Giáo trình Những bệnh lý của lưỡi
lượt xem 48
download
Lưỡi là một cơ quan có nhiều cơ, được bao phủ bởi niêm mạc lưỡi, nằm ở nền miệng và ở phía trước hầu. Lưỡi có nhiệm vụ quan trọng trong việc nhai, nuốt, nói và nếm nên khi bị tổn thương thường làm bệnh nhân rất khó khăn trong việc ăn uống, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và chất lượng sống. Các bệnh lý ở lưỡi có thể chỉ là những sang thương nhẹ tại chỗ, nhưng cũng có thể do một bệnh lý trầm trọng khác gây nên....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Những bệnh lý của lưỡi
- Những bệnh lý của lưỡi Lưỡi là một cơ quan có nhiều cơ, được bao phủ bởi niêm mạc lưỡi, nằm ở nền miệng và ở phía trước hầu. Lưỡi có nhiệm vụ quan trọng trong việc nhai, nuốt, nói và nếm nên khi bị tổn thương thường làm bệnh nhân rất khó khăn trong việc ăn uống, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và chất lượng sống. Các bệnh lý ở lưỡi có thể chỉ là những sang thương nhẹ tại chỗ, nhưng cũng có thể do một bệnh lý trầm trọng khác gây nên. I. NGUYÊN NHÂN: - Bất thường về giải phẫu làm lưỡi thay đổi hình dạng như to lên, dài ra hay bị nứt... - Nhiễm trùng: Thường do virus, nấm hay vi khuẩn. - Chấn thương: Thường gặp do tai nạn giao thông, đánh nhau, cắn phải lưỡi khi nhai hay do răng quá sắc... - Suy giảm miễn dịch: HIV/AIDS hoặc dùng corticosteroid lâu ngày... - Suy dinh dưỡng do chế độ ăn không hợp lý dẫn đến thiếu máu, thiếu sắt, thiếu vitamin B12 hay Folate... - Ung thư: Thường gặp là dạng carcinoma tế bào vẩy, hiếm hơn là Lymphoma dạng Non-Hodgkin hay Kaposi’s sarcoma. - Do thuốc như: Thuốc hạ áp, corticosteroid, NSAID... - Bệnh về máu hay bệnh toàn thân... II. CÁC BỆNH LÝ LƯỠI THƯỜNG GẶP: A. Bất thường về giải phẫu lưỡi: 1. Chứng cứng lưỡi (Ankyloglossia):
- Là một sự phát triển bất thường và ít gặp của lưỡi. Ðặc trưng của bệnh là cử động thè lưỡi ra hay đá lưỡi qua lại rất khó khăn. Bệnh làm cho vấn đề vệ sinh vùng miệng bị giới hạn nhưng hiếm khi gây rối loạn phát âm, có thể chỉ gây rối loạn nhẹ cho người bệnh. Cần phân biệt nguyên nhân cứng lưỡi này (do sự phát triển bất thường) với chứng cứng lưỡi do bị sẹo sau chấn thương lưỡi, dạng Pemphigus niêm mạc hay bóng nước tiêu hủy biểu bì niêm mạc (mucosal epidermolysis bullosa). Ðiều trị bằng phẫu thuật chỉnh hình đơn giản khi cử động của lưỡi quá bị giới hạn. 2. Chứng nứt lưỡi (Fissured tongue):
- Nứt lưỡi thường xảy ra ở phần lưng của lưỡi và hay gặp ở những bệnh nhân bị hội chứng Down, hội chứng Melkerson - Rosenthal (sưng mặt, nứt lưỡi và liệt mặt), Sarcoidosis, bệnh Crohn và thường nhất là viêm lưỡi di trú (Erythema Migrans hoặc geographic tongue). Nứt lưỡi có thể không cần điều trị vì chỉ gây khó chịu, có thể dùng Benzydamine hydrochloride 0,15% súc miệng hay xịt vào chỗ nứt. 3. Chứng nhú lưỡi to bất thường (prominent papillae): Bình thường cấu trúc của niêm mạc lưng lưỡi lởm chởm, có 5-6 loại nhú: nhú dạng chỉ, nhú dạng nón, nhú dạng nấm, nhú dạng đài và nhú dạng lá. Trong đó nhú dạng đài nằm ở chỗ nối 2/3 trước và 1/3 sau của lưng lưỡi, còn nhú dạng lá nằm ở hướng sau bên. Những nhú này có thể to lên bất bình thường sau một chấn thương lưỡi nhưng không ảnh hưởng gì đến sức khỏe người bệnh.
- 4. Chứng lưỡi lớn (macroglossia): Tình trạng này hiếm gặp và có thể là hậu quả của những sang thương bẩm sinh (u mạch, u mạch bạch huyết, bệnh u xơ thần kinh hay còn gọi là bệnh Von
- Recklinghausen), hội chứng Down, hội chứng Hurler, suy giáp hay đi kèm với chứng to đầu chi và chứng thoái hóa dạng tinh bột (amyloidosis). Lưỡi có thể chỉ hơi lớn hay rất to không thể chứa hết trong miệng được. Nếu lưỡi to ra từng đợt cộng với sưng mô mềm thì đây là đặc trưng của phù mạch thứ phát. Thoái hóa dạng tinh bột hiếm khi làm lưỡi to đồng đều mà thường biểu hiện là những nốt ở trên lưỡi. Lưỡi to do u mạch có biểu hiện là những sang thương tại chỗ hoặc lan rộng màu đỏ tía hay đỏ rực. Còn u mạch bạch huyết trên lưỡi thì có đặc trưng màu vàng và giống như trứng ếch. Ðiều trị: Những sang thương do u mạch ít khi cần phải điều trị. Nếu lưỡi quá to, có thể dùng đến biện pháp phẫu thuật, làm tắc mạch hay làm xơ cứng mạch. Tiên lượng của thoái hóa dạng tinh bột thường nghèo nàn. B. Nhiễm nấm: 1. Lưỡi mọc lông (black hairy tongue):
- Nhìn vào lưỡi có thể thấy những mảng đen hay nâu dày rất giống như lưỡi mọc lông, nhưng thật ra không phải như vậy mà là do những nhú dạng chỉ của lưỡi đen bất thường. Nó có thể xuất hiện sau khi dùng kháng sinh phổ rộng hay do vấn đề vệ sinh miệng kém. Căn nguyên chưa rõ nhưng cũng có những quan điểm cho rằng do nhiễm nấm tạo ra sắc tố như Aspergillus niger. 2. Nhiễm nấm Candida: Bề mặt niêm mạc lưỡi có thể bị ảnh hưởng do nhiễm Candida ở niêm mạc miệng. Những biểu hiện đặc trưng như: có màng giả mịn trên lưỡi có thể cậy ra được, teo niêm mạc (mucosal atrophy) hay teo nhú lưỡi (papillary atrophy). Tác nhân gây bệnh thường là Candida albicans và hay gặp ở những bệnh nhân bị tổn thương miễn dịch. Xử trí: Dùng thuốc kháng nấm tại chỗ như Amphotericin B viên ngậm (lozenge), Nystatin dạng mỡ hoặc Miconazole dạng gel. C. Nhiễm virus: 1. Nhiễm Herpes simplex:
- Viêm nướu răng và niêm mạc miệng nguyên phát do herpes thường xảy ra ở trẻ nhỏ với biểu hiện nướu bị sưng đỏ, có những bóng nước nhỏ mọc thành từng đám ở niêm mạc miệng và trên lưỡi. Những bóng nước này khi vỡ ra sẽ tạo thành những vết loét làm bệnh nhân rất đau. Xử trí: Súc miệng bằng nước muối hay nước súc miệng, uống nhiều nước và dùng thuốc kháng virus Ancilovir có thể hữu ích cho bệnh nhân, đặc biệt là ở những người bị tổn thương miễn dịch 2. Nhiễm Herpes zoster: Nhiễm Herpes zoster có thể ảnh hưởng tới bất kỳ nhánh nào của dây thần kinh sinh ba, do đó có thể ảnh hưởng đến lưỡi. Triệu chứng gồm có những bóng nước thường ở một bên, sau đó vỡ ra tạo thành những vết loét gây đau đớn. Xử trí giống như nhiễm Herpes simplex.
- 3. Bệnh tay, chân và miệng (Hand, foot and mouth disease): Do nhiễm Coxsackievirus. Ngoài những sang thương đặc trưng ở tay, chân, virus có thể gây ra những bóng nước hay những vết loét nhỏ do bóng nước vỡ ra ở trong miệng và trên lưỡi. Nhiễm trùng thường tự khỏi, nếu có điều trị chỉ là điều trị triệu chứng. D. Chấn thương: Lưỡi thường bị tổn thương khi bị chấn thương vùng miệng và mặt, nhất là ở trẻ em do tai nạn, răng quá sắc, do răng giả hay cắn phải trong khi nhai. Chấn thương có thể làm cho lưỡi bị rách ít hoặc phức tạp, gây chảy máu nhiều làm mất máu, hay trầm trọng hơn là gây bít tắc đường thở khiến bệnh nhân tử vong. Với những chấn thương nhỏ lặp đi lặp lại, có thể tạo ra những quầng trắng lõm lan tỏa hoặc đưa đến quá sản mô sợi tạo nên polyp biểu mô sợi. Xử trí: Nếu vết rách chỉ chảy máu ít thì thường sẽ tự lành, nếu không cầm máu được thì cần đến bệnh viện để khâu lại. Nên đến bác sĩ chuyên khoa răng hàm mặt để
- được xử trí về vấn đề răng sắc và răng giả - là những nguyên nhân gây chấn thương. Với polyp, nếu kích thước quá lớn gây mất thẩm mỹ thì có thể đến bệnh viện cắt bỏ đi. E. Nguyên nhân miễn dịch 1. Viêm lưỡi di trú: Thường không có triệu chứng và gặp ở những bệnh nhân hay bị dị ứng. Sang thương có thể là những vùng hơi đỏ dạng teo có viền bao bọc màu vàng nhẹ, thường nằm trên mặt lưng của lưỡi nhưng cũng có thể xuất hiện (tuy ít gặp hơn) ở mặt trước bụng lưỡi hay sàn miệng. Ðường kính của sang thương thường < 1cm, nhưng trong một số trường hợp có thể thấy đường kính to hơn nhiều. Bệnh không nguy hiểm và thường tự khỏi. Chỉ cần điều trị triệu chứng như giảm đau, súc miệng và uống viên đa sinh tố. 2. Loét lưỡi Apthae: Thường là hậu quả của loét miệng Apthae và hay tái đi tái lại khiến bệnh nhân rất khó chịu vì đau. Loét thường làm ảnh hưởng đến chức năng nhai và phát âm. Theo thống kê có đến 25% dân số bị tình trạng này. Nguyên nhân vẫn chưa rõ nhưng có khả năng liên quan đến việc thiếu máu. Triệu chứng đặc trưng là những vết loét xuất hiện ở mặt bụng lưỡi hay ở chóp lưỡi và thường rơi vào 1 trong 3 dạng loét nhỏ < 10mm, loét lớn > 10mm hoặc dạng giống Herpes. Cần làm thêm các xét nghiệm để xem có bị thiếu máu hay không? Xử trí: * Ða số đáp ứng với Corticosteroid bôi tại chỗ. Có thể dùng Triamcinolone acetonide 0,1% hay Hydrocortisone hemisuccinate lozenges 2,5mg bôi vào vết loét 4 lần/ ngày. * Ðối với dạng giống Herpes có thể dùng Tetracycline viên 250mg hòa tan với 15ml nước để súc miệng. Cần ngậm trong miệng từ 3-5 phút mới nhổ ra. Tuy nhiên tránh sử dụng khi có thai. Ngoài ra cũng có thể dùng Chlorhexidine gluconate 0,2% để súc họng. Nếu điều trị trên vẫn không đáp ứng thì nên đi khám tại chuyên khoa tai mũi họng hoặc răng miệng để được điều trị thích hợp. 3. Lichen phẳng (Lichen planus):
- Thường gặp ở tuổi trung niên và người cao tuổi. Ða số không rõ căn nguyên nhưng một ít trường hợp là do việc sử dụng một số loại thuốc như: thuốc hạ áp nhóm ức chế men chuyển, Sulphonyureas và các loại kháng viêm không steroid... hay hiếm hơn là sau khi chữa răng. Biểu hiện lâm sàng của bệnh là những mảng trắng ở mặt lưng hay bờ bên của lưỡi và niêm mạc má, thường xuất hiện ở cả 2 bên, có thể có loét hoặc không. Cũng có thể xuất hiện tình trạng viêm lợi tróc vẩy kèm theo. Ðiều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng với Corticosteroid bôi tại chỗ. Tuy nhiên, do có khả năng tiến triển tới ung thư nên cần đi khám định kỳ để có thể can thiệp kịp thời. F. U bướu hay những sang thương có khuynh hướng ác tính hóa: 1. Bạch sản:
- là những mảng trắng đồng đều thường xuất hiện ở bờ bên của lưỡi và sàn miệng. Ða số là lành tính nhưng vẫn có khoảng 5% hóa ác. Do đó, nếu gặp trường hợp này cần phải đến một bác sĩ chuyên khoa ung bướu để được làm sinh thiết nhằm có thể đánh giá được mức độ loạn sản của sang thương. 2. Ung thư lưỡi:
- Thường gặp là ung thư tế bào vẩy. Ðây là loại ung thư thường gặp nhất ở vùng miệng và lưỡi. Ung thư có thể xuất hiện dưới hình thức là một bạch sản trước đó hay hoàn toàn không có triệu chứng gì. Những yếu tố được xem là có liên quan đến ung thư lưỡi là hút thuốc và nghiện rượu. Bệnh có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào. Triệu chứng thường gặp là phát hiện thấy một vết loét đơn độc lâu ngày, màu trắng hay đỏ ở bờ bên của lưỡi, không đau. Trường hợp này cũng cần được làm sinh thiết để xác định chẩn đoán. III. ÐIỀU TRỊ CHUNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA: Ða số các bệnh lý của lưỡi thường nhẹ, lành tính, chủ yếu là gây nên những khó chịu, phiền toái cho bệnh nhân. Ðiều trị triệu chứng vẫn là chủ yếu. Các phương pháp điều trị thường được áp dụng là: * Súc miệng: Có rất nhiều loại dung dịch súc miệng được bán ở các nhà thuốc như Chlorhexidine gluconate 0,2% hay đơn giản và thuận tiện hơn là súc miệng bằng nước muối cũng có hiệu quả. * Các thuốc bôi tại chỗ: Có thể sử dụng corticoid bôi tại chỗ như Triamcinolone acetonide 0,1% hay Hydrocortisone hemisuccinate lozenges 2,5mg bôi vào chỗ loét hay sang thương 4 lần/ngày. * Các thuốc uống toàn thân: Kháng sinh khi bị nhiễm khuẩn, thuốc kháng virus như Acilovir hay thuốc kháng nấm khi bị nhiễm nấm. Tuy nhiên liều lượng và cách dùng vẫn phải do các bác sĩ và dược sĩ chỉ định.
- * Các biện pháp khác: - Khi bị chấn thương, nếu thấy chảy máu nhiều thì phải lập tức đến bệnh viện ngay. - Những trường hợp bất thường về giải phẫu có thể đến bệnh viện để được phẫu thuật chỉnh hình. - Ngưng ngay các thuốc đang uống nếu nghi ngờ nguyên nhân là do thuốc. - Các trường hợp khối u sẽ được phẫu thuật hay xạ trị. * Phòng ngừa: - Vệ sinh răng miệng đều đặn, súc miệng nước muối thường xuyên. - Không được tự tiện dùng thuốc nếu không hiểu biết về thuốc hoặc không có chỉ định của bác sĩ hay dược sĩ. - Cần ăn uống đầy đủ các chất, có thể dùng viên vitamin mỗi ngày. - Nếu thấy có vết loét lâu ngày không lành hay khối u bất thường thì phải đến khám bác sĩ ngay. Tóm lại, đa số các bệnh ở lưỡi đều lành tính và chỉ cần điều trị triệu chứng, tuy nhiên vẫn có một tỷ lệ nhất định những sang thương ở lưỡi chính là biểu hiện của một bệnh ác tính nào đó. Do đó, cần đến khám ở chuyên khoa tai mũi họng hay răng hàm mặt ngay nếu thấy có những bất thường ở lưỡi.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Hóa dược - dược lý III ( Dược lâm sàng ) part 4
18 p | 297 | 116
-
Đại cương Hệ nội tiết
55 p | 363 | 84
-
GIẢI PHẪU HỌC HỆ TIÊU HOÁ – PHẦN 1
15 p | 180 | 31
-
Thuốc tác dụng trên quá trình đông máu và tiêu fibrin (Kỳ 1)
6 p | 175 | 25
-
Thuốc tác dụng trên quá trình đông máu và tiêu fibrin – Phần 1
19 p | 174 | 11
-
BỆNH TUYẾN THƯỢNG THẬN – PHẦN 1
13 p | 87 | 9
-
LƯỚI NỘI SINH CHẤT - GOLGI
16 p | 147 | 8
-
Mycosis fungoides
8 p | 107 | 8
-
NHIỄM TRÙNG TUYẾN NƯỚC BỌT – PHẦN 1
20 p | 87 | 7
-
Cắt Amiđan
3 p | 80 | 7
-
Những cơn đau của bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm
5 p | 134 | 7
-
VIÊM AMIĐAN - ĐẠI CƯƠNG
10 p | 79 | 7
-
BỆNH CẢM CÚM (FLU) - Phần I
10 p | 82 | 7
-
Điều trị những tổn thương tuyến nước bọt bằng phẫu thuật
16 p | 104 | 6
-
NHỮNG TRIỆU CHỨNG HỌC TUYẾN THƯỢNG THẬN
7 p | 79 | 6
-
ĐẶC ĐIỂM BỘ MÁY TIÊU HÓA TRẺ EM
13 p | 105 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn