Giáo trình Hệ cơ sở dữ liệu (Nghề: Lắp ráp máy tính - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Du lịch và Công Thương Hải Dương
lượt xem 8
download
Giáo trình Hệ cơ sở dữ liệu (Nghề: Lắp ráp máy tính - Cao đẳng) được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên mô tả được vai trò, nhiệm vụ của người Tin học ứng dụng, quy chế nghề nghiệp nghề Tin học ứng dụng; Trình bày được cách thu thập dữ liệu; các cú pháp lệnh khi thực hiện; Trình bày được sự hình thành và các năng lực của người Tin học ứng dụng. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Hệ cơ sở dữ liệu (Nghề: Lắp ráp máy tính - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Du lịch và Công Thương Hải Dương
- BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG DU LỊCH VÀ CÔNG THƯƠNG GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MÔ ĐUN: HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU NGÀNH/NGHỀ: LẮP RÁP MÁY TÍNH TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG (Ban hành kèm theo Quyết định số 875/QĐ-DLCT ngày 26 tháng 8 năm 2022 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Du Lịch và Công Thương) Hải Dương, năm 2022
- 2
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 3
- LỜI GIỚI THIỆU Đào tạo Tin học ứng dụng có trình độ là một nội dung đào tạo mới ở Nhà trường. Chính vì vậy phương tiện và kinh nghiệm giảng dạy trong đó có tài liệu học tập cho đối tượng này còn gặp nhiều khó khăn. Nhằm khắc phục khó khăn về tài liệu học tập của sinh viên Cao đẳng Tin học ứng dụng, chúng tôi đã biên soạn cuốn sách Giáo trình Hệ cơ sở dữ liệu SQL server nghề nghiệp Tin học ứng dụng. Cuốn sách được viết dựa trên chương trình hiện đang áp dụng giảng dạy cho đối tượng Cao đẳng Tin học ứng dụng hệ chính quy tại các trường Cao đẳng hiện nay. Cuốn sách này là tài liệu học tập cho sinh viên Cao đẳng Tin học ứng dụng, đồng thời có thể sử dụng như tài liệu tham khảo cho các đối tượng học viên khác. Mặc dù đã rất cố gắng, nhưng đây là cuốn " Giáo trình Hệ cơ sở dữ liệu SQL server và phát triển nghề nghiệp Tin học ứng dụng." đầu tiên dành cho đối tượng Cao đẳng Tin học ứng dụng không thể tránh khỏi những sai sót, rất mong sự đóng góp ý kiến của các thầy giáo, cô giáo, các em học sinh, sinh viên và các bạn đồng nghiệp để cuốn sách được hoàn thiện hơn . Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Nhà trường, các nhà chuyên môn và bạn đọc đã giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện cho chúng tôi hoàn thành cuốn giáo trình này. Hải Dương, ngày 01 tháng 01 năm 2022 Tham gia biên soạn Chủ biên Nguyễn Thị Thuỷ 4
- MỤC LỤC MỤC LỤC ................................................................................................................................ 1 BÀI 1:TỔNG QUAN VỀ DBMS VÀ SQL SERVER ......................................................... 11 1. Một số khái niệm về DBMS ................................................................................................ 11 4. Giới thiệu các công cụ ......................................................................................................... 15 5. Cài đặt .................................................................................................................................. 17 6. CSDL mẫu ........................................................................................................................... 29 BÀI 2: GIỚI THIỆU NGÔN NGỮ TRANSACT SQL (T-SQL) ....................................... 34 1. Ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu (DDL) ................................................................................... 34 2. Ngôn ngữ điều khiển, kiểm soát dữ liệu (DCL) .................................................................. 47 3. Ngôn ngữ thao tác dữ liệu (DML) ....................................................................................... 48 BÀI 3: THIẾT KẾ CƠ SỞ DỮ LIỆU (CSDL) .................................................................... 79 1. Cấu trúc của SQL Server ..................................................................................................... 79 2. Cấu trúc Vật lý, cấu trúc Logic của một CSDL ................................................................... 80 3. Tạo CSDL bằng EM và T – SQL ........................................................................................ 81 BÀI 4: SAO LƯU VÀ PHỤC HỔI DỮ LIỆU ................................................................... 107 1. Lý do sao lưu, phục hồi dữ liệu ......................................................................................... 107 2. Các Loại Backup................................................................................................................ 107 3. Recovery Models ............................................................................................................... 109 4. Backup Database ............................................................................................................... 112 5. Restore Database ............................................................................................................... 115 BÀI 5: VIEW, STORED, PROCEDURE, STORED FUNCTION ................................. 118 1. Views ................................................................................................................................. 118 2. Stored Procedures .............................................................................................................. 125 3. Stored functions ................................................................................................................. 132 BÀI 6: TRIGGERS .............................................................................................................. 136 1. Khái niệm .......................................................................................................................... 137 2. Phân loại Triggers .............................................................................................................. 140 5
- 6
- GIÁO TRÌNH MÔN HỌC 1. Tên môn học: Hệ cơ sở dữ liệu SQL Server 2. Mã môn học: MĐ15 3. Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun 3.1. Vị trí Hệ cơ sở dữ liệu SQL Server là mô đun nằm trong phần kiến thức chuyên môn nghề bắt buộc của chương trình đào tạo. Mô đun này được bố trí học sau môn học, mô đun chung và các môn học, mô đun cơ sở. 3.2. Tính chất Môn học này sẽ cung cấp kiến thức cơ bản về vai trò, nhiệm vụ của người Tin học ứng dụng, quy chế nghề nghiệp Tin học ứng dụng, sự hình thành năng lực và các năng lực nghề nghiệp Tin học ứng dụng, các hiệp hội Tin học ứng dụng quốc tế. Học phần cũng cung cấp các nội dung cơ bản về Hệ cơ sở dữ liệu SQL trong quá trình lập trình Hệ cơ sở dữ liệu SQL Server 3.3. Ý nghĩa và vai trò của môn học Môn học Hệ cơ sở dữ liệu SQL phát triển nghề nghiệp Tin học ứng dụng giúp cho sinh viên biết được các nội quy, quy chế nghề Tin học ứng dụng, chuẩn năng lực của người Tin học ứng dụng và các hiệp hội Tin học ứng dụng trên thế giới. 4. Mục tiêu môn học 4.1. Về kiến thức 1.1. Mô tả được vai trò, nhiệm vụ của người Tin học ứng dụng, quy chế nghề nghiệp nghề Tin học ứng dụng. 1.2. Trình bày được cách thu thập dữ liệu; các cú pháp lệnh khi thực hiện 1.3.Trình bày được sự hình thành và các năng lực của người Tin học ứng dụng 1.4. Mô tả, phân tích được Hệ cơ sở dữ liệu SQL 1.5. Kể được các lệnh thực hiện trong Hệ cơ sở dữ liệu SQL 4.2. Về kỹ năng 2.1. Thực hiện được nhiệm vụ và quy chế nghề nghiệp của người Tin học ứng dụng trong quá trình phát triển nghề nghiệp. 2.2. Thu thập được các dữ liệu về cơ sở dữ liệu của khách hàng. 2.3. Hình thành và phát triển hoàn thiện năng lực nghề nghiệp Tin học ứng dụng theo mức độ tăng dần của khung năng lực. 2.4. Phát hiện, đánh giá được sự an toàn thông tin để xử lý; Sửa chữa kịp thời các trường hợp bất thường trong khi thực hiện chương trình. 4.3. Về tự chủ và tự chịu trách nhiệm 7
- 4.3.1. Ứng xử tế nhị, không phán xét, không chỉ trích, có văn hóa thích hợp với mọi đối tượng phục vụ. 4.3.2. Tôn trọng sự riêng tư, văn hóa và phong tục của khách và cơ quan tiếp nhận; không phân biệt tình trạng kinh tế, văn hóa xã hội, sắc tộc hoặc niềm tin, tín ngưỡng của họ. Đảm bảo tính bảo mật đối với tất cả các thông tin cá nhân và thoog tin khác. 4.3.3. Có thái độ tôn trọng, tinh thần hợp tác với các đối tác trong quá trình tiếp cận xử lý về chuwowg trình Tin học ứng dụng. 5. Nội dung của môn học 5.1. Chương trình môn học Thời gian học tập Mã Số Tên môn học Tổng MH tín chỉ LT TH Thi/KT số I Các môn học chung 21 435 157 255 23 MH01 Chính trị 4 75 36 35 4 MH02 Pháp luật 2 60 5 51 4 MH03 Giáo dục thể chất 2 30 18 10 2 MH04 Giáo dục Quốc phòng – An ninh 4 75 41 29 5 MH05 Tin học 3 75 15 58 2 MH06 Tiếng Anh 6 120 42 72 6 Các môn học, mô đun chuyên II 69 1892 433 1358 101 môn II.1 Môn học, mô đun cơ sở 18 408 141 243 24 MH07 Mạng máy tính 3 60 27 29 4 MH08 Tin học cơ sở 3 76 25 47 4 MĐ09 Phần cứng máy tính 3 76 15 57 4 MH10 Đồ họa ứng dụng 3 60 27 29 4 MH11 Lập trình C/C++ 3 60 27 29 4 An toàn hệ thống và an ninh MH12 3 76 20 52 4 mạng II.2 Môn học, mô đun chuyên môn 51 1484 292 1115 77 MĐ13 Tin học văn phòng 4 92 30 57 5 MĐ14 Sửa chữa máy tính 4 92 30 57 5 MĐ15 Hệ CSDL SQL Server 3 76 25 47 4 MĐ16 Thiết kế website 6 152 45 101 6 MĐ17 Photoshop 3 76 15 57 4 8
- Thời gian học tập Mã Số Tên môn học Tổng MH tín chỉ LT TH Thi/KT số MĐ18 Corel Draw 3 76 20 52 4 MĐ19 Lập trình website 4 92 40 47 5 MĐ20 Mã nguồn mở Joomla 3 76 20 52 4 MĐ21 ILLustrator 3 76 20 52 4 MĐ22 Quản trị mạng 3 76 20 52 4 MH23 Hệ thống thông tin quản lý 3 60 27 29 4 MĐ24 Thực tập doanh nghiệp 1 8 360 0 356 4 MĐ25 Thực tập doanh nghiệp 2 4 180 0 156 24 Tổng cộng 90 2327 637 1662 124 5.2. Chương trình chi tiết môn học Thời gian (giờ) TT Tên các bài trong mô đun Tổng LT TH KT số 1 Bài 1: Tổng quan về DBMS và SQL Server 6 2 4 0 2 Bài 2: Ngôn ngữ Transact SQL 15 6 8 1 3 Bài 3: Thiết kế CSDL 19 6 12 1 4 Bài 4: Sao lưu và phục hồi dữ liệu 12 4 8 0 5 Bài 5: View, Stored Procedure, Stored function 12 4 8 0 6 Bài 6: Triggers 10 3 7 0 7 Kiểm tra 2 0 0 2 Cộng 76 25 47 4 6. Điều kiện thực hiện môn học: 1. Phòng học Lý thuyết/Thực hành: Đáp ứng phòng học chuẩn 2. Trang thiết bị dạy học: Projetor, máy vi tính, bảng, phấn 3. Học liệu, dụng cụ, mô hình,phương tiện: Giáo trình, mô hình học tập, bảng kiểm… 4. Các điều kiện khác: 7. Nội dung và phương pháp, đánh giá 7.1. Nội dung: - Kiến thức: Đánh giá tất cả các nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức - Kỹ năng: Đánh giá tất cả các nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng, chủ yếu đánh giá ở nội dung Thực hành tại trường và thực hành tại nơi thực tập. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, sinh viên cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp 9
- + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. 7.2. Phương pháp: Sinh viên được đánh giá tích lũy học phần như sau: 7.2.1. Cách đánh giá Áp dụng quy chế đào tạo Cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số …./20…../TT-LĐTBXH, ngày ……. của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Hướng dẫn thực hiện quy chế đào tạo áp dụng tại Trường Cao đẳng Du lịch và Công thương như sau: Điểm đánh giá Trọng số + Điểm kiểm tra thường xuyên (Hệ số 1) 40% + Điểm kiểm tra định kì (Hệ số 2) + Điểm thi kết thúc học phần lý thuyết 60% 7.2.2. Phương pháp đánh giá - Điểm kiểm tra thường xuyên: 2 điểm kiểm tra 15 phút, hỏi miệng - Kiểm tra định kỳ lý thuyết: 2 điểm kiểm tra + Hình thức: Kiểm tra viết + Công cụ: Câu hỏi truyền thống cải tiến + Thời gian: 45 phút - Thi kết thúc môn học lý thuyết: 1 điểm + Hình thức: Thi trắc nghiệm khách quan + Công cụ: Ngân hàng đề thi/ Bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan + Thời gian: 60 phút. 7.2.3. Cách tính điểm - Điểm đánh giá thành phần và điểm thi kết thúc học phần được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân. - Điểm môn học là tổng điểm của tất cả các điểm đánh giá thành phần của học phần nhân với trọng số tương ứng. Điểm môn học theo thang điểm 10 làm tròn đến một chữ số thập phân, sau đó được quy đổi sang điểm chữ và điểm số theo thang điểm 4 theo quy định của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về đào tạo theo mô đun, tín chỉ. 8. Hướng dẫn thực hiện môn học 8.1. Phạm vi, đối tượng áp dụng: Đối tượng Cao đẳng Tin học ứng dụng 8.2. Phương pháp giảng dạy, học tập môn học 10
- 8.2.1. Đối với giảng viên * Lý thuyết: Áp dụng phương pháp dạy học tích cực bao gồm: Thuyết trình ngắn, nêu vấn đề, hướng dẫn đọc tài liệu, bài tập tình huống… * Thảo luận: Phân chia nhóm nhỏ thảo luận theo nội dung đề ra. * Hướng dẫn tự học theo nhóm: Nhóm trưởng phân công các thành viên trong nhóm tìm hiểu, nghiên cứu theo yêu cầu nội dung trong bài học, cả nhóm thảo luận, trình bày nội dung, ghi chép và viết báo cáo nhóm. 8.2.2. Đối với người học Sinh viên phải thực hiện các nhiệm vụ như sau: - Nghiên cứu kỹ bài học tại nhà trước khi đến lớp. Các tài liệu tham khảo sẽ được cung cấp nguồn trước khi sinh viên vào học học phần này (trang web, thư viện, tài liệu...) - Tham dự tối thiểu 70% các buổi giảng lí thuyết. Nếu học sinh vắng >30% số tiết lý thuyết phải học lại môn học mới được tham dự kì thi lần sau. - Tự học và thảo luận nhóm: là một phương pháp học tập kết hợp giữa làm việc theo nhóm và làm việc cá nhân. Một nhóm gồm 8-10 sinh viên sẽ được cung cấp chủ đề thảo luận trước khi học lý thuyết, thực hành. Mỗi sinh viên sẽ chịu trách nhiệm về 1 hoặc một số nội dung trong chủ đề mà nhóm đã phân công để phát triển và hoàn thiện tốt nhất toàn bộ chủ đề thảo luận của nhóm. - Tham dự đủ các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ. - Tham dự thi kết thúc học phần lý thuyết và thực hành tại nơi thực tập. - Chủ động tổ chức thực hiện giờ tự học. 9. Tài liệu tham khảo: [1] Hệ Cơ sở dữ liệu - Dương Tuấn Anh, Nguyễn Trung Trực – NXB ĐHQG TP. HCM [2] Giáo trình phần mềm SQL Server trên mạng Internet. 11
- BÀI 1:TỔNG QUAN VỀ DBMS VÀ SQL SERVER Mã bài học: MĐ15-01 GIỚI THIỆU BÀI HỌC SQL Server là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ (Relational Database Management System (RDBMS) ) sử dụng câu lệnh SQL (Transact-SQL) để trao đổi dữ liệu giữa máy Client và máy cài SQL Server. Một RDBMS bao gồm databases, database engine và các ứng dụng dùng để quản lý dữ liệu và các bộ phận khác nhau trong RDBMS. SQL Server được tối ưu để có thể chạy trên môi trường cơ sở dữ liệu rất lớn (Very Large Database Environment) lên đến Tera-Byte và có thể phục vụ cùng lúc cho hàng ngàn user. SQL Server có thể kết hợp “ăn ý” với các server khác như Microsoft Internet Information Server (IIS), E-Commerce Server, Proxy Server…. MỤC TIÊU BÀI HỌC Trình bày được khái niệm về SQL Server, các công cụ và thao tác cài đặt. Thực hiện được các thao tác cài đặt và cơ sở dữ liệu mẫu. Nghiêm túc, trách nhiệm, chủ động, tích cực, sáng tạo trong học tập. NỘI DUNG BÀI HỌC 1. Một số khái niệm về DBMS DBMS là viết tắt của Database Management System, dịch sang tiếng Việt là Hệ quản trị Cơ sở dữ liệu. DBMS là phần mềm được thiết kế để có thể xác định, tiến hành các thao tác, truy xuất và quản lý dữ liệu trong Cơ sở dữ liệu. DBMS thường có khả năng tự thao tác với dữ liệu, định dạng dữ liệu, tên trường, cấu trúc bản ghi và cấu trúc tệp. Nó cũng xác định các quy tắc để xác nhận và thao tác với dữ liệu. Với DBMS, người dùng có thể thao tác sửa/xóa/thêm dữ liệu mà không còn cần các chương trình khung. Các ngôn ngữ lập trình truy vấn như SQL thường đi kèm với DBMS để lập trình viên dễ dàng tương tác với dữ liệu họ cần. Một vài DBMS phổ biến: -MySQL -SQL Server -Oracle -dBASE -FoxPro DBMS nhận các lệnh từ Quản trị viên Cơ sở dữ liệu và theo đó thiết lập hệ thống thực hiện các thay đổi cần thiết. Các lệnh mà quản trị viên có thể đưa ra bao gồm tải 12
- thêm lên, lấy xuống hoặc sửa đổi dữ liệu hiện có trên hệ thống. Một DBMS luôn có tính chất độc lập về mặt dữ liệu. Bất kỳ thay đổi nào về phương thức lưu trữ và định dạng đều được thực hiện mà không sửa đổi toàn bộ ứng dụng. Dưới đây là 4 dạng tổ chức cơ sở dữ liệu nổi bật nhất: Cơ sở dữ liệu quan hệ: Dữ liệu được tổ chức dưới dạng các bảng độc lập có tính logic. Mối quan hệ giữa các bảng được thể hiện thông qua dữ liệu được chia sẻ. Dữ liệu trong một bảng có thể tham chiếu dữ liệu trong các bảng khác, duy trì tính toàn vẹn của các liên kết giữa chúng. Tính năng này được gọi là tính toàn vẹn tham chiếu, một khái niệm quan trọng trong cơ sở dữ liệu quan hệ. Các hành động như "select" và "join" có thể được thực hiện trên các bảng dữ liệu. Đây là kiểu tổ chức cơ sở dữ liệu đang được sử dụng rộng rãi nhất. Cơ sở dữ liệu phẳng: Dữ liệu được tổ chức trong một loại bản ghi với một số trường nhất định. Kiểu cơ sở dữ liệu này gặp nhiều lỗi hơn do tính chất lặp của dữ liệu. Cơ sở dữ liệu hướng đối tượng: Dữ liệu được tổ chức theo cách giống như những gì chúng ta thấy ở ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng. Một đối tượng có các dữ liệu và phương thức trong khi một nhóm đối tượng tương tự nhau có chung dữ liệu và phương thức. Cơ sở dữ liệu phân cấp: Dữ liệu được tổ chức với các mối quan hệ phân cấp. Nó trở thành một mạng lưới phức tạp nếu một trong các mối quan hệ bị vi phạm. Cơ sở dữ liệu (Database) là một tập hợp các dữ liệu có tổ chức, thường được lưu trữ và truy cập điện tử từ hệ thống máy tính. Khi cơ sở dữ liệu phức tạp hơn, chúng thường được phát triển bằng cách sử dụng các kỹ thuật thiết kế và mô hình hóa chính thức. Hệ quản lý cơ sở dữ liệu (Database Management System - DBMS) là phần mềm tương tác với người dùng cuối, ứng dụng và chính cơ sở dữ liệu để thu thập và phân tích dữ liệu. Phần mềm DBMS bao gồm các tiện ích cốt lõi được cung cấp để quản trị cơ sở dữ liệu. Tổng cộng của cơ sở dữ liệu, DBMS và các ứng dụng liên quan có thể được gọi là "hệ thống cơ sở dữ liệu". Thông thường thuật ngữ "cơ sở dữ liệu" cũng được sử dụng để nói đến bất kỳ DBMS, hệ thống cơ sở dữ liệu hoặc ứng dụng nào được liên kết với cơ sở dữ liệu. Các DBMS hiện tại cung cấp các chức năng khác nhau cho phép quản lý cơ sở dữ liệu và dữ liệu có thể được phân loại thành bốn nhóm chức năng chính: Định nghĩa dữ liệu - Tạo, sửa đổi và loại bỏ các định nghĩa xác định tổ chức dữ liệu. Cập nhật - Chèn, sửa đổi và xóa dữ liệu thực tế. Truy xuất - Cung cấp thông tin dưới dạng có thể sử dụng trực tiếp hoặc để xử lý thêm bởi các ứng dụng khác. Dữ liệu được truy xuất có thể được cung cấp ở dạng cơ bản giống như được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu hoặc ở dạng mới thu được bằng cách 13
- thay đổi hoặc kết hợp dữ liệu hiện có từ cơ sở dữ liệu. Quản trị - Đăng ký và giám sát người dùng, thực thi bảo mật dữ liệu, giám sát hiệu suất, duy trì tính toàn vẹn dữ liệu, xử lý kiểm soát đồng thời và khôi phục thông tin đã bị hỏng do một số sự kiện như lỗi hệ thống không mong muốn. 2. Giới thiệu về SQL Server SQL Server là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ (Relational Database Management System (RDBMS) ) sử dụng câu lệnh SQL (Transact-SQL) để trao đổi dữ liệu giữa máy Client và máy cài SQL Server. Một RDBMS bao gồm databases, database engine và các ứng dụng dùng để quản lý dữ liệu và các bộ phận khác nhau trong RDBMS. SQL Server được tối ưu để có thể chạy trên môi trường cơ sở dữ liệu rất lớn (Very Large Database Environment) lên đến Tera-Byte và có thể phục vụ cùng lúc cho hàng ngàn user. SQL Server có thể kết hợp “ăn ý” với các server khác như Microsoft Internet Information Server (IIS), E-Commerce Server, Proxy Server…. SQL, viết tắt của Structured Query Language (ngôn ngữ hỏi có cấu trúc), là công cụ sử dụng để tổ chức, quản lý và truy xuất dữ liệu đuợc lưu trữ trong các cơ sở dữ liệu. SQL là một hệ thống ngôn ngữ bao gồm tập các câu lệnh sử dụng để tương tác với cơ sở dữ liệu quan hệ. Khả năng của SQL vượt xa so với một công cụ truy xuất dữ liệu, mặc dù đây là mục đích ban đầu khi SQL được xây dựng nên và truy xuất dữ liệu vẫn còn là một trong những chức năng quan trọng của nó. SQL được sử dụng để điều khiển tất cả các chức năng mà một hệ quản trị cơ sở dữ liệu cung cấp cho người dùng bao gồm: Định nghĩa dữ liệu: SQL cung cấp khả năng định nghĩa các cơ sở dữ liệu, các cấu trúc lưu trữ và tổ chức dữ liệu cũng như mối quan hệ giữa các thành phần dữ liệu. Truy xuất và thao tác dữ liệu: Với SQL, người dùng có thể dễ dàng thực hiện các thao tác truy xuất, bổ sung, cập nhật và loại bỏ dữ liệu trong các cơ sở dữ liệu. Điều khiển truy cập: SQL có thể được sử dụng để cấp phát và kiểm soát các thao tác của người sử dụng trên dữ liệu, đảm bảo sự an toàn cho cơ sở dữ liệu Đảm bảo toàn vẹn dữ liệu: SQL định nghĩa các ràng buộc toàn vẹn trong cơ sở dữ liệu nhờ đó đảm bảo tính hợp lệ và chính xác của dữ liệu trước các thao tác cập nhật cũng như các lỗi của hệ thống. Như vậy, có thể nói rằng SQL là một ngôn ngữ hoàn thiện được sử dụng trong các hệ thống cơ sở dữ liệu và là một thành phần không thể thiếu trong các hệ quản trị cơ sở dữ liệu. Mặc dù SQL không phải là một ngôn ngữ lập trình như C, C++, Java,... song các câu lệnh mà SQL cung cấp có thể được nhúng vào trong các ngôn ngữ lập trình nhằm xây dựng các ứng dụng tương tác với cơ sở dữ liệu. Khác với các ngôn ngữ lập trình quen thuộc như C, C++, Java,... SQL là ngôn ngữ có tính khai báo. Với SQL, người dùng chỉ cần mô tả các yêu cầu cần phải thực hiện 14
- trên cơ sở dữ liệu mà không cần phải chỉ ra cách thức thực hiện các yêu cầu như thế nào. Chính vì vậy, SQL là ngôn ngữ dễ tiếp cận và dễ sử dụng. Vai trò của SQL Bản thân SQL không phải là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu, nó không thể tồn tại độc lập. SQL thực sự là một phần của hệ quản trị cơ sở dữ liệu, nó xuất hiện trong các hệ quản trị cơ sở dữ liệu với vai trò ngôn ngữ và là công cụ giao tiếp giữa người sử dụng và hệ quản trị cơ sở dữ liệu. Trong hầu hết các hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ, SQL có những vai trò như sau: SQL là ngôn ngữ hỏi có tính tương tác: Người sử dụng có thể dễ dàng thông qua các trình tiện ích để gởi các yêu cầu dưới dạng các câu lệnh SQL đến cơ sở dữ liệu và nhận kết quả trả về từ cơ sở dữ liệu SQL là ngôn ngữ lập trình cơ sở dữ liệu: Các lập trình viên có thể nhúng các câu lệnh SQL vào trong các ngôn ngữ lập trình để xây dựng nên các chương trình ứng dụng giao tiếp với cơ sở dữ liệu SQL là ngôn ngữ quản trị cơ sở dữ liệu: Thông qua SQL, người quản trị cơ sở dữ liệu có thể quản lý được cơ sở dữ liệu, định nghĩa các cấu trúc lưu trữ dữ liệu, điều khiển truy cập cơ sở dữ liệu,... SQL là ngôn ngữ cho các hệ thống khách/chủ (client/server): Trong các hệ thống cơ sở dữ liệu khách/chủ, SQL được sử dụng như là công cụ để giao tiếp giữa các trình ứng dụng phía máy khách với máy chủ cơ sở dữ liệu. SQL là ngôn ngữ truy cập dữ liệu trên Internet: Cho đến nay, hầu hết các máy chủ Web cũng như các máy chủ trên Internet sử dụng SQL với vai trò là ngôn ngữ để tương tác với dữ liệu trong các cơ sở dữ liệu. SQL là ngôn ngữ cơ sở dữ liệu phân tán: Đối với các hệ quản trị cơ sở dữ liệu phân tán, mỗi một hệ thống sử dụng SQL để giao tiếp với các hệ thống khác trên mạng, gởi và nhận các yêu cầu truy xuất dữ liệu với nhau. SQL là ngôn ngữ sử dụng cho các cổng giao tiếp cơ sở dữ liệu: Trong một hệ thống mạng máy tính với nhiều hệ quản trị cơ sở dữ liệu khác nhau, SQL thường được sử dụng như là một chuẩn ngôn ngữ để giao tiếp giữa các hệ quản trị cơ sở dữ liệu 3. Các phiêm bản SQL Server Microsoft SQL Server là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ được phát triển bởi Microsoft. Là một máy chủ cơ sở dữ liệu, nó là một sản phẩm phần mềm có chức năng chính là lưu trữ và truy xuất dữ liệu theo yêu cầu của các ứng dụng phần mềm khác. Có thể chạy trên cùng một máy tính hoặc trên một máy tính khác trên mạng (bao gồm cả Internet). Microsoft tiếp thị ít nhất một chục phiên bản Microsoft SQL Server khác nhau, nhắm vào các đối tượng khác nhau và cho khối lượng công việc khác nhau, từ các ứng dụng máy đơn nhỏ đến các ứng dụng Internet lớn có nhiều người dùng đồng thời. 15
- Lịch sử của Microsoft SQL Server bắt đầu với sản phẩm Microsoft SQL Server đầu tiên SQL SQL Server 1.0, máy chủ 16-bit cho hệ điều hành OS/2 vào năm 1989 và kéo dài đến ngày hiện tại. Các mốc quan trọng MS SQL Server cho OS/2 bắt đầu như một dự án chuyển Sybase SQL Server sang OS/2 vào năm 1989, bởi Sybase, Ashton-Tate và Microsoft. SQL Server 4.2 cho NT được phát hành vào năm 1993, đánh dấu mục nhập vào Windows NT. SQL Server 6.0 được phát hành vào năm 1995, đánh dấu sự kết thúc hợp tác với Sybase; Sybase sẽ tiếp tục phát triển biến thể SQL Server của riêng họ, Sybase Adaptive Server Enterprise, độc lập với Microsoft. SQL Server 7.0 được phát hành vào năm 1998, đánh dấu việc chuyển đổi mã nguồn từ C sang C ++. SQL Server 2005, được phát hành năm 2005, hoàn thành việc sửa đổi hoàn toàn mã Sybase cũ thành mã Microsoft. SQL Server 2017, được phát hành vào năm 2017, bổ sung hỗ trợ Linux cho các nền tảng Linux này: Red Hat Enterprise Linux, SUSE Linux Enterprise Server, Ubuntu & Docker Engine. Hiện tại Tính đến tháng 11 năm 2019, các phiên bản sau được Microsoft hỗ trợ: Máy chủ SQL 2012 Máy chủ SQL 2014 Máy chủ SQL 2016 Máy chủ SQL 2017 Máy chủ SQL 2019 Từ SQL Server 2016 trở đi, sản phẩm chỉ được hỗ trợ trên bộ xử lý x64. Phiên bản hiện tại là Microsoft SQL Server 2019, phát hành ngày 4 tháng 11 năm 2019 Microsoft cung cấp SQL Server trong nhiều phiên bản, với các bộ tính năng khác nhau và nhắm mục tiêu người dùng khác nhau 4. Giới thiệu các công cụ SQL Server được cấu tạo bởi nhiều thành phần như Database Engine, Reporting Services, Notification Services, Integration Services, Full Text Search Service…. Các thành phần này khi phối hợp với nhau tạo thành một giải pháp hoàn chỉnh giúp cho việc lưu trữ và phân tích dữ liệu một cách dễ dàng. 16
- Database Engine Cái lõi của SQL Server: Ðây là một engine có khả năng chứa data ở các quy mô khác nhau dưới dạng table và support tất cả các kiểu kết nối (data connection) thông dụng của Microsoft như ActiveX Data Objects (ADO), OLE DB, and Open Database Connectivity (ODBC). Ngoài ra nó còn có khả năng tự điều chỉnh (tune up) ví dụ như sử dụng thêm các tài nguyên (resource) của máy khi cần và trả lại tài nguyên cho hệ điều hành khi một user log off. Replication Cơ chế tạo bản sao (Replica): Giả sử chúng ta có một database dùng để chứa dữ liệu được các ứng dụng thường xuyên cập nhật. Một ngày đẹp trời chúng ta muốn có một cái database giống y hệt như thế trên một server khác để chạy báo cáo (report database) (cách làm này thường dùng để tránh ảnh hưởng đến performance của server chính). Vấn đề là report server của chúng ta cũng cần phải được cập nhật thường xuyên để đảm bảo tính chính xác của các báo cáo. Chúng ta không thể dùng cơ chế back up and restore trong trường hợp này. Lúc đó cơ chế replication của SQL Server sẽ được sử dụng để bảo đảm cho dữ liệu ở 2 database được đồng bộ (synchronized). Integration Services (DTS) Integration Services là một tập hợp các công cụ đồ họa và các đối tượng lập trình cho việc di chuyển, sao chép và chuyển đổi dữ liệu. Nếu chúng ta làm việc trong một công ty lớn trong đó data được chứa trong nhiều nơi khác nhau và ở các dạng khác nhau cụ thể như chứa trong Oracle, DB2 (của IBM), SQL Server, Microsoft Access….Chúng ta chắc chắn sẽ có nhu cầu di chuyển data giữa các server này (migrate hay transfer) và không chỉ di chuyển chúng ta còn muốn định dạng (format) nó trước khi lưu vào database khác, khi đó chúng ta sẽ thấy DTS giúp chúng ta giải quyết công việc trên dễ dàng. 17
- Analysis Services Một dịch vụ phân tích dữ liệu rất hay của Microsoft Dữ liệu (Data) chứa trong database sẽ chẳng có ý nghĩa gì nhiều nếu như chúng ta không thể lấy được những thông tin (Information) bổ ích từ đó. Do đó Microsoft cung cấp cho chúng ta một công cụ rất mạnh giúp cho việc phân tích dữ liệu trở nên dễ dàng và hiệu quả bằng cách dùng khái niệm hình khối nhiều chiều (multi-dimension cubes) và kỹ thuật “khai phá dữ liệu” (data mining). Notification Services Dịch vụ thông báo Notification Services là nền tảng cho sự phát triển và triển khai các ứng dụng tạo và gửi thông báo. Notification Services có thể gửi thông báo theo địch thời đến hàng ngàn người đăng ký sử dụng nhiều loại thiết bị khác nhau. Reporting Services Reporting Services bao gồm các thành phần server và client cho việc tạo, quản lý và triển khai các báo cáo. Reporting Services cũng là nền tảng cho việc phát triển và xây dựng các ứng dụng báo cáo. Full Text Search Service Dịch vụ SQL Server Full Text Search là một dịch vụ đặc biệt cho đánh chỉ mục và truy vấn cho dữ liệu văn bản không cấu trúc được lưu trữ trong các CSDL SQL Server. Đánh chỉ mục với Full Text Search có thể dduwowcj tạo trên bất kỳ cột dựa trên dữ liệu văn bản. Nó sẽ rất hiệu quả cho việc tìm các sử dụng toán tử LIKE trong SQL với trường hợp tìm văn bản. Service Broker Được sử dụng bên trong mỗi Instance, là môi trường lập trình cho việc các ứng dụng nhảy qua các Instance. Service Broker giao tiếp qua giao thức TCP/IP và cho phép các component khác nhau có thể được đồng bộ cùng nhau theo hướng trao đổi các message. Service Broker chạy như một phần của bộ máy cơ sở dữ liệu, cung cấp một nền tảng truyền message tin cậy và theo hàng đợi cho các ứng dụng SQL Server 5. Cài đặt SQL Server 2005 có nhiều phiên bản khác nhau, trong đó bản Express là bản thấp nhất, được Microsoft cung cấp miễn phí cho người dùng với mục đích học tập và ứng dụng vào những ứng dụng nhỏ, không yêu cầu cao về các tính năng khác ngoài việc lưu trữ và xử lý đơn giản. Yêu cầu về phần cứng và hệ điều hành sử dụng Hệ điều hành tối thiểu: Windows 2000 Service Pack 4; Windows Server 2003 Service Pack 1; Windows XP Service Pack 2 18
- Phần cứng: Máy tính chip Pentium III 600 MHz trở lên (Cấu hình đề nghị: Chip 1 GHz hoặc cao hơn.) Tối thiểu 192 MB RAM (Cấu hình đề nghị: 512 MB RAM.) Ổ cứng còn trống tối thiểu 525 MB Bộ cài đặt: 1. Để cài đặt SQL Server 2005 Express, máy phải có bộ Windows Installer 3.1 trở lên, download về tại địa chỉ: 2. http://go.microsoft.com/fwlink/?LinkId=46459 2. Microsoft .Net Framework 2.0 Hệ điều hành 32bit: http://go.microsoft.com/fwlink/?LinkId=55731 Hệ điều hành 64bit: http://go.microsoft.com/fwlink/?LinkId=55734 3. Bạn phải có file cài đặt SQL Server 2005 Express, có thể download miễn phí từ Website của Microsoft tại địa chỉ: 4. http://www.microsoft.com/downloads/details.aspx?familyid=220549b5- 0b07-4448-8848-dcc397514b41&displaylang=en 5. SQL Server Management Studio Express: 6. http://www.microsoft.com/downloads/details.aspx?familyid=C243A5A E-4BD1-4E3D-94B8-5A0F62BF7796&displaylang=en Sau khi download về, hãy lưu vào một thư mục nào đó để bắt đầu tiến hành cài đặt. Trong hướng dẫn dưới đây, các thành phần trên có tên file cài đặt lần lượt là: WindowsInstaller-KB893803-v2-x86.exe: Windows Installer 3.1 dotnetfx.exe: Microsoft .Net Framework 2.0 SQLEXPR.EXE: SQL Server 2005 Express SQLServer2005_SSMSEE.msi: Công cụ quản lý SQL Server Management Studio Express Bước 1: Cài Windows Installer 3.1 Nhấn vào file WindowsInstaller-KB893803-v2-x86.exe Nhấn Next 19
- Chọn I agree, nhấn Next 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo Trình về Cơ Sở Dữ Liệu - Phan Tấn Quốc
114 p | 1858 | 968
-
Giáo Trình Cơ Sở Dữ Liệu Căn Bản
107 p | 473 | 211
-
Giáo trình Cơ sở dữ liệu phân tán - TS. Phạm Thế Quế, TS. Hoàng Minh
162 p | 625 | 121
-
GIÁO TRÌNH VỀ HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU
129 p | 251 | 101
-
Giáo trình môn cơ sở dữ liệu - ĐH Quy Nhơn
127 p | 343 | 88
-
Giáo trình Hệ cơ sở dữ liệu phân tán và suy diễn: Phần 1 - Nguyễn Văn Huân, Phạm Việt Bình
127 p | 349 | 80
-
Giáo trình Hệ cơ sở dữ liệu phân tán và suy diễn: Phần 2 - Nguyễn Văn Huân, Phạm Việt Bình
80 p | 260 | 72
-
Giáo trình Cơ sở dữ liệu: Phần 1 - ĐH công nghiệp Tp.HCM
41 p | 179 | 19
-
Giáo trình Nhập môn Cơ sở dữ liệu - GV. Nguyễn Thế Dũng
280 p | 53 | 17
-
Bài giảng Hệ cơ sở dữ liệu: Chương 8 - ThS. Trịnh Thị Ngọc Linh
15 p | 119 | 12
-
Giáo trình Cơ sở dữ liệu (Tập 1): Phần 1 - TS. Nguyễn Thị Thu Thuỷ (Chủ biên)
126 p | 36 | 11
-
Giáo trình Hệ cơ sở dữ liệu: Phần 2
147 p | 34 | 10
-
Bài giảng Hệ cơ sở dữ liệu: Chương 9 - ThS. Trịnh Thị Ngọc Linh
9 p | 125 | 9
-
Giáo trình Cơ sở dữ liệu nâng cao (Ngành: Hệ thống thông tin) - CĐ Kinh tế Kỹ thuật TP.HCM
77 p | 44 | 8
-
Giáo trình Hệ cơ sở dữ liệu: Phần 1
96 p | 29 | 8
-
Giáo trình mô đun Cơ sở dữ liệu (Nghề Công nghệ thông tin - Trình độ cao đẳng) – CĐ Kỹ thuật Công nghệ BR–VT
93 p | 31 | 7
-
Giáo trình modul Cơ sở dữ liệu
142 p | 38 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn