NHIỄM TRÙNG TUYẾN NƯỚC BỌT – PHẦN 1
lượt xem 7
download
Nếu không kể u thì phần lớn bệnh lý còn lại của tuyến nước bọt thường liên quan đến nhiễm trùng cấp hoặc mãn của tuyến mang tai, dưới hàm và có khi cả dưới lưỡi do vi khuẩn, siêu vi hay mycobacteria. Dù tuyến nước bọt chính hay phụ đều có thể bị ảnh hưởng, nhưng thường gặp nhất là tuyến mang tai và tuyến dưới hàm dưới dạng viêm tuyến mang tai cấp do vi khuẩn (ABP: acute bacterial parotitis) và viêm tuyến dưới hàm cấp do vi khuẩn (ABSS: acute bacterial submandibular sialolenitis). ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: NHIỄM TRÙNG TUYẾN NƯỚC BỌT – PHẦN 1
- NHIỄM TRÙNG TUYẾN NƯỚC BỌT – PHẦN 1 I/ Phân loại: Nếu không kể u thì phần lớn bệnh lý còn lại của tuyến nước bọt thường liên quan đến nhiễm trùng cấp hoặc mãn của tuyến mang tai, dưới hàm và có khi cả dưới lưỡi do vi khuẩn, siêu vi hay mycobacteria. Dù tuyến nước bọt chính hay phụ đều có thể bị ảnh hưởng, nhưng thường gặp nhất là tuyến mang tai và tuyến dưới hàm dưới dạng viêm tuyến mang tai cấp do vi khuẩn (ABP: acute bacterial parotitis) và viêm tuyến dưới hàm cấp do vi khuẩn (ABSS: acute bacterial submandibular sialolenitis). Nguyên nhân gây viêm tuyến nước bọt khá đa dạng nh ư do _giảm lưu lượng nước bọt (do mất nước, suy dinh dưỡng, tắc nghẽn và thuốc men), _chấn thương ống hoặc lổ ống tuyến (do nghề nghiệp, thói quen, răng) hay _tắc nghẽn lưu thông nước bọt (do chấn thương ống tuyến, nút dịch nhầy, sỏi , hay bệnh mạch máu – tạo keo).. Một điều cần nhấn mạnh là phải luôn cảnh giác để phân biệt 1 tiến trình viêm tuyến với các bệnh lý khác cũng gây sưng phồng tuyến nước bọt, ví dụ u tuyến lành hoặc ác. Viêm tuyến dưới hàm thường do tắc
- nghẽn trong khi viêm tuyến mang tai lại do những nguyên nhân không gây tắc nghẽn. Viêm hệ thống ống tuyến cũng có thể xảy ra sau các đợt tắc nghẽn cấp tính do sỏi. Vi êm tuyến nước bọt cấp và mãn bị ảnh hửơng bởi nhiều yếu tố như tuổi tác, tiền sử nội, ngoại khoa, tình trạng miễn dịch, cân bằng thể dịch toàn thân, thuốc men và dị ứng. Ngòai ra, còn có các yếu tố gây bệnh khác như: bất thường ống tuyến bẩm sinh hoặc mắc phải, dị vật, các thao tác tron g khi chữa răng, bệnh u hạt hệ thống, nhiễm HIV, chấn thương hàm mặt và (tình trạng )vừa mới nằm viện. Phân lọai nhiễm trùng tuyến nước bọt Nhiễm vi khuẩn Viêm tuyến dưới hàm cấp Viêm tuyến mang tai cấp Viêm tuyến dưới hàm mãn Viêm tuyến mang tai mãn Viêm tuyến mang tai mãn ở trẻ nhỏ Viêm tuyến nước bọt dị ứng cấp (viêm tuyến mang tai quang tuyến)
- Bệnh do Actinomyces Bệnh mèo quào Nhiễm siêu vi Dịch viêm tuyến mang tai (bệnh quai bị) Tổn thương lymphô-biểu mô lành tính (bệnh nhân nhiễm HIV) Virus cự bào (CMV_Cytomegalovirus) Nhiễm nấm Nhiễm mycobacterium Lao Các mycobacteria không điển hình Nhiễm ký sinh trùng Các bệnh nhiễm trùng liên quan đến hệ miễn dịch Viêm tuyến nước bọt do bệnh tạo keo (Lupus ban đỏ toàn thân) Hội chứng Sjogren Dị sản tuyến nước bọt hoại tử
- Bệnh sarcoid II/ Khám tổng quát : Khám thường quy bệnh nhân bao gồm hỏi kỹ lịch sử bệnh và thăm khám thực thể. 1/Lịch sử bệnh :Tiền sử, bệnh sử có thể cung cấp các thông tin hữu ích bởi có rất nhiều bệnh lý khác nhau có thể dẫn đến t ình trạng tuyến nước bọt bị sưng phồng(Bảng 1). Nhiều trường hợp viêm tuyến mang tai cấp do vi khuẩn (ABP) xảy ra ở những bệnh nhân nằm viện bị suy kiệt, ăn uống kém dẫn đến thiếu nứơc gây mất cân bằng thể dịch hoặc thậm chí mất nước. Bệnh nhân khai sưng và đau vùng dưới hàm sau khi ăn thì hầu như chắc chắn do sỏi tuyến dưới hàm gây nên các cơn tắc nghẽn cấp tính. Bản thân tiền sử có sỏi tuyến nước bọt cũng có giá trị chẩn đoán. Trẻ con bị sưng nề cấp tuyến nước bọt và đau có thể mắc quai bị. Khi khám 1 bệnh nhân bị sưng nề cấp tuyến nước bọt cần phải hỏi xem họ có tiếp xúc với thú vật trước đó không, đặc biệt với mèo. Nhạc công chơi nhạc cụ hơi sau buổi hoà nhạc bị sưng tuyến mang tai hai bên có thể do không khí bị bơm vào tuyến mang tai gây nên cái gọi là “hội chứng người thổi kèn Trumpet” kinh điển (Trumpet blower’s syndroma). Bảng 1
- Các yếu tố nguy cơ đối với nhiễm trùng tuyến nước bọt Mất nước Sau gây mê và phẫu thuật Bệnh mạn tính Tuổi cao Trẻ sinh thiếu tháng Xạ trị Tình trạng suy giảm miễn dịch Nằm viện dài ngày Suy thận Suy gan Suy tim xung huyết (congestive heart failure) Đái đường Suy giáp Suy dinh dưỡng
- Sỏi tuyến nước bọt Viêm miệng Nhiễm HIV Hôị chứng Sjogren Trầm cảm Rối loạn tâm thần Biếng ăn tâm thần /chứng ăn vô độ (Anorexia nervosa/bulimia) Tăng acid uric huyết Tăng lipoprotein- huyết Bệnh xơ nang ( hay bệnh nhầy nhớt)(cystic fibrosis/mucoviscidosis) Ngộ độc chì Bệnh Cushing Thuốc men Yếu tố khác __________________________________________________________________
- Ở các bệnh nhân vừa mới đi làm răng (nhất là gắn mắc cài chỉnh nha) hoặc bệnh nhân có thói quen cắn má, viêm tuyến mang tai ngược dòng(hay VTMT ứ đọng) {stasis, retrograde sialadenitis ) có thể xảy ra do các sang chấn đẩy vi khuẩn vào hệ thống ống tuyến. Mặc dù hiếm gặp, cũng nên loại trừ khả năng viêm tuyến do răng bằng cách khám răng, thử tủy và chụp X quang răng. Chấn thương hàm mặt có thể làm tổn thương (rách, đứt) ống Sténon, dẫn đến sưng phồng vùng tuyến mang tai do thành lập nang giả tuyến nước bọt, hoặc chấn thương để lại các dị vật (đất cát, mảnh chai, lông bàn chải…) có thể làm nghẽn dòng chảy nứơc bọt. Bệnh nhân có tiền sử bệnh mạch máu – tạo keo hoặc bệnh tự miễn có khả năng hệ thống ống tuyến bị tắt nghẽn dẫn đến viêm tuyến nước bọt (ví dụ: có mối liên hệ giữa bệnh sarcoid và sự hình thành nang nhái ở tuyến dưới lưỡi). Sau cùng, việc khai thác lịch sử bệnh đầy đủ có thể giúp phát hiện nhiều loại thuốc mà bệnh nhân đang sử dụng có khả năng làm giảm lưu lượng nước bọt dẫn đến viêm tuyến ngược dòng. Đó là các loại thuốc như : thuốc lợi tiểu, kháng - cholinergic (như atropin), kháng histamin, các thuốc chống trầm cảm 3 vòng, phenothiazin, các thuốc chẹn – beta, các thuốc chống tiết nước bọt, và một số loại thuốc dùng trong hóa trị ung thư (Bảng 2). Cần xác định các dấu chứng toàn thân như sốt, bứt rứt, toát mồ hôi, ớn lạnh và nôn ói. Bảng 2 Các thuốc có liên quan đến nhiễm trùng tuyến nước bọt
- Các thuốc kháng histamin Các thuốc lợi tiểu Thuốc chống trầm cảm 3 vòng Thuốc chống tăng huyết áp( thuốc chẹn bêta) Các barbiturat Các thuốc chống tiết nước bọt Các thuốc kháng – cholinergic (atropin) Thuốc dùng trong hóa trị liệu 2/ Khám thực thể: Sau khi khai thác lịch sử bệnh đầy đủ, bắt đầu khám thực thể bằng cách tr ước hết quan sát xem có sự bất cân xứng về hình dạng và kích thước của các tuyến ở 2 bên không trước khi sờ nắn, vì rằng: chính động tác sờ nắn của thầy thuốc có thể gây nên tình trạng sưng nề sau đó. Cần nhận diện các dấu chứng chủ yếu của tình trạng viêm nhiễm gồm sưng, nóng, đỏ, đau. Cần ghi nhận các dấu chứng về chấn thương mặt như vết rách, vết bầm hay vết xước (ví dụ: vết mèo quào hay vết đâm thủng). Nên khám theo trình tự ngoài mặt trước trong miệng sau. Dùng hai tay sờ nắn nhẹ nhàng các tuyến nứơc bọt
- chính, ống tuyến và lổ ống tuyến. Phải quan sát cẩn thận xem có d òng nước bọt chảy hoặc phọt ra tự phát hoặc do động tác ép vuốt tuyến/ống tuyến của thầy thuốc. Dòng nước bọt này có thể mang theo các nút nhầy, viên sỏi nhỏ hoặc để lại ít mũ đọng ở miệng ống tuyến. Chụp phim quanh chóp và thử tủy để loại trừ bất cứ khả năng nhiễm trùng do răng nào (thường liên quan đến các khoang sâu) khi sưng vùng dưới hàm hoặc sau mặt. Cần phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định dùng dụng cụ thăm dò lổ và ống tuyến. Động tác thăm dò cơ học này có giá trị chẩn đoán và/ hoặc điều trị, ví dụ: giúp xác định sự hiện diện của sỏi (chẩn đóan) hoặc lấy đi các nút nhầ y, nong rộng chỗ chít hẹp của ống tuyến nước bọt (điều trị). Nhưng mặt khác, thao tác này có thể đẩy vi khuẩn thường trú quanh miệng lổ vào trong ống tuyến gây viêm tuyến ngược dòng. Nói chung, thăm dò ống tuyến tuyệt đối chống chỉ định đối với dịch quai bị ở trẻ con và nên chống chỉ định đối với viêm tuyến mang tai cấp do vi khuẩn (ABP). U hoặc viêm tuyến dưới lưỡi rất hiếm gặp; sang thương thường gặp nhất của tuyến dưới lưỡi là nang nhái. Cuối cùng, sờ nắn vùng mặt và cổ để phát hiện các dấu hiệu liên quan đến bệnh lý hạch bạch huyết. 3/Chẩn đóan hình ảnh: Dựa trên lịch sử bệnh và khám lâm sàng, thầy thuốc sẽ quyết định việc chụp X – quang tuyến nước bọt và đây là một xét nghiệm hữu ích trong chẩn đóan đối với các tr ường hợp tuyến nước bọt sưng phồng. Chụp X – quang không sữa soạn có thể phát hiện sỏi
- nhu mô hoặc ống tuyến (Hình 1). Tuy nhiên phương pháp này có mặt hạn chế vì chỉ khỏang 80 – 85% sỏi cản quang thấy được trên phim không sữa soạn. Chụp phim mặt nhai hàm dưới giúp phát hiện của tuyến dưới hàm và dưới lưỡi. Đối với tuyến mang tai và nhất là ống Sténon, nên chụp phim ở tư thế “phồng má”, nghĩa là cho bệnh nhân giữ hơi trong miệng càng nhiều càng tốt để đẩy má ra ngòai tối đa, như vậy hình ảnh (cản quang) của sỏi (nếu có) dễ được phát hiện hơn do không bị chập lên hình ảnh (cản quang) cành cao (hàm dưới) và cung tiếp. Phim quanh chóp và phim toàn cảnh đôi khi cho thấy hình ảnh của sỏi tuyến nước bọt chính. Chụp cắt lớp điện toán (CT), mặc dù có độ nhiễm xạ cao hơn nhưng ít xâm lấn hơn, cho phép phân biệt mô tuyến nước bọt với mô mềm kế cận rõ hơn so với phương pháp chụp cản quang tuyến nước bọt. Chụp CT cho phép phân biệt sang thương ở trong hay ngoài tuyến. Ví du: hình ảnh lâm sàng của 1 nhiễm trùng khoang nhai (nguyên nhân do răng chẳng hạn) rất giống với 1 viêm tuyến mang tai cấp. Trong trường hợp này hình ảnh phim CT cho phép phân biệt được 2 tình huống trên. Phim CT cũng có thể cho thấy hình ảnh sỏi rốn tuyến dưới dưới hàm vốn khó thấy được trên các phim không sữa soạn. Hình ảnh CT ba chiều gíup khảo sát các bất thường ống tuyến cũng như các thay đổi cấu trúc nhu mô tuyến trong không gian 3 chiều. Siêu âm là1 kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh đơn giản và không xâm lấn có thể hữu ích trong việc đánh giá các sang thương dạng khối (mass lesion) của tuyến mang tai và tuyến dưới hàm. Siêu âm có thể phân biệt sang thương dạng đặc hay dạng nang (chứa dịch). Nang, sỏi tuyến mang tai/tuyến d ưới hàm, ống tuyến giãn rộng và áp-xe có thể
- phát hiện nhờ siêu âm. Tuy nhiên hình ảnh siêu âm thiếu độ phân giải cần thiết để cho các hình ảnh chi tiết. Cộng hưởng từ (MRI) cung cấp hình ảnh mô mềm tuyệt vời nhất trong khi bệnh nhân không bị nhiễm tia và không phải sử dụng chất cản quang. Việc sử dụng MRI trong nhiễm trùng tuyến nước bọt trước đây khá hạn chế, nhưng gần đây đã trở nên phổ biến hơn nhờ hình ảnh giải phẫu ống tuyến n ước bọt tuyệt hảo của kỹ thuật này. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy việc sử dụng hình ảnh MR – T2 nhanh có khả năng cung cấp hình ảnh chi tiết cấu trúc của ống tuyến giúp có thể xác địn h được sỏi. Trong thập niên qua, nội soi tuyến nước bọt là 1 kỹ thuật ít xâm lấn được dùng để chẩn đoán và điều trị các rối loạn do tắc nghẽn tuyến nước bọt. Kĩ thuật này được dùng trong các truờng hợp khó tiếp cận và/hoặc khó lấy sỏi (sỏi nằm ở phần sau ống Wharton hoặc ở rốn tuyến dưới hàm); hoặc dùng để khảo sát hệ thống ống dẫn sau khi đã lấy sỏi hay sau khi phát hiện có sỏi dựa vào phim chụp X – quang hay siêu âm; hoặc dùng để thám sát trong những trường hợp sưng nề tuyến tái phát mà không chẩn đoán được nguyên nhân hay bệnh lý. Đây là 1 kỹ thuật nhiều hứa hẹn do ít gây biến chứng trong điều trị lấy sỏi tuyến nước bọt và trong chẩn đoán viêm ống tuyến và di chứng sẹo gây chít hẹp ống tuyến .
- Chụp cản quang tuyến nước bọt (sialography) từng được xem là “chỉ định ưu tiên 1” trong X quang chẩn đoán tuyến nước bọt. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nó đã được thay thế rộng rãi bằng CT và MRI. Chụp cản quang tuyến nước bọt được chỉ định chủ yếu cho các trường hợp tắt nghẽn hoặc viêm tuyến mãn do tắt nghẽn. Kỹ thuật này giúp phát hiện được khỏang 15% đến 20% trường hợp sỏi thấu quang hoặc tắt nghẽn do các nút nhầy, đồng thời cung cấp khá chi tiết hình ảnh nhu mô tuyến nước bọt và hệ thống ống tuyến. Chụp cản quang còn cho thấy những chỗ chít hẹp của ống tuyến , dị vật, sỏi, ổ áp – xe trong nhu mô tuyến cũng như đánh giá mức độ tổn thương ống tuyến và nhu mô tuyến do các bệnh lý tắt nghẽn, nhiễm trùng, chấn thương và u tân sinh gây ra. Chụp cản quang tuyến bằng cách bơm các chất cản quang tan trong nước hoặc dầu có nồng độ i-ốt (iodine) từ 28-38%. Do chất cản quang chứa nồng độ i- ốt cao, chụp cản quang không được chỉ định trong cơn viêm tuyến cấp vì chất cản quang có thể thoát ra khỏi bao tuyến đang viêm và bị tổn thương, gây đau đớn và thương tổn mô mềm thậm chí dẫn đến họai tử nhu mô tuyến. Các chống chỉ định khác của chụp cản quang tuyến nước bọt có thể kể như : bệnh nhân mẩn cảm với iodine, thực hiện trước khi bệnh nhân làm các xét nghiệm khảo sát chức năng tuyến giáp. Ngoài khả năng phát hiện sỏi và các nút dịch, chụp cản quang tuyến n ưốc bọt còn có tác dụng điều trị như tống xuất các viên sỏi nhỏ hay nút nhầy, nhờ vậy giải phóng sự tắc nghẽn, phục hồi l ưu lượng nước bọt. Hầu hết các chất cản quang được xem là có tính kìm khuẩn (1 số là hỗn hợp chất cản
- quang và kháng sinh); tuy nhiên tác động kìm khuẩn của chúng trong các tuyến vẫn chưa được chứng minh. Chụp cản quang tuyến nước bọt có thể gây nên tình trạng du khuẩn huyết thoáng qua. Chụp cản quang giúp xác định mức độ hủy hoại của ống v à nhu mô tuyến do qúa trình viêm hoặc nhiễm trùng tuyến nước bọt gây ra. Nhiễm trùng hoặc viêm tuyến lâu ngày dẫn đến teo các túi tuyến (acinar atrophy) làm cho dung dịch cản quang không thể đi vào các ống nhỏ ngọai vi, khi đó phim chụp cản quang có hình ảnh cây phân nhánh không đầy đủ, gọi là hình ảnh “tỉa cây” (pruning). Trong khi đó, viêm ống tuyến có hình ảnh kinh điển “gút thắt xúc xích” trên phim cản quang. Các chỗ phình to dạng túi của hệ thống ống tuyến là kết qủa của quá trình viêm mãn làm thay đổi cấu trúc của thành ống tuyến, hoặc do nổ lực co bóp thường xuyên để đẩy nước bọt vượt qua chỗ tắc nghẽn làm mất đi tính đàn hồi của ống tuyến, hoặc do cả hai quá trình này. Các ổ áp- xe bên trong nhu mô tuyến có thể nhận biết qua hình ảnh cấu trúc bình thường của tuyến bị đẩy lệch và dồn ép ra xung quanh quanh 1 vùng thấu quang. Cuối cùng, số lượng dung dịch cản quang c òn lưu lại trong tuyến sau khi chụp phản ánh mức độ suy giảm chức năng tuyến. Gần đây, chụp cản quang tuyến nước bọt được kết hợp với cả CT và MRI để cải thiện độ phân giải và chi tiết của hình ảnh. Quét đồng vị phóng xạ hay chụp nhấp nháy có thể hữu ích trong việc khảo sát nhu mô tuyến nước bọt. Kỹ thuật này dựa trên khả năng tập trung chọn lọc các nguyên tố phóng xạ – như iod phóng xạ - cuả mô tuyến. Tính chọn lọc này tương tự như của tuyến giáp. Nói chung, các sang thương bên trong tuyến như u hỗn hợp, u Warthin và các u ác của
- tuyến nước bọt có thể được phát hiện nhờ tiêm tĩnh mạch chất đồng vị phóng xạ (99m Tc pertechnetate). Chụp nhấp nháy cho thay tăng tích tụ 99m Tc trong trường hợp viêm tuyến cấp hay giảm tích tụ trong tr ường hợp tuyến bị suy giảm chức năng do viêm nhiễm mãn tính và xơ hóa. Ưu điểm chụp nhấp nháy là tất cả tuyến nước bọt đều hiện hình cùng lúc; tuy nhiên lại có nhược điểm là độ phân giải kém. Các xét nghiệm labô cũng góp phần hổ trợ chẩn đoán nhiễm 4/Xét nghiệm la bô: trùng tuyến nước bọt. Trong viêm tuyến nước bọt cấp do vi khuẩn thường có tăng bạch cầu ngoại vi; trong viêm tuyến nước bọt do siêu vi thì bạch cầu giảm và lympho bào tăng tương đối. Hóa sinh tuyến nước bọt đo lường các thay đổi về nồng độ ion natri và kali cùng với những thay đổi lưu lượng nước bọt. Nói chung, các rối loạn của tuyến nước bọt không do viêm (ví dụ: sỏi tuyến )có mức kali cao (mức kali bình thường ở tuyến mang tai là 25 mEeq/L; tuyến dưới hàm 20 mEq/L) trong khi viêm tuyến nước bọt thì hàm lượng kali giảm và hàm lượng natri tăng (hàm lượng natri bình thường ở tuyến mang tai là 7 mEq/L; tuyến dưới hàm 5 mEq/L). Viêm tuyến mang tai tái phát làm cho nồng độ protein gia tăng (> 4oo mg/dL), và viêm tuyến nước bọt trong bệnh tạo keo (vd: lupus ban đỏ toàn thân ) làm cho nồng độ chloride tăng cao hơn 2 đến 3 lần so với bình thường. Lưu lượng nước bọt cũng có thể giảm trong viêm tuyến nước bọt. Vi trùng học có tầm quan trọng rất đặc biệt trong chẩn đoán nhiễm tr ùng tuyến nước bọt. Mủ lấy theo cách thường quy (chọc hút hay qua dẫn lưu tự phát hoặc do rạch) được
- nhuộm Gram, cấy nấm, cấy hiếu, kỵ khí và làm kháng sinh đồ. Kỹ thuật nhuộm kháng acid nhanh (acid-fast staining techniques) cũng có thể sử dụng trong trường hợp nghi do mycobacterium. 5/ Chẩn đoán phân biệt: Trước 1 tuyến nước bọt bị sưng phồng, có thể có rất nhiều rối lọan khác nhau gây n ên mà ta cần phải chẩn đoán phân biệt (Bảng 3). Nói chung, có t hể lọai trừ u bướu và các bệnh hệ thống vì chúng không có bất cứ dấu chứng cơ bản nào của viêm nhiễm. Bệnh tuyến nước bọt, hay sưng tuyến nước bọt không do viêm nhiễm có thể bắt nguồn từ nhiều bệnh lý toàn thân khác nhau. Bướu lành của tuyến thường biểu hiện là một khối chắc, không đau, phát triển chậm trong khi một bướu ác phát triển nhanh hơn, có thể có những dấu hiệu thiểu năng thần kinh (như yếu, liệt thần kinh mặt), đau hoặc dính với tổ chức bên dưới. Sưng tuyến và đau sau bữa ăn thường là do viêm tuyến do tắc nghẽn. Hình 1 đề xuất 1 phác đồ đánh giá sự sưng phồng tuyến nước bọt. III/ CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ 1/ VIÊM TUYẾN NƯỚC BỌT DO VI KHUẨN a/ Viêm tuyến mang tai cấp do vi khuẩn: Lịch sử nhiễm trùng tuyến mang tai cấp do vi khuẩn (acute bactreial parotitis: ABP) đồng hành với lịch sử y học hiện đại. Trường hợp ABP đầu tiên được báo
- cáo vào năm 1829 ở Hotel Dieu (Paris). Năm 1834, Brodie phân biệt ABP với bệnh quai bị do siêu vi gây ra. Thực thể bệnh lý này còn được gọi là viêm tuyến mang tai mưng mủ, viêm tuyến mang tai sinh mủ, hay bệnh quai bị ngoại khoa (vì về mặt lịch sử, nó được cho là do tình trạng giảm lưu lượng tuần hòan và mất nước hậu phẫu gây ra). Trước kỷ nguyên của kháng sinh và phẫu thuật Y khoa hiện đại, ABP là biến chứng hay gặp của phẫu thuật bụng và chấn thương bụng
- Bảng 3: Chẩn đoán phân biệt sưng tuyến nước bọt Nhiễm trùng tuyến nước bọt(xem bảng 1) U hỗn hợp Phì đại tuyến mang tai(sialosis, U tuyến đơn dạng sialadenosis) U Warthin Nội tiết U tuyến tế bào ưa a xít Thần kinh thể dịch U ác tuyến nước bọt Rối loạn men (Dysenzymatic) Ung thư biểu mô nhầy bì Suy dinh dưỡng Ung thư biểu mô nang dạng tuyến Bệnh nhầy nhớt (mucoviscidosis, U hỗn hợp ác Ung thư biểu mô tế bào túi tuyến cysticfibrosis) Sỏi tuyến Ung thư biểu mô tuyến đa dạng độ ác Nang tuyến thấp( polymorphous low-grade Chít hẹp ống tuyến adenocarcinoma) Nang nhầy U tổ chức liên kết (u máu, u xơ thần kinh, u mỡ, u xơ..) Nang nhái Bệnh bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng Ong Sténon to (megastenon) Chứng tăng tiết nước bọt (infection mononucleosis) Chứng khô miệng Nang dạng da Chấn thương Nang dạng thượng bì Nhiễm trùng do răng U hạch (lymphoma) U lành tuyến nước bọt: với tỷ lệ tử vong gần 50 %. Tiền bán thế kỷ XX, sự hiểu biết sinh lý về cân bằng n ước-điện giải và mất nước hậu phẫu vẫn còn rất hạn chế. Do không bù đủ dịch thay thế cho khôi lượng dịch có thể ước lượng và không thể ước lượng được bị mất đi trong lúc mổ, cũng như tiếp tục duy trì sự cân bằng đó sau mổ, giảm khối lượng tuần hòan sau mổ đã dẫn đến viêm ứ đọng hay ngược dòng tuyến mang tai qua ống Sténon. Tháng 7-1881, Tổng thống thứ 20 của Mỹ James Garfield bị trúng đạn ở bụng trong một vụ mưu sát. Ông được phẫu thuật bụng để thám sát, sau đó bị viêm phúc mạc và mất nước. Mười tuần sau ông qua đời do nhiễm trùng huyết mà nguyên nhân có lẽ là hậu qủa cuả tình trạng viêm tuyến mang tai mưng mủ.
- Năm 1919, 1 báo cáo về 7 trường hợp phơi mình lâu dưới ánh nắng ở miền trung tây Hoa Kỳ dẫn đến mất nước kèm theo khô miệng được cho là có liên quan với ABP. Cuối thập niên 1930 và trong Chiến Tranh Thế Giới thứ hai, khi truyền dịch đường tĩnh mạch trong và sau mổ đã trở thành 1 phương pháp hồi sức thường quy thì người ta thấy tỷ lệ ABP hậu phẫu đã giảm xuống một cách
- Hình 1 Sơ đồ đánh giá và xử trí đối với sưng tuyến nước bọt Sưng tuyến nước bọt Lan tỏa Giới hạn rõ Một bên Một bên Hai bên 2 bên bêbbênbên Cấp Cấp Mãn Mãn CT,MRI U Warthin Triệu chứng toàn H/C Sjogren ABP thân(sốt, ớn lạnh, đổ mồ hôi..) Lupus ban Bướu Loại trừ bướu Đau đỏ toàn thân Sốt Sarcoid Mưng mũ Bệnh khác Phân loại TNM Phẫu thuật Điều trị Cấy khuẩn + kháng bằng thuốc sinh đồ Bù nước Không dùng thuốc ức chế tiết nước bọt Dùng kháng sinh theo kinh nghiệm Rạch và dẫn lưu Lấy sỏi. Không khỏi Cấy lại CT, MRI Rạch + dẫn lưu lại Nội soi tuyến nước bọt Chụp cản quang (mạn tính) Tắc nghẽn Không tắc nghẽn Lấy sỏi nước bọt/tạo hình ống tuyến Cắt tuyến nước bọt(mãn tính)
- ngoạn mục. Đến năm 1955, với việc sử dụng thường quy kháng sinh dự phòng và điều trị chu phẫu , Robinson cho rằng ABP là một bệnh đang dần lụi tàn. Nhưng đến năm 1958, Petersdorf và cộng sự báo cáo 7 trường hợp viêm tuyến mang tai do Staphylococcus đề kháng với penicillin, và đến đầu thập niên 1960 hàng loạt trường hợp ABP được báo cáo.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đại cương về bệnh quai bị
17 p | 203 | 33
-
Bệnh quai bị
6 p | 469 | 20
-
Hội chứng hạch to (Kỳ 3)
5 p | 109 | 12
-
Chăm sóc trẻ bị quai bị
5 p | 159 | 9
-
NHIỄM TRÙNG TUYẾN NƯỚC BỌT – PHẦN 3
14 p | 128 | 9
-
Những điều chưa biết về bệnh quai bị
2 p | 96 | 8
-
Bệnh quai bị, các biến chứng của bệnh?
5 p | 147 | 8
-
Đặc điểm dịch tễ bệnh quai bị
3 p | 100 | 8
-
ĐIỀU TRỊ BỆNH QUAI BỊ
10 p | 118 | 7
-
Mùa đông xuân, cảnh giác với bệnh quai bị
5 p | 54 | 5
-
NHIỄM TRÙNG TUYẾN NƯỚC BỌT – PHẦN 2
17 p | 80 | 5
-
Quai bị biến chứng – Phần 1
9 p | 61 | 3
-
Quai bị-biến chứng
17 p | 99 | 3
-
Những chiếc răng đầu tiên
3 p | 65 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn