intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Hóa sinh (Ngành: Hộ sinh - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:121

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Hóa sinh (Ngành: Hộ sinh - Trình độ: Cao đẳng)" được biên soạn với mục tiêu giúp người học trình bày được cấu trúc hoá học cơ bản, tên gọi, vai trò của các chất chủ yếu trong cơ thể; nắm quá trình chuyển hoá cơ bản của các chất chủ yếu trong cơ thể; nêu được hiện tượng xúc tác sinh học, năng lượng sinh học;... Mời các bạn cùng tham khảo giáo trình!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Hóa sinh (Ngành: Hộ sinh - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau

  1. UBND TỈNH CÀ MAU TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: HÓA SINH NGÀNH: HỘ SINH TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG (Ban hành kèm theo Quyết định số: 19 /QĐ-CĐYT ngày 25 tháng 01 Năm 2022 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau) Cà Mau, năm 2022 (Lưu hành nội bộ)
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
  3. LỜI NÓI ĐẦU Hóa sinh là một môn học cơ sở của nhiều chuyên ngành trong các trường Đại học, Cao đẳng như chuyên ngành Dược, Điều dưỡng, Hộ sinh. . . Đây là môn học có tính chất bắc cầu giữa khoa học cơ bản như sinh học, hoá học với khoa học chuyên ngành như dinh dưỡng học, di truyền học, công nghệ protein, công nghệ gen, giống vật nuôi, sinh lý học, bệnh lý học... Cho nên, thông qua môn học này sinh viên sẽ nắm được cơ sở hoá sinh về nhu cầu dinh dưỡng cũng như nguồn gốc, nguyên nhân gây bệnh ở cơ thể người. Giáo trình sinh hoá gồm 10 chương về nội dung khái quát chung về môn sinh hóa và sự chuyển hóa điều hòa các chất trong cơ thể. Chúng tôi hy vọng rằng giáo trình sinh hóa học động vật này sẽ là tài liệu học tập bổ ích cho sinh viên chuyên ngành, đồng thời cũng là tài liệu tham khảo cho các nhà chuyên môn và các độc giả quan tâm đến lĩnh vực sinh hóa học. Trong quá trình biên soạn, chúng tôi đã rất cố gắng tham khảo các tài liệu trong và ngoài nước nhằm đảm bảo tính chính xác, tính cơ bản, tính hiện đại và tính thực tiễn. Tuy nhiên, giáo trình sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn và sẵn sàng tiếp thu các ý kiến đóng góp từ mọi tầng lớp đọc giả khi tiếp cận với giáo trình này để chúng tôi kịp thời bổ sung, sửa chữa nhằm đáp ứng ngày một tốt hơn. Nội dung của giáo trình bao gồm các chương sau: Chương 1: Đại cương Hoá sinh Chương 2: Hoá học và chuyển hoá Protid Chương 3: Hoá học và chuyển hoá Glucid Chương 4: Hoá học và chuyển hoá Lipid Chương 5: Hemoglobin Chương 6: Hoá học acid nucleic Chương 7: Enzym Chương 8: Hormon Chương 9: Hoá sinh Gan 3
  4. Chương 10: Hoá sinh Thận và nước tiểu Cà Mau, ngày 05 tháng 5 năm 2022 Chủ biên: Ths. Trần Thị Nga 4
  5. MỤC LỤC GIÁO TRÌNH MÔN HỌC 1. Tên môn học: HOÁ SINH 2. Mã môn học: MH 24 Thời gian thực hiện môn học: 30 giờ; (Lý thuyết: 30 giờ; Kiểm tra, thi: 02 giờ) 3. Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học: 3.1. Vị trí: Hoá sinh là một môn khoa học thuộc khối kiến thức cơ bản cơ sở, môn học này được bố trí giảng dạy vào đầu năm học, song song với môn hoá hữu cơ. 3.2. Tính chất: Hoá sinh là môn học chuyên nghiên cứu về thành phần cấu tạo của chất sống và các quá trình hoá học xảy ra trong cơ thể sống. 4. Mục tiêu của môn học: 4.1. Về kiến thức: A1. Trình bày được cấu trúc hoá học cơ bản, tên gọi, vai trò của các chất chủ yếu trong cơ thể A2. Trình bày được quá trình chuyển hoá cơ bản của các chất chủ yếu trong cơ thể A3. Trình bày được hiện tượng xúc tác sinh học, năng lượng sinh học A4. Trình bày được hoá sinh của dịch sinh học, mô ở trạng thái sinh lý và bệnh lý. 4.2. Về kỹ năng: 5
  6. B1. Nhận diện được cấu trúc hoá học cơ bản của các chất chủ yếu trong cơ thể B2. Giải thích được ý nghĩa quá trình chuyển hoá cơ bản của các chất chủ yếu trong cơ thể B3. Giải thích được hiện tượng xúc tác sinh học, năng lượng sinh học B4. Vận dụng được các chỉ số xét nghiệm trong phân tích, đánh giá tình trạng bệnh lý. 4.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm: C1. Nhận thức được tầm quan trọng trong thực hành nghề nghiệp. C2. Luôn có tinh thần ý thức trách nhiệm cao trong học tập. C3. Rèn luyện tác phong chính xác, thận trọng, trung thực trong hoạt động thực hành nghề nghiệp. 5. Nội dung môn học Tên Thời gian (giờ) Số TT Tổng Lý Thực Kiểm chương, số thuyết hành tra mục 1 Chương 1. Đại cương Hoá sinh 1 1 0 2 Chương 2. Hoá học và chuyển hoá Protid 3 1 2 3 Chương 3. Hoá học và chuyển hoá Lipid 3 1 2 4 Chương 4. Hoá học và chuyển hoá Glucid 4 2 2 5 Chương 5. Hemoglobin 4 2 2 6 Chương 6. Hoá học acid nucleic 2 2 0 7 Chương 7. Enzym 4 2 2 8 Chương 6. Hoá sinh Hormon 4 2 2 9 Chương 6. Hoá sinh Gan 1 1 0 10 Chương 6. Hoá sinh Thận và nước tiểu 4 1 3 Cộng 30 15 15 6. Điều kiện thực hiện môn học: 6.1. Phòng học Lý thuyết/Thực hành: Đáp ứng phòng học chuẩn. 6.2. Trang thiết bị dạy học: Máy vi tính, máy chiếu projector, phấn, bảng. 6.3. Học liệu, dụng cụ, mô hình, phương tiện: Giáo trình. 6.4. Các điều kiện khác: mạng Internet. 7. Nội dung và phương pháp đánh giá: 7.1. Nội dung: - Kiến thức: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức. - Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kỹ năng. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: 6
  7. + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp. + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. 7.2. Phương pháp: 7.2.1. Cách đánh giá - Áp dụng quy chế đào tạo Cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 09/2017/TT-LĐTBXH, ngày 13/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. - Hướng dẫn thực hiện quy chế đào tạo áp dụng tại Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau như sau: Điểm đánh giá Trọng số + Điểm kiểm tra thường xuyên (Hệ số 1) 40% + Điểm kiểm tra định kỳ (Hệ số 2) + Điểm thi kết thúc môn học 60% 7.2.2. Phương pháp đánh giá Phương Phương Hình Chuẩn đầu Số pháp pháp tổ thức Thời điểm kiểm tra ra đánh giá cột đánh giá chức kiểm tra Thường Viết Tự luận A1, A2, 1 xuyên cải tiến Sau 7 giờ. B1, B2, C1, (sau khi học xong bài 3) C2 Định kỳ Viết Tự luận A1, A2, 1 cải B1, B2, C1, Sau 15 giờ tiến C2 (sau khi học xong bài 5) Kết thúc Viết Tự luận A1, A2, 1 Sau 30 giờ môn học cải tiến B1, B2, C1, C2 7.2.3. Cách tính điểm - Điểm đánh giá thành phần và điểm thi kết thúc môn học được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân. 7
  8. - Điểm môn học là tổng điểm của tất cả điểm đánh giá thành phần của môn học nhân với trọng số tương ứng. Điểm môn học theo thang điểm 10 làm tròn đến một chữ số thập phân. 8. Hướng dẫn thực hiện môn học 8.1. Phạm vi, đối tượng áp dụng: Môn học được áp dụng cho đối tượng sinh viên Cao đẳng Hộ sinh hệ chính quy học tập tại Trường CĐYT Cà Mau. 8.2. Phương pháp giảng dạy, học tập môn học 8.2.1. Đối với người dạy + Lý thuyết: Thuyết trình, động não, thảo luận nhóm, làm việc nhóm, giải quyết tình huống. + Thực hành, bài tập: Thảo luận nhóm. + Hướng dẫn tự học theo nhóm: Nhóm trưởng phân công các thành viên trong nhóm tìm hiểu, nghiên cứu theo yêu cầu nội dung trong bài học, cả nhóm thảo luận, trình bày nội dung, ghi chép và viết báo cáo nhóm. 8.2.2. Đối với người học - Người học phải thực hiện các nhiệm vụ như sau: + Nghiên cứu kỹ bài học tại nhà trước khi đến lớp. Các tài liệu tham khảo sẽ được cung cấp nguồn trước khi người học vào học môn học này (trang web, thư viện, tài liệu...) + Tham dự tối thiểu 70% các buổi giảng lý thuyết. Nếu người học vắng >30% số tiết lý thuyết phải học lại môn học mới được tham dự kì thi lần sau. + Tự học và thảo luận nhóm: là một phương pháp học tập kết hợp giữa làm việc theo nhóm và làm việc cá nhân. Một nhóm gồm 8-10 người học sẽ được cung cấp chủ đề thảo luận trước khi học lý thuyết, thực hành. Mỗi người học sẽ chịu trách nhiệm về 1 hoặc một số nội dung trong chủ đề mà nhóm đã phân công để phát triển và hoàn thiện tốt nhất toàn bộ chủ đề thảo luận của nhóm. + Tham dự đủ các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ. + Tham dự thi kết thúc môn học. + Chủ động tổ chức thực hiện giờ tự học. 9. Tài liệu tham khảo 1. GS.Đỗ Đình Hồ - Hóa Sinh Lâm Sàng. ĐHYD TP.HCM 2008. 2. GS.Đỗ Đình Hồ - Hóa Sinh Y học. ĐHYD TP.HCM 2008. 8
  9. 3. Sổ tay xét nghiệm Hóa Sinh lâm sàng, nhà xuất bản y học, 2009 4. Xét nghiệm sử dụng trong lâm sàng, nhà xuất bản y học, 2005 5. PGS.TS Nguyễn nghiêm Luật, Hóa sinh, nhà xuất bản y học, Hà nội – 2007 6. GS.TS Nguyễn Xuân Thắng, Hóa sinh học, nhà xuất bản y học, Hà nội - 2007 9
  10. Chương 1: ĐẠI CƯƠNG HÓA SINH  GIỚI THIỆU CHƯƠNG 1 Chương 1 là chương giới thiệu tổng quan về một số kiến thức chung trong Hóa sinh để người học có được kiến thức nền tảng và dễ dàng tiếp cận nội dung môn học ở những chương tiếp theo.  MỤC TIÊU CHƯƠNG 1 Sau khi học xong chương này, người học có khả năng:  Về kiến thức: - Trình bày được định nghĩa về hóa sinh học - Trình bày đúng khái niệm về hóa sinh tĩnh, hóa sinh động và quá trình chuyển hóa các chất - Trình bày được vai trò của hóa sinh trong y học  Về kỹ năng: - Giải thích được ý nghĩa quá trình chuyển hoá cơ bản của các chất chủ yếu trong cơ thể  Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Đánh giá được tầm quan trọng, tính ứng dụng của môn học trong chẩn đoán, điều trị - Chịu trách nhiệm về kết quả học tập của bản thân, sự chính xác trong công tác chuyên môn sau này.  PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP CHƯƠNG 1 - Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu thảo luận và bài tập chương 1 (cá nhân hoặc nhóm). - Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (Chương 1) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu thảo luận chương 1 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định.  ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG 1 - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết. - Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác. 10
  11. - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan. - Các điều kiện khác: Không có.  KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG 1 - Nội dung:  Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức.  Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng.  Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp. + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. - Phương pháp kiểm tra đánh giá:  Điểm kiểm tra thường xuyên: không có.  Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có. 11
  12. NỘI DUNG CHƯƠNG 1 1. ĐẠI CƯƠNG 1.1 Định nghĩa Hóa sinh là hóa học của sự sống, của chất sống, là môn học chuyên nghiên cứu về thành phần cấu tạo của chất sống và các quá trình hóa học xảy ra trong cơ thể sống Nói cách khác: Hóa sinh học là lĩnh vực nghiên cứu các hiện tượng sống bằng các phương pháp hóa học 1.2. Đối tượng nghiên cứu của hóa sinh học: Môn học hóa sinh được hình thành trên cơ sở của sinh học và hóa học. Nó còn liên quan mật thiết với tế bào học vì hầu hết các phản ứng hóa học đều xảy ra ở tế bào. Tế bào là đơn vị hợp thành của cơ thể sống, có những đặc điểm chung, nhưng tế bào của những cơ thể khác nhau, tế bào của từng loại mô trong một cơ thể có sự khác biệt về cấu trúc và chức năng. Chính những sự chuyên biệt của các tế bào và những quá trình tiến hóa tự nhiên đã dẫn đến sự khác biệt đa dạng và tạo nên những quá trình hóa sinh đặc hiệu. Sự sống là hiện tượng trao đổi chất liên tục, hiện tượng này liên quan mật thiết với các quá trình chuyển hóa vật chất. Những quá trình này được điều chỉnh nhip nhàng ăn khớp với nhau, bảo đảm cho nội môi của cơ thể luôn ở trạng thái động, nhưng cũng luôn ở thể ổn định. Hóa sinh học gồm 2 phần: Hóa sinh tĩnh – hóa sinh động Hóa sinh tĩnh: dựa vào các phương pháp lý, hóa hiện đại để mô tả cấu tạo của cơ thể sống ở mức độ phân tử, nguyên tử Hóa sinh động: Nghiên cứu các quá trình chuyển hóa, số phận của các chất khi vào cơ thể, tính đặc hiệu của những phản ứng sinh học như phản ứng giữa enzyme và cơ chất, giữa hormon và các chất tiếp nhận. 1.3 Quá trình chuyển hóa các chất 1.3.1 Quá trình đồng hóa: Là quá trình thu nhận các chất từ bên ngoài vào để tổng hợp các chất sống riêng của cơ thể. Vd: hiện tượng thở (lấy O2); Hiện tượng ăn uống (cung cấp năng lượng )… 1.3.2 Quá trình dị hóa Quá trình phân hủy các chất hữu cơ ( thành phần cơ bản của cơ chất ) nhằm mục đích:  Giải phóng năng lượng  Đào thải các chất cặn bả 2. Lịch sử phát triển môn hóa sinh 2.1 Trước thế kỷ XX 12
  13. Ở thế kỷ XIX: khi ngành hóa học phát triển như vũ bão, xuất hiện lĩnh vực khoa học mới nhằm nghiên cứu các thành phần hóa học của cơ thể sống và những quá trình chuyển hóa hóa học của các chất và của năng lượng trong quá trình hoạt động sống xảy ra trong cơ thể. Gắn liền với những thành tựu của các lĩnh vực nghiên cứu hóa hữu cơ, sinh lý học, y học, và một số ngành khoa học khác Các nghiên cứu về hóa sinh đã bắt đầu từ thế kỷ 18 nhưng đến cuối thế kỷ 19 mới trở thành ngành khoa học độc lập Giữa thế kỷ XIX: Friedrich Wohler (1828) tổng hợp được urea Cuối thế kỷ 19: tìm ra những số liệu về cấu trúc hóa học của acid amin, sacrrarid, lipid, bản chất của liên kết peptid, bắt đầu nghiên cứu acid nucleic Năm 1897: Eduard Buchner thành công trong việc lên men vô bào Đầu thế kỷ XX: phát hiện một số bệnh liên quan đến dinh dưỡng 2.2 Từ đầu thế kỷ XX đến 1950 Trước 1950: nhiều công trình nghiên cứu về tế bào thực, động vật, tìm ra Amylase, Pepsin, Trypsin, Vitamin, Hormon, phản ứng lên men 2.3 Từ 1950 đến nay Từ năm 1950: cơ bản đã xác định các tính chất chủ yếu của các chất và con đường chuyển hóa các chất trong cơ thể; Nghiên cứu cấu trúc phân tử protein, acid nucleic, liên quan cấu trúc – chức năng; Tổng hợp được insulin Năm 1961: tìm ra mô hình điều hòa hoạt động gene Từ 1970: bắt đầu nghiên cứu tổng hợp gene bằng phương pháp hóa học; Tiếp tục nghiên cứu quá trình sinh tổng hợp acid nucleic và protein, sự liên quan giữa biến đổi di truyền và các bệnh lý y học Hóa sinh của hệ thống miễn dịch của Snell, Bena Cerraf và Dausset năm 1980; Giải thưởng Nobel bởi công trình nghiên cứu gắn các mẫu DNA của Paul Berg Năm 1981 – 1982, thành tựu tổng hợp gen α – interferon gồm 514 đôi base bởi Leicester đã được thực hiện Năm 1997 giải thưởng Nobel y học trao cho Staley Prusiner về công trình nghiên cứu prion, một khái niệm mới về “nhiễm khuẩn”, gây bệnh não thể xốp ở người và động vật Cùng với sự phát minh ra một số trại y tế hiện đại từ những thế kỷ 18  nay như: kính hiển vi, máy siêu ly tâm, máy sắc ký… hóa sinh học đóng vai trò rất quan trọng trong các lĩnh vực đời sống 3. Vai trò của hóa sinh trong y học 3.1. Nghiên cứu các chức năng của cơ thể và sự liên hệ với môi tường bên ngoài. Nghiên cứu nhiệm vụ của từng tế bào, từng mô, từng cơ quan trong cơ thể 3.2. Nghiên cứu những thay đổi bệnh lý trong quá trình chuyển hóa tìm hiểu một số nguyên nhân gây bệnh bằng các xét nghiệm trên dịch sinh vật, bằng nghiệm pháp về Enzyme thăm dò chức năng giúp chẩn đoán và điều trị 13
  14. 3.3. Giúp thầy thuốc biết được cơ chế hấp thu, phân bố, chuyển hóa, thải trừ của các chất từ bên ngoài vào cơ thể gíup đưa ra những nguyên tắc cơ bản, phù hợp với sự phát triển của cơ thể sống ( chế độ dinh dưỡng, chỉ định phương pháp chữa trị… ) 4. Những đặc điểm cơ bản của cơ thể sống – sự tương tác giữa cơ thể - môi trường 4.1. Đặc điểm về thành phần hóa học của cơ thể sống: Tỉ lệ nước chiếm khoảng 60% thể trọng/người (trong tế bào: 40%, ngoài tế bào: 20%), ở loài cá nước chiếm > 80% Thành phần các nguyên tố trong cơ thể sống: chiếm 27/100 nguyên tố đã biết, một số nguyên tố thường gặp dưới dạng ion như: Na +, K+, Mg++, Ca++, Cl- và một số nguyên tố khác với một lượng rất nhỏ gọi là các nguyên tố vi lượng: Mn, Fe, Co, Cu, Zn, B, Al, Mo, Si, Sn, Cr, F, Se Trong tế bào và cơ thể sống chủ yếu là C, H, O, N; Các chất tồn tại chủ yếu trên trái đất: O, Si, Al, Fe Carbon, Nito trong cơ thể sống thường ở dạng khử, ngoài môi trường thường tồn tại dưới dạng hợp chất đơn giản như CO2, N2, NO3… 4.2. Đặc điểm các phản ứng hóa học trong cơ thể sống: Hầu hết các phản ứng hóa học xảy ra trong cơ thể sống đều có sự xúc tác của enzyme  đặc điểm chung, và xảy ra ở điều kiện nhiệt độ, áp suất bình thường, tốc độ nhanh, chính xác Nhiều phản ứng khác nhau cùng xảy ra trong một thời điểm, liên hệ với nhau theo một trình tự xác định Cơ chế phản ứng tinh vi, phức tạp, được kiểm soát nghiêm ngặt Các sản phẩm của phản ứng, sản phẩm trao đổi, sản phẩm trung gian cũng đóng vai trò trong cơ chế phản ứng, gọi là cơ chế tự điều hòa 4.3. Sự liên hệ giữa cơ thể và môi trường: Thành phần cơ bản của tế bào và cơ chế sống có mối tương tác chặt chẽ với nhua và với môi trường xung quanh, việc tìm ra chu trình carbon, chu trình nitơ chứng minh rõ mối liên hệ chặt chẽ này. Kết quả của quá trình trao đổi chất và năng lượng cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể  cơ thể hấp thu  biến đổi thành năng lượng dưới nhiều dạng: nhiệt năng, hóa năng, động năng, điện năng… 4.4. Hóa sinh dinh dưỡng và tình trạng thiếu dinh dưỡng: Để đảm bảo cho sự phát triển của tế bào và cơ thể sống, cần có chế độ đủ dinh dưỡng để cung cấp năng lượng cho sự sống Ngoài ra cần cung cấp đáp ứng đúng tỉ lệ cho từng đối tượng Trong đó: protein cần cho quá trình tăng trưởng, lipid và saccharid cung cấp năng lượng (còn gọi hay Calori, Kcalo,… ) Tỉ lệ protein: lipid, saccharid được một số tài liệu khuyên nên là 1:1:5 hoặc 1:1:4 14
  15. Khi xác định khối lượng các chất cần cho khẩu phần ăn cần phải có kiến thức về dinh dưỡng để tránh sai lầm Theo tổ chức y tế thế giới ( WHO ): có 4 loại bệnh thiếu dinh dưỡng quan trọng nhất hiện nay là: - Thiếu dinh dưỡng protein năng lượng - Bệnh khô mắt do thiếu Vitamin A - Bệnh thiếu máu do thiếu sắt - Bệnh bướu cổ địa phương và bệnh kém phát triển trí tuệ do thiếu iod CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ 1. Khi phát biểu “nước có công thức hóa học là H2O” là nói về: A. Bản chất của một cơ thể sống B. Lĩnh vực hóa sinh tĩnh C. Lĩnh vực hóa sinh động D. Cấu tạo của một chất sống 2. Khi phát biểu “nước gồm có hai nguyên tử Hydro và một nguyên tử Oxy” là nói về: A. Bản chất hóa học của nước B. Lĩnh vực hóa sinh tĩnh C. Lĩnh vực hóa sinh động D. Cấu tạo của một chất sống 3. Khi phát biểu: “tinh bột dưới sự xúc tác của men Amylase thành Glucose cung cấp năng lượng cho cơ thể” là nói về: A. Sự hấp thu B. Sự phân bố C. Sự chuyển hóa D. Sự thải trừ 4. Quá trình đưa thức ăn vào cơ thể là: A. Quá trình hấp thu; B. Quá tình đồng hóa C. Quá tình phân bố D. Quá trình dị hóa 5. Khi phát biểu “Oxy rất cần thiết cho sự hô hấp của người” là đang nói về: A. Quá trình hấp thu B. Quá trình phân bố C. Vai trò của Oxy D. Vai trò của các chất 15
  16. 6. Các chất làm cho xương cứng chắc trong quá trình phát triển cơ thể: A. Canxi, bari, phosphor B. Canxi, magie, phospho C. Canxi, magie, bari D. Canxi, phospho, sắt 7. Nghiên cứu để xác định xem yếu tố nào tham gia quá trình chuyển hóa trong quá trình phát triển của xương là nghiên cứu thuộc lĩnh vực: A. Hóa sinh tĩnh B. Hóa sinh động C. Chuyển hóa các chất trong cơ thể D. Cả 3 lĩnh vực trên 8. Nghiên cứu để xem xét tỉ lệ thải protein vào dịch tế bào thuộc lĩnh vực nghiên cứu của: A. Hóa sinh tĩnh B. Hóa sinh động C. Chuyển hóa của các chất trong cơ thể D. Cả 3 lĩnh vực trên 9. Nghiên cứu để tìm ra nguyên nhân bệnh tiểu đường là nghiên cứu thuộc về lĩnh vực: A. Hóa sinh tĩnh B. Hóa sinh động C. Chuyển hóa của các chất trong cơ thể D. Cả 3 lĩnh vực trên 10. Nghiên cứu xác định tác nhân gây bệnh là nghiên cứu thuộc về lĩnh vực: A. Hóa sinh tĩnh B. Hóa sinh động C. Chuyển hóa của các chất trong cơ thể D. Cả 3 lĩnh vực trên 11. Trong tế bào và cơ thể sống chủ yếu tồn tại các chất: A. C, H, N, O B. Fe, C, H, O C. Si, Fe, O, H D. O, Si, Al, Fe 12. Các chất tồn tại trên trái đất chủ yếu gồm: A. C, H, N, O 16
  17. B. Fe, C, H, O C. Si, Fe, O, H D. O, Si, Al, Fe 13. Tỉ lệ nước trong tế bào cơ thể chiếm: A. 20% B. 40% C. 60% D. 80% 14. Ở người trưởng thành, nước chiếm tỉ lệ…. so với thể trọng cơ thể: A. 20% B. 40% C. 60% D. 80% 15. Tỉ lệ nước ngoài tế bào trong cơ thể chiếm: A. 20% B. 40% C. 60% D. 80% 16. Cơ thể người có những nguyên tố với lượng rất nhỏ gọi là nguyên tố vi lượng như: A. Mn, Fe, Co, Cu, Se B. Zn, Bo, Al, Mo C. Si, Sn, Cr, F, Vd D. Tất cả các chất trên 17
  18. Chương 2: HÓA HỌC VÀ CHUYỂN HÓA PROTID  GIỚI THIỆU CHƯƠNG 2 Chương 2 là chương giới thiệu về Hoá học và chuyển hoá Protid để người học có được kiến thức nền tảng và vận dụng được kiến thức đã học vào vào sử dụng hiệu quả các chuyển hoá các chất trong đời sống và trong Y – Dược.  MỤC TIÊU CHƯƠNG 2 Sau khi học xong chương này, người học có khả năng:  Về kiến thức: - Trình bày được định nghĩa, phân loại và vai trò Protein - Trình bày được cấu tạo, tính chất chung của acid amin, peptid và protein - Trình bày được vai trò protein - Trình bày được các quá trình tiêu hóa, hấp thụ, thoái hóa, tổng hợp Protid  Về kỹ năng: - Vận dụng vào các trường hợp tăng NH3, Ure trong máu  Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Đánh giá được tầm quan trọng, tính ứng dụng của môn học trong chẩn đoán, điều trị - Chịu trách nhiệm về kết quả học tập của bản thân, sự chính xác trong công tác chuyên môn sau này.  PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP CHƯƠNG 2 - Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và bài tập chương 2 (cá nhân hoặc nhóm). - Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (Chương 2) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận chương 2 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định.  ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CHƯƠNG 2 - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học lý thuyết. - Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác. 18
  19. - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan. - Các điều kiện khác: Không có.  KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG 2 - Nội dung:  Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức.  Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng.  Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp. + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. - Phương pháp kiểm tra đánh giá:  Điểm kiểm tra thường xuyên: không có.  Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có. 19
  20. NỘI DUNG CHƯƠNG 2 A. HÓA HỌC PROTEIN 1. Định nghĩa: Protid là những hợp chất hữu cơ Nguyên tố chính gồm: C, H, O, N Nguyên tố khác: Fe, S, Cu, P Đơn vị cấu tạo là aicd amin Protein là tên gọi cho những phân tử có trên 50 aicd amin. Người ta có thể phân loại protein tùy theo cấu tạo hoặc theo hình dạng. 2. Nhu cầu cơ thể: - 1 gram protein/1 kg/1 ngày. - Tổng hợp protein cấu trúc và chức năng: Actin, myosin, collagen… + Là thành phần cấu tạo chủ yếu chất nguyên sinh, hợp phần quan trọng xây dựng nên các bào quan, màng sinh chất…cấu trúc đa dạng của protein quy định mọi đặc điểm, hình thái, giải phẫu của cơ thể. + Tạo nên các enzym xác tác các phản ứng sinh hóa. Nay đã biết khoảng 3.500 loại enzym. + Mỗi loại tham gia một phản ứng xác định. + Tạo nên các hocmon có chức năng điều hòa quá trình trao đổi chất trong tế bào, cơ thể. + Hình thành các kháng thể, có chức bảo vệ cơ thể chống lại các vi khuẩn gây bệnh. + Tham gia vào chức năng vận động của tế bào và cơ thể. + Phân giải protein tạo năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào và cơ thể. Tóm lại, protein đảm nhận nhiều chức năng liên quan đến toàn bộ hoạt động sống của tế bào, quy định tính mạng của cơ thể sống. - Tổng hợp protein sinh học: Enzym, một số hocmon. Các yếu tố tham gia quá trình tổng hợp protein: - Gồm có 5 yếu tố sau đây: + Vai trò của ADN. + ARNm (ARN thông tin) + ARNt (ARN vận chuyển) + ARNr (ARN riboxom) + Các yếu tố mở đầu, kéo dài và kết thúc. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2