intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình giáo dục học đại cương 1 phần 2 - ĐH An Giang

Chia sẻ: Minh Minh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:30

371
lượt xem
55
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

(NB) Trong quá trình lĩnh hội và sử dụng những kinh nghiệm lịch sử xã hội, nhân cách được hình thành và ngày càng phát triển đầy đủ hơn. Trong quá trình đó các thế hệ sau không chỉ tiếp thu, lưu trữ, giữ gìn mà còn phát triển gía trị văn hoá xã hội, do đó góp phần phát triển xã hội. Cho nên, sự kế tục các thế hệ - đó là quy luật của sự tiến bộ xã hội. Giáo trình giáo dục học đại cương 1 phần 2 trình bày với bạn đọc nội dung của chương 2: Giáo dục và sự phát triển nhân cách, một số khái niệm về Giáo dục và sự phát triển nhân cách. Chúc các bạn học tốt.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình giáo dục học đại cương 1 phần 2 - ĐH An Giang

  1. Chương II: Giáo Dục Và Sự Phát Triển Nhân Cách Một Số Khái Niệm Về Nhân Cách Và Sự Phát Triển Nhân Cách Khái Niệm Con Người 1 . Theo Từ điển Tiếng Việt, con người được hiểu : • Là động vật tiến hóa nhất • Có khả năng nói, tư duy, sáng tạo • Sử dụng công cụ trong quá trình lao động sáng tạo. Trong Luận cương về Phơ bách, K. Mác đã khẳng định về bản chất con nguời : “bản chất con người không phải là cái trừu tượng, vốn có của mỗi cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội”. Qua sự khẳng định của của Mác, chúng ta thấy có ba điều cần lưu ý : • Con người tồn tại trong rầt nhiều mối quan hệ xà hội mà ngời đó tham gia. • Bản chất con ngưòi không phải là cái trưù tượng, vốn có của mỗi cá nhân. Bản chất con người bao giờ cũng được thể hiện trong cuộc sống, trong lao động, nói một cách khác là trong hoạt động thực tiển. • Nhấn mạnh tính xã hội trong con người không có nghĩa là phủ nhận phần thể xác, phần tự nhiên của con người. Trong một con người, bao giờ cũng bao gồm hai bộ phận : Phần tự nhiên và phần xã hội. Chính K. Mác đã chỉ ra : ”Con người là một thực thể tự nhiên trực tiếp, với tư cách là thực thể tự nhiên sống, con người được phú cho những sức mạnh tự nhiên, những sức sống đã trở thành thực thể tự nhiên hoạt động.” 2. Trái với quan điểm của K. Mác về bản chất con người, có một số quan niệm phiến diện về con người sau : • Con người như một tồn tại thần bí. Quan điểm này cho rằng trong con người ta có một con người nhỏ xíu tồn tại và nó điều khiển con người thể xác mà ta thấy. • Con người tồn tại như một sinh vật. Họ cho rằng cuộc sống của con người đều do bản năng quyết định. Đó là các bản năng sống, chết, duy trì nòi giống… • Con người tồn tại như một cái máy. • Con người chính trị. • Con ngưòi xã hội. • Con người là cái máy biết suy nghĩ biết yêu đương…
  2. Khái Niệm Cá Nhân Cá nhân là một con người cụ thể, là một thành viên của một xã hội nhất định, sinh sống và hoạt động trong những điều kiện xã hội nhất định. Cá nhân bao gồm hai phần: - Về mặt thể chất. Cá nhân là một cơ thể sống, có đặc điểm chung về mặt hình thái và sinh lí của loài người. Cá nhân có những đặc trưng cho riêng mình. - Về mặt tâm lí. Mỗi cá nhân đều có một đời sống tâm lí nhất định. Tâm lí người khác về chất so với tâm lí động vật. Đó là đời sống tâm lí có ý thức. Tâm lí người là sản phẩm của một dạng vật chất có tổ chức cao là não bộ – các giác quan (hệ thần kinh) Thực chất tâm lí người là sự phản ánh thế giới khách quan vào não bộ bằng hoạt độnh của bản thân mỗi người. Năng lực phản ánh tâm lí của con người được thể hiện: Các quá trình tâm lí ; Các trạng thái tâm lí; Các thuộc tính tâm lí. Các thuộc tính tâm lí của con người được hình thành thông qua các quá trình, trạng thái tâm lí. Hệ thống những thuộc tính tâm lí của con người là bộ phận quan trọng nhất trong đời sống tâm lí của mỗi cá nhân con người.
  3. Khái Niệm Nhân Cách 1. Con người sống, hoạt động trong các mối quan hệ đa dạng. Khi con người được nhìn nhận là một đại diện cho loài người thì đó là một cá nhân. Khi con người tham gia vào các hoạt động có mục đích có ý thức thì con người được xem như một chủ thể. Khi xem xét con người với tư cách là một thành viên của xã hội, tham gia tích cực vào các mối quan hệ xã hội thì con người được xem như là nhân cách. Có thể biểu diễn cách hiểu trên theo sơ đồ sau: 2. Như vậy, khi nói tới khái niệm nhân cách, phải xem xét: - Nó bao gồm tất cả các nét, các mặt, các phẩm chất có ý nghĩa xã hội trong một con người. - Những thuộc tính này được hình thành trong quá trình tác động qua lại giữ con người và con người trong xã hội… Khi nói tới nhân cách, cần nhấn mạnh đến một trong những yếu tố quan trọng nhất của nó, đó là các giá trị, bao gồm: Các giá trị tư tưởng. Các giá trị đạo đức. Các giá trị nhân văn. Hệ thống các giá trị này được hình thành và cũng cố bởi năng lực nhận thức kinh nghiệm sống của mỗi cá nhân trong quá trình thể nghiệm lâu dài. Nội dung của định hướng giá trị là niềm tin, thế giới quan đạo đức, nguyên tắc sống… của con người. 3. Khi nói tới nhân cách con người Việt Nam, ta thấy có sự thống nhất biện chứng giữa các mặt phẩm chất (đức) và năng lực (tài) . - Đức : Hệ thống thái độ của con người. - Tài : Hiệu quả tác động của nhân cách tới các đối tượng xung quanh. Đức bao gồm các mặt: Các phẩm chất xã hội : Các quan điểm niềm tin tư tưởng – chính trị, thế giới quan khoa học, thái độ đới với các hoạt động. Các phẩm chất cá nhân: Nếp sống, thói quen, những ham muốn… Các phẩm chất ý chí: Tính kỉ luật, tính tự giác, tính tự chủ, tính mục đích… Tài bao gồm các mặt:
  4. Khả năng thích ứng, năng lực sáng taọ, linh hoạt, mềm dẽo trong cuộc sống, hoạt động. Khả năng biểu hiện tính độc đáo, biểu hiện cái riêng cái bản lĩnh của cá nhân. Khả năng hành động Hành động có mục đích, có điều khiển, chủ động, tích cực, sáng tạo, đạt kết quả tốt… + Khả năng giao tiếp Xây dựng, duy trì được các mối quan hệ tốt đẹp vời mọi người xung quanh. 4. Như vậy, chúng ta có thể hiểu nhân cách là bộ mặt xã hội – tâm lí của mỗi người, là tổng thể những phẩm chất và năng lực tạo nên bản sắc và giá trị tinh thần của mỗi người.
  5. Khái Niệm Cá Thể - Cá Tính - Sự Phát Triển Nhân Cách 1. Khái niệm cá thể Cá thể là chỉ một con vật riêng lẻ, phân biệt với chủng loại. Như vậy khái niệm cá thể hiểu giống khái niệm cá nhân nhưng nó chỉ dùng chỉ con vật. (Khái niệm cá nhân dùng chỉ một người cụ thể ; khái niệm cá thể dùng để chỉ một con vật cụ thể ). 2. Khái niệm cá tính Chỉ tính cách đặc trưng của mỗi người, nó phân biệt giữa người này và người khác. 3. Khái niệm sự phát triển nhân cách Con người sinh ra chưa có nhân cách. Chính trong quá trình sống, hoạt động, giao lưu … mà con người tự hình thành và phát triển nhân cách của mình bằng con đường xã hội : Lĩnh hội các di sản văn hóa vật chất và tinh thần của loài người. 3.1. Theo quan điểm duy vật biện chứng, sự phát triển được hiểu là: Là sự tích lũy về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất. Sự phủ định cái cũ và xuất hiện cái mới. Động lực của sự phát triển là giải quyết các mâu thuẩn bên trong của sự vật hiện tượng. 3.2. Cần chú ý, sự phát triển nhân cách và sự phát triển cá nhân không phải là một. - Sự phát triển cá nhân bao gồm các mặt phát triển sau: • Sự phát triển về mặt thể chất. • Sự phát triển về mặt tâm lí. • Sự phát triển về mặt xã hội. Sự phát triển cá nhân là quá trình cải biến toàn bộ các sức mạnh thể chất và tinh thần, các sức mạnh bản chất của con người. - Vì nhân cách là bộ mặt xã hội – tâm lí của mỗi người nên sự phát triển nhân cách phải được hiểu sự phát triển mặt tâm lí xã hội của con người. Trong các sách giáo dục học trước đây, một số tác giả có sự hiểu biết lẫn lộn giữa sự phát triển nhân cách và sự phát triển cá nhân. Nếu quan niệm như vậy thì có thể hiểu khái niệm cá nhân là khái niệm nhân cách. Nhưng trong thực tế, hai khái niệm này không phải là một! Sự phát triển nhân cách là quá trình biến đổi không chỉ về lượng mà cả những biến đổi về chất trong mỗi nhân cách. Đó là quá trình nảy sinh cái mới và hủy diệt cái cũ. 3.3. Sự hình thành và phát triển nhân cách chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, trong đó có hai nhân tố cơ bản sau:
  6. - Nhân tố sinh học - Nhân tố xã hội Các nhân tố này tác động tới sự hình thành và phát triển nhân cách không phải có giá trị song song hoặc bằng nhau hoặc độc lập đối với nhau. Vì vậy, khi xem xét mối quan hệ giữa các yếu tố thúc đẩy đến sự hình thành và phát triển nhân cách cần phải thật sự khách quan, đúng đắn và khoa học.
  7. Vai Trò Các Yếu Tố Bẩm Sinh Di Truyền, Môi Trường Trong Sự Phát Triển Nhân Cách Vai Trò Yếu Tố Bẩm Sinh Di Truyền Bẩm sinh là sinh ra đã có. Di truyền là thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau những đặc điểm giống chúng (sự tái tạo ở trẻ em những thuộc tính sinh học của cha mẹ). Vai trò của bẩm sinh – di truyền trong sự hình thành và phát triển nhân cách: Vấn đề di truyền những tư chất và nhất là các năng lực (nghệ thuật, khoa học, kiến trúc…) ở trẻ em là một vấn đề quan trọng đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục. Di truyền tạo sức sống trong bản chất tự nhiên của con người, tạo khả năng cho người đó hoạt động có kết quả trong một số lĩnh vực nhất định. Nhà giáo dục cầøn quan tâm đúng mức để phát huy hết bản chất tự nhiên đó của con người ; cần phát hiện sớm, có kế hoạch chăm sóc, bồi dưỡng kịp thời nhằm phát triển tài năng cho trẻ em. Di truyền không quyết định những giới hạn tiến bộ của xã hội loài người. Di truyền tạo ra tiền đề cho sự phát triển nhân cách. Trên cơ sở tiền đề ấy, phải có môi trường sống thích hợp, hoạt động tích cức và được sự giáo dục đúng đắn thì bẩm sinh di truyền mới trở thành hiện thực. Quá trình phát triển con người xét về mặt sinh lí cũng là một quá trìnhphức tạp. Cần chú ý : Chú ý đúng mức đến vai trò của di truyền trong sự hình thành và phát triển nhân cách. Nếu xem nhẹ yếu tố bẩm sinh di truyền thì chúng ta đã bỏ qua một tiền đề quan trọng cho sự hình thành và phát triển tâm lí. Nếu đánh giá quá cao yếu tố bẩm sinh di truyền sẽ dẫn tới sai lầm về mặt nhận thức, phủ nhận khả năng biến đổi bản chất của con người, phủ nhận vai trò của giáo dục và tự giáo dục.
  8. Vai Trò Của Môi Trường Sống Trong Sự Hình Thành Và Phát Triển Nhân Cách Môi trường là hệ thống các hoàn cảnh bên ngoài, các điều kiện tự nhiên và xã hội xung quanh cần thiết cho hoạt động sống và phát triển của con người. Môi trường sống được chia thành 2 loại : Môi trường tự nhiên : bao gồm các điều kiện tự nhiên – sinh thái phục vụ cho hoạt động của con người. Môi trường xã hội, bao gồm : Môi trường chính trị : chế độ chính trị, giai cấp… Môi trường kinh tế sản xuất : chế độ kinh tế, quan hệ sản xuất, cơ sở sản xuất – kinh doanh … Môi trường sinh hoạt xã hội: gia đình, các tổ chức phục vụ sinh hoạt cộng đồng. Môi trường văn hóa: hệ tư tưởng, nhà trường, cơ quan văn hóa - giáo dục, phương tiện thông tin đại chúng… Môi trường xã hội được chia thành 2 loại : Môi trường lớn : đặc trưng chủ yếu bởi tính chất của Nhà nước, chế độ chính trị, chế độ kinh tế, hệ thống các quan hệ sản xuất… Môi trường nhỏ : là một bộ phận của môi trường lớn trực tiếp bao quanh trẻ, đó là : gia đình, nhà trường, bạn bè, đoàn - đội, người lớn thân thuộc, cơ sở sản xuất mà trẻ tham gia, cơ sở văn hóa địa phương… Vai trò môi trường trong sự hình thành và phát triển nhân cách Sự hình thành và phát triển nhân cách chỉ có thể thực hiện trong một môi trường nhất định. Môi trường góp phần tạo nên động cơ, mục đích, cung cấp phương tiện, điều kiện cho hoạt động giao lưu của cá nhân, nhờ đó cá nhân chiếm lĩnh các kinh nghiệm xã hội, các giá trị văn hóa để hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách của mình. Tính chất và mức độ ảnh hưởng của môi trường đối với sự hình thành và phát triển nhân cách tùy thuộc : Lập trường, quan điểm, thái độ của cá nhân đối với các ảnh hưởng đó (tiếp thu, chấp nhận hay phủ định phản đối) Xu hướng, năng lực của cá nhân tham gia vào cải biéân môi trường (tích cực hay tiêu cực, mạnh hay yếu) Trong sự tác động qua lại giữa môi trường và nhân cách, cần chú ý đến hai mặt của vấn đề : Tính chất tác động của hoàn cảnh sống đã phản ánh vào nhân cách. Tính tích cực của nhân cách tác động đếùn hoàn cảnh nhằm mục đích làm cho hoàn cảnh phục vụ nhu cầu và lợi ích của cá nhân.
  9. (Quan hệ giữa môi trường sống và nhân cách là mối quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau, quan hệ hai chiều) Khi bàn về mối quan hệ giữa môi trường sống và con người, K.Mác đã khẳng định : “Hoàn cảnh sáng tạo ra con người trong chừng mực con người sáng tạo ra hoàn cảnh”. Khi bàn về việc xây dựng con người mới XHCN Việt Nam, Đảng CS Việt Nam cũng đã khẳng định : Con người mới vừa là sản phẩm, vừa là chủ thể có ý thức của xã hội. Con người mới Việt Nam là kết quả tổng hợp của ba cuộc cách mạng, đặc biệt việc xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội có ý nghĩa to lớn và quyết định đối với sự hình thành con người mới. Song con người mới là chủ thể có ý thức của xã hội. Phải bằng kết quả tổng hợp của ba cuộc cách mạng, phải thông qua hoạt động thực tiễn, thông qua lao động và đấu tranh thì những thành viên của xã hội mới cải tạo được mình và dần dần trở thành con người mới. Trong quá trình giáo dục con người, cần gắn chặt từng bước việc học tập và giáo dục với thực tiễn cải tạo và xây dựng xã hội và đấu tranh cách mạng. Trong quá trình giáo dục học sinh, cần lưu ý một số điểm sau : Từng bước gắn việc giáo dục và học tập của học sinh với việc cải tạo và xây dựng xã hội. Xây dựng cho học sinh có các giá trị đúng đắn. Giúp học sinh chiễm lĩnh những ảnh hưởng tích cực của môi trường sống, phê phán những ảnh hưởng tiêu cực của nó đến học sinh. Tổ chức cho học sinh tích cực tham gia vào việc cải tạo và xây dựng môi trường có tác dụng giáo dục. Xã hội kết hợp với nhà trường có kế hoạch “sư phạm hóa” từng bước môi trường, quan tâm đến việc bảo vệ học sinh trước ảnh hưởng xấu… Cần đánh giá đúng đắn vai trò của môi trường sống trong sự phát triển nhân cách. Tuyệt đối hóa vai trò của môi trường trong sự phát triển nhân cách là sai lầm về mặt nhận thức, cho rằng mọi cái đều do hoàn cảnh, rơi vào thuyết “Định mệnh do hoàn cảnh”. Thuyết này hạ thấp, thủ tiêu vai trò của giáo dục… Hạ thấp, phủ nhận vai trò của môi trường trong sự phát triển nhân cách dẫn đễn “thuyết giáo dục là vạn năng”, giáo dục con người theo xu hướng cải lương…
  10. Vai Trò Của Giáo Dục Trong Sự Hình Thành Và Phát Triển Nhân Cách 1. Khái niệm về giáo dục 1.1. Giáo dục là quá trình toàn vẹn hình thành nhân cách, được tổ chức có mục đích, có kế hoạch, thông qua hoạt động và quan hệ giữa nhà giáo dục và người được giáo dục nhằm chiếm lĩnh kinh nghiệm xã hội của loài người. 1.2. Theo nghĩa hẹp : giáo dục là quá trình tác động tới thế hệ trẻ về đạo đức, tư tưởng, hành vi … nhằm hình thành niềm tin, lí tưởng, động cơ, thái độ, hành vi, thói quen ứng xử đúng đắn trong xã hội. 2.. Vai trò của giáo dục trong sự hình thành và phát triển nhân cách Giáo dục giữ vai trò chủ đạo trong sự hình thành và phát triển nhân cách : Giáo dục định hướng, dẫn dắt đối với sự hình thành và phát triển nhân cách. Tính định hướng và dẫn dắt của giáo dục đối với sự hình thành và phát triển nhân cách được thể hiện ở các điểm sau : Giáo dục vạch ra chiều hướng cho sự hình thành và phát triển nhân cách. Giáo dục tổ chức, dẫn dắt sự hình thành và phát triển nhân cách của học sinh theo chiều hướng đó. Điều này được thể hiện qua : mục đích giáo dục, mục tiêu cấp học. Giáo dục có thể mang lại những tiến bộ mà các nhân tố di truyền, môi trường sống không thể có được. Giáo dục có tầm quan trọng đặc biệt đối với những người khuyết tật. Nhờ có giáo dục mà nó có thể bù đắp những thiếu hụt do bệnh tật gây ra cho con người. Giáo dục có thể uốn nắn những phẩm chất tâm lí xấu và làm cho nó phát triển theo chiều hướng mong muốn của xã hội. Giáo dục không chỉ thích ứng, mà còn đi trước hiện thực và thúc đẩy nó phát triển. Sự phát triển tâm lí trẻ em chỉ có thể diễn ra một cách tốt đẹp trong điều kiện của dạy học và giáo dục. Khi bàn về vai trò yếu tố giáo dục trong sự phát triển tâm lí con người, Bác Hồ đã viết trong bài thơ “Nửa đêm” : “Ngủ thì ai cũng như lương thiện Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ hiền Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn Phần nhiều do giáo dục mà nên” (Nhật kí trong tù) 3. Để phát huy vai trò chủ đạo của mình, giáo dục đảm bảo các yêu cầu sau - Kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục và tự giáo dục
  11. Giáo dục không chỉ là sự tác động một chiều của những người làm công tác giáo dục tới thế hệ trẻ mà nó còn bao gồm cả hoạt động tích cực, đa dạng của người được giáo dục trong mối quan hệ hai chiều giữa nhà giáo dục và học sinh. - Giáo dục chỉ có thể đảm bảo sự phát triển nhân cách nếu có được chõ dựa là : Tư chất vốn có ở mồi người. Hoạt động tích cực (tự vận động) của mỗi người trước khi tác động bên ngoài. Ở đây ta thấy có sự thống nhất giữa tác động bên ngoài (giáo dục) và điều kiện bên trong (tư chất - hoạt động tích cực cá nhân). - Dạy học và giáo dục phải được xây dựng theo nguyên tắc phát triển và đón trước được sự phát triển tâm lí. - Giáo dục không phải là vạn năng, nó cũng không hạ thấp, thủ tiêu các yếu tố khác. 4. Công tác giáo dục sẽ thành công khi người được giáo dục ý thức được, chấp nhận các yêu cầu của nhà giáo dục, biến chúng thành của bản thân, làm cho họ tự đề ra mục đích phấn đấu, rèn luyện… Điều đó có nghĩa là người được giáo dục phải tích cực hoạt động. Hoạt động cá nhân giữ vai trò quyết định trực tiếp sự hình thành và phát triển nhân cách. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật tự thân vận động, về động lực của sự phát triển nhân cách. Trong quá trình giáo dục, nhà trường cần tổ chức được các hoạt động phong phú, đa dạng để cuốn hút học sinh tham gia.
  12. Đặc Điểm Phát Triển Nhân Cách Học Sinh Trung Học 1. Sự phát triển nhân cách trẻ em diễn theo thời gian, mang tính quy luật, chu kỳ nhất định trong sự luân phiên các hình thái phản ánh các dạng hoạt động chủ đạo Nếu chụp ảnh một người lớn rồi sau đó thu nhỏ lại thì dù cho làm cách nào chăng nữa cũng không thể có được hình ảnh của một đứa trẻ…Thân hình người lớn khác thân hình trẻ em không chỉ về độ lớn mà còn ở các đường nét, tỉ lệ…(có sự khác nhau về chất). Đó là nói về mặt thể chất. Còn về mặt nhân cách, người ta thấy rằng nhân cách người lớn không phải là nhân cách trẻ em được phóng to, tăng lên số lượng, trình độ mà chúng khác nhau về chất giữa một người trưởng thành và một đứa trẻ, thậm trí giữa lứa tuổi này và lứa tuổi khác. Như vậy, cho phép ta khẳng định: Sự hình thành và phát triển nhân cách con người diễn ra theo một quá trình biện chứng. Mỗi giai đoạn phát triển nhân cách đều có sự nhảy vọt về chất và tạo tiền đề cho giai đoạn tiếp theo. Mỗi giai đoạn lứa tuổi đều có liên quan đến: • Số năm đã sống • Sự trưởng thành thể chất • Sự tích lũy những kinh nghiệm sống • Hoạt động. Các giai đoạn lứa tuổi là chặng đường tất yếu trong sự phát triển của mỗi con người bình thường. Thời gian (số năm) của mỗi giai đoạn không hoàn toàn giống nhau. Giáo dục phải được xây dựng mang tính chất của một quá trình: • Xây dựng được nội dung • Lựa chọn các hình thức tổ chức • Xây dựng được các phương pháp, phương tiện tác động… Giáo dục phải phù hợp với các giai đoạn phát triển nhân cách trẻ em. 2. Sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ em thường được chia thành các mốc sau 2.1. Thời kì trước khi đến trường phổ thông. Thời kì này được chia làm ba giai đoạn: Tuổi sơ sinh Tuổi nhà trẻ Tuổi mẫu giáo 2.1.1. Tuổi sơ sinh (từ lúc ra đời đến khoảng 12 tháng).
  13. Trong những ngày tháng đầu tiên của cuộc đời, sự phát triển trẻ em gắn với hai hoạt động sau: Giao lưu của trẻ em với cha mẹ, người lớn Hành động của trẻ với đồ vật Trong những ngày tháng đầu đời này, hoạt động nhận thức của trẻ hết sức sơ đẳng. Trẻ chỉ có thể tri giác được các đối tượng (đồ vật) nổi bật, tách biệt so với các đồ vật khác. Hoạt động phản ánh và vận động còn đơn giản song nó là tiền đề cho giai đoạn sau (tuổi nhà trẻ), làm phát triển các hình thái đơn giản nhất của thao tác đối với đồ vật, chuẩn bị cho trẻ tham gia hoạt động chơi và sáng tạo sau này. 2.1.2. Tuổi nhà trẻ (từ 1 tuổi đến 3 tuổi) Đặc trưng cơ bản của tuổi nhà trẻ là các em đã biết nói, biết đi. Chính điều đó đã giúp cho trẻ mở rộng phạm vi tiếp xúc với các vật thể xung quanh, quan sát các đồ vật ở nhiều góc độ khác nhau. Việc biết nói, nắm được ngôn ngữ có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển nhân cách trẻ em. Trẻ nắm được những tín hiệu cơ bản về kích thích cà ức chế (nên và không nên, được và không được…) , các tín hiệu đánh giá (tốt, xấu). Trẻ đã biết tách mình ra khỏi những ngời xung quanh, hạn chế sự làm thay của người lớn… 2.1.3. Tuổi mẫu giáo (từ 3 tuổi đến khoảng dưới 6 tuổi) Ở tuổi này, tốc độ phát triển và tăng trưởng về chiều cao và cân nặng vẫn còn cao (nhưng so với hai giai đoạn trước thì không bằng) cùng với sự biến đổi về giải phẫu sinh là cơ thể. Chính điều này đã tạo điều kiện cho trẻ làm việc được tốt hơn trước. Tuy vẫn còn hay bắt chước ngưòi khác, đặc biệt những người lớn trong gia đình (ông bà, cha mẹ, anh chị) nhưng ở các em đã có sự lựa chọn rõ rệt hơn. Các em ngày càng muốn tự lập hơn, muốn suy nghĩ và hành động theo ý riêng mình. 2.2. Thời kì học trường phổ thông. Thời kì học trường phổ thông được chia thành ba giai đoạn: • Tuổi nhi đồng • Tuổi thiếu niên • Tuổi thanh niên mới lớn. 2.2.1. Tuổi nhi đồng (từ 6 -7 tuổi đến 11 - 12 tuổi) Lứa tuổi này các em theo học bậc tiểu học, học từ lớp 1 đến lớp 5. Tuổi này được đặc trưng bằng việc, các em đi học, thực sự bắt tay vào việc lĩnh hội nền văn hóa – sản phẩm của xã hội loài người đã tích lũy được trong suốt chiều dài lịch sử phát triển. Từ hoạt động vui chơi là chủ yếu ở lứa tuổi mẫu giáo, các em chuyển sang hoạt động học tập một cách có ý thức và hệ thống trong trường học đã làm thay đổi cơ bản toàn bộ cuộc sống của các em. Nếu như trước đây, ở nhà trẻ và lớp mẫu giáo, các em chỉ hoạt động chân tay, chỉ biết các trò chơi là chủ yếu thì nay, vào lớp 1, các em phải ngồi ttrong lớp
  14. hàng giờ, chú ý điều giáo viên nói, làm, thực hiện ngay các yêu cầu của thầy cô giáo. Trước đây, ở lớp mẫu giáo, các em chỉ biết những điều cần thiết cho trò chơi hay công việc lao động phục vụ thì nay các em lớp một phải làm, phải biết những công việc cần thiết nhưng có thể không hấp dẫn. Việc tham gia hoạt động học tập nó sẽ kích thích mạnh mẽ sự phát triển của các chức năng của bộ não. Đó là điều kiện cần thiết cho sự phát triển tư duy cho các em, nhất là sự chuyển dần từ tư duy hình tượng đồ vật sang tư duy trừu tượng lời nói. Được sự dạy dỗ tích cực của thầy cô, học sinh bậc tiểu học cũng có thể dần dần lĩnh hội được cơ sở thực sự của các khoa học về tự nhiên, về xã hội, về con người. Một điểm quan trọng ở tuổi nhi đồng là các em còn có thể nắm được chính những cơ sở của phương pháp học tập, các thao tác tư duy, của việc khám phá tìm tòi tri thức của loài người. Lứa tuổi này các em thường dựa vào những kinh nghiệm cảm tính, ở các biểu tượng, các ấn tượng của bản thân, những tri thức gần gũi cuộc sống thực tế của các em. Trong quá trình giảng dạy, các thầy cô giáo ngoài việc khuyến khích các em nâng cao tài liệu cảm tính còn phải dẫn dắt các em biết cách suy nghĩ, biết tìm ra các mối liên hệ có tính quy luật, bản chất của các đối tượng. Điểm hạn chế trong sự phát triển trí tuệ của các em bậc tiểu học là: Hay đãng trí trong các công việc ít hoặc không có hứng thú Khó tập trung vào công việc, tài liệu học tập thiếu sự hấp dẫnvề mặt xúc cảm trực tiếp. Do đó trong công tác giáo dục, cần giáo dục cho các em: Không nên chỉ chú ý, thích thú với công việc dễ chịu, thích thú mà còn chú ý, hoạt động với công việc ít hứng thú… Rèn kuyện khả năng chú ý bền vững Rèn luyện năng lực tổ chức, điều chỉnh hoạt động trong hoạt động học tập… Một đặc điểm quan trọng của tuổi nhi đồng là các em rất ham thích và hăng say hoạt động (tính hiếu động) . Vì hiếu động quá mà các em không kềm chế, điều khiển được hoàn toàn hành vi của mình trong lớp học. Điều này sẽ dẫn tới tình trạng các em thường dễ bị kích động, thiếu kềm chế và vô tổ chức. Trong việc giáo dục trẻ em cần luư ý: Không nên cấm trẻ em vận động Làm cho tính hiếu động của trẻ được biểu hiện dưới những dạng, hình thức đúng đắn. Tổ chức cho trẻ hoạt động đa dạng, hấp dẫn. 2.2.2. Tuổi thiếu niên (kéo dài từ 11-12 tuổi đến 14 - 15) Sự phát triển mạnh mẽ về thể chất và tâm lí là đặc trưng nỗi bậc nhất của tuổi thiếu niên. Do sự phát triển mạnh mẽ này, đặc biệt là sự “nhảy vọt“ về sinh lí, liên quan đến hiện tượong dậy thì, phát dục khiến cho các em có sự thay đổi từ trẻ nhỏ thành người lớn, từ giai đoạn ấu thơ sang trưởng thành. Do sự thay đổi này mà các em bắt đầu chú ý đến cơ thể và vẽ bên ngoài của mình. Thiếu niên tham gia ngày càng nhiều hơn vào đời sống của người lớn: Bước đầu đảm nhận một số công việc của người lớn
  15. Gánh vác ngày càng tăng trách nhiệm đối với gia đình. Từ đó mà thái độ của người lớn đối với các em cũng có sự thay đổi, thể hiện ở chỗ người lớn không còn coi các em là những trẻ nhỏ nữa. Song sức mạnh thể chất và tinh thần của thiếu niên còn chưa đủ để các em có thể làm được công việc của người lớn, thức hiện những kế hoạch của người lớn của mình. Các em chưa thấy được sự hạn chế về thể lực của mình. Do ý thức được sự phát triển về thể chất của mình mà thiếu niên mong muốn khẳng định các giá trị của phẩm chất và năng lực bản thân, mong muốn tự lập, mong muốn làm những công việc có ý nghĩa. Điều đó sẽ làm tăng hơn tính tích cực, độc lập của các em, phát triển sự sáng tạo, thu hút các em vào cuộc sống, nâng cao trách nhiệm và nghĩa vụ của các em đối với mọi người, trước hêt trong gia đình. Những đặc điểm trên của tuổi thiếu niên là cơ sở cần thiết để hình thành và phát triển xu hướng xã hội cho chính lứa tuổi này. Một điểm cần lưu ý trong đặc điểm của mỗi thiếu niên là các em cũng gây ra nhiều bận tâm, lo lắng cho cha mẹ và thầy cô giáo. Người lớn, cha mẹ thường phàn nàn về tính ngang bướng, vụng về, thô lỗ, dễ bị kích động… của các em. Do đang diễn ra quá trình đánh gía lại các giá trị mà các em thường : Phê bình và đòi hỏi chặt chẽ người lớn. Tự đánh giá không khách quan. Ở tuổi này có những đặc điểm tâm lý sau: Tính tình thay đổi bất thường, vô nguyên cớ. Sự thay đổi nhanh chóng từ e thẹn, nhút nhát, thờ ơ một cách bất ngờ… Sự thay đổi bất ngờ trên đây của thiếu niên đã được nhà tâm lí học Hunggari mô tả như dưới đây: “Cái xứ sở kì lạ đó là cái sứ sở của thiếu niên. Nó đầy những cái đặc biệt,thần diệu và kì lạ. Biên giới của nó quanh co, mơ hồ, linh động lạ lùng. Nhiều khi bản thân các cư dân của nó cũng không biết mình bước qua biên giới lúc nào và ở đâu. Họ lại càng ít nhận thấy mình rời bỏ vào lúc nào và như thế nào cái sứ sở hỗn độn này, trong đó đôi khi có nhiều cái lộn ngược. Khí hậu xứ sở này rất thất thường và kì quặc, Khi thì nóng nực như ở vùng nhiệt đới, khi thì bỗng đổi sang lạnh như băng, chẳng qua một sự chuyển tiếp nào cả. Có cả mùa xuân hoa nở tưng bừng, có cả màu thu lá rụng tơi tả, nhưng hai màu này không phải tuần tự nối theo nhau, với lại đôi khi mùa đông cũng đôi khi đột nhập vào mùa hạ, và màu thu đôi khi cũng xuất hiện trong mùa xuân. Nhưng ngay cả dân cư của xứ sở lạ lùng này cũng chẳng nhất quán gì hơn. Họ tỏ ra cực đoan trong cách cư xử của họ. Khi thì rất vui vẻ, ồn ào, khi bỗng trầm ngâm lặng lẽ, khi thì họ là những anh hùng quả cảm, khi thì họ bỗng quay ra sợ sệt, yếu đuối. Đôi khi họ ngờ vực và không tin vào mình. Đôi khi họ rất khiêm tốn và kín đáo, đôi khi họ rất buông tuồng trân tráo…" Trong các xứ sở kì lạ này không có trẻ con và cũng chẳng thấy người lớn. Dân bản xứ tự tách mình ra khỏi trẻ em vì họ đã bắt đầu khinh thường trẻ em. Người bản xứ theo dõi sao cho đừng có đứa trẻ nào xâm nhập vào cái xã hội hỗn độn của họ, vì họ cảm thấy bản chất phi thường của mình, cách cư xử của mình không phải bao giờ cũng được ngưòi lớn thừa nhận, nhưng bản thân họ lại muốn làm người lớn. Dân xứ thiếu niên này không phải bao giờ cũng được người lớn hiểu biết và đối xử có cảm tình : Người lớn trách họ vì những hành động vô nghĩa, mắng mỏ họ và lên án họ. Có những người lớn khẳng định: Dân xứ sở này không chịu thừa nhận uy quyền và tập quán, không biết kính trọng các bậc đàn anh và những người có kinh nghiệm, không hề chú ý đến công luận, rằng trong lòng họ chỉ có thái độ trơ
  16. trẽn và sự căm thù. Dân của xứ sở thiếu niên không hề mong đợi ở người lớn một thái độ như vậy. Ngược lại họ mong đợi người lớn hiểu họ, giúp đỡ họ, thông cảm với họ ít nhiều. Chủ yếu họ khát khao mong sao cho người lớn đừng xử sự với mình như đối với trẻ con mà cố gắng công nhận họ đã là những chàng thanh niên và đưa họ ra khỏi cái xứ sở có khí hậu nhiều lúc hỗn loạn ấy“. Những sự thay đổi bất thường của thiếu niên do: Sự mất cân bằng tạm thời giữa hưng phấn và ức chế trong hoạt động thần kinh cao cấp. Sự diễn biến nhanh, không đồng đều của thời kì dậy thì. Để giáo dục thiếu niên đạt kết quả các bậc cha mẹ và thầy cô cần chú ý một số điều sau đây: Hiểu được thế giới nội tâm của các em. Hiểu thấu đáo các nhu cầu hiện có và mới có của trẻ. Tìm được các phương thức đúng đắn để thỏa mãn các nhu cầu của các em. Làm được điều này sẽ tạo ra động lực thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển nhân cách cho tuổi thiếu niên, tránh được sự “khủng hoảng“, “xung đột“ giữa các em và người lớn. Một đặc điểm quan trọng của thiếu niên là ý thức tự khẳng định. Nó là nguyên nhân của tính tích cực của thiếu niên. Do đó trong nhà trường và gia đình, cần phải: Lôi cuốn trẻ vào các hoạt độnh phong phú và đa dạng . Phát huy vai trò chủ động, tích cực, độc lập, sáng tạo của thiếu niên trong các hoạt động. Tổ chức hệ thống các quan hệ giao lưu đa dạng của trẻ đầy ắp tình bạn, tình đồng chí, tinh thần thi đua, hợp tác trong lớp, trong trường… Mục đích của việc này là để thiếu niên: Có dịp thể hiện sức lực của mình Thỏa mãn nhu cậu hoạt động hứng thú của mình Khẳng định thành công và uy tín của mình trong công việc trong hoạt của tập thể… 2.2.3. Tuổi thanh niên mới lớn : ( Tuổi này kéo dài từ 14-15 tuổi đến 17-18 tuổi ). Thanh niên mới lớn – lứa tuổi này trùng với thời gian các em theo bậc trung học phổ thông (từ lớp 10 đến lớp 12 ) Đây là tuổi thật sự là người lớn: Hoàn thành sự phát dục và cơ thể đã có dáng dấp của người lớn. Tuổi thanh niên mới lớn là tuổi định hình về nhân cách. Đến cuối tuổi này các em đã có được mức độ trưởng thành về các mặt tư tưởng và tâm lí, các em đã có thể học lên đại học vào các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hoặc dạy nghề hoặc trực tiếp tham gia lao động sản xuất tại địa phương sau khi đã tốt nghiệp bậc trung học phổ thông. Lứa tuổi này là thời kì hình thành nhân cách người công dân trong mỗi con người. Đây là thời kì cá nhân gia nhập tích cực vào đười sống xã hội. Khi tròn 18 tuổi, nam nữ thanh niên được hưởng quyền bầu cử và ứng cử được xã hội công nhận là người lớn, được xã hội công nhận là người lớn. Đặc điểm quan trọng trong sự hình thành và phát triển nhân cách trong tuổi này là: Nhu cầu tự nhận thức và đánh giá các phẩm chất đạo đức trong nhân cách của mình ở cả hai mặt đó là mục đích và nguyện vọng trong cuộc sống, không chỉ đánh giá mình theo cái hiện tại mà còn có cả cái tương lai. Trong phẩm chất đạo đức của thanh niên đã có sự thống nhất giữa ý thức, niềm tin, tình cảm và hành vi đạo đức.
  17. Tuy nhiên, ở lứa tuổi này, các em cũng có thể hiểu lệch lạc hoặc có thành kiến về đạo đức, ví dụ như: Sự phóng túng trong đạo đức Chủ nghĩa ích kỉ Thái độ nghi ngờ không lành mạnh Thái độ khiêu khích Không tôn trong những người xung quanh Nếu được sống, học tập, lao đông trong tập thể lành mạnh sẽ có tác dụng tích cực đến việc hình thành các phẩm chất đạo đức tốt đẹp cho lứa tuổi này. Lứa tuổi học sinh phổ thông trung học có nhu cầu mạnh mẽ về tình bạn, tình bạn này chuẩn bị cho những tình cảm thiết tha khác, nhất là tình yêu. Họ cũng xây dựng cho mình những điểm sống riêng, lựa chọn tương lai của cuộc đời. Điều này đòi hỏi các bậc cha mẹ, thầy cô giáo, nhà trường cần giúp đỡ các em lựa chọn đúng đắn nghề nghiệp cho tương lai, xây dựng cho các em có quan điểm đúng đắn các lĩnh vực tình yêu, hôn nhân và gia đình, thực hiện tốt chính sách dân số – kế hoạch hóa gia đình. Những tri thức về tính quy luật trong sự phát triển tâm lí lứa tuổi trẻ em là một trong những tiền đề quan trọng giúp các thầy cô giáo và gia đình làm tốt công tác giáo dục trẻ em.
  18. Chương III: Mục Đích Và Nhiệm Vụ Giáo Dục Mục Đích Giáo Dục Khái Niệm Về Mục Đích Giáo Dục a. Mục đích giáo dục là một phạm trù cơ bản của giáo dục học có tác dụng định hướng cho mọi hoạt động giáo dục (công tác nghiên cứu lí luận và thực tiễn). Đối với hoạt động giáo dục, mục đích giáo dục là điểm xuất phát, là căn cứ để đánh giá hiệu quả chất lượng giáo dục. Đối với các quá trình giáo dục, mục đích giáo dục quy định tính chất và phương hướng phát triển của chúng, quy định nội dung và phương pháp tổ chức thực hiện các quá trình giáo dục. Mục đích giáo dục phản ánh quy luật khách quan, xu thế tất yếu trong mọi lĩnh vực giáo dục. Mục đích giáo dục chính là các phẩm chất, các yêu cầu về mô hình của ”con người thời đại”, phản ánh tính quy định của xã hội đối với giáo dục được thể hiện qua thiết kế giáo dục và được thực thi thông qua hoạt động cụ thể sinh động của hệ thống giáo dục. Trong thực tế cần hiểu mục đích giáo dục ở các cấp độ sau : Cấp độ vĩ mô: Phù hợp với yêu cầu toàn xã hội, phù hợp với xu thế phát triển chung của thời đại. Cấp độ trung gian: Cho một cấp học, một ngành học, một trường học. Cấp độï cá nhân : Cá nhân trong quá trình tiếp thu sự giáo dục (xã hội hóa) luôn luôn hiểu rõ mục tiêu mình cần đạt tới. Bởi vì, trong khi xác định mục đích giáo dục thì điều quan trọng nhất là nhận thức cho được cái mà bản thân người ta vốn coi là mục đích của đời mình. Mục đích giáo dục phải trùng hợp với mục đích bao quát hơn của người thụ giáo. Ngoài thuật ngữ mục đích giáo dục thường dùng trong các giáo trình giáo dục học, trong các đề án, kế hoạch giáo dục ta thường gặp thuật ngữ mục tiêu giáo dục cũng chỉ những dự kiến về kết quả đạt được của quá trình giáo dục trong một thời gian nhất định. Tuy nhiên, có thể phân biệt hai thuật ngữ này qua một số dấu hiệu sau : Mục đích Mục tiêu 1.Có tính định hướng tính lý tưởng 1.Có tính cụ thể với hành động và phương 2.Thời gian thực hiện dài tiện xác định 3.Tính rộng lớn khái quát của vấn đề 4.Không thể 2. Thời gian thực hiện ngắn xác định đo được kết quả 3. Tính xác định của vấn đề 5.Cấu trúc phức tạp, được tạo thành do nhiều mục 4. Kết quả đo được. tiêu kết hợp lại 5. Là một bộ phận của mục đích Có thể nói mục tiêu là một bộ phận của mục đích, là mục đích gần, phải thực hiện nhiều mục tiêu mới đạt được mục đích. Mục đích giáo dục có cấu trúc phức tạp do nhiều mục tiêu tạo thành. Tuy nhiên, mục đích không phải là tổng số các mục tiêu, không phải là phép cộng giản đơn mà là một sự kết hợp có quy luật giữa các mục tiêu.
  19. b. Mục đích giáo dục mang tính lịch sử và tính giai cấp Mục đích giáo dục phản ánh sự phát triển sức sản xuất và quan hệ sản xuất, sự phát triển của khoa học kỹ thuật và văn hóa, hệ tư tưởng mới và lối sống xã hội (nó phản ánh hình thái kinh tế - xã hội) Mục đích giáo dục phản ánh những quan điểm của giai cấp thống trị xã hội, thể hiện ở các điểm sau: Đào tạo con người như thế nào? Đào tạo con người theo lý tưởng triết học và xã hội học nào ? Đào tạo con người phục vụ cho ai ? Cho lợi ích của giai cấp hoặc tầng lớp nào trong xã hội? Để xây dựng mục đích giáo dục hiện nay ở Việt Nam, không thể không nghiên cứu, kế thừa và phát triển những mục đích giáo dục Việt Nam đã có truyền thống lâu đời và trở thành giá trị tinh thần của nhân dân ta. Dưới chế độ phong kiến, mục đích giáo dục Việt Nam chịu ảnh hưởng nhiều của nho giáo. Mục đích giáo dục thời kỳ này chủ yếu hình thành phẩm chất người quân tử với nhiững nét đáng chú ý sau đây : Coi đạo đức là giá trị hàng đầu, sống theo lý tưởng nhân nghĩa yêu thương người khác ; Có trách nhiệm đối với gia đình, họ hàng, làng nước, trung với vua, với nước; có hiếu với cha mẹ, nhân dân. Sống thiết thực chăm chỉ học hành, thường xuyên nâng cao trình độ học vấn. Coi trọng tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, tài năng. Nho giáo cho rằng : “Con người sống chết có mệnh, giàu sang tại trời”. Đó là điều con người không tự quyết định được. Nhưng chỗ không phải tại trời, mà con người có thể tự quyết định và chịu trách nhiệm trước bản thân, gia đình và xã hội là trí và ngu do học mà không học, có đạo đức mà không có đạo đức, do chịu tu dưỡng và không chịu tu dưỡng. Đó là hai chỗ không có tiền định của trời. Vì vậy, nho giáo cho rằng : “Từ thiên tử cho đến thứ dân ai cũng phải lấy tu thân làm gốc”. Không màng phú quý, không ham danh lợi. Khiêm tốn, nhường nhịn : An mệnh, an phận, bằng lòng với những cái mình có, không đòi hỏi, không đấu tranh cho bản thân. Không quan tâm tới lợi ích, hạnh phúc, cái vui cho bản thân. Thờ trời và thờ cúng tổ tiên và bách thần. Một mặt có sự dung hòa thỏa hiệp theo tinh thần trung dung, học theo những chỗ thấy mình yếu kém, mặt khác, rất ngoan cường, kiên trì,… Từ việc nghiên cứu mục đích giáo dục phong kiến có thể rút ra một số vấn đề đáng lưu ý sau: Nhân nghĩa, trách nhiệm, tu thân là những bài học rất quý giá đối với con người Việt Nam hiện đại. Nho giáo không coi trọng tự do, hạnh phúc cá nhân, mà coi trọng giá trị của mỗi người trong gia đình, dòng họ, cộng đồng, thế nhưng lại đào tạo được những nhân cách cao thựơng, bất khuất, có lòng nhân ái cao, biết hy sinh vì đạo nghĩa. Nho giáo coi trọng việc giáo dục và nhà nước nho giáo đặt việc giáo hóa còn cao hơn cả việc cai trị, nhưng trong thực tế việc tổ chức giáo dục lại rất sơ sài. Từ nội dung đến tổ chức, trang bị đều có nhiều thiếu sót. Con người chủ yếu được đào tạo trong gia đình với sự chăm sóc của các thầy
  20. giáo có trách nhiệm và nhà nước chỉ tổ chức thi cử để đánh giá tuyển chọn nhân tài. Thế nhưng xã hội lại có nhiều người biết chữ, có tâm lý hiếu học, say mê học tập suốt đời …Như vậy giáo dục gia đình và chất lượng thầy giáo phải chăng là hai nhân tố cực kỳ quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. Quan niệm cấu trúc cha – con trong gia đình nho giáo đã mở rộng ra xã hội dưới các hình thức: Gia đình : Cha – con Nước : Vua – tôi, vua là cha của dân Thiên hạ : Thiên tử – thứ dân Thế giới : Trời – người Trời được xem như cha, có khó khăn gì cũng gọi “Trời”. Điều đó dẫn đến hai khả năng : Tìm cách hòa đồng với tự nhiên, tạo ra đời sống tâm linh nhẹ nhõm; Không đặt ra vấn đề đấu tranh, cải tạo tự nhiên dẫn đến sự chậm phát triển trong khoa học và triết học. Khi nghiên cứu mục đích giáo dục phong kiến Việt Nam, bên cạnh những bài học thành công, cũng có những nhược điểm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển quốc gia, dân tộc. Đó là mối quan hệ giữa đức và tài, giữa phẩm chất và năng lực. Nhà trường phong kiến Việt Nam hầu như chỉ chú ý đến dạy đạo lý, thơ phú… mà không dạy các môn khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật, kinh tế, là những môn học có ảnh hưởng lớn đến năng lực, tay nghề của thế hệ trẻ. Kết quả là đất nước không phát triển, khoa học kỹ thuật, kinh tế, quân sự rất lạc hậu. Điều đó là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất làm cho nhân dân ta rơi vào vòng nô lệ và làm cho đất nước lạc hậu đến ngày nay. Vì vậy, mối quan hệ giữa phẩm chất và năng lực, giữa khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật và khoa học xã hội nhân văn là vấn đề rất quan trọng trong khi xây dựng mục tiêu và nội dung giáo dục trong giai đoạn hiện nay. c. Ý nghĩa của việc xác định mục đích giáo dục Việc xác định mục đích giáo dục sẽ giúp cho người làm công tác giáo dục quán triệt quan điểm giai cấp, quan điểm lịch sử, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong vịêc đào tạo con người. Xác định mục đích giáo dục là cở sở giúp xác định nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục. Giáo dục là một quá trình lâu dài, phức tạp đòi hỏi xác định mục đích rõ ràng, cụ thể để hoạt động giáo dục có phương hướng, hoạt động có kế hoạch.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2