intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình hướng dẫn phân tích ứng dụng lập trình bằng ngôn ngữ visual basic trên excel p5

Chia sẻ: Ewtw Tert | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

83
lượt xem
26
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'giáo trình hướng dẫn phân tích ứng dụng lập trình bằng ngôn ngữ visual basic trên excel p5', công nghệ thông tin, tin học văn phòng phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình hướng dẫn phân tích ứng dụng lập trình bằng ngôn ngữ visual basic trên excel p5

  1. CHƯƠNG IV: LẬP TRÌNH TRÊN MICROSOFT EXCEL  Hình IV-19: Điều khiển RefEdit Điều khiển RefEdit cũng tương tự như điều khiển Textbox, vì vậy có thể tham khảo thêm về điều khiển TextBox để biết thông tin về các phương thức và thuộc tính của điều khiển RefEdit. Khi thực hiện các thao tác sử dụng RefEdit, cần ghi nhớ những điểm sau: Điều khiển RefEdit trả về chuỗi chứa địa chỉ của vùng dữ liệu. Sau đó, có thể chuyển chuỗi đó thành đối tượng kiểu Range sử dụng đoạn mã tương tự như sau: Dim UserRange As Range Set UserRange = Range(RefEdit1.Text) Nên khởi tạo giá trị ban đầu cho điều khiển RefEdit bằng địa chỉ của vùng dữ liệu hiện hành. Để làm được như vậy, trong sự kiện UserForm_Initialize của UserForm cần thêm đoạn mã lệnh tương tự như sau: RefEdit1.Text = ActiveWindow.Selection.Address Đừng bao giờ nghĩ rằng RefEdit luôn trả về địa chỉ đúng. Bởi lẽ không phải chỉ có mỗi cách chọn vùng dữ liệu bằng chuột, người dùng còn có thể gõ và hiệu chỉnh địa chỉ hiển thị trên điều khiển RefEdit. Vì vậy, phải luôn kiểm tra tính đúng đắn của địa chỉ vùng dữ liệu. Đoạn mã sau minh hoạ cách kiểm tra lỗi này. Nếu vùng dữ liệu nhập vào không đúng, một hộp thông báo sẽ hiện lên, và cho phép người dùng nhập lại: On Error Resume Next Set UserRange = Range(RefEdit1.Text) If Err 0 Then MsgBox “Invalid range selected” RefEdit1.SetFocus Exit Sub End If On Error GoTo 0 Người dùng có thể chọn một sheet khác trên thẻ chứa các sheet khi đang chọn vùng dữ liệu. Vì vậy, không nên giả sử rằng vùng dữ liệu được chọn sẽ nằm trên sheet hiện hành. Tuy nhiên, nếu người dùng chọn một sheet khác, địa chỉ của vùng dữ liệu sẽ được tự động thêm vào một tiền tố là tên của sheet được chọn. Chẳng hạn như: Sheet2!$A$1:$C$4 Nếu chỉ cần lấy địa chỉ của một ô trong vùng dữ liệu mà người dùng đã chọn, người lập trình có thể chọn ra một ô ở góc trên bên trái của vùng dữ liệu đó bằng cách sử dụng đoạn mã lệnh như sau: Set OneCell = Range(RefEdit1.Text).Range(“A1”) GỢI Ý Để người dùng chọn một vùng dữ liệu nào đó, có thể sử dụng hộp thoại InputBox của Excel, xem thêm mục “Hộp thoại InputBox của Excel – Hàm InputBox” trang 162. 8.4. Thao tác trên thanh trình đơn Hầu hết các chương trình chạy trong hệ điều hành Windows đều có hệ thống thanh trình đơn bởi tính tiện dụng và hệ thống của nó. Thông qua thanh trình đơn, các chức năng của chương trình được tổ chức và liệt kê giúp người sử dụng có thể dễ dàng truy cập đến từng tính năng của chương trình một cách có hệ thống. 173
  2. Đối với các ứng dụng mở rộng viết bằng VBA, việc thực thi một Macro nào đó đều được thực hiện thông qua trình quản lý Macro hoặc được thực thi trực tiếp trong VBAIDE. Điều này gây ra nhiều khó khăn cho những người dùng và làm giảm tính chuyên nghiệp của ứng dụng. Thay vào đó, với một số đoạn mã lệnh đơn giản, người lập trình có thể tự xây dựng hệ thống trình đơn, tạo nên một giao diện người dùng có tính hiệu quả cao cho ứng dụng mở rộng của mình. Excel có hai hệ thống thanh trình đơn tương ứng với kiểu sheet được chọn là Worksheet hay Chartsheet. Thanh trình đơn thứ nhất, có tên là Worksheet Menu Bar, được hiển thị khi sheet được chọn là Worksheet hoặc khi đã đóng tất cả các Workbook. Đây là thanh trình đơn mặc định của Excel. Thanh trình đơn thứ hai, có tên là Chart Menu Bar, được hiển thị khi sheet được chọn là Chart sheet hoặc người dùng đang chọn một đối tượng Chart nhúng trong Worksheet. Hình IV-20: Thanh trình đơn trong Excel. 8.4.1. Cấu trúc của hệ thống thanh trình đơn Cấu trúc của hệ thống thanh trình đơn trong Excel có thể được thể hiện thông qua sơ đồ hình cây như sau: Menu Bar: Là hàng chữ nằm ở trên cùng, ngay phía dưới thanh tiêu đề của ứng dụng Excel. Như đã đề cập, tuỳ vào từng ngữ cảnh mà thanh Menu Bar có thể là Worksheet Menu Bar hoặc Chart Menu Bar. Menu: Là một thành phần trong hệ thống trình đơn của Excel, khi người dùng kích chuột vào một Menu thì một danh sách các MenuItem sẽ hiện ra. 174
  3. CHƯƠNG IV: LẬP TRÌNH TRÊN MICROSOFT EXCEL  Menu Item: là một thành phần của Menu xuất hiện khi người dùng kích chuột vào menu. Mỗi Menu Item sẽ thực hiện một tác vụ trong chương trình khi người dùng kích chuột lên Menu Item đó. Ngoài ra, trong hệ thống menu của Excel còn có khái niệm Separator Bar, là một đường gạch ngang phân cách giữa các Menu Item dùng để nhóm các Menu Item có liên quan với một mục tiêu nào đó. Các Menu có thể lồng vào nhau theo nhiều cấp khác nhau. Một Menu cũng có thể là MenuItem nằm trong một Menu khác. Chẳng hạn như Menu View của Excel có MenuItem tên là Toolbars, và đến lượt mình, Toolbars cũng chính là một Menu, có chứa các MenuItem khác như: Standard, Formatting,… Hình sau sẽ minh hoạ rõ hơn về cấu trúc của hệ thống trình đơn trong Excel. Hình IV-21: Hệ thống thanh trình đơn 8.4.2. Tạo trình đơn tuỳ biến Người lập trình có thể dễ dàng thêm và hiệu chỉnh hệ thống trình đơn trong Excel thông qua các đoạn mã lệnh bằng VBA theo các bước sau: 1. Phác thảo trình đơn cần tạo và các chức năng tương ứng. 2. Viết mã lệnh cho từng MenuItem. Mỗi đoạn mã lệnh này được chứa trong một chương trình con dạng Sub. 3. Tham chiếu đến Menu Bar, nơi cần tạo trình đơn tuỳ biến. 4. Tạo Menu và MenuItem. 5. Gán các đoạn mã lệnh tương ứng đã tạo ở bước 2 cho từng Menu Item. Để tham chiếu đến Menu Bar, có thể sử dụng đoạn mã sau: Dim mnuBar as CommandBar Set mnuBar = Application.CommandBars("Worksheet Menu Bar") Để tạo Menu và MenuItem, sử dụng phương thức Add có trong tập đối tượng Controls. Thực chất, phương thức này sẽ thêm một điều khiển vào trong tập đối tượng Controls của đối tượng 175
  4. gốc, nơi sẽ chứa Menu và MenuItem. Cú pháp của phương thức Add như sau (tất cả các tham số đều là tham số tuỳ chọn): object.Add(Type, Id, Parameter, Before, Temporary) Tham số Mô tả Object Đối tượng cha, nơi chứa các đối tượng sẽ được thêm vào bằng phương thức Add. Type Xác định kiểu đối tượng sẽ được thêm vào trong tập đối tượng Controls của đối tượng Object. Tham số Type có thể bằng một trong các giá trị sau: - Nếu muốn tạo Menu: gán Type= msoControlPopup - Nếu muốn tạo Menu Item: gán Type= msoControlButton Id Số nguyên xác định điểu khiển được xây dựng sẵn. Trong trường hợp này, khi cần tạo một đối tượng mới, có thể gán tham số này bằng 1 hoặc bỏ trống. Parameter Với Menu tuỳ biến, tham số này có thể được dùng để gửi thông tin đến các thủ tục trong Visual Basic. Thông thường, tham số này được bỏ trống. Before Một số xác định vị trí xuất hiện của đối tượng mới được thêm vào. Nếu tham số này được bỏ trống, đối tượng mới sẽ được thêm vào vị trí cuối cùng. Temporary Nếu bằng TRUE, đối tượng chỉ xuất hiện tạm thời. Nghĩa là đối tượng sẽ được xoá đi khi thoát khỏi chương trình. Giá trị mặc định của tham số này là False. Kiểu giá trị trả về của phương thức Add là đối tượng kiểu CommandBarControl, hoặc có thể là một trong các kiểu dữ liệu sau, tuỳ thuộc vào giá trị của tham số Type: Nếu Type= msoControlPopup: kiểu giá trị trả về là CommandBarPopup. Nếu Type= msoControlButton: kiểu giá trị trả về là CommandBarButton. Phương thức Add chỉ tạo các đối tượng trống trên hệ thống thanh trình đơn. Vì vậy, người lập trình cần phải gán thêm các thuộc tính khác cho những đối tượng mới này. Dưới đây là danh sách các thuộc tính của đối tượng kiểu CommandBarControl: Thuộc tích Mô tả BeginGroup Nếu gán bằng TRUE, phía trước điều khiển sẽ xuất hiện Separator Bar để ngăn cách các nhóm trình đơn. BuiltIn Đây là thuộc tích chỉ đọc. Trả về giá trị TRUE nếu điều khiển này là điều khiển đã được xây dựng sẵn trong Excel. Caption Chuỗi văn bản sẽ được hiển thị trên trình đơn. Enabled Nếu bằng TRUE, người dùng có thể kích chuột lên đối tượng. Nếu bằng FALSE, người dùng sẽ không thể kích chuột, và điều khiển sẽ có màu xám. FaceID Số nguyên thể hiện cho hình ảnh sẽ được hiển thị bên cạnh đoạn văn bản được hiển thị trên thanh trình đơn. Id Đây là thuộc tính chỉ đọc. Là mã số xác định các trình đơn đã được định nghĩa trước trong Excel. OnAction (Chỉ áp dụng với CommandBarButton) Tên của thủ tục VBA sẽ được thực thi khi người dùng kích chuột vào MenuItem. ShortcutText (Chỉ áp dụng với CommandBarButton) Đoạn văn bản hiển thị phần phím tắt cho MenuItem đó. 176
  5. CHƯƠNG IV: LẬP TRÌNH TRÊN MICROSOFT EXCEL  State (Chỉ áp dụng với CommandBarButton) Xác định trạng thái của MenuItem: có được nhấn hay không. ToolTipText Đoạn văn bản sẽ hiển thị khi người dùng trỏ chuột ngay phía trên điều khiển. Type Đây là thuộc tính chỉ đọc. Số nguyên xác định kiểu của điều khiển Thông thường, sau khi tạo mới Menu và MenuItem cần gán các thuộc tính sau: Caption OnAction FaceID Dưới đây là một ví dụ minh hoạ các bước tạo mới một Menu trong thanh trình đơn “Worksheet Menu Bar” Ví dụ: Tạo Menu mới  1. Phác thảo cấu trúc của Menu như sau: 2. Viết mã lệnh cho từng MenuItem ‘MÃ LỆNH CHO MENUITEM2: TINH TONG Sub Macro1() MsgBox "Ban da chon MenuItem: Tinh Tong" End Sub ‘MÃ LỆNH CHO MENUITEM3: TINH TICH Sub Macro2() MsgBox "Ban da chon MenuItem: Tinh Tich" End Sub ‘MÃ LỆNH CHO MENUITEM6: LUA CHON 1 Sub Macro3() MsgBox "Ban da chon MenuItem: Lua chon 1" End Sub ‘MÃ LỆNH CHO MENUITEM7: LUA CHON 2 Sub Macro4() MsgBox "Ban da chon MenuItem: Lua chon 2" End Sub 177
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2