intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Thực hành Sinh lý (Ngành: Hộ sinh - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:48

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Thực hành Sinh lý (Ngành: Hộ sinh - Trình độ: Cao đẳng)" được biên soạn với mục tiêu giúp người học trình bày được đặc điểm hệ thống nhóm máu ABO, Rh; nắm được các bước kỹ thuật định nhóm máu hệ ABO, Rh; và thao tác đúng đủ các bước kỹ thuật đó; biết được đặc điểm cấu tạo, chức năng và những thay đổi về số lượng bạch cầu trong máu ngoại vi;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Thực hành Sinh lý (Ngành: Hộ sinh - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ GIÁO TRÌNH THỰC HÀNH MÔN HỌC: Sinh lý NGÀNH: HỘ SINH TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG LIÊN THÔNG Ban hành kèm theo Quyết định số: 549 /QĐ-CĐYT ngày 9 tháng 8 năm 2021 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng y tế Thanh Hóa
  2. Thanh Hóa, năm 2021
  3. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
  4. 1 LỜI GIỚI THIỆU Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá có bề dày lịch sử đào tạo các thế hệ cán bộ Y - Dược, xây dựng và phát triển hơn 60 năm. Hiện nay, Nhà trường đã và đang đổi mới về nội dung, phương pháp và lượng giá học tập của học sinh, sinh viên nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo. Để có tài liệu giảng dạy thống nhất cho giảng viên và tài liệu học tập cho học sinh, sinh viên; Đảng uỷ - Ban Giám hiệu Nhà trường chủ trương biên soạn tập bài giảng của các chuyên ngành mà Nhà trường đã được cấp phép đào tạo. Giáo trình Thực hành Sinh lý được các giảng viên Bộ môn Y cơ sở biên soạn dùng cho hệ Cao đẳng Hộ sinh liên thông dựa trên chương trình đào tạo của Trường ban hành năm 2021, Thông tư 03/2017/BLĐTBXH ngày 01 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động thương binh xã hội. Giáo trình Sinh lý này đề cập đến những kiến thức Sinh lý học Y học cơ bản nhất nhằm giúp học viên có cơ sở để học các môn chuyên ngành, sau khi ra trường có thể vận dụng tốt các kiến thức để giải thích được các hiện tượng, cơ chế hoạt động của các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn. Tuy nhiên trong qua trình biên soạn tập bài giảng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tập thể biên soạn xin ghi nhận các ý kiến đóng góp xây dựng của các nhà quản lý, đồng nghiệp, độc giả và học sinh, những người sử dụng cuốn sách này để nghiên cứu bổ sung cho tập bài giảng ngày càng hoàn thiện hơn. Thanh Hóa, năm 2021 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: Mai Văn Bảy 2. Nguyễn Quốc Thịnh Biên soạn 3. Vũ Thị Nguyệt Minh 4. Nguyễn Thị Hằng 5. Nguyễn Thị Thanh
  5. 2 MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU............................................................................................... 1 MỤC LỤC......................................................................................................... 2 BÀI 1. HỆ THỐNG NHÓM MÁU ABO, Rh VÀ ỨNG DỤNG............................3 BÀI 2: CÔNG THỨC BẠCH CẦU...................................................................15 Bài 3: SINH LÝ SINH DỤC SINH SẢN...........................................................25 BÀI 4: SINH LÝ ThÇn kinh trung ¬ng.........................................................30
  6. 3 BÀI 1 HỆ THỐNG NHÓM MÁU ABO, Rh VÀ ỨNG DỤNG 1. Mục tiêu của bài: Sau khi học xong bài này người học có khả năng: 1.1. Trình bày được đặc điểm hệ thống nhóm máu ABO, Rh. 1.2. Trình bày được các bước kỹ thuật định nhóm máu hệ ABO, Rh; và thao tác đúng đủ các bước kỹ thuật đó. 1.3. Trình bày được ứng dụng lâm sàng của nhóm máu hệ ABO,Rh. 1.4.Thực hiện đúng đủ các bước kỹ thuật làm chéo. 2.Nội dung 2.1. HỆ NHÓM MÁU ABO Khối lượng máu của cơ thể là một chỉ số sinh lý cần được duy trì ổn định. Vì vậy khi mất máu do chấn thương, phẫu thuật, băng huyết khi sinh... cần phải bù lại máu. 2.1.1. Ðặc điểm kháng nguyên, kháng thể - Hệ nhóm máu ABO có 2 loại kháng nguyên là A và B nằm trên màng hồng cầu. - Trong huyết tương có 2 loại kháng thể là kháng thể kháng A (kháng thể ) và kháng thể kháng B (kháng thể ). - Kháng thể  có khả năng ngưng kết kháng nguyên A, kháng thể  có khả năng ngưng kết kháng nguyên B. - Dựa vào sự có mặt hay vắng mặt của kháng nguyên A, B trên màng hồng cầu người ta phân loại hệ thống máu ABO có 4 nhóm máu. Bảng nhóm máu Tên nhóm Tỷ lệ (%) KN KT máu Da trắng Việt Nam A 41 21,5 A  B 9 29,5 B  AB 3 6 A,B Không O 47 43 Không , 2.1.2. Ứng dụng: Ứng dụng truyền máu: * Nguyên tắc truyền máu: - Nguyên tắc chung: Không để kháng nguyên và kháng thể tương ứng gặp nhau. Như vậy để đảm bảo an toàn trong truyền máu phải truyền máu cùng nhóm.
  7. 4 Tuy nhiên trong những trường hợp tối cần thiết không có máu cùng nhóm có thể truyền máu khác nhóm nhưng với điều kiện: Không để cho kháng nguyên người cho bị ngưng kết bởi kháng thể trong huyết tương người nhận. Theo nguyên tắc này người nhóm máu O không có kháng nguyên nên có thể cho được nhóm máu A,B,AB, trong khi đó nhóm máu AB nhận được các nhóm máu khác vì không có kháng thể trong huyết tương, A - Sơ đồ truyền máu: O AB B - Phản ứng chéo: Trước khi truyền máu cần thử phản ứng chéo dù là truyền cùng nhóm. Dùng 2 ống nghiệm: + Ống nghiệm I trộn hồng cầu người cho với huyết thanh của người nhận. + Ống nghiệm II trộn huyết thanh người cho với hồng cầu của người nhận. Có thể gặp 1 trong 4 trường hợp sau: Ống I+II không ngưng kết: Truyền tối đa. Ống I+II ngưng kết: Không truyền được. Ống I ngưng kết, ống II không ngưng kết: Không truyền Ống I không ngưng kết, ống II ngưng kết: Truyền tối thiểu. * Ghép cơ quan: Các kháng nguyên của hệ nhóm máu ABO có ở nhiều nơi trong cơ thể. Nếu ghép cơ quan của người có nhóm máu khác nhau thì có thể gây thải ghép. *Trong sản khoa: Khi có sự không hòa hợp giữa máu mẹ và máu con có thể gây ngưng kết hồng cầu máu thai nhi. Có thể gây tan máu và gây nguy hiểm cho trẻ. 2.2. Hệ nhóm máu Rh: 2.2.1.Đặc điểm: - Có 6 loại kháng nguyên Rh, chúng được ký hiệu là C, D, E, c, d, e. Một người có kháng nguyên C thì không có c và ngược lại, các cặp khác cũng tương tự. - Do phương thức di truyền của các yếu tố này, mỗi người chúng ta có 3 kháng nguyên thuộc 3 cặp C-c, D-d, E-e (Vd: CDE; CdE; cdE; cDe...).
  8. 5 - Kháng nguyên D là thường gặp nhất và có tính kháng nguyên mạnh nhất nên những người mang kháng nguyên D được gọi Rh dương, những người không mang kháng nguyên D được gọi là Rh âm. - Hệ nhóm máu Rh không có kháng thể tự nhiên. Kháng thể chỉ sinh ra trong máu người Rh âm khi người này được truyền máu Rh dương hoặc trường hợp mẹ Rh âm mang bào thai Rh dương. Ðó là quá trình đáp ứng miễn dịch. 2.2.2. Ứng dụng lâm sàng - Trong truyền máu Người Rh âm truyền máu Rh dương, lần 1 không xảy ra tai biến. Tuy nhiên, cơ thể người này sản xuất kháng thể chống Rh. Nếu sau đó người này lại được truyền máu Rh dương thì tai biến có thể xảy ra giống như truyền nhầm nhóm máu. - Trong sản khoa: Xảy ra đối với những người phụ nữ Rh âm lấy chồng Rh dương. Sinh con Rh dương giống bố. Khi mang thai máu Rh dương của thai nhi sẽ vào tuần hoàn mẹ chủ yếu là khi đẻ sẽ kích thích cơ thể người mẹ sản xuất kháng thể chống Rh dương. Ðứa trẻ sinh ra trong lần này không bị ảnh hưởng gì cả. Lần mang thai tiếp theo, có thể làm ngưng kết hồng cầu thai nhi và gây các tai biến sảy thai, thai lưu, hoặc đứa trẻ sinh ra bị hội chứng vàng da tan máu nặng. 2.3. KỸ THUẬT ĐỊNH NHÓM MÁU HỆ ABO,Rh 2.3.1. Nguyªn t¾c : Trộn máu người cần thử với huyết thanh mẫu đã biết trước kháng thể. Dựa vào hiện tượng ngưng kết hay không ngưng kết của hồng cầu, từ đó tìm ra kháng nguyên rồi suy ra nhóm máu. 2.3.2. Quy trình kỹ thuật: 2.3.2.1.Chuẩn bị: + Dụng cụ: - Đá men, hay thẻ định nhóm, ống nghiệm. - Pipet để lấy máu, kim chích máu, hoặc bơm nhựa vô khuẩn 5ml. - Bút ghi trên kính, găng tay, bông. + Hóa chất: Bộ huyết thanh mẫu hệ ABO(AntiA, AntiB, Anti AB) Cồn 70o + Bệnh phẩm: Máu của bệnh nhân (Phòng xét nghiệm) Tại khoa lâm sàng: Chuẩn bị bệnh nhân. 2.3.2.2. Cách làm: - Ghi tên, tuổi (năm sinh), địa chỉ khoa phòng, số giường của bệnh nhân lên đá men, hoặc thẻ định nhóm máu hoặc ống nghiệm, hoặc đánh số xét nghiệm.
  9. 6 - Ghi tên huyết thanh mẫu lên đá men, hoặc thẻ định nhóm máu hoặc ống nghiệm. - Nhỏ các giọt huyết thanh mẫu tương ứng xuống đá men, hoặc thẻ định nhóm máu hoặc ống nghiệm. Mỗi giọt tương ứng với 0,1 ml. - Nhỏ giọt máu bên cạnh giọt huyết thanh mẫu, mỗi giọt tương đương với 0,05 ml. - Trộn đều huyết thanh mẫu và máu theo đường tròn đường kính khoảng 1- 2cm. - Lắc đều để huyết thanh và máu hòa vào với nhau sau đó quan sát hiện tượng ngưng kết hay không ngưng kết bằng mắt thường. 2.3.3. Đọc kết quả - Nếu có hiện tượng ngưng kết thì hồng cầu kết dính lại với nhau thành từng đám. - Nếu không có hiện tượng ngưng kết thì hồng cầu hòa với huyết thanh như hiện tượng pha loãng máu. Ngưng kết Không Ngưng kết + - Anti A Anti B Anti AB Anti A Anti B Anti AB + - + - + + Nhóm máu A (21,5 %) Nhóm máu B (29,5%); Anti A Anti B Anti AB Anti A Anti B Anti AB - - - + + + Nhóm máu O (43%); Nhóm máu AB (6%) AntiD + : Rh dương (99,92%) AntiD - : Rh âm ( 0,08 %) 2.4.Kỹ thuật làm phản ứng chéo 2.4.1: Nguyên tắc 2.4.2. Quy trình kỹ thuật 2.4.2.1.Chuẩn bị: * Dụng cụ:
  10. 7 - Ống nghiệm - Lam kính. - Pipet. - Kính hiển vi. - Máy ly tâm. * Hóa chất - Nước muối 0,9%. - Nước cất - Huyết thanh mẫu, hồng cầu mẫu. * Bệnh nhân: 2.4.2.2.Cách làm Bước 1: Tách huyết thanh và làm dung dịch hồng cầu treo 5% - Lấy 3- 5ml máu tĩnh mạch vào ống nghiêm sạch không chống đông để lấy huyết thanh làm xét nghiệm - Lấy 1- 2ml máu tĩnh mạch vào ống nghiệm đã có sẵn chất chống đông để lấy hồng cầu làm xét nghiệm - Máu người cho và người nhận tách thành hai phần riêng biệt : Huyết thanh và hồng cầu - Pha hồng cầu người cho và người nhận 5% bằng nước muối 0,9% (1giọt hồng cầu khối + 19 giọt nước muối) Bước 2: Định lại nhóm máu người cho và người nhận theo 2 phương pháp huyết thanh mẫu, hồng cầu mẫu xem có phù hợp không. Bước 3: Làm chéo - Đánh số ống nghiệm 1,ống nghiệm 2 - Ghi tên người nhận, khoa phòng, số ký hiệu túi máu bệnh nhân được nhận lên 2 ống nghiệm đó. - Ống nghiệm 1 cho: 2giọt huyết thanh người nhận và 1 giọt hồng cầu người cho 5%. - Ống nghiệm 2 cho: 2 giọt huyết thanh người cho và 1 giọt hồng cầu người nhận 5%. - Lắc đều 2 ống , ly tâm 1000 vòng /1 phút /30 s. - Lấy ra đọc kết quả bằng mắt thường và trên kính hiển vi 2.4.2.3. Đọc và biện luận kết quả: - Nếu ở cả 2 ống không có hiện tượng ngưng kết thì máu người cho và người nhận phù hợp - Trường hợp cả 2 ống đều ngưng kết hoặc ống 1 ngưng kết ( khi truyền khối hồng cầu), ống 2 ngưng kết khi truyền huyết tương đều không truyền được.
  11. 8 Ghi nhớ - Đặc điểm hệ thống nhóm máu ABO, Rh.1 - Các bước kỹ thuật định nhóm máu hệ ABO, Rh; và thao tác đúng đủ các bước kỹ thuật đó. - Ứng dụng lâm sàng của nhóm máu hệ ABO,Rh .- Các bước kỹ thuật làm chéo. BẢNG TRÌNH TỰ THỰC HIỆN KỸ THUẬT LÀM PHẢN ỨNG CHÉO STT THAO TÁC TIÊU CHUẨN Ý nghĩa PHẢI ĐẠT 1 Chuẩn bị phương tiện hoá chất Đầy đủ Đảm bảo quy trình 2 Chuẩn bị đối tượng nhận máu cho Tạo sự tin tưởng, Tạo sự n toàn máu( máu dự trữ) yên tâm hợp tác và hợp tác 3 Lấy 3ml máu người cho và 3ml Lấy đủ lượng máu Làm XN người nhận cho vào 4 ống nghiệm có người cho và người chính xác đánh dấu nhận 4 Tách huyết thanh và hồng cầu của Lấy tối đa lượng Đảm bảo đủ từng người bằng pi pet huyết thanh, không bệnh phẩm xét để lẫn huyết thanh nghiệm theo người cho và người yêu cầu nhận 5 Rữa hồng cầu bằng NaCl9%0 Đúng kỹ thuật , Làm được Pha hồng cầu rữa thành dung dịch đảm bảo đúng tỷ lệhồng cầu đúng hồng cầu 5% yêu cầu 6 Trộn hồng cầu với huyết thanh Nhỏ đúng số giọt Tạo sự chính Ống 1: 2 giọt huyết thanh người HT và HC vào từng xác trong kỹ nhận + 1 giọt hồng cầu người cho ống thuật Ống 2: 2 giọt huyết thanh người cho + 1 giọt hồng cầu người nhận 7 Lắc đều 2 ống , quay ly tâm Đảm bảo trộn đều, Đảm bảo
  12. 9 1000v/1p trong 30s, để tủ ấm trong đủ thời gian và số chính xác 30p vòng 8 Đọc kết quả Đọc đúng kết quả Tạo kết quả Dùng pipet lấy từ mỗi ống 1 giọt để tin cậy nhỏ lên lam kính - Đọc kết quả dưới KHV (+): Ngưng kết (-): Không ngưng kết 9 Chỉ định: Chỉ định đúng Tạo kết quả Ống 1 Ống 2 Chỉ định tin cậy, chỉ (-) (-) Truyền được định chính xác (-) (+) Truyền trong mọi tình ít,chậm,phải theo huống dõi cẩn thận (+) (-) Cấm truyền (+) (+) Cấm truyền BẢNG KIỂM LƯỢNG GIÁ THỰC HÀNH KỸ THUẬT LÀM PHẢN ỨNG CHÉO STT THAO TÁC ĐÚNG SAI 1 Chuẩn bị phương tiện hoá chất 2 Chuẩn bị đối tượng nhận máu cho máu( máu dự trữ) 3 Lấy 3ml máu người cho và 3ml người nhận cho vào 4ống nghiệm có đánh dấu 4 Tách huyết thanh và hồng cầu của từng người bằng pi pet 5 Rữa hồng cầu bằng NaCl9%0 Pha hồng cầu rữa thành dung dịch hồng cầu 5% 6 Trộn hồng cầu với huyết thanh Ống 1: 2 giọt huyết thanh người nhận + 1 giọt hồng cầu người cho Ống 2: 2 giọt huyết thanh người cho + 1 giọt hồng cầu người nhận
  13. 10 7 Lắc đều 2 ống , quay ly tâm 1000v/1p trong 30s, để tủ ấm trong 30p 8 Đọc kết quả Dùng pipet lấy từ mỗi ống 1 giọt để nhỏ lên lam kính - Đọc kết quả dưới KHV (+): Ngưng kết (-): Không ngưng kết 9 Chỉ định: Ống 1 Ống 2 Chỉ định (-) (-) Truyền được (-) (+) Truyền ít,chậm,phải theo dõi cẩn thận (+) (-) Cấm truyền (+) (+) Cấm truyền BẢNG LƯỢNG GIÁ THỰC HÀNH KỸ THUẬT LÀM PHẢN ỨNG CHÉO STT THAO TÁC ĐIỂM ĐẠT 0 1 2 1 Chuẩn bị phương tiện hoá chất 2 Chuẩn bị đối tượng nhận máu cho máu( máu dự trữ) 3 Lấy 3ml máu người cho và 3ml người nhận cho vào 4ống nghiệm có đánh dấu 4 Tách huyết thanh và hồng cầu của từng người bằng pi pet 5 Rữa hồng cầu bằng NaCl9%0 Pha hồng cầu rữa thành dung dịch hồng cầu 5% 6 Trộn hồng cầu với huyết thanh Ống 1: 2 giọt huyết thanh người
  14. 11 nhận + 1 giọt hồng cầu người cho Ống 2: 2 giọt huyết thanh người cho + 1 giọt hồng cầu người nhận 7 Lắc đều 2 ống , quay ly tâm 1000v/1p trong 30s, để tủ ấm trong 30p 8 Đọc kết quả Dùng pipet lấy từ mỗi ống 1 giọt để nhỏ lên lam kính - Đọc kết quả dưới KHV (+): Ngưng kết (-): Không ngưng kết 9 Chỉ định: Ống 1 Ống 2 Chỉ định (-) (-) Truyền được (-) (+) Truyền ít,chậm,phải theo dõi cẩn thận (+) (-) Cấm truyền (+) (+) Cấm truyền BẢNG TRÌNH TỰ THỰC HIỆN ĐỊNH NHÓM MÁU HỆ ABO (PPdùng huyết thanh mẫu) TIÊU CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH Ý NGHĨA CHUẨ TT N ĐẠT Tiểu kĩ năng 1: Kỹ thuật định nhóm máu hệ ABO,Rh Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất. Thực hiện Đầy đủ đảm + Dụng cụ: Đá men, hay thẻ định nhóm, ống tốt kỹ bảo chất nghiệm, pipet, bơm nhựa 5ml, bút ghi trên kính, thuật lượng, an toàn găng tay, bông + Hóa chất: Bộ huyết thanh mẫu hệ ABO. Cồn 70 - Đối với bệnh nhân: Động viên người bệnh bình Người Từ ngữ rõ tĩnh, yên tâm hợp tác. bệnh yên ràng, người - Đối với bệnh phẩm : Lấy đủ lượng máu theo quy tâm, hợp bênh hợp tác
  15. 12 định, máu không bị đông dây. tác. Đảm bảo Đúng bệnh - Ghi tên, tuổi ( Năm sinh), địa chỉ khoa phòng, số chính xác nhân chỉ định giường của bệnh nhân lên đá men. an toàn xét nghiệm Đúng kết Ghi rõ ràng, - Ghi tên huyết thanh mẫu lên đá men. quả đúng vị trí. - Nhỏ các giọt huyết thanh mẫu tương ứng lên đá Đảm bảo Nhỏ đúng, đủ. men, Giọt huyết thanh tương ứng với 0,1 ml kết quả - Nhỏ giọt máu bên cạnh giọt huyết thanh mẫu, mỗi Đảm bảo Nhỏ đúng, đủ. giọt máu tương đương với 0,05 ml. kết quả -Trộn đều máu và huyết thanh mẫu theo đường Dễ đọc kết Trộn đều, đẹp tròn đường kính khoảng 1-2 cm. quả - Lắc đều để huyết thanh và máu hòa vào với nhau , Để nhìn rõ Thấy được xem hiện tượng ngưng kết hay không ngưng kết hiện tượng hiện tượng rõ bằng mắt thường. ràng bằng mắt thường Tiểu kĩ năng 2: Đọc và biện luận kết quả Nhóm máu A: Anti A (+), AntiB(-), AntiAB(+) Đọc đúng Nhóm máu B: Anti A (-), AntiB(+), AntiAB(+) Đọc đúng Nhóm máu O: Anti A (-), AntiB(-), AntiAB(-) Đọc đúng Nhóm máu AB: Anti A (+), AntiB(+), AntiAB(+) Đọc đúng BẢNG KIỂM LƯỢNG GIÁ KỸ THUẬT ĐỊNH NHÓM MÁU HỆ ABO (Phương pháp dùng huyết thanh mẫu) TT CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH ĐÚNG SAI Tiểu kĩ năng 1: Kỹ thuật định nhóm máu hệ ABO,Rh Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất. + Dụng cụ: Đá men, hay thẻ định nhóm, ống nghiệm, pipet, bơm nhựa 5ml, bút ghi trên kính, găng tay, bông + Hóa chất: Bộ huyết thanh mẫu hệ ABO. Cồn 70 - Đối với bệnh nhân: Động viên người bệnh bình tĩnh, yên tâm hợp tác. - Đối với bệnh phẩm : Lấy đủ lượng máu theo quy định, máu không bị đông dây.
  16. 13 - Ghi tên, tuổi (Năm sinh), địa chỉ khoa phòng, số giường của bệnh nhân lên đá men. - Ghi tên huyết thanh mẫu lên đá men. - Nhỏ các giọt huyết thanh mẫu tương ứng lên đá men, Giọt huyết thanh tương ứng với 0,1 ml - Nhỏ giọt máu bên cạnh giọt huyết thanh mẫu, mỗi giọt máu tương đương với 0,05 ml. -Trộn đều máu và huyết thanh mẫu theo đường tròn đường kính khoảng 1-2 cm. - Lắc đều để huyết thanh và máu hòa vào với nhau , xem hiện tượng ngưng kết hay không ngưng kết bằng mắt thường. Tiểu kĩ năng 2: Đọc và biện luận kết quả Nhóm máu A: Anti A (+), AntiB(-), AntiAB(+) Nhóm máu B: Anti A (-), AntiB(+), AntiAB(+) Nhóm máu O: Anti A (-), AntiB(-), AntiAB(-) Nhóm máu AB: Anti A (+), AntiB(+), AntiAB(+) Tiểu kĩ năng 3: An toàn cho người bệnh,trang thiết bị. Tiểu kĩ năng 4: Không sớm hoặc muộn hơn thời gian quy định quá 5 phút. BẢNG LƯỢNG GIÁ KỸ THUẬT ĐỊNH NHÓM MÁU HỆ ABO (Phương pháp dùng huyết thanh mẫu) ĐIỂM ĐẠT TT CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH 0 1 2 Tiểu kĩ năng 1: Kỹ thuật định nhóm máu hệ ABO,Rh Chuẩn bị dụng cụ, hóa chất. + Dụng cụ: Đá men, hay thẻ định nhóm, ống nghiệm, pipet, bơm nhựa 5ml, bút ghi trên kính, găng tay, bông + Hóa chất: Bộ huyết thanh mẫu hệ ABO. Cồn 70 - Đối với bệnh nhân: Động viên người bệnh bình tĩnh, yên tâm hợp tác. - Đối với bệnh phẩm : Lấy đủ lượng máu theo quy định, máu không bị đông dây. - Ghi tên, tuổi (Năm sinh), địa chỉ khoa phòng, số giường của bệnh nhân lên đá men.
  17. 14 - Ghi tên huyết thanh mẫu lên đá men. - Nhỏ các giọt huyết thanh mẫu tương ứng lên đá men, Giọt huyết thanh tương ứng với 0,1 ml - Nhỏ giọt máu bên cạnh giọt huyết thanh mẫu, mỗi giọt máu tương đương với 0,05 ml. -Trộn đều máu và huyết thanh mẫu theo đường tròn đường kính khoảng 1-2 cm. - Lắc đều để huyết thanh và máu hòa vào với nhau , xem hiện tượng ngưng kết hay không ngưng kết bằng mắt thường. Tiểu kĩ năng 2: Đọc và biện luận kết quả Nhóm máu A: Anti A (+), AntiB(-), AntiAB(+) Nhóm máu B: Anti A (-), AntiB(+), AntiAB(+) Nhóm máu O: Anti A (-), AntiB(-), AntiAB(-) Nhóm máu AB: Anti A (+), AntiB(+), AntiAB(+) Tiểu kĩ năng 3: An toàn cho người bệnh,trang thiết bị. Tiểu kĩ năng 4: Không sớm hoặc muộn hơn thời gian quy định quá 5 phút.
  18. 15 BÀI 2: CÔNG THỨC BẠCH CẦU 1.MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này người học có khả năng: 1.1. Trình bày được đặc điểm cấu tạo, chức năng và những thay đổi về số lượng bạch cầu trong máu ngoại vi. 1.2. Trình bày được công thức bạch cầu phổ thông và nhận dạng đúng các loại bạch cầu dưới kính hiển vi quang học. 2. Nội dung: 2.1. Phân loại bạch cầu: * Dựa vào hình thái của nhân và tính chất bắt màu các hạt trong bào tương - Dựa theo nhân: Dựa trên hình dáng nhân, nhân bạch cầu hạt chia làm nhiều thùy nên chúng được gọi là bạch cầu đa nhân. Bạch cầu mono và bạch cầu lympho có một nhân choán chỗ gần hết trong bào tương nên còn có tên là bạch cầu đơn nhân. - Dựa theo bào tương: trong bào tương có nhiều hạt đặc hiệu cho từng loại bạch cầu nên còn gọi là bạch cầu hạt. Lympho và mono bào tương không có hạt nên gọi là bạch cầu không hạt . * Dựa vào chức năng: - Nhóm thực bào: Bạch cầu trung tính,mono, đại thực bào, ưa acid. - Nhóm tế bào độc: bạch cầu acid, một số dưới nhóm của bạch cầu lympho. - Nhóm trình diện kháng nguyên: BC mono – đại thực bào 2.2. Chức năng của các loại bạch cầu: 2.2.1.Bạch cầu đa nhân trung tính: Là loại bạch cầu có tỷ lệ lớn nhất trong máu ngoại vi, trên tiêu bản máu ngoại vi nhân chia đoạn từ 2-5 đoạn tế bào càng già nhân càng nhiều đoạn, nguyên sinh chất có các hạt nhỏ tròn đều mịn bắt màu hồng tím. Chúng tồn tại trong máu khoảng 4-5 giờ dưới dạng lưu động hoặc bám mạch. Chức năng: thực bào các vi khuẩn có kích thước bé.sau khi thực bào thì chết cùng xác vi khuẩn tạo thành mủ ngoài vết thương.
  19. 16 Khi cơ thể bị nhiễm khuẩn dưới tác dụng hóa chất tại ổ viêm sẽ hấp dẫn bạch cầu trung tính đến thực bào. Bên việc tiêu diệt vật lạ bạch cầu trung tính còn giải phóng vào dịch ngoại bào các chất hóa học gây ra biểu hiện của một tình trạng viêm như sốt, sưng nóng, đỏ, đau. Một số vi khuẩn (ví dụ như trực khuẩn lao) có thể chống lại các hình thức tiêu diệt vi khuẩn của bạch cầu trung tính và thường gây ra các bệnh mạn tính. - Bạch cầu trung tính tăng: nhiễm khuẩn cấp tính, bỏng, hoại tử tổ chức, u ác tính... - Giảm: Sau dùng hóa chất, tia xạ, suy tủy, dùng một số thuốc.... 2.2.2. Bạch cầu ưa acid: Hình ảnh: bạch cầu acid trên tiêu bản máu dàn Chiếm tỷ lệ thấp trong máu ngoại vi. Bạch cầu ưa acid có nhân hình gọng kính, bào tương có hạt to đều bắt màu da cam. Chức năng của loại này là chống ký sinh trùng và chống dị ứng. Khi cơ thể bị nhiễm ký sinh trùng, số lượng bạch cầu ưa acid thường tăng rất cao trong cả máu ngoại vi và đặc biệt tập trung trong các mô bị nhiễm ký sinh trùng. Tại đây các bạch cầu ưa acid sẽ gắn vào ký sinh trùng rồi giải phóng nhiều chất để giết ký sinh trùng. Bạch cầu acid cũng thường tập trung trong các mô xảy ra các phản ứng dị ứng như các mô quanh phế quản của người bị hen, ở da nơi có phản ứng dị ứng... - Tăng: nhiễm KST,dị ứng, một số u ác tính. - Giảm: Stress nặng, dùng corticoid. 2.2.3. Bạch cầu ưa base Là loại bạch cầu bình thường hầu như không gặp trong máu. Đây là loại bạch cầu không có khả năng vận động và thực bào. 2.2.4. Bạch cầu mono Hình ảnh bạch cầu mono trên tiêu bản máu dàn Là loại bạch cầu có số lượng lưu thông ở máu ngoại vi không nhiều.Là những tế bào có kích thước lớn nhất, nhân hình hạt đậu nằm lệch về một phía, bào tương bắt màu kiềm. Chức năng : Đại thực bào và khởi động quá trình miễn dịch. Sau khi từ tủy xương ra máu ngoại vi là những tế bào chưa trưởng thành nên chưa có khả năng tấn công và phá hủy các tác nhân gây bệnh. Phần lớn các bạch cầu mono chỉ tồn tại trong máu vài giờ sau đó chúng sẽ xuyên mạch vào các tổ chức và biệt hóa thành đại thực bào. Các đại thực bào di chuyển trong mô hoặc cố định tại vị trí nào đó hàng tháng thậm chí hàng năm cho đến khi có tác nhân kích thích phù hợp hoạt hóa. Khả năng thực bào của những bạch cầu này lớn hơn
  20. 17 rất nhiều so với bạch cầu đa nhân trung tính. Các loại bạch cầu mono - đại thực bào còn được gọi là những tế bào trình diện kháng nguyên. Sau khi tiêu hủy vật lạ, chúng để lại những sản phẩm mang tính kháng nguyên để đem trình diện cho tế bào lympho, hoạt hóa quá trình đáp ứng miễn dịch đặc hiệu của cơ thể. - Tăng: Nhiễm khuẩn mạn, các bệnh u ác tính. - Giảm: Stress nặng, dùng corticoid,dùng các thuốc ức chế miễn dịch... 2.2.5. Bạch cầu lympho: Hình ảnh bạch cầu lympho trên tiêu bản máu dàn Là những tế bào bảo vệ cơ thể bằng hình thức đáp ứng miễn dịch đặc hiệu. Trong máu ngoại vi, loại bạch cầu này chiếm tỷ lệ nhiều thứ hai sau bạch cầu đa nhân trung tính. Bạch cầu lympho có kích thước nhỏ, nhân to chiếm gần hết tế bào,bào tương chỉ còn một dải mỏng bắt màu xanh lơ. Dựa vào chức năng người ta chia làm hai loại lymphoB và lymphoT. Cả hai loại này đều có nguồn gốc chung là từ tế bào gốc của tủy xương. Bạch cầu lympho T hoàn thành sự phát triển của chúng trong tuyến ức. Khi qua tuyến ức, những recepter bề mặt ký hiệu CD4 và CD8 được cài vào màng tế bào. Các recepter bề mặt cho phép bạch cầu lympho T nhận biết được kháng nguyên peptid. Đó là những tế bào có thẩm quyền miễn dịch hoặc tế bào hoạt hóa. Các tế bào lympho T hoạt hóa này đáp ứng với kháng nguyên bằng cách tấn công trực tiếp hoặc bằng cách giải phóng ra các hóa chất gọi là lymphokin. Những lymphokin này hấp dẫn bạch cầu hạt đến vùng xâm nhập và kích thích lymphoB và các lymphoT khác.Thông qua quá trình phân bào, các bạch cầu lympho T hoạt hóa này cũng tạo ra những dòng bạch cầu lympho đáp ứng với sự hoạt hóa kháng nguyên ( T hỗ trợ,T độc,T ức chế). Lympho T đóng vai trò quan trọng trong hoạt động chức năng của bạch cầu lympho B. Chức năng đáp ứng miễn dịch của bạch cầu lymphoT được gọi là miễn dịch qua trung gian tế bào. Một số tế bào lympho T sau khi tiếp xúc với kháng nguyên trở thành những tế bào T nhớ. Khi kháng nguyên này xâm nhập lần 2 nhờ những tế bào nhớ này mà lympho T nhanh chóng phân chia thành lympho T cảm ứng tấn công kháng nguyên nhanh và mạnh hơn nhiều so với lần đầu. - Bạch cầu lympho B: Phát triển trong tủy xương rồi theo máu đến các mô bạch huyết như lách, hạch, thành ruột non. Chúng ở đó một thời gian trước khi trở lại máu và bạch huyết. Khi bị kích thích bởi một kháng nguyên đặc hiệu, một số bạch cầu lympho B được hoạt hóa để trở thành nguyên bào lympho. Một số
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
15=>0