Giáo trình Quản lý và tồn trữ thuốc - Nghề: Dược (Trình độ Trung cấp nghề/Cao đẳng nghề)
lượt xem 14
download
Giáo trình môn học Quản lý và tồn trữ thuốc giúp người học: Trình bày được các kiến thức chung về tồn trữ thuốc, các nguyên tắc quản lý trong kho Dược và nguyên tắc bảo quản tốt thuốc; trình bày được nguyên tắc và kĩ thuật bảo quản từng dạng thuốc, hoá chất và dược liệu; vận dụng được những kiến thức và kỹ năng về tồn trữ và bảo quản thuốc, dụng cụ y tế trong thực tiễn; rèn luyện tác phong thận trọng, tỉ mỉ, nghiêm túc, chính xác trong thực hành, học tập.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Quản lý và tồn trữ thuốc - Nghề: Dược (Trình độ Trung cấp nghề/Cao đẳng nghề)
- BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG CĐ KỸ NGHỆ II GIÁO TRÌNH QUẢN LÝ TỒN TRỮ THUỐC NGHỀ: DƯỢC TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP NGHỀ/CAO ĐẲNG NGHỀ 1
- Lời nói đầu Mỗi ngày làm việc, học tập, nghiên cứu tại phòng thí nghiệm chúng ta đều có cơ hội tiếp cận những điều chưa biết, tìm tòi và khám phá chúng. Mỗi thí nghiệm nắm giữ nhiều bí mật. Khi tập trung và đi sâu vào vấn đề, ta có thể thấy được bản chất. Khi làm việc chăm chỉ, ta có thể giải quyết những khó khăn và kiểm soát chúng. Từ khoa học (science) có nguồn gốc từ tiếng La tinh scientia nghĩa là “để biết”. Mục đích của khoa học là tri thức. Các nhà khoa học bỏ cả đời để theo đuổi kiến thức. Giáo dục ngày nay cho các bạn học sinh, sinh viên có cơ hội làm những việc mà các nhà khoa học vẫn làm. Cách đặt vấn đề, tiếp cận và tìm cách giải quyết. Các bạn được trao cơ hội tìm hiểu những điều bạn và nhiều người khác chưa biết. Đó là điều tuyệt vời. Đừng lãng phí cơ hội bằng cách lười biếng hay bất cẩn. Hãy làm việc chăm chỉ. Các nhà khoa học luôn có được kỹ năng quan sát và thực hành tốt, đây sẽ là những công cụ hữu ích để giải quyết các vấn đề trong khoa học và cuộc sống. Sự cần thiết của an toàn Hóa học là ngành khoa học thực nghiệm. Từ những thí nghiệm cụ thể, người ta đưa ra những giả thuyết, lý thuyết làm nền tảng cho hóa học hiện đại. Thực nghiệm sẽ mang lại những kinh nghiệm trong quá trình làm việc trong phòng thí nghiệm, bạn sẽ xử lý nhiều hóa chất, dụng cụ, thiết bị, máy móc chuyên dụng. Nhiều hóa chất sẽ gây hại nếu không được làm việc đúng cách, một số thiết bị sẽ gây ra chấn thương nghiêm trọng nếu chưa được đào tạo qua cách sử dụng. Mục đích của môn học nhằm giúp chúng ta thực hành thí nghiệm an toàn trong phòng thí nghiệm và trong tương lai 2
- CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC QUẢN LÝ TỒN TRỮ Mã số của môn học: MH 14 Thời gian của môn học: 45 giờ ( Lý thuyết: 30giờ; Thực hành: 15 giờ) I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT MÔN HỌC: - Vị trí: +Học kỳ 2 năm thứ hai, học sau môn vật lý đại cương, hóa học I trước các môn học An toàn lao động , Đảm bảo chất lượng thuốc. - Tính chất môn học: + Là môn học cơ sở, thuộc các môn học đào tạo nghề bắt buộc. II. MỤC TIÊU MÔN HỌC: - Trình bày được các kiến thức chung về tồn trữ thuốc, các nguyên tắc quản lý trong kho Dược và nguyên tắc bảo quản tốt thuốc; - Trình bày được nguyên tắc và kĩ thuật bảo quản từng dạng thuốc, hoá chất và dược liệu; - Vận dụng được những kiến thức và kỹ năng về tồn trữ và bảo quản thuốc, dụng cụ y tế trong thực tiễn; - Rèn luyện tác phong thận trọng, tỉ mỉ, nghiêm túc, chính xác trong thực hành, học tập. 3
- BÀI 1: CHẤT LƯỢNG THUỐC VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG THUỐC 1.1. Chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi làm việc Để có được những kinh nghiệm và kiến thức tốt nhất trong phòng thí nghiệm, nhất thiết phải chuẩn bị tốt cho mỗi thí nghiệm. Điều này nghĩa là phải đọc kỹ hướng dẫn và nội quy trước khi vào phòng thí nghiệm. Đầu tiên phải biết được đâu là lối ra vào, lối thoát hiểm, nơi ngắt điện, nước khi có sự cố, vị trí đặt chuông báo động, bình chữa cháy… Hãy chắc chắn rằng bạn đã có một ý tưởng rõ ràng cho việc sắp làm. Hiểu rõ từng bước và có kế hoạch làm việc cụ thể. Đến phòng thí nghiệm để kiểm chứng lý thuyết, thu thập số liệu thực nghiệm, để nắm rõ hơn các thao tác. Đừng đến phòng thí nghiệm với tâm lý của một học sinh đến lớp để bắt đầu học những bài học mới. Nếu không chắc chắn về bất cứ phần nào hoặc tính an toàn của thí nghiệm, phải trao đổi hoặc đề nghị giúp đỡ từ giáo viên hoặc người phụ trách phòng thí nghiệm Chuẩn bị là rất quan trọng, không chỉ để hiểu biết mà còn để an toàn cho bản thân và người xung quanh. Nếu bạn chuẩn bị tốt sẽ có rất ít khả năng xảy ra tai nạn. Trong phòng thí nghiệm, chúng ta có trách nhiệm giữ an toàn cho bản thân và người xung quanh. Nếu tai nạn xảy ra do bạn thiếu sự chuẩn bị, nó sẽ gây ảnh hưởng đến người khác và ngược lại. Đây là lí do để dành thời gian và nỗ lực chuẩn bị cho thí nghiệm 4
- Hãy chắc chắn các lưu ý, cảnh báo an toàn được liệt kê trong mỗi thí nghiệm. Ngoài ra phải thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa chung theo nội quy. Cuối cùng, hãy nhớ lời khuyên an toàn quan trọng nhất: “Luôn đeo kính bảo hộ trong phòng thí nghiệm hóa học”. 1.2. Các mối nguy hại trong phòng thí nghiệm Cần phải nhận thức mối nguy hiểm có thể có và nắm rõ các biện pháp phòng ngừa, xử lý thích hợp. Bằng cách này có thể giảm thiểu rủi ro khi làm việc. Phần an toàn này được thiết kế để chúng ta làm quen với các mối nguy hiểm có thể xảy ra và làm thế nào để tránh được chúng. Ngoài ra cần cung cấp thông tin phải làm gì khi có sự cố. Khi làm việc với hóa chất, cần tra cứu các thông tin như: độc tính, trạng thái, nhiệt độ sôi, tỉ trọng, CAS No., … 1.3. Trang bị bảo hộ Đeo kính bảo hộ khi làm việc trong phòng thí nghiệm dù không thực sự thực hành như khi viết nhật ký thí nghiệm, đọc tài liệu, làm bài chuẩn bị. Không đeo kính sát tròng, dù đã dùng kính bảo hộ vì những tai nạn xảy ra khi hóa chất ở dưới kính sát tròng gây tổn thương nặng hơn. Đi giày kín mũi và quần dài để hạn chế tổn thương ở phần chân, không đi xăng đan hay mặc quần sooc. Lưu ý: vải jean dễ bị mục khi tiếp xúc với hơi hóa chất và dung môi Tóc dài cần cột gọn lại, nhất là khi dùng lửa trực tiếp như đèn cồn, khi uốn dẻo thủy tinh 5
- 1.4. Hoạt động Nghiêm cấm đùa giỡn trong phòng thí nghiệm Nghiêm cấm ăn, uống trong phòng thí nghiệm. Không dùng chai nước suối, ly, tách để đựng hóa chất, không dùng các vật dụng này cho phòng thí nghiệm Thao tác với chất độc, chất dễ bay hơi, dung môi, pha acid phải thực hiện trong tủ hút Cặp, túi, giỏ xách phải để ở nơi dành riêng Không được nếm bất cứ chất gì, không ngửi trực tiếp khí hay chất có mùi. Rửa khi thật kỹ bằng xà phòng trước khi ra khỏi phòng thí nghiệm 6
- Tìm ngay thiết bị ứng cứu sự cố khi bước vào phòng, bao gồm: nơi ngắt điện, nước; thiết bị chữa cháy, vòi nước rửa mắt, bồn nước, hóa chất cấp cứu… 7
- 1.5. Lưu ý khi sử dụng hóa chất Cần tuân thủ nghiêm các quy định sử dụng hóa chất, chú ý các kí hiệu ghi trên chai, lọ đựng hóa Các chất dễ cháy, dễ bay hơi không đặt gần ngọn lửa, không dùng ngọn lửa trần Các chất, dung môi độc khi pha chế phải tiến hành trong tủ hút và phải cẩn thận. VD: không cho nước vào acid đậm đặc, Na kim loại không để gần nước… 8
- Các dung môi đã sử dụng phải gom vào bình thu hồi để xử lý riêng, không được xả trực tiếp vào nguồn nước thải Chai, lọ đựng hóa chất bắt buộc phải có ghi tên hóa chất, ngày bắt đầu sử dụng, tên người sử dụng, đặt đúng nơi quy định. Người dùng phải có trách nhiệm cất giữ, bảo quản hóa chất của mình. Sau khi kết thúc quá trình làm việc, nghiên cứu hoặc thực hành, mỗi cá nhân tự thu gom, ghi tên nhãn hóa chất mình đã dùng và phân loại để xử lý 9
- Những sai sót trong việc không ghi tên nhãn, hoặc ghi sai sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng trong quá trình làm việc 1.6. Ký hiệu của NFPA-704 Gồm 1 hình thoi lớn được chia thành 4 hình thoi nhỏ với màu sắc khác nhau gồm đỏ, xanh dương, vàng và trắng. Được đánh số từ 0 đến 4 với mức nguy hại tăng dần ( 0: không nguy hại, 4: nguy hại nhất) Màu đỏ: chỉ khả năng bắt lửa (0: không cháy, 4: dễ bắt lửa khi để ngoài không khí) Màu xanh: Chỉ mức độ ảnh hướng đến sức khỏe Màu vàng: Chỉ độ hoạt động như khả năng nổ, ăn mòn Màu trắng: Thông tin đặc biệt về độ nguy hại VD: ký hiệu W: chỉ các chất phản ứng mạnh với nước như: H2SO4, Na, Ce (Xesi) Ký hiệu OX: chỉ các chất oxy hóa mạnh như KMnO4, 10
- NH4NO3, H2O2 1.7. Lưu ý khi sử dụng dụng cụ thủy tinh Khi cho ống thủy tinh qua nút cao su phải cẩn thận, rất dễ gãy Không cho nước nóng, nước sôi vào dụng cụ thủy tinh đang lạnh Nếu bị đứt tay do thủy tinh, cho chảy máu vài giây để chất bẩn ra hết rồi dùng cồn 900 rửa và băng lại Dụng cụ thủy tinh vỡ cần thu gom riêng với các loại rác thải khác Cẩn thận khi sử dụng nhiệt kế thủy ngân, nếu đã bị vỡ phải thông báo ngay cho giáo viên hoặc phụ trách phòng thí nghiệm để xử trí. Thủy ngân thoát ra ngoài sẽ thăng hoa gây ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng. Cách xử trí thủy ngân khi vỡ nhiệt kế: đeo bao tay, gom các giọt thủy ngân lại, dùng lưu huỳnh dạng bột (màu vàng) rắc lên giọt thủy ngân để ngăn bay hơi, sau đó chuyển hỗn hợp này vào 1 bình tối màu có chứa dung môi hữu cơ (hoặc cũng có thể dùng nước). Đậy kín và ghi nhãn có chứa thủy ngân bên trong. Nếu không có lưu huỳnh, vẫn phải thực hiện bước tiếp theo là gom các giọt thủy ngân và đưa vào bình chứa có sẵn dung môi 11
- BÀI 2: NHÂN SỰ I. Một số sự cố xảy ra trong phòng thí nghiệm 1. Chưng cất benzene trong 1 hệ chưng cất hoàn lưu. Hệ thống có sự cố, hơi benzene thoát ra ngoài, tràn đầy trong tủ hút và phát nổ có thể do tiếp xúc với nguồn tia lửa điện. PTN chứa nhiều dung môi nên lan rất nhanh. Thiệt hại: 100% ptn Trách nhiệm: đây là thí nghiệm đơn giản, được thực hiện nhiều lần. Người thực hiện do lơ là, không theo dõi trong quá trình thực hiện. PTN vi phạm nguyên tắc chứa đồng thời nhiều chất dễ cháy trong ptn PTN không có hệ thống chữa cháy chủ động trong tủ hút Nguyên nhân: Hệ thống không kín Khả năng hoàn lưu kém dẫn đến không ngưng tụ được hơi dung môi 12
- 2. Chưng cất dietyl eter trong bình cầu. Hệ thống cháy nổ Nguyên nhân: eter có chứa peroxide Trách nhiệm: không kiểm tra hàm lượng peroxide trước khi chưng cất Không theo dõi thí nghiệm, dẫn đến bình chưng cất gần cạn, nồng độ peroxide tăng dần gây nổ Biện pháp phòng ngừa: Eter mua đủ dùng, không trữ eter dài hạn Để chỗ thoáng mát, tránh bốc hơi tạo áp suất Kiểm tra peroxide nếu có nhiều thì loại bỏ Không bao giờ chưng cất eter đến cạn (chừa lại 10-15%) 3. Kỹ thuật viên làm đổ dd HF 70% lên đùi, mặc dù đã rửa rất nhiều nước trước khi được đưa đi cấp cứu nhưng vẫn tử vong Phòng ngừa: 13
- HF gây bỏng rất nặng, ăn sâu vào thịt, cần phải hết sức thận trong khi thao tác với HF Phải có quần áo bảo hộ che kín người, mặt, chân tay và cần phải có Calcium gluconate (C12H22CaO14) để sơ cứu Cần lưu ý với dung dịch HF loãng vì lúc đầu không thấy bỏng, nhưng dần dần sẽ bỏng nhiều nên khi bị dính phải HF phải chữa trị ngay. Ngoài ra TFA (Trifloro acid acetic) là chất dễ bị thủy phân trong không khí ẩm sinh ra HF Phỏng do Hydrofluoric Acid II. Xử lý các tai nạn thông thường 1. Bỏng: Khi bị bỏng nhiệt: nếu bị bỏng nhẹ, bôi ngay dung dịch KMnO4 loãng hoặc rượu EtOH vào chỗ bị bỏng sau đó bôi glycerine, vaselin. Khi bị bỏng do acid: rửa chỗ bỏng nhiều lần bằng nước rồi rửa bằng NaHCO3 2%, đưa đến bệnh viện hoặc trạm xá Khi bị bỏng kiềm: rửa chỗ bỏng nhiều lần bằng nước sau đó rửa bằng acid acetic 1% hoặc acid citric (chanh), acid boric với nồng độ tương tự Khi bị bỏng brôm: rửa chỗ bị bỏng nhiều lần bằng rượu EtOH rồi rửa bằng dung dịch Na2S2O3 10% sau đó bôi vaselin vào chỗ bỏng 14
- Khi bị bỏng Phosphor trắng: dùng bông tẩm dung dịch CuSO4 2% để đắp lên vết thương Khi bị bỏng do phenol: rửa chỗ bị bỏng nhiều lần bằng glycerin cho tới khi màu da trở lại bình thường rồi rửa bằng nước, sau đó băng vết thương bằng bông tẩm glycerin 2. Ngộ độc: Khi hít phải khí Clo hay Br: ngửi bằng dung dịch NH3 loãng rồi đưa ra chỗ thoáng Khi hóa chất bắn vào mắt: dùng bình tia xịt thẳng nước sạch vào mắt trong 10 phút, nếu là acid thì rửa tiếp bằng dung dịch NaHCO3 2%. Nếu là kiềm thì phải rửa bằng dung dịch NaCl đẳng trương (nước muối sinh lý NaCl 0.9%) Ngộ độc do ăn phải hợp chất thủy ngân (Hg): trước hết phải làm cho nôn ra và cho uống sữa có pha lòng trắng trứng, sau đó cho uống than hoạt tính Ngộ độc vì ăn phải phosphor (P) trắng: làm cho nạn nhân nôn ra rồi uống dung dịch CuSO4 2%. Không được uống sữa, lòng trắng trứng và dầu mỡ vì các chất này hòa tan phosphor Ngộ độc vì hợp chất của chì (Pb): cho uống Na2SO4 10% hoặc MgSO4 10% trong nước ấm vì các chất này tạo kết tủa với chì sau đó uống sữa có lòng trắng trứng và uống than hoạt tính Ngộ độc benzene: gây nôn, làm hô hấp nhân tạo, cho uống café 3. Tai nạn khác: Khi bị thương bởi mảnh thủy tinh: gắp hết mảnh thủy tinh ra khỏi vết thương, bôi cồn iod 3% rồi băng vết thương lại. Nếu chảy máu nhiều thì cột garrot rồi đưa đi bệnh xá Khi có đám cháy: tắt hết điện hay bếp điện trần, phủ ngọn lửa bằng cát, nếu cần thì dùng bình khí CO2 15
- Nếu có người bị điện giật: lập tức tắt cầu dao, tách người bị nạn khỏi nguồn điện và làm hô hấp nhân tạo nếu bị ngất III. Các thao tác sơ cứu 1. Phương pháp cầm máu Cầm máu mao mạch: Nhanh chóng đè ép trực tiếp lên vết thương bằng tay hoặc dùng tay ép 2 mép vết thương lại (thời gian ép 3 – 5 phút). Có thể dùng băng cuộn băng chặt lại. Cầm máu tĩnh mạch: Nếu ở tứ chi đè ép phía dưới vết thương (dưới đường đi của mạch máu). Có thể dùng con chèn (bằng băng cuộn hay chai nhỏ) chận phía dưới vết thương băng chặt lại. Đứt mao mạch và tĩnh mạch sau khi cầm máu cho nạn nhân nằm tư thế thoải mái, nâng cao vùng tổn thương (nếu được). Nếu nạn nhân tỉnh : trấn an, cho uống nước. Chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất tùy tình trạng vết thương. Cầm máu động mạch: Ấn một điểm trên đường đi của động mạch : Dùng cho đứt những động mạch lớn mà chúng ta không thể băng ép lên vết thương, phương pháp này chỉ áp dụng một thờn gian ngắn, tạm thời. Ví dụ : động mạch cảnh, động mạch nách, động mạch cánh tay cẳng tay,… Lưu ý : o Nếu vết thương chảy máu có dị vật như mãnh gỗ, kim loại hoặc bất kỳ vật gì đâm vào mà vẫn còn cấm ở vết thương thì không được rút ra khỏi vết thương. o Trường hợp này ta đệm xung quanh dị vật bằng vải hay khăn sau đó dùng băng ép lại rồi chuyển nạn nhân đến bệnh viện. 16
- o Nếu băng ép áp lực trực tiếp lên vết thương mà không cầm máu được, máu chảy ra nhiều thì phải dùng các biện pháp khác để cầm máu. 2. Làm garô Nguyên tắc làm garô: Garô chỉ áp dụng khi đứt động mạch tứ chi. Garô phải bản rộng. Không đặt garô trực tiếp lên da nạn nhân. Vết thương nhỏ đặt garô phía trên vết thương 2cm. Vết thương lớn đặt garô trên vết thương 5cm không lỏng hoặc chặt quá. Phải luôn luôn theo dõi chi đặt garô không để chi trong tình trạng thiếu máu nuôi dưỡng. Tổng số giờ đặt garô tối đa không quá 6 giờ. Tối đa không quá 1 giờ nới garô một lần, mỗi lần nới không quá 1 phút. Phải có phiếu garô ghi rõ ràng bằng màu đỏ đặt nơi dễ thấy. Vận chuyển ưu tiên số 1. Garô cao su: 17
- o Dụng cụ: - 1 băng cao su to bản. . Chi trên dài ít nhất 1m rộng 4cm . Chi dưới dài ít nhất 1,5m rộng 6cm. - 1 mảnh vải hay gạc . Chi trên 30cm rộng 5cm . Chi dưới 50cm rộng 7cm. - Băng cuộn. gạc miếng, phiếu garô. o Kỹ thuật tiến hành: - Đặt garô cách vết thương 2cm hay 5cm tùy vết thương (đã quấn vải lót) . Vòng 1: vừa phải. . Vòng 2: chặt hơn vòng thứ nhất. . Vòng 3: chặt nhất (quyết định sự cầm máu). - Đặt ngón tay cái vào vòng cao su quấn tiếp vòng thứ tư. - Nâng ngón tay cái lên, nhét cuộn garô còn lại vào vị trí đó. - Xử trí vết thương: sát khuẩn xung quanh, đặt gạc, băng lại. - Viết phiếu garô đặt nơi dễ thấy. - Nới garô: . Luồn 2 ngón tay vào vòng cuối cùng nâng lên, rút cuộn garô vừa cuộn lại vừa nới hết vòng thứ 3 từ từ. . Quan sát vùng dưới vết thương thấy hồng, ấm lại thì tiếp tục garô trở lại. Ghi lần nới garô vào phiếu garô. Garô ứng chế: Trong thực tế không phải lúc nào ta cũng có đầy đủ dụng cụ như trên. Mà phải theo điều kiện cụ thể nơi xảy ra tai nạn để chuẩn bị những dụng cụ có sẵn tại đó. o Dụng cụ: 18
- - Khăn mùi xoa 2 – 3 chiếc, mảnh vải, băng cuộn để làm dây garô. - Một que nhỏ dài khoảng 15 – 20cm (đủa, bút chì, thước kẻ,…) - 1 – 2 mảnh vải nhỏ. o Kỹ thuật tiến hành: - Buột hơi lỏng trên vị trí định đặt garô. - Đặt 1 cuộn băng hoặc một vật tròn để lên đường đi của động mạch. - Một tay luồn que vào vòng dây, một tay đỡ phần dưới của chi kéo căng da. - Tay cầm que bắt đầu xoắn cho dây chặt dần. - Quan sát vết thương thấy ngừng chảy máu là được. - Dùng mảnh vải buộc que vào chi. - Đặt gạc lên vết thương rồi băng lại. - Viết phiếu garô đặt nơi dễ thấy (trên ngực). 3. Phương pháp hà hơi thổi ngạt Đưa nạn nhân ra khỏi nơi tai nạn. Đặt nạn nhân nằm nơi thoáng khí, kê gối hay mền dưới vai để cổ ngửa ra phía sau. Làm thông đường thở: Cho nạn nhân nằm nghiêng, dùng ngón tay quấn gạc (hoặc vải sạch) lấy hết dị vật trong miệng (nếu có: răng giả, đàm nhớt, bùn đất,…). Nới rộng áo lót, cà vạt, thắt lưng. Dùng một nút gạc chèn giữa 2 hàm răng phía trong má để miệng nạn nhân mở ra. Cấp cứu viên (CCV) quỳ một bên ngang đầu nạn nhân (nếu nạn nhân nằm dưới đất). CCV đứng (nếu nạn nhân nằm trên giường). 19
- Dùng 2 ngón tay đặt dưới càm, đẩy cằm ra phía trước để cằm hướng lên trên. Tay kia đặt lên trán nạn nhân, ngón cái và ngón trỏ bóp mũi nạn nhân khi thổi vào. CCV hít thật sâu, rồi áp miệng mình vào miệng nạn nhân thổi mạnh đồng thời mắt hướng về phía lồng ngực quan sát lồng ngực nạn nhân có phồng lên xẹp xuống theo nhịp thở không. Lúc bắt đầu thổi liên tiếp 3 – 5 lần để phổi nạn nhân có nhiềi oxy. Nếu không thấy lồng ngực hoạt động, phải kiểm tra tư thế đầu cằm có ngửa ra sau tối đa không và đường hô hấp có thông không ? Tiếp tục thổi: 15 – 20 lần/phút cho người lớn. 20 – 25 lần/phút cho trẻ em. 30 – 40 lần/phút cho trẻ sơ sinh. Thổi cho đến khi nạn nhân tự thở lại được. Lấy gối dưới vai. Theo dõi nhịp thở, mạch. 4. Phương pháp ép tim ngoài lồng ngực Đặt nạn nhân nằm ngửa trên mặt phẳng cứng. CCV quỳ bên cạnh nạn nhân (ngang tim). CCV đứng nếu nạn nhân nằm trên giường. Dùng nắm đấm bàn tay đấm mạnh 1 – 2 lần vào 1/3 dưới xương ức (hơi chếch sang bên trái) với độ cao tay đấm 50cm. Đặt gót của lòng bàn tay trái lên 1/3 dưới xương ức, bàn tay phải úp lên bàn tay trái (đan các ngón với nhau) hai tay duỗi thẳng hai vai hướng thẳng vào hai tay. Dồn sức nặng của toàn thân ép xuống lồng ngực của nạn nhạn nhịp nhàng 60 – 80 lần/phút. 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo Trình Bệnh lý Gan Do Thuốc
12 p | 265 | 123
-
Giáo trình Những bệnh lý của lưỡi
13 p | 262 | 48
-
Giáo trình Dược lý đại cương - Chương 6
29 p | 242 | 41
-
Giáo trình chẩn đoán và nội khoa thú y part 9
17 p | 141 | 33
-
Giáo trình Quản lý tồn trữ thuốc - Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình
87 p | 285 | 22
-
quá trình hình thành và phương pháp điều trị bệnh viêm đa dây thần kinh trong y học p1
8 p | 90 | 8
-
Giáo trình Quản lý tồn trữ thuốc - Trường CĐ Phương Đông Đà Nẵng
64 p | 50 | 8
-
Bệnh Viêm phế quản cấp tính
8 p | 96 | 7
-
Giáo trình phân tích nguyên lý cấu tạo lớp biểu mô của vách ruột p4
5 p | 75 | 6
-
Giáo trình Quản lý tồn trữ thuốc (Ngành: Dược - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Sơn La
139 p | 44 | 5
-
Quản lý bệnh nhân chấn thương sọ não ở tuyến cơ sở
9 p | 119 | 5
-
BẮT GIỮ, XỬ LÝ VÀ TRÌNH DIỆN KHÁNG NGUYÊN – Phần 2
21 p | 96 | 5
-
TỔNG QUAN TỔN THƯƠNG MẠCH MÁU NGOẠI BIÊN
7 p | 60 | 4
-
Giáo trình Quản lý tồn trữ thuốc (Nghề: Dược - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn (2023)
82 p | 9 | 4
-
Ấn phẩm đa ngành - Hướng dẫn chương trình giảng dạy về An toàn bệnh nhân
191 p | 49 | 3
-
Tổng quan Bỏng Mắt
11 p | 71 | 2
-
Giáo trình Quản lý tồn trữ thuốc (Nghề: Dược - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn (2022)
84 p | 5 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn