intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Hàn đắp (Nghề: Hàn) - Trường Cao đẳng Hàng hải II

Chia sẻ: Cố Tiêu Tiêu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:91

16
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Hàn đắp (Nghề: Hàn) được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên thực hiện hàn đắp các chi tiết trục, bằng phương pháp hàn theo đường sinh hoặc đường tròn đúng kích thước, đảm bảo độ sâu ngấu, đủ lượng dư gia công cơ, ít biến dạng; sửa chữa được các sai hỏng về kích thước, hình dáng, rỗ khí, lẫn xỉ, khuyết cạnh đạt yêu cầu kỹ thuật. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Hàn đắp (Nghề: Hàn) - Trường Cao đẳng Hàng hải II

  1. CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM TRƯỜNG CAO ĐẲNG HÀNG HẢI II GIÁO TRÌNH HÀN ĐẮP NGHỀ HÀN (Ban hành theo quyết định số 397/QĐ-CĐHHII, ngày 4 tháng 8 năm 2021 của Hiệu trưởng Trường Cao Đẳng Hàng Hải II) (Lưu hành nội bộ) TP.HCM, năm 2021
  2. 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
  3. 2 LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm gần đây, trước sự phát triển ngày càng cao của khoa học và kỹ thuật. Nước ta đang trên đường công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Trong sự phát triển chung của các nghành kinh tế, ngành công nghiệp Cơ khí đang phát triển một cách mạnh mẽ, góp phần rất lớn vào sự phát triển của Việt Nam. Để đáp ứng cho sự phát triển đó, là việc cung cấp đầy đủ đội ngũ công nhân lành nghề. Việc đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật Hàn lành nghề với kiến thức và tay nghề vững vàng, nhằm nắm bắt được các công nghệ hàn tiên tiến hiện nay của thế giới đang trở nên cấp bách. Chương trình đào tạo nghề hàn hiện nay, phần chuyên môn nghề được kết cấu theo các mô đun đào tạo nghề riêng biệt. Việc trang bị kiến thức chuyên môn và tay nghề với giáo trình cũ phần nào chưa đáp ứng được đầy đủ các công nghệ hàn tiên tiến hiện nay. Chính vì vậy, Tổng Cục Dạy Nghề đã ban hành chương trình khung đào tạo nghề Hàn theo kết cấu mô đun. Với mục tiêu “Chất lượng đào tạo là mục tiêu hàng đầu”. Nhằm đáp ứng với yêu cầu của thực tế sản xuất. Dưới sự chỉ đạo của BGH Trường Cao Đẳng Hàng Hải II, Khoa Cơ Khí tiến hành biên soạn giáo trình “HÀN ĐẮP” dùng làm tài liệu giảng dạy và học tập cho hệ Cao Đẳng và Trung Cấp nghề Hàn. Nội dung giáo trình biên soạn được tham khảo từ các tài liệu liên quan đã xuất bản và phát hành trong nước và nước ngoài. Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã nhận đượcnhiều ý kiến đóng góp và hiệu chỉnh của các đồng nghiệp. Mặc dù đã có nhiều cố gắng,nhưng cũng không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp xây dựng của bạn đọc, đặc biệt là các đồng nghiệp để cuốn giáo trình này ngày càng hoàn thiện hơn. Chúng tôi xin chân thành cám ơn!
  4. 3 MỤC LỤC TT Nội dung Trang 1 Tuyên bố bản quyền 1 2 Giới thiệu mô đun 2 3 Mục lục 3 4 Bài 1 : Hàn đắp trục bằng công nghệ hàn hồ quang tay. 4 Bài 2 : Hàn đắp mặt phẳng bằng công nghệ hàn hồ quang 5 28 tay 6 Bài 3: Hàn đắp trục bằng máy hàn MIG/MAG 41 7 Bài 4: Hàn đắp mặt phẳng bằng máy hàn MIG/MAG 55 8 Bài 5: Hàn đắp TIG 73 9 Tài liệu tham khảo 90
  5. 4 Bài 1: HÀN ĐẮP TRỤC BẰNG CÔNG NGHỆ HÀN ĐIỆN HỒ QUANG TAY  GIỚI THIỆU. - Hàn Đắp là quá trình đem phủ lên chi tiết một lớp kim loại bằng các phương pháp hàn. - Hàn đắp có thể sử dụng để chế tạo chi tiết mới. Dùng đắp để tạo nên một lớp hợp kim với các tính chất đặc biệt hoặc tạo ra một lớp kim loại có khả năng về chịu mài mòn và tăng ma sát... Hàn đắp có thể dùng để phục hồi các chi tiết bị mài mòn do đã qua thời gian làm việc như trục máy, các bề mặt khuôn mẫu. Sử dụng phương pháp hàn đắp để phục hồi các chi tiết máy là phương pháp rẻ tiền mà khả năng làm việc của chi tiết không thua kém chi tiết mới là mấy. Hàn đắp có thể thực hiện bằng dòng xoay chiều, một chiều và chủ yếu là thực hiện ở tư thế bằng. Vật liệu của hàn đắp có thể là thép các bon, thép chịu mài mòn, thép có tính chất đặc biệt như độ cứng cao, bền nhiệt, chịu axit. *Mục tiêu của bài: Sau khi học xong bài học này người học sẽ có khả năng: - Tính toán vật liệu hàn đắp. - Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ hàn, vật liệu hàn đầy đủ an toàn. - Chuẩn bị chi tiết đắp đảm bảo sạch, xử lý hết các vết nứt đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. - Chọn điện áp, cường độ dòng điện và tốc độ hàn, phương pháp chuyển động que hàn phù hợp với đường kính chi tiết đắp và tính chất của vật liệu. - Thực hiện hàn đắp các chi tiết trục, bằng phương pháp hàn theo đường sinh hoặc đường tròn đúng kích thước, đảm bảo độ sâu ngấu, đủ lượng dư gia công cơ, ít biến dạng. - Sửa chữa được các sai hỏng về kích thước, hình dáng, rỗ khí, lẫn xỉ, khuyết cạnh đạt yêu cầu kỹ thuật. - Thực hiện tốt công tác an toàn và vệ sinh phân xưởng. - Tuân thủ quy định, quy phạm trong quy trình hàn đắp trục bằng hàn hồ quang tay.
  6. 5 - Rèn luyện tính tự giác, kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỷ, chính xác.  KHÁI NIỆM VỀ HÀN ĐẮP. - Hàn Đắp là quá trình đem phủ lên chi tiết một lớp kim loại bằng các phương pháp hàn. - Hàn đắp có thể sử dụng để chế tạo chi tiết mới. Dùng đắp để tạo nên một lớp hợp kim với các tính chất đặc biệt hoặc tạo ra một lớp kim loại có khả năng về chịu mài mòn và tăng ma sát... Hàn đắp có thể dùng để phục hồi các chi tiết bị mài mòn do đã qua thời gian làm việc như trục máy, các bề mặt khuôn mẫu. Sử dụng phương pháp hàn đắp để phục hồi các chi tiết máy là phương pháp rẻ tiền mà khả năng làm việc của chi tiết không thua kém chi tiết mới là mấy. Hàn đắp có thể thực hiện bằng dòng xoay chiều, một chiều và chủ yếu là thực hiện ở tư thế bằng. - Vật liệu của hàn đắp có thể là thép các bon, thép chịu mài mòn, thép có tính chất đặc biệt như độ cứng cao, bền nhiệt, chịu axit.  ĐẶC ĐIỂM CHUNG. - Thông thường người ta sử dụng các phương pháp hàn như hàn hồ quang tay, hàn MIG/MAG, hàn dưới lớp thuốc, hàn khí hay hàn TIG. Công nghệ hàn đơn giản, năng suất cao nhưng vẫn đảm bảo chất lượng song có nhược điểm là dễ gây biến dạng, nứt, ứng suất nhiệt và một số khuyết tật khác. - Đối với thép các bon thấp, hợp kim thấp thì có tính hàn tốt. Thép các bon và thép hợp kim càng cao thì càng khó hàn. - Đối với các chi tiết hàn đắp Gang, vật liệu hay kim loại nhỏ hơn 3mm thường dùng hàn khí O 2-C2H2 ngọn lửa có dư C2H2 (ngọn lửa các bon hóa) để khử ôxy, dùng cả thuốc hàn Gang. Hàn Gang còn đòi hỏi một số yêu cầu khắt khe hơn so với hàn thép như: phải nung sơ bộ từ (250÷500) 0C hoặc (500÷700)0C trong trường hợp khó hàn phải dùng thuốc hàn Gang, que hàn đồng thau hoặc que hàn hợp kim Niken, có thể vát mép mối hàn và cấy vít bằng thép. Khi hàn có thể nung hoặc hàn nguội tùy theo phương pháp chọn công nghệ hàn và vật liệu hàn. Vật liệu hàn phải làm nguội từ từ cùng lò hoặc vùi trong cát khô. - Để tăng năng suất và chất lượng cao dùng hàn tự động dưới lớp thuốc hoặc hàn trong môi trường khí bảo vệ ( Ar, CO 2). Hàn trong môi trường thuốc bảo
  7. 6 vệ cho phép với dây hàn trần tổn thất nhiệt vài vật liệu hàn ít chất lượng mối hàn tốt.  Vật liệu đắp: - Thành phần kim loại đắp phụ thuộc vào điều liện công tác của chi tiết . sư hao mòn có thể gây ra do ma sát , do va đập ở nhiệt độ thường, nhiệt độ cao, trong môi trường ăn mòn ( axit, bazơ). - Hiện nay trên thi trường có rất nhiều loại que hàn đắp của các hãng khác nhau tùy vào loại vật liệu hàn và công dụng của nó mà người ta chọn loại que hàn phù hợp. Ví dụ: Búa đập trong xi măng chịu va đập lớn. Thông thường người ta dùng que hàn có hàm lượng ~13% Mn để hàn phục hồi. Loại que hàn này có đặc tính tự tôi, tăng cứng trong quá trình va đập, độ cứng khi làm việc có thể đạt từ 40- 47HRC. Tuy nhiên khi mới hàn độ cứng chỉ khoảng 15-20HRC. Do vậy để đạt hiệu quả tốt nhất, sau khi hàn xong lớp que hàn Mn, người ta hàn phủ thêm 1 lớp que hàn chống mài mòn, độ cứng khoảng 50-60 HRC. Khi lớp bên ngoài vừa mòn thì lớp bên trong cũng đã đáp ứng được yêu cầu làm việc. Hàn que hàn Mn và các vật liệu chứa ~13% Mn cần chú ý, không được để nhiệt độ hàn vượt quá 2000C, vì nếu vượt qua nhiệt độ này, Mn sẽ mất đặc tính tự tôi. Thông thường người ta hàn phân đoạn cách nhau khoảng 20mm, không để nhiệt tập trung và thậm chí dùng nước làm nguội liên tục để giảm nhiệt độ khu vực hàn. Không sấy que hàn. Có thể hàn nhiều lớp nhưng tốt nhất không quá 20mm. Thành phần kim loại lớp đắp phụ thuộc vào thành phần kim loại đắp. Người ta phân chia thành phần kim loại đắp thành các nhóm sau đây: A. Thép các bon hay thép hợp kim thấp. B. Thép hợp kim thấp có thành phần các bon > 0,4%. C . Thép hợp kim nhóm man gan. D. Nhóm thép Crôm Niken (Crôm- Niken). E . Nhóm thép Crôm. F . Thép gió. G. Nhóm Gang Crôm cao.
  8. 7 H . Nhóm thép Crôm – Wonfram chịu nhiệt. N. Nhóm Coban+Crôm+ Wonfram chịu nhiệt. Qa. Nhóm Niken+ Crôm+ Molipden. Qb. Nhóm Niken+ Molipden. O. Hợp kim các bít. Tùy theo loại vật liệu mà ta chọn nhóm vật liệu và công nghệ hàn đắp cho phù hợp. Bảng 1-1: Một số loại vật liệu đắp  Ứng dụng: Hàn đắp được ứng dụng chủ yếu trong phục hồi chi tiết đã qua sử dụng và sửa chữa các chi tiết đúc.
  9. 8 Ví dụ : Bánh răng, Gầu xúc, Lưỡi ủi, Bi nghiền, Cổ trục, Bánh xích v.v… a) b) c)
  10. 9 d) e) f) Hình 1-1a,b,c,d,e,f: Một số chi tiết đắp điển hình. 1. Chuẩn bị chi tiết hàn đắp: Hầu hết các chi tiết máy đưa phục hồi đều rất bẩn, bề mặt làm việc bị bám dầu mỡ, han rỉ. Nếu hàn đắp lên những chi tiết như vậy mối hàn sẽ không ngấu,
  11. 10 rỗ khí và những tạp chất phi kim loại khác. Bởi vậy trước khi hàn đắp chi tiết hàn cần được làm sạch cẩn thận, sau đó phân loại và xác định phương pháp phục hồi. Phương pháp tẩy sạch chi tiết bằng tia lửa nhiệt hay trong lò nung có hiệu quả và tiện lợi nhất. Chất bẩn không những bị đốt cháy khỏi bề mặt mà còn khỏi cả những chỗ hiểm hóc hay nứt rạn của chi tiết. Tiếp đó muội than và ô-xýt kim loại được làm sạch bằng chổi thép. Tuy nhiên không phải chi tiết nào cũng có thể tẩy sạch bằng phương pháp trên chẳng hạn những chi tiết bằng thép mangan cao không được phép làm sạch bàng cách nung nóng mà phải rửa sạch trong dung dịch xút 5% rồi sau đó rửa bằng nước nóng. Trái lại những chi tiết bằng thép các bon hay thép hợp kim mà công nghệ hàn đắp phải ứng dụng gia nhiệt trước thì việc tẩy sạch dầu mỡ và các chất bẩn khác thực hiện ngay trong quá trình gia nhiệt đó. Chúng ta cũng có thể làm sạch các chi tiết máy bằng máy mài hoặc chổi thép, thiết bị phun cát vv.. Sau khi làm sạch xong ta loại trừ các vết nứt trên chi tiết, đối với vết nứt lớn ta hàn vá trước khi hàn đắp, đối với các vết nứt nhỏ ta loại bỏ bằng máy mài cầm tay. Tóm lại, công tác chuẩn bị chi tiết trước khi hàn đắp bằng các phương pháp hàn khác nhau nhưng đều mang tính chất chung và đóng vai trò rất quan trọng. Nó quyết định phần lớn chất lượng lớp hàn đắp. Bởi vậy không được coi thường mà phải thực hiện tốt và đầy đủ tất cả các công việc cần thiết của quá trình chuẩn bị. 2. Chuẩn bị thiết bị dụng cụ vật liệu đắp: 2.1.Đọc bản vẽ: Ø70 40 50 Hình 1-2: kích thước trục trước và sau khi đắp.
  12. 11 2.2.Vật liệu: Các chi tiết đắp là Trục sau một thời gian sử dụng thì bị mài mòn do đó kích thước bị hụt so với thiết kế. Vì vậy cần hàn đắp trục với 2 mục đích là phục hồi kích thước, tăng thời gian làm việc cùng khả năng chịu mài mòn. Trục thường được chế tạo từ các loại thép như C45, C50, C55 và một số thép hợp kim như 50Cr2, 60CrMn, 50CrNi. Nếu chỉ cần đắp để phục hồi kích thước thì hàn đắp vật liệu thường cùng loại vật liệu với trục. Khi cần đắp trục có khả năng chịu mài mòn thì cần đắp bằng các que hàn thép hợp kim ( vật liêu đắp cần tương đương với yêu cầu kỹ thuật của chi tiết đắp) 2.3.Thiết bị và dụng cụ: - Máy hàn điện hồ quang tay. - Mặt nạ hàn. - Búa gõ xỉ. - Bàn chải sắt. - Dưỡng đo. - Thước dẹt - Búa nguội. - Thiết bị nung. 2.4. Điều kiện an toàn: - Mặt bằng thực tập bố trí gọn gàng, nơi làm việc có đủ ánh sáng, hệ thống thông gió, hút bụi hoạt động tốt. - Máy hàn phải có đầy đủ dây tiếp đất. - Bảo hộ lao động đầy đủ. - Nếu thiết bị nung là thiết bị hàn khí thì cần bố trí khoảng cách tối thiểu là 10 m tới vị trí hàn đắp. 3. Tính toán chế độ hàn đắp: Chế độ hàn đắp phụ thuộc vào chiều dày lớp kim loại đắp , đường kính que hàn, số lớp hàn đắp và cường độ dòng điện hàn. Các thông số này có quan hệ với nhau như sau có quan hệ như sau:
  13. 12 Chiều dày lớp đắp (mm) 1,5 5 >5 Đường kính que hàn (mm) 3 4-5 5-6 Số lớp đắp (lớp) 1 1-2 ≥2 Cường độ dòng điện (A) 90-120 130-180 180-240 Bảng 1-2: Chế độ hàn đắp. Dòng điện hàn đắp tốt nhất nên sử dụng dòng AC hoặc DC + bởi dòng hàn này cho kết quả là mối hàn sâu ngấu hơn liên kết giữa các đường hàn tốt hơn. Đường kính que hàn được chon phụ thuộc vào đường kính trục cũng như chiều dày lớp đắp. Với đường kính trục là thép các bon thấp có đường kính 30 mm chúng ta chọn: - dq= 3,2 mm, que hàn E6013. - Ih= (110÷120) A. - Uh= 22V÷ 26V. - Vh= (100÷130) mm/phút. 4. Kỹ thuật hàn đắp trục . Kỹ thuật hàn đắp trục bằng máy hàn hồ quang có thể hàn đắp bằng hai phương pháp đó là đắp theo đường sinh hoặc đắp theo đường tròn. Đắp theo đường sinh thì chỉ cần để chi tiết đắp trên mặt phẳng hoặc kê trên giá là có thể hàn đắp. Đắp theo đường tròn thì chi tiết cần được gá trên giá quay. Trong thực tế người ta ít sử dụng phương pháp hàn đắp theo chu vi bởi phải chế tạo các giá quay hoặc phải gá chi tiết lên các máy nên việc thực hiện hàn đắp phức tạp hơn và chất lượng hàn đắp thì không tốt hơn. Thông thường người ta sẽ quay vị trí đắp về tư thế hàn bằng bởi ở tư thế này công việc hàn đắp được dễ dàng hơn, chất lượng mối đắp tốt hơn, năng suất đắp cũng cao hơn so với các vị trí khác. Kỹ thuật hàn đắp trục cũng tương tự như kỹ thuật hàn giao đầu không vát vị trí bằng về góc nghiêng que hàn tức que hàn hợp với trục đường hàn một góc từ 700÷800 và hợp với mặt phẳng tiếp tuyến với trục đường hàn một góc 90 0. Nếu hàn đắp theo chu vi thì góc nghiêng que hàn hợp với mặt phẳng tiếp tuyến với trục tại vị trí đắp một góc từ 700÷800 và hợp với mặt phẳng ngang một góc 900. Phương pháp chuyển động que hàn là đường thẳng, răng cưa hoặc bán nguyệt và
  14. 13 đường hàn sau phải làm nóng chảy (1/3÷1/2) bề rộng của đường hàn trước. Ngoài ra còn phải điều khiển làm sao cho đường hàn rộng hẹp bằng nhau như thế mới làm cho giữa các mối hàn với nhau nối liền được chắc chắn và bề mặt mối hàn bằng phẳng. Khi hàn đắp nhiều lớp cần phải làm sạch xỉ hàn của lớp hàn trước , vì diện tích nung nóng lớn và số lần nung nóng tương đối nhiều nên dễ sinh ra biến dạng lớn thậm chí còn bị nứt. Để làm phân tán nhiệt và khử ứng suất biến dạng thì thứ tự các đường hàn đắp trục thực hiện như hình vẽ (Hình 1-3). Hình 1-3: Trình tự hàn đắp trục cân đối. Để giảm bớt sự biến dạng, có thể nhân lúc còn nóng dùng búa tay gõ nhẹ vào lớp hàn đắp. Để đáp ứng yêu cầu gia công cơ vật hàn đắp cần phải có kích thước lớn hơn kích thước yêu cầu sau khi gia công. Căn cứ vào yêu cầu chung thường lượng dư gia công khoảng từ (3÷5)mm. Để tránh hiện tượng cong vênh thì chi tiết trục đắp cần được gá trên mặt phẳng nằm ngang hoặc đặt trên giá đỡ có thể quay được. Với các loại chi tiết đắp là thép các bon thấp có đường kính lớn để tránh hiện tượng nứt và khử ứng suất dư cần gia nhiệt từ (100÷150) 0C. Đa số các chi tiếp đắp được làm từ thép các bon trung bình nên cần gia nhiệt từ (300÷350) 0C. Sau khi hàn xong cần phải ram ở nhiệt độ (500÷550) 0C và làm nguội cùng lò để khử ứng suất. Với các trục có đường kính lớn để đảm bảo độ sâu ngấu cũng như nhiệt độ giữa các lớp hàn cần điều chỉnh cường độ dòng điện giữa các lớp hàn theo thứ tự lớp đầu tăng cao, lớp sau giảm dần.
  15. 14 Đối với các trục có chiều dài lớn thì không nên hàn đắp hết cả chiều dài trục một lần mà cần phân ra nhiều đoạn rồi hoàn thiện từng đoạn một. Hàn đắp một lượt hết cả chiều dài thì rất dễ xả ra hiện tượng cong vênh. Các trục có đường kính nhỏ cần tuân thủ triệt để nguyên tắc hàn đối xứng, sử dụng que hàn nhỏ, dòng hàn nhỏ, bề rộng đường hàn nhỏ. 5. Kiểm tra sửa chữa sản phẩm sau khi hàn. 5.1 Chi tiết hàn bị cong vênh: - Nguyên nhân: Do phân bố các đường hàn không hợp lý, lớp hàn quá dày, không gá kẹp chắc chắn trong quá trình hàn, gia nhiệt chưa đúng quy trình, hàn dòng hàn quá lớn. - Biện pháp khắc phục: Thường xuyên kiểm tra chi tiết sau mỗi lớp hàn, thực hiện thứ tự các đường hàn, lớp hàn đúng quy trình kỹ thuật, có thể tiến hành nắn nóng khi chi tiết bị cong vênh, thực hiện đúng nguyên tắc vật hàn lớn thì que hàn lớn, dòng hàn lớn và ngược lại, xử lý nhiệt sau khi hàn. 5.2. Mối hàn lẫn xỉ: - Nguyên nhân: Chọn cường độ dòng điện quá bé, góc độ mỏ hàn sai, không chấp hành công tác làm sạch trước khi hàn và sau mỗi đường hàn, phương pháp chuyển động que hàn không thích hợp, bố trí các lớp hàn không tốt. - Biện pháp phòng ngừa: Chọn cường độ dòng điện thích hợp, đặt đúng góc độ que hàn, chấp hành triệt để công tác làm sạch trước khi hàn và sau mỗi đường hàn phương pháp chuyển động que hàn hợp lý. 5.3. Mối hàn rỗ khí: - Nguyên nhân: Que hàn bị ẩm, không làm sạch triệt để phôi hàn, hồ quang dài. - Biện pháp phòng ngừa: Chấp hành việc sấy khô que hàn và làm sạch phôi hàn trước khi hàn, giữ ngắn hồ quang.
  16. 15 1. An toàn lao động và vệ sinh phân xưởng. Đến xưởng thực tập mọi người phải được trang bị đầy đủ bảo hộ lao động. Luôn có ý thức chấp hành nội quy xưởng thưc tập, giữ an toàn cho chính mình và những người xung quanh. Sau khi kết thúc ca thực tập tất cả mọi người có nhiệm vụ vệ sinh nơi làm việc, sắp xếp lại chỗ làm việc trật tự gọn gàng. Những chi tiết mới hàn xong còn nóng đỏ hoặc còn nóng ấm thì phải xếp lại một chỗ rồi treo bảng ˝Chú ý: vật đang nóng˝. Đối với các loại máy sử dụng nguồn điện cao thế thì phải ngắt nguồn điện, còn ống cao su và mỏ cắt thì không tháo ra mà chỉ việc tách chúng ra khỏi nguồn cung cấp khí. Phải tắt hệ thống gió cục bộ (nếu có). Nếu ca làm việc trước phát hiện thấy những hiện tượng không an toàn hoặc một số chi tiết nào đó của thiết bị sắp hỏng cần thay thế thì phải báo lại cho ca sau biết (ghi vào sổ trực ca) để ca sau khắc phục kịp thời. Câu hỏi ôn tập Câu 1 Hàn đắp là gì? A) Hàn Đắp là quá trình hàn phục hồi các chi tiết bị mài mòn bằng các phương pháp hàn. B) Hàn Đắp là quá trình hàn để tạo nên một lớp hợp kim với các tính chất đặc biệt hoặc tạo ra một lớp kim loại có khả năng về chịu mài mòn và tăng ma sát. C) Hàn Đắp là quá trình đem phủ lên chi tiết một lớp kim loại bằng các phương pháp hàn D) Hàn Đắp là quá trình hàn sữa chữa chi tiết đúc. Đáp án C Câu 2 Mục đích của việc hàn đắp là gì? A) Phục hồi các chi tiết bị mài mòn.
  17. 16 B) Sửa chữa các sai hỏng vật đúc. C) Nâng cao độ cứng bề mặt chi tiết. D) Tất cả các đáp án đều đúng. Đáp án D Câu 3 Hàn đắp chủ yếu được thực hiện ở vị trí nào? A) Bằng. B) Đứng. C) Ngang. D) Ngữa. Đáp án A Hàn đắp bằng hồ quang tay có thể thực hiện được bằng loại dòng hàn Câu 4 nào? A) Ac. B) Dc+, Dc-. C) Ac, Dc. D) Ac, Dc+. Đáp án C Câu 5 Vật liệu hàn đắp có thể là những loại nào? A) Thép các bon, thép hợp kim thấp. B) Thép có tính chất đặc biệt. C) Nhiều loại kim loại khác nhau.
  18. 17 D) Thép hợp kim thấp, thép có tính chất đặc biệt. Đáp án C Câu 6 Người ta thường sử dụng những phương pháp hàn nào để hàn đắp? A) SMAW, TIG, GMAW. B) SMAW, TIG, GMAW, SAW… C) SMAW, TIG, GMAW, SAW, HÀN VẢY. D) TIG, GMAW, SAW. Đáp án B Câu 7 Chi tiết hàn đắp thường được làm sạch bằng cách nào? A) Tia lửa nhiệt, nước sạch. B) Đá mài, chổi cáp. C) Chổi cáp, nước sạch. D) Tia lửa nhiệt, đá mài, chổi cáp. Đáp án D Phương pháp làm sạch chi tiết bằng tia lửa nhiệt hay trong lò nung Câu 8 không thể áp dụng cho vật liệu nào? A) Thép Các bon thấp. B) Thép các bon trung bình. C) Thép mangan cao. D) Thép hợp kim thấp. Đáp án C
  19. 18 Câu 9 Thép Mangan cao thì làm sạch bằng cách nào tốt nhất? A) Tia lửa nhiệt. B) Đá mài. C) Chổi cáp. D) Rửa trong dung dịch xút 5% rồi sau đó rửa bằng nước nóng. Đáp án D Dòng điện nào sử dụng cho hàn đắp bằng phương pháp hàn hồ quang Câu 10 tay tạo ra mối hàn kém sâu ngấu nhất? A) AC. B) DC+, DC-. C) DC-. D) AC, DC+. Đáp án C Chất lượng mối hàn đắp bằng phương pháp hàn hồ quang tay nhận Câu 11 được tốt nhất khi mối hàn có chiều rộng bằng bao nhiêu? A) 1÷ 2d. B) 2÷ 3d. C) 3÷ 4d. D) 4÷ 5d. Đáp án B Khi hàn đắp trục bằng hàn hồ quang tay đường hàn sau cần chồng lên Câu 12 bao nhiêu chiều rộng của đường hàn trước?
  20. 19 A) 1/ 2. B) 1/ 3 ÷ 1/2. C) 1/ 3. D) 1/ 4. Đáp án B Để đáp ứng yêu cầu về gia công cơ cần phải hàn đắp với lượng dư là Câu 13 bao nhiêu? A) (1÷2)mm. B) (2÷3)mm. C) (3÷5)mm. D) (5÷7)mm. Đáp án C Khi tính toán chế độ hàn đắp trục bằng phương pháp hàn hồ quang tay Câu 14 cần lưu ý đên những yếu tố nào? A) Chiều dày lớp đắp, số lớp đắp. B) Chiều dày lớp đắp, đường kính que hàn. C) Chiều dày lớp đắp, số lớp đắp, đường kính que hàn, vị trí hàn, đường kính vật đắp. D) Chiều dày lớp đắp,đường kính que hàn, chiều dày vật đắp. Đáp án C Khi hàn đắp trục bằng hàn hồ quang tay cần chú ý những nguyên tắc Câu 15 nào? A) Chồng phân nửa, đối xứng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
23=>2