Giáo trình Hóa sinh (Ngành: Y sĩ đa khoa - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
lượt xem 0
download
Giáo trình "Hóa sinh (Ngành: Y sĩ đa khoa - Trình độ: Cao đẳng)" trình bày những nội dung chính như sau: Đại cương về hóa sinh học; hóa sinh hormon; hóa sinh enzym; năng lượng sinh học và phosphoryl hóa; hoá học và chuyển hoá glucid; hoá học và chuyển hoá lipid; hoá học và chuyển hoá protid;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Hóa sinh (Ngành: Y sĩ đa khoa - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
- ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA TRƢỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: HÓA SINH NGÀNH: Y SĨ ĐA KHOA TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG CHÍNH QUY Ban hành kèm theo Quyết định số: 686, ngày 25 tháng 09 năm 2023 Của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa Thanh Hóa, năm 2023
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trính nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trìch dùng cho các mục đìch về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đìch khác mang tình lệch lạc hoặc sử dụng với mục đìch kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
- LỜI GIỚI THIỆU Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá có bề dày lịch sử đào tạo các thế hệ cán bộ Y - Dược, xây dựng và phát triển hơn 60 năm. Hiện nay, Nhà trường đã và đang đổi mới về nội dung, phương pháp và lượng giá học tập của học sinh, sinh viên nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo. Để có tài liệu giảng dạy thống nhất cho giảng viên và tài liệu học tập cho học sinh, sinh viên; Đảng uỷ - Ban Giám hiệu Nhà trường chủ trương biên soạn tập bài giảng của các chuyên ngành mà Nhà trường đã được cấp phép đào tạo. Tập bài giảng Hóa sinh được các giảng viên Bộ môn Xét nghiệm Y học biên soạn dùng cho hệ Cao đẳng Y sĩ Đa khoa Chình quy dựa trên chương trính đào tạo của Trường ban hành năm 2023, Thông tư 03/2017/BLĐTBXH ngày 01 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động thương binh xã hội. Mô đun Hóa sinh cung cấp một số khái niệm cơ bản về hóa sinh, các chuyển hóa cơ bản trong cơ thể con người và giải thìch được một số bệnh lý liên quan đến chuyển hóa. Làm môn cơ sở cho cho các môn chuyên ngành. Tuy nhiên trong qua trính biên soạn tập bài giảng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tập thể biên soạn xin ghi nhận các ý kiến đóng góp xây dựng của các nhà quản lý, đồng nghiệp, độc giả và học sinh, những người sử dụng cuốn sách này để nghiên cứu bổ sung cho tập bài giảng ngày càng hoàn thiện hơn. Thanh Hóa, năm 2023 Tham gia biên soạn 1. TS.BS. Mai Văn Bảy Chủ biên 2. ThS. Nguyễn Văn Tùng 3. ThS. Mai Thị Hiếu 4. ThS. Lường Tú Huy 5. ThS. Cao Thắng
- MỤC LỤC Trang Bài 1: Đại cương về hóa sinh học 1 Bài 2: Hóa sinh Hormon 6 Bài 3: Hóa sinh Enzym 15 Bài 4: Năng lượng sinh học và Phosphoryl hóa 23 Bài 5: Hoá học và chuyển hoá glucid 34 Bài 6: Hoá học và chuyển hoá lipid 54 Bài 7: Hoá học và chuyển hoá protid 71 Bài 8: Hoá học và chuyển hoá hemoglobin 85 Bài 9: Hóa sinh máu và các dịch sinh vật 93 Bài 10: Hoá sinh hệ thống gan mật 108 Bài 11: Hoá sinh thận và nước tiểu 115 Bài 12: Xét nghiệm đo hoạt độ SGOT, SGPT và kỹ thuật định lượng 128 glucose, acid uric trong máu Bài 13: Kỹ thuật định lượng ure, creatinin, cholesterol, triglycerid 137 trong máu
- CHƢƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: HÓA SINH Mã mô đun: MĐ 13 I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN - Vị trí: Thuộc khối kiến thức cơ sở ngành - Tính chất: Mô đun này cung cấp một số khái niệm cơ bản về hóa sinh, các chuyển hóa cơ bản trong cơ thể con người và giải thìch được một số bệnh lý liên quan đến chuyển hóa. Làm môn cơ sở cho cho các môn chuyên ngành. II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN 1. Kiến thức - Trính bày được các khái niệm về hóa sinh và thành phần các chất trong cơ thể. - Nêu được vai trò và quá trính chuyển hóa của các chất Glucid, Lipid, Protid. các nguyên nhân gây rối loạn chuyển hóa các chất. - Nêu được chức năng chuyển hóa của các cơ quan và dấu hiệu bệnh lý gây ra. 2. Kỹ năng - Vận dụng được kiến thức đã học trong học tập các môn y học lâm sàng - Vận dụng được kiến thức hóa sinh trong thực hành nghề nghiệp. 3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ trong công tác Nội dung của mô đun:
- BÀI 1: ĐẠI CƢƠNG VỀ HOÁ SINH HỌC GIỚI THIỆU Sự sống là hiện tượng trao đổi chất liên tục, hiện tượng này liên quan mật thiết với các quá trính chuyển hóa vật chất. Môn học này được hính thành trên cơ sở của sinh học và hóa học. Nó còn liên quan mật thiết với tế bào học ví hầu hết các phản ứng hóa học đều xảy ra ở tế bào MỤC TIÊU 1. Nêu được 4 vai trò của Hóa sinh trong Y học. 2. Trính bày được vai trò của muối và nước trong cơ thể ĐẠI CƢƠNG 1. Định nghĩa hóa sinh đại cƣơng: Hóa sinh là môn học nghiên cứu về thành phần hóa học của cơ thể sống, sự chuyển hóa của các phân tử sinh học trong tế bào của cơ thể. Nội dung hóa sinh học: Môn học này được hính thành trên cơ sở của sinh học và hóa học. Nó còn liên quan mật thiết với tế bào học ví hầu hết các phản ứng hóa học đều xảy ra ở tế bào.Tế bào là đơn vị hợp thành của cơ thể sống, có những đặc điểm chung nhưng tế bào của những cơ thể khác nhau, tế bào của từng loại mô trong cơ thể có sự khác biệt về cấu trúc và chức năng. Chình những sự chuyên biệt của các tế bào và quá trính tiến hóa tự nhiên đã dẫn đến sự khác biệt đa dạng và tạo nên những quá trính hóa sinh đặc hiệu. Sự sống là hiện tượng trao đổi chất liên tục, hiện tượng này liên quan mật thiết với các quá trính chuyển hóa vật chất. Những quá trình này được điều chỉnh nhịp nhàng ăn khớp với nhau, bảo đảm cho nội môi của cơ thể luôn ở trạng thái động và cũng luôn ở thể ổn định. Hóa sinh học gồm hai phần: Hóa sinh tĩnh - Hóa sinh động. - Hóa sinh tĩnh: Dựa vào các phương pháp lý hóa hiện đại để mô tả cấu tạo của cơ thể sống ở mức độ phân tử. - Hóa sinh động: Nghiên cứu các quá trình chuyển hóa, số phận của các chất khi vào cơ thể, tính đặc hiệu của những phản ứng sinh học như phản ứng giữa Enzym và cơ chất, giữa Hormon và các chất tiếp nhận. Vai trò của hóa sinh trong Y học: - Hóa sinh nghiên cứu chức phận của cơ thể, nhiệm vụ của từng tế bào, mô, sự liên quan giữa chúng với nhau. - Hóa sinh giúp Y học tím hiểu một số bệnh sinh do thay đổi bệnh lý về chuyển hóa các chất. 1
- - Hóa sinh giúp Y học tím hiểu cơ chế tác dụng của thức ăn hoặc thuốc vào cơ thể để tím ra những nguyên tắc cơ bản về dinh dưỡng, vệ sinh dự phòng và điều trị bệnh. - Đối với giải phẫu và mô học: Hóa sinh là cơ sở chung của mối liên quan giữa hính thái và chức phận. 2. Thành phần hóa học của cơ thể: 2.1. Các nguyên tố chính: Bao gồm 5 Nguyên tố: Carbon, hydro, Oxy, nitơ và calci. 5 nguyên tố này chiếm tới 97,5% thân trọng. 2.2. Các nguyên tố vi lƣợng: - Manga, silic, fluor, đồng, kẽm v.v, chiếm tỉ lệ dưới 0,01% thân trọng. 2.3. Nƣớc, hợp chất vô cơ, hợp chất hữu cơ. Được cấu tạo bởi các nguyên tố chình và các nguyên tố vi lượng 2.3.1. Nước: Là môi trường của những tế bào nguyên thủy xuất hiện từ xa xưa và dung môi cần thiết của hầu như tất cả các quá trính biến đổi hóa sinh. Nước chiếm khoảng 55-65% thân trọng và nó thay đổi theo lứa tuổi. * Nước trong cơ thể có hai dạng: - Nước tự do (nước lưu thông): Có trong các dịch sinh vật, sôi ở 100 0C, đông lạnh ở 00C, có tác dụng vận chuỷên các chất và thay đổi theo chế độ ăn. - Nước kết hợp (nước cấu tạo tế bào): Là nước không lưu thông và có đặc tình khác với nước tự do là điểm đông lạnh dưới 00C. Do vậy, các hạt nha bào vi khuẩn không chết ở nhiệt độ lạnh. * Vai trò của nước trong cơ thể - Nước tham gia cấu tạo tế bào: Nước tham gia tạo hính các mô và cấu tạo cơ thể thông qua nước kết hợp, bính ổn protein ở trạng thái keo bền vững. - Nước tham gia các phản ứng hydrat hoá và phân huỷ của cơ thể - Nước là dung môi hoà tan: Nước hoà tan các chất dinh dưỡng, các chất vô cơ, đồng thời vận chuyển các chất dinh dưỡng đến các mô và mang các chất cặn bã về các cơ quan bài tiết đào thải ra ngoài. - Nước điều hoà thân nhiệt: Nước có vai trò điều hoà thân nhiệt thông qua sự bốc hơi nước qua da (mồ hôi), phổi (hơi thở). Nước lại lan truỳên nhanh trong khắp cơ thể nhờ hệ thần tuần hoàn nên vai trò này càng quan trọng. 2
- - Nước có vai trò bảo vệ cơ thể: Nước tham gia bảo vệ cơ thể qua các dịch của các bao khớp, dịch trong các khoang tự nhiên của cơ thể để làm giảm ma sát khi cơ thể cử động, dịch não tuỷ làm dịu cac chấn động từ ngoài vào tổ chức thần kinh và não. 2.3.2. Hợp chất vô cơ: Chiếm 1/10 thân trọng, nó tồn tại dưới 3 dạng sau: - Muối vô cơ rắn, không ion hóa: Nằm trong các mô xương, răng. Vì dụ: Phosphat, carbonat, calci. - Muối vô cơ dạng hòa tan trong dung dịch, có ở trong khoang gian bào, các dịch như : + Các anion: Cl-, SO42-, HCO3- v.v. + Các cation: Na+ , K+, Mg2+, Ca 2+ v.v. - Các hợp chất cơ - Kim: Acid - phosphoric kết hợp với các chất hữu cơ để tạo nên hợp chất cơ - kim. Vì dụ: Phospholipid, Phosphoprotein v.v. * Vai trò của mu i - Tham gia cấu tạo tế bào Nhiều chất vô cơ tạo thành từ các hợp chất muối khoáng ở trạng thái không hoà tan cấu tạo nên hính dạng đặc thù của một số tổ chức như calci, phosphor trong xương, sắt trong hem, kẽm trong isilin, phosphor trong acid nucleic và trong phospholipid màng tế bào. - Tham gia tạo áp suất thẩm thấu Dạng hoà tan của các chất vô cơ tạo nên áp suất thẩm thấu của các dịch sinh học, quan trọng hơn là các ion Na+, K+, Ca2+, Cl-…. Áp suất thẩm thấu có ý nghĩa sinh lý quan trọng, nó có tác dụng duy trí hính dạng tế bào và tham gia vào quá trính trao đổi và phân bố nước. - Các chất vô cơ tham gia vào hệ thống đệm. Các chất vô cơ tham gia tạo hệ đệm quan trọng là: + Hệ đệm bicarbonat: H2CO3/NaHCO3. + Hệ đệm phosphat: NaH2PO4/ Na2HPO4; KH2PO4/K2PO4. - Tham gia bình ổn protein ở trạng thái keo trong tế bào và mô. Các chất vô cơ có tác dụng đặc biệt đối với trạng thái lý, hoá của protein trong tế bào và mô. Mức độ khuếch tán, hydrat hoá và hoà tan của nhiều loại 3
- protein trong và ngoài tế bào phụ thuộc vào nồng độ nhất định của một số ion có mặt ở đó. - Vai trò đặc biệt khác + Một số ion có tác dung kìch thìch hoặc ức chế hoạt động của các enzym: Cl- kìch thìch hoạt động của amylase, Ca+ kím hãm sự hoạt động của amylase. + Một số ion tham gia cấu tạo coenzym: Kẽm, lưu huỳnh. + Tham gia quá trính đông máu và dẫn truyền thần kinh cơ: Ca2+, Na+, K+… + Tham gia cấu tạo hormon: iod. 2.3.3. Hợp chất hữu cơ : Gồm ba nhóm lớn. - Glucid: Gồm ba nguyên tố chình cấu tạo nên là carbon, hydro và ôxy. Hydro và ôxy có trong Glucid thường với tỉ lệ như nước (2/1). Do đó, Glucid tạp còn có các nguyên tố khác. Đơn vị cấu tạo của Glucid là Monosaccarid. - Lipid: Cũng gồm ba nguyên tố chình cấu tạo nên là Carcbon, Hydro và ôxy ngoài ra còn các nguyên tố khác. Lipid là este hoặc Amin của acid béo với Alcol hoặc amin Alcol. - Protein: Gồm 4 nguyên tố chình cấu tạo nên là Carbon, Hydro, Ôxy và Nitơ, ngoài ra còn các nguyên tố khác, Đơn vị cấu tạo của nó là Acid amin. - So với phần trăm trọng lượng cơ thể, Protein chiếm 15-20% Glucid chiếm 1-15%, Lipid chiếm 3- 10% - 1g Protein cung cấp 4,2 kcal. - 1g Glucid cung cấp 4.1 kcal. - 1g Lipid cung cấp 9,3 kcal. - Ngoài ba nhóm chất hữu cơ trên, cơ thể còn có các chất: acid nucleic, - Nucleotid, Hemoglobin, Vitamin, Enzym, Hormon, myoGlobin. GHI NHỚ + Hóa sinh là môn học nghiên cứu về thành phần hóa học của cơ thể sống, sự chuyển hóa của các phân tử sinh học trong tế bào của cơ thể. + Vai trò của muối: Tham gia cấu tạo tế bào, tạo áp suất thẩm thấu, tham gia vào hệ thống đệm, bính ổn protein ở trạng thái keo trong tế bào và mô. + Vai trò của nước: Nước tham gia cấu tạo tế bào, tham gia các phản ứng hydrat hoá và phân huỷ của cơ thể, Nước là dung môi hoà tan, Nước điều hoà thân nhiệt. 4
- LƢỢNG GIÁ I .Câu hỏi điền từ,cụm từ vào chỗ tr ng . Anh (hoặc chị) hãy chọn một phương án thích hợp để điền từ vào chổ tr ng sau đây : Câu 1 : Hoá sinh là môn học nghiên cứu về thành phần ………………..của cơ thể. A . Sinh học B . Hoá học C . Chuyển hoá Câu 2 : Các nguyên tố Carbon , Hydro, Oxy, Nitơ , Calci chiếm ………..trọng lượng cơ thể A .95.7 % B . 97.5% C . 75.9 % II .Câu chon đúng sai : Anh ( hoặc chị) hãy chọn phương án A (cho câu đúng ) và phương án B (cho câu sai) Câu 3: Nước tồn tại ở dạng kết hợp có trong các dịch sinh học . A : Đúng B : Sai Câu 4: Các chất hữu cơ tham gia cấu tạo nên hệ đệm bicarbonat: H2CO3/NaHCO3. A : Đúng B : Sai III .Câu hỏi chọn 1/5 Anh (hoặc chị) hãy chọn 1 phương án đúng nhất trong 5 phương án sau : Câu 5: Trong cơ thể các nguyên tố chình như : Carbon, Hydro, Oxy, Nito, Calci, chiếm : A. 59.7 % trọng lượng cơ thể B. 79.5 % trọng lượng cơ thể C. 57,9 % trọng lượng cơ thể D. 95,7% trọng lượng cơ thể E . 97,5% trọng lượng cơ thể Câu 6 : Hoá sinh tĩnh là môn học mô tả : A. Qúa trính tổng hợp nên chất sống B. Cấu tạo chất sống ở mức độ phân tử, nguyên tử. C. Qúa trính phân huỷ các chất D. Qúa trính thu nhận các chất. E. Qúa trính chuyển hoá các chất. 5
- BÀI 2: HÓA SINH HORMON GIỚI THIỆU Hormon là chất xúc tác sinh học được sản xuất từ các tuyến nội tiết được vận chuyển vào máu tới các cơ quan nhận, tạo ra những tác dụng sinh học. Hormon đóng vai trò là một chất sinh lý diều hòa các chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể sống MỤC TIÊU 1. Nêu được 2 cách phân loại hormon. 2. Liệt kê được các hormon tuyến yên. 3. Kể tên các hormon tủy thượng thận, hormon giáp trạng, và hormon vỏ thượng thận. 1. ĐẠI CƢƠNG 1.1. Định nghĩa: Hormon là chất xúc tác sinh học được sản xuất từ các tuyến nội tiết được vận chuyển vào máu tới các cơ quan nhận, tạo ra những tác dụng sinh học. 1.2. Phân loại Hormon: * Theo cấu tạo hoá học: Hormon có cấu tạo hoá học rất khác nhau và đựơc chia thành 4 loại sau: - Hormon Peptid: Có từ 3 đến 200 Acid amin bao gồm những Hormon vùng dưới đồi, tuyến yên và tuyến tuỵ. - Hormon là dẫn xuất Acid amin: Thuộc loại này có Hormon tuyến giáp, tuỷ thượng thận. - Hormon Steroid: Gồm Hormon vỏ thượng thận, Hormon của tuyến sinh dục nam, tuyến sinh dục nữ. - Eicosanoid: Tạo thành từ acid béo không no có nhiều nối đôi với 20 nguyên tử C, đó là acid arachidonic. Có ở hầu hết các mô và tế bào động vật, ở bạch cầu (gây co bóp co trơn). * Theo cơ chế tác dụng: Tất cả các Hormon đều tác dụng lên tế bào nhận qua các chất tiếp nhận đặc hiệu (thụ thể đặc hiệu) của tế bào gọi là receptor. Căn cứ vào vị trì khu trú của thụ thể tình chất hoà tan của Hormon ta chia Hormon thành hai nhóm sau: - Nhóm I: Gồm Hormon Steroid và Hormon tuyến giáp. Những Hormon có khả năng qua màng tế bào nhận dễ dàng. Chất tiếp nhận đặc hiệu của chúng là Protein đặc hiệu khu trú trong nhân tế bào. 6
- - Nhóm II: Gồm Hormon Peptid và dẫn xuất Acid amin. Những Hormon này không qua được màng tế bào nhận dễ dàng. Chất tiếp nhận đặc hiệu ở mặt ngoài của màng tế bào nhận. 1.3. Cơ chế tác dụng của Hormon: Hormon trong cơ thể người và động vật hoạt động dựa theo hai nguyên tắc: Nguyên tắc I: Tế bào nhận đáp ứng Hormon nào thí tế bào đó chứa thụ thể đặc hiệu (chất tiếp nhận đặc hiệu) với Hormon đó. Đây là những Protein có nồng độ rất thấp trong sinh dịch sinh vật nhưng có thể gắn với Hormon với độ đặc hiệu cao và ái lực rất lớn. Nguyên tắc II: Sự liên kết giữa Hormon và thụ thể đặc hiệu sẽ kìch thìch sinh ra một phần tử truyền tin ở trong tế bào (gọi là chất truyền tin thứ hai) và chất truyền tin này sẽ kìch thìch (hay ức chế) một số hoạt động hóa sinh đặc hiệu ở tế bào nhận (còn gọi là tế bào đìch). 1.4. Nhịp sinh học của Hormon: Nhịp bài tiết Hormon là nét chung của hầu hết hệ thống nội tiết. Sự rối loạn nhịp bài tiết Hormon cũng là nguyên nhân chung về bệnh lý nội tiết. Nhịp bài tiết Hormon hay chu kỳ bài tiết Hormon có thể thay đổi: - Theo giờ: Bài tiết LH và Testosteron. - Theo ngày: Thay đổi ngày và đêm với bài tiết Costisol (ACTH và Costisol được bài tiết nhiều vào 9 giờ sáng). - Theo tháng: Chu kỳ kinh nguyệt (Hormon sinh dục). - Theo mùa hoặc với thời gian dài hơn: Bài tiết Thyroxin. Sự hiểu biết về nhịp sinh học rất quan trọng để nhận định đúng về sinh lý nội tiết và giải pháp điều trị thìch hợp các bệnh nội tiết. 2. HORMON CÓ CẤU TẠO HÓA HỌC LÀ PROTEIN, POLYPEPID: Thuộc nhóm này có Hormon tuyến yên, vùng dưới đồi, tuyến cận giáp, tuyến tuỵ, rau thai, Hormon tiêu hoá. 2.1. Phức hợp vùng dƣới đồi - tuyến yên: Tuyến yên là “nhạc trưởng” của các tuyến nội tiết nhưng tuyến yên được sự kiểm soát của vùng dưới đồi (hypothalamus) là một bộ phận đặc biệt của não và là “trung tâm điều hoà của hệ thống nội tiết”. Vùng dưới đồi nhận và điều hoà những thông tin từ hệ thần kinh trung ương. Tế bào vùng dưới đồi bài tiết những sản phẩm để đưa đến tuyến yên gọi là yếu tố giải phóng (RF = Releasing Factor) hay Hormon giải phóng (RH = Releasing Hormon) và yếu tố ức chế (IF = Inhibiting Factor) hay Hormon ức chế (IH = Inhibiting Hormon). 7
- 2.2. Tuyến yên: Có 3 thuỳ: Thuỳ trước, thùy giữa, thùy sau. 2.2.1. Thùy trước: Gồm các Hormon sau: Hormon tăng trưởng (GH = Growth Hormon hoặc STH = Somatropin Hormon). Gồm 91 Acid amin, nồng độ trung bính là 2 – 4ng.ml huyết tương ở người trưởng thành. Tác dụng: GH là Hormon “chuyển hoá” có tác dụng lên chuyển hoá Protid, Glucid, Lipid, chuyển hoá muối nước v.v, kìch thìch tổng hợp Protein, tăng Glucose máu, tăng acid béo tự do trong huyết tương, kìch thìch tăng trưởng, kìch thìch tạo sụn. Điều hoà bài tiết GH: Bài tiết GH là 500g/ngày, chịu sự điều hoà của nhiều yếu tố như lao động nặng, rét, mức Glucose máu giảm do Insulin sẽ gây GH máu. Trái lại Glucose máu tăng, các Corticoid chuyển hóa đường làm giảm bài tiết GH. Bài tiết GH được kìch thìch bởi yếu tố giải phóng (GRF), bị ức chế bởi yếu tố ức chế GH (GIF) của vùng đồi. Thiếu hụt GH trước tuổi dậy thí dẫn đến hiện tượng lùn, thừa GH dẫn đến chứng khổng lồ (nếu xảy ra trước tuổi dậy thí), bệnh to đầu chi (nếu xảy ra sau tuổi dậy thí). * Kìch nhũ tố PRL = Prolactin hoặc LTH = Hormon Luteotropic): Gồm 191 Acid amin: Tác dụng: LTH được bài tiết liên tục khi có thai. Kìch thìch thể vàng bài tiết ra progesteron trước khi progesteron được bài tiết ra rau thai. LTH chuẩn bị tiết ra sữa bài tiết sau khi đẻ, khi tử cung đã “rỗng”. Điều hoà bài tiết được kìch thìch bởi PRF (yếu tố giải phóng Prolactin) và TRF (yếu tố giải phóng TSH) của vùng dưới đồi, kìch thìch núm vú, các Estrogen. Sự bài tiết LTH bị ức chế bởi Acid - Aminobutyric. Kìch tố sinh dục (GnH – Gonadotropin Hormon): Gồm các noãn tố và kìch thể tố. Chúng có cấu tạo Glucoprotein. Kìch noãn tố (FSH = Fllicle Stimulating Hormon). Trong huyết tương có khoảng 2 -5 mUI/ml. Thời điểm rụng trứng nồng độ tăng lên 5 – 10mUI/ml. Tác dụng: Ở phụ nữ , FSH có tác dụng lên sự phát triển và trưởng thành của nang trứng , tăng bài tiết estrogen . ở nam giới FSH tác dụng đến sự phát triển của ống dẫn tinh, làm to tinh hoàn nhưng không làm tăng số lượng tinh trùng 8
- Kìch hoàng thể tố (LH = Luteinizing Hormon): Nồng độ trong huyết tương khoảng 2 -5 mUI/ml. Thời kỳ dụng trứng tăng lên 16-25 mUI/ml. Tác dụng: Ở nữ, LH phối hợp với FSH gây rụng trứng và phát triển hoàng thể, kìch thìch bài tiết Progesteron, làm dễ dàng cho sự tự làm tổ của trứng trong tử cung. Ở nam, LH kìch thìch sản xuất Testosteron bởi những tế bào kẽ của tinh hoàn. Điều hoà bài tiết LH: Cũng như FSH, sự bài tiết vào máu chịu tác dụng của yếu tố FSH – RF và LH – RF cùng nồng độ các Hormon sinh dục nữ trong máu. Kìch giáp trạng tố (TSH = Thyroide Stimulating Hormon): TSH là một Glucoprotein. Nồng độ trong huyết tương là 3mg/ml. Tác dụng: TSH tham gia nhiều vào giai đoạn của quá trính tổng hợp các Hormon giáp trạng, làm tăng chuyển hoá cơ bản, tăng nhịp tim, tăng hô hấp, tăng chuyển hoá Glucid, tăng thoái hoá Lipid ở mô mỡ. Điều hoà bài tiết TSH: Bài tiết TSH nó được điều hoà bởi nồng độ thyroxin trong máu và yếu tố TRF của vùng dưới đồi. * Kìch thượng thận tố (ACTH = Adreno Corticotropin Hormon). Là một Polypepid gồm 39 Acid amin. Trong huyết tương có nồng độ 20 – 50pg/ml. ACTH có nhịp sinh học ngày đêm với đỉnh là 120pg/ml huyết tương vào khoảng 8 giờ sáng. Tác dụng: ACTH kìch thìch tế bào vỏ thượng thận bài tiết các Hormon chuyển hóa đường (Cortocosteron, Cortisol), kìch thìch tạo Melamin do ACTH có cấu tạo tương tự MSH, điều này giải thìch về nguyên nhân gây thâm da trong bệnh Addison. 2.2.2. Thuỳ giữa: Có kìch hắc tố (MSH). ở người, tiêm MSH tổng hợp gây thâm da nhưng hiện tượng này mất ngay khi ngừng tiêm Điều hoà bài tiết MSH: Bài tiết MSH được điều hoà bởi các Hormon của vùng dưới đồi là MRF và MIF. Đồng thời chịu ảnh hưởng một phần của nồng độ Cortisol trong máu 2.2.3. Thuỳ sau (Hậu yên): - Vasopressin (ADH = AntidiUretic Hormon ) Là Hormon chống bài niệu có cấu tạo là Peptid gồm 9 Acid amin - Tác dụng: Làm tăng cường sự tái hấp thu của ống thận, làm co mạch, tăng huyết áp. Thiếu ADH gây đái tháo nhạt: Đái nhiều ( 5-10 lìt/ ngày ), uống nhiều nước, nước tiểu có tỷ trọng thấp ( 1.001 – 1.005 ) 9
- Điều hoà: Chịu ảnh hưởng của thể tìch máu và áp suất thẩm thấu ở khu vực ngoại bào. Sự mất nước (cô đặc máu) gây tăng bài tiết Vasopressin. Sự hoà loãng máu sẽ ức chế giải phóng Vasopressin. - Ôxytocin: Là Peptid gồm 9 Acid amin. Tác dụng: Ôxytocin tác dụng lên cơ trơn của tử cung và tuyến vú gây co cơ tử cung lúc chuyển dạ và kìch thìch bài tiết sữa khi cho con bú. 2.3. Kích tố rau thai: - Kìch sinh dục tố rau thai (HCG = Human Chorionic Gonadotropin). Kìch tố này xuất hiện trong máu, nước tiểu ở những ngày đầu thời kỳ mang thai, cao nhất vào tháng thứ 2, thứ 3, mất dần trong vài ngày sau đẻ. Bản chất của HCG là Glucoprotein. Tác dụng: Kìch thìch bài tiết Estrogen và Progesteron (Giống tác dụng của LH ). - Kìch nhũ tố rau thai (HCP = Human Chorionic - Prolactin) Kìch nhũ tố rau thai còn gọi là kìch phát triển tố rau thai. Nó là Polypepid gồm 191 Acid amin . Tác dụng: Chuẩn bị cho sự tạo sữa trong thời kỳ có thai - Kìch giáp trạng tố rau thai (HCT = Human Chorionic Thyrotropin). Hormon này mới tím thấy trong nước tiểu người có thai, là chất kìch giáp trạng tố nhưng có cấu tạo khác TSH. 2.4. Hormon dƣới đồi: Hormon thuỳ trước và thuỳ giữa tuyến yên gồm 6 Hormon sẽ ứng với 6 yếu tố giải phóng và 3 yếu tố ức chế giải phóng của vùng dưới đồi. - GH-RF; GH-IF (yếu tố giải phóng và ức chế giải phóng GH). - FSH - RF, LH - RF (Yếu tố giải phóng kìch dục tố). - TRF (yếu tố giải phóng Thyrotropin). - CRF (yếu tố giải phóng Corticotropin). - MRF (yếu tố giải phóng MSH) và yếu tố ức chế giải phóng MSH (MIF). 2.5. Hormon cận giáp trạng và Calcitonin: Hormon tuyến cận giáp (PTH = parathyroid Hormon). Là Polypepid gồm 84 Acid amin. Tác dụng: Làm tăng nồng độ calci trong máu, tác dụng lên tế bào thận và xương: Tăng phân huỷ xương, ức chế tái hấp thu phosphat của tế bào thận. Ở màng ruột, PTH làm tăng hấp thu calci phối hợp với Vitamin D. Thyrocalcitonin (TCT): 10
- Hormon làm hạ calci và phosphat trong máu, kìch thìch sự tạo thành xương mới, ức chế sự mất calci của xương và giải phóng calci từ xương vào máu (ngược với tác dụng của PTH). 2.6. Hormon tuyến tụy: * Insulin: Gồm 51 Acid amin với 2 chuỗi Polypepid (chuỗi A: 21 Acid amin, chuỗi B: 30 Acid amin nối với nhau bằng 2 cầu disulfur). Tác dụng: Làm giảm nồng độ Glucose máu bằng cách: - Tăng tình thấm Glucose qua màng tế bào. - Tăng cường chuyển Glucose thành Glycogen, ức chế phân huỷ Lipid, tăng cường đốt cháy Glucose. Glucagon: Là Peptid gồm 29 Acid amin. Tác dụng: Làm tăng Glucose máu tăng phân huỷ Glycogen ở gan, kìch thìch phân huỷ mỡ. Somatostatin: Là Peptid có 14 Acid amin được bài tiết ở tuỵ và vùng dưới đồi. Tác dụng: Ức chế bài tiết Hormon tăng trưởng GH, Insulin, Glucagon. 2.7. Hormon tiêu hoá (Hormon của hệ thống dạ dày - ruột): Là những Polypepid được bài tiết bởi những tế bào nội tiết đặc biệt của đường tiêu hoá gồm có 3 loại Hormon: Gastrin (tế bào vùng hang vị): Tác dụng kìch thìch bài tiết dịch vị và co bóp dạ dày. Secretin: Có tác dụng kìch thìch bài tiết nước và Bicarbonat của dịch tụy (có ở niêm mạc ruột non). Cholescystokinin (Pancreozymin - CCK -PZ): Có ở niêm mạc tá tràng, tác dụng co bóp túi mật và bài tiết Enzym ở tụy. 3. HORMON CÓ CẤU TẠO HÓA HỌC LÀ ACID AMIN: 3.1. Hormon tuỷ thƣợng thận: Có hai loại Hormon là Adrenalin và Noradrenalin, gọi chung là Catecholamin được tổng hợp từ Acid amin cần thiết là Phenylalanin. Tác dụng: - Trên hệ tim mạch: Adrenalin làm giản mạch ở cơ xương, ở tim, co mạch da, các tạng ở bụng; Noradrenalin làm co mạch toàn thân do đó gây tăng huyết áp. - Trên chuyển hoá: Adrenalin kìch thìch phân huỷ Glycogen ở gan và cơ làm tăng đường máu, tăng phân huỷ Lipid. 11
- 3.2. Hormon giáp trạng: Có thyroxin (T4) và Triodothyronin (T3). Hoạt động của tuyến giáp phụ thuộc việc cung cấp iod. Bệnh bướu cổ địa phương do thức ăn và nước uống thiếu iod. Tác dụng: Tất cả các tế bào của cơ thể (trừ não và tinh hoàn của người trưởng thành) đều là tế bào đìch của Hormon tuyến giáp. Nó tác động lên tốc độ tổng hợp và thoái hoá của tất cả các Enzym, do đó ảnh hưởng đến các quy trính chuyển hoá Glucid, Lipid, Protid, nước và điện giải. Tăng cường sử dụng ôxy của cơ thể, tăng chuyển hoá cơ bản, có tác dụng sinh nhiệt. 4. HORMON CÓ CẤU TẠO HÓA HỌC LÀ STEROID: 4.1. Hormon vỏ thƣợng thận: Hormon chuyển hoá muối, nước (Mineralocorticoid). Cấu tạo gồm 21C, có nhân cơ bản là Pregnan. Chất chình là Aldosteron có tác dụng mạnh nhất. Tác dụng: Tăng tái hấp thu Na+ ở ống lượn xa, tăng bài tiết K+ do đó tăng giữ nước trong cơ thể. Hormon chuyển hoá đường (glucocorticoid). Có cấu tạo đa vòng gồm 21C, chất có tác dụng nhất là Cortisol. Tác dụng: Tác dụng chủ yếu trên chuyển hoá Glucid, Protid; kích thích tạo đường, Cortisol giúp cơ thể chống lại Stress, chống viêm, chống dị ứng, ví vậy mà được dùng trong điều trị viêm khớp, các bệnh tạo keo. Hormon sinh dục vỏ thượng thận: Tác dụng như Hormon sinh dục nam nhưng yếu hơn. Tên chung là Androgen. Có cấu tạo vòng gồm 19C. 4.2. Hormon sinh dục nam: Chất chình là Testosteron do tinh hoàn tiết ra, ngoài ra, còn có Androsteron là sản phẩm thoái hoá của Testosteron ở gan v.v, tất cả đều có tác dụng tới các cơ quan sinh dục nam, kiểm soát đặc tình sinh dục phụ, tác dụng lên chuyển hoá Protid. Hormon này chịu sự điều hoà của các kìch dục tố tuyến yên; yếu tố giải phóng vùng dưới đồi. Chúng cũng có cấu tạo vòng gồm 19C. 4.3. Hormon sinh dục nữ: Gồm hai nhóm folliculin (Estrogen) và Progesteron. Estrogen có cấu tạo vòng gồm 18C; Progesteron có cấu tạo vòng gồm 21C. Nang trứng có 2 giai đoạn phát triển: giai đoạn nang tố bài tiết Estrogen; giai đoạn hoàng thể bài tiết Estrogen và Progesteron. Ở người bính thường, trước ngày hành kinh, nồng độ Estrogen thấp 5 - 10g/24giờ, đạt đỉnh cao ở ngày rụng trứng: 50 - 12
- 100g/24giờ, rồi giảm dần, đạt đỉnh cao thứ hai ở thời kỳ hoàng thể: 30 - 40g/24giờ. Trong thời kỳ có thai, Progesteron cần có sự phát triển của rau thai, giữ thai, phát triển nang của tuyến vú. Dùng liều cao và phối hợp với Estrogen, Progesteron ức chế sự rụng trứng do cơ chế ức chế ngược với LH, hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp qua LH - RF của vùng dưới đồi. Đây là cơ chế tác dụng của thuốc tránh thai bằng Steroid tổng hợp. GHI NHỚ: + Hormon là chất xúc tác sinh học được sản xuất từ các tuyến nội tiết được vận chuyển vào máu tới các cơ quan nhận, tạo ra những tác dụng sinh học. + Phân loại enzym: theo cấu tạo hóa học và theo cơ chế tác dụng + Các hormon tuyến yên: ACTH, MSH, Vasopepsin, Oxitocin + Hormon giáp trạng: T3, T4 + Hormon tủy thượng thận: Adrenalin, Noradrenalin + Hormon vỏ thượng thận: Hormon chuyển hóa muối nước, hormon chuyển hóa đường LƢỢNG GIÁ I .Câu hỏi điền từ,cụm từ vào chỗ tr ng . Anh (hoặc chị) hãy chọn một phương án thích hợp để điền từ vào chổ tr ng sau đây : Câu 1: Hormon tuyến yên có bản chất hoá học là………… A : Protein B : Steroid C: Acid amin Câu 2: Adrenalin và noradrenalin thuộc loại hormon……. A : Tủy thượng thận B : Giáp trạng C: Vỏ thượng thận Câu 3: Bản chất hoá học của hormon HCG (Human Chorionic Gonadotropin) là……… A : Lipid B : Protein C: Glucid II .Câu chon đúng sai : Anh ( hoặc chị) hãy chọn phương án A (cho câu đúng ) và phương án B (cho câu sai) Câu 4: Bài tiết hormon của người có thể thay đổi theo nhịp sinh học. A : Đúng B : Sai Câu 5: GH (Growth Hormon) là hormon hậu yên. A : Đúng B : Sai 13
- Câu 6: Trên hệ tim mạch Adrenalin có tác dụng làm giãn mạch cơ tim , co mạch ở da. A : Đúng B : Sai Câu 7: Insulin có tác dụng làm giảm Glucose máu bằng cách tăng tình thấm Glucose qua màng tế bào, tăng cường chuyển hoá Glucose thành glycogen. A : Đúng B : Sai III .Câu hỏi chọn 1/5 Anh (hoặc chị) hãy chọn 1 phương án đúng nhất trong 5 phương án sau : Câu 8 : Oxytocin là : A. Hormon tuyến sinh dục B : Hormon kìch noãn tố C : Hormon kìch hoàng thể tố D : Hormon kìch nhũ tố E : Hormon hậu yên Câu 9: HCG (Human Chorionic Gonadotropin) là : A. Hormon tuyến sinh dục B : Hormon kìch sinh dục tố rau thai C : Hormon kìch hoàng thể tố D : Hormon kìch nhũ tố E : Hormon kìch noãn tố Câu 10 : T3, T4 (Thyroxin , Triiodothyronin) là : A. Hormon tuyến giáp B : Hormon kìch noãn tố C : Hormon kìch hoàng thể tố D : Hormon kìch nhũ tố E : Hormon hậu yên Câu 11 : FSH (Fllicle Stimulating Hormon) là : ' A. Hormon tuyến sinh dục B : Hormon kìch noãn tố C : Hormon kìch hoàng thể tố D : Hormon kìch nhũ tố E : Hormon hậu yên 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Hoá sinh (Ngành: Dược - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Sơn La (2021)
130 p | 25 | 5
-
Giáo trình Hóa sinh I (Ngành: Kỹ thuật xét nghiệm - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
226 p | 4 | 1
-
Giáo trình Hoá sinh (Ngành: Dược - CĐLT) - Trường Cao đẳng Y tế Sơn La
116 p | 6 | 0
-
Giáo trình Hóa học (Ngành: Hộ sinh - Trình độ: Cao đẳng liên thông) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
110 p | 0 | 0
-
Giáo trình Lý sinh (Ngành: Y sỹ đa khoa - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
137 p | 0 | 0
-
Giáo trình Lý sinh (Ngành: Kỹ thuật xét nghiệm y học - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
137 p | 0 | 0
-
Giáo trình Lý sinh (Ngành: Kỹ thuật phục hình răng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
137 p | 0 | 0
-
Giáo trình Lý sinh (Ngành: Kỹ thuật phục hồi chức năng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
137 p | 0 | 0
-
Giáo trình Lý sinh (Ngành: Hộ sinh - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
137 p | 0 | 0
-
Giáo trình Lý sinh (Ngành: Kỹ thuật hình ảnh y học - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
137 p | 0 | 0
-
Giáo trình Lý sinh (Ngành: Dinh dưỡng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
137 p | 0 | 0
-
Giáo trình Lý sinh (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
137 p | 0 | 0
-
Giáo trình Lý sinh (Ngành: Điều dưỡng - Trình độ: Cao đẳng liên thông) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
137 p | 1 | 0
-
Giáo trình Hóa sinh II (Ngành: Xét nghiệm y học - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
185 p | 1 | 0
-
Giáo trình Hóa sinh 1 (Ngành: Kỹ thuật xét nghiệm - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
226 p | 0 | 0
-
Giáo trình Hóa dược (Ngành: Dược - Trình độ: Cao đẳng chương trình 2) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
252 p | 0 | 0
-
Giáo trình Hóa sinh (Ngành: Kỹ thuật xét nghiệm - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
264 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn