intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Hệ thống kiểm soát giếng khoan 2 (Nghề: Khoan khai thác dầu khí - Cao đẳng) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:36

20
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Hệ thống kiểm soát giếng khoan 2 cung cấp cho người học những kiến thức như: Các phương pháp kiểm soát giếng khoan; Các sự cố xảy ra trong quá trình kiểm soát giếng khoan và cách khắc phục. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Hệ thống kiểm soát giếng khoan 2 (Nghề: Khoan khai thác dầu khí - Cao đẳng) - Trường Cao Đẳng Dầu Khí

  1. TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM TRƯỜNG CAO ĐẲNG DẦU KHÍ  GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: HỆ THỐNG KIỂM SOÁT GIẾNG KHOAN 2 NGHỀ: KHOAN KHAI THÁC DẦU KHÍ TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG (Ban hành kèm theo Quyết định số: 211/QĐ-CĐDK ngày 01 tháng 3 năm 2022 của Trường Cao Đẳng Dầu Khí) Bà Rịa-Vũng Tàu, năm 2022 (Lưu hành nội bộ)
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. Trang 1
  3. LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình “Hệ thống kiểm soát giếng khoan 2” được biên soạn theo chương trình đào tạo nghề “Khoan khai thác dầu khí” của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Các kiến thức trong toàn bộ giáo trình có mối liên hệ lôgic chặt chẽ. Tuy vậy, giáo trình cũng chỉ là một phần trong nội dung của chuyên ngành đào tạo cho nên người dạy, người học cần tham khảo thêm các giáo trình có liên quan đối với ngành học để việc sử dụng giáo trình có hiệu quả hơn. Hệ thống kiểm soát giếng khoan là một trong những hệ thống thiết bị, thiết bị không thể thiếu trong Khoan dầu khí, là thiết bị cần thiết phục vụ cho việc tạo ra những giếng khoan để có thể thăm dò và để có thể khai thác được nguồn tài nguyên quý giá này. Việc vận hành hệ thống đòi hỏi phải có đội ngũ công nhân, kỹ sư vận hành lành nghề, có nhiều kinh nghiệm để có thể luôn nắm vững quy trình vận hành và xử lý được các sự cố trong quá trình vận hành. Khi biên soạn giáo trình chúng tôi đã cố gắng cập nhật những kiến thức mới liên quan đến mô đun “Hệ thống thống kiểm soát giếng khoan 2” phù hợp với đối tượng sử dụng cũng như cố gắng gắn những nội dung lý thuyết với những vấn đề thực tế thường gặp trong sản xuất, đời sống để giáo trình có tính thực tiễn cao. Nội dung của giáo trình gồm 2 bài. Qua nội dung các bài học giúp cho học sinh hiểu được sơ đồ tổng hợp hệ thống, cấu tạo và nguyên lý hoạt động, quy trình vận hành và bảo dưỡng các thiết bị trong hệ thống. Giáo trình sẽ phục vụ tốt cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập của giáo viên và sinh viên trong Trường. Với lòng mong muốn giáo trình này có thể góp phần nâng cao chất lượng học tập mô đun “Hệ thống thống kiểm soát giếng khoan 2”, chúng tôi xin chân thành cảm ơn và tiếp nhận những ý kiến đóng góp của các em sinh viên và đồng nghiệp về những thiếu sót không thể tránh khỏi trong nội dung và hình thức để giáo trình hoàn thiện hơn. Trân trọng cảm ơn./. Bà rịa - Vũng Tàu, tháng 3 năm 2022 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: Ks. Trần Thanh Huy 2. Ks. Phạm Thế Anh 3. ThS. Hoàng Trọng Quang Trang 2
  4. MỤC LỤC GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN ...............................................................................................4 BÀI 1: CÁC PHƯƠNG PHÁP KIỂM SOÁT GIẾNG KHOAN...............................9 1.1. Giới thiệu chung .....................................................................................................10 1.2. Các phương pháp đóng giếng .................................................................................10 1.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP KIỂM SOÁT GIẾNG.......................................................11 1.3.1. Kiểm soát giếng bằng phương pháp Đợi và tăng trọng .......................................12 1.3.2. Kiểm soát giếng bằng phương pháp Trượt cần ...................................................13 1.4. GIỚI THIỆU VỀ IWCF - formulars & kill sheet ...................................................15 1.4.1. IWCF FORMULAR ............................................................................................15 1.4.2. IWCF KILL SHEET............................................................................................18 1.5. THỰC HÀNH KIỂM SOÁT GIẾNG TRÊN MÔ HÌNH KHOAN ĐỘNG ...........23 1.5.1. Đóng giếng cứng (hard shut-in well)...................................................................23 1.5.2. Đóng giếng mềm (soft shut-in well)....................................................................23 BÀI 2: CÁC SỰ CỐ XẢY TRA TRONG QUÁ TRÌNH KIỂM SOÁT GIẾNG KHOAN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC ...........................................................................26 2.1. DẤU HIỆU NHẬN BIẾT CÁC SỰ CỐ, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC.............................................................................................................................28 2.1.1. Sự cố về bơm .......................................................................................................28 2.1.2. Sự cố về hệ thống đường ống và van ..................................................................29 2.1.3. Nguyên nhân về công nghệ, dấu hiệu nhận biết và cách khắc phục ...................30 2.1.4. Các sự cố khác và cách khắc phục. .....................................................................31 2.2. THỰC HÀNH NHẬN BIẾT VÀ KHẮC PHỤC CÁC SỰ CỐ THƯỜNG GẶP TRÊN MÔ HÌNH KHOAN ĐỘNG. .............................................................................32 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................35 Trang 3
  5. GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN 1. Tên môn đun: HỆ THỐNG KIỂM SOÁT GIẾNG KHOAN 2 2. Mã mô đun: PETD63145 3. Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun: 3.1. Vị trí: Đây là mô đun chuyên môn nghề của chương trình đào tạo khoan khai thác dầu khí hệ Cao đẳng. Mô đun này được bố trí sau khi đã học xong mô đun Hệ thống kiểm soát giếng khoan 1. 3.2. Tính chất: Mô đun này trang bị những kiến thức, kỹ năng kiểm soát giếng trong khi khoan. 3.3. Ý nghĩa và vai trò của mô đun: Mô đun này là tổng kết kiến thức và kỹ năng cao nhất của thợ khoan dầu khí trong quá trình vận hành thiết bị khoan 4. Mục tiêu của mô đun: 4.1. Về kiến thức: A1. Trình bày được các phương pháp kiểm soát giếng khoan. A2. Liệt kê được các sự cố thường xảy ra trong quá trình kiểm soát giếng khoan. 4.2. Về kỹ năng: B1. Thực hiện được các thao tác kiểm soát giếng khoan trên mô hình khoan. B2. Lập kế hoạch kiểm soát giếng khoan. B3. Phát hiện và xử lý được các sự cố thường gặp trong khi khoan dầu khí. 4.3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: C1. Tuân thủ tuyệt đối các qui định về an toàn, pccc, nội quy phòng học/ phòng mô hình và quy chế của nhà trường. C2. Tuân thủ các qui trình vận hành các thiết bị cơ khí, điện, tự động hóa có liên quan. C3. Xác định được công việc phải thực hiện, hoàn thành các công việc theo yêu cầu, không để xảy ra sự cố, hư hỏng đối với hệ thống thiết bị. 5. Nội dung của mô đun: 5.1. Chương trình khung Tên môn học, Thời gian đào tạo (giờ) Trang 4
  6. mô đun Trong đó Thi/ Số Thực hành/ Kiểm Mã Tổng tín thí nghiệm/ MH/MĐ/HP số Lý tra chỉ thuyết bài tập/ thảo luận LT TH I Các môn học chung/ đại cương 23 465 180 260 17 8 COMP64002 Giáo dục chính trị 4 75 41 29 5 0 COMP62004 Pháp luật 2 30 18 10 2 0 COMP62008 Giáo dục thể chất 2 60 5 51 0 4 COMP64010 Giáo dục quốc phòng và An ninh 4 75 36 35 2 2 COMP63006 Tin học 3 75 15 58 0 2 FORL66001 Tiếng Anh 6 120 42 72 6 0 SAEN52001 An toàn vệ sinh lao động 2 30 23 5 2 0 Các môn học, mô đun chuyên II. 64 1575 443 1052 31 49 môn ngành, nghề II.1. Môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở 13 255 120 122 9 4 MECM52003 Vẽ kỹ thuật - 1 2 45 14 29 1 1 ELEO53012 Điện kỹ thuật cơ bản 3 45 36 6 3 0 AUTM52111 Cơ sở điều khiển quá trình 2 45 14 29 1 1 PETR63001 Hóa Đại cương 3 45 42 0 3 0 PETD53031 Địa chất cơ sở 3 75 14 58 1 2 Môn học, mô đun chuyên môn II.2. 51 1320 323 930 22 45 ngành, nghề PETD62032 Địa chất dầu khí 2 30 28 0 2 0 PETD53033 Cơ sở khoan 3 45 42 0 3 0 PETD53034 Cơ sở khai thác 3 45 42 0 3 0 PETD62035 Địa chất môi trường 2 30 28 0 2 0 PETD62036 Nguyên lý phá hủy đất đá 2 30 28 0 2 0 PETD53137 Thí nghiệm dung dịch khoan 3 75 14 58 1 2 PETD62138 Hệ thống phát lực 2 45 14 29 1 1 PETD62139 Hệ thống khí nén 2 45 14 29 1 1 PETD54140 Hệ thống nâng hạ 4 105 14 87 1 3 PETD54141 Hệ thống tuần hoàn dung dịch 4 105 14 87 1 3 Vận hành hệ thống chuỗi cần PETD55142 5 135 14 116 1 4 khoan và dụng cụ phá hủy đất đá Trang 5
  7. Hệ thống chống ống và trám xi PETD54143 4 105 14 87 1 3 măng PETD55144 Hệ thống kiểm soát giếng khoan 1 5 135 14 116 1 4 PETD63145 Hệ thống kiểm soát giếng khoan 2 3 75 14 58 1 2 PETD54246 Thực tập sản xuất 4 180 15 155 0 10 PETD63247 Khóa luận tốt nghiệp 3 135 14 108 1 12 Tổng cộng 87 2040 623 1312 48 57 5.2. Chương trình mô đun chi tiết Thời gian (giờ) Số Tên chương, mục Tổng Lý Thực Kiểm TT số thuyết hành tra Chương 1. Các phương pháp kiểm soát 48 12 34 2 1 giếng khoan Chương 2. Các sự cố xảy ra trong quá 27 2 24 1 2 trình kiểm soát giếng khoan và cách khắc phục Cộng 75 14 58 3 6. Điều kiện thực hiện môn học: 6.1. Phòng học Lý thuyết/Thực hành: Đáp ứng phòng học chuẩn 6.2. Trang thiết bị dạy học: Projetor, máy vi tính, bảng, phấn 6.3. Học liệu, dụng cụ, mô hình, phương tiện: Giáo trình, mô hình học tập, … 6.4. Các điều kiện khác: Phòng mô hình khoan động. 7. Nội dung và phương pháp đánh giá: 7.1. Nội dung: - Kiến thức: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức - Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kỹ năng. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp. + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. 7.2. Phương pháp: Người học được đánh giá tích lũy môn học như sau: Trang 6
  8. 7.2.1. Cách đánh giá - Áp dụng quy chế đào tạo Cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 09/2017/TT-LĐTBXH, ngày 13/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. - Hướng dẫn thực hiện quy chế đào tạo áp dụng tại Trường Cao đẳng Dầu khí như sau: Điểm đánh giá Trọng số + Điểm kiểm tra thường xuyên (Hệ số 1) 40% + Điểm kiểm tra định kỳ (Hệ số 2) + Điểm thi kết thúc mô đun 60% 7.2.2. Phương pháp đánh giá Phương pháp Phương pháp Hình thức Chuẩn đầu ra Số Thời đánh giá tổ chức kiểm tra đánh giá cột điểm kiểm tra Thường Viết/ Tự luận/ A1, A2, C1 1 Sau 12 xuyên giờ. Thuyết trình Trắc nghiệm/ Báo cáo Định kỳ Viết/ Tự luận/ A1, B1, C1, C2, 1 Sau 47 C3 giờ Thuyết trình Trắc nghiệm/ 1 Báo cáo A2, B2, B3, C1, Sau 74 C2, C3 giờ Kết thúc môn Viết Tự luận và A1, A2, B1, B2, B3, 1 Sau 75 đun trắc nghiệm C1, C2 giờ 7.2.3. Cách tính điểm - Điểm đánh giá thành phần và điểm thi kết thúc môn học được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân. - Điểm môn học là tổng điểm của tất cả điểm đánh giá thành phần của môn học nhân với trọng số tương ứng. Điểm môn học theo thang điểm 10 làm tròn đến một chữ số thập phân, sau đó được quy đổi sang điểm chữ và điểm số theo thang điểm 4 theo quy định của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về đào tạo theo tín chỉ. 8. Hướng dẫn thực hiện môn học 8.1. Phạm vi, đối tượng áp dụng: Đối tượng HSSV Trường Cao đẳng Dầu khí 8.2. Phương pháp giảng dạy, học tập môn học Trang 7
  9. 8.2.1. Đối với người dạy * Lý thuyết: Áp dụng phương pháp dạy học tích cực bao gồm: thuyết trình ngắn, nêu vấn đề, hướng dẫn đọc tài liệu, bài tập tình huống, câu hỏi thảo luận…. * Bài tập: Phân chia nhóm nhỏ thực hiện bài tập theo nội dung đề ra. * Thảo luận: Phân chia nhóm nhỏ thảo luận theo nội dung đề ra. * Hướng dẫn tự học theo nhóm: Nhóm trưởng phân công các thành viên trong nhóm tìm hiểu, nghiên cứu theo yêu cầu nội dung trong bài học, cả nhóm thảo luận, trình bày nội dung, ghi chép và viết báo cáo nhóm. 8.2.2. Đối với người học: Người học phải thực hiện các nhiệm vụ như sau: - Nghiên cứu kỹ bài học tại nhà trước khi đến lớp. Các tài liệu tham khảo sẽ được cung cấp nguồn trước khi người học vào học môn học này (trang web, thư viện, tài liệu...) - Tham dự tối thiểu 70% các buổi giảng lý thuyết và 100% các buổi giảng thực hành. Nếu người học vắng >30% số tiết lý thuyết hoặc > 0% số tiết thực hành phải học lại mô đun mới được tham dự kì thi lần sau. - Tự học và thảo luận nhóm: là một phương pháp học tập kết hợp giữa làm việc theo nhóm và làm việc cá nhân. Một nhóm gồm 8-10 người học sẽ được cung cấp chủ đề thảo luận trước khi học lý thuyết, thực hành. Mỗi người học sẽ chịu trách nhiệm về 1 hoặc một số nội dung trong chủ đề mà nhóm đã phân công để phát triển và hoàn thiện tốt nhất toàn bộ chủ đề thảo luận của nhóm. - Tham dự đủ các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ. - Tham dự thi kết thúc môn học. - Chủ động tổ chức thực hiện giờ tự học. 9. Tài liệu tham khảo: [1] TS. Lê Phước Hảo, Cơ sở khoan và khai thác dầu khí, NXB Đại học quốc gia TPHCM, 2011. [2] J.P. Nguyen, Kỹ thuật khoan dầu khí, NXB Giáo dục, 1995. Trang 8
  10. BÀI 1: CÁC PHƯƠNG PHÁP KIỂM SOÁT GIẾNG KHOAN ❖ GIỚI THIỆU BÀI 1 Bài 1 là bài giới thiệu bức tranh tổng quan về một số nội dung cơ bản của công tác kiểm soát giếng khoan và các phương pháp đóng giếng khi có sự cố để người học có được kiến thức nền tảng về kiểm soát giếng khoan trên mô hình động và dễ dàng tiếp cận nội dung mô đun ở bài sau. ❖ MỤC TIÊU BÀI 1 Sau khi học xong bài này, người học có khả năng: ➢ Về kiến thức: - Trình bày được các phương pháp kiểm soát giếng khoan. ➢ Về kỹ năng: - Kiểm soát được giếng khoan trên mô hình khoan động. - Phát hiện được các sự cố thường gặp khi kiểm soát giếng khoan. ➢ Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Tuân thủ tuyệt đối các qui định về an toàn, pccc, nội quy phòng học/ phòng mô hình và quy chế của nhà trường. - Tuân thủ các qui trình vận hành các thiết bị điện, tự động hóa có liên quan. - Xác định được công việc phải thực hiện, hoàn thành các công việc theo yêu cầu, không để xảy ra sự cố, hư hỏng đối với hệ thống thiết bị. ❖ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 1 - Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập bài 1 (cá nhân hoặc nhóm). - Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (bài 1) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận và bài tập tình huống bài 1 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định. ❖ ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 1 - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng mô hình khoan động. - Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan. - Các điều kiện khác: Không có Bài 1: Các phương pháp kiểm soát giếng khoan Trang 9
  11. ❖ KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 1 - Nội dung: ✓ Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức ✓ Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng. ✓ Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. - Phương pháp: ✓ Điểm kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra (hình thức: hỏi miệng) ✓ Kiểm tra định kỳ lý thuyết: 1 điểm kiểm tra (hình thức: tự luận/trắc nghiệm) ✓ Kiểm tra định kỳ thực hành: 1 điểm kiểm tra. ❖ NỘI DUNG BÀI 1 1.1. GIỚI THIỆU CHUNG Đối tượng của các phương pháp dập giếng khác nhau là tuần hoàn ra khỏi giếng tất cả các chất lỏng xâm nhập và tuần hoàn một dung dịch dập giếng có tỷ trọng thích hợp để không cho các chất lỏng thành hệ tiếp theo xâm nhập vào giếng. Việc đó tốt nhất là giảm thiểu ảnh hưởng có hại đến giếng. Khi các phương pháp dập giếng được thực hiện, khi đó một dung dịch dập giếng được tuần hoàn trong giếng, điều đó cho phép chúng ta mở lại giếng khoan và bắt đầu lại các hoạt động khoan thông thường. Ngày nay, có 3 phương pháp dập giếng không thay đổi áp suất đáy giếng là: + Phương pháp Kíp trưởng. + Phương pháp đợi và tăng trọng. + Phương pháp thể tích. Cả ba kỹ thuật trên về cơ bản là rất giống nhau chỉ khác khi dung dịch dập giếng được bơm xuống. Cơ sở chung cho cả 3 phương pháp trên là giữ áp suất đáy giếng không đổi trong quá trình hoạt động dập giếng có cộng thêm một giới hạn an toàn. 1.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG GIẾNG - Phương pháp đóng cứng (Hard shut-in well) 1. Đóng van ra đường điều tiết trên BOP. 2 Mở các van khác trên đường điều tiết để đến máy tách khí. 3. Đóng van choke. Bài 1: Các phương pháp kiểm soát giếng khoan Trang 10
  12. Chương trình đóng: 1. Đóng đối áp (BOP) 2. Mở van ra đường điều tiết trên (BOP) . 3. Ghi áp suất ống chống (SICP). Chú ý: Hệ thống manifold điều tiết thì được đóng bởi van Choke - Phương pháp đóng mềm (Soft shut-in well) 1. Đóng van ra đường điều tiết trên BOP. 3 Mở các van khác trên đường điều tiết để đến máy tách khí. 3. Mở van choke. Chương trình đóng: 1. Mở van ra đường điều tiết trên (BOP) . 2. Đóng đối áp (BOP) 3. Đóng Choke 4. Ghi áp suất ống chống (SICP). Chú ý: Hệ thống manifold điều tiết thì được mở bởi van Choke 1.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP KIỂM SOÁT GIẾNG. Trong phương pháp Driller’s method, việc dập giếng được chia làm hai vòng tuần hoàn. Vòng tuần hoàn thứ nhất, chất lỏng kick được tuần hoàn ra ngoài mà không thay đổi tỷ trọng dung dịch. Tỷ trọng dung dịch sẽ được tăng lên là bơm xuống trong vòng tuần hoàn thứ hai. Phương pháp Kíp trưởng có thể được chia ra 5 bước công việc như sau: 1. Sự chuẩn bị và chọn các thông số. Sự chuẩn bị và chọn các thông số thì cần thực hiện trước khi khoan qua một đế ống chống. 2. Đóng giếng do xâm nhập . Số liệu thì được chọn để tính toán ,ví dụ cho dung dịch dập giếng. 3. Sự tuần hoàn ổn định ban đầu và tuần hoàn chất xâm nhập ra khỏi giếng. Bài 1: Các phương pháp kiểm soát giếng khoan Trang 11
  13. Nhanh chóng tuần hoàn ổn định và chính xác ( với áp suất đáy không đổi) chất xâm nhập được tuần hoàn ra khỏi giếng với áp suất cần khoan không đổi tại (ICP). Áp suất ống chống thay đổi phụ thuộc vào loại chất xâm nhập đang được tuần hoàn ra khỏi giếng. 4. Tuần hoàn dung dịch dập giếng đến choòng. Khi toàn bộ chất xâm nhập đã được tuần hoàn ra khỏi khoảng xuyến và áp suất ống chống đã ổn định tại một giá trị,dung dịch dập giếng được bơm xuống cột cần khoan cho đến khi đến choòng với áp suất ống chống không đổi. Áp suất cần khoan sẽ giảm từ áp suất tuần hoàn đầu tiên (ICP) đến áp suất tuần hoàn cuối cùng (FCP). 5. Tuần hoàn dung dịch dập giếng lên đến van điều tiết. Khi dung dịch dập giếng đã đến choòng và áp suất tuần hoàn cuối cùng đã được xác định ,tiếp tục tuần hoàn với áp suất không đổi tại (FCP) cho đến khi khoảng xuyến được bơm đầy bởi dung dịch dập giếng và giếng được ổn định. Để thảo luận tỷ mỷ phương pháp kíp trưởng thì được thừa nhận rằng cần các số liệu chọn trước để khoan qua đế ống chống,và chỉ có bước công việc thứ 3 sẽ được thảo luận trên cơ sở đơn giản hoá. A. Sự tuần hoàn ổn định và tuần hoàn chất xâm nhập ra khỏi giếng bằng dung dịch ban đầu. - Dùng áp suất cần khoan không đổi = Áp suất tuần hoàn đầu tiên (ICP) B. Tuần hoàn dung dịch dập giếng đến choòng. - Dùng áp suất ống chống không đổi. C. Tuần hoàn dung dịch dập giếng lên đến van điều tiết. - Dùng áp suất cần khoan không đổi = Áp suất tuần hoàn cuối cùng (FCP). 1.3.1. KIỂM SOÁT GIẾNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐỢI VÀ TĂNG TRỌNG Với phương pháp kíp trưởng chất xâm nhập được tuần hoàn ra khỏi giếng và giếng thì được ổng định bằng cách dùng cả hai áp suất cần khoan và áp suất ồng chống. Với phương pháp đợi và tăng trọng một kế hoạch đưa ra- một bảng dập giếng - trên đó thể hiện rõ nên giảm áp suất cần khoan như thế nào khi dung dịch dập giếng được tuần hoàn từ bề mặt đến choòng.Ngược lại với phương pháp kíp trưởng là chỉ được dùng áp suất cần khoan trong quá trình hoạt động dập giếng. Phương pháp đợi và tăng trọng có thể được chia ra 4 bước công việc chính như sau: Bài 1: Các phương pháp kiểm soát giếng khoan Trang 12
  14. 1. Chuẩn bị và lựa chọn các số liệu trước. (Chuẩn bị trước để khoan qua đế ống chống) 2. Đóng giếng do bị xâm nhập 3. Tuần hoàn ổn định. (xấp xỉ 40 strokes) 4. Tuần hoàn chất xâm nhập ra khỏi giếng. Trong phạm vi các bước công việc này chỉ có bước công việc thứ nhất sẽ được thực hiện và bàn luận.Chỉ có sự tính toán và chuẩn bị trước phải làm trong lúc chuyển từ một bước công việc trước sang bước công việc tiếp theo. Trong trường hợp toàn bộ các bước công việc phải đưa ra,nên chú ý đến công việc phải làm trước và sau để thực hiện cho tốt. 1.3.2. KIỂM SOÁT GIẾNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP TRƯỢT CẦN Phương pháp này được làm theo cả hai phương pháp trên. Chất lỏng kick được tuần hoàn ra ngoài trong khi dung dịch tuần hoàn và tăng tỷ trọng đến khi đạt tỷ trọng dập giếng. Phương pháp thể tích có thể được dùng để kiểm soát giếng trong các trường hợp sau: 1. Khi choòng khoan cách đáy xa. 2. Khi cột cần khoan bị bể hoặc bị thủng nhỏ gần bể mặt. 3. Khi choòng hoặc cột cần khoan bị tắc. 4. Khi bơm hỏng. Phương pháp thể tích với cột cần khoan ở trong giếng API qui vào công thức, Áp suất tăng lên (psi) trên một barrel xả ra = (MW x 53,5) / HD2 - PD2 Trong đó: MW = tỷ trọng dung dịch (lb/gal) HD = đường kính trong của giếng trần tại đỉnh của cột khí (inch) PD = Đường kính ngoài của cần khoan,ốnng khai thác,hoặc cần nặngtại đỉnh của cột khí (dùng 0 nếu khí ở dưới choòng) Hơn nữa API cho rằng, Bài 1: Các phương pháp kiểm soát giếng khoan Trang 13
  15. “Bình thường sau 100 psi đầu tiên tăng lên trong áp suất khí có thể được cộng vào trong ống chống hoặc giếng trần gần đường kính ống chống,trong trường hợp đó HD2 là tiết diện ngang trong ống chống và PD2 là tiết diện ngang của cần khoan” Trong trường hợp khác, API cho rằng chất xâm nhập dịch chuyển theo khoảng xuyến sau đó tăng áp suất ống chống lên 100 psi . Để tránh sự mơ hồ khi giải thích cơ sớ của phương pháp thể tích thì được cho rằng cột cần khoan đã được kéo ra khỏi giếng.Hơn nữa nó cũng được cho rằng khí đã vào giếng ở tầng có độ thẩm thấu thấp ở đáy giếng trong quá trình kéo cột cần khoan ra khỏi giếng và trong trường hợp: 1. Giếng thẳng đứng 2. Xâm nhập khí đã được phát hiện khi kéo cột cần khoan ra khỏi giếng và giếng đã đóng. 3. Dung tích ống chống thì bằng dung tích của giếng trần. 4. Áp suất ống chống, tỷ trọng dung dịch và khí xâm nhập cân bằng với áp suất thành hệ. Bài 1: Các phương pháp kiểm soát giếng khoan Trang 14
  16. 1.4. GIỚI THIỆU VỀ IWCF - FORMULARS & KILL SHEET 1.4.1. IWCF FORMULAR Bài 1: Các phương pháp kiểm soát giếng khoan Trang 15
  17. Bài 1: Các phương pháp kiểm soát giếng khoan Trang 16
  18. Bài 1: Các phương pháp kiểm soát giếng khoan Trang 17
  19. 1.4.2. IWCF KILL SHEET − Giếng khoan thẳng đứng: Bài 1: Các phương pháp kiểm soát giếng khoan Trang 18
  20. Bài 1: Các phương pháp kiểm soát giếng khoan Trang 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2