn Khi hàn, hơ ngọn lửa thẳng vào mối nối, mối hàn vừa nóng xoa một lớp mỏng thuốc hàn lên đó và tiếp tục hơ cho đến khi nào mối hàn đó nóng đỏ lên, cho thau hàn vào (hàn bằng bạc không cần thuốc hàn) và hơ cho nó sôi lên hòa lẫn lộn lên giữa thau hàn và ống đồng (hoặc sắt) tại chỗ đó. Như vậy là mối hàn sẽ kín và chắc. Bước 4: Tắt lửa khi kết thúc hàn. Ngọn lửa hàn được tắt theo trình tự sau: - Đầu tiên khóa van axetilen sau đó khóa van oxy trên tay hàn - Khóa van bình oxy - Xả oxy trong bộ giảm áp và dây dẫn bằng cách mở van oxy trên tay hàn - Khóa van oxy trên tay hàn - Lặp lại các thao tác trên đối với đường axetilen 1.3.2.3. Thực hành - Học sinh thực hành các bài tập hàn ống đồng theo bản vẽ cho trước - Mỗi sinh viên làm 1 sản phẩm 1.4. Kỹ thuật nối ống đồng 1.4.1. Nối ống cùng đường kính Để nối hai ống có cùng đường kính ta sử dụng các cách sau: - Một ống để nguyên, ống còn lại nông ra sao cho đường kính trong của ống nông lớn hơn đường kính ngoài của ống kia từ (0,4 ÷ 0,5) mm - Dùng một đoạn ống khác có đường kính trong lớn hơn so với đường kính ngoài của 2 ống cần nối khoảng (0.3 ÷ 0,4) mm. 1.4.2. Nối hai ống có đường kính khác nhau - Độ chênh đường kính nhỏ: trường hợp này ta lồng ống nhõ vào ống lớn sau đó tiến hành hàn. - Độ chênh đường kính lớn: trước khi hàn ta phải nông ống nhõ sao cho đường kính ngoài của ống này gần bằng đường kính trong của ống lớn và tiến hành hàn. 1.4.3. Nối bằng răcco Mối nối ống loe được sử dụng trong hầu hết các loại máy điều hòa kiểu tách. Siết chặt mũ ren đầu ống loe là một công việc hết sức quan trọng trong việc lắp đặt đường ống gas. Dù các đầu loe có hoàn hảo đến đâu nhưng khi lắp đặt và siết chặt không đúng thì gas dễ bị rò rỉ, đường ống bị hư hỏng. Rò rỉ gas luôn luôn là hư hỏng hay gặp nhất đối với may điều hòa hai và nhiều cụm, chính vì vậy công việc siết chặt mũ ren đầu loe là rất quan trọng và người công nhân lắp đặt phải có hiểu biết tốt và thực hành tốt công việc này. Sau đây là các quy định tiêu chuẩn về việc siết chặt mú ren đầu loe. a. Tháo mũ ren bịt kín đầu ống
  20. 20 - Trường hợp của cụm ngoài nhà (dàn ngưng) Hình 1.21. Tháo mũ ren cụm ngoài nhà Tháo mũ ren và nắp bít trên đầu van chặn ống gas lỏng và hơi. - Trường hợp dàn trong nhà: tháo mũ ren và ống mũ ra khỏi cả hai ống lỏng và ống hơi. Lưu ý ở đây phải dùng 2 cờ lê. Hình 1.22. Tháo mũ ren cụm trong nhà b. Nhỏ dầu nhớt cho đầu ống loe Hình 1.23. Nhỏ dầu cho đầu loe c. Chỉnh ống loe thẳng lên đầu côn: dùng tay vặn mũ ren vào đầu côn 4-5 lần. Nếu vặn 2-3 lần đã thấy chặt thì vẫn cứ nên vặn chặt thêm 1 lần nữa
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1