intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Thực hành Sinh lý & Sinh lý bệnh: Phần 1 - Trường Đại học Nguyễn Tất Thành

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:47

68
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phần 1 cuốn giáo trình "Thực hành Sinh lý & Sinh lý bệnh - Trường Đại học Nguyễn Tất Thành" có nội dung gồm 3 bài học. Bài 1: Đo huyết áp động mạch gián tiếp; Bài 2: Hệ số thanh lọc; Bài 3: ghiệm pháp dung nạp Glucose đường uống. Mời các bạn cùng tham khảo giáo trình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Thực hành Sinh lý & Sinh lý bệnh: Phần 1 - Trường Đại học Nguyễn Tất Thành

  1. lOMoARcPSD|16911414 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH KHOA DƯỢC BỘ MÔN Y HỌC CƠ SỞ  GIÁO TRÌNH THỰC HÀNH HỌC PHẦN: SINH LÝ – SINH LÝ BỆNH (Dành cho Sinh viên ngành Dược năm thứ 3 ) Lưu hành nội bộ Họ và tên: .............................................MSSV:..................................... Lớp: .......................................................Nhóm: .................................... Buổi thực hành:…………………SĐT liên lạc: .................................... TP. Hồ Chí Minh, tháng … năm … Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  2. lOMoARcPSD|16911414 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH KHOA DƯỢC NỘI QUY PHÒNG THÍ NGHIỆM Khi đến phòng thí nghiệm học sinh phải chấp hành nghiêm chỉnh các nội quy sau: 1. Đến đúng giờ, trang phục đầy đủ, gọn gàng (thẻ sinh viên, mũ, áo blouse, khẩu trang, kính bảo hộ …). 2. Phải chuẩn bị bài thực tập và có sổ ghi chép bài thực tập. Thực tập bù phải có giấy phép của Bộ môn. Thực tập đầy đủ các buổi mới được thi. 3. Tiết kiệm hóa chất, bảo quản dụng cụ thí nghiệm. Nhận và trả dụng cụ khi thực tập. Nếu đổ vỡ, hư hỏng, mất mát phải bồi thường theo giá thị trường. 4. Sử dụng, di chuyển máy móc, dụng cụ thực hành, … phải có sự đồng ý và hướng dẫn của giáo viên phụ trách phòng thí nghiệm. 5. Trật tự, vệ sinh, an toàn, lịch sự, không hút thuốc lá. 6. Nhóm trực nhật phải sắp xếp dụng cụ ngay ngắn và làm vệ sinh phòng thí nghiệm cuối buổi học. 7. Không được thực tập khi: - Đến muộn 15 phút. - Không chuẩn bị bài, không thuộc bài. - Vi phạm nội quy phòng thí nghiệm. TP. HCM, ngày … tháng … năm 2012. TRƯỞNG KHOA (đã ký) Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  3. lOMoARcPSD|16911414 AN TOÀN PHÒNG THÍ NGHIỆM An toàn PTN là nội dung rất quan trọng trong việc kiểm soát hóa chất thuốc thử, chất thải PTN theo nguyên tắc GLP. 1. CÁC QUY ĐỊNH CHUNG - Không được hút thuốc, ăn uống trong phòng thí nghiệm. - Phòng thí nghiệm phải được trang bị các thiết bị như: bình cứu hỏa, tủ hút, vòi hoa sen, tủ thuốc cấp cứu,... - Sinh viên làm thực nghiệm phải biết sử dụng thành thạo tủ hút và các phương tiện phòng cháy, chữa cháy. - Dây điện, thiết bị điện, tủ lạnh phải được cách điện, nối đất và phòng chống phát sinh tia lửa điện. - Sinh viên phải mặc áo choàng dùng cho phòng thí nghiệm. - Tất cả các bình đựng hóa chất phải được dán nhãn và ghi nhãn đặc biệt (ví dụ: “Độc”, “Dễ cháy”, “Ăn mòn”...). - Các phương tiện bảo hộ lao động như kính bảo hộ, khẩu trang, găng tay phải được trang bị đầy đủ. Phải dùng quả bóp cao su khi sử dụng pipet và ống siphon. - Khi tiến hành các phản ứng hóa học mạnh, nguy hiểm và khó kiểm soát như hòa lẫn nước với acid hay hỗn hợp aceton – cloroform với amoniac, trộn các chất dễ cháy hay tác nhân oxy hóa, ... phải đặc biệt thận trọng và tuân theo đúng các hướng dẫn. - Hoá chất độc hại phải để riêng và dán nhãn cẩn thận. Tránh những tiếp xúc không cần thiết với thuốc thử, đặc biệt là dung môi và hơi dung môi. - Giỏ đựng rác thải tối thiểu xa bàn thí nghiệm 1 m. 2. XỬ LÝ CHẤT THẢI Tất cả các hoá chất, dung môi thải có thể gây ảnh hưởng xấu đến môi trường tuyệt đối không được thải trực tiếp vào hệ thống nước thải sinh hoạt mà phải được xử lý bằng những phương tiện, dụng cụ thích hợp, đặc biệt đối với các kim loại độc như thủy ngân, chì, arsen,... Các hóa chất độc, ăn mòn, cháy nổ, các acid, base mạnh phải được vô hiệu hóa, làm loãng hoặc trung hòa trước khi thải. Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  4. lOMoARcPSD|16911414 2.1 Phân loại các chất thải trong PTN 2.1.1 Chất thải hóa học: gồm có các loại: o Các dung môi hữu cơ. o Các dung dịch acid-kiềm đậm đặc. o Các ion kim loại nặng. 2.1.2 Chất thải dược và sinh học Chất thải dược: các mẫu thuốc dư sau phân tích hết thời gian bảo quản. Chất thải sinh học: các môi trường nuối cấy vi khuẩn, kim tiêm, các xác động vật thí nghiệm, mô cơ quan động vật thí nghiệm. 2.2 Quy trình thực hiện - Các dung môi hữu cơ: thu gom trong bình có nắp kín, dán nhãn chất thải dung môi gửi đến Trung tâm xử lý môi trường. - Các dung dịch acid-kiềm đậm đặc: hòa loãng với nước đổ vào hệ thống xử lý nước thải - Các ion kim loại nặng: thu gom vào bình chứa dán nhãn chất thải kim loại gửi đến Trung tâm xử lý môi trường. SƠ CỨU KHI GẶP TAI NẠN TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM 1. SĂN SÓC CẤP CỨU Áp dụng cho các trường hợp thương tích nhẹ hoặc áp dụng tạm thời trước khi di chuyển nạn nhân đến bác sĩ hay bệnh viện. 1.1. PHỎNG 1.1.1. Phỏng do vật nóng - Phỏng nhẹ: lấy vải gạc tẩm dung dịch acid picric/dầu mù u đắp lên một lát rồi thoa vaselin, băng lại. - Phỏng nặng: đắp nhẹ vải mùng tẩm dung dịch acid picric lên vết phỏng xong chở đi bệnh viện. Tránh băng chặt và tránh dùng vaselin hay thuốc mỡ. - Lưu ý: vết phỏng nặng phải không là vết phỏng sâu, mà là vết phỏng có diện tích lớn, nạn nhân dễ bị nhiễm trùng, nhiễm độc hay mất nước. 1.1.2. Phỏng do hóa chất Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  5. lOMoARcPSD|16911414 Việc làm trước tiên là làm trôi hóa chất khỏi da bằng cách xả nước dưới bộ tắm (vòi sen+ bộ tắm mắt) trong thời gian 15 - 20 phút, sau đó ngâm vết bỏng trong chậu nước lớn. Sau đó tiếp tục trung hòa hóa chất bằng cách: - Nếu phỏng do acid: đắp vải mùng tẩm dung dịch bicarbonat natri 8%. - Nếu phỏng do kiềm: đắp vải mùng tẩm dung dịch acid boric 3%. 1.2. TAI NẠN VỀ MẮT Sinh viên đeo kính bảo hộ khi thực tập để tránh tai nạn về mắt. Trong mọi trường hợp tai nạn về mắt, việc đầu tiên xả nước dưới bộ tắm mắt trong 10 phút, báo GV. Sau khi săn sóc tạm thời thì đưa ngay đến bác sĩ nhãn khoa. Săn sóc tạm thời: Acid vào mắt: sau khi tắm mắt tức khắc bằng nước, tắm mắt bằng dung dịch bicarbonat natri 1%. Chất kiềm vào mắt: tắm mắt trong nước như trên, xong tắm mắt trong dung dịch acid boric 1%. Trường hợp miếng thủy tinh hay vật nhọn bắn vào mắt hay sinh viên xốn mắt thì tuyệt đối ngăn không cho dụi mắt mà chỉ cho nháy mắt trong nước (tắm mắt). Để nạn nhân nằm ngửa và giữ cho mắt mở trong khi đưa nạn nhân đến bác sĩ nhãn khoa. 1.3. THƯƠNG TÍCH Thương tích nhẹ: dùng kẹp đã tiệt trùng lấy một miếng hay vật bén sắc nhọn ra khỏi vết thương, rửa vết thương bằng nước dưỡng thủy 10 thể tích, chấm vết thương bằng thuốc đỏ và băng vết thương lại (dùng gạc hay băng y tế). Vết thương nặng: rửa nhanh vết thương bằng nước dưỡng thủy, băng vết thương và đưa đến bệnh viện. Trường hợp bị xuất huyết nhiều ở tay: băng vết thương thật chặt. Dùng khăn tay hay khăn vải buộc chặt phần phía trên vết thương (giữa vết thương và tim). Di chuyển gấp nạn nhân đến bệnh viện. 1.4. NGỘ ĐỘC Ngộ độc vào miệng - Acid: súc miệng nhiều lần bằng dung dịch natri bicarbonat 1%. - Kiềm: súc miệng nhiều lần bằng dung dịch acid boric 1%. - Các hóa chất khác: súc miệng nhiều lần bằng nước sạch. Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  6. lOMoARcPSD|16911414 - Hg hấp phụ bằng Than hoạt. 1.5. ĐIỆN GIẬT Trước hết, ngắt cầu giao điện ngay lập tức. Nới rộng quần áo nạn nhân, hô hấp nhân tạo trong khi di chuyển đến bệnh viện (trường hợp nặng). 2. HỎA HOẠN 2.1. NGỌN LỬA NHỎ Dập tắt bằng khăn ướt, vải bố, cát. 2.2. LỬA LAN RỘNG Dùng bình cứu hỏa chứa CO2, lật ngược bình, hướng vòi xịt vào gốc ngọn lửa. 2.3. LỬA BẮT CHÁY QUẦN ÁO Lăn vài vòng dưới sàn cho tắt lửa trong khi các bạn khác đang dùng vải bố hay khăn dập tắt ngọn lửa. Khi quần áo đang mặc trên người bị cháy không được chạy ra chỗ có gió. Dùng nước, khăn ướt hoặc vải bố dập tắt lửa, tuyệt đối không dùng bình chữa cháy chứa CO2 để phun vào người khi quần áo đang bị cháy, mà phải dùng nước dội hay vải bố trùm kín lên người nạn nhân. Nếu đang ở gần cửa ra vào, hoặc sau khi dập tắt được ngọn lửa, có thể dùng vòi nước để dội cho tắt hẳn. Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  7. lOMoARcPSD|16911414 MỤC LỤC BÀI 1 : ĐO HUYẾT ÁP ĐỘNG MẠCH GIÁN TIẾP –...................................................... 1 KHẢO SÁT MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG LÊN HUYẾT ÁP ................................... 1 BÀI 2: HỆ SỐ THANH LỌC ............................................................................................. 12 BÀI 3: NGHIỆM PHÁP DUNG NẠP GLUCOSE ĐƯỜNG UỐNG ............................... 23 (OGTT: Oral Glucose Tolerance Test)............................................................................... 23 BÀI 4: PHÂN TÍCH HUYẾT ĐỒ...................................................................................... 41 BÀI 5: XÁC ĐỊNH NHÓM MÁU ..................................................................................... 61 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  8. lOMoARcPSD|16911414 Khoa Dược –Trường ĐH Nguyễn Tất Thành Giáo trình TH Sinh lý & Sinh lý bệnh – ĐH BÀI 1 : ĐO HUYẾT ÁP ĐỘNG MẠCH GIÁN TIẾP – KHẢO SÁT MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG LÊN HUYẾT ÁP Đặng Huỳnh Anh Thư MỤC TIÊU 1. Đo và nhận định đúng huyết áp bình thường. 2. Phân loại huyết áp theo JNC 7 (Joint National Committee) và ASH/ISH 2014 (American Society of Hypertension/ International Society of Hypertension). 3. Đo và giải thích đúng các kết quả thực hành: − Ảnh hưởng của trọng lực. − Ảnh hưởng của vận động. − Ảnh hưởng của kích thích đau. I. ĐẠI CƯƠNG 1.1 Định nghĩa Huyết áp là áp lực của máu tác dụng lên mỗi đơn vị diện tích thành mạch. 1.2 Đơn vị đo Đơn vị đo huyết áp là mmHg hoặc Kpa (KiloPascal). (1 Kpa = 7,5 mmHg) 1.3 Nguyên tắc Đo huyết áp động mạch bằng phương pháp gián tiếp: ép động mạch có đường kính tương đối lớn (thường sử dụng động mạch cánh tay) bằng một túi hơi, bơm túi hơi để tạo áp suất khí, từ đó đo áp suất khí trong túi hơi và suy ra huyết áp của động mạch. Có hai phương pháp đo: bắt mạch và nghe. 1.3.1 Phương pháp bắt mạch − Khi chưa bơm hơi vào túi khí: bình thường vẫn cảm nhận được mạch đập khi sờ; − Bơm hơi vào túi khí cho đến khi áp suất trong băng quấn lớn hơn huyết áp tâm thu, động mạch bị ép hoàn toàn, máu không chảy qua được → không còn bắt được mạch; − Xả hơi trong túi khí: khi áp suất túi khí bằng và thấp hơn mức huyết áp tâm thu, trong kỳ tâm thu động mạch không còn bị ép chặt, máu chảy qua chỗ bị ép → cảm nhận được mạch 1 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  9. lOMoARcPSD|16911414 Khoa Dược –Trường ĐH Nguyễn Tất Thành Giáo trình TH Sinh lý & Sinh lý bệnh – ĐH đập trở lại, tương ứng với huyết áp tâm thu. Sau đó vẫn cảm nhận được mạch đập khi tiếp tục giảm áp suất trong túi khí cho đến 0 mmHg. Do đó, phương pháp bắt mạch chỉ cho biết huyết áp tâm thu, không cho biết huyết áp tâm trương. 1.3.2 Phương pháp nghe − Khi chưa bơm hơi vào túi khí: không nghe tiếng động khi đặt ống nghe trên vị trí động mạch cánh tay. − Bơm hơi vào túi khí: mạch máu bị hẹp dần sẽ tạo ra tiếng động, cho đến khi áp suất trong túi khí lớn hơn mức huyết áp tâm thu, động mạch bị ép hoàn toàn → không còn nghe tiếng động. − Xả hơi trong túi khí: khi áp suất túi khí bằng và thấp hơn mức huyết áp tâm thu, trong kỳ tâm thu động mạch không còn bị ép chặt, máu chảy qua chỗ bị ép, dội vào cột máu đang yên tĩnh ở phía dưới nên gây ra tiếng động. Áp suất trong túi khí càng giảm, mỗi kỳ tâm thu máu chảy qua càng nhiều hơn cho đến khi áp suất túi khí bằng huyết áp tâm trương: tiếng động “mờ đi” (muffling), rồi mất hẳn. − Tiếng động nghe được gọi là tiếng Korotkoff. Tiếng Korotkoff được chia thành năm giai đoạn: • Giai đoạn 1: tiếng xuất hiện đầu tiên, ứng với huyết áp tâm thu. • Giai đoạn 2: tiếng to hơn, đều đặn • Giai đoạn 3: tiếng to lên • Giai đoạn 4: tiếng mờ đi • Giai đoạn 5: tiếng mất hẳn, ứng với huyết áp tâm trương. Tuy nhiên, có một số trường hợp không xác định được tiếng Korotkoff mất đi (ví dụ: hở van động mạch chủ, dị dạng động tĩnh mạch) thì có thể dùng tiếng Korotkoff giai đoạn 4 tương ứng huyết áp tâm trương. Do đó, phương pháp nghe cho biết cả hai trị số: huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương (khác với phương pháp bắt mạch). 2 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  10. lOMoARcPSD|16911414 Khoa Dược –Trường ĐH Nguyễn Tất Thành Giáo trình TH Sinh lý & Sinh lý bệnh – ĐH Giai đoạn 3 To lên Giai đoạn 2 Giai đoạn 4 To hơn Mờ đi đều đặn Giai đoạn 1 Giai đoạn 5 Xuất hiện Mất hẳn Tiếng Korotkoff (HA tâm trương) (HA tâm thu) Hình 1. Năm giai đoạn của tiếng động Korotkoff trong đo huyết áp. II. DỤNG CỤ Ống nghe. Huyết áp kế có kích thước túi khí phù hợp với cánh tay người được đo: chiều rộng túi khí bằng 40% chu vi cánh tay, chiều dài bằng 80% chu vi cánh tay. Đồng hồ đeo tay. Gường. Chậu đựng nước đá. A B C 3 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  11. lOMoARcPSD|16911414 Khoa Dược –Trường ĐH Nguyễn Tất Thành Giáo trình TH Sinh lý & Sinh lý bệnh – ĐH Hình 2. A: Máy đo huyết áp cơ học (thường sử dụng nhất trên thực hành lâm sàng vì tính chính xác và tiện dụng). B: Máy đo huyết áp thủy ngân (chính xác nhất). C: Máy đo huyết áp điện tử (dễ sử dụng nhất cho bệnh nhân tại nhà). III. THỰC HÀNH 3.1 Xác định huyết áp bình thường 3.1.1 Chuẩn bị bệnh nhân ➢ Bệnh nhân không vận động mạnh, không uống cà phê trước khi đo 01 giờ, không hút thuốc trước đo 15 phút, không tiếp xúc không khí lạnh. ➢ Không dùng thuốc kích thích giao cảm (nhỏ mũi) và phó giao cảm (nhỏ mắt để dãn đồng tử). ➢ Nghỉ ngơi ít nhất 5 phút trước đo. ➢ Có hai tư thế chính trong đo huyết áp: tùy từng trường hợp mà áp dụng, nhưng quy tắc chính là đảm bảo “tay ngang tim”: + Bệnh nhân nằm, cánh tay duỗi, lòng bàn tay ngửa. + Bệnh nhân ngồi thoải mái trên ghế có tựa lưng, cẳng tay có điểm tựa, cánh tay ngang tim (điểm giữa xương ức hoặc liên sườn 4), lòng bàn tay ngửa, chân không bắt chéo. ➢ Bộc lộ cánh tay cần đo. 3.1.2 Kỹ thuật đo ➢ Quấn băng quấn vừa khít với cánh tay, định vị sao cho đường đi của động mạch cánh tay ở ngay giữa túi hơi, bờ dưới băng quấn cách nếp khuỷu tay 2cm. ➢ Bắt mạch quay. ➢ Đóng van. Bơm không khí vào băng quấn cho đến khi không còn thấy mạch đập, bơm thêm 30 mmHg trên mức mất mạch. ➢ Đặt ống nghe lên trên vị trí động mạch cánh tay, ống nghe không nhét dưới băng quấn. ➢ Sau đó, mở van làm giảm áp suất từ từ, khoảng 2 mmHg mỗi giây. ➢ Đến khi nghe tiếng động đầu tiên, đó là huyết áp tâm thu.Tiếp tục giảm áp suất trong túi khí, tiếng động giảm dần cường độ rồi mất hẳn.Trị số tương ứng với lúc tiếng động 4 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  12. lOMoARcPSD|16911414 Khoa Dược –Trường ĐH Nguyễn Tất Thành Giáo trình TH Sinh lý & Sinh lý bệnh – ĐH mất hẳn là huyết áp tâm trương. Trong trường hợp trị số ở hai thời điểm tiếng động giảm đi và mất hẳn chênh lệch ≥ 10 mmHg thì phải ghi rõ 2 trị số. Ví dụ: 120/80 – 70 mmHg. Bảng 1. Kỹ thuật đo huyết áp STT NỘI DUNG 1 Giao tiếp với bệnh nhân 2 Bệnh nhân ngồi đúng tư thế: tựa lưng, chân để trên sàn, không bắt chéo. 3 Cánh tay có điểm tựa, phần giữa cánh tay ngang tim. 4 Bộc lộ cánh tay cần đo huyết áp. 5 Chọn túi hơi có kích thước phù hợp. 6 Phần giữa túi hơi nằm trên động mạch cánh tay. 7 Bờ dưới túi hơi cách nếp khuỷu 2 – 3 cm. 8 Quấn túi hơi vừa sát cánh tay. 9 Kiểm tra ống nghe. Bắt mạch và bơm hơi đúng cách (bơm hơi cao hơn điểm không còn bắt 10 được mạch 30mmHg). 11 Đặt ống nghe lên trên vị trí động mạch cánh tay. 12 Xả hơi đúng cách (2 – 3 mmHg/giây) 13 Đo lần 1 14 Lặp lại lần đo thứ 2 sau một phút. 3.1.3 Nhận định kết quả: ➢ Ở bệnh nhân có sự khác biệt huyết áp giữa hai tay, chọn trị số huyết áp lớn hơn để nhận định kết quả và chọn tay có trị số cao để đo cho những lần sau. ➢ Mỗi lần đo phải thực hiện hai lần cách nhau ít nhất 2 phút và lấy trị số trung bình của hai lần đo. Nếu sự khác biệt giữa hai lần đo > 5 mmHg phải đo lần 3 và lấy trị số trung bình của ba lần đo. ➢ Phân loại tăng huyết áp: Theo khuyến cáo lâm sàng năm 2014 về xử trí tăng huyết áp trong cộng đồng của Hội Tăng huyết áp Hoa Kỳ/ Hội Tăng huyết áp quốc tế (American Society of Hypertension/ 5 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  13. lOMoARcPSD|16911414 Khoa Dược –Trường ĐH Nguyễn Tất Thành Giáo trình TH Sinh lý & Sinh lý bệnh – ĐH International Society of Hypertension – ASH/ISH), phân loại tăng huyết áp tương tự như bảng phân loại của JNC 7 (Joint National Committee) vào năm 2003. Trong năm 2014, đã có cập nhật JNC 8. Tuy nhiên, trong khuyến cáo không đề cập đến phân loại mà chủ yếu nhấn mạnh mục tiêu điều trị cho từng đối tượng bệnh nhân. Bảng 2. Phân loại tăng huyết áp theo JNC 7 (Joint National Committee) 2003 và ASH/ISH 2014 (American Society of Hypertension/ International Society of Hypertension). Huyết áp tâm thu Huyết áp tâm trương Xếp loại (mmHg) (mmHg) Bình thường < 120 < 80 Tiền tăng huyết áp 120 - 139 80 - 89 Tăng huyết áp giai đoạn 1 140 - 159 90 - 99 Tăng huyết áp giai đoạn 2 ≥ 160 ≥ 100 Tương quan giữa huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương: 𝐻𝑢𝑦ế𝑡 á𝑝 𝑡â𝑚 𝑡ℎ𝑢 Huyết áp tâm trương = + 10 mmHg 2 3.1.4 Một số nguyên nhân làm sai lệch huyết áp − Huyết áp kế: kim chỉ không đúng số 0 mmHg. Nếu dùng huyết áp kế đồng hồ phải kiểm tra đối chiếu với huyết áp thủy ngân 6 tháng một lần. − Kích thước băng quấn không phù hợp. − Đo huyết áp nhiều lần ở cùng một cánh tay gây ứ trệ máu trong tĩnh mạch cẳng tay. − Không nghe rõ, không nhìn rõ, nhận định sai tiếng động. − Xả hơi quá nhanh không nghe kịp. 3.2 Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng 3.2.1 Ảnh hưởng của trọng lực Thí nghiệm 1: Đo huyết áp bình thường để làm chuẩn. Đo huyết áp ở các tư thế khác nhau: ▪ Tư thế cơ thể: 6 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  14. lOMoARcPSD|16911414 Khoa Dược –Trường ĐH Nguyễn Tất Thành Giáo trình TH Sinh lý & Sinh lý bệnh – ĐH + Nằm, tay ngang tim. + Đứng dậy đột ngột, tay ngang tim (đo tức khắc). ▪ Tư thế cánh tay: + Ngồi, tay ngang tim. + Ngồi, tay giơ thẳng cao khỏi đầu. + Ngồi, nghiêng người sang một bên để tay càng dưới tim càng tốt. Tư thế cơ thể: ➢ Huyết áp khi nằm cao hơn khi ngồi do khi nằm vị trí của tim là khoảng giữa xương ức và giường, nên cánh tay đặt trên giường sẽ thấp hơn tim. Do đó, để chính xác khi đo ở tư thế nằm nên có gối lót dưới tay bệnh nhân sao cho cánh tay ngang tim. ➢ Huyết áp tâm thu khi nằm cao hơn 8 mmHg so với đứng. ➢ Bắt chéo chân: huyết áp tâm thu tăng 2 – 8 mmHg. Tư thế cánh tay: ➢ Động mạch trên mức tim cứ 1cm, huyết áp giảm 0,77 mmHg và ngược lại, dưới mức tim cứ 1 cm, huyết áp tăng 0,77 mmHg. 3.2.2 Ảnh hưởng của vận động Thí nghiệm 2: Đo huyết áp và đếm mạch trong tư thế ngồi, tay ngang tim. Sau đó sinh viên hít đất 10 lần, đo huyết áp và đếm mạch ngay khi chấm dứt vận động (0 phút). Cứ hai phút lại đo lại một lần cho đến khi huyết áp và mạch trở lại bình thường. Khi bắt đầu vận động huyết áp và mạch sẽ tăng, sau đó sẽ giảm dần nhưng vẫn cao hơn mức bình thường. 3.2.3 Ảnh hưởng của kích thích đau (Cold pressor test) Thí nghiệm 3: Thí nghiệm “Cold pressor test ” là một phương pháp xác định sự thay đổi của huyết áp với một cảm giác đau chuẩn. − Đo huyết áp và đếm mạch trong tư thế ngồi tay ngang tim. 7 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  15. lOMoARcPSD|16911414 Khoa Dược –Trường ĐH Nguyễn Tất Thành Giáo trình TH Sinh lý & Sinh lý bệnh – ĐH − Ngâm nguyên bàn tay của bên không thuận vào nước đá 4ºC. Sau 1 phút lấy tay ra, đo huyết áp ở cánh tay bên thuận (0 phút), sau mỗi 2 phút cho đến khi huyết áp trở lại bình thường. IV. MẪU GHI KẾT QUẢ ĐO HUYẾT ÁP Đai học Y Dược TP. HCM Trung Tâm Thăm Dò Bộ môn Sinh Lý Học Chức Năng 217 Hồng Bàng, Q.5. TP.HCM Phòng TDCN Tim Mạch KẾT QUẢ HUYẾT ÁP Họ và tên bệnh nhân: Tuổi : Địa chỉ : Giới tính : Tình trạng bệnh nhân: Chiều cao (cm) : Cân nặng (kg) : BMI (Kg/𝑚2 ) Vòng eo (cm): Hút thuốc lá : ฀ Không ฀ Có Chỉ số pack – year (gói – năm): Uống rượu bia: ฀ Không ฀ Có Số lượng/ ngày : Thể thao: ฀ Không ฀ < 30 phút/ngày ฀ > 30 phút/ ngày Tiền căn bệnh lý bản thân: ฀ Tăng huyết áp ฀ Đái tháo đường ฀ Bệnh mạch vành ฀ Rối loạn lipid máu ฀ Tai biến mạch máu não ฀ Khác:……………………. Tiền căn bệnh lý gia đình: Trong gia đình có người bị: ฀ Tăng huyết áp ฀ Đái tháo đường ฀ Bệnh mạch vành ฀ Rối loạn lipid máu ฀ Tai biến mạch máu não ฀ Khác:……………………. Nhận định huyết áp đo lúc nghỉ: Huyết áp Kết quả Nhận xét Tâm thu (mmHg) Tâm trương (mmHg) Kết luận (theo JNC 7 hoặc ASH/ISH 2014): 8 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  16. lOMoARcPSD|16911414 Khoa Dược –Trường ĐH Nguyễn Tất Thành Giáo trình TH Sinh lý & Sinh lý bệnh – ĐH Nhận định kết quả ảnh hưởng của trọng lực lên huyết áp: Tư thế cơ thể Huyết áp Nằm Ngồi Đứng Tâm thu (mmHg) Tâm trương (mmHg) Tư thế cánh tay Cánh tay Cánh tay Cánh tay Huyết áp ngang tim giơ cao hạ thấp Tâm thu (mmHg) Tâm trương (mmHg) Nhận xét và giải thích: Nhận định kết quả ảnh hưởng của vận động lên huyết áp: Trước khi Ảnh hưởng của vận động sau: vận động 0 phút 2 phút 4 phút 6 phút 8 phút Huyết áp tâm thu Huyết áp tâm trương Nhịp (mạch) Nhận xét và giải thích: 9 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  17. lOMoARcPSD|16911414 Khoa Dược –Trường ĐH Nguyễn Tất Thành Giáo trình TH Sinh lý & Sinh lý bệnh – ĐH Nhận định kết quả trước và sau khi làm “Cold pressor test”: Trước khi Ảnh hưởng của kích thích đau, sau: kích thích đau 0 phút 2 phút 4 phút 6 phút 8 phút Huyết áp tâm thu Huyết áp tâm trương Nhịp (mạch) Nhận xét và giải thích: CÂU HỎI THẢO LUẬN (Sinh viên tự tìm hiểu) 1. Khi tiến hành đo huyết áp, theo anh/chị, vì sao người ta phải bơm thêm 30mmHg trên mức mất mạch? 2. Tại sao đo huyết áp bằng phương pháp nghe thì xác định được cả 2 trị số tâm thu và tâm trương, trong khi đo bằng phương pháp bắt mạch chỉ xác định được mỗi huyết áp tâm thu? 3. Một bệnh nhân nữ đang nằm nghỉ và được đo huyết áp, kết quả 100/60 mmHg. Sau đó khi đứng dậy, bệnh nhân cảm thấy hơi choáng váng và hoa mắt.Theo anh/ chị, nếu đo lại huyết áp ngay lúc bệnh nhân vừa đứng dậy thì kết quả sẽ như thế nào? Đây là hiện tượng gì? 10 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  18. lOMoARcPSD|16911414 Khoa Dược –Trường ĐH Nguyễn Tất Thành Giáo trình TH Sinh lý & Sinh lý bệnh – ĐH TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ môn Sinh lý học, ĐHYD Tp.HCM (2009) Sinh lý học Y khoa tập I, Nhà Xuất Bản Y Học chi nhánh Tp.HCM. 2. Thực tập Sinh lý học, 2010, Bộ môn Sinh lý, ĐHYD Tp.HCM. 3. Chobanian AV, Bakris GL. “The Seventh Report of the Joint National Committee on Prevention, Detection, Evaluation, and Treatment of High Blood Pressue: the JNC 7 report ”. JAMA 2003; 289: 2560- 257 4. Fauci A, Braunwald E: Harrison’s Manual of Medicine, 17𝑡ℎ edition. 5. Guyton & Hall :Textbook of Medical Physiology, 12𝑡ℎ edition. 6. Michael A.W, Ernesto L.S. “Clinaical Practice Guidelines for the Management of Hypertension in the Community: A Statement by the American Society of Hypertension and the International Society of Hypertension” J Clin Hypertens (Greenwich).2014 Jan; 16 (1): 14 – 26. 7. Paul A. James, Suzanne Oparil, “2014 evidence -based guideline for the management of high blood pressure in adults: report from the panel members appointed to the Eighth Joint National Committee (JNC 8)”. JAMA 2014; 311: 507- 520. 8. Richard EL, Donald DB: DeGowin’s Diagnostic Examination, 9𝑡ℎ edition. 11 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  19. lOMoARcPSD|16911414 Khoa Dược –Trường ĐH Nguyễn Tất Thành Giáo trình TH Sinh lý & Sinh lý bệnh – ĐH BÀI 2: HỆ SỐ THANH LỌC Phạm Lê Duy, Lê Quốc Tuấn, Nguyễn Thị Lệ MỤC TIÊU 1. Hiểu được các quá trình lọc (filtration), tái hấp thu (reabsorption), bài tiết (secretion) và bài xuất (excrection) của nephron. 2. Hiểu được khái niệm và tính được các chỉ số lọc cơ bản của thận: − Hệ số thanh lọc (Clearance) − Độ lọc cầu thận (GFR: glomerular filtration rate). − Lưu lượng huyết tương qua thận (RPF: renal plasma flow) và lưu lượng huyết tương qua thận có hiệu quả (ERPF: Effective renal plasma flow). − Lưu lượng máu qua thận (RBF: renal blood flow). − Lượng lọc (Filtered load). − Tỉ lệ lọc (Filtration fraction). I. ĐẠI CƯƠNG Các quá trình lọc, tái hấp thu, bài tiết và bài xuất của nephron: Hình 1. Các quá trình hoạt động sinh lý của một nephron. Dịch được lọc từ huyết tương trong mao mạch cầu thận vào trong khoảng Bowman. Số lượng các chất được lọc tại cầu thận sau khi đi qua ống thận có thể được thay đổi do sự tái 12 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
  20. lOMoARcPSD|16911414 Khoa Dược –Trường ĐH Nguyễn Tất Thành Giáo trình TH Sinh lý & Sinh lý bệnh – ĐH hấp thu (reabsorption) hay bài tiết thêm (secretion) bởi các tế bào biểu mô ống thận. Trong quá trình tái hấp thu, chất lọc được vận chuyển từ lòng ống thận vào trong mao mạch quanh ống thận. Có nhiều chất được tái hấp thu, trong đó chủ yếu là Na+, Cl-, HCO3-, glucose, axit amin và nước. Trong quá trình bài tiết, các chất trong mao mạch quanh ống thận được vận chuyển vào lòng ống thận. Một vài chất được bài tiết thêm như K+, H+, các acid và bazơ hữu cơ. Sự bài xuất (excretion) là số lượng các chất được thải ra nước tiểu trong một đơn vị thời gian, đó là tổng kết quả của ba quá trình: lọc, tái hấp thu và bài tiết. Bài xuất = Lọc – Tái hấp thu + Bài tiết II. HỆ SỐ THANH LỌC (ĐỘ THANH LỌC) Hệ số thanh lọc huyết tương (Clearance) của một chất là thể tích huyết tương (tính bằng ml) mà trong thời gian là một phút thận lọc sạch chất đó. Công thức tính hệ số thanh lọc cho một chất X bất kỳ là: 𝑼𝑿 × 𝑽 𝑪𝑿 = 𝑷𝑿 Trong đó: Cx : hệ số thanh lọc của chất X (ml/phút) Ux : nồng độ chất X trong nước tiểu (mg/ml) Px : nồng độ chất X trong huyết tương (mg/ml) V : lưu lượng nước tiểu (ml/phút) Như vậy, (Ux x V) là lượng chất X được đào thải qua nước tiểu trong một phút (mg/phút) và Px là lượng chất X trong một ml huyết tương (mg/ml). Khi chia hai đại lượng này cho nhau ta có lượng huyết tương được lọc sạch chất X trong một phút (ml/phút), gọi là hệ số thanh lọc của chất X. Nồng độ chất X trong nước tiểu là kết quả của cả 3 quá trình: lọc tại cầu thận, tái hấp thu và bài tiết tại ống thận. Do đó, việc tính hệ số thanh lọc sẽ cho thấy chức năng của cả cầu thận và ống thận, giá trị hệ số thanh lọc sẽ thay đổi tuỳ theo các chất khác nhau. 13 Downloaded by Nguynhavy Ha Vy (Ntkphuong205@gmail.com)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2