Giáo trình Thực hành hóa sinh (Ngành: Hộ sinh - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau
lượt xem 0
download
Giáo trình "Thực hành hóa sinh (Ngành: Hộ sinh - Trình độ: Cao đẳng)" có kết cấu gồm 6 bài học sau: Bài 1: Các kỹ thuật và kỹ năng cơ bản trong phòng thực hành sinh hoá; Bài 2: Hoá học và chuyển hoá Lipid; Bài 3: Hoá học và chuyển hoá Glucid; Bài 4: Hoá học và chuyển hoá Protid; Bài 5: Hoá sinh thận và nước tiểu; Bài 6: Hoá sinh máu. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Thực hành hóa sinh (Ngành: Hộ sinh - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau
- UBND TỈNH CÀ MAU TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: THỰC HÀNH HÓA SINH NGÀNH: HỘ SINH TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG
- (Ban hành kèm theo Quyết định số: 19/QĐ-CĐYT ngày 25 tháng 01 Năm 2022 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau) Cà Mau, năm 2022 (Lưu hành nội bộ) TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
- LỜI MỞ ĐẦU 3
- Giáo trình học thực hành Hóa sinh do bộ môn Xét nghiệm Sinh hóa – vi ký sinh biên soạn bám sát mục tiêu, nội dung của chương trình khung, chương trình đào tạo chuyên ngành Y – Dược. Giáo trình môn học Hóa sinh có cập nhật những thông tin, kiến thức mới về lĩnh vực Hóa sinh, có đổi mới phương pháp biên soạn tạo tiền đề sư phạm để giáo viên và học sinh có thể áp dụng các phương pháp dạy – học hiệu quả. Giáo trình Thực hành Hóa sinh bao gồm 6 bài học, mỗi bài học có 2 phần (Mục tiêu, nội dung). Giáo trình môn học Thực hành Hóa sinh là tài liệu chính thức để sử dụng cho việc học tập và giảng dạy trong nhà trường Nội dung của giáo trình bao gồm các bài sau: Bài 1: Các kỹ thuật và kỹ năng cơ bản trong phòng thực hành sinh hoá Bài 2: Hoá học và chuyển hoá Lipid Bài 3: Hoá học và chuyển hoá Glucid Bài 4: Hoá học và chuyển hoá Protid Bài 5: Hoá sinh thận và nước tiểu Bài 6: Hoá sinh máu Bộ môn Xét nghiệm sinh hóa - vi ký sinh xin cảm ơn quý thầy cô đã tham gia góp ý kiến. Xin trân trọng cám ơn Hội đồng nghiệm thu chương trình, giáo trình các môn học của trường Cao đẳng Y tế Cà Mau đã có đánh giá và xếp loại cho giáo trình môn học Thực hành Hóa sinh. Giáo trình môn học Thực hành Hóa sinh chắc chắn còn có nhiều khiếm khuyết, chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp, các thầy cô giáo và học sinh nhà trường để giáo trình môn học ngày càng hoàn thiện. Cà Mau, ngày 05 tháng 5 năm 2022 Chủ biên: Ths. Trần Thị Nga
- MỤC LỤC 5
- Các từ viết tắt ALAT: Alanine Amino Transferase ASAT: Aspartate Amino Transferase Bil: Bilirubin DSA: Diazotized sulpharilic acid Đđ: Đậm đặc EDTA: Ethylene Diamino Tetra acetic Acid GOT: Glutamate Oxaloacetate Transferase GPT: Glutamate Pyruvate Transaminase G6PD: Glucose 6-Phosphate Dehydrogenase Hb: Hemoglobin IFCC: International Federation of Clinical Chemistry and Laboratory Medicine LDH: Lactate Dehydrogenase KT: Kĩ thuật MDH: Malate Dehydrogenase NADH: Nicotinamid Adenin Dinucleotid OD: Optical Density PTN: Phòng thí nghiệm PTNT: Phân tích nước tiểu SV: Sinh viên TCA: Tri Chloroacetic Acid GT: Gián tiếp
- TP: Toàn phần TT: Trực tiếp TLPT: Trọng lượng phân tử 7
- GIÁO TRÌNH MÔN HỌC 1. Tên môn học: THỰC HÀNH HOÁ SINH 2. Mã môn học: MH 25 Thời gian thực hiện môn học: 21 giờ; (Thực hành: 18 giờ; Kiểm tra, thi: 03 giờ) 3. Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học: 3.1. Vị trí: Hoá sinh là một môn khoa học thuộc khối kiến thức cơ bản cơ sở, môn học này được bố trí giảng dạy vào đầu năm học, song song với môn hoá hữu cơ. 3.2. Tính chất: Hoá sinh là môn học chuyên nghiên cứu về thành phần cấu tạo của chất sống và các quá trình hoá học xảy ra trong cơ thể sống. 4. Mục tiêu của môn học: 4.1. Về kiến thức: A1. Trình bày được cấu trúc hoá học cơ bản, tên gọi, vai trò của các chất chủ yếu trong cơ thể A2. Trình bày được quá trình chuyển hoá cơ bản của các chất chủ yếu trong cơ thể A3. Trình bày được hiện tượng xúc tác sinh học, năng lượng sinh học A4. Trình bày được hoá sinh của dịch sinh học, mô ở trạng thái sinh lý và bệnh lý. 4.2. Về kỹ năng: B1. Nhận diện được cấu trúc hoá học cơ bản của các chất chủ yếu trong cơ thể B2. Giải thích được ý nghĩa quá trình chuyển hoá cơ bản của các chất chủ yếu trong cơ thể B3. Giải thích được hiện tượng xúc tác sinh học, năng lượng sinh học B4. Vận dụng được các chỉ số xét nghiệm trong phân tích, đánh giá tình trạng bệnh lý. 4.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm: C1. Nhận thức được tầm quan trọng trong thực hành nghề nghiệp. C2. Luôn có tinh thần ý thức trách nhiệm cao trong học tập. C3. Rèn luyện tác phong chính xác, thận trọng, trung thực trong hoạt động thực hành nghề nghiệp. 5. Nội dung môn học Thời gian (giờ) Tên BÀI, Số TT Tổng Lý Thực Kiểm mục số thuyết hành tra Các kỹ thuật và kỹ năng cơ bản trong phòng 3 0 3 0 1 thực hành sinh hoá 2 Hoá học và chuyển hoá Lipid 3 0 3 0 3 Hoá học và chuyển hoá Glucid 3 0 3 0 4 Hoá học và chuyển hoá Protid 3 0 3 0 5 Hoá sinh thận và nước tiểu 3 0 3 0 6 Hoá sinh máu 3 0 3 0 Cộng 21 0 18 3 6. Điều kiện thực hành môn học: 6.1. Phòng học lý thuyết/ Thực hành: Đáp ứng phòng học chuẩn 6.2. Trang thiết bị dạy học: Projetor, máy vi tính, bảng, phấn
- 6.3. Học liệu, dụng cụ, mô hình, phương tiện: Giáo trình, mô hình học tập,… 6.4. Các điều kiện khác: Mạng Internet 7. Nội dung và phương pháp đánh giá: 7.1. Nội dung: - Kiến thức: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức - Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kỹ năng. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp. + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. 7.2. Phương pháp: Người học được đánh giá tích lũy môn học như sau: 7.2.1. Cách đánh giá - Áp dụng quy chế đào tạo Cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư số 09/2017/TT-LĐTBXH, ngày 13/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. - Hướng dẫn thực hiện quy chế đào tạo áp dụng tại Trường Cao đẳng Y Tế Cà Mau như sau: Điểm đánh giá Trọng số + Điểm kiểm tra thường xuyên (Hệ số 1) 40% + Điểm kiểm tra định kỳ (Hệ số 2) + Điểm thi kết thúc môn học 60% 7.2.2. Phương pháp đánh giá Phương pháp Phương pháp Hình thức Chuẩn đầu ra đánh Số Thời điểm đánh giá tổ chức kiểm tra giá cột kiểm tra Viết/ Tự luận/ A1, A2, A3, Sau 9 giờ. Thường xuyên Thực hành Thực hành B1, B2, B3, 1 C1, C2 Viết/ Tự luận/ A4, B4, C3 Sau 15 giờ Định kỳ 2 Thực hành Thực hành Thực hành Tự luận cải A1, A2, A3, A4, A5, Sau 21 giờ Kết thúc môn tiến và thực B1, B2, B3, B4, B5, 2 học hành C1, C2, C3, 7.2.3. Cách tính điểm - Điểm đánh giá thành phần và điểm thi kết thúc môn học được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân. - Điểm môn học là tổng điểm của tất cả điểm đánh giá thành phần của môn học nhân với trọng số tương ứng. Điểm môn học theo thang điểm 10 làm tròn đến một chữ số thập phân, sau đó được quy đổi sang điểm chữ và điểm số theo thang điểm 4 theo quy định của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về đào tạo theo tín chỉ. 8. Hướng dẫn thực hiện môn học 9
- 8.1. Phạm vi, đối tượng áp dụng: Đối tượng Cao đẳng Hộ sinh hệ chính quy học tập tại trường CĐYT Cà Mau 8.2. Phương pháp giảng dạy, học tập môn học 8.2.1. Đối với người dạy * Lý thuyết: Áp dụng phương pháp dạy học tích cực bao gồm: thuyết trình ngắn, nêu vấn đề, hướng dẫn đọc tài liệu, bài tập tình huống, câu hỏi thảo luận…. * Thực hành, bài tập: Thảo luận nhóm * Thảo luận: Phân chia nhóm nhỏ thảo luận theo nội dung đề ra. * Hướng dẫn tự học theo nhóm: Nhóm trưởng phân công các thành viên trong nhóm tìm hiểu, nghiên cứu theo yêu cầu nội dung trong bài học, cả nhóm thảo luận, trình bày nội dung, ghi chép và viết báo cáo nhóm. 8.2.2. Đối với người học: Người học phải thực hiện các nhiệm vụ như sau: - Nghiên cứu kỹ bài học tại nhà trước khi đến lớp. Các tài liệu tham khảo sẽ được cung cấp nguồn trước khi người học vào học môn học này (trang web, thư viện, tài liệu...) - Tham dự tối thiểu 70% các buổi giảng lý thuyết. Nếu người học vắng >30% số tiết lý thuyết phải học lại môn học mới được tham dự kì thi lần sau. - Tự học và thảo luận nhóm: là một phương pháp học tập kết hợp giữa làm việc theo nhóm và làm việc cá nhân. Một nhóm gồm 8-10 người học sẽ được cung cấp chủ đề thảo luận trước khi học lý thuyết, thực hành. Mỗi người học sẽ chịu trách nhiệm về 1 hoặc một số nội dung trong chủ đề mà nhóm đã phân công để phát triển và hoàn thiện tốt nhất toàn bộ chủ đề thảo luận của nhóm. - Tham dự đủ các bài kiểm tra thường xuyên, định kỳ. - Tham dự thi kết thúc môn học. - Chủ động tổ chức thực hiện giờ tự học. 9. Tài liệu tham khảo: 1. ĐH Y dược TP.HCM 2005, Giáo trình hóa sinh. 2. ĐH Y Hà Nội 2003,Thực tập hóa sinh. 3. ĐH Y dược TP.HCM, Thực tập sinh hóa học. 4. ĐH Y dược Cần Thơ, Thực hành hóa sinh
- 11
- BÀI 1: CÁC KỸ THUẬT VÀ KỸ NĂNG CƠ BẢN TRONG PHÒNG THỰC HÀNH SINH HÓA GIỚI THIỆU BÀI 1 Bài 1 là bài giới thiệu tổng quan về kỹ thuật và kỹ năng cơ bản trong phòng thực hành để người học có được kiến thức nền tảng và dễ dàng tiếp cận nội dung môn học ở những bài tiếp theo. MỤC TIÊU BÀI 1 Sau khi học xong bài này, người học có khả năng: Về kiến thức: - Trình bày được các nguyên tắc cấp cứu cơ bản trong phòng thí nghiệm. - Hiểu nguyên tắc của phương pháp đo quang để áp dụng trong việc định lượng chất. Về kỹ năng: - Sử dụng thành thạo một số dụng cụ cơ bản trong phòng thí nghiệm sinh hóa. - Lấy và bảo quản được mẫu bệnh phẩm đúng quy định. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Nhận thức được tầm quan trọng trong thực hành nghề nghiệp. - Luôn có tinh thần ý thức trách nhiệm cao trong học tập. - Rèn luyện tác phong chính xác, thận trọng, trung thực trong hoạt động thực hành nghề nghiệp. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 1 - Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, vấn đáp, dạy học theo vấn đề, thao tác mẫu, tổ chức tập luyện); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận và thao tác mẫu bài 1 (cá nhân hoặc nhóm). - Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (bài 1) trước buổi học; trong giờ học tích cực chủ động thực hiện các kỹ thuật dưới sự hướng dẫn, kèm cặp của giảng viên. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 1
- - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: Phòng học thực hành. - Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác. - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, dụng cụ, hóa chất. - Các điều kiện khác: Không có. KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 1 - Nội dung: Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức. Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng. Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp. + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. - Phương pháp kiểm tra đánh giá: Điểm kiểm tra thường xuyên: không có. Kiểm tra định kỳ lý thuyết: không có. 13
- NỘI DUNG BÀI 1 1.1. Các kỹ thuật cấp cứu cơ bản trong PTN sinh hóa Áp dụng tạm thời khi chuyển bệnh nhân đến bệnh viện hoặc cho các trường hợp nhẹ. 1.1.1. Phỏng ở da 1.1.1.1. Phỏng do vật nóng - Phỏng nhẹ: Lấy vải mùng (gạc) tẩm dung dịch acid piric bão hòa đắp lên. - Phỏng nặng: Đắp nhẹ vải mùng (gạc) tẩm dung dịch acid piric lên vết phỏng, sau đó đưa đến bệnh viện. Tránh băng chặt và tránh dùng vaselin hay thuốc mỡ. 1.1.1..2 Phỏng do hóa chất
- Việc làm trước tiên là làm trôi hóa chất khỏi da bằng cách ngâm vết phỏng vào trong chậu nước lớn hoặc để vết thương phỏng dưới vòi nước chảy nhẹ. Sau đó mới trung hòa bằng hóa chất. - Phỏng do acid: Đắp vải mùng tẩm dung dịch natri bicarbonate 8%. - Phỏng do kiềm: Đắp vải mùng tẩm dung dịch acid piric 3%. 1.1.2. Phỏng ở mắt - Acid (hay brom) vào mắt: Rửa mắt tức khắc trong một ly nước đầy hoặc do 2 bàn tay chụm lại vốc nước. Sau đó rửa mắt trong dung dịch natri bicarbonate 1%. - Chất kiềm vào mắt: Rửa mắt trong nước như trên, xong rửa tiếp trong dung dịch acid boric 1%. 1.1.3. Ngộ độc 1.1.3.1. Chất độc vào miệng - Acid: Súc miệng nhiều lần bằng dung dịch natri bicarbonate 1%. - Kiềm: Súc miệng nhiều lần bằng dung dịch acid boric 1%. - Các hóa chất khác: Súc miệng nhiều lần bằng nước lạnh. 1.1.3.2. Nhiễm hơi độc Mang nạn nhân ra nơi thoáng khí. Cho uống 1 ly cà phê đen hay 1 muỗng súp siro cafein. Hô hấp nhân tạo (nếu cần) trong lúc chuyển đến bệnh viện. 1.1.4. Điện giật Trước hết ngắt cầu dao điện ở bất cứ nơi nào có cầu dao điện, nới rộng quần áo nạn nhân khi đem ra nơi thoáng. Hô hấp nhân tạo khi chuyển đến bệnh viện (trường hợp nặng). 15
- 1.1.5. Hỏa hoạn - Ngọn lửa nhỏ: Dập tắt bằng khăn, vải bố ướt hay cát. - Lửa bắt cháy quần áo: Lăn vài vòng dưới đất sẽ dập tắt ngọn lửa trong khi các bạn lấy vải bố trùm lên chỗ cháy và ép sát cho đến khi tắt lửa. Tránh việc chạy hoảng loạn. Tóm lại: Khi bị ngộ độc, phỏng… sinh viên nên báo với cán bộ hướng dẫn phòng thí nghiệm để được chăm sóc kịp thời. 1.2. Cách sử dụng một số dụng cụ thường dùng trong phòng thực hành sinh hóa 1.2.1. Ống nghiệm (Hình 1.1) - Thường là ống hình trụ, làm bằng thủy tinh, thường được đặt trong giá để ống nghiệm. - Ống nghiệm thường được dùng để làm phản ứng (nên phân biệt với ống ly tâm). - Khi đun ống trên ngọn lửa đèn cồn cần chú ý: + Ống nghiệm chỉ được chứa dung dịch 1/3 ống nghiệm. + Ống nghiệm được kẹp bằng kẹp gỗ hay kẹp kim loại và cầm nghiêng 1 góc 45o. Luôn lắc nhẹ ống nghiệm khi đun. + Miệng ống phải được quay vào chỗ không có người (tránh bắn và làm phỏng người khác). + Không đun trực tiếp ở đáy ống nghiệm mà đun ở nửa phần trên. 1.2.2. Cốc có mỏ (Becher) (Hình 1.2) - Cốc có mỏ có nhiều kích thước khác nhau, thay đổi từ 5 ml đến 5 lít. - Được làm bằng thủy tinh hay polyethylene. - Có chia vạch hay không chia vạch.
- - Hình dạng có thể khác nhau. - Cốc có mỏ dùng để đựng dung dịch trong PTN hay để đun, khi đun phải lót lưới cách nhiệt ở phía dưới, đun xong không để trực tiếp lên vật lạnh (vì dễ vỡ). 1.2.3. Bình cầu (Ballon) (Hình 1.3) - Có nhiều loại và dung tích khác nhau, nhưng đều làm bằng thủy tinh chịu nhiệt. - Đáy có thể tròn hay đáy bằng, loại đáy tròn thường được dùng đun hoặc lắp trong các hệ thống chưng cất, loại đáy bằng dùng để chiết tách các chất rắn ra khỏi chất lỏng. - Loại bình có vạch để chỉ thể tích chính xác mà dung dịch chiếm được gọi là bình định mức. Bình định mức có nhiều thể tích khác nhau: 25 ml, 50 ml, 100 ml,… bình định mức được dùng để pha nồng độ theo thể tích của dung dịch. 1.2.4 .Ống đong (Hình 1.4) - Dùng để đong một lượng dịch gần đúng - Thường được làm bằng thủy tinh hay polyethylene - Có dung tích từ 5 ml đến 2 lít .Ống hút (Pipet) (Hình 1.5) - Pipet được làm bằng thủy tinh - Trên pipet thường có chia vạch để chỉ thể tích dung dịch chứa bên trong (Ví dụ: 5 ml, 1 ml) hoặc loại pipet thể tích (pipet volume) có bầu ở giữa để chỉ lượng dung dịch chứa bên trong. - Khi sử dụng chú ý xem đầu pipet có vạch nhám hay không (vạch nhám có thể nhám, không màu hay được sơn bằng các màu vàng, đỏ, xanh,…). 17
- - Nếu có vạch nhám: Khi hút ta thổi giọt cuối cùng. - Nếu không có vạch nhám: Khi hút ta không thổi giọt cuối cùng. - Trước khi hút, kiểm tra lại thể tích và tên dung dịch cần hút. - Dùng bóp cao su để hút (tránh hút bằng miệng). - Khi sử dụng nhớ dùng pipet thẳng đứng, dùng ngón trỏ để điều chỉnh thể tích muốn lấy, chú ý phải để ống hút ngang với tầm nhìn của mắt. - Hiện nay, ngoài loại pipet thường có loại micropipet (pipet tự động). Loại pipet này có đặc điểm: + Có thể dùng để hút chính xác một lượng dung dịch rất nhỏ (μl). + Có thể điều chỉnh thể tích dung dịch cần lấy một cách nhanh chóng, dễ dàng và ít sai số do thao tác. + Cách sử dụng: khác với loại pipet ở trên sử dụng ngón cái để điều chỉnh (chứ không phải sử dụng ngón trỏ như các loại pipet thường). 1.2.6. Bình nón (Erlen) (Hình 1.6) - Là bình thủy tinh, hình nón. - Dùng để chứa dung dịch, hay dùng để chuẩn độ thể tích. - Có nhiều kích thước khác nhau: 50 ml, 100 ml, 200 ml. - Cách cầm: Cầm bình nón bằng tay phải. 1.2.7. Bóp cao su (Hình 1.7) - Thường được làm bằng cao su - Dùng cùng với pipet thủy tinh để tránh hút bằng miệng - Các loại và cách sử dụng: Sẽ hướng dẫn khi thực hành 1.2.8. Một số dụng cụ khác - Cọ ống nghiệm (Hình 1.8)
- - Lưới tráng amiang (Hình 1.9) - Phễu lọc (Hình 1.10) - Kẹp ống nghiệm (Hình 1.12) - Đũa khuấy bằng thủy tinh hay polyethylene (Hình 1.11) 19
- 1.3. Cách lấy và bảo quản mẫu bệnh phẩm 1.3.1. Chuẩn bị dụng cụ - Mẫu máu lấy để phân tích các chỉ số hóa sinh thường là máu tĩnh mạch, có khi là máu động mạch hoặc mao mạch. - Dụng cụ để lấy máu gồm: + Bơm, kim tiêm (nên dùng loại dùng một lần) + Dây thắt (nên bằng cao su mềm, độ đàn hồi tốt) + Ống đựng bệnh phẩm thường là ống nghiệm thủy tinh thể tích 5 – 10 ml, nút phải sạch và khô. + Chất chống đông sử dụng như heparin, natri citrate, natri oxalate. Sự lựa chọn chất chống đông tùy thuộc vào mục đích xét nghiệm. 1.3.2. Chuẩn bị bệnh nhân + Nên lấy máu vào lúc sáng sớm, đã nhịn đói 12 tiếng vì nồng độ các chất trong máu phản ánh trung thực thông số thực của bệnh nhân, tránh các yếu tố có thể gây sai số. + Chuẩn bị lấy máu, bệnh nhân nghỉ khoảng 15 – 20 phút, giải thích cho bệnh nhân cách lấy máu để bệnh nhân yên tâm khi tiến hành lấy máu. Nhất là trong một số xét nghiệm như phân tích các rối loạn thăng bằng acid, base, tránh tăng thông khí, dẫn đến kiềm hô hấp, dẫn đến thông số định lượng sẽ bị sai lệch. 1.3.3. Cách lấy máu
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Thực hành hóa phân tích - Trường Trung cấp Quốc tế Mekong
44 p | 18 | 3
-
Giáo trình Thực hành Sinh lý (Ngành: Kỹ thuật xét nghiệm y học - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
48 p | 2 | 2
-
Giáo trình Thực hành Sinh lý (Ngành: Hộ sinh - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
48 p | 3 | 2
-
Giáo trình Thực hành Sinh lý (Ngành: Dược - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
49 p | 7 | 2
-
Giáo trình Thực hành Giải phẫu sinh lý (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau
77 p | 1 | 1
-
Giáo trình Thực hành hóa phân tích (Ngành: Y sỹ, Dược sĩ - Trung cấp) - Trường Trung cấp Quốc tế Mekong
26 p | 1 | 1
-
Giáo trình Thực hành Sinh lý (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
48 p | 3 | 1
-
Giáo trình Thực hành nghiên cứu khoa học (Ngành: Dược - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
50 p | 2 | 1
-
Giáo trình Thực hành Giải phẫu sinh lý (Ngành: Dược - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau
76 p | 1 | 1
-
Giáo trình Thực hành nghiên cứu khoa học (Ngành: Hình ảnh - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
50 p | 1 | 1
-
Giáo trình Thực hành nghiên cứu khoa học (Ngành: Hộ sinh - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
50 p | 4 | 1
-
Giáo trình Thực hành hóa dược - Trường Cao đẳng Sài Gòn Gia Định
30 p | 0 | 0
-
Giáo trình Thực hành Phân tích hóa định lượng - Trường Cao đẳng Sài Gòn Gia Định
38 p | 0 | 0
-
Giáo trình Thực hành hóa học đại cương (Ngành: Dược - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau
63 p | 0 | 0
-
Giáo trình Thực hành hóa dược (Ngành: Dược - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau
48 p | 0 | 0
-
Giáo trình Thực hành Hóa sinh (Ngành: Dược - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau
92 p | 0 | 0
-
Giáo trình Thực hành Hóa sinh (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Cà Mau
92 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn